1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình lý thuyết thống kê

60 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 335,47 KB

Nội dung

Một cách tổng quát, Thống kê có thể định nghĩa như sau: Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và p hân tích các con số mặt lượng của hiện tượng số lớn nhằm tìm hiể

Trang 1

Giáo trình NGUYÊN Lý ThốNG

Tài liệu đào tạo trung cấp dân số y tế

Trang 2

Danh mục chữ viết tắt

gia đình KHH : Kế hoạch hoá

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

Bài 1 NHẬP MÔN THỐNG KÊ

Mục tiêu

1 Trình bày được tổng quan về thống kê

2 Nêu được đối tượng nghiên cứu của thống kê học

3 Nêu được các khái niệm cơ bản của thống kê học

1 Sơ lược sự phát triển của khoa học thống kê

Lịch sử phát triển của thống kê

Thống kê ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của xã hội loài người và làmột trong những môn khoa học xã hội có lịch sử phát triển lâu dài nhất Đó là mộtquá trình phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành

lý luận khoa học và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập

Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết chú ý tới việc đăng ký, ghi chép vàtính toán số người trong bộ tộ c, số súc vật, số người có thể huy động phục vụ cáccuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, số người được tham gia ăn chia , phân phối của cảithu được Những hoạt động này xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc từ thế kỷ XXIIItrước công nguyên Vào thời La Mã cổ đại cũng diễn ra sự ghi chép, tính toánnhững người dân tự do, số nô lệ và của cải Mặc dù việc ghi chép còn rất giản đơnvới phạm vi hẹp, nhưng đó chính là những cơ sở thực tiễn ban đầu của thống kê

Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa trong nước c ũng như trên thịtrường thế giới ngày càng tăng lên, điều này đòi hỏi phải có các thông tin thống kê.Phạm vi hoạt động của thống kê ngày càng mở rộng, dẫn đến sự hoàn thiện của cácphương pháp thu thập, xử lý và phân tích thống kê Trong thực tế, c ác hoạt động đadạng của thống kê được thể hiện nhờ vào sự tích hợp nhiều nguyên lý, từ đó khoahọc thống kê được hình thành

Nhiều nhận định cho rằng: Nền tảng của khoa học thống kê được xây dựng bởi nhà kinh tế học Wiliam Petty (1623- 1687) Từ các tác phẩm “Số học chính trị”,

“Sự khác biệt về tiền tệ” và một số tác phẩm khác nữa, Kar Mark đã gọi Petty là người sáng lập ra môn Thống kê học Petty đã thành lập một hướng nghiên cứu khoa học gắn với “Số học chính trị”

Trang 5

Một hướng nghiên cứu cơ bản khác cũng làm khoa học thống kê phát triển

đó là hướng nghiên cứu của nhà khoa học G Conbring (1606 – 1681), ông đã xử lý,phân tích hệ thống mô tả chế độ Nhà nước Môn sinh của ông, giáo sư luật và triếthọc G Achenwall (1719 – 1772) đã dạy môn học mới với tên là “Statistics” lần đầutiên ở trường Tổng hợp Marburs (1746) Nội dung chính của khóa học này là mô tảtình hình chính trị và những sự kiện đáng ghi nhớ của Nhà nước Số liệu về Nhànước được tìm t hấy trong các tác phẩm của M.B Lomonosov (1711 – 1765), trong

đó các vấn đề đưa ra xem xét là dân số, tài nguyên thiên nhiên, tài chính, của cảihàng hóa được minh họa bằng các số liệu thống kê Hướng phát triển này củathống kê được gọi là thống kê mô tả

Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Gettingen, A Sliser (1736 – 1809) chorằng, thống kê không chỉ mô tả chế độ chính trị Nhà nước, mà còn là toàn bộ xã hội

Sự phát triển tiếp theo của thống kê được vun đắp bởi nhiều nhà khoa học Trong

đó, đáng quan tâm là nhà thống kê học A Ketle ( 1796 – 1874) đã đóng góp mộtcông trình đáng giá về lý thuyết ổn định của các chỉ số thống kê

Xu hướng toán học trong thống kê được phát triển trong công trình nghiêncứu của Francis Galton (1822 – 1911), K Pearson (1857 – 1936), V.S.Gosset (biệthiệu Student, 1876 – 1937), R.A.Fisher (1890 – 1962), M.Mitrel (1874 – 1948) vàmột số nhà toán học khác nữa F Galton đi tiên phong ở nước Anh về Thống kêhọc, ông đưa ra khái niệm mở đầu về hệ thống tương hỗ cách thăm dò thống kê đểxác định hiệu quả của việc cầu kinh Ông đã cùng K Pearson thành lập Tạp chíSinh trắc (Biometrika) Kế tục công trình của Galton, K.Pearson , một trong nhữngngười sáng lập ra ngành Toán học Thống kê hiện đại, đã nghiên cứu các mẫu, đưa

ra những hệ số mà ngày nay gọi là hệ số Pearson Ông nghiên cứu lý thuyết tiến hoá theo mô hình Thống kê toán Còn nhà toán học V Gosset, dưới danh hiệu Student,

đã đưa ra lý thuyết chọn mẫu nhỏ để rút ra kết luận xác đáng nhất từ hiện tượng nghiên cứu R Fisher đã có công phân chia các phươ ng pháp phân tích số lượng, phát triển các phương pháp thống kê để so sánh những trung bình của hai mẫu, từ

đó xác định sự khác biệt của chúng có ý nghĩa thống kê hay không M Mitrel đã đóng góp ý tưởng “Phong vũ biểu kinh tế” Như vậy, đại diện cho khuynh hướng này là cơ sở Lý thuyết xác suất thống kê Đó là một trong các ngành toán ứng dụng

Góp phần quan trọng cho sự phát triển của thống kê học là các nhà khoa họcthực nghiệm Ở thế kỷ XVII, trong công trình khoa học của I.C Kirilov (1689 –1737) và V N Tatisev (1686 – 1750) thống kê chỉ đư ợc luận giải chủ yếu như mộtngành khoa học mô tả Nhưng sau đó, vào nữa đầu thế kỷ XIX, khoa học thống kê

đã chuyển thành ý nghĩa nhận thức V.S Porosin (1809- 1868) trong tác phẩm

“Nghiên cứu nhận xét về nguyên lý thống kê” đã nhấn mạnh: “Khoa học thống kêkhông chỉ giới hạn ở việc mô tả” Còn I.I Srezenev (1812 – 1880) trong quyển

Trang 6

“Kinh nghiệm về đối tượng, các đơn vị thống kê và kinh tế chính trị” đã nói rằng:Thống kê trong rất nhiều trường hợp ngẫu nhiên đã phát hiện ra “Những tiêu chuẩnhoá” Nhà thống kê D.P Jurav (1810 – 1856) trong nghiên cứu “Về nguồn gốc vàứng dụng của số liệu thống kê” đã cho rằng: “Thống kê là môn khoa học về các tiêuchuẩn của việc tính toán”.

