Trong công việc hằng ngày, cán bộ nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có nguy cơ cho sức khỏe. Ðối với nhiều ngành nghề, có thể đặt ra giải pháp loại trừ nguy cơ. Song do bản chất của công việc này là không có bất kỳ biện pháp dự phòng và cải thiện nào có thể loại trừ được nguồn tác hại trong công việc của các thầy thuốc và những nhân viên y tế: tiếp xúc với người bệnh. Về mặt này, vấn đề phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho các nhân viên y tế là khá phức tạp. Những nhân viên y tế là những người đang làm các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn lao là chăm sóc sức khỏe cho mọi người, cũng cần tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và mong muốn được sự quan tâm chăm sóc của xã hội.
Trang 1Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Stress là cách cơ thể thích nghi với các tình huống mới của môi trường Trong quá trình thích nghi với môi trường mới, ở giai đoạn đầu, stress giúp người ta tăng khả năng cảnh giác, tạo sự tập trung, từ đó tăng năng lực phán đoán, ý chí và tính chiến đấu Tuy nhiên, nếu môi trường liên tục thay đổi, hoặc mức độ thay đổi liên tục tăng, khi phải huy động các nguồn năng lượng dự trữ để đối mặt lâu dài với các tác nhân tấn công từ môi trường mới thì
cơ thể sẽ dần giảm sự thích nghi Tiếp tục kéo dài, nguồn năng lượng dự trữ sẽ bị cạn kiệt, việc phòng vệ bị khuất phục, cơ thể sẽ kiệt sức, sinh ra các bệnh tâm thế Đó là tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất tập trung, trí nhớ suy giảm, dễ bị kích động, thậm chí đau đầu, đau thắt ngực, tăng hoặc tụt huyết áp, loét dạ dày, béo phì, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, suyễn,… Tình trạng ấy không chỉ làm giảm chất lượng sống của chính bản thân người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, nhất là những người sống kề cận như vợ/chồng, cha mẹ, con cái, đồng nghiệp…
Trong công việc hằng ngày, cán bộ nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có nguy cơ cho sức khỏe Ðối với nhiều ngành nghề, có thể đặt ra giải pháp loại trừ nguy cơ Song do bản chất của công việc này là không có bất kỳ biện pháp dự phòng và cải thiện nào
có thể loại trừ được nguồn tác hại trong công việc của các thầy thuốc và những nhân viên y
tế: tiếp xúc với người bệnh Về mặt này, vấn đề phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho các nhân
viên y tế là khá phức tạp Những nhân viên y tế là những người đang làm các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn lao là chăm sóc sức khỏe cho mọi người, cũng cần tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và mong muốn được sự quan tâm chăm sóc của xã hội
Tại Việt Nam, sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế bị stress rất cao Theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress ở mức trung bình Do tính chất đặc thù trong công việc của các nhân viên y tế trực tiếp liên quan đến tính mạng con người Nên áp lực đè nặng càng nặng thêm là điều không thể tránh khỏi
Nghiên cứu stress của nhân viên y tế, đặc biệt đó là nhân viên y tế đang trực tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần, nơi mà môi trường làm việc luôn căng thẳng, đầy rẩy những rủi
ro nguy hiểm đang rình rập lại là một lĩnh vực đang còn bỏ ngỏ
Trang 2Từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “ Biểu hiện Stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm Thần TW 2 - Thành phố Biên Hòa”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần TW2 - Thành phố Biên Hòa về mặt lý luận và thực tiễn Trên cơ sở đó nhằm tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần TW2 - Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 800 nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW2
