1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao trinh ly thuyet thong ke

106 862 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

ly thuyet thong ke

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU I. Sơ lược sự ra đời và phát triển của Thống Thống học là môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Trước khi trở thành môn khoa học, Thống có nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu dài, với cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và được đúc rút dần thành luận khoa học. Trong thời cổ đại, tại các quốc gia có sự phát triển như: Hy lạp, La Mã, Trung Quốc,… người ta đã biết cách ghi chép số liệu. Tuy nhiên, công việc này còn khá đơn giản, tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa mang tính thống rõ rệt. Đến thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thường tìm cách ghi chép, tính toán để nắm được tài sản của mình như: số nô lệ, số súc vật,… Dưới chế độ phong kiến, hầu hết các quốc gia Châu Âu, Chấu á đã tổ chức việc đăng ký, khai với phạm vi rộng, nội dung phong phú, có tính chất thống rõ rệt. Ví dụ: Đăng ký nhân khẩu, khai ruộng đất,… Thường các cuộc khai này phục vụ cho thu thuế và bắt lính của nhà nước phong kiến; Thời kỳ này, thống tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa được đúc rút thành luận. Mãi đến cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời, kinh tế hàng hoá, phân công lao động phát triển, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng cao, thị trường được mở rộng không chỉ trong phạm vi một nước mà còn trên phạm vi thế giới, hoạt động kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, các giai cấp xã hội phân hoá nhanh và đấu tranh giai cấp càng gay gắt. Để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị, quân sự; nhà nước tư sản, các chủ tư sản cần nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên liệu, dân số,… Do đó công tác thống phát triển nhanh chóng. Sự cố gắng tìm hiểu các hiện tượng và quá trình kinh tế, xã hội thông qua các biểu hiện về mặt số lượng, đòi hỏi những người làm công tác khoa học, quản nhà nước đi vào nghiên cứu luận và phương pháp thu thập tính toán số liệu thống kê. Thời kỳ này, các tài liệu sách báo về thống được xuất bản và đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, như nhà kinh tế học người Đức H.Conhring (1606 - 1681) đã giảng phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể; Năm 1682 nhà kinh tế học người Anh William Petty (1623 - 1687) cho xuất bản cuốn “Số học chính trị”, trong cuốn này ông đã dùng phương pháp so sánh để nghiên cứu hiện tượng thông qua con số thống kê. Đến năm 1759, một giáo sư người Đức G. Achenwall (1719 - 1772) lần đầu tiên dùng từ 10 “Statistik” để chỉ phương pháp nghiên cứu trên. Và sau này người ta dịch nó là “Thống kê”. Chủ nghĩa tư bản tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của Thống học. Thống là công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, còn một bộ phận khác của thống học gắn liền với các khoa học tự nhiên và kỹ thuật như thống vật lý, thống sinh vật học và thống hoá học,… Sự ra đời của thống học là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nó là công cụ phục vụ cho mục đích chính trị, kinh tế của một nước, một giai cấp nhất định. Tính chất và trình độ phát triển của nó phụ thuộc vào chế độ xã hội, giai cấp sử dụng nó. Sự phát triển của thống học ở nước ta nhìn chung còn nhiều hạn chế, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho lãnh đạo, hình thành hệ thống thông tin thống thống nhất, phản ánh mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội trên cả nước và phục vụ cho các yêu cầu nhận thức và quản của mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân. II. Đối tượng nghiên cứu thống kê Thống học là môn khoa học xã hội, nó ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Các hiện tượng mà thống học nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình xã hội, chủ yếu là các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, bao gồm: - Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng của cải vật chất xã hội. - Các hiện tượng về dân số và nguồn lao động. - Các hiện tượng về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của dân cư. - Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị, xã hội. Thống học nghiên cứu các hiện tượng xã hội, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên. Nhưng giữa các hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nên khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội thống cũng phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa lý) và kỹ thuật (cải tiến công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới,…) đến các hiện tượng và quá trình xã hội. Khác với các môn khoa học khác, thống học không trực tiếp nghiên cứu bản chất và quy luật của các hiện tượng xã hội. Thống học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tượng xã hội. Mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tượng xã hội là những biểu hiện bằng số lượng về bản chất và tính quy luật của hiện tượng trong thời gian và địa điểm cụ thể. Những biểu hiện số lượng đó được thể hiện bằng quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ 11 lệ, tốc độ phát triển,… của các hiện tượng. Mặt lượng đó không phải là con số trìu tượng mà là những số liệu có ý nghĩa, gắn liền với nội dung kinh tế - xã hội nhất định, giúp chúng ta nhận thức được cụ thể bản chất của hiện tượng. Các con số thống kê phản ánh được mặt chất của hiện tượng vì chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau của sự vật và hiện tượng. Khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội thống học coi tập hợp gồm nhiều hiện tượng cá biệt là một tổng thể hoàn chỉnh để nghiên cứu và dùng phương pháp quan sát số lớn để loại trừ những ảnh hưởng mang tính chất ngẫu nhiên, qua đó nêu lên đầy đủ và nổi bật những đặc trưng của bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Nhưng khi nghiên cứu các hiện tượng số lớn thống học cũng không bỏ qua nghiên cứu các hiện tượng cá biệt nhằm giúp cho nhận thức hiện tượng xã hội được toàn diện, phong phú và sâu sắc hơn. Hiện tượng kinh tế - xã hội bao giờ cũng tồn tại trong điều kiện cụ thể về thời gian và không gian. Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng kinh tế xã hội có đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng khác nhau. Do vậy, khi sử dụng tài liệu thống vào phân tích tình hình kinh tế - xã hội, phải luôn xét tới điều kiện về thời gian và không gian cụ thể của hiện tượng mà tài liệu phản ánh. Tóm lại, thống học là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. III. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê 3.1. Tổng thể thống kê Tổng thể thống là khái niệm quan trọng của thống học. Nó xác định phạm vi nghiên cứu của hiện tượng nào đó đang là đối tượng nghiên cứu cụ thể của ta. Từ đó, ta có thể xác định phạm vi điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu của hiện tượng đó trong thời gian và địa điểm chính xác. Tổng thể thống là một hiện tượng số lớn, là tập hợp các đơn vị (hoặc phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần được quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức nào đó. Hay đơn giản hơn nó là tập hợp nhiều đơn vị cá biệt trên cơ sở một hoặc một số đặc điểm chung. Ví dụ: Toàn bộ dân số nước ta có vào 0giờ ngày 01/04/1999 là 76.323.173 người thì đây là một tổng thể thống (ở đây là một tập hợp những người Việt Nam không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, ). Còn các đơn vị (phần tử) cấu thành tổng thể thống được gọi là đơn vị tổng thể. 12 Vậy đơn vị tổng thể là gì? nó là từng đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể. Ví dụ: Với tổng thể là toàn bộ dân số cả nước thì đơn vị tổng thể là từng người dân, còn trong tổng thể