Trong nghiên cứu của giáo sư trường Đại học Bách khoa Peterbur,A.A.Truprov (1874 – 1926), thống kê được xem như phương pháp nghiên cứu cáchiện tượng tự nhiên và xã hội số lớn Giáo sư I.U.E Anson (1835 – 1839), trườngĐại học Tổng hợp Peterbur, trong quyển “Lý thuyết thống kê” đã gọi thống kê làmôn khoa học xã hội Đi theo quan đ iểm này có nhà kinh tế học nổi tiếng A.I.Trurov (1842 –1908) trong tác phẩm “Thống kê học” đã nhấn mạnh: “Cần nghiêncứu thống kê với qui mô lớn nhờ vào phương pháp điều tra dữ liệu với đầy đủ sốlượng và yếu tố cần thiết để từ đó có thể miêu tả các hiện tượng xã hội, tìm ra quyluật và các nguyên nhân ảnh hưởng” Còn nghiên cứu của nhà bác học A.A.Caufman (1874 – 1919) đã nêu lên quan điểm về thống kê như là “Nghệ thuật đolường các hiện tượng chính trị và xã hội”

Ngày nay, thống kê được coi là một tron g những công cụ quản lý vĩ mô quantrọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạc h phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chính sách đó Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mà còn phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị

Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống

xã hội Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiệntượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chươngtrình, kế hoạch và định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai Thống

kê là một môn khoa học, ra đời và phát triển nhờ vào sự tích lũy kiến thức của nhânloại, rút ra được từ kinh nghiệm nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, cho phép conngười sử dụng để quản lý xã hội

Trên thực tế, để có thông tin chính xác, đầy đủ cho lập kế hoạch về công tácDS-KHHGĐ thì cán bộ dân số cần được trang bị tốt kiến thức thống kê, bao gồmNguyên lý thống kê – môn cơ sở để nghiên cứu thống kê kinh tế xã hội và Thốngkê

chuyên ngành – môn học các phương pháp thống kê chuyên ngành

Trang 7

Khái niệm thống kê

Trong công tác, cũng như trong đời sống hàng ngày chúng ta thường gặpthuật ngữ “Thống kê” Thuật ngữ này có thể hiểu theo hai nghĩa:

Thứ nhất: Thống kê là số liệu được thu thập để phản ánh các hiện tượng kinhtế- xã hội, tự nhiên, kỹ thuật Ví dụ: D ân số của một địa phương tại một thời điểmnào đó; số trẻ em sinh ra trong năm của một tỉnh A

Thứ hai: Thống kê là hệ thống các phương pháp được sử dụng để nghiên cứucác hiện tượng kinh tế - xã hội, tự nhiên kỹ thuật Ví dụ: Theo Tổng điều tra dân số

và nhà ở 1/4/2009, Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam là 2,03 con/phụ nữ

Thực ra khi hỏi thống kê là gì, có nhiều cách trả lời, ví dụ trả lời như sau cóthể khó bắt bẻ “Thống kê là công việc mà các nhà thống kê làm” Công việc của nhàthống kê gồm rất nhiều hoạt động trên một phạm vi rộng, có thể tóm tắt thành cácmục lớn như sau:

- Thu thập và xử lý số liệu

- Điều tra thống kế chọn mẫu

- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng

- Dự đoán (dự báo)

- Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn

- Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắc

Một cách tổng quát, Thống kê có thể định nghĩa như sau:

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và p hân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng số lớn nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau Khi nghiên cứu một hiện tượng, điều ai cũng muốn biết là bản chất của hiện tượng Nhưng mặt chất thường ẩn bên trong còn mặt lượng biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các đại lượng ngẫu nhiên Do đó phải thông qua các phương pháp thu thập, xử

lý và phân tích thích hợp trên mặt lượng của số lớn đơn vị cấu thành hiện tượng, tá c

động của các yếu tố ngẫu nhiên mới được bù trừ và triệt tiêu, bản chất của hiện tượng mới bộc lộ ra và ta có thể nêu rõ bản chất, quy luật vận động

Thống kê chia thành hai lĩnh vực

Thống kê mô tả: Gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày

số liệu, tính toán các đặc trựng đo lường

Trang 8

Thống kê suy diễn: Gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định, phân

tích mối liên hệ, dự đoán trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu

Trong kinh tế- xã hội, thống kê quan tâm nghiên cứu các hiện tượng:

- Các hiện tượng về nguồn tài nguyên, môi trường, của cải tích lũy

- Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm

- Các hiện tượng về dân số, nguồn lao động

- Các hiện tượng về đời sống vật chất, văn hóa của dân cư

- Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội

2 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học cho thấy: thống kê học là một môn khoa học xã hội Tuy nhiên, khác với các môn khoa học xã hội khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, mà chỉ phản ánh bản chất, tính quy luật của hiện tượng thông qua các con số, các biểu hiện

về lượng của hiện tượng Điều đó có nghĩa là thống kê học phải sử dụng các con số

về quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến của hiện tượng để phản ánh, biểu thị bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Như vậy, các con số thống kê không phải chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, giúp ta nhận thức được bản chất và quy luật củahiện tượng nghiên cứu

Theo quan điểm của triết học, chất và lượng là hai mặt không thể tách rời củamọi sự vật, hiện tượng, giữa chúng luôn tồn tại mối liên hệ biện chứng với nhau Trong mối quan hệ đó, sự thay đổi về lượng quyết định sự biến đổi về chất Quy luật lượng - chất của triết học đã chỉ rõ: mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất định, khi lượng thay đổi và tích lũy đến một chừng mực nhất định thì chất thay đổi theo Vì vậy, nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp cho việc nhận thức bản chất của hiện tượng Ví dụ: Có thể đánh giá công tác dân số của một huyện qua các con số thống kê về số dân, mức sinh, tỷ lệ tăng dân số

Tuy nhiên, để có thể phản ánh được bản chất và quy luật phát triển của hiệntượng, các con số thống kê phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các hiệntượng cá biệt Th ống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoànch

ỉnh và lấy đó làm đ ối t ượng nghiên cứu Mặt lượng của hiện tượng cá biệt thườngchịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên.Mức độ và chiều hướng tác động của từng yếu tố này trên mỗi hiện tượng cá biệt rấtkhác nhau Nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít hiện tượng thì khó có thể rút ra

Trang 9

bản chất chung của hiện tượng, mà nhiều khi người ta chỉ tìm thấy những yếu tốngẫu nhiên, không bản chất Ngược lại, khi nghiên cứu trên một số lớn các hiệntượng cá biệt, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ bù trừ, triệt tiêu nhau và khi đó, bản chất,quy luật phát triển của hiện tượng mới được bộc lộ rõ Chẳng hạn, nghiên cứu tình hình sinh đẻ trong một tổng thể dân cư, cho thấy có nhiều cặp vợ chồng sinh toàn con trai, ngược lại cũng có nhiều gia đình chỉ có con gái Nếu nghiên cứu trên một

số ít gia đình, có thể thấy số bé trai được sinh ra nhiều hơn số bé gái hoặc ngược lại Nhưng khi nghiên cứu trong cả tổng thể dân cư, với một số lớn cặp vợ chồng (trên10.000 trường hợp), những trường hợp sinh toàn con tr ai sẽ bị bù trừ bởi những cặpsinh toàn con gái Khi đó, quy luật tự nhiên: số bé trai và số bé gái xấp xỉ bằng nhautheo tỷ lệ khoảng 103 - 107 bé trai trên 100 bé gái mới được bộc lộ rõ

Hiện tượng số lớn trong thống kê được hiểu là một tập hợp các hiện tượng cábiệt đủ bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên Giữa hiện tượng số lớn(tổng thể) và các hiện tượng cá biệt (đơn vị tổng thể) luôn tồn tại mối quan hệ biệnchứng Muốn nghiên cứu tổng thể, phải dựa trên cơ sở nghiên cứu từng đơn vị tổngthể Mặt khác, trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, luôn nảy sinh những hiện tượng cá biệt mới, những điển hình tiên tiến hoặc lạc hậu Sự nghiên cứu các hiện tượng cá biệt này sẽ giúp cho sự nhận thức bản chất của hiện tượng đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn Vì vậy trong thống kê, nhất là thống kê kinh tế -

xã hội, người ta thường kết hợp nghiên cứu hiện tượng số lớn với việc nghiên cứu hiện tượng cá biệt

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trong điều kiệnthời gian và địa điểm cụ thể Trong điều kiện lịch sử khác nhau, các đặc điểm vềchất và biểu hiện về lượng của hiện tượng cũng khác nhau, nhất là với các hiệntượng kinh tế - xã hội Chẳng hạn, trình độ hiện đại hóa, một trong những yếu tốảnh hưởng trực tiếp đế n năng suất lao động của người công nhân trong ngành dược,lại rất khác nhau giữa các doanh nghiệp dược Ngay trong cùng một đơn vị, cũng lại

có thể khác nhau giữa các giai đoạn, các thời kỳ, Thậm chí, giữa các bộ phậntrong cùng một đơn vị, nhiều khi cũng tồn tại những khác biệt đáng kể Vì vậy, cáccon số về năng suất lao động của người công nhân trong từng doanh nghiệp dược,từng thời kỳ khác nhau cũng có ý nghĩa khác nhau Như vậy, khi sử dụng các sốliệu thống kê phải luôn gắn nó trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể của hiệntượng mà số liệu phản ánh

