- Do một số giáo viên dạy mĩ thuật còn chưa nắm chắc các quy trình hoạtđộng Mĩ thuật theo tinh thần dự án SEAPS của Đan Mạch, chưa biết cách vậndụng, triển khai, lồng ghép một cách hiệu
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG GIANG
TRƯỜNG TIÊU HỌC ĐẠI LÂM
-
-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Vận dụng dạy học tốt môn Mĩ thuật tiểu học theo phương pháp mới, dự án
SAEPS của Đan Mạch”
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài.……… 2
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……… … … 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu…… ………… ………… 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Khách thể nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu……… ……… 4
PHẦN NỘI DUNG 4
1 Cơ sở lí luận của vấn đề……… ……… … 4
2 Thực trạng của vấn đề……… ……….… …….…… 6
3 Vận dụng dạy học tốt Mĩ thuật tiểu học theo phương pháp mới… 7
3.1 Các quy trình dạy - học Mĩ thuật 9
3.2 Tích hợp theo chủ đề trong chương trình Mĩ thuật tiểu học 10
4 Vận dụng 21
PHẦN KẾT LUẬN ……… 32
* Tài liệu tham khảo……… …38
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
- Đổi mới phương pháp dạy học áp dụng các khái niệm và cách tiếp cận mớitrong tất cả các môn học, trong đó có môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học với phươngchâm “Lấy người học làm trung tâm” Đổi mới phương pháp giáo dục để thay đổiphương pháp dạy học truyền thống, để tạo điều kiện học sinh phát huy tính sángtạo, khả năng tự học, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, và áp dụng vào thực tiễn
- Do Chỉ thị 40/CT-TW, Đổi mới nội dung giáo dục, chương trình vàphương pháp dạy học để phù hợp với xu hướng hiện đại và điều kiện thực tế củaViệt Nam
- Do định hướng đổi mới phương pháp dạy học của các Nghị quyết TrungƯơng và Luật giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng nhất định
để đảm bảo giảng dạy hiệu quả, có chất lượng tất cả các môn học
- Do vị trí và mục tiêu môn Mĩ thuật trong nhà trường Nhất là trong giaiđoạn hiện nay, môn Mĩ thuật tiểu học đang được thử nghiệm và triển khai phươngpháp mới theo tinh thần dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học” (SEAPS) củaĐan Mạch Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên bộ môn Mĩ thuật đều phải được trang bịvững vàng, đầy đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời nắm vững các quytrình hoạt động Mĩ thuật nhằm vận dụng, triển khai, lồng ghép một cách hiệu quảcác quy trình này vào chương trình Mĩ thuật hiện hành
- Do một số giáo viên dạy mĩ thuật còn chưa nắm chắc các quy trình hoạtđộng Mĩ thuật theo tinh thần dự án SEAPS của Đan Mạch, chưa biết cách vậndụng, triển khai, lồng ghép một cách hiệu quả các quy trình này vào chương trình
Mĩ thuật tiểu học hiện hành, chưa thấy hết những tác dụng cũng như năng lực đượchình thành và phát triển ở học sinh thông qua quá trình học mĩ thuật theo phươngpháp mới
Vì vậy, tôi tìm hiểu và viết đề tài :“Vận dụng dạy - học tốt môn Mĩ thuật tiểu học theo phương pháp mới, dự án SAEPS của Đan Mạch” giúp cho bản
thân nâng cao kiến thức chuyên môn và chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 4Là một giáo viên chuyên ngành Mĩ thuật, tôi đã được tiếp thu, học tậpphương pháp mới theo tinh thần dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học”(SEAPS) của phòng giáo dục huyện Lạng Giang tổ chức, đã cùng đồng nghiệp tậphuấn trao đổi, học tập, đồng thời triển khai, áp dụng vào thực tế giảng dạy “Những