-Thành phố Biên Hòa (bao gồm: Tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý và nhân viên làm việc gián tiếp)
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Stress của nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW2 - Thành phố Biên Hòa
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của nhân viên y tế trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần TW2 - Thành phố Biên Hòa nói riêng
- Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế qua biểu hiện, mức độ, nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress cho nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện tâm thần TW2 - Thành phố Biên Hòa
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo những tài liệu sưu tầm được, tham gia khảo sát các trang wed về giáo dục và đào tạo…
Nội dung nghiên cứu
I Cơ sở lý luận
1 Khái niệm chung về stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần
Trang 3Trong thực tiễn, với bất kỳ một hoạt động nào của con người tham gia đều có thể gặp phải những stress làm cho hoạt động hay quá trình đó đi lệch hướng với mục tiêu đã đặt ra, không thể tiếp tục hoạt động hoặc hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn.Những stress đó đươc tạo nên bởi một hay nhiều yếu tố mang sắc thái tiêu cực gây nên Người ta thường gọi chung là stress trong quá trình hoạt động của con người
2 Các yếu tố gây stress
Người ta có thể xem xét nguyên nhân của stress từ các gốc độ sau đây:
-Yếu tố từ môi trường tự nhiên: thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm
- Yếu tố từ môi trường xã hội:
Vấn đề quan hệ trong gia đình; con cái lấy vợ chồng, mâu thuẫn trong gia đình, nuôi dạy con, mất mát của người thân, tài chính trong gia đình…
Quan hệ xã hội (ngoài gia đình, bạn bè, đồng nghiệp)
-Yếu tố từ công việc: vấn đề liên quan tới ngành nghề, công việc, áp lực thời gian công việc, quan hệ cấp trên – dưới, môi trường làm việc không phù hợp, không nghề nghiệp… -Yếu tố từ bản thân cá nhân chủ thể:
Thể chất: Thay đổi cơ thể (tuổi về hưu, tuổi tiền mãn kinh, dậy thì…), không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
Đặc điểm cá nhân: Tính cách cá nhân, cách suy nghĩ hay giải thích những điều đã hoặc sẽ xảy ra Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực Ví dụ: nếu trượt đại học thì tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải…
Hoặc cũng có người nhìn nhận các yếu tố nguồn gốc của stress như sau:
- Stress liên quan tới yếu tố thời gian: Nó được xem như sự căng thẳng xuất phát từ tình
huống mâu thuẫn giữa thời gian quá ít, mà khối lượng công việc, con người cần phải làm quá
nhiều Điều này, khiến cho họ trở nên cảm thấy rối bời và mệt mỏi Ví dụ: NVCTXH do tính
chất công việc liên tục, phức tạp, có nhiều ca, mỗi ca lại có rất nhiều công việc liên quan cần
Trang 4giải quyết, trong khi đó họ lại có thời gian rất hạn chế Nhiều khi NVCTXH phải làm quá thời gian theo quy định nhưng công việc vẫn chưa giải quyết hết Tình trạng này khiến cho NVCTXH trở nên mêt mỏi kéo dài
- Stress liên quan tới yếu tố tương quan: mâu thuẫn trong tương tác giữa các cá nhân Đây là loại stress tạo bởi từ những tương tác xã hội của con người Ví dụ như, những căng
thẳng trong mâu thuẫn gia đình, vợ chồng, con cái, trong công sở lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên Trong quá trình làm việc mâu thuẫn có thể phát sinh từ những giao tiếp giữa người thực thi nhiễm vụ với người có nhu cầu trợ giúp Ví vụ NVCTXH có thể gặp những khó khăn trong tương tác làm việc với những thân chủ khó tính
- Stress liên quan tới yếu tố tình huống: đây là loại stress tạo bởi những vấn đề nảy sinh
