1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

83 435 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 366,38 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (649 KB)

Nội dung

Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017

Trang 2

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NHƯ PHÁT

HÀ NỘI, năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy

và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện khoa học xã hội

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG

TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 5

1.1 Khái quát về tư vấn pháp luật và vai trò của tư vấn pháp luật 5 1.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP 29

2.1 Những quy định hiện hành về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp 29 2.2 Thực tiễn áp dụng và thi hành pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay 43

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP 64

3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp 64 3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp 65 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp 67

KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu hướng toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh

mẽ của đất nước tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho các doanh nghiệp Sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như những thách thức trong bối cảnh mới đã làm cho các doanh nghiệp chú trọng hơn đến dịch vụ tư vấn pháp luật của luật sư

Các doanh nghiệp yêu cầu tư vấn pháp luật để hoạt động, kinh doanh đúng quy định của pháp luật; phòng ngừa các rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Các doanh nghiệp trở thành nguồn khách hàng chủ yếu và mang lại nguồn thu nhập cao cho luật sư Hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp cũng trở thành một trong những dịch vụ pháp lý và hoạt động nghề nghiệp chủ yếu của luật sư Nhiều luật sư phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng chuyên môn hóa về tư vấn doanh nghiệp, cung cấp dịch

vụ tư vấn doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và chuyên sâu

Do đó, việc nghiên cứu về hợp đồng tư vấn pháp luật cũng như xem xét, khảo cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng hợp đồng tư vấn pháp luật là một điều hết sức cần thiết, không chỉ để giúp các doanh nghiệp có cơ hội hiểu hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ này mà còn giúp cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và

tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật

Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta đã có một số công trình khoa học

Trang 6

- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2006 của tác giả Vũ Quỳnh Anh về

“Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư – Một số vấn đề lý luận

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích tổng quát là làm sáng tỏ những vấn đề về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành những mục tiêu trên, đề tài luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật, vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay;

- Phân tích làm rõ khái niệm, bản chất và các đặc điểm pháp lý của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp;

- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những văn bản pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và thực tiễn của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn nghiên cứu những đối tượng cụ thể sau: lý luận chung về hợp đồng, hợp đồng dân sự, hợp đồng dịch vụ thương mại; các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, Luật Luật sư

và các văn bản thi hành; thực tiễn việc giao kết và thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp có tính thương mại, được thực hiện bởi luật sư Luận văn không nghiên cứu hoạt động tư vấn pháp luật hay hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận

- Phạm vi nghiên cứu thực tiễn thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được giới hạn trong các vấn đề về thù lao và cách tính phí của luật sư, chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian được giới hạn trong vòng 10 năm trở lại đây trên lãnh thổ Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Trang 8

4

Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp; lý thuyết về quan hệ pháp luật, lý thuyết về hợp đồng dân

sự, lý thuyết về hợp đồng dịch vụ thương mại, lý thuyết về tự do hợp đồng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những nội dung chủ yếu trong chương 1, phương pháp quan sát và khảo cứu thực tiễn áp dụng cho chương 2

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo ngành luật học về hợp đồng nói chung và hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn còn có thể được sử dụng để tham khảo đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan khi nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tư vấn pháp luật

cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng tư vấn pháp luật

cho doanh nghiệp

Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư

vấn pháp luật cho doanh nghiệp

Trang 9

5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Khái quát về tư vấn pháp luật và vai trò của tư vấn pháp luật

1.1.1 Khái niệm tư vấn pháp luật

1.1.1.1 Hoạt động tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật là một khái niệm tương đối mới mẻ ở nước ta Hiện nay có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật Theo từ điển luật học, tư vấn pháp luật được hiểu là: Người có chuyên môn về pháp luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc; Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên hoặc

là làm dịch vụ

Đứng trên bình diện tâm lý học, tư vấn pháp luật không chỉ là quá trình cung cấp và hướng dẫn pháp luật, mà còn phải được coi là quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực giữa người tư vấn với khách hàng Một trong yếu tố dẫn đến hiệu quả trong tư vấn pháp luật là, phải tạo ra được ấn tượng cho khách hàng về mối quan hệ tin cậy đến mức tâm giao giữa khách hàng và người tư vấn

Khái niệm tư vấn pháp luật phải chứa đựng những nội hàm sau đây:

- Tư vấn pháp luật là sự giúp đỡ về mặt tâm lý, nhận thức, thông tin; người tư vấn không có quyền quyết định và giải quyết vấn đề thay cho khách hàng mà chỉ đưa ra lời khuyên về mặt pháp lý, giúp cho khách hàng tự giải quyết được vấn đề của họ;

- Tư vấn pháp luật là quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực giữa người tư vấn với khách hàng;

Trang 10

6

- Kết quả của tư vấn pháp luật là tìm ra được giải pháp hợp lý và đúng pháp luật để giải quyết vấn đề của khách hàng;

- Người tư vấn phải là người có trình độ pháp luật và kỹ năng tư vấn

Tư vấn pháp luật là quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người tư vấn

thông qua mối quan hệ tương tác tích cực với khách hàng, giúp họ tìm được giải pháp tốt nhất để thực hiện hoặc bảo vệ quyền lợi của mình phù hợp với

pháp luật [1]

Như vậy, tư vấn pháp luật được xem là một hoạt động mang tính chuyên nghiệp, giải thích và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tư vấn pháp luật là một trong những dịch vụ pháp lý đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường

* Những đối tượng được tư vấn pháp luật

Những đối tượng được tư vấn pháp luật thường rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm:

- Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật Điểm khác biệt cơ bản giữa khách hàng của luật sư với các đối tượng được tư vấn khác là thông thường khách hàng phải trả phí dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp được luật sư tư vấn miễn phí

- Đối tượng thụ hưởng tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị -xã hội,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là được tư vấn pháp luật miễn phí (chiếm gần 70% khối lượng công việc tư vấn pháp luật của các tổ chức này), trong đó có: Thành viên của các tổ chức chính trị –xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (ví dụ: công đoàn viên, người lao động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh …); Người nghèo, đối

Trang 11

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

Ngày đăng: 22/11/2017, 11:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w