ưu điểm của các PPDH mới là tích cực, nó được coi là đối tượng để học sinh chủđộng, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Các PPDH mớiđược triển khai trong Dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, pháthuy tính tích cực, chủ động học tập của HS, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụthẩm mỹ, năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng cho HS Đồng thời, rèn luyệncho HS phương pháp tư duy sáng tạo, phương pháp làm việc có hiệu quả, phù hợpvới đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi; lôi cuốn các em vào bài học nhanh hơn, hấp dẫnhơn: tạo được môi trường học tập cởi mở, thân thiện, giàu cảm xúc, làm tăng cơhội giao tiếp, chia sẻ, hợp tác giữa các HS với nhau Ngoài ra, PPDH mới còn rènluyện cho HS kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp; gợi cho các em biếtsuy nghĩ để tìm cách sáng tạo ra sản phẩm; giúp các em trở thành chủ thể tích cựctrong mọi hoạt động ”- (Báo cáo của nhóm Chuyên gia nghiên cứu)
Chính vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này giúp bản thân nâng cao hơn về chất lượng,nâng cao kiến thức về chuyên môn
- Hiểu biết sâu rộng hơn về các quy trình hoạt động Mĩ thuật theo tinh thần
dự án SEAPS của Đan Mạch
- Tiếp thu và vận dụng, triển khai, lồng ghép một cách có chất lượng, hiệuquả các quy trình này vào chương trình Mĩ thuật tiểu học hiện hành
- Nhằm hình thành và phát triển tối đa những kĩ năng, năng lực và phẩm chấtphù hợp ở học sinh
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu các quy trình hoạt động Mĩ thuật theo tinh thần dự án “Hỗ trợgiáo dục Mĩ thuật tiểu học” (SEAPS) của Đan Mạch
- Nghiên cứu cách vận dụng, triển khai, lồng ghép các quy trình này vàochương trình Mĩ thuật tiểu học hiện hành sao cho có chất lượng, hiệu quả cao nhất
Trang 5- Nghiên cứu cách lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình giảngdạy hiệu quả và tích cực phù hợp với môi trường học tập.
- Nghiên cứu việc tạo cảm hứng học tập tích cực cho học sinh, bao gồm cảtrong và ngoài lớp học
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học của Bộ GD-ĐT, dự
án hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học (SAEPS)
- Việc tiếp thu, học tập phương pháp mới ở các lớp tập huấn của giáo viên
Mĩ thuật
- Hoạt động dạy học Mĩ thuật thực tế tại trường tiểu học Đại Lâm và một sốtrường : Tiểu học Dương Đức, Xuân Hương, Phi Mô,
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp nghiên cứu trực quan
- Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh
- Phương pháp tổng kết khoa học
PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
Phát sinh, biến đổi, và phát triển cùng với xã hội loài người, giáo dục ở mỗithời kì có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau Trong giai đoạn cách mạng hiện nay,nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới,phát triển toàn diện Muốn vậy, giáo dục cần chú trọng tất cả các môn học mộtcách hợp lí Cụ thể ở đây tôi muốn đề cập đến môn Mĩ thuật, môn học góp phầnquan trọng hình thành một trong bốn mặt giáo dục - Đức, Trí, Thể, Mĩ - cho họcsinh, đồng thời cũng góp phần quan trọng giúp các em hình thành năng lực, thịhiếu thẩm mĩ của mình và giúp các em học tốt các môn học khác như văn học, lịch
sử, khoa học, địa lí… nên việc tổ chức và dạy tốt môn Mĩ thuật là rất cần thiết
Trang 6Mặt khác, mức sống của nước ta hiện nay được nâng cao rất nhiều, đời sốngtinh thần rất được chú trọng, học sinh phát triển hơn về tâm lí và cơ sở thần kinh.