từ điều kiện làm việc, ví dụ như, văn phòng làm việc không có không gian và vị trí địa lý không phù hợp làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, văn phòng tham vấn lại quá chật chội không có không gian riêng để làm việc kín đáo với thân chủ khiến cho những nguyên tắc nghề nghiệp bị vi phạm Điều này tạo nên sự ức chế về tâm lý và chức năng nghề nghiệp của NVCTXH Sự thay đổi nhiều lần nơi làm việc, phải di chuyển nhiều cũng là yếu tố tạo nên
sự mệt mỏi căng thẳng với người làm việc, nhất là với NVCTXH Họ luôn phải đi lại như vãng gia, thăm và trao đổi với các đối tác
- Stress liên quan tới yếu tố suy diễn (anticipatory): Đây là một yếu tố mang tính rất chủ
quan, chính vì vậy có người dễ bị stress, có người khó bị stress trong cùng một hoàn cảnh
- Stress liên quan tới nghị lực cá nhân: Kinh nghiệm cá nhân và sự kiên định của cá
nhân cũng tác động rất lớn tới khả năng, mức độ bị stress của cá nhân Yếu tố này cũng mang tính chủ quan và giải thích tại sao sự khác biệt về khả năng ứng phó với stress khác nhau ở những người khác nhau
3 Các dấu hiệu nhận biết stress
Các dấu hiệu thể
chất Các dấu hiệu về cảm xúc Các dấu hiệu về nhận thức Các dấu hiệu về hành vi
Thở hơi ngắn
Ra mồ hôi
Đau đầu, đau lưng,
đau nhức khắp cơ
thể
Run chân tay
Nhức đầu do căng
Tinh thần không thoải mái
Cảm thấy bồi hồi, bất an
Không có hứng thú với những sở thích
và các hoạt động
Chậm chạp, hay quên
Gặp khó khăn khi suy nghĩ về một vấn
đề một cách logic Khó thu nạp thông tin
Khó ngồi yên một chỗ
Hay kêu ca phàn nàn
Không muốn tiếp xúc gặp gỡ (ngay cả người thân)
Trang 5Đau nửa đầu kéo
dài
Đau cột sống dai
dẳng
Đánh trống ngực,
đau vùng trước tim,
tang huyết áp
Hay đau bụng, thậm
chí tiêu chạy
Đau bàng quang với
nước tiểu trong
Hay có cảm giác
chán ăn, xuất hiện
các triệu chứng về
dạ dày
Sút cân
Luôn cảm thấy mệt
mỏi, suy kiệt về sức
lực (cạn kiệt)
thường ngày Thường xuyên cảm thấy buồn phiền vì những điều nhỏ nhặt nhất
Không muốn làm việc gì, có tâm trạng buông xuôi
Âu lo, sợ hãi thường xuyên Cảm giác ủ rũ, tuyệt vọng
Mất hứng thú với cuộc sống vợ chồng Cảm thấy tâm trạng trống rỗng, thấy cuộc sống không còn ý nghĩa và giá trị
Hay nhớ lại những
sự kiện gây khó khăn
Khó khăn tập trung vào công việc Khó đưa ra quyết đinh ngay cả quyết định đơn giản Luôn cảm thấy tự ti,
tự trách mình, mất niềm tin vào tương lai
Đa nghi, nghĩ rằng mình mắc bệnh mặc
dù đã đi kiểm tra sức khỏe
Hay có hành vi (lời nói) chống đối, hoặc tự ti
Vệ sinh thân thể kém, trang phục luộm thuộm
Hay sử dụng rượu bia, chất kích thích Hành vi tự làm tổn thương (tự xỉ vả mình, đánh mình…) Đôi khi kích động đạp phá hành hung người khác
Hành vi và lời nói không nhất quán
Các rối loạn hành vi này làm cho người bị stress dễ có hành vi lạm dụng rượu, sử dụng hoặc nghiện thuốc lá cũng như các chất gây nghiện khác Ban đầu, khi sử dụng rượu và các chất gây nghiện, người bị stress cảm thấy giảm những lo âu và trầm cảm nhưng về sau, bản thân chúng lại là các chất gây lo âu và như thế đối tượng bắt buộc phải tăng lượng sử dụng các chất gây nghiện này và lâu dần những hệ quả của việc nghiện ngập là một trong những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của người bị stress
4 Stress do đặc điểm của Công tác xã hội
Trong hoạt động nghề nghiệp, nhân viên xã hội làm việc với nhiều thân chủ, mỗi thân chủ lại có các vấn đề riêng của họ, địa điểm làm việc không ổn định Với tính chất và đặc điểm của nghề công tác xã hội như vậy nên nhân viên xã hội rất dễ rơi vào trạng thái stress
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vấn đề này
II Thực trạng stress của Nhân viên xã hội tại Bệnh viện tâm thần TW2 – TP.
Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
1 Mô tả trường hợp stress của nhân viên xã hội (mô tả 1 câu chuyện dài hơn nữa)
Trang 6Trường hợp :
Chị N.T.T.H 53 tuổi, nghề nghiệp Hộ lý, hiện đang công tác với nhiệm vụ trực tiếp
chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại khoa khám bệnh, chị có một số nội dung như sau:
Về các mặt biểu hiện:
2 Nguyên nhân gây stress của NVXH
Nhóm nguyên nhân Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều
Nguyên nhân trong
công việc Công việc có độ nguy hiểm cao;Tình trạng bệnh nhân luôn quá tải
; Khối lượng công việc quá nhiều;
Tình trạng thiếu nhân lực ; Đặc điểm công việc ít giao tiếp với mọi người ; Công việc đôi khi cảm thấy không được an toàn ; Sự chuyển đổi công việc thường xuyên ; Không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ
Không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ ; Sự phân công công việc không rõ ràng;
Công việc gây nhàm chán ;
Tổ chức sắp xếp công việc chưa hợp lý
Nguyên nhân do
mối quan hệ tại nơi
làm việc
Mối quan hệ không tốt với lãnh đạo ; Cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý ; Thiếu trang thiết
bị phục vụ bệnh nhân; Không đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ;
Luôn bị chỉ trích từ cấp trên; Ít nhận được sự quan tâm động viên từ cấp trên; Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp; Bị quấy rối hay bị phân biệt đối xử; Bác sĩ không có mặt kịp thời khi bệnh nhân kích động; Địa vị
xã hội chưa được tôn trọng xứng đáng với những đóng góp; Cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý
Nguyên nhân do
mối quan hệ với
đồng nghiệp
Bất đồng với đồng nghiệp liên quan đến công việc; Gặp khó khăn khi làm việc chung với đồng nghiệp
Không có cơ hội để nói chuyện cởi mở với đồng nghiệp trong công việc; Không có cơ hội để chia sẽ kinh nghiệm và cảm xúc với đồng nghiệp; Thiếu sự hỗ trơ từ đồng nghiệp
Nguyên nhân do
mối quan hệ với
bệnh nhân và người
nhà bệnh nhân
Người nhà bệnh nhân thường xuyên chửi mắng, đe dọa; Gia đình bệnh nhân đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý; Phải đối phó với những bệnh nhân kích động
Cái chết của một bệnh nhân;
Khi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân hỏi mà chưa
có câu trả lời thỏa đáng;
Không đủ thời gian để đáp ứng yêu cầu của gia đình bệnh nhân;
Nguyên nhân từ bên
ngoài cơ quan hạnh phúc; Vấn đế sức khỏe củaCuộc sống gia đình không được
vợ/chồng, con cái; Kinh tế tiền bạc gia đình thiếu hụt; Mất nhiều thời gian để đến được cơ quan;
Trang 7Phải di chuyển trong một quảng đường xa xôi và nguy hiểm; Rắc rối trong chuyện tình cảm
Nguyên nhân do
môi trường làm
việc
Ồn ào, lộn xộn; Quá đông người;
Thiếu trang thiết bị Quá nóng; Không thoáng mát
1 Nguyên nhân gây stress đối với nhân viên y tế bệnh viện tâm thần TW2 – Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Từ những cơ sở lý luận nêu trên cho chúng ta thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây stress nói chung, nhưng trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số nguyên nhân đặc trưng gây tress cho NVYT bao gồm:
- Những nguyên nhân trong công việc
Theo nhiều nghiên cứu về tình trạng stress của NVYT thì các yếu tố đặc thù trong công việc gây stress cho NVYT như công việc có độ nguy hiểm cao, sự chuyển đổi công việc thường xuyên, chăm sóc quản lý quá nhiều bệnh nhân, tình trạng thiếu nhân lực, chịu nhiều áp lực … tạo nên không chỉ môi trường làm việc nặng nhọc, nguy hiểm mà còn tạo nên tâm lý căng thẳng khi làm việc
Điều kiện lao động không an toàn, không phù hợp, công việc có độ nguy hiểm cao, khối lượng công việc nhiều là những yếu tố góp phần gây stress cho NVYT
