Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM HẢI SƠN
CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, năm 2017
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM HẢI SƠN
CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 01 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH 06 1.1 Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 06
1.1.1 Khái quát về hoạt động quảng cáo trên truyền hình 06 1.1.2 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 11 1.1.3 Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 15
1.2 Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 16
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 16 1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 19 1.2.3 Pháp luật một số quốc gia và vùng lãnh thổ về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 29 2.1 Thực trạng quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay 29
2.1.1 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam 29 2.1.2 Các hình thức xử lý hành vi cạnh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam 37
Trang 42.1.3 Trình tự, thủ tục xử lý hành vi cạnh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam 43
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 48
2.2.1 Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam thời gian qua 48 2.2.2 Thực trạng xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 53
Chương 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 58 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay 58
3.1.1 Xu thế phát triển của hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 58 3.1.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 59
3.2 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động qunagr cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay 64
3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 64 3.2.2 Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 70
KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cạnh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trong quá trình khẳng định vị trí của mình trên thương trường, các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp, cách thức và hành vi khác nhau để cạnh tranh nhằm giành được các lợi thế trong kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để giành, giữ thị phần, góp phần huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho đầu tư Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, cạnh tranh cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu, nghèo; cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật… Do vậy, hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật, các định chế xã hội khác và tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, công bằng và bền vững
Để thúc đẩy cạnh tranh, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều phương thức để truyền tải thông tin sản phẩm của mình đến khách hàng, trong đó, quảng cáo được xem là hình thức phổ biến hiện nay Vì vậy, hoạt động quảng cáo không chỉ đơn thuần là một hành vi thương mại, mà nó cũng là một biện pháp, một phương thức cạnh tranh không thể thiếu trong kinh doanh Những năm gần đây, quảng cáo thu hút sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp và nằm trong khâu chiến lược xúc tiến hỗn hợp của marketing, nó hỗ trợ cho hoạt động bán hàng đạt hiệu quả tốt hơn theo đúng mục tiêu, đặc biệt là các quảng cáo trên truyền hình Với ưu thế hơn hẳn các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo truyền hình không chỉ thực hiện tốt việc thông tin đến người tiêu dùng các thông điệp quảng cáo mà nó còn đáp ứng cả nhu cầu giải trí, tinh thần đối với người xem, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Tuy
Trang 72
nhiên, việc ảnh hưởng sâu rộng của quảng cáo trên truyền hình cũng là mảnh đất để phát sinh các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, lựa chọn và quyết định mua sắm của người tiếp nhận thông tin Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình đã nảy sinh nhiều vấn
đề phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, tác động xấu đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam, như: Nội dung quảng cáo không trung thực, sai lệch nhiều mặt, dùng những hình ảnh, cử chỉ, lời nói gây phản cảm, vi phạm đạo đức truyền thống… Việc quảng cáo gian dối, sai sự thật, cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra khá phổ biến và gây ra nhiều hậu quả khôn lường Bởi vậy, nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo có ý nghĩa quan trọng để vận dụng trong công cuộc phát triển nền kinh tế, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh ở nước
ta Đó là cơ sở để tác giả lựa chọn đề tài “Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay”
để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ Luật học
2 Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đã có một
số công trình nghiên cứu bước đầu về pháp luật cạnh tranh, chống cạnh tranh không
lành mạnh, như: “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện
nay” sách do PGS.TS Nguyễn Như Phát và PGS.TS Trần Đình Hảo làm chủ biên,
Nxb Công an nhân dân năm 2001; “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam” sách tham khảo của TS Đặng Vũ Huân, Nxb
Chính trị Quốc gia năm 2004; “Pháp luật và thiết chế chống cạnh tranh không lành
mạnh”, Chương 25 “Chuyên khảo Luật Kinh tế” của tác giả TS Phạm Duy Nghĩa
(2004), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (tr 865 - tr 883); “Pháp luật cạnh tranh tại
Việt Nam”, sách tham khảo của các tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn
Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006; “Đưa pháp luật chống cạnh tranh
Trang 83
không lành mạnh vào cuộc sống” của PGS.TS Nguyễn Như Phát, Tạp chí Luật học
số 6/2006 (tr 29 - tr 35); “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2008…
Các nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo cũng đã có nhiều bài viết, luận văn, luận án
đề cập như: “Pháp luật về chống quảng cáo không trung thực ở Việt Nam và một số
nước trên thế giới” của PGS TS Nguyễn Bá Diến, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số tháng 10/1997; “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
quảng cáo” Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Vân Anh, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2004; “Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh
hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo” của Nguyễn Thị Dung,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 12/2005; “Điều chỉnh hoạt động quảng cáo
trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học của
tác giả Đoàn Tử Tích Phước, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007; “Áp
dụng các quy định của Luật Cạnh tranh về quảng cáo so sánh và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn” của ThS Nguyễn Thị Trâm, Tạp chí Kiểm sát, số 9,
tháng 05/2007; “Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu
so sánh luật” của TS Phan Huy Hồng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng
01/2007; “Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh”, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, năm 2008; “Một số vần đề về hành vi
quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Trương Hồng
Quang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 08/2010; “Quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2004” của tác giả Phùng Bích
Ngọc đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2013, (tr 54 đến tr 60)… Trên cơ sở kế thừa những giá trị của các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn này sẽ tiếp tục đi sâu, phát triển nhằm hoàn thiện hơn nữa vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Trang 93.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được xác định là:
+ Nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình;
+ Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhằm làm sâu sắc những vấn đề thuộc nội hàm đề tài, phạm vi của luận văn được giới hạn trong việc nghiên cứu những quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình cũng như thực tiễn thi hành các quy định pháp luật này trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Trang 105
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành dựa trên phương pháp luận về duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin Bên cạnh đó, để đạt được mục đích
và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả luận văn còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa, so sánh, khảo sát Các phương pháp nghiên cứu dựa trên sự tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
- Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế Những nghiên cứu, đề xuất của Luận văn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh cũng như cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật cạnh trạnh trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như thực tiễn thi hành pháp luật
về về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay
7 Cơ cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về chống cạnh tranh không lành
mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình
Chương 2: Thực trạng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam
Trang 11Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full