Vì vậy các em rất có năng khiếu và hứng thú hiểu biết về các loại hình nghệ thuật,trong đó mĩ thuật chiếm giữ một vai trò quan trọng
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương khoá
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐHtrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Bộ Giáodục và Đào tạo được sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án “Hỗtrợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học” (SEAPS) Sau thời gian thử nghiệm tại cáctrường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước,
Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương phápdạy - học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt Nam, mà mục tiêu chính là lấy học sinh làmtrung tâm và kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúphọc sinh có được các khả năng:
- Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh;
- Khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác;
- Hình thành các kĩ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật;
- Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàngngày;
Để đạt được mục tiêu này, giáo viên mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng: lànhà thiết kế sáng tạo và linh hoạt các hoạt động dạy, vì họ chính là người điềukhiển cách thức học tập đã lựa chọn và bao quát được toàn bộ hoạt động trên lớptrên những kiến thức nền tảng cũng như những gì phát sinh trong quá trình học.Giáo viên mỹ thuật lập kế hoạch từng hoạt động, điều khiển quá trình và tạo điềukiện cho học sinh phát triển nội dung bằng các câu hỏi mở và khuyến khích các emchia sẻ những kinh nghiệm sẵn có của mình Điều này tạo ra nền tảng cần thiết đểgiúp các em kiến tạo được qui trình học tập của mình bằng cách liên hệ những điều
đã biết với những điều sẽ học liên quan đến các nội dung và ngôn ngữ mỹ thuật.Giáo viên mỹ thuật có trách nhiệm giáo dục nghệ thuật cũng như giáo dục quanghệ thuật Việc này đòi hỏi mỗi giáo viên bộ môn cần trang bị cho mình vốn kiếnthức đầy đủ về các quy trình hoạt động Mĩ thuật theo tinh thần dự án “Hỗ trợ giáo
Trang 7dục Mĩ thuật tiểu học” (SEAPS) của Đan Mạch, biết cách lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện những quy trình giảng dạy hiệu quả và tích cực tại những môi trường họctập được bố trí hợp lý và tạo cảm hứng học tập tích cực cho học sinh, bao gồm cảtrong và ngoài lớp học GV Mĩ thuật có nhiệm vụ sắp xếp các quy trình mỹ thuậthợp lý để giúp HS phát triển năng lực:
Sáng tạo mỹ thuật
Am hiểu về mỹ thuật
Giao tiếp bằng mỹ thuật
HS có cơ hội phát triển kỹ năng sống và các năng lực khác nhau bao gồm:Cảm thụ; Nghiên cứu; Trải nghiệm; Hợp tác; Giải quyết vấn đề; Giao tiếp;
Tự học; Tự đánh giá; Cùng tạo lập và làm giàu nền văn hóa
Nghiên cứu cách vận dụng, triển khai, lồng ghép các quy trình này vàochương trình Mĩ thuật tiểu học hiện hành sao cho có chất lượng, hiệu quả cao nhất
2 Thực trạng của vấn đề:
Như chúng ta biết trong tỉnh Bắc Giang có khoảng gần 400 giáo viên chuyêndạy môn Mĩ thuật tiểu học Trong đó đa số là giáo viên tốt nghiệp các lớp trunghọc sư phạm, nên trình độ chuyên môn của giáo viên còn khá hạn chế, nhất là thiếuhiểu biết về các nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới Mà phương phápdạy- học Mĩ thuật tiểu học mới sử dụng các quy trình hoạt động Mĩ thuật theo tinhthần dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học” (SEAPS) của Đan Mạch là sự đúckết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và các nền giáo dụcnghệ thuật tiên tiến trên thế giới Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp vớinhu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt Nam sauthời gian thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện chocác vùng miền trên cả nước Dù vậy tại tỉnh Bắc Giang, năm học 2013-2014 là lầnđầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp tập huấn về phương pháp dạy – học
