1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)

26 427 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 348,68 KB

Nội dung

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN HIỂN

GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khao học: PGS TS Đinh Ngọc Vượng

Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG

Phản biện 2: TS THÁI THỊ TUYẾT DUNG

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội …… giờ …… ngày 10 tháng 10 năm 2017

Có thế tìm luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền giám sát, phản biện của người dân được thể hiện ở Hiến pháp năm 2013: người dân có quyền giám sát các cơ quan công quyền, giám sát cán bộ, công chức, viên chức, các đại biểu dân cử; giám sát việc giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thông qua Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội Trong đó MTTQ được xem như là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, đồng thời cũng là nơi tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp quy định, nhất là quyền giám sát, phản biện

Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu

luận văn thạc sĩ của mình với hy vọng sẽ góp một phần công sức nhằm hoàn thiện VBQPPL điều chỉnh về vai trò của MTTQVN trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình nghiên cứu về MTTQVN bắt đầu được chú trọng kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991)

Nhìn chung các công trình, đề tài, bài viết đề cập đến vấn đề giám sát xã hội, giám sát của nhân dân, hoạt động giám sát của MTTQVN, các đoàn thể nhân dân đối với Đảng và Bộ máy Nhà nước Nhưng chưa có công trình nào đề cập chuyên sâu, có hệ thống

về giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát đó Tiếp thu những kết quả nghiên

Trang 4

cứu trên, luận văn này cũng phát triển trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước ở một số vấn đề, chẳng hạn phát triển trên cơ sở kế thừa những công trình trước tập trung nghiên cứu giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực

tiễn giám sát của MTTQVN TP Hồ Chí Minh đối với các cơ quan hành chính Nhà nước; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của MTTQVN TP Hồ Chí Minh đối với các cơ

quan hành chính Nhà nước

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu : Để thực hiện mục tiêu trên, luận

văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu làm rõ

khái niệm, nội dung, vai trò giám sát của MTTQđối với các cơ quan

hành chính Nhà nước Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt

động giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minhđối với các cơ quan hành chính Nhà nước; làm rõ những hạn chế, nguyên nhân và

những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết Ba là, đề xuất quan điểm và

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của MTTQ đối với

các cơ quan hành chính Nhà nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận

văn là các cơ quan hành chính nhà nước, là một phận cấu thành bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc giám sát của

MTTQVN đối với các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm vào các

Trang 5

thực hiện việc chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực đời sống xã hội đối với phạm vi toàn địa bàn cấp tỉnh là Thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu qua việc giám sát của Ban TTND và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giám sát của MTTQVN Thành phố Hồ Chí Minh tác giả luận chứng quan điểm, giải pháp để phát huy việc giám sát của MTTQVN Thành phố

Hồ Chí Minh trong những năm tới

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn đã sử dụng phương pháp luận

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân cũng như tư tưởng của Người về sức mạnh của nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc; bên cạnh đó tác giả cũng bám sát vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm bảo đảm tính khoa học của đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài luận văn

tác giả đã dùng các phương pháp tổng hợp, phân tích, xã hội hội cụ thể và phương pháp luật học so sánh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận thức về vai trò và phương thức hoạt động của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là hoạt động giám sát đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, giám sát cộng đồng dân cư và giám sát đầu tư công của cộng đồng

Đồng thời luận văn có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, công tác giảng dạy, làm tài liệu cho cán bộ dân vận, cán bộ Mặt trận và các đoàn thể trong việc thực hiện hoạt động

Trang 6

giám sát xã hội; tổng kết thực tiễn liên quan đến giám sát của nhân dân các mặt của đời sống xã hội và Nhà nước

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Chương 1 Những vấn đề lý luận về giám sát của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam đối với cơ quan hành chính Nhà nước

Chương 2 Thực trạng về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Một số giải pháp để phát huy vai trò giám sát của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước

Trang 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mục đích giám sát của MTTQVN Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân nhằm góp phần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Hoạt động giám sát được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân, thành viên của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về giám sát của MTTQVN

như sau: “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật”

1.2 Đối tượng, nội dung, phạm vi và hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1.2.1 Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đối tượng giám sát của MTTQVN được nghiên cứu trong

đề tài này là Cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để

Trang 8

thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước được xác định là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay không mang quyền lực nhà nước

1.2.2 Về nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đối với nội dung và phạm vi giám sát các cơ quan hành chính nhà nước là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân đối với các hoạt động chấp hành - điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật để thi hành luật) nhằm thực hiện các

chức năng quản lý hành chính nhà nước

1.2.3 Phạm vi giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc

bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình

1.2.4 Hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát với bốn hình thức: nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tổ chức đoàn giám sát; thông qua hoạt động của Ban TTND được thành lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ; tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Trang 9

1.2.4.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát bằng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân

Các loại văn bản được giám sát gồm: VBQPPL; Quyết định hành chính; Bản án, quyết định, kết luận, cáo trạng trong hoạt động

tố tụng; Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kinh tế -

xã hội, dự án, đề án của cơ quan nhà nước… liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân

1.2.4.2 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát

Việc tổ chức giám sát bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát được thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu, xây dựng kế hoạch giám sát; Bước 2: Ban hành và thông báo quyết định thành lập đoàn giám sát; Bước 3: Đoàn giám sát làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát; Bước 4: Báo cáo kết quả giám sát và kiến nghị sau giám sát; Bước 5: Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát

1.2.4.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát thông qua hoạt động của Ban TTND được thành lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ

Trình tự, thủ tục giám sát thông qua hoạt động của Ban TTND được thành lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ được thực hiện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hướng dẫn tổ chức, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hàng năm trên địa bàn và thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án

1.2.4.4 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Trang 10

Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được cử tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết liên tịch số 403

1.3 Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát

Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch giám sát; quyết định thành lập đoàn giám sát và tổ chức hoạt động giám sát theo kế hoạch hoặc khi cần thiết Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát Xem xét khách quan, khoa học những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát Tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị sau giám sát khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân; đề nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật Ban hành hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan ban hành văn bản về kết quả giám sát; chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; đề nghị cơ quan, tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định của pháp luật.Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người có thành tích trong hoạt động giám sát”

Trang 11

Tiểu kết chương 1

Trong hoạt động giám sát của MTTQVN phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan đúng các quy định của pháp luật, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân được giám sát Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp và thống nhất hành động của các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước

có liên quan Việc tổ chức thực hiện cần được triển khai đồng bộ, thống nhất phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và điều kiện thực tế ở địa phương; tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền; định kỳ có sơ kết, tổng kết Như vậy, hoạt động giám sát của MTTQVN đối với hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước thông qua bốn hình thức: nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân;

tổ chức đoàn giám sát; thông qua hoạt động của Ban TTND được thành lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ; tham gia giám sát với cơ quan,

tổ chức có thẩm quyền Pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức là phải tạo điều kiện để MTTQVN thực hiện nhiệm vụ giám sát và phải xem xét trả lời những kiến nghị của Mặt trận

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN

TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát cơ quan hành chính Nhà nước

2.1.1 MTTQVN TP Hồ Chí Minh trong hoạt động giám sát

cơ quan hành chính Nhà nước

Giám sát hoạt động cơ quan nhà nước về giám sát công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại – tố cáo: tham gia phối hợp hòa giải 1.325 vụ, hòa giải thành 625 vụ (chiếm tỷ lệ 47,1%), thông qua hòa giải các bên đã hoàn trả cho nhau: 712.230.000 đồng và 925 m2 đất

Giám sát hoạt động cơ quan nhà nước về thí điểm không tổ chức HĐND quận – huyện, phường: trong thời gian qua đã phối hợp tiếp 704 lượt công dân thường xuyên, lãnh đạo tiếp 20 lượt có 92 công dân Hàng quý Chủ tịch UBND – Chủ tịch UB.MTTQ quận – huyện họp định kỳ để thực hiện quy chế phối hợp nghe MTTQ trình bày những búc xúc kiến nghị của nhân dân để kịp thời giải quyết Giám sát hoạt động cơ quan nhà nước về giám sát hoạt động

tư pháp: Ban thường trực Ủy ban MTTQ các quận 6, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Cần Giờ…đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp giám sát và kiểm sát các hoạt động tư pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giới thiệu đại diện tham gia Hội thẩm Tòa án nhân dân và thực hiện lấy ý kiến

Trang 13

thuận lợi trong việc giám sát thực hiện hoạt động tư pháp

2.1.2 MTTQVN TP Hồ Chí Minh thực hiện giám sát cơ quan hành chính Nhà nước thông qua hoạt động của Ban TTND

Tình hình chung tổng số Ban TTND: 322 Ban; tổng số thành viên có 2.375 vị, trong đó hoạt động khá: có 265 Ban TTND; hoạt động trung bình: có 45 Ban TTND; hoạt động yếu: có 12 Ban TTND Kinh phí hoạt động được cấp 500.000 đ/tháng/Ban TTND (áp dụng đến hết ngày 31/12/2013 theo văn bản số 2422/UBND-TM ngày 24/5/2012 của UBND Thành phố); từ ngày 01/01/2014 được cấp 800.000 đ/tháng/Ban TTND (áp dụng theo văn bản số 6707/UBND-

TM ngày 13/12/2013 của UBND thành phố)

Về giám sát đối với lĩnh vực trật tự xây dựng; Về giám sát tổ chức xác minh vụ việc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân; Về giám sát thực hiện Quy chế “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; Về giám sát công tác tham gia phối hợp hòa giải 1.325 vụ, hòa giải thành 625 vụ (chiếm tỷ lệ 47,1%), thông qua hòa giải các bên đã hoàn trả cho nhau: 712.230.000 và 925 m2 đất

2.1.3 MTTQVN TP Hồ Chí Minh thực hiện giám sát cơ quan hành chính Nhà nước qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

Kết quả thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức giám sát: 872/1.464 các công trình trên toàn địa bàn thành phố, trong đó bao gồm các dự án mở rộng và nâng cấp hẻm; các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm; các công trình phúc lợi, công trình công cộng, xây dựng trụ sở chính quyền, trường học…do cấp thành phố, quận – huyện, xã – phường – thị trấn làm chủ đầu tư Qua giám sát

đã kịp thời phản ánh, kiến nghị 122 ý kiến bằng văn bản đến các đơn

Ngày đăng: 27/11/2017, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w