1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Giải pháp hoàn thiện mô hình kinh doanh cho siêu thị CO.OPMART Đà Nẵng.

114 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

- Tạp chí Phát triển Kinh tế của Chiến lược sản phẩm trong kinh doanh siêu thị, Ths Nguyễn Ngọc Hoà 2010, tạp chí trình bày những kiến thức căn bản về mô hình kinh doanh siêu thị thông q

Trang 1



CHU THỊ PHƯƠNG THẢO

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH CHO SIÊU THỊ CO.OPMART

ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC Sĩ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2014

Trang 2



CHU THỊ PHƯƠNG THẢO

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH

KINH DOANH CHO SIÊU THỊ CO.OPMART

ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC Sĩ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 60.34.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG VĂN MỸ

Đà Nẵng – Năm 2014

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2014

Chu Thị Phương Thảo

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đặng Văn Mỹ, người đã hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các anh chị đi trước và tất cả bạn bè

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô và các bạn

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứuh 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 3

7 Kết cấu của luận văn bao gồm: 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH SIÊU THỊ 6

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6

1.1.1 Siêu thị và đặc điểm kinh doanh siêu thị 6

1.1.2 Mô hình kinh doanh siêu thị 10

1.2 CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH 13

1.2.1 Khái niệm 13

1.2.2 Các yếu tố của mô hình kinh doanh 13

1.3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH 17

1.3.1 Nhận diện mô hình kinh doanh 17

1.3.2 Phân tích mô hình kinh doanh 18

1.3.3 Phương pháp phân tích 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART- ĐÀ NẴNG 22

2.1 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART – ĐÀ NẴNG 22

2.1 Quá trình hình thành và phát triển 22

2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng 26

2.1.2 Thực trạng kinh doanh và thu hút khách hàng của siêu thị 37

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ 47

Trang 6

2.3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ 73

2.3.1.Cạnh tranh giữa Co.opMart so với các loại hình bán lẻ khác 73

2.3.1 Cạnh tranh giữa Co.opMart với các siêu thị khác 76

2.4.2 Đánh giá khả năng thu hút các đối tác thuê mướn mặt bằng 80

2.4.3 Đánh giá khả năng thu hút khách hàng trực tiếp 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH CHO SIÊU THỊ CO.OPMART ĐÀ NẴNG 85

3.1 NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ 85

3.1.1 Thị trường bán lẻ trên địa bàn Đà Nẵng 85

3.1.2 Nhu cầu mua sắm của cư dân trên thị trường 85

3.1.3 Tình hình cạnh tranh giữa các siêu thị bán lẻ 86

3.1.4 Nhu cầu của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị 86

3.1.5 Đánh giá chung thực trạng mô hình kinh doanh của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng 88

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH 90

3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH CHO SIÊU THỊ 91

3.3.1 Phát triển thị trường và vùng bán hàng của siêu thị 91

3.3.2 Phát triển hệ thống dịch vụ cung cấp cho khách hàng 93

3.3.3 Phát triển hệ thống sản phẩm kinh doanh tại siêu thị 93

3.3.4 Phát triển khách hàng và chăm sóc khách hàng 94

3.3.5 Phát triển cở sở hạ tầng kinh doanh của siêu thị 95

3.3.6 Kiện toàn hậu cần kinh doanh của siêu thị 96

3.3.7 Quản trị tối ưu chi phí kinh doanh của siêu thị 97

KẾT LUẬN 98 DANH MỤC LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 7

Số hiệu

2.2 Kết quả tình hình kinh doanh của siêu thị Co.opMart

Trang 8

2.8 Mô hình các lực lƣợng cạnh tranh đối với các loại

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng là một địa điểm thương mại và siêu thị bán

lẻ phát triển mạnh mẽ và từng bước khẳng định vị thế của mình trong thời gian dài từ khi thành lập từ năm 2010 đến nay Để đảm bảo cho việc tăng trưởng và chiếm giữ vị trí của mình trong lĩnh vực bán lẻ, siêu thị Co.opMart

Đà Nẵng đã không ngừng đổi mới, từ việc kiện toàn bộ máy, đa dạng hoá các hàng hoá trong kinh doanh, triển khai và thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng Hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opMart tuy được phát triển không ngừng trong thời gian qua, nhưng gần đây đã và đang xuất hiện những thách thức lớn đối với quá trình kinh doanh và phát triển Một mặt, sự xuất hiện của các siêu thị trên địa bàn Thành phố như Metro, Big C, Intimex… Mặt khác, giới tư thương và các trung tâm thương mại trên địa bàn cũng rầm rộ xuất hiện và không ngừng đổi mới để thu hút khách hàng Rõ ràng rằng, sự cạnh tranh đã và đang bắt đầu khốc liệt không chỉ trên thị trường bán lẻ Đà Nẵng mà cả trên thị trường bán lẻ Quốc gia Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thu hút khách cũng như tình hình kinh doanh của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng

Nhiều năm trở lại đây, sự xuất hiện rầm rộ các hình thức phân phối bán

lẻ hiện đại của các chủ thể trong nước và ngoài nước trên thị trường bán lẻ quốc gia đã thật sự hình thành làn gió mới trong hệ thống bán lẻ và là tâm điểm của nhiều nghiên cứu về sự phát triển của loại hình phân phối hiện đại này Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoạch định chiến lược cũng như xác định mô hình kinh doanh cho các loại hình siêu thị nói chung và siêu thị bán

lẻ nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức cả về lý luận lẫn thực tiễn

Đề tài nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mô

hình kinh doanh siêu thị và đưa ra một số Giải pháp hoàn thiện mô hình

Trang 10

kinh doanh cho siêu thị Co.opMart Đà Nẵng, chọn lọc và phát triển trong

điều kiện Việt Nam, làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng và phát triển hệ thống các siêu thị bán lẻ trong tương lai làm sao không gây méo mó hoặc những thảm hại đến mạng lưới phân phối bán lẻ truyền thống

2 Mục tiêu nghiên cứuh

- Mục đích quan trọng của nghiên cứu này là tạo cơ sở cho việc triển khai các giải pháp cho phép hoàn thiện mô hình kinh doanh bán lẻ theo hình thức siêu thị của Co.opMart ở Đà Nẵng

- Nghiên cứu các trường phái lý thuyết về mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh bán lẻ hiện đại làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu thực tế và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình kinh doanh bán lẻ theo hình thức siêu thị trong tương quan với các loại hình bán lẻ khác

- Phân tích, đánh giá và tổng hợp thực trạng kinh doanh và nhận diện đặc trưng của mô hình kinh doanh của siêu thị bán lẻ Co.opMart Quá trình phân tích đánh giá cho phép nhìn nhận những ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh hiện tại theo 2 quan điểm: đánh giá của nhà quản lý siêu thị và đánh giá của khách hàng

- Đề xuất các định hướng về hoàn thiện mô hình kinh doanh siêu thị bán

lẻ Co.opMart, cũng như một số giải pháp phát triển kinh doanh siêu thị bán lẻ , tạo cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có những quyết định chiến lược trong kinh doanh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về siêu thị và mô hình kinh doanh của siêu thị Co.opMart nói chung và siêu thị Co.opMart Đà Nẵng nói riêng; Nghiên cứu những cơ sở lý luận về mô hình kinh doanh siêu thị thông qua các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia phát triển; Xác định các thành phần, các yếu tố của mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ về phương diện lý thuyết

Trang 11

cũng như trong thực tế

- Phạm vi nghiên cứu: thu thập và phân tích dữ liệu kinh doanh tại siêu thị trong thời gian từ 2011 đến nay, điều tra khách hàng mua sắm tại siêu thị

về hoạt động kinh doanh siêu thị Co.opMart

4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua việc thu thập tài liệu trên các Báo, Tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, phân tích các định hướng nghiên cứu và chọn lọc cơ sở dữ liệu áp dụng cho đề tài

+ Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua điều tra phỏng vấn các Giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua điều tra phỏng vấn và phân tích dữ liệu điều tra khách hàng khi tham quan và mua sắm tại siêu thị

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tổng hợp và phân tích các trường phái lý thuyết về phân phối bán lẻ, việc phân tích mô hình kinh doanh của siêu thị bán lẻ, phân tích đánh giá các yếu tố của mô hình kinh doanh của siêu thị bán lẻ, rút ra các nhận xét về ưu

và nhược điểm của mô hình kinh doanh hiện tại Đề tài được thực hiện theo kiểu nghiên cứu tình huống thực tế, với các phương pháp phân tích định tính

và định lượng nhằm đánh giá mô hình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp Thu thập và xử lý thông tin thống kê không chỉ về tình hình kinh doanh của siêu thị mà còn liên quan đến đánh giá của khách hàng, làm cơ sở cho việc đề xuất các định hướng chiến lược và giải pháp