Mĩ thuật tiểu học mới sử dụng các quy trình hoạt động Mĩ thuật SEAPS cho cáccốt cán cấp tỉnh (mỗi huyện, thành phố có 3 cốt cán) và tập huấn trong năm ngày,sau đó các cốt cán cấp tỉnh triển khai lại cho giáo viên Mĩ thuật ở các huyện, thànhphố Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉđạo triển khai thực hiện ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc Năm học 2015-
Trang 82016 các trường tiểu học đã thực hiện dạy học theo chủ đề vận dụng phương phápmới của Dự án (SEAPS) của Đan Mạch và đến năm học 2016- 2017 huyện LạngGiang- Tỉnh Bắc Giang đã được chỉ đạo triển khai và học theo Bộ sách mới Học
Mĩ thuật ở các khối từ lớp 1đến lớp 5
Mặt khác, qua tìm hiểu bạn bè, đồng nghiệp và từ kinh nghiệm của bản thânkhi tham gia tập huấn tôi thấy rất nhiều giáo viên bộ môn còn bỡ ngỡ, lúng túng,chưa hiểu rõ các quy trình hoạt động Mĩ thuật theo tinh thần dự án “Hỗ trợ giáodục Mĩ thuật tiểu học” (SEAPS) của Đan Mạch Cũng như chưa biết cách vậndụng, triển khai, lồng ghép các quy trình này vào chương trình Mĩ thuật tiểu họchiện hành sao cho có chất lượng, hiệu quả cao nhất tại trường mình Bản thân khiđược học tập, làm quen tôi thấy rất hứng thú và yêu thích phương pháp dạy – học
Mĩ thuật tiểu học mới này, nên tôi đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết để viết đề
tài :“Vận dụng dạy- học tốt môn Mĩ thuật tiểu học theo phương pháp mới, dự
án SAEPS của Đan Mạch” giúp cho bản thân hiểu rõ các quy trình hoạt động Mĩ
thuật theo tinh thần dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học” (SEAPS) của ĐanMạch Từ đó mà biết cách vận dụng, triển khai, lồng ghép các quy trình này vàochương trình Mĩ thuật tiểu học hiện hành sao cho có chất lượng, hiệu quả cao nhất,nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Mĩthuật
3 Nghiên cứu vận dụng việc dạy- học Mĩ thuật tiểu học theo phương pháp mới
Con người có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi giao tiếp với môi trườngxung quanh và cố gắng hiểu được những sự vật, hiện tượng trong môi trường đó
Nhà tâm lý học Howard Gardner đã định nghĩa Trí tuệ là tập hợp cốt lõi của các
hoạt động xử lý thông tin Trí tuệ là sức mạnh và khả năng giải quyết các vấn đềhay sáng tạo ra sản phẩm có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa Trítuệ được phát triển thông qua rất nhiều phương pháp học tập khác nhau Thông quatiếp xúc, nghiên cứu với nhiều học sinh, nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Có nhữnghọc sinh học tốt nhất thông qua đọc và ghi chép, những em khác thích hoạt độngthông qua hình ảnh, có em lại thích các hoạt động hình thể hoặc hoạt động âm
Trang 9nhạc, có những học sinh thích giải quyết vấn đề một mình trong khi nhiều em kháclại thích thảo luận với các bạn khác… Vấn đề ở đây là, giáo viên phải đảm bảo họcsinh được học tập phù hợp với lứa tuổi, hình thức học tập mà các em ưa thích cũngnhư các loại trí tuệ ưu thế của chúng.
Và hoạt động giáo dục Mĩ thuật bằng cách tổ chức các quy trình hoạt động
Mĩ thuật theo tinh thần dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học” (SEAPS) có khảnăng tác động đến dù ít hay nhiều và làm phát triển tất cả các loại hình trí tuệ nhưbảng dưới đây:
Giáo viên mĩ thuật có thể sử dụng kiến thức của mình về các loại hình trí tuệtrong quá trình lên kế hoạch và tổ chức các tình huống học tập cho học sinh Giáoviên nên dùng lĩnh vực thế mạnh để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra sự pháttriển cho các lĩnh vực khác làm cho kinh nghiệm học tập của các em phong phúhơn, mang tính thực tế hơn Hoạt động giáo dục Mĩ thuật có sự kết hợp giữa cácphương pháp học tập khác nhau khuyến khích học sinh phát triển năng lực:
• Trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua tác phẩm mĩ thuật
• Tạo ra những sản phẩm mĩ thuật, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trên kênhthông tin đã được lựa chọn
• Biểu đạt ý kiến, ấn tượng và cảm giác của các em
• Phân tích và diễn giải sự lựa chọn của mình trong suốt quy trình
Trang 10• Giao tiếp và đánh giá quy trình, kết quả, tác phẩm mĩ thuật đạt được từ nghệthuật thị giác.