Từ các phân tích trên, có thể rút ra kết luận: Đối tượng nghiên cứu của thống

kê là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Trang 10

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu trên, thống kê có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê

- Thu thập thông tin

- Tổng hợp thông tin

- Phân tích thống kê

- Dự đoán thống kê

- Đề xuất ý kiến cho quyết định quản lý

3 Một số khái niệm thường dùng trong thống kê

Quy luật số lớn

Quy luật số lớn là phạm trù của lý thuyết xác suất, ý nghĩa của quy luật này

là tổng hợp sự quan sát số lớn tới mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tínhtất nhiên của hiện tượng sẽ bộc lộ

Quy luật số lớn không giải thích bản chất của hiện tượng kinh tế - xã hội, hiệntượng dân số, nhưng vận dụng quy luật số lớn người ta có thể biểu hiện bản chất cụthể của hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện tượng dân số

Thống kê vận dụng quy luật số lớn để lượng hóa bản chất và quy luật củahiện tượng kinh tế- xã hội thông qua tính quy luật thống kê

Ví dụ: Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái mới sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch (12 tháng)

Giả sử năm 2011, ta đếm số trẻ em sinh ra tại tỉnh A, như sau: gia đình thứnhất sinh con trai, gia đình thứ hai sinh con gái, gia đình thứ ba sinh đôi con trai, Nếu ta đếm trong phạm vi 300 trường hợp (tương đương số sinh 1 xã trong năm) , số

bé trai là 180 cháu và số bé gái là 120 cháu, tỷ số là 150/100 Lý do, số lượngtrường hợp sinh được đếm quá nhỏ nên chưa thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ sốgiới sinh khi sinh Nhưng nếu ta đếm tất cả số sinh của tỉnh A, thì số bé trai là 5.300cháu và số bé gái là 5.000 cháu, tỷ số là 106/100 Khi số lượng cá thể được đếm đủlớn (trường hợp này là trên 10.000 cháu) nên đã thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ

số giới sinh khi sinh của tỉnh A

Tính quy luật thống kê

Tính quy luật thống kê là một trong những hình thức biểu hiệ n mối liên hệ chung của các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội

Tính quy luật thống kê không phải là tính quy luật của hiện tượng cá biệt mà

là kết quả nghiên cứu của thống kê đối với hiện tượng số lớn, trong đó chênh lệch

Trang 11

về số lượng ở từng đơn vị cá biệ t mang tính ngẫu nhiên Về thực chất, tính quy luậtcủa thống kê cũng như các quy luật nói chung phản ánh những mối liên hệ nhân quảtất nhiên Nhưng các mối liên hệ này thường không có tính chất chung rộng rãi màphụ thuộc vào phạm vi thời gian và không gian nhất định, tồn tại trong điều kiệnphát triển cụ thể của hiện tượng.

Tính quy luật thống kê không phải là tác động của một nguyên nhân mà làtoàn bộ các nguyên nhân kết hợp với nhau Đó là biểu hiện tổng hợp của mối liên hệnhân quả, là đặc trưng của h iện tượng số lớn được tổng hợp lại qua các tổng thểthống kê Nhìn chung càng mở rộng phạm vi nghiên cứu về thời gian và không gianthì tính quy luật trong thống kê càng thể hiện rõ

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái mới sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch (12 tháng)

Bình thường tỷ số này dao động từ 103 đến 107 và rất ổn định qua thời gian và không gian (quy luật thống kê).

Tổng thể thống kê

Tổng thể là khái niệm để chỉ đối tượng nghiên cứu cụ thể Tổng thể thống kê

là hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn gồm những đơn vị (phần từ, hiện tượng) cá biệtcần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng Ví dụ: Toàn bộ nhân khẩu củanước ta tại thời điểm ngày 1/4/2009 là một tổng thế thống kê, bao gồm nhiều nhânkhẩu với những đặc trưng khác nhau

- Tổng thể có thể phân loại theo cách thể hiện:

+ Tổng thể bộc lộ là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành tổng thể có thể thấyđược bằng trực quan (quan sát được) Ví dụ: Số nhân khẩu, số trường đại học y

+ Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể gồm các đơn vị không thể nhận biết đượcbằng trực quan (không quan sát được) Ví dụ: số phụ nữ đang sử dụng một biệnpháp tránh thai

- Tổng thể có thể phân loại theo đặc điểm:

+ Tổng thể đồng chất là tổng thể gồm các đơn vị giống nhau về một số đặcđiểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu

+ Tổng thể không đồng nhất là tổng thể gồm các đơn vị khác nhau về các đặcđiểm, các loại hình

- Tổng thể cũng có thể phân loại theo tính chất

+ Tổng thể chung là tổng thể gồm tất cả đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu.+ Tổng thể bộ phận là tổng thể bao gồm chỉ những đơn vị thuộc bộ phận

Trang 12

Định nghĩa tổng thể không những chỉ giới hạn về thực thể (tổng thể là gì?)

mà cần phải giới hạn về thời gian và không gian (tổng thể tồn tại vào thời gian nào?

ở đâu?)

Định nghĩa tổng thể làm rõ đặc trưng cơ bản chung của hiện tượng kinh tế

-xã hội số lớn phù hợp với mục đích nghiên cứu Thông qua việc phân tích lý luận vàthực tiễn phải làm rõ tổng thể đó bao gồm đơn vị cá biệt, các hiện tượng cá biệt làđơn vị tổng thể Tất cả các đơn vị cá thể thuộc tổng thể chỉ giống nhau một số mặtcòn một số mặt khác thì khác nhau Trong thực tế, phải nêu rõ tổng thể nghiên cứubao gồm những đơn vị tổng thể nào

Ví dụ: tổng thể những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi, nókhông bao gồm những phụ nữ trên 50 tuổi

Đơn vị tổng thể bao giờ cũng có đơn vị tính toán phù hợp Xác định đơn vịtổng thể là việc cụ thể hóa tổng thể Cho nên xác định đơn vị tổng thể cũng quantrọng như xác định t ổng thể

Tiêu thức thống kê

Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể Đơn vịnghiên cứu có nhiều đặc điểm, nên tùy theo mục đích nghiên cứu mà chọn lựa một

số đặc điểm Các đặc điểm này gọi là các tiêu thức

Ví dụ: một người t rong tổng thể nhân khẩu có các tiêu thức: họ và tên, nămsinh, giới tính, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nơi ở, nghề nghiệp

Đơn vị tổng thể được làm rõ đặc trưng của nó qua các tiêu thức: thực thể,thời gian và không gian

- Tiêu thức thực thể: nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể Ví dụ: giới tính,

năm sinh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp Theo nội dung, tiêu thức thực tế gồm hailoại là thuộc tính và số lượng

+ Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không có biểu hiện trực tiếp bằng các con

có biểu hiện gián tiếp: lượng tiêu dùng thịt, sữa theo đầu người

+ Tiêu thức số lượng là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng các con số (gọi

là lượng biến) Tiêu thức số lượng còn gọi là tiêu thức lượng hóa Ví dụ: năng suấtlao động có biểu hiện trực tiếp là số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

Trang 13

của một người công nhân ngành dược.

+ Tiêu thức thực thể nếu chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn

vị tổng thể được gọi là tiêu thức tha y phiên Vi dụ: tiêu thức giới tính (nam, nữ)

Tiêu thức thực thể có ba biểu hiện trở lên có thể trở thành tiêu thức thayphiên Ví dụ trình độ văn hóa có thể rút gọn thành hai tiêu thức: biết chữ và mù chữ.Những trường hợp này được tiến hành khi người ta chỉ quan tâm đến một biểu hiệnnào đó, xuất hiện hay không xuất hiện trên đơn vị tổng thể

- Tiêu thức thời gian: nêu hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện vào thời gian nào.