Về phương diện tổ chức như tổ chức sắp xếp công việc chưa hợp lý, sự phân công công việc không rõ ràng, công việc gây nhàm chán, sự quản lý không hiệu quả từ cấp trên, phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc, chưa được huấn luyện chuyên môn đầy đủ…
Đối với thời gian làm việc như chế độ trực ca kíp, trực đêm nhiều, thường phải làm việc quá giờ, không có thời gian để nghĩ ngơi đầy đủ, áp lực gần đến hạn phải hoàn thành công việc, không đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ
- Những nguyên nhân về mối quan hệ tại nơi làm việc
Các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho NVYT là đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều người; bị quấy rối hay bị phân biệt đối xử; mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp;
Đối với mối quan hệ với cấp trên có các yếu tố như mối quan hệ không tốt với lãnh đạo, luôn bị chỉ trích từ cấp trên, bị đỗ lỗi trong những trường hợp sai sót chuyên môn, bác sĩ
Trang 8không có mặt kịp thời khi bệnh nhân kích động, cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý,
thiếu sự hỗ trợ giúp từ cấp trên, ít nhận được sự quan tâm động viên từ cấp trên
- Những nguyên nhân về mối quan hệ với đồng nghiệp:
Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp; không có cơ hội để nói chuyện cởi mở với
đồng nghiệp trong công việc; bất đồng với đồng nghiệp liên quan đến công việc; thiếu sự hỗ
trơ từ đồng nghiệp; gặp khó khăn khi làm việc chung với đồng nghiệp; không có cơ hội để
chia sẽ kinh nghiệm và cảm xúc với đồng nghiệp
- Những nguyên nhân về mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân:
Cái chết của một bệnh nhân; phải đối phó với những bệnh nhân kích động; người nhà
bệnh nhân thường xuyên chửi mắng, đe dọa; tình trạng bệnh nhân không được cải thiện; gia
đình bệnh nhân đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý; khi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân
hỏi mà chưa có câu trả lời thỏa đáng; không đủ thời gian để hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân;
không đủ thời gian để đáp ứng yêu cầu của gia đình bệnh nhân; chưa chuẩn bị đầy đủ để giúp
đỡ cho gia đình của bệnh nhân
- Những nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan
Mất nhiều thời gian để đến được cơ quan; Kinh tế tiền bạc gia đình thiếu hụt Cuộc
sống gia đình không được hạnh phúc; Phải di chuyển trong một quảng đường xa xôi và nguy
hiểm; Vấn đế sức khỏe của vợ/chồng, con cái; Rắc rối trong chuyện tình cảm; Có quan hệ
không tốt với hàng xóm, bạn bè
- Những nguyên nhân từ môi trường vật lý tại nơi làm việc
Các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho NVYT là ồn ào, lộn xộn; quá nóng; thiếu
trang thiết bị; quá đông người; không thoáng khí; thiếu ánh sáng và bụi
2 Biểu hiện stress
Bảng 1 : Các biểu hiện của trường hợp bị stress
Các biểu
Về mặt cơ
thể Rối loạn giấc ngủ; Mệtmỏi Cảm giác đau không rõnguyên nhân; Đau đầu;
Đổ mồ hôi khác thường
Có vấn đề trong ăn uống; Mặt mày ủ rủ; Sức đề kháng giảm;
Trang 9Về mặt
cảm xúc
Lo lắng về nhiều điều;
Cảm thấy chán nản, buồn bả; Cảm thấy cô đơn không có ai để chia sẻ;
Cảm thấy dễ bị tổn thương
Dễ khóc và xúc động;
Cảm thấy khó chịu trong người; Cảm thấy
dễ bị tổn thương;
Tính cách không ổn định; Đôi khi cảm thấy bồn chồn, bứt rứt; Nôn nóng, sốt ruột; Cảm xúc thay đổi nhanh
Về mặt
hành vi Khả năng giao tiếp vớiđồng nghiệp giảm sút;
Không muốn giao tiếp với đồng nghiệp; Không quản
lý được thời gian của mình
Mất hứng thú với những thói quen trước đây;
Chậm chạp, kém linh hoạt hơn so với bình thường; Khó để duy trì những hoạt động kéo dài
Không thể ngồi yên một chổ
3 Cách mà Chị thường chọn lựa để làm giảm stress:
Hướng về những suy nghĩ tích cực, lạc quan với những điều tốt đẹp hơn; Cải thiện
môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường việc làm để tạo sự thoải mái hơn; Đối
mặt với các vấn đề gây stress để tìm cách giải quyết nó; Ăn uống điều độ và tập thể dục mỗi
ngày; Chia sẽ tâm sự với bạn bè người thân, đồng nghiệp; Cân bằng giữa cuộc sống gia đình
và công việc; Tìm đến các nhà chuyên môn để được giúp đở; Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân về cách giải quyết
Nguyên nhân gây stress cho chị nhiều nhất là công việc và chuyện gia đình Mặc dù
công việc hộ lý nhưng năm nay chị đã 54 tuổi và 19 năm công tác tại bệnh viện tân thần
Trong công việc do một phần lớn tuổi nên công việc chị làm rất chậm và hay mệt mỏi, do đó
chị thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ và Chị là người phải thường xuyên chuyển
công tác từ khoa này đến khoa kia, do đó công việc của chị luôn bị xáo trộn do phải thay đổi
môi trường sinh hoạt cũng như tính chất công việc của mình
Hiện tại chị rất hoang mang về tương lai của mình, chị chia sẽ chỉ còn 14 tháng nữa là
về hưu nhưng đến lúc về hưu chị mới đóng bảo hiểm mới 19 năm, tức là chưa đủ 20 năm
đóng bảo hiểm thì không biết sẽ như thế nào Hiện tại chị thường lãnh trực cho những đồng
nghiệp khác (nếu có đồng nghiệp nào kẹt công chuyện là chị sẽ nhận trực) chi cho biết bây
giờ chị lãnh trực để giành mai mốt đóng bảo hiểm cho đủ 20 năm thì mới có lương hưu
Trang 10Chị chia sẽ là lương của chị hiện nay cũng gần 4 triệu, hàng tháng chị phải trả nợ ngân hàng 1.5 triệu, còn 2.5 triệu chị trang trải cuộc sống gia đình và chơi một chân hụi hai trăm ngàn đồng để dành sau này về hưu có tiền đóng bảo hiểm
Hiện chi đang có 1 đứa con trai đang học lớp 9 nhưng học cũng chỉ khá thôi (có những biểu hiện hơi chậm so với bạn bè trang lứa vì trước lúc mang thai cháu ba cháu đã là người nghiện rượu rất nặng) Một mình chi làm nuôi ba người, chồng chị chẳng làm gì mà hiện tại chỉ suốt ngày nhậu say, không lo phụ gì được cho chị, những lúc chồng say mà chị trực thì chị phải gửi con cho chị gái trông giúp nhà của chị đang sống được xây trên đất của chùa
Số tiền mà chi trả ngân hàng là do trước đây điều kiện khó khăn chị cứ vay mượn mọi người xung quanh đến thời gian con số quá lớn làm cho chị không có khả nang trả nổi đành phải vay ngân hàng để trả và bây giờ mỗi tháng chị phải trả tiền lãi
4 Giải pháp ứng phó với stress của nhân viên y tế của Bệnh viện tâm thần TW2 – TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Để tìm hiểu những cách ứng phó với stress của NVYT BVTTTW2 – TP BH Trong quá trình nghiên cứu,tôi đã liệt kê ra cách ứng phó để khảo sát mức độ sử dụng của NVYT tương ứng với các mức độ rất quan trọng, quan trọng, không xác định, bình thường
và không quan trọng
- Cải thiện môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường việc làm để tạo sự thoải mái hơn
- Hướng về những suy nghĩ tích cực, lạc quan với những điều tốt đẹp hơn
- Đối mặt với các vấn đề gây stress để tìm cách giải quyết nó
- Cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc
- Tham gia vào các hoạt động xã hội, đoàn thể
- Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân về cách giải quyết
- Chia sẻ tâm sự với bạn bè người thân, đồng nghiệp
- Ăn uống điều độ và tập thể dục mỗi ngày
- Tìm kiếm và duy trì một đam mê ngoài công việc hiện tại (như thể thao, nghệ thuật…)
- Ngủ trung bình 7-8 giờ mỗi ngày
- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích khác
- Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong cơ quan
- Tìm đến các tổ chức đoàn thể để nhờ sự hỗ trợ (Như công đoàn, đoàn thanh niên…)
- Tìm đến các nhà chuyên môn để được giúp đỡ
- Trút sự tức giận lên người khác