3.1 Các quy trình dạy - học Mĩ thuật
Các quy trình hoạt động Mĩ thuật theo tinh thần dự án SEAPS được thể hiệnqua tích hợp, lồng ghép với các phân môn và nội dung chương trình Mĩ thuật tiểuhọc hiện hành gồm 7 quy trình mỹ thuật thử nghiệm, trong đó đề cao tính nghệthuật và giáo dục thẩm mĩ:
(1) Vẽ ký họa dáng (người/vật): Quy trình mĩ thuật Vẽ cùng nhau và sáng
tạo các câu chuyện
(2) Vẽ theo mẫu (chân dung /vật thể): Quy trình mĩ thuậtVẽ biểu cảm
(3) Vẽ trang trí (Làm bìa sách, bưu thiếp, giấy mời…): Quy trình mĩ thuật
Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc
(4) Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề
có cốt truyện: Quy trình mĩ thuật Xây dựng cốt truyện
(5) Các hình khối được tạo ra từ vật tìm được, dây thép, đất nặn, giấy bồi…
và được kết nối với nhau trong một không gian nhất định: Quy trình mĩ thuật Tạo
hình 3D tiếp cận theo chủ đề
(6) Các nhân vật được tạo hình từ các vật dụng tìm được và câu chuyện
được phát triển theo chủ đề: Quy trình mĩ thuật Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình
không gian(Nghệ thuật sắp đặt/ hoạt cảnh/ biểu diễn và sắm vai)
(7) Tạo hình các con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng: Quy trình mĩ
thuật Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
Cả 7 quy trình này đều được xây dựng chung theo một cấu trúc:
Bước 1- Thảo luận và làm quen với chủ đề
Bước 2- Quy trình được chi tiết từ đầu tới cuối thông qua mô tả thực tế cácbước khác nhau của một quy trình, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn các quy trìnhnói trên để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục mĩ thuật
Bước 3- Có thể có những thay đổi linh hoạt hoặc cân nhắc khác cho quytrình cụ thể ở thực tế
Nhưng những quy trình mĩ thuật này không phải là công thức cố định màchúng ta phải làm theo Những quy trình này tạo cảm hứng cho giáo viên mĩ thuật
Trang 11và nó còn có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực
tế tại địa phương Giáo viên có thể phát triển khả năng của học sinh ở các mức độkhác nhau trong các quy trình này như khả năng trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt,giao tiếp và đánh giá
Mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức từng quy trình này đã được giới
thiệu rất cụ thể, dễ hiểu bằng cả kênh chữ và kênh hình trong cuốn “Tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” mà Bộ Giáo dục - Đào tạo và Dự án hỗ
trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học (SEAPS) triển khai tới từng giáo viên Mĩ thuật vàođầu năm học Các tập sách Học mĩ thuật- Dạy mĩ thuật theo định hướng phát triểnnăng lực(Vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu
học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ) đã được chỉ đạo triển khai
3.2 Tích hợp theo chủ đề trong chương trình Mĩ thuật tiểu học.
Chương trình Giáo dục Mĩ thuật hiện hành là giáo viên mĩ thuật tiểu họcgiảng dạy cho khối lớp 1 đến lớp 5 với các phân môn: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽtrang trí, tập nặn tạo dáng và thường thức mĩ thuật Khi vận dụng phương pháp dạyhọc mới, chúng ta có thể sẽ thấy cần thiết phải sắp xếp lại cũng như tích hợp mộtcách linh hoạt hợp lý và sáng tạo những hoạt động dạy – học hiện tại trong phạm vi
5 phân môn nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra trong chương trình mĩ thuật ởTiểu học Muốn vậy, ta cần xây dựng kế hoạch giảng dạy theo cách linh hoạt và có
sự tích hợp hài hòa các quy trình mĩ thuật mới sao cho phù hợp với từng đối tượnghọc sinh, quá trình học của học sinh, cũng như điều kiện thực tế tại địa phương.Bên cạnh đó, ta cũng nên nghiên cứu để tìm thêm chủ đề, đặt tiêu đề, xác định sốlượng bài học/ tiết học và mục tiêu dạy và học một cách hợp lý hơn
Dưới đây là kế hoạch dạy học mĩ thuật cụ thể áp dụng các quy trình dạy họcmới mà tôi đã thực hiện giảng dạy tại năm học này, nhằm phát triển 5 năng lực mĩthuật cho học sinh như: trải nghiệm, kiến thức & kỹ năng, biểu đạt, phân tích vàdiễn giải, giao tiếp và đánh giá, cụ thể là học sinh có khả năng phát triển các nănglực: sáng tạo mĩ thuật, hiểu mĩ thuật, giao tiếp thông qua mĩ thuật một cách tựnhiên Mỗi kế hoạch giảng dạy tôi đều cố gắng thiết kế xây dựng phù hợp với điềukiện thực tế tại trường, tích hợp được các Quy trình mĩ thuật phù hợp năng lực của
HS nhằm đạt được mục tiêu của từng chủ đề