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động bán lẻ trên thị trường nói chung và phát triển hệ thống để hoàn thiện mô hình kinh doanh nói riêng, cụ thể:

- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Hoà với đề tài “Xây

Trang 12

dựng chuỗi siêu thị Co.opMart tại Việt Nam” Trong luận văn này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản lý thuyết về mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh bán lẻ hiện đại làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu thực tế của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng

- Tạp chí Phát triển Kinh tế của Chiến lược sản phẩm trong kinh doanh siêu thị, Ths Nguyễn Ngọc Hoà (2010), tạp chí trình bày những kiến thức căn bản về mô hình kinh doanh siêu thị thông qua các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia phát triển; Xác định các thành phần, các yếu tố của mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ về phương diện lý thuyết cũng như trong thực tế để đánh giá và tổng hợp thực trạng kinh doanh và nhận diện đặc trưng của mô hình kinh doanh của siêu thị bán lẻ Co.opMart Đà Nẵng

- Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Hướng dẫn chi tiết chí nghiên cứu chuyên ngành, phân tích các định hướng nghiên cứu và chọn lọc cơ sở dữ liệu áp dụng cho đề tài

- Đặng Văn Mỹ (2011), Mô hình siêu thị bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ Nghiên cứu này đã chỉ ra các cơ sở lý thuyết và phân tích thực tiễn mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ của các tổ chức kinh doanh bán lẻ, xác định các yếu tố cần thiết cải tiến của các mô hình kinh doanh

- Đỗ Ngọc Mỹ (2011), Nghiên cứu đánh giá của khách hàng về mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ, Tạp chí Phát triển Kinh tế Nghiên cứu này đã chỉ

ra các đánh giá của khách hàng về các chỉ tiêu cấu thành nên Mô hình kinh doanh của các siêu thị bán lẻ, đóng góp vào cơ sở lý thuyết của mô hình kinh doanh siêu thị cần thiết phải hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu mua sắm của khách hàng

Như vậy, việc hoàn thiện mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ Co.opMart

Trang 13

là một trong những vấn đề cấp bách đối với trị trường bán lẻ ở Việt Nam nói chung và ở Co.opMart Đà Nẵng nói riêng tạo cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có những quyết định chiến lược trong kinh doanh

7 Kết cấu của luận văn bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Mô hình kinh doanh siêu thị

Chương 2: Phân tích thực trạng mô hình kinh doanh của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình kinh doanh cho siêu thị Co.opMart Đà Nẵng

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH SIÊU THỊ

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Siêu thị và đặc điểm kinh doanh siêu thị

a Các khái niệm khác nhau về siêu thị

Bán lẻ và kinh doanh bán lẻ hiện diện lâu đời trong quá trình lưu thông hàng hoá và là cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Lúc mới ra đời cũng như trong quá trình phát triển, hình thức bán lẻ truyền thống – tức là bán hàng tại các địa điểm bán hàng với sự hiện diện của nhân viên bán hàng trong tương tác với khách hàng nhằm thực hiện quá trình đàm phán bán hàng và cung cấp hàng hoá Sự phát triển liên tục và sự cải tiến trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã đưa đến sự hình thành các cơ sở bán lẻ theo hình thức tự phục vụ - tiền thân của siêu thị ngày nay

Khái niệm về siêu thị rất đa dạng, đó là hình thức tổ chức bán lẻ hiện đại, hình thành và phát triển trong môi trường văn minh và là loại hình bán lẻ phổ biến ở các quốc gia có ngành công nghiệp phân phối phát triển cao nhằm cung cấp một cách đa dạng các hàng hóa tiêu dùng phổ biến cho cư dân Siêu thị được xem như là một ”chợ văn minh”, ”chợ hiện đại”, hoặc là hình thức phát triển cao của chợ truyền thống

Siêu thị phát triển mạnh ở các quốc gia phát triển nói chung, đó đó, tại Pháp người ta quan niệm siêu thị là ”một tổ chức kinh doanh bán lẻ có qui mô lớn, tổ chức theo hình thức tự phục vụ, tập hợp một cách thống nhất việc kinh doanh và có sự đa dạng các ngành hàng và mặt hàng trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết yếu cho các cư dân và hộ gia đình ” Tại Mỹ, quan niệm về siêu thị cùng bản chất với Pháp, quan niệm về siêu thị nhấn mạnh đến các điểm cơ bản như: ”là hình thức kinh doanh bán lẻ có qui mô lớn, chi phí kinh doanh thấp nhằm giảm giá bán các sản phẩm trong siêu thị

Trang 15

so với các hình thức kinh doanh bán lẻ khác, cơ cấu hàng hoá bán ra rất đa dạng từ hàng thực phẩm đến phi thực phẩm, đáp ứng cơ bản mọi nhu cầu của

cư dân và hộ gia đình ”

Theo Bộ Thương mại ban hành qui chế về siêu thị ngày 24/9/2004, ” Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh chuyên môn hoá hoặc tổng hợp, có cơ cấu và chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có phương thức phục vụ văn minh, nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng”

Tuỳ thuộc vào những điều kiện của môi trường địa phương và quốc gia

mà ở đó các siêu thị hình thành và phát triển, mức độ hiện diện các hình thức bán lẻ khác và văn hoá mua sắm các hàng hoá thiết yếu thoả mãn nhu cầu mà những đặc trưng của siêu thị cũng sẽ có những thay đổi nhất định

Như vậy, quan niệm về siêu thị có những điểm đặc trưng nhất định nhằm phân biệt với các hình thức kinh doanh bán lẻ khác, cụ thể:

- Là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại trong ngành công nghiệp phân phối

- Có qui mô kinh doanh lớn hơn các hình thức bán lẻ khác, qui mô này tuỳ thuộc vào từng địa phương, vùng và quốc gia

- Có phổ hàng kinh doanh đa dạng, từ thực phẩm đến phi thực phẩm

- Khách hàng tự phục vụ trong suốt quá trình mua sắm tại siêu thị

- Đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của khách hàng, đặc biệt là khách hàng

có thu nhập trung bình và thấp

Tuỳ thuộc vào những điều kiện của môi trường địa phương và quốc gia

mà ở đó các siêu thị hình thành và phát triển, mức độ hiện diện các hình thức bán lẻ khác và văn hoá mua sắm các hàng hoá thiết yếu thoả mãn nhu cầu mà những đặc trưng của siêu thị cũng sẽ có những thay đổi nhất định Điều này

Trang 16

đặc ra những nghiên cứu thực tế cụ thể tại các địa phương và quốc gia để có những chú ý trong kết luận và thực thi thực tế

b Đặc điểm hoạt động kinh doanh siêu thị

Siêu thị hình thành và phát triển đánh dấu bước phát triển vượt bậc của

”ngành công nghiệp phân phối” trong nền kinh tế của quốc gia Nhiều ” siêu thị

” phát triển mạnh mẽ vượt ra biên giới quốc gia, hình thành ”sự xuất khẩu” các

mô hình kinh doanh hiện đại trong phạm vi toàn cầu Nghiên cứu về quá trình kinh doanh của các siêu thị, các học giả đã đưa ra nhiều đánh giá khác nhau, tập hợp những đặc điểm cơ bản trong kinh doanh siêu thị đáng chú ý như:

- Hoạt động kinh doanh của siêu thị là hình thức hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện đại, thể hiện yếu tố văn minh trong kinh doanh, trình độ tổ chức kinh doanh phát triển cao, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình kinh doanh và quản lý

- Hoạt động kinh doanh của siêu thị được thực hiện theo hình thức tự phục vụ, tức là không gian bán hàng được tổ chức một cách khoa học, đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho khách hàng tự xoay xở trong quá trình tiếp cận siêu thị và tự thực hiện quá trình mua sắm để thoả mãn nhu cầu

- Phổ hàng hoá kinh doanh của siêu thị thường đa dạng do điều kiện về kinh doanh qui mô lớn và áp lực về việc thoả mãn mọi nhu cầu mua sắm thiết yếu của khách hàng về tất cả các hàng hoá thoả mãn nhu cầu của cá nhân và gia đình