Những biểu hiện của tiêu thức thời gian là ngày, tháng, năm Thời gian có giá trịcủa các chỉ dẫn về đối tượng nghiên cứu và đơn vị tổng thể, về sự phân phối chúngtrong một thời gian cũng như thay đổi từ thời kỳ này đến thời kỳ khác được khẳngđịnh qua tiêu thức thời gian

Ví dụ: theo Tổng điều tra dân số và nhà ở vào 0 giờ ngày 1/4/2009, dân sốnước ta là 85,8 triệu người, Nam là 42,2 triệu người , chiếm 49% dân số; Nữ là 43,6triệu người , chiếm 51%; so với năm 1999 tăng 9,47 triệu người, tức là tăng1,2%/năm Như vậy, Tổng dân số nước ta và phân bố theo theo giới tính có gi á trịtại 0 giờ ngày 1/4/2009 Dân số tăng là 9,47 triệu người với tốc độ tăng là 1,2 %/năm

có giá trị trong thời kỳ 1999-2009

- Tiêu thức không gian: nêu phạm vi lãnh thổ bao trùm của đơn vị nghiên cứu và sự

xuất hiện theo địa điểm của các đơn vị tổng thể

Những biểu hiện của nó chỉ ra nhờ sự phân định về mặt quản lý hành chínhhoặc theo điều kiện tự nhiên, vùng kinh tế Nghiên cứu thống kê theo tiêu thứckhông gian có ý nghĩa quan trọng, trước hết là gắn với tiêu thức thực tế để quan sátphân phối về mặt lãnh thổ của các đơn vị tổng thể

Ví dụ: người ta không chỉ quan tâm đến số lượng cơ cấu tuổi của người laođộng mà còn phải chỉ ra số người lao động này ở đâu

Các tiêu thức góp phần vào việc khẳng định đơn vị tổng thể cũng như tổngthể, vì chúng nêu rõ các mặt và tính chất nhất định của đơn vị tổng thể Nhờ đóchúng ta phân biệt đơn vị này với đơn vị khác, tổng thể này với tổng thể kia

Chỉ tiêu thống kê

Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô,tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điềukiện không gian và thời gian cụ thể

Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính

cụ thể Chỉ tiêu thống kê có hai bộ phận: khái niệm và con số Ví dụ: [khái niệm]

13

Trang 14

Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú [không gian] tại Việt Nam [thời gian] vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 [số lượng] người [đơn vị tính].

- Theo nội dung phản ánh, có chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng:

+ Chỉ tiêu khối lượng phản ánh quy mô , khối lượng của tổng thể Ví dụ:Tổng số dân số, số nam

+ Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất, trình độ phổ biến,mối quan hệ tổng thể Ví dụ: Số bác sĩ trên một vạn dân,

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối

- Theo hình thức biểu hiện, có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị:

+ Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên Ví dụ: số lượng máy siêu

âm xách tay tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn, hoặc đơn vị đolường quy ước như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít, v.v

+ Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra cònđược tính bằng ngoại tệ như đôla Mỹ, Euro Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệpdược, doanh thu tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam (nghìn đồng,triệu đồng ); kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính bằng đôla Mỹ

- Theo đặc điểm về thời gian, có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ:

+ Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại mộtthời điểm Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dàithời gian nghiên cứu

+ Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong mộtthời kỳ nhất định Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dàithời gian nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánhbản chất của lĩnh vực nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành

Trong thống kê kinh tế - xã hội có nhiều loại hệ thống chỉ tiêu thống kê: Hệ thống chỉ tiêu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc chung cho nhiều lĩnh vực, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chung cho nhiều lĩnh vực là hệ thống chỉ tiêu có phạm vi rộng, phản ánh tình hìn h kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước hoặc về các mặt sản xuất vật chất, dịch vụ, đời sống văn hóa, xã hội

Trang 15

Bài 2 THU THẬP DỮ LIỆU THỐNG KÊ

Mục tiêu

1 Phân biệt được các loại dữ liệu thống kê

2 Nêu được các phương pháp thu thập dữ liệu thống kê

3 Nêu được các bước xây dựng phương án điều tra thống kê

4 Nêu được các điểm chính của sai số trong điều tra thống kê

Quá trình nghiên cứu thống kê các hiện tượng kinh tế - xã hội phải có nhiều

dữ liệu Việc thu thập số liệu đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí Cho nêncông tác thu thập dữ liệu thống kê cần phải được tiến hành có hệ thống theo một kếhoạch thống nhất để thu thập được dữ liệu đáp ứng mục tiêu và nội dung nghiên cứuvới khả năng nhân lực và chi phí trong giới hạn cho phép

1 Các loại dữ liệu thống kê

Xác định dữ liệu cần thu thập

Chúng ta có khả năng thu thập rất nhiều dữ liệu liên quan đến hiện tượngnghiên cứu Vấn đề đầu tiên của công việc thu thập dữ liệu là làm rõ những dữ liệunào cần thu thập? thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này Nếu không thì chúng ta sẽ mấtrất nhiều thời gian và tiền bạc cho những dữ liệu không quan trọng hay không liênđến vấm đề đang nghiên cứu Xác định dữ liệu cần thu thập xuất phát từ vấn đềnghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Nếu vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứucàng cụ thể thì việc xác định dữ liệu cần thu thập càng dễ dàng

Việc xác định nội dung điều tra, cần căn cứ vào các yếu tố sau:

- Mục đích điều tra: Mục đích điều tra chỉ rõ cần thu thập những thông tin nào để đápứng yêu cầu của nó Mục đích điều tra khác nhau, nhu cầu thông tin cũng khácnhau Mục đích càng nhiều, nội dung điều tra càng phải rộng, càng phải phong phú

- Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: Tất cả những hiện tượng mà thống kê nghiêncứu đều tồn tại trong những điều kiện cụ thể về thời gian và không gian Khi điềukiện này thay đổi, đặc điểm của hiện tượng cũng thay đổi Khi đó, các biểu hiệncũng khác nhau, do vậy việc lựa chọn tiêu thức nghiên cứu cũng phải khác nhau

Trang 16

- Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, của người tổ chức điều tra Điều này biểu hiện

ở khả năng về tài chính, về thời gian, về kinh nghiệm và trình độ tổ chức điều tra.Nếu tất cả các yếu tố này được đảm bảo tốt, có thể mở rộng nội dung điều

tra, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của các thông tin thu được Trường hợp ngượclại, cần kiên quyết loại bỏ những nội dung chưa thực sự cần thiết

Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng

Trước khi thu thập dữ liệu, cần phải phân biệt tính chất của dữ liệu Có hailoại là dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng Dữ liệu định tính phản ánh tính chất,

sự hơn k ém của các đối tượng nghiên cứu Dữ liệu định lượng phản ánh mức độ haymức độ hơn kém Dữ liệu định tính thu thập bằng thang đo định danh hay thứ bậc,

dữ liệu định lượng thu thập bằng thang đo khoảng cách hay thang đo tỷ lệ

Dữ liệu định lượng thường cung cấp nhiều thông tin hơn và dễ áp dụng nhiềuphương pháp phân tích hơn Khi thực hiện nghiên cứu, trong giai đoạn lập kế hoạch,người nghiên cứu cần xác định trước các ph ương pháp phân tích cần sử dụng để phục

vụ cho mục tiêu nghiên cứu của mình, và từ đó xác định loại dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thu thập được nếu chia theo nguồn là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơcấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn số liệu có sẵn, đó chính lànhững dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp,ban đầu từ đối tượng nghiên cứu

- Dữ liệu thứ cấp khá đa dạng đối với trạm y tế, có thể sử dụng nguồn sau:

+ Nội bộ: Các số liệu thống kê, báo cáo về tình hình chăm sóc sức khỏe nhândân, chương trình dân số- kế hoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống suydinh dưỡng của các nhân viên y tế của trạm y tế

+ Cơ quan Thống kê tập trung: C án bộ thống kê của Ủ y ban Nhân dân xã hoặc Chi cục Thống kê cấp huyện cung cấp trong Niên giám thống kê hoặc công bố

số liệu chính thức (có tính pháp lý duy nhất) của huyện Chủ yếu các các dữ liệu tổng quát về dân số, mức sống, lao động

+ Cơ quan chuyên môn: Cung cấp số liệu thống kê chuyên ngành mang tínhchi tiết hơn và đặc thù của ngành

+ Báo, tạp chí: Số liệu mang tính thời sự, cập nhật cao, nhưng mức độ tin cậyphụ thuộc vào nguồn số liệu mà bài báo sử dụng

+ Các nguồn khác

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra

khảo sát Các điều tra khảo sát chia thành nhiều loại Căn cứ vào tính chất liên tục

Trang 17

của điều tra, chia ra điều tra thường xuyên và không thời xuyên Căn cứ vào phạm

vi thu thập thực tế, chia ra thành điều tra toàn bộ h ay không toàn bộ

Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu về hiện

tượng nghiên cứu một cách có hệ thống theo sát quá trình biến động của hiện tượng

Ví dụ thu thập, ghi chép biến động dân số của một địa phương (sinh, chết, đi, đến)

Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu

không liên tục, mà chỉ tiến hành thu thập khi có nhu cầu cần nghiên cứu hiện tượng

Ví dụ Tổng điều tra dân số Các cuộc điều tra không thường xuyên có thể tiến hànhtheo định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm ) hay không định kỳ

Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên tất cả các đơn vị

của tổng thể nghiên cứu Ví dụ: Tổng điều tra dân số Điều tra toàn bộ cung cấp dữliệu đầu đủ nhất cho nghiên cứu thống kê Nó giúp ta tính toán các chỉ tiêu quy mô,khối lượng một cách khá chính xác Cho phép nghiên cứu cơ cấu, tình hình biếnđộng, đánh giá thực trạng hiện tượng, dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng Điều tra toàn bộ đòi hỏi chi phí lớn về nhân lực, thời gian và tiền bạc, vì vậy khôngthể áp dụng cho tất cả các trường hợp nghiên cứu

Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên một số đơn

vị được chọn của tổng thể nghiên cứu Tùy theo cách chọn đơn vị, điều tra khôn gtoàn bộ chia ra 3 loại: điều tra chuyên đề, điều tra chọn mẫu và điều tra trọng điểm

Điều tra chuyên đề là tiến hành thu thập dữ liệu trên một số rất ít các đơn vị

của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của đơn vị đó Mục đích

là khám phá, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu Dự liệu củađiều tra chuyên đề để phục vụ cho nghiên cứu định tính, không dùng để suy rộng,không dùng để tìm hiểu tình hình cơ bản của hiện tượng, mà chỉ rút ra kết luận vềbản thân các đơn vị được điều tra Kết quả điều tra chuyên đề có thể được sử dụng làm cơ sở để thiết kế cho một điều tra quy mô lớn, mang tính chất định lượng

Điều tra chọn mẫu là tiến hành thu thập dữ liệu trên một số phần tử hoặc đơn

vị được lựa chọn từ tổng thể nghiên cứu Điều tra chọn mẫu được sử dụng nhiềunhất, do tiết kiệm thời gian, chi phí và dữ liệu đáng tin cậy Dữ liệu điều tra chọnmẫu được sử dụng để suy rộng thành các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu

Điều tra trọng điểm là tiến hành thu thập dữ liệu trên bộ phận chủ yếu, tập

trung nhất của toàn bộ tổng thể nghiên cứu Kết quả của điều tra trọng điểm giúp tanhận biết nhanh tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, mà không dùng để suyrộng thành cách đặc trưng của tổng thể

Trang 18

2 Các phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu

Thu thập trực tiếp.

Quan sát là thu thập dữ liệu bằng cách quan sát các hành động, thái độ của

đối tượng khảo sát trong những tình huống nhất định Ví dụ : Quan sát số lượng vàthái độ của khách đến thăm khám tại cơ sở y tế; quan sát thứ tự hành động đi đếncác bàn khám của từng khách hàng đến khá m

Phỏng vấn trực tiếp: Người phỏng vấn trực tiếp hỏi đối tượng được điều tra

và tự ghi chép dữ liệu vào câu hỏi hay phiếu điều tra Phương pháp phỏng vấn trựctiếp phù hợp với những cuộc điều tra phức tạp cần thu thập nhiều dữ liệu Ưu điểm

là thời gian phỏng vấn có thể ngắn hay dài tuỳ thuộc vào số lượng dữ liệu cần thuthập; và nhân viên trực tiếp phỏng vấn có điều kiện để có thể giải thích một cáchđầy đủ, cặn kẽ, đặt những câu hỏi chi tiết để khai thác thông tin và kiểm tra dữ liệutrước khi ghi chép vào phiếu điều tra

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp có ưu điểm lớn là dữ liệu được thu thậpđầy đủ theo nội dung điều tra và có độ chính xác khá cao, cho nên được áp dụngkhá phổ biến trong điều tra thống kê Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phílớn, nhất là chi phí về nhân lực và thời gian

Thu thập gián tiếp.

Nhân viên điều tra thu thập tài liệu qua trao đổi bằng điện thoại, hoặc thư gửiqua bưu điện với đơn vị điều tra hoặc qua chứ ng từ, sổ sách có sẵn ở đơn vị điều tra

Ví dụ: trong điều tra hộ gia đình, nhân viên điều tra gặp đại diện hộ gia đìnhtrao phiếu điều tra, giải thích ý nghĩa điều tra, cách trả lời Đại diện hộ gia đìnhxác định các dữ liệu cần thiết và tự ghi vào phiế u điều tra, rồi gửi cho nhân viênđiều tra Trong điều tra về biến động dân số của một địa phương, nhân viên điều tra

có thể thu thập tài liệu qua sổ sách theo dõi của cơ quan địa phương, nhân viên điềutra có thể thu thập tài liệu qua sổ sách theo dõi của cơ quan địa phương về số sinh,

tử, chuyển đi, chuyển đến

Thu thập gián tiếp ít tốn kém hơn thu thập trực tiếp, nhưng chất lượng dữliệu không cao, nên thườn g chỉ áp dụng trong những trường hợp khó khăn hoặckhông có điều kiện thu thập trực tiếp

3 Xây dựng phương án điều tra thống kê

Để thu thập dữ liệu khách quan đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu kịp thời vàđầy đủ thì điều tra thống kê cần phải được tổ chức một cách khoa học, thống nhất vàchu đáo Vấn đề cơ bản nhất được đặt ra trước khi tiến hành điều tra thực tế làphải

Trang 19

xây dựng được kế hoạch điều tra.

Trang 20

Kế hoạch điều tra là một tài liệu dưới dạng văn bản, trong đó đề cập những vấn

đề cần giải quyết hoặc cần được hiểu thống nhất, trình tự và phương pháp tiến hànhcuộc điều tra, những vấn đề thuộc về chuẩn bị và tổ chức toàn bộ cuộc điều tra

Đối với mỗi cuộc điều tra thống kê cần phải xây dựng kế hoạch điều tra phùhợp Sau đây là nội dung cơ bản của kế hoạch điều tra

Mô tả mục đích điều tra

Mục đích điều tra là nội dung quan trọng đầu tiên của kế hoạch điều tra, xác định rõ điều tra để tìm hiểu những khía cạnh nào của hiện tượng, phục vụ yêu cầu nghiên cứu hoặc yêu cầu quản lý nào

Bất kỳ một hiện tượng nào cũng có thể được quan sát, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Nhưng với mỗi cuộc điều tra ta không thể và cũng không cần thiết phải điều tra tất cả các khía cạnh của hiện tượng, mà chỉ cần khảo sát điều tra những khía cạnh phục vụ yêu cầu nghiên cứu cụ thể

Việc xác định mục đích điều tra có tác dụng định hướng cho toàn bộ quá trìnhđiều tra Nó liên quan đến xác định đối tượng, đơn vị và nội dung điều tra Muốn xácđịnh mục đích điều tra cần căn cứ vào mục đích toàn bộ quá trình nghiên cứu

Xác định đối tượng điều tra và đơn vị điều tra

Đối tương điều tra: Là tổng thể các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu có

thể cung cấp những dữ liệu cần thiết khi tiến hành điều tra

Xác định đối tượng điều tra có nghĩa là quy định rõ phạm vi của hiện tượngnghiên cứu, vạch rõ ranh giới của hiện tượng ngiên cứu với hiện tượng khác, giúp taxác định đúng đắn số đơn vị cần điều tra thực tế Xác định chính xác đối tượng điềutra giúp tránh được nhầm lẫn khi thu thập dữ liệu, làm cho dữ liệu thu thập và tổnghợp phản ánh đúng hiện tượng cần nghiên cứu

Khi xác định đối tượng điều tra phải căn cứ mục đích điều tra, đồng thời phảiđịnh nghĩa những tiêu chuẩn phân biệt rõ ràng, vì nhiều khi biểu hiện bên ngoài củahiện tượng giống nhau, nhưng thực chất lại khác nhau Ví dụ: Tổng điều tra dân số,đối tượng điều tra được xác định là “Nhân khẩu thường trú” trên lãnh thổ Việt Nam

Để phân biệt “nhân khẩu thường trú” với “nhân khẩu tạm trú” và với “nhân khẩu cómặt”, tránh đăng ký trùng lặp hay bỏ sót, kế hoạch điều tra đã nêu ra những tiêuchuẩn cụ thể để xác định thế nào là nhân khẩu thường trú

Đơn vị điều tra: là đơn vị thuộc đối tượng điều tra và được xác định sẽ điều

tra thực tế Trong điều tra toàn bộ thì số đơn vị điều tra chính là số đơn vị thuộc đốitượng điều tra Trong điều tra không toàn bộ thì số đơn vị điều tra là những đơn vịđược chọn ra trong số đơn vị của đối tượng điều tra

Trang 21

Xác định đơn vị điều tra chính là xác định nơi cung cấp những dữ liệu cầnthiết cho quá trình nghiên cứu Đồng thời đơn vị điều tra là căn cứ để tiến hành tổnghợp, phân tích và dự báo thống kê.

Khi xác định đơn vị điều tra phải căn cứ vào mục đích điều tra và đối tượngđiều tra Đơn vị điều tra có thể là từng doanh nghiệp, từng của hàng, từng trườnghọc , nhưng cũng có thể là từng công nhân, từng học sinh Trong một cuộc điềutra cũng có thể dùng nhiều loại đơn vị điều tra để đá p ứng những yêu cầu nghiêncứu khác nhau Ví dụ: Tổng điều tra dân số thường dùng hai loại đơn vị điều t ra làtừng người dân và từng hộ Tuy nhiên, trong cuộc Tổng điều tra dân số 2009, người

ta đã xác định đơn vị điều tra là “hộ dân cư” (hộ dân cư bao gồm một người ăn, ởriêng hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung)

Nội dung điều tra

Nội dung điều tra là mục lục các tiêu thức hay đặc trưng cần thu thập dữ liệutrên các đơn vị điều tra

Từ đơn vị điều tra có thể thu thập được dữ liệu theo nhiều phương thức khác nhau Nhưng trong mỗi cuộc điều tra ta không cần thu thập dữ liệu theo tất cả các tiêu thức, mà chỉ thu thập theo một số các tiêu thức Những tiêu thức này đủ đáp ứng cho mục đích điều tra và mục đích nghiên cứu Vì vậy trong kế hoạch điều tra phải xác định và thống nhất mục lục các tiêu thức cần thu thập dữ liệu, xác định và thông nhất nội dung điều tra Khi tiến hành điều tra cần thu thập dữ liệu theo đúng nội dung điều tra từ tất cả các đơn vị điều tra

Khi xác định nội dung điều tra phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu chung,mục đích điều tra cụ thể, đồng thời phải tính đến khả năng về nhân lực, thời gian,chi phí Cho nên nội dung điều tra chỉ nên bao gồm những tiêu thức hay đặc trưngquan trọng nhất có liên quan trực tiếp đến mục đích điều tra và có quan hệ chặt chẽhoặc có thể bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra tính chấtchính xác các dữ liệu

Mỗi tiêu thức trong nội dung điều tra phải được diễn đạt thành câu hỏi ngắngọn, cụ thể, rõ ràng để cả người điều tra và ngư ời được điều tra điều hiểu thống nhất

Xác định thời điểm, thời kỳ điều tra

Tuỳ theo tính chất, đặt điểm của hiện tượng nghiên cứu cần phải xác địnhđúng đắn và chặt chẽ thời gia thu thập dữ liệu về hiện tượng

Thời điểm điều tra: là mốc thời gian đượ c xác định để thống nhất đăng ký dữ

liệu của toàn bộ các đơn vị điều tra Xác định thời điểm điều tra là xác định cụ thểngày, giờ để thống nhất đăng ký dữ liệu, tức là xác định ý muốn nghiên cứu trạngthái, hiện tượng ở chính thời điểm đó

21

Trang 22

Khi xác định thời điểm điều tra phải căn cứ vào tính chất mỗi loại hiệntượng, đồng thời phải đảm bảo thuận tiện cho việc đăng ký dữ liệu và tính các chỉtiêu từ dữ liệu điều tra Ví dụ tổng điều tra dân số Việt Nam, thời điểm điều trađược xác định là 0 giờ ngày 1 tháng 4 vì ở thời điểm này dân số ít biến động nhất đểvừa đăng ký dữ liệu chính xác, vừa tránh đăng ký trùng, hoặc bỏ sót đơn vị điều trakhi thu thập dữ liệu.

Thời kỳ điều tra: Là khoảng thời gian xác định để thống nhất đăng ký dữ liệu

của các đơn vị điều tr a trong suốt khoản thời gian đó (ngày, tuần, 10 ngày, 1 tháng,

3 tháng hay 1 năm ) Ví dụ điều tra số người sinh, chết, chuyển đi, chuyển đếntrong một năm của một địa phương; số lần đi siêu thị trong vòng một tháng qua, sốlượng tập vỡ học sinh sử dụng trong năm học qua Thời kỳ điều tra có thể dài hayngắn phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu

Thời hạn điều tra: Là thời gian dành cho việc đăng ký ghi chép tất cả các dữ

liệu điều tra, được tính từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc toàn bộ việc thu thập dữliệu Ví dụ tổng điều tra dân số thời hạn điều tra là trong vòng 10 ngày đầu tháng 4

Thời hạn điều tra dài hay ngắn tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp củahiện tượng, vào nội dung nghiên cứu, lực lượng tham gia điều tra Nhưng thời hạnđiều tra không nên quá dài

Biểu điều tra và bảng giải thích ghi biểu

Biểu điều tra: (còn gọi là phiếu điều tra, bảng câu hỏi) là loại bảng in sẵn

theo mẫu quy định trong kế hoạch điều tra, được sử dụng thống nhất để ghi dữ liệucủa đơn vị điều tra

Biểu điều tra phải chứa đựng toàn bộ nội dung cần điều tra, đồng thời phảithuận tiện cho việc ghi chép và kiểm tra dữ liệu, thuận tiện cho tổng hợp

Trên biểu điều tra, những thang đo định tính sử dụng trong nội dung điều tracần được mã hoá sẵn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập dữ liệu vào máy tính.Thường người ta dùng số liệu để mã hoá

Bảng giải thích cách ghi biểu: Kèm theo biểu điều tra là bản giải thích và

hướng dẫn cụ thể cách xác định và ghi dữ liệu vào biểu điều tra Nó giúp cho nhânviên điều tra nhận thức thống nhất các câu hỏi trong biểu điều tra Nội dung, ý nghĩacác câu hỏi phải được giải thích một cách khoa học và chính xác Những câu hỏiphức tạp có nhiều khã năng trả lời cần có ví dụ cụ thể

Ngoài nội dung chủ yếu trên, trong kế hoạch điều tra còn c ần đề cập và giảithích một số vấn đề thuộc phương pháp, tổ chức và tiến hành điều tra như:

- Cách thức chọn mẫu;

Trang 23

- Phương pháp thu thập dữ liệu và ghi chép ban đầu;

- Các bước và tiến độ tiến hành điều tra ;

- Tổ chức và quy định nhiệm vụ của bộ phận tham gia điều tra;

- Bố trí lực lượng điều tra và phân chia khu vực điều tra ;

- Tổ chức cuộc họp chuẩn bị và huấn luyện nhân viên điều tra ;

- Tiến hành điều tra thử để rút kinh nghiệm ;

- Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra

4 Sai số trong điều tra thống kê

Trong điều tra thống kê có hai loại sai số: Sai số chọn mẫu (sai số do tính đạidiện của số liệu vì chỉ chọn một bộ phận các đơn vị để điều tra) và sai số phi chọnmẫu (sai số thuộc về lỗi của các quy định, hướng dẫn, giải thích tài liệu điều tra, dosai sót của việc cân đong, đo đếm, cung cấp thông tin, ghi chép, đánh mã, nhậptin, ) từ đây gọi là "sai số điều tra"

Sai số chọn mẫu chỉ phát sinh trong điều tra chọn mẫu khi tiến hành thu thập

ở một bộ phận các đơn vị tổng thể (gọi là mẫu) rồi dùng kết quả suy rộng cho toàn

bộ tổng thể chung Sai số chọn mẫu phụ thuộc vào cỡ mẫu (mẫu càng lớn thì sai sốcàng nhỏ), vào độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu (độ đồng đều cao thì sai sốchọn mẫu càng nhỏ) và phương pháp tổ chức điều tra chọn mẫu Còn sai số điều traxảy ra cả trong điều tra chọn mẫu và điều tra toàn bộ

Trong thực tế công tác điều tra thống kê hiện nay, phương pháp chọn mẫuđược áp dụng ngày càng nhiều và có hiệu quả Số liệu thu được từ điều tra chọnmẫu ngày càng phong phú, đa dạng và phục vụ kịp thời các yêu cầu sử dụng Bêncạnh đó chất lượng số liệu của điều tra chọn mẫu cũng còn những hạn chế nhấtđịnh Có một số ý kiến hiện nay đánh giá không công bằng và thiếu khách quan vềkết quả điều tra chọn mẫu, cho rằng số liệu chưa sát với thực tế vì chỉ điều tra một

bộ phận rồi suy rộng cho tổng thể

Tất nhiên cũng phải thấy rằng đã là điều tra chọn mẫu thì không thể tránhkhỏi sai số chọn mẫu nhưng mức độ sai số chọn mẫu của phần lớn những chỉ tiêutrong các cuộc điều tra thống kê hiện nay thường là ở phạm vi cho phép nên chấpnhận được Hơn nữa khi cần thiết ta có thể chủ động giảm được sai số chọn mẫubằng cách điều chỉnh cỡ mẫu và tổ chức chọn mẫu một cách khoa học, tuân thủđúng nguyên tắc chọn mẫu

Điều đáng nói và cần quan tâm hơn trong điều tra thống kê chính là sai sốphi chọn mẫu Loại sai số này xảy ra ở cả ba giai đoạn điều tra, liên quan đến tất cảcác đối tượng tham gia điều tra thống kê và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng số

Trang 24

liệu thống kê.

Dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu về sai số phi chọn mẫu - sai số điều tra, xảy ratrong cả ba giai đoạn nhưng chỉ đề cập đến sai số liên quan tới những công việc,những đối tượng thường gặp nhiều hơn

- Sai số trong quá trình chuẩn bị điều tra thống kê

+ Sai số điều tra liên quan đến xác định mục đích, nội dung, đối tượng điều tra.+ Sai số liên quan đến xây dựng các khái niệm, định nghĩa dùng trong điều tra.+ Sai số điều tra liên quan tới thiết kế bảng hỏi, xây dựng các bảng danh mục

và mã số dùng trong điều tra

+ Sai số điều tra liên quan tới việc lựa chọn điều tra viên và hướng dẫn nghiệp vụ

- Sai số trong quá trình tổ chức điều tra

+ Sai số điều tra liên quan đến quan hệ giữa yêu cầu về nội dung thông tin và quỹ thời gian, các điều kiện vật chất cần cho thu thập số liệu

+ Sai số điều tra liên quan đến điều tra viên

+ Sai số điều tra liên quan đến ý thức, tâm lý và khả năng hiểu biết của ngườitrả lời

+ Sai số điều tra liên quan đến các phương tiện cân, đong, đo lường

- Sai số liên quan đến quá trình xử lý thông tin

Sai số điều tra còn có thể xảy ra vì sai sót trong khâu đánh mã, nhập tin trong quá trình tổng hợp, xử lý số liệu

+ Số liệu thu về phải được kiểm tra sơ bộ trước khi đánh mã, nhập tin Việc kiểm tra này có thể phát hiện ra những trường hợp hiểu đúng nhưng ghi chép sai

+ Sai sót trong đánh mã có thể là lựa chọn mã không phù hợp với nội dungcủa thông tin (hoặc là do bảng mã không cụ thể, khó xác định, hoặc là khả năng liên

hệ vận dụng mã của người đánh mã không tốt), đánh mã sai (mã này lẫn với mã kia)hoặc có mã đúng nhưng lộn số (ví dụ 51 thành 15), v.v

+ Sai sót trong khâu nhập tin và khâu này cũng thư ờng xuyên xảy ra sai số

Trang 25

Bài 3 MÔ TẢ DỮ LIỆU BẰNG ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG

Mục tiêu

1 Nêu được khái niệm, ý nghĩa và phân loại số tu yệt đối

2 Nêu được khái niệm, ý nghĩa và phân loại số tương đối

3 Phân biệt một số loại thường dùng trong thống kê dân số - y tế

1 Số tuyệt đối

Khái niệm và ý nghĩa

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặcquá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể

Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổngthể hay của từng bộ phận trong tổng thể (số doanh nghiệp dược, số nhân khẩu, sốhọc sinh đi học, số lượng bác sĩ, ) hoặc tổng các trị số theo một tiêu thức nào đó(tiền lương của bác sĩ, giá trị sản xuất công nghiệp dược, v.v )

Số tuyệt đối trong thống kê bao giờ cũng có đơn vị tính cụ thể Đơn vị tính

số tuyệt đối có thể là đơn vị hiện vật tự nhiên (cái, con, chiếc, kg, mét, v.v ), đơn vịhiện vật quy ước tức là đơn vị quy đổi theo một tiêu chuẩn nào đó (nước mắm quytheo độ đạm; than quy theo hàm lượng calo; xà phòng quy theo tỷ lệ chất béo; vảiquy theo mét độ dài tiêu chuẩn, ), đơn vị tiền tệ (đồng, nhân dân tệ, đô la v.v ), đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm) và đơn vị kép (tấn-km, ngày -người, )

Số tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thểthiếu được trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính toán các mặt cânđối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêutương đối và bình quân

Các loại số tuyệt đối

Có hai loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm

Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một

thời kỳ nhất định Ví dụ: Số trẻ em sinh ra trong 1 quý, năm

Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng ở một

thời điểm nhất định như: dân số của một địa phương nào đó có đến 0 giờ ngày

Trang 26

01/04/2009; giá trị tài sản cố định của cơ sở y tế có đến 31/12/2008 ,

2 Số tương đối

Khái niệm và ý nghĩa

Số tương đối là con số biểu thị quan hệ so sánh giữa hai đại lượng Trong haiđại lượng đưa ra so sánh của số tương đối, một đại lượng được chọn làm gốc

Số tương đối có thể được biểu hiện bằng số lần, số phần trăm (%) hoặc phầnnghìn (‰), hay bằng các đơn vị kép (người/km2, người/1000 người, .)