Trang 12KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN ĐAN MẠCH
(SEAPS) MÔN/HĐGD: MĨ THUẬT TIỂU HỌC L ỚP 1 P 1
- HS phát triển được năng lực tự học, quan sát,
để vẽ theo ý thích Học sinh tập diễn đạt những suynghĩ, cảm nhận của bản thân về sản phẩm của mình,của bạn
- HS phát triển năng lực quan sát và năng lực tự
học, tưởng tượng, sáng tạo
- Cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích các màu sắc, thiên nhiên
đồ vật, con vật, hoặc các hình ảnh trong tự nhiên
- HS phát triển được năng lực quan sát, năng lực
trải nghiệm, sáng tạo
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thíchcác hình
đã học trang trí được một vài con cá theo ý thích
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sảnphẩm của nhóm mình, nhóm bạn
- HS phát triển năng lực tưởng tượng, sáng tạo,
năng lực giao tiếp và đánh giá
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và biết yêu
Trang 13tranh chủ đề Em và bạn em Giới thiệu, nhận xét và
nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
- HS phát triển năng lực tạo hình, sáng tạo, thẩm
về sản phẩm của mình và bạn
- HS phát triển năng lực tưởng tượng, sáng tạo,
năng lực giao tiếp và đánh giá
- Học sinh thấy được sự cần thiết, lợi ich củaMặt Trời và biết yêu quý Mặt Trời
- HS phát triển được năng lực quan sát, mô phỏng
lại, năng lực trải nghiệm, sáng tạo
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích,bảo vệ các con vật
8 Bình
hoa xinh
xắn
2 tiết
- HS nhận ra và nêu được hình dáng, sự cân đối
và màu sắc của một số loại bình (lọ) hoa Vẽ, cắt hoặc
xé dán được bình hoa theo ý thích Giới thiệu, nhậnxét, nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình vàbạn
- HS phát triển được năng lực quan sát, tạo hình,năng lực trải nghiệm, sáng tạo
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích,giữ gìn các đồ vật trang trí
- HS phát triển được năng lực quan sát, mô phỏnglại, năng lực trải nghiệm, sáng tạo
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thíchphong cảnh thiên nhiên
10 Đàn gà
của em
- HS nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng,màu sắc của gà trống, gà mái, gà con Vẽ hoặc nặn
Trang 145 tiết được con gà theo ý thích, tạo hình được con gà bằng
các vật liệu khác Giới thiệu, nhận xét và nêu đượccảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
- HS phát triển được năng lực quan sát, trảinghiệm, sáng tạo, năng lực tạo hình và hợp tác
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp, lợi ích của gà,biết yêu thích, bảo vệ gà và các con vật
- HS phát triển được năng lực quan sát, sáng tạo,năng lực tạo hình và hợp tác nhóm
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp, lợi ích của một
số loại rau, củ, quả
- HS nêu được hình ảnh, màu sắc trên bức tranh
Nêu được nội dung chủ đề và cảm nhận của bản thânvới bức tranh yêu thích Thể hiện được bức tranh cócùng chủ đề đó Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảmnhận về sản phẩm của mình, của bạn
- HS phát triển được năng lực phân tích, đánhgiá sản phẩm mĩ thuật, năng lực tưởng tượng và sángtạo
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm
mĩ thuật Biết yêu quý người thân, bè bạn
- HS phát triển được năng lực quan sát, tạo hình,năng lực hợp tác nhóm, sáng tạo
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa, íchlợi và yêu thích ngôi nhà
Trang 152 tiết - HS phát triển năng lực thẩm mĩ, sáng tạo của cá
- HS nêu được tên và phân biệt được một số mặt
nạ con thú Tạo được mặt nạ con thú theo ý thích.Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sảnphẩm của mình, của bạn
- HS phát triển năng lực thẩm mĩ, sáng tạo của cánhân và năng lực giao tiếp, hợp tác
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các kiểu mặt nạcon thú Yêu thích trang trí
- HS phát triển năng lực tưởng tượng, sáng tạo,năng lực hợp tác, giao tiếp và đánh giá
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của loài vật.Biết yêu quý và chăm sóc các con vật
- HS phát triển năng lực tạo hình, sáng tạo, biếtdiễn đạt những cảm nhận của bản thân
- HS cảm nhận được vẻ đẹp khuôn mặt người.Biết yêu quý, tự hào về mình, người thân
- HS phát triển được năng lực quan sát, tạo hình,sáng tạo, năng lực thể hiện hình ảnh thông qua trítưởng tượng
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
và cuộc sống Biết yêu thích, giữ gìn các đồ vật trangtrí
- HS phát triển được năng lực quan sát, sáng tạo,năng lực tạo hình và hợp tác nhóm