- Có sự tham gia của các yếu tố hạ tầng và kỹ thuật cao trong quá trình xây dựng và phát triển siêu thị, tạo không gian tốt cho việc trưng bày hàng hoá và thẩm mỹ trong quá trình tham quan và mua sắm của khách hàng, đáp ứng các yếu tố về an toàn, chất lượng và văn minh thương mại

Như vậy, so với các loại hình bán lẻ khác thì siêu thị là hình thức phát triển cao của Chợ - một kiểu chợ văn minh, ở đó có sự tích hợp và thay đổi về

Trang 17

phương thức kinh doanh và tổ chức quản lý – hình thức kinh doanh bán lẻ

”hội nhập ” Những đặc điểm của siêu thị cần thiết phải được chú ý triển khai trong suốt quá trình kinh doanh

c Phân loại các siêu thị

Việc phân loại các siêu thị được xác định tuỳ thuộc vào các tiêu thức khác nhau, cụ thể như: qui mô siêu thị, chức năng kinh doanh của siêu thị, trình độ tổ chức kinh doanh của siêu thị và các tiêu thức khác

+ Theo tiêu thức qui mô, người ta phân chia các siêu thị với các cấp độ diện tích khác nhau, có siêu thị qui mô nhỏ (từ 500 đến 1.000 m2), có siêu thị qui mô vừa (từ 1.000 đến 5.000 m2) và có siêu thị lớn (từ 5.000 đến 20.000

m2) Quyết định diện tích của siêu thị là quyết định chủ quan của người kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tổng hợp các yếu tố của môi trường và năng lực kinh doanh cũng như qui định của Nhà nước về cấp phép

+ Theo tiêu thức chức năng kinh doanh, người ta phân chia các siêu thị thành các dạng khác nhau, cụ thể: siêu thị bán sĩ và siêu thị bán lẻ hoặc hỗn hợp cả bán sĩ và bán lẻ Siêu thị bán sĩ không phổ biến so với siêu thị bán lẻ Siêu thị bán sĩ là hình thức phát triển cao của hoạt động bán sĩ trên cơ sở tập trung các hoạt động bán sĩ riêng lẻ và đảm bảo cung cấp hàng hoá cho các loại hình kinh doanh bán lẻ khác

+ Theo tiêu thức ngành hàng kinh doanh, người ta phân chia các siêu thị thành các dạng thức khác nhau, cụ thể: siêu thị chuyên doanh và siêu thị tổng hợp Siêu thị chuyên doanh là dạng thức siêu thị mang tính chuyên ngành, hình thức phát triển của các cửa hàng chuyên doanh theo hình thức siêu thị Ngược lại, siêu thị tổng hợp mang tính phổ biến trong ngành công nghiệp phân phối, tổ chức việc bán nhiều loại hàng hoá khác nhau cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

+ Theo địa điểm đặt siêu thị, người ta phân chia các siêu thị thành 2 loại:

Trang 18

siêu thị và đại siêu thị Siêu thị chủ yếu hiện diện trong thành phố, ở trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc mua sắm hàng hoá của đông đảo các tầng lớp dân cư Ngược lại, đại siêu thị chủ yếu hiện diện ở ngoại ô và thường nằm rất

là hình thức ban đầu khi chủ thể kinh doanh tiến hành đầu tư phát triển hình thức kinh doanh bán lẻ này

Tuỳ thuộc vào đặc điểm nghiên cứu mà việc phân loại siêu thị sẽ được

sử dụng với các tiêu thức khác nhau, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau Trong thực tế, các siêu thị bán lẻ kinh doanh tổng hợp các hàng hoá thiết yếu luôn là loại siêu thị có số lượng nhiều nhất trong hệ thống kinh doanh siêu thị

Như vậy, so với các loại hình bán lẻ khác thì siêu thị là hình thức phát triển cao của Chợ - một kiểu chợ văn minh, ở đó có sự tích hợp và thay đổi về phương thức kinh doanh và tổ chức quản lý – hình thức kinh doanh bán lẻ

”hội nhập” Những đặc điểm của siêu thị cần thiết phải được chú ý triển khai trong suốt quá trình kinh doanh

1.1.2 Mô hình kinh doanh siêu thị

a Sự hình thành mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh nói chung và mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ nói riêng Các cơ sở lý thuyết về sự hình thành và phát triển của mô hình kinh doanh cho thấy rằng mô hình kinh doanh là cơ sở quan trọng cho phép triển khai các ý tưởng kinh doanh Chuyên mục này sẽ cung cấp các thông tin lý

Trang 19

thuyết và thực tiễn về các kiểu mô hình kinh doanh với các yếu tố cấu thành nên mô hình kinh doanh

Nhiều thành công vƣợt trội của hàng loạt các công ty trên diễn đàn quốc

tế, đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế và công nghệ phát triển, đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn không chỉ cho các nhà quản lý mà còn cho các chuyên gia nghiên cứu, cụ thể nhƣ: ”đâu là yếu tố quyết định sự thành công của các công ty?”, ”Làm thế nào để có đƣợc sự thành công vƣợt trội nhƣ vậy?” Kết quả các nghiên cứu và giải đáp cho sự thành công vƣợt trội này tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhƣng đều dựa trên một nhận định quan trọng, mở đầu cho sự nghiệp nghiên cứu và triển khai ”mô hình kinh doanh” ở các công ty Có thể nói rằng, thuật ngữ mô hình kinh doanh đƣợc khám phá và chính thức sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, với sự thành công vƣợt bậc của các tập đoàn, các công ty chuyển đổi cách thức kinh doanh từ truyền thống sang kinh doanh điện tử Tuy nhiên, theo nhiều tác giả nghiên cứu, mô hình kinh doanh cũng đƣợc xem xét, phân tích và triển khai ngay cả trong kinh doanh truyền thống

Mô hình kinh doanh mô tả sự logic về một hệ thống kinh doanh để tạo ra giá trị mà ẩn bên trong nó là những tiến trình kinh doanh đƣợc thiết lập Mô hình kinh doanh là một cấu trúc về sản phẩm, dịch vụ, những dòng thông tin

kể cả sự mô tả về những nhân tố kinh doanh khác nhau và vai trò của chúng;

sự mô tả về lợi nhuận tiềm năng, các dòng doanh thu cho các nhân tố kinh doanh khác nhau Mô hình kinh doanh mô tả vai trò và những mối quan hệ của một công ty, nhƣ khách hàng, đối tác và nhà cung cấp cũng nhƣ những dòng chảy hàng hoá, thông tin và tiền tệ giữa những thành phần và lợi nhuận chính cho những tác động đặc biệt không thể không kể đến khách hàng (Belsevich & cộng sự, 2003)

Nhƣ vậy, mô hình kinh doanh có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Mô hình

Trang 20

kinh doanh là một hình thức biểu thị những nhận thức logic kinh doanh hoặc triết lý kinh doanh của một công ty Mô hình kinh doanh tập hợp các yếu tố cho phép người kinh doanh triển khai hoạt động kinh doanh và mối quan hệ giữa chúng để mô tả các giá trị sản phẩm đề nghị cho một hoặc vài phân đoạn thị trường khách hàng, mô tả cấu trúc của công ty, mối quan hệ với đối tác để tạo

ra, tiếp thị, phân phối các giá trị này và tạo ra dòng thu nhập (Sterman, 2000)

Mô hình kinh doanh bán lẻ là dạng thức của mô hình kinh doanh nói chung do người bán lẻ tổ chức và triển khai nhằm thực thi quá trình kinh doanh bán lẻ cho một hoặc một nhóm hàng nhất định trên một ranh giới thị trường nhất định và tồn tại trong một bối cạnh cạnh tranh nhất định

b Đặc điểm của mô hình kinh doanh siêu thị

Mô hình kinh doanh là sản phẩm của người kinh doanh, triển khai từ ý tưởng kinh doanh có tính đến các điều kiện kinh doanh nhất định Đặc điểm này đặt ra sứ mạng cho người kinh doanh phải làm chủ mô hình kinh doanh của mình, phải làm sao cho mô hình kinh doanh của mình có sức hấp dẫn đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh và cần thiết phải cải tiến, đổi mới để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn có sức hấp dẫn khách hàng (Peterovic & cộng sự, 2001)

Mô hình kinh doanh phản ánh những nỗ lực của người kinh doanh trên

cơ sở tổng hợp các quyết định kinh doanh trong một môi trường kinh doanh nhất định Những nỗ lực kinh doanh không chỉ ở việc xác định mặt hàng kinh doanh, triển khai quá trình kinh doanh và thu hút khách mà còn liên quan đến các điều kiện cần thiết làm nền tảng và cơ sở cho việc kinh doanh

Mô hình kinh doanh là quyết định kinh doanh có tổ chức của người kinh doanh Trên cơ sở nhận thức các cơ hội, đe doạ của thị trường, người kinh doanh thiết kế mô hình kinh doanh với các yếu tố cấu thành cho phép thành công trong ngành kinh doanh và phát triển hoạt động kinh doanh (Peterovic &

Trang 21

cộng sự, 2001)

Mô hình kinh doanh chứa đựng những đổi mới mà người kinh doanh thai nghén và chia sẽ cho khách hàng, hấp dẫn khách hàng, một mặt cho phép tiết giảm các chi phí kinh doanh và cải thiện thu nhập, mặt khác, cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu và mong đợi trong mua sắm

Mô hình kinh doanh thích nghi và tồn tại trong các bối cảnh thị trường

và cạnh tranh nhất định, do đó khi bối cảnh thị trường và cạnh tranh thay đổi, đòi hỏi phải có những đổi mới của mô hình

Tóm lại, các đặc điểm của mô hình kinh doanh quyết định tính khả thi của mô hình trong quá trình hình thành và phát triển Trên cơ sở nhận thức tốt các đặc điểm vốn có của nó, người kinh doanh mới có thể tiếp cận và điều khiển mô hình kinh doanh của mình

1.2 CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH

1.2.1 Khái niệm

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, mô hình kinh doanh là một khái niệm mới trong xem xét tương quan cạnh tranh và sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố của mô hình kinh doanh về cơ bản bao gồm: yếu tố sản phẩm, dịch vụ của mô hình; yếu tố thị trường và khách hàng của

mô hình; yếu tố hạ tầng và hậu cần kinh doanh của mô hình và yếu tố chi phí

và thu nhập của mô hình (Peterovic & cộng sự, 2001; Yves, 2002).

1.2.2 Các yếu tố của mô hình kinh doanh

Phương châm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và

mô hình kinh doanh của siêu thị Coop.Mart nói riêng đều hướng tới là phải xây dựng mô hình làm sao có chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vì khách hàng là nguồn doanh thu và lợi nhuận của công ty Khi khách hàng hài lòng với hàng hóa, chất lượng dịch vụ của công ty thì khả năng tiếp tục mua lại sản phẩm của công ty là rất cao Mặt khác, khi họ thỏa mãn họ sẽ

Trang 22

có xu hướng giới thiệu và nói tốt về hoạt động dịch vụ của công ty với người khác Sự thỏa mãn của người tiêu dùng đối với dịch vụ là cảm xúc đối với công ty kinh doanh dịch vụ dựa trên việc tiếp xúc hay giao dịch với công ty

Do đó khi khách hàng cảm nhận được rằng có một mô hình kinh doanh thuận lợi thì chắc chắn dịch vụ có chất lượng cao thì khách hàng sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó Và ngược lại, nếu họ cảm nhận rằng dịch vụ đó có chất lượng thấp thì họ sẽ không hài lòng

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các yếu tố của mô hình kinh doanh

a Yếu tố sản phẩm, dịch vụ của mô hình

Yếu tố sản phẩm, dịch vụ của mô hình kinh doanh là thành phần then chốt, quyết định bản chất của mô hình kinh doanh và là điểm xuất phát của

mô hình kinh doanh Sản phẩm là bất cứ gì có thể đưa vào một thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một nhu cầu hoặc một mong muốn Nó có thể là những vật thể, những dịch vụ, những con người, những địa điểm, những tổ chức, những ý nghĩ,… Sản phẩm sẽ mang lại doanh thu cho một công ty khi nó được bán trên thị trường Điều này có nghĩa rằng, sản phẩm là cái mà khách hàng sẵn sàng trả tiền để có được nó và

nó có thể là sản phẩm hữu hình hoặc vô hình Chúng ta cần phải phân biệt chi tiết hai loại sản phẩm này trong trường hợp sản phẩm hữu hình và vô hình tạo nên những giá trị khác nhau cho một doanh nghiệp

Yếu tố sản phẩm, dịch vụ của mô hình kinh doanh là yếu tố được quyết định bởi doanh nghiệp, thể hiện sự lựa chọn của doanh nghiệp trong việc kinh doanh (Yves, 2002) Yếu tố sản phẩm và dịch vụ của mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ bao gồm các yếu tố cụ thể như:

- Cách thức triển khai kinh doanh của siêu thị

- Phổ hàng hoá bán tại siêu thị

- Các dịch vụ cung cấp bởi siêu thị

Trang 23

- Phổ hàng hoá riêng có của siêu thị hình thành trên cơ sở phát triển thương hiệu của siêu thị

Đối với chủ thể kinh doanh: yếu tố sản phẩm và dịch vụ trong trường hợp này tương đối đặc biệt, là hàng hoá, cơ cấu hàng hoá mua từ các nhà sản xuất, sự phát triển của thương hiệu nhà phân phối thông qua chính sách về mặt hàng và chính sách về thương hiệu, điều quan trọng hơn cả của yếu tố sản phẩm và dịch vụ của người kinh doanh chính là triết lý kinh doanh, cách thức triển khai kinh doanh cùng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Chính những quyết định về phổ hàng, về cách thức kinh doanh sẽ là cơ

sở phân biệt sự khác nhau giữa người kinh doanh này và người kinh doanh khác Điều này ngầm hiểu rằng, cùng cơ sở hàng hoá và dịch vụ cung cấp, nhưng những người kinh doanh khác nhau, họ triển khai việc kinh doanh khác nhau cho dù cùng hướng đến một đối tượng khách hàng mục tiêu Giá trị sản phẩm là cái mà khách hàng mong muốn có được khi mua một sản phẩm hay dịch vụ, nó có thể là bất kỳ mong muốn nào của khách hàng như: giải trí, làm đẹp, sức khoẻ, thể hiện mình,…

Chúng ta biết rằng ngày nay không thể bán những cái mà khách hàng cần mà phải bán những cái khách hàng muốn Một sản phẩm muốn được người tiêu dùng thừa nhận và chấp nhận trả tiền thì nó phải mang lại cho họ một giá trị cá nhân cao hơn chi phí bỏ ra

Giá trị sản phẩm là điều mà bất cứ một mô hình kinh doanh nào cũng phải chú tâm khởi tạo và không ngừng nâng cao nó Một sản phẩm không mang lại một giá trị nào cho người mua thì nó sẽ không được chấp nhận trên thị trường và doanh thu sẽ không có, mô hình kinh doanh sẽ thất bại (Anderson & cộng sự, 1996)

Giá trị sản phẩm đặc biệt chú trọng tới việc đề nghị giá trị đó cho ai, nghĩa

là đề nghị giá trị sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm

Trang 24

năng nào Đặc biệt, chú trọng đến việc đề nghị những giá trị sản phẩm góp phần giải quyết những yêu cầu của khách hàng, cần phải phân biệt khách hàng là tổ chức và khách hàng là người tiêu dùng Bởi vì, với mỗi loại khách hàng ta có cách đề nghị giá trị khác nhau (Chirouze,1982; Cliquet & cộng sự, 2006)

b Yếu tố thị trường và khách hàng của mô hình

Yếu tố thị trường và khách hàng là bộ phận cấu thành quan trọng của mô hình kinh doanh (Collins & Burt, 2003) Yếu tố thị trường và khách hàng vừa được chi phối bởi yếu tố sản phẩm và dịch vụ vừa có những sự vận động độc lập của nó Chi tiết cấu thành yếu tố thị trường và khách hàng bao gồm:

- Phạm vi thị trường mà hoạt động kinh doanh của siêu thị hướng đến

- Quá trình phát triển và mở rộng thị trường của tổ chức kinh doanh

- Cấu trúc thị trường và ranh giới thị trường địa lý hiệu năng của siêu thị

- Qui mô và đặc điểm của khách hàng mục tiêu trên thị trường

- Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của siêu thị

c Yếu tố hạ tầng và hậu cần

Hạ tầng và hậu cần là yếu tố nền tảng của mô hình kinh doanh siêu thị

và là khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh của siêu thị, bao gồm toàn bộ cơ

sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ kinh doanh, trưng bày hàng hoá

và bán hàng (Linder & cộng sự.,2001) Về phương diện lý thuyết, hạ tầng và hậu cần của siêu thị bán lẻ bao gồm các yếu tố như:

- Qui mô, vị trí và diện tích cơ sở kinh doanh

- Thiết kế không gian bên trong của siêu thị

- Trang thiết bị trưng bày và bố trí hàng hoá và định hướng kinh doanh, phục vụ khách hàng

- Hệ thống kho hàng, phương tiện vận chuyển bên trong và bên ngoài

- Tổ chức quá trình kinh doanh: mua hàng, vận chuyển, dự trữ, bán hàng

Trang 25

d Yếu tố chi phí và thu nhập

Đây là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh và vận hành của mô hình kinh doanh trong thực tế Một mặt,

nó phản ánh các hình thức chi phí trang trải kinh doanh cho sự vận hành của

mô hình, mặt khác, nó phản ánh yếu tố thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch

vụ tạo khả năng bồi hoàn các chi phí kinh doanh của mô hình Norton & Kaplan, (1992) cho rằng triết lý về chi phí, tài chính và thu nhập của mô hình kinh doanh tập trung chủ yếu vào các yếu tố như:

- Chi phí vận hành cơ bản của hệ thống; Chi phí tiền thuê mặt bằng, chi phí điện nước; Chi phí tiền lương và các khoản chi phí khấu hao;

- Các chi phí marketing và truyền thông quảng cáo

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại siêu thị; doanh thu bán hàng qua các kênh phân phối khác; doanh thu quảng cáo và cho thuê kệ trưng bày hàng hoá

Chi phí của mô hình kinh doanh là toàn bộ các khoản chi để duy trì và triển khai hoạt động của mô hình kinh doanh chủ yếu hình thành từ yếu tố hạ tầng và hậu cần kinh doanh Để có thể bù đắp chi phí và có lãi, đòi hỏi mô hình kinh doanh của siêu thị phải mang lại nguồn thu lớn từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua lực lượng khách hàng thu hút được

Nhìn chung, các yếu tố của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ nói riêng có mối quan hệ biện chứng nhau, tạo nên các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động kinh doanh của tổ chức, thực hiện tốt các sứ mệnh và tăng cường khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thị trường

1.3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH

1.3.1 Nhận diện mô hình kinh doanh

Việc nhận diện mô hình kinh doanh của tổ chức là công việc xác định

Trang 26

loại mô hình kinh doanh mà tổ chức đang triển khai, các ý tưởng và triết lý kinh doanh mà tổ chức hướng đến, mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh mà tổ chức đang thực hiện

Thực hiện việc đánh giá thực tế kinh doanh với các vấn đề được thiết lập trong mô hình kinh doanh, rút ra các ưu và nhược điểm, các sai lệch làm cơ sở cho việc điều chỉnh Mô hình kinh doanh với các triết lý được nhận thức của

tổ chức kinh doanh quyết định khả năng triển khai kinh doanh của tổ chức so với các tổ chức kinh doanh khác, đồng thời tăng cường khả năng chinh phục khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh Việc nhận diện mô hình kinh doanh sẽ được sắp xếp theo một hệ thống các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau, sẽ là cơ sở để tổ chức kinh doanh phân tích, đánh giá và kiện toàn liên tục trong suốt quá trình kinh doanh

1.3.2 Phân tích mô hình kinh doanh

Phân tích mô hình kinh doanh là quá trình đánh giá từng yếu tố của mô hình kinh doanh và mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình thực hiện mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức

Nội dung phân tích mô hình kinh doanh bao gồm: phân tích riêng lẻ từng yếu tố, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình thực hiện mục tiêu và chiến lược kinh doanh

a Phân tích các yếu tố riêng lẻ của mô hình kinh doanh

Phân tích các yếu tố riêng lẻ của mô hình kinh doanh là quá trình đánh giá riêng lẻ từng yếu tố vốn có, xác định các nội dung bên trong của mỗi yếu tố nhằm xác định sự phù hợp của mỗi yếu tố trong mô hình kinh doanh của tổ chức

- Phân tích yếu tố sản phẩm và dịch vụ của mô hình: Đây là yếu tố then chốt quyết định đặc trưng của mô hình kinh doanh, thể hiện sự định vị hoạt động kinh doanh của tổ chức và khả năng cung cấp của mô hình kinh doanh cho khách hàng mục tiêu trên thị trường Nội dung phân tích yếu tố sản phẩm

Trang 27

và dịch vụ bao gồm: phân tích đặc trưng về sản phẩm và dịch vụ, cấu thành phổ sản phẩm và dịch vụ, sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ theo thời gian, khả năng đáp ứng của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh…

- Phân tích thị trường và khách hàng của mô hình: Đây là yếu tố kéo theo

và phụ thuộc tương quan với yếu tố sản phẩm và dịch vụ, quyết định phạm vi thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu mà mô hình kinh doanh hướng đến khai thác Phân tích thị trường và khách hàng của mô hình kinh doanh bao gồm việc phân tích: qui mô thị trường, ranh giới địa lý của thị trường, quá trình mở rộng thị trường, các đối tượng khách hàng mục tiêu, tương quan khách hàng tiếp cận mô hình kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mô hình

- Phân tích hạ tầng và hậu cần của mô hình: Đây là yếu tố tiền đề và cơ sở cho phép triển khai kinh doanh, quyết định bản chất của mô hình kinh doanh và

là cơ sở tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh của tổ chức Phân tích hạ tầng và hậu cần kinh doanh của mô hình bao gồm: đánh giá cơ sở hạ tầng và các yếu tố cấu thành phục vụ kinh doanh, mức độ trang bị các yếu tố hạ tầng, tổ chức quá trình kinh doanh, qui trình và nghiệp vụ phục vụ kinh doanh

- Phân tích chi phí và thu nhập của mô hình: Đây là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mô hình kinh doanh và là hệ quả của sự triển khai các yếu tố khác của mô hình Phân tích chi phí và thu nhập của mô hình cho phép nhận diện và xác định cấu trúc chi phí của mô hình, ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả quá trình kinh doanh, đồng thời xem xét cấu trúc và mô hình thu nhập của tổ chức, quyết định khả năng sinh lời của tổ chức

b Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố

- Phân tích tương quan giữa các yếu tố trong mô hình, về thực chất là phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên mô hình kinh doanh,

Trang 28

xem xét tương quan của yếu tố này với yếu tố kia, xác định mức độ khăng khít và phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố

- Phân tích sự phối hợp các yếu tố trong quá trình thực hiện triết lý kinh doanh, về thực chất là đánh giá sự tương ứng của từng yếu tố và toàn bộ các yếu tố trong thực hiện triết lý kinh doanh mà tổ chức đã xác định

- Phân tích khả năng cạnh tranh của mô hình, về thực chất là đánh giá mức độ và khả năng cạnh tranh của từng yếu tố và toàn bộ các yếu tố so với đối thủ cạnh tranh nhằm đánh giá vị thế kinh doanh và cạnh tranh của mô hình mà tổ chức kinh doanh thiết kế nhằm hướng đến thực hiện các mục tiêu kinh doanh và phục vụ khách hàng

Mỗi yếu tố của mô hình hàm chứa các nội dung cần phân tích nhằm xác định rõ tính ưu việt của mỗi yếu tố trong hệ thống các yếu tố của mô hình kinh doanh Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên mô hình kinh doanh thể hiện tính logic trong kinh doanh cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh, việc phân tích sẽ cho phép phát hiện các sai lệch làm cơ sở cho quá trình điều chỉnh mô hình kinh doanh của tổ chức một cách tối ưu

lý dữ liệu thứ cấp thống kê trong quá trình kinh doanh và bán hàng

- Về phương pháp định lượng: thể hiện việc phân tích xử lý kết quả điều tra phỏng vấn khách hàng khi mua sắm tại siêu thị, đó chính là những chính kiến của khách hàng về các yếu tố của mô hình kinh doanh

Trang 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ là hiện hữu triết lý kinh doanh bán lẻ hiện đại của các siêu thị, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ mật thiết nhau cùng thực hiện mục tiêu thu hút khách và bán hàng Nghiên cứu phân tích về mô hình kinh doanh của siêu thị bán lẻ theo các yếu tố cấu thành

sẽ cho phép siêu thị bán lẻ nhận diện những ưu và nhược điểm của mô hình đang triển khai và định hướng các giải pháp hoàn thiện mô hình kinh doanh của siêu thị bán lẻ , góp phần nâng cao khả năng kinh doanh và cạnh tranh của siêu thị, tiết giảm chi phí kinh doanh và từng bước khẳng định vị trí của siêu thị trên thị trường

Trang 30

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA

SIÊU THỊ CO.OPMART- ĐÀ NẴNG

2.1 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART – ĐÀ NẴNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

a Giới thiệu chung về Co.opMart Đà Nẵng

Tên giao dịch: Công ty TNHH TMDV siêu thị Co.opMart Đà Nẵng Tên giao dịch quốc tế: CO.OPMART DANANG SUPERMARKET Tên viết tắt: CO.OPMART ĐÀ NẴNG

Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh siêu thị

Ngày thành lập: 22/01/2010; Địa chỉ: 478 Điện Biên Phủ – Thành phố

Đà Nẵng; Điện thoại: (+81)511.3771999; Fax: (+81)511.3713616; Email : cmdanang@coopmart.vn; Website : www.coopmart.vn

Hệ thống Co.opMart Đà Nẵng là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Co.opMart, bao gồm 63 siêu thị trên toàn quốc

Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng khai trương vào ngày 22/01/2010 Đây là siêu thị Co.opMart đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng, và là siêu thị thứ 44 trong

hệ thống dự án ra đời từ liên doanh Co.opMart Đà Nẵng - VDA Đà Nẵng, nằm trong Trung tâm thương mại VDA Đà Nẵng gồm khối Trung tâm thương mại, khu nhà phố thương mại và khối cao ốc văn phòng Co.opMart Đà Nẵng được thiết kế văn minh, hiện đại kết hợp với các loại hình thương mại dịch vụ đa dạng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Đà Nẵng và

là địa điểm vui chơi giải trí mua sắm tuyệt vời đối với người dân Đà Nẵng và

du khách

Với vị trí thuận lợi, sự hình thành và phát triển của siêu thị Co.opMart

Đà Nẵng là một trong những siêu thị đầu tiên của Thành phố Đà Nẵng

Trang 31

Những năm qua, siêu thị Co.opMart Đà Nẵng đã thể hiện sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển của bộ máy thương mại, đặc biệt là bộ máy thương mại bán lẻ trên địa bàn của Thành phố Đà Nẵng

Mô hình kinh doanh bán lẻ theo hình thức hiện đại của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng đã phần nào tác động đến sự thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng và để lại trong tâm trí của cư dân Thành phố cũng như khách

du lịch khắp mọi nơi khi đến với Đà Nẵng như là một điểm chính đến mua sắm hàng hoá và dịch vụ

Hoạt động kinh doanh và thu hút khách của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng chủ yếu được thực hiện tại vị trí tọa lạc là trung tâm thành phố, thông qua các hình thức hoạt động chủ yếu như: hoạt động kinh doanh bán lẻ theo hình thức siêu thị, hoạt động kinh doanh bán lẻ theo hình thức gian hàng, quầy hàng, hoạt động khai thác và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, hoạt động kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí cho các đối tượng khách hàng khác nhau Triết lý kinh doanh: Co.opMart Đà Nẵng thừa hưởng triết lý kinh doanh của Co.opMart với những điểm chính như sau:

- Là địa điểm bán lẻ hiện đại theo hình thức siêu thị trên thị trường ĐN

- Cung cấp đa dạng các hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu cư dân trên địa bàn

- Phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng bằng uy tín và trách

nhiệm trong kinh doanh bán lẻ

Tầm nhìn: Co.opMart Đà Nẵng phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế dẫn

đầu lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, tập trung phát triển bền vững chuỗi Co.opMart và hướng đến phát triển nhiều loại hình bán lẻ khác theo yêu cầu thị trường

Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu

Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm Góp

Trang 32

phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam

Giá trị cốt lõi: Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo, là

mái nhà thân yêu của cán bộ công nhân viên, mọi hoạt động luôn hướng về

cộng đồng xã hội

Chính sách chất lượng: Hàng hóa phong phú và chất lượng, giá cả phải

chăng, phục vụ ân cần, luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng, luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất

có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

b Cơ cấu tổ chức của siêu thị

Trên cơ sở hình thành và phát triển và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, siêu thị

đã không ngừng kiện toàn tổ chức bộ máy, biểu thị trong sơ đồ 2.1 dưới đây:

Tổ sản phẩm mềm

Tổ quảng cáo khuyến mãi và thiếu nhi

Thu ngân, kế toán, tài chính

Tổ sản phẩm cứng

Cho thuê và hợp tác

Tổ hoá mỹ phẩm

và sản phẩm

vệ sinh

Tổ chức hành chính, bảo trì, giám sát kho

Trang 33

- Tình hình nhân sự tại siêu thị Co.opMart Đà Nẵng

Đội ngũ nhân sự của Co.opMart Đà Nẵng hiện có 151 người, gồm 102

(Nguồn: Phòng quản trị của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng )

c Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

 Chức năng: siêu thị Co.opMart Đà Nẵng có 2 chức năng chính là kinh doanh bán lẻ phục vụ người tiêu dùng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khi mua sắm tại siêu thị Co.opMart Đà Nẵng

 Nhiệm vụ: siêu thị Co.opMart Đà Nẵng được Co.opMart giao cho các nhiệm vụ chính:

 Tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả; hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, phát triển thị trường

 Chấp hành chính sách pháp luật, các quy định của Nhà nước; thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo quyền lợi của người lao động

 Làm cầu nối giữa Co.opMart với các nhà sản xuất và người tiêu dùng

Quyền hạn

Co.opMart Đà Nẵng được Co.opMart giao cho các quyền:

 Chủ động quyết định phương thức kinh doanh, chính sách bán hàng và chính sách giá, đảm bảo an toàn nguồn vốn và các khoản chi phí

 Tuyển dụng, quản lý, đào tạo và sử dụng nguồn lao động; sử dụng tài

Trang 34

sản, nguồn vốn theo phân cấp quản lý của Tổng công ty

 Mở tài khoản để phục vụ giao dịch tại ngân hàng

 Ký kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi nhiệm vụ được giao

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng

a Không gian và lĩnh vực kinh doanh

Đặc trưng cơ bản về hệ thống sản phẩm và dịch vụ của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng là cơ sở bán lẻ hiện đại đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của cư dân Thành phố Đà Nẵng Hàng hóa và dịch vụ cung cấp tại siêu thị Co.opMart Đà Nẵng rất đa dạng và phong phú phát triển chung trong hệ thống Co.opmart trên thị trường quốc gia Các lĩnh vực chủ yếu tại Trung tâm thương mại VDA và siêu thị Co.opMart Đà Nẵng chủ yếu như: + Lĩnh vực kinh doanh tự chọn theo hình thức siêu thị bao gồm các ngành hàng như: điện gia dụng, thủy tinh gốm sứ, đồ chơi trẻ em, công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm, inox, thời trang…

+ Lĩnh vực kinh doanh hàng hóa tại các kiot, quầy hàng, gian hàng rất

đa dạng tại Co.opMart Đà Nẵng, 2/3 diện tích của Co.opMart dành cho các hộ kinh doanh, các chi nhánh thuê làm gian hàng, hàng hóa kinh doanh đa dạng tập trung chủ yếu: hàng thời trang theo các thương hiệu, hàng trang sức, hàng giày da, hàng nội thất, hàng sách báo, hàng điện máy sơ cấp…

+ Hệ thống dịch vụ tại siêu thị Co.opMart Đà Nẵng bao gồm 2 mãng, đó

là dịch vụ bên ngoài và dịch vụ bên trong Co.opMart Hệ thống dịch vụ bên ngoài Co.opMart chủ yếu là dịch vụ giữ xe và rải rác có dịch vụ cà phê, kem

và giải khát nhưng không được tổ chức chu đáo…

b Các ngành hàng kinh doanh của siêu thị Co.opMart

- Ngành hàng Thực phẩm tươi sống và chế biến nấu chín:

Thực phẩm tươi sống và chế biến nấu chín là một trong những nét đặc trưng của Co.opMart Đà Nẵng về tiêu chí: phục vụ nhanh và đáp ứng nhu cầu

Trang 35

về giảm bớt thời gian cho các bà nội trợ Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng cung cấp cho người nội trợ những sản phẩm ngon, sạch, tiện lợi bao gồm: thực phẩm sơ chế và tẩm ướt, thực phẩm chế biến nấu chín, rau quả an toàn, trái cây Các nguồn hàng mà Co.opMart Đà Nẵng kinh doanh được thu mua trực tiếp và lựa chọn kỹ để bán cho khách hàng từ chợ cá Thọ Quang, Sơn Trà, rau an toàn từ Đà Lạt, hay chợ đầu mối Hòa Cường.Trái cây được mua từ các vùng miền của nước ta đa dạng và phong phú trong từng chủng loại Để đảm bảo VSATTP, siêu thị Co.opMart Đà Nẵng thiết lập một bộ phận kiểm soát xuyên suốt quá trình trước, trong và sau bán hàng Bên cạnh đó, định kỳ siêu thị còn ký hợp đồng dịch vụ và tư vấn với các cơ quan chức năng như Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Trung ương II (WATEC), Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm tiến hành lấy mẫu hàng hóa phân tích các tiêu chí lý tính, hóa tính và vi sinh Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, chứng chỉ HACCP công tác đảm bảo chất lượng

và VSATTP, siêu thị Co.opMart Đà Nẵng luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe và đem lại bữa ăn ngon cho người tiêu dùng

- Ngành hàng thực phẩm công nghệ:

Nhà cung cấp là các đối tác chiến lược như: Pepsi, Duch Lady, Vissan, Bibica,Vinamilk Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng luôn đảm bảo cung cấp những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của quý khách hàng Siêu thị thường xuyên có chương trình khuyến mãi theo nhiều hình thức phục vụ cho người tiêu dùng như: mua hàng giảm giá, mua hàng tặng kèm quà tặng, rút thăm may mắn và các chương trình xúc tiến bán hàng như: dùng thử sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tư vấn chọn sản phẩm, thực phẩm an toàn

- Ngành hàng hoá mỹ phẩm:

Trang 36

Nhiều chủng loại hàng hóa từ những nhà cung cấp hàng đầu như: Unilever, P&G, Mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo với các mặt hàng thiết yếu phục

vụ nhu cầu đời sống hàng ngày như bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà bông, nước rửa chén Các sản phẩm chăm sóc chuyên biệt như gel dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da luôn đem lại những mặt hàng thiết yếu phục vụ hàng ngày cho người tiêu dùng Việc hình thành các khu vực bán hàng phục vụ cho bà mẹ và em bé là nét mới của siêu thị

- Ngành hàng đồ gia dụng:

Co.opMart Đà Nẵng phân phối sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Happy Cook, nhôm Minh Hằng, pha lê Việt Tiệp, chén sứ Minh Long Chia theo từng nhóm hàng như: đồ dùng gia đình, thiết bị nhà bếp… với hàng ngàn mặt hàng phong phú, đa dạng

- Hàng nhãn riêng Co.opMart:

Mong muốn có thêm sự lựa chọn về giá cả, chất lượng, mẫu mã là nhu cầu của hầu hết khách hàng Do đó, việc cho ra đời những nhãn hàng riêng của các đơn vị bán lẻ là nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn sự lựa chọn của người tiêu dùng

Hàng nhãn riêng Co.opMart là những sản phẩm chất lượng cao được sản xuất từ những đối tác nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường đạt chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ISO, HACCP, GMP… Có hơn 300 mặt hàng thuộc nhiều chủng loại từ thực phẩm khô, đông lạnh, bánh

Trang 37

kẹo, hóa mỹ phẩm, may mặc, đồ dùng trẻ em và gia đình với sự đa dạng và phong phú về mẫu mã và kiểu dáng, tính năng độc đáo

- Các dịch vụ tại siêu thị

Hiện nay siêu thị Co.opMart Đà Nẵng cung cấp cho khách hàng các dịch

vụ như: Gói quà miễn phí, đặt hàng qua điện thoại, giao hàng tận nhà, giỏ đựng hàng có bánh xe, máy rút tiền, phiếu quà tặng, đổi trả hàng, chương trình khách hàng thân thiết, hóa đơn VAT, cẩm nang mua sắm…

- Các khu ăn uống, vui chơi giải trí tại siêu thị

Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ ẩm thức đa dạng tại khu Ẩm thực Co.opMart với các món ăn Việt Nam và Âu, Á đa dạng, các cửa hàng thức ăn nhanh của KFC, Lotteria

Các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng như Bowling, trượt patin, rạp chiếu phim 4D, khu Game với nhiều trò chơi hấp dẫn…

- Khu cho thuê tự doanh:

Cửa hàng của các hãng thời trang nổi tiếng như Blue Exchange, NinoMaxx, Johnhenry; nhà sách FAHASA; khu cho thuê các gian hàng bán đồng hồ, mắt kiếng, nước hoa, tư vấn chăm sóc sắc đẹp của các hãng mỹ phẩm

c Thị trường và khách hàng mục tiêu của siêu thị

Khách hàng mục tiêu của siêu thị Co.opMart Đà Nẵng chủ yếu là cư dân

cư trú trên địa bàn Quận Thanh Khê, Liên Chiểu và khách vãng lai, khách du lịch nội địa đến đến và ghé thăm siêu thị Đối với cư dân trên địa bàn Đà Nẵng thì hầu hết là những hộ gia đình có thu nhập tương đối khá, tiếp cận siêu thị Co.opMart Đà Nẵng nhằm thực hiện việc mua hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng định kỳ trong gia đình và các sự kiện lớn của gia đình Đối với khách vãng lai, khách du lịch, hầu hết là những cư dân sinh sống ở các địa phương khác như: Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định, Huế…

Khách hàng chính của Co.opMart Đà Nẵng là những phụ nữ ở độ tuổi từ

Trang 38

20-50 có thu nhập trung bình trở lên Họ là những người thích mua sắm và đặc biệt thích mua sắm ở siêu thị Bên cạnh đó còn là các cặp vợ chồng trẻ có công việc và thu nhập ổn định, không có nhiều thời gian dành cho việc mua sắm, nấu nướng cho các bữa ăn hằng ngày và các bà nội trợ trong gia đình Tuy nhiên siêu thị cũng biết rằng khách hàng với mức độ nhu cầu, hành

xử và quá trình ra quyết định mua hàng cũng khác nhau nên siêu thị đã có cuộc khảo sát về mức độ mua sắm của khách hàng tại siêu thị mình Kết quả cho thấy rằng khách hàng đến tham quan mua sắm tại siêu thị được phân thành các dạng sau:

- Những khách hàng trung thành:

Những khách hàng này sẽ chiếm hơn 20% tổng số khách hàng hiện tại

Họ chính là những khách hàng đóng góp nhiều vào doanh thu của siêu thị Vì vậy, siêu thị phải thường xuyên liên lạc với họ qua điện thoại, thư từ, email Việc lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng trung thành là một cách đánh giá cao và cảm ơn họ hữu hiệu nhất Sẽ không bao giờ là đủ đối với mọi

nỗ lực tiếp thị mà siêu thị hướng vào nhóm khách hàng này, bởi vì những người này sẽ là người giới thiệu cho Co.opMart Đà Nẵng thêm nhiều khách hàng mới

- Những khách hàng chỉ mua hàng khi có giảm giá:

Những khách hàng này mua hàng khá nhiều nhưng họ chỉ mua trên mức

độ giảm giá Họ sẽ là khách hàng giúp siêu thị giải phóng hàng tồn nhanh nhất

- Những khách hàng chỉ mua hàng một cách ngẫu nhiên:

Những khách hàng này không có một nhu cầu cụ thể nào Họ chỉ ghé vào siêu thị một cách ngẫu nhiên, mua những sản phẩm mà họ cảm thấy rằng chúng tốt cho mình Siêu thị nên trưng bày hàng hóa sao cho bắt mắt để thu hút nhóm khách hàng này

- Những khách hàng chỉ mua hàng khi có nhu cầu:

Trang 39

Những khách hàng này có ý định rõ ràng về việc mua một sản phẩm cụ thể Khi vào siêu thị, họ sẽ kiểm tra xem liệu nhu cầu của họ có được đáp ứng không, nếu không, họ sẽ rời siêu thị ngay Nếu siêu thị làm thỏa mãn nhóm khách hàng này được thì họ có thể thành trở thành những khách hàng trung thành Những khách hàng này dựa trên nhu cầu cụ thể nên họ rất

có khả năng chuyển sang một đối thủ cạnh tranh hay tìm đến Internet để mua hàng nếu nhu cầu của họ không được thỏa mãn ngay

- Những khách hàng “đi dạo”:

Những khách hàng này không có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể nào khi bước vào siêu thị Họ chỉ muốn có một vài kinh nghiệm và sự tương tác thực tế với sản phẩm hay dịch vụ và lấy đó làm đề tài để chia sẻ với bạn bè của

họ Đối với nhóm khách hàng này, địa điểm của siêu thị là yếu tố chính thu hút

họ Vì vậy, siêu thị không thể không quan tâm đến những khách hàng đang “đi dạo”, nhưng nên giảm thời gian tiếp thị dành cho họ

Bên cạnh dịch vụ bán lẻ siêu thị cũng bán hàng cho doanh nghiệp (các cơ quan, khách sạn, nhà hàng, trường học ) vì giá cả ổn định và sản phẩm đạt chất lượng tốt

Theo số liệu thống kê từ bộ phận hỗ trợ bán hàng cho thấy, khách hàng đến tại Co.opMart Đà Nẵng khá phong phú và nhiều thành phần, tuy nhiên số khách hàng mua đều đặn chỉ tập trung vào nhóm tuổi từ 20 đến 50 (gần 87%) Trong đó, số khách hàng có thẻ thành viên của siêu thị (khách hàng VIP, khách hàng thành viên, khách hàng thân thiết) có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm hơn 85% trong tổng số khách hàng có thẻ

Số khách hàng đăng ký và đủ tiêu chuẩn cấp thẻ thành viên tại Co.opMart

Đà Nẵng tăng đều trong ba năm gần đây Điều này cho thấy chính sách ưu đãi cho khách hàng thành viên của siêu thị đang phát huy hiệu quả và đây là nhóm khách hàng chính mang lại nguồn doanh thu ổn định cho siêu thị trong các năm qua

Trang 40

Hiện nay có nhiều công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng hiện có Theo ý kiến của Reicheld và Sasser thì các công ty

có thể tăng lợi nhuận từ 25% đến 85% tại bất kỳ nơi nào bằng cách giảm tỷ lệ khách hàng bỏ đi được 5% Đáng tiếc là hệ thống kế toán của các công ty không chứng minh được giá trị của những khách hàng trung thành

Vì việc giữ khách hàng là điều cấp bách hàng đầu, nên có hai cách để thực hiện việc đó Thứ nhất là dựng lên những hàng rào cản cao chống lại việc chuyển sang người cung ứng khác Khách hàng sẽ ít muốn chuyển sang những người cung ứng khác hơn khi việc đó đòi hỏi chi phí vốn lớn, chi phí tìm kiếm lớn, hoặc mất những khoản chiết khấu dành cho khách hàng trung thành… Một cách giữ khách hàng tốt hơn là đảm bảo mức độ thoả mãn cuả khách hàng cao Khi đó đối thủ cạnh tranh sẽ khó khắc phục được những rào cản chỉ đơn thuần bằng cách chào giá thấp hơn hay những biện pháp chuyển sang người cung ứng khác

d Cơ sở hạ tầng và hậu cần của siêu thị

Hạ tầng và hậu cần là yếu tố nền tảng của mô hình kinh doanh, là khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh đối với các chủ thể kinh doanh, bao gồm hệ thống kho hàng, công tác hậu cần và chuẩn bị hàng bán, các hoạt động tiếp nhận, xử lý đơn hàng, nhập hàng và bán hàng Về phương diện lý thuyết, hạ tầng và hậu cần của các tổ chức kinh doanh bán lẻ như siêu thị bao gồm các yếu tố như:

 Qui mô, vị trí và diện tích kinh doanh của Co.opMart Đà Nẵng

Co.opMart Đà Nẵng tọa lạc tại số 478 đường Điện Biên Phủ là trục đường chính, nằm ở quận Thanh Khê, là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, nơi tập trung dân cư đông đúc, người qua lại rất nhộn nhịp, mặt tiền của siêu thị rộng, thoáng, dễ nhận biết thuận tiện cho người tiêu dùng và khách du lịch tham quan mua sắm

Ngày đăng: 22/11/2017, 04:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Th.S Nguyễn Đình Chính (2004), “Môi trường kinh doanh siêu thị”, Tạp chí Marketing, Số 12/2004, tr. 14-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường kinh doanh siêu thị”, "Tạp chí Marketing
Tác giả: Th.S Nguyễn Đình Chính
Năm: 2004
[3] Hoàng Dương – Giang Thơ (2009), Các siêu thị bán hàng Tết qua điện thoại và giao hàng miễn phí tận nhà, Báo Đà Nẵng ngày 3/1/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các siêu thị bán hàng Tết qua điện thoại và giao hàng miễn phí tận nhà
Tác giả: Hoàng Dương – Giang Thơ
Năm: 2009
[5] Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1999
[6] PGS.TS. Trần Minh Đạo( 2002), Giáo trình Marketing, NXB Giáo Dục [7] Nguyễn Ngọc Hoà (2010), Xây dựng chiến lược chuỗi siêu thịCo.opMart tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing", NXB Giáo Dục [7] Nguyễn Ngọc Hoà (2010), "Xây dựng chiến lược chuỗi siêu thị "Co.opMart tại Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Trần Minh Đạo( 2002), Giáo trình Marketing, NXB Giáo Dục [7] Nguyễn Ngọc Hoà
Nhà XB: NXB Giáo Dục [7] Nguyễn Ngọc Hoà (2010)
Năm: 2010
[8] Ths Nguyễn Ngọc Hòa (2003), “Chiến lƣợc sản phẩm trong kinh doanh siêu thị”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, tháng 7/2003, tr. 26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lƣợc sản phẩm trong kinh doanh siêu thị”, "Tạp chí Phát triển Kinh tế
Tác giả: Ths Nguyễn Ngọc Hòa
Năm: 2003
[9] Nguyễn Thị Lê Hà (2010), Hệ thống siêu thị ở Hà Nội, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống siêu thị ở Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Lê Hà
Năm: 2010
[10] Nguyễn Thành Nhân (2003), Các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng và những hàm ý của nó đối với hoạt động kinh doanh siêu thị TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng và những hàm ý của nó đối với hoạt động kinh doanh siêu thị TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thành Nhân
Năm: 2003
[11] Nguyễn Thị Nhung (2000), Định hướng phát triển loại hình kinh doanh siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển loại hình kinh doanh siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Năm: 2000
[12] TS. Nguyễn Thi Nhiễu (2006), Siêu thị – Phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, NXB Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siêu thị – Phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Thi Nhiễu
Nhà XB: NXB Lao động – xã hội
Năm: 2006
[13] K. Ngọc – V. Công (2004), Nhiều chợ nội ô đang quá tải, giải pháp nào khắc phục ?, Báo Đà Nẵng ngày 10/6/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều chợ nội ô đang quá tải, giải pháp nào khắc phục
Tác giả: K. Ngọc – V. Công
Năm: 2004
[14] Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng (2010), Báo cáo khả thi Dự án đầu tư [15] Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng (2002), Báo cáo khả thi Dự án đầu tư xâydựng Trung tâm thương mại - dịch vụ Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khả thi Dự án đầu tư" [15] Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng (2002), "Báo cáo khả thi Dự án đầu tư xây
Tác giả: Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng (2010), Báo cáo khả thi Dự án đầu tư [15] Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng
Năm: 2002
[19] UBND tỉnh Đà Nẵng(7/2010), Định hướng tổng thể tình hình kinh tế xã hội Tp.Đà Nẵng đến năm 2020.Websites Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng tổng thể tình hình kinh tế xã hội Tp.Đà Nẵng đến năm 2020
[1] Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (tháng 9/2009), Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng ước tháng 9 và 9 tháng năm 2009 Khác
[4] GS.TS. Đặng Đình Đào, GS.TS. Hoàng Đức Thân, Giáo trình Kinh tế thương mại Khác
[16] UBND tỉnh Đà Nẵng (tháng 12/2010), Số liệu Kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hậu Giang 2010 – 2011 Khác
[17] UBND thành phố Đà Nẵng (2008), Cơ hội đầu tư và hợp tác phát triển kinh tế tại thành phố Đà Nẵng – tài liệu chương trình hội thảo do báo Sài gòn tiếp thị tổ chức ngày 8 -9/10/2008 Khác
[18] UBND tỉnh Đà Nẵng (7/2010), Định hướng tổng thể tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đà Nẵng đến năm 2020 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w