các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì từng doanh nghiệp là một đơn vị tổng thể. Và đặc điểm của đơn vị tổng thể là những phần tử không thể chia nhỏ được nữa. Ngoài đặc điểm giống nhau để cấu thành tổng thể, mỗi đơn vị tổng thể còn có nhiều đặc điểm riêng. Cho nên trong nhiều trường hợp, các đơn vị tổng thể được biểu hiện rõ ràng, dễ xác định, người ta gọi đó là tổng thể bộc lộ. Chẳng hạn: Số công nhân trong một công ty, số lượng thóc thu hoạch trong vụ mùa, số hàng hoá bán ra trong một tuần của một cửa hàng,… Tuy nhiên, có những trường hợp ta lại gặp những tổng thể tiềm ẩn, ta không thể nhận biết được các đơn vị của chúng một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng. Loại tổng thể này thường có trong lĩnh vực xã hội như: số người mê tín dị đoan, số người ham thích chèo, số người thích xem bóng đá,… Ta thấy rằng, các đơn vị tổng thể chỉ giống nhau ở đặc điểm cơ bản là đặc trưng của tổng thể, các đặc điểm còn lại có thể khác nhau nhiều hay ít. Khi đó, ta có tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất. Tổng thể đồng chất là tổng thể bao gồm các đơn vị giống nhau về các đặc điểm chủ yếu có liên quan tới mục đích nghiên cứu. Ví dụ: Các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thể xem là tổng thể đồng chất khi đem so sánh chúng với các đơn vị sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải,… Còn tổng thể không đồng chất là tổng thể bao gồm các đơn vị có nhiều đặc điểm chủ yếu khác nhau. Ví dụ: Khi đi sâu nghiên cứu các loại hình trong tổng thể các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì chúng lại là những tổng thể không đồng chất (có Doanh nghiệp sản xuất máy móc, Doanh nghiệp sản xuất sắt thép, ). Ngoài ra, khi nghiên cứu tổng thể người ta còn có tổng thể chung và tổng thể bộ phận. Vậy, nếu tổng thể chung bao gồm tất cả các đơn vị của tổng thể thì tổng thể bộ phận chỉ bao gồm một phần của tổng thể chung. Chẳng hạn ta nói toàn bộ sinh viên Việt Nam - đây là tổng thể chung. Còn khi nói toàn bộ sinh viên trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên - đây là tổng thể bộ phận nằm trong tổng thể chung (toàn thể sinh viên Việt Nam). 3.2. Tiêu thức thống kê Khi nghiên cứu thống phải dựa vào đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi đơn vị tổng thể đều có nhiều đặc điểm, trong đó có một đặc điểm cấu thành tổng thể (tức là các đơn vị tổng thể đều có đặc điểm đó) và các đặc điểm khác. Ví dụ tổng thể nhân khẩu nước ta đều có đặc điểm chung (cấu thành tổng thể) là người Việt Nam, ngoài ra 13 còn các đặc điểm khác như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú,… Và các đặc điểm này được gọi là các tiêu thức thống kê. Tiêu thức thống được chia thành hai loại sau: 3.2.1. Tiêu thức thuộc tính (Hay tiêu thức chất lượng) Tiêu thức thuộc tính (tiêu thức chất lượng) phản ánh tính chất của đơn vị tổng thể, nó không biểu hiện trực tiếp bằng các con số mà biểu hiện bằng chữ viết như: giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nhân cách,… Tiêu thức thuộc tính có thể biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Chẳng hạn giới tính, nghề nghiệp là tiêu thức thuộc tính biểu hiện trực tiếp còn nhân cách là tiêu thức biểu hiện gián tiếp (thấy được thông qua các chỉ tiêu khác). 3.2.2. Tiêu thức số lượng Tiêu thức số lượng là tiêu thức được biểu hiện bằng con số. Chẳng hạn: số nhân khẩu tại một địa phương, số lao động trong một nông trường,… Các tiêu thức thuộc tính, số lượng đều góp phần vào việc xác định đơn vị tổng thể cũng như tổng thể, nhờ đó chúng ta có thể phân biệt đơn vị này với đơn vị khác, tổng thể này với tổng thể khác. 3.3. Chỉ tiêu thống kê Chỉ tiêu thống phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thống kê. Do đó, chỉ tiêu thống thường mang tính tổng hợp, biểu hiện đặc điểm của cả tổng thể. (Đây cũng chính là căn cứ để phân biệt chỉ tiêu và tiêu thức). Trong bản thân mỗi chỉ tiêu thống có hai mặt: Khái niệm và con số. Khái niệm quy định nội dung kinh tế - xã hội của chỉ tiêu. Con số của chỉ tiêu nêu lên mức độ của chỉ tiêu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Khi căn cứ vào nội dung, có thể chia các chỉ tiêu thống thành hai loại: Chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng. Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể. Có một số chỉ tiêu chất lượng không thể biểu hiện được bằng con số một cách trực tiếp (chỉ dừng lại ở khái niệm và biểu hiện một cách gián tiếp thông qua các chỉ tiêu khác) như giá thành đơn vị sản phẩm, năng suất lao động,… Còn chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô của tổng thể. Chẳng hạn như số công nhân trong một xưởng sản xuất, số sản phẩm sản xuất ra của một doanh nghiệp,… Đây là hai loại chỉ tiêu thường được sử dụng nhiều trong phân tích kinh tế cũng như trong phân tích thống kê. 14 IV. Các loại thang đo Theo tính chất của việc đo lường, thường có 4 loại thang đo là: Định danh, thứ bậc, khoảng và tỷ lệ. 4.1. Thang đo định danh Thang đo định danh (cách khác gọi là đặt tên) là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức. Ví dụ: giới tính biểu hiện “nam” được đánh số 1 và “nữ” được đánh số 2. Ta thấy rằng giữa các con số ở đây không có quan hệ hơn, kém. Cho nên, các phép tính với chúng đều vô nghĩa. Do vậy, thang này dùng để đếm tần số của biểu hiện tiêu thức. 4.2. Thang đo thứ bậc Thang đo thứ bậc là thang đo định danh, nhưng giữa các biểu hiện tiêu thức có quan hệ thứ bậc, hơn, kém. Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. Ví dụ: Huân chương có ba hạng: hạng một, hai và ba. Trình độ văn hoá phổ thông có ba cấp: cấp I, cấp II và cấp III. Con số có trị số lớn không có nghĩa là bậc cao và ngược lại, mà do sự quy định. Vì vậy, thang này dùng để tính toán đặc trưng chung của tổng thể một cách tương đối, trong một số trường hợp như tính bậc thợ bình quân của một xí nghiệp sản xuất. 4.3. Thang đo khoảng Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc của các khoảng cách đều nhau. Cho nên có thể đánh giá sự khác biệt giữa các biểu hiện bằng thang đo này. Việc cộng trừ các con số có ý nghĩa, có thể tính các đặc trưng chung như số bình quân, phương sai. Yêu cầu có khoảng cách đều là đặt ra với thang đo, còn biểu hiện của tiêu thức được đo không nhất thiết phải bằng nhau. 4.4. Thang đo tỷ lệ Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với một điểm không (0) tuyệt đối (điểm gốc) để có thể so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo. Với thang đo này ta có thể đo lường được các biểu hiện của tiêu thức như các đơn vị đo lường vật lí thông thường (kg, lít, m,…) và thực hiện được tất cả các phép tính với trị số đo. Theo tuần tự, thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang đo trước, đồng thời việc xây dựng thang đo cũng phức tạp hơn. Nếu như việc xây dựng thang đo định danh là rất đơn giản thì để xây dựng các thang đo còn lại thông thường người ta phải lấy ý kiến chuyên gia kết hợp với vận dụng phương pháp tính toán thích hợp Và phương pháp xây dựng thang đo cụ thể sẽ được trình bày cụ thể trong giáo trình thống ngành hay lĩnh vực, khi phải vận dụng trực tiếp đến một thang đo nào đó. 15 Chương II QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ I. Điều tra thống kê 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê * Khái niệm: Điều tra thống là việc tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện về thời gian, không gian cụ thể. * ý nghĩa: - Điều tra thống có nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu dùng làm căn cứ cho việc tổng hợp và phân tích thống kê. - Điều tra thống được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ sẽ cung cấp tài liệu tin cậy về việc thực hiện các kế hoạch, các nguồn tài nguyên và khả năng tiềm tàng của nền kinh tế. - Tài liệu thống chính xác và được cung cấp có hệ thống sẽ là những căn cứ thực tế vững chắc để xây dựng