Ví dụ: So với năm 1999, dân số năm 2009 của tình Bình Dương bằng 2,07lần hoặc 207,0%; tỷ lệ dân số thành thị của cả nước năm 2009 là 29,6%, mật độ dân

số của Việt Nam năm 2009 là 259 người /km2,…

Trong công tác thống kê, số tương đối được sử dụng rộng rãi để phản ánhnhững đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, trình độ phát triển, trình độ hoàn thành kếhoạch, trình độ phổ biến của hiện tượng kinh tế - xã hội được nghiên cứu trong điềukiện thời gian và không gian nhất định

Số tương đối phải được vận dụng kết hợp với số tuyệt đối Số tương đốithường là kết quả của việc so sánh giữa hai số tuyệt đối Số tương đối tính ra có thểrất khác nhau, tuỳ thuộc vào việc lựa chọn gốc so sánh Có khi số tương đối rất lớnnhưng ý nghĩa của nó không đáng kể vì trị số tuyệt đối tương ứng của nó lại rất nhỏ.Ngược lại, có số tương đối tính ra khá nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng vì trị

số tuyệt đối tương ứng của nó có quy mô đáng kể Ví dụ: 1% dân số Việt Nam tănglên trong những năm 1960 đồng nghĩa với dân số tăng thêm 300 nghìn người,nhưng 1% dân số tăng lên trong những năm 2000 lại đồng nghĩa với dân số tăngthêm 800 nghìn người

Căn cứ vào nội dung mà số tương đối phản ánh, có thể phân biệt: số tươngđối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ,

và số tương đối không gian

Phân lọai

Số tương đối động thái

Số tương đối động thái là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức

độ của chỉ tiêu kinh tế - xã hội Số tương đối này tính được bằng cách so sánh haimức độ của chỉ tiêu được nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau Mức độ của thời kỳđược tiến hành nghiên cứu thường gọi là mức độ của kỳ báo cáo, còn mức độ củamột thời kỳ nào đó được dùng làm cơ sở so sánh thường gọi là mức độ kỳ gốc

Ví dụ: So với năm 1999, dân số của tỉnh Bình Dương bằng 2,07 lần hoặc 207,0%

Trang 27

Số tương đối kế hoạch

Số tương đối kế hoạch là chỉ tiêu phản ánh mức cần đạt tới trong kỳ kếhoạch, hoặc mức đã đạt được so với kế hoạch được giao về một chỉ tiêu kinh tế - xãhội nào đó Số tương đối kế hoạch được chia thành hai loại:

+ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Phản ánh quan hệ so sánh giữa mức độ đề ra

trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế ở kỳ gốc của một chỉ tiêu kinh tế - xã hội

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch: Phản ánh quan hệ so sánh giữa mức

thực tế đã đạt được với mức kế hoạch trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của mỗi bộ phận chiếmtrong tổng thể, tính được bằng cách đem so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phậnvới mức độ tuyệt đối của toàn bộ tổng thể

Số tương đối kết cấu thường được biểu hiện bằng số phần trăm Ví dụ: tỷtrọng dân số của từng giới nam hoặc nữ trong tổng số dân,

Số tương đối cường độ

Số tương đối cường độ là chỉ tiêu biểu hiện trình độ phổ biến của một hiệntượng trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể

Số tương đối cường độ tính được bằng cách so sánh mức độ của hai chỉtiêu khác nhau nhưng có quan hệ với nhau Số tương đối cường độ biểu hiện bằngđơn vị kép, do đơn vị tính ở tử số và ở mẫu số hợp thành Số tương đối cường độđược tính toán và sử dụng rất phổ biến trong công tác thống kê Các số tương đốitrong số liệu thống kê thường gặp như mật độ dân số bằng tổng số dân (người)chia cho diện tích tự nhiên (km2) với đơn vị tính là người /km2; GDP bình quânđầu người bằng tổng GDP (nghìn đồng) chia cho dân số trung bình (người) vớiđơn vị tính là 1000đ/người; số bác sĩ tính bình quân cho một vạn dân bằng tổng

số bác sĩ chia cho tổng số dân trung bình với đơn vị tính là người /10.000 người,

Số tương đối không gian

Số tương đối không gian là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa hai bộphận trong một tổng thể, hoặc giữa hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau vềđiều kiện không gian Ví dụ: Dân số thành thị so với dân số nông thôn, dân số miềnBắc so với dân số miền Nam;

3 Số bình quân (số trung bình)

Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồmnhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó Số bình quân được

Trang 28

sử dụng phổ biến trong thống kê để nêu lên đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất củahiện tượng kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Ví dụ: Tiền lương bình quân một bác sĩ trong bệnh viện là mức lương phổ biếnnhất, đại diện cho các mức lương khác nhau của các bác sĩ trong bệnh viện; thunhập bình quân đầu người của một địa bàn là mức thu nhập phổ biến nhất, đại diệncho các mức thu nhập khác nhau của mọi người trong địa bàn đó

Số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm của những hiện tượng không cócùng một quy mô

Xét theo vai trò đóng góp khác nhau của các thành phần tham gia bình quânhoá, số bình quân chung được chia thành số bình quân giản đơn và số bình quân giaquyền

+ Số bình quân giản đơn: Được tính trên cơ sở các thành phần tham gia bìnhquân hoá có vai trò về qui mô (tần số) đóng góp như nhau

+ Số bình quân gia quyền: Được tính trên cơ sở các thành phần tham gia bìnhquân hoá có vai trò về qui mô (tần số) đóng góp khác nhau

Để tính được số bình quân chính xác và có ý nghĩa, điều kiện chủ yếu là nóphải được tính cho những đơn vị cùng chung một tính chất (thường gọi là tổng thểđồng chất) Muốn vậy, phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê một cách khoa học vàchính xác Đồng thời phải vận dụng kết hợp giữa số bình quân tổ với số bình quânchung

có lượng biến nhỏ hơn trung vị Ví dụ: (lấy ví dụ về tuổi trung vị chẳng hạn)

Để tính trung vị, trước hết dãy số lượng biến phải được sắp xếp theo thứ tựtăng dần hoặc giảm dần, rồi tính Me theo hai trường hợp sau:

- Trường hợp dãy số lượng biến không có khoảng cách tổ:

+ Nếu tổng thể có số quan sát là lẻ thì trung vị sẽ chính là lượng biến của đơn

vị đứng ở vị trí chính giữa

+ Nếu số đơn vị tổng thể chẵn (n = 2m), số trung vị Me sẽ là trung bình cộnggiản đơn giữa lượng biến của hai đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số (đơn

vị thứ m và m + 1), tức là Me = ½(xm + xm+1)

Trang 29

- Với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, muốn tìm số trung vị trước hết cần xácđịnh tổ có số trung vị (tổ có chứa đơn vị đứng ở vị trí giữa) Sau đó tính trị số gầnđúng của số trung vị theo công thức:

Me = x Me(min) + i

Me

f i2

− S( Me−1)

Trong đó:

Me - Số trung vị;

fMe

xMe(min) - Giới hạn dưới của tổ có số trung vị;

iMe- Trị số khoảng cách tổ của tổ có số trung vị;

∑fi - Tổng các tần số (Số đơn vị tổng thể) trong dãy số;

S( Me−1) - Tổng các tần số của các tổ đứng trước tổ có số trung vị;

fMe- Tần số của tổ có số trung vị

Số trung vị có thể dùng để bổ sung hoặc thay thế cho số bình quân số học khi không biết chính xác toàn bộ các lượng biến;

Trang 30

Bài 4 TÓM TẮT VÀ TRÌNH BÀY DỮ LIỆU THỐNG KÊ

Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân

chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau Ví dụ:

- Phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v

- Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tếnhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở hữu), thành cácngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trongnhững phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vậndụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phươngpháp tương quan, phương pháp cân đối,

Phương pháp thực hiện phân tổ thống kê

Trong thống kê, có thể phân tổ theo một tiêu thức (gọi là phân tổ đơn) hoặcphân tổ theo hai hay nhiều tiêu thức (gọi là phân tổ kết hợp)

- Phân tổ theo một tiêu thức

Phân tổ theo một tiêu thức là cách phân tổ đơn giản nhất và cũng thườngđược sử dụng nhất Cách tiến hành phân tổ, thường theo các bước sau:

+ Bước 1 Chọn tiêu thức phân tổ:

Chọn tiêu thức để phân tổ là vấn đề mang tính cốt lõi của phân tổ thống kê,

vì phân tổ theo các tiêu thức khác nhau sẽ đáp ứng những mục đích nghiên cứu khácnhau, biểu hiện các khía cạnh khác nhau của tập hợp thông tin Phải căn cứ vào mục

Ngày đăng: 21/11/2017, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w