1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

24 315 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 398,65 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2: ………

………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ (PCP) đã trở thành một nhân tố quan trọng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhất

là lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội Trong thời gian qua, các tổ chức PCP đã phát triển rất mạnh mẽ, trở thành một hiện tượng có tính toàn cầu đến mức người ta đã nói tới một “cộng đồng PCP” mà quan hệ đối ngoại của các quốc gia cần phải tính đến Trong quá trình phát triển xã hội bên cạnh nỗ lực của các chính phủ

và tổ chức quốc tế, các tổ chức PCP cũng đã góp một phần công sức đáng kể nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo và những người bị thiệt thòi trong xã hội Vai trò của các tổ chức PCP ngày càng được khẳng định, sự tham gia của họ trên các diễn đàn về kinh

tế, xã hội và phát triển ngày một tăng Tiếng nói của các tổ chức PCP đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và đặc biệt các tổ chức ngân hàng, tài chính thế giới như Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) quan tâm Chính phủ nhiều nước ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức PCP, tăng cường thông qua các tổ chức PCP triển khai các dự án

Các tổ chức PCP tại Việt Nam hiện nay diễn ra ở nhiều ngành

và nhiều lĩnh vực Các tổ chức PCP tuy có nhiều đóng góp tích cực giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, song cũng là đối tượng đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại bởi hoạt động của họ có liên quan nhiều đến chính trị, đối ngoại, an ninh, xã hội của quốc gia Do

Trang 4

đó, việc quản lý nhà nước (QLNN) đối với tổ chức PCP tại Việt Nam

là rất cần thiết

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những trung tâm lớn của cả nước về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là địa bàn trong điểm về an ninh quốc phòng Hầu hết các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức PCP phần lớn đều có trụ sở cơ quan làm việc, có văn phòng liên lạc, văn phòng dự án và triển khai các mặt hoạt động tại đây Có thể nói, TP.HCM là đầu mối giao lưu rộng lớn đối với các nước, đồng thời là nơi tiếp nhận và triển khai các dự án, các nguồn viện trợ từ các tổ chức PCP

Đặc biệt, tại TP.HCM hiện nay có hơn 150 tổ chức PCP được cấp giấy phép hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, các tổ chức có dự án và hoạt động hiệu quả chỉ chiếm khoảng 60% Thực tế cho thấy, tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM thường có các hình thức như: Cấp học bổng du học, tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, hợp tác giảng dạy và tài trợ về vật chất, phương tiện kỹ thuật học tập Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:

“Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là cần thết, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua có một số công trình nghiên cứu công tác QLNN đối với tổ chức phi chính phủ và nghiên cứu về vấn đề QLNN trên lĩnh vực giáo dục, điển hình như:

- Đề tài khoa học cấp B ộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước

Trang 5

ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Ngọc

Phương, năm 2008

- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Thực trạng viện trợ của Hoa Kỳ với Việt Nam – Những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN” của tác giả

Ngô Nhất Phong, năm 2005

- Luận văn thạc sĩ “Những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của cộng đồng người Hoa ở TP.HCM

- thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thành Phương, năm

2009

- Luận văn thạc sĩ “Công tác đảm bảo an ninh trật tự trên lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp” của

tác giả Nguyễn Văn Chung, năm 2011

- Luận văn thạc sĩ “Hợp tác Việt Nam – Hòa Kỳ trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh - những vấn đề đặt ra đối với công tác QLNN” của tác giả Phạm Ngọc Khương, năm 2008

Các công trình bước đầu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tổ chức PCP tại Việt Nam cũng như làm sáng tỏ một

số vấn đề về công tác QLNN trong lĩnh vực giáo dục Song những nghiên cứu đó chủ yếu phản ánh thực trạng quản lý của đơn vị cụ thể, chưa phải là nghiên cứu ở tầm vĩ mô, chưa mang tính khái quát

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, nhiệm vụ đề tài thực hiện là:

- Hệ thống hóa và tiếp tục làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận cơ bản của QLNN đối với các tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục

- Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM

- Đề xuất và lập luận thuyết phục về các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có rất nhiều tổ chức PCP gồm các tổ chức PCP nước ngoài hoặc các hội, quỹ từ thiện đọc thành lập tại Việt Nam Ngoài ra, còn có các quỹ tín thác, các Trung tâm liên kết và các tổ chức quốc tế mang nhiều quốc tịch khác nhau hoạt động tài trợ trong lĩnh vực giáo dục Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN)

có dự án tài trợ trong lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung vào nội dung QLNN đối với các tổ chức PCP được cấp phép hoặc có dự án đã được phê duyệt thực hiện trên địa bàn TP.HCM từ đầu năm 2011 đến hết năm 2016

Ngoài ra, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tổ chức PCP hoạt động trong những lĩnh vực được pháp luật nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cho phép, cụ thể là lĩnh vực giáo dục chứ không nghiên cứu các tổ chức PCP hoạt động trên các lĩnh vực khác như y

tế, môi trường, tôn giáo, nhân quyền, môi giới con nuôi…

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 7

5.1 Phương pháp luận

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề liên quan một cách khách quan, toàn diện

Quan điểm tiếp cận nghiên cứu đề tài là những luận điểm về QLNN ở Việt Nam đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM

Luận văn tiếp cận từ góc độ khoa học pháp lý, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Đồng thời, luận văn có chú ý kết hợp tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp phân tích khi nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm nhằm làm rõ việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến đến vấn đề QLNN đối với các tổ chức PCP tại Việt Nam

- Phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh được sử dụng nhằm rút ra những luận điểm về mặt lý luận, đồng thời nhằm tìm ra ưu điểm và hạn chế trong quy định pháp luật, để từ đó nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục cho phù hợp với

điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Lý luận đóng vai trò phân tích những vấn đề pháp lý trong

QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục Nghiên cứu thực trạng của việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, tìm ra một

số tồn tại trong quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ liên quan đối với tổ chức PCP Ngoài ra, luận văn cũng đánh giá thực tiển trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật đối với tổ chức PCP

Trang 8

trong lĩnh vực giáo dục, để làm cơ sở cho đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về QLNN đối với tổ chức PCP Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu vận dụng vào thực tế QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục một cách tốt hơn

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý nhà

nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với tổ chức phi

chính phủ trong lĩnh vực giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam

Từ khái niệm trên ta có thể hiểu tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục là các tổ chức phi chính phủ, các quỹ xã hội, quỹ

tư nhân hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài tiến hành các hoạt động nhân đạo, hỗ trợ phát triển trên lĩnh vực giáo dục không vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác tại TP.HCM

Về thuật ngữ “Quản lý nhà nước”, theo giáo trình quản lý hành chính nhà nước của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Quản lý nhà nước: “QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt trong đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm thực hiện mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng

Trang 10

đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự thúc đẩy xã hội phát triển theo một hướng thống nhất của Nhà nước”

QLNN là sự tác động có chủ đích của nhà nước vào các quan

hệ xã hội nhằm làm cho các quan hệ đó diễn ra theo chiều hướng tốt nhất cho sự phát triển đất nước và mỗi con người Nói cách khác QLNN là việc thực thi các loại quyền lực nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm làm cho quốc gia phát triển ổn định và bền vững Ngoài ra, QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục là một bộ phận trong tổng thể hoạt động quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội của nước ta Cụ thể hơn, đó là một bộ phận của QLNN trên lĩnh vực đối ngoại

QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức PCP tại Việt Nam bằng quyền lực nhà nước Nói cách khác QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục là quá trình Nhà nước sử dụng các phương thức quản lý để tác động, điều chỉnh các hoạt động đối với các tổ chức PCP diễn ra theo quy định

Tóm lại, có thể thấy QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục là tất cả các hoạt động quản lý của nhà nước liên quan đến các tổ chức trên lĩnh vực này tại Việt Nam từ việc quản lý tổ chức và

cả con người làm việc tại các tổ chức này để các tổ chức này hoạt động theo đúng mục tiêu tôn chỉ và pháp luật Việt Nam góp phần phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục là một bộ phận trong tổng thể hoạt động QLNN về đối ngoại nhân dân, vì vậy

Trang 11

nó cũng mang những đặc điểm chung của hoạt động QLNN về đối ngoại và đối ngoại nhân dân

1.1.3 Vai trò quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vai trò đó thể hiện ở các điểm sau:

- Quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các tổ chức phi chính phủ

trong lĩnh vực giáo dục hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

- Quản lý nhà nước để thu hút sự hỗ trợ, hợp tác của tổ chức phi chính phủ, phù hợp với xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay

- Quản lý nhà nước để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

Tóm lại, PCP trong lĩnh vực giáo dục đang có những bước tiến nhanh, do đó càng cần có sự quan tâm chú ý và quản lý của nhà nước QLNN sẽ tạo điều kiện thuận lợi hướng dẫn các tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục đi đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của họ trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ phát triển giáo dục của nước ta Vì vậy, việc QLNN là điều tất yếu và ngày càng trở nên cần thiết đối với các tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam hiện nay Thông qua việc quản lý giúp chúng ta khuyến khích phát huy những ưu điểm và kịp thời ngăn chặn nhắc nhở những sai phạm của các tổ chức PCP

mà cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục

1.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

Trang 12

1.2.1 Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về quản

lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

Để thực hiện tốt việc QLNN của mình, nhà nước cần phải sử dụng rất nhiều công cụ quản lý như chính sách, pháp luật, bộ máy, tài sản công…Có thể thấy các nội dung đầu tiên của việc QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục chính là xây dựng và ban hành các chính sách và các văn bản pháp luật về QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Tuy nhiên thực tế cho thấy, nội dung điều chỉnh của các văn

bản này thực sự vẫn chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển Việc áp dụng phương thức QLNN theo pháp luật, bằng pháp luật đối với các

tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn nhiều bất cập Để có thể tiếp tục QLNN đối với tổ chức PCP mà đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đồng thời tranh thủ nguồn viện trợ một cách hiệu quả phục

vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện đất nước còn khó khăn, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp qui từ đó tạo môi truờng pháp lý thuận lợi cho việc QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

1.2.2 Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục

Việc tổ chức thực hiện QLNN đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta trên phương diện lý luận phải tập trung vào một số hoạt động chính sau:

- Một là, QLNN về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức

PCP trong lĩnh vực giáo dục

- Hai là, QLNN về các chương trình, dự án viện trợ của các tổ

chức PCP trong lĩnh vực giáo dục và việc sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCP trong lĩnh vực này

Ngày đăng: 27/11/2017, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w