và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, đồng thời là cơ sở để đề ra các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. * Nhiệm vụ: là cung cấp tài liệu cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu. Do vậy, nó phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Tính trung thực nghĩa là người thu thập thông tin phải tuyệt đối trung thực ghi chép những điều được nghe, được thấy, các câu hỏi đạt ra phải khách quan, không gợi ý, không áp đặt. Đối với người cung cấp thông tin yêu cầu phải chính xác, không được che dấu và khai man thông tin. - Tính chính xác nghĩa là tài liệu điều tra phải phản ánh đúng trạng thái của các đơn vị tổng thể. Vì vậy, phải ghi chép trung thực, có trình độ chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm. - Tính kịp thời nghĩa là cung cấp tài liệu phải đúng lúc cần thiết để phát huy hết tác dụng của tài liệu đó. Yêu cầu kịp thời được khẳng định bởi thời gian kết thúc việc thu thập ghi trong tài liệu điều tra. - Tính đầy đủ có nghĩa là tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và số đơn vị tổng thể đã quy định trong văn kiện điều tra. Tài liệu điều tra đầy đủ mới đáp ứng được mục đích nghiên cứu, đảm bảo việc xử được hoàn hảo. 1.2. Các loại điều tra thống kê 16 1.2.1. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên Căn cứ vào tính chất liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể phân biệt hai loại điều tra thống kê: Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên. a. Điều tra thường xuyên là thu thập tài liệu một cách liên tục gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Chẳng hạn: Sự biến động nhân khẩu tại một địa phương, hay số sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp, số nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất, … Loại điều tra này giúp theo dõi tỷ mỉ tình hình phát triển của hiện tượng theo thời gian. Nó được áp dụng đối với hiện tượng biến động nhanh. Tài liệu điều tra thường xuyên là cơ sở để lập báo cáo thống định kỳ, là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phản ánh kết quả tích luỹ của hiện tượng trong một thời kỳ. b. Điều tra không thường xuyên là thu thập tài liệu ban đầu về hiện tượng không thường xuyên, liên tục, không gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Điều tra không thường xuyên có thể chia thành điều tra không thường xuyên định kỳ và điều tra không thường xuyên không định kỳ. Trong đó: điều tra không thường xuyên định kỳ được tiến hành lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định như tổng điều tra dân số, kiểm hàng hoá tồn kho định kỳ,… Còn điều tra không thường xuyên không định kỳ như điều tra nghiên cứu thị trường, thăm dò ý kiến khách hàng hay điều tra thiên tai,… Loại điều tra này thường áp dụng cho những trường hợp không xảy ra thường xuyên hoặc xảy ra thường xuyên nhưng không cần theo dõi thường xuyên. Điều tra không thường xuyên thường đi sâu vào khía cạnh chuyên môn thường nghiên cứu. 1.2.2. Điều tra toàn bộ và không toàn bộ Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống được phân thành điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. a. Điều tra toàn bộ là thu thập tài liệu của toàn bộ tổng thể (hay tổng điều tra). Ví dụ: tổng điều tra dân số, tổng điều tra đàn gia súc,… Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê, giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng được chính xác làm cơ sở đề ra những quyết định trong quản lý. Tuy nhiên, chi phí cho điều tra toàn bộ rất lớn, đòi hỏi phải tổ chức chỉ đạo khoa học chặt chẽ. Song, trong thực tế có những trường hợp nhất thiết phải điều tra toàn bộ như tổng điều tra dân số mặc dù kinh phí điều tra rất lớn. b. Điều tra không toàn bộ là thu thập tài liệu của một số đơn vị chọn ra từ tổng thể chung. Ví dụ: điều tra thu nhập và chi tiêu gia đình, điều tra dư luận xã hội, điều tra giá cả hàng hoá trên thị trường,… Điều tra không toàn bộ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu thống vì có những ưu điểm: tiến hành gọn nhẹ, nhanh chóng, đáp ứng 17 yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, do phạm vi điều tra được thu hẹp nên có thể mở rộng nội dung điều tra để nghiên cứu hiện tượng toàn diện và chi tiết hơn. Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu người ta chia điều tra không toàn bộ ra thành 3 loại: + Điều tra chọn mẫu là điều tra trên một số đơn vị tổng thể chung theo phương pháp khoa học. Kết quả điều tra mẫu được suy rộng cho tổng thể chung. Loại điều tra này có thể thay thế cho điều tra toàn bộ, khi chưa có điều kiện điều tra toàn bộ. Ví dụ: Điều tra năng suất lúa, điều tra mức sống dân cư,… + Điều tra trọng điểm là chỉ điều tra ở một bộ phận chủ yếu của tổng thể chung. Kết quả điều tra mặc dù không suy rộng cho toàn tổng thể, nhưng vẫn giúp ta nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể. Ví dụ: điều tra các vùng chuyên canh một loại cây trồng cụ thể như trồng chè ở Thái Nguyên, hay cà phê ở Đắk Lắk,… + Điều tra chuyên đề là chỉ điều tra một số rất ít, thậm chí chỉ một đơn vị tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết mọi khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Loại điều tra này thường nhằm nghiên cứu kỹ những điển hình để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm nên kết quả điều tra chuyên đề thường không dùng để suy rộng. Ví dụ: Điều tra các điển hình tiên tiến hay lạc hậu trong sản xuất kinh doanh,… Bất kỳ cuộc điều tra nào cũng đều chứa đựng hai sự phân loại trên: thường xuyên hoặc không thường xuyên, toàn bộ hoặc không toàn bộ. 1.3. Phương pháp thu thập tài liệu điều tra Để thu thập thôn tin trong điều tra thống kê, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo điều kiện thực tế về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ của người tổ chức và điều tra viên để lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp. Phần này sẽ trình bày những vấn đề chung của một số phương pháp chủ yếu trong điều tra thống kê. 1.3.1. Thu thập trực tiếp * Quan sát: Quan sát là thu thập dữ liệu bằng cách quan sát các hành động, thái độ của đối tượng khảo sát trong những tình huống nhất định. * Phỏng vấn trực tiếp: Người điều tra viên trực tiếp hỏi đối tượng được điều tra và tự ghi chép dữ liệu vào bảng câu hỏi hay phiếu điều tra. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp phù hợp với những cuộc điều tra phức tạp cần thu thập nhiều dữ liệu. Ưu điểm là thời gian phỏng vấn có thể ngắn hay dài tuỳ thuộc vào số lượng dữ liệu cần thu thập và người điều tra viên trực tiếp phỏng vấn có điều kiện để có thể giải thích một cách đầy đủ, cặn kẽ, đặt những câu hỏi chi tiết để khai thác thông tin và kiểm tra dữ liệu trước khi ghi chép vào phiếu điều tra. 18 1.3.2. Thu thập gián tiếp Người điều tra viên thu thập tài liệu qua trao đổi bằng điện thoại, hoặc thư gửi qua bưu điện với đơn vị điều tra hoặc qua chứng từ, sổ sách có sẵn ở đơn vị điều tra. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau. Quá trình hỏi - đáp diễn ra thông qua một vật trung gian là phiếu điều tra. Muốn nâng cao chất lượng các thông tin thu được cần chú ý đến một số điều kiện cơ bản: - Người được hỏi phải có trình độ văn hoá cao, có ý thức trách nhiệm và tự giác. - Phiếu điều tra phải ngắn gọn. - Các câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời. - Phải thiết lập được một mạng lưới phân phát và thu hồi phiếu điều tra hợp lý, hoạt động có kết quả, không để bị thất lạc phiếu. Ưu điểm cơ bản của phương pháp là dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí và điều tra viên. Tuy nhiên, lại khó có thể kiểm tra, đánh giá được độ chính xác của các câu hỏi, tỷ lệ thu hồi phiếu trong nhiều trường hợp là không cao, nội dung điều tra bị hạn chế. Phương pháp này có thể sử dụng hiệu quả trong điều kiện trình độ dân trí cao. 1.4. Tổ chức phương án điều tra Để tổ chức tốt một cuộc điều tra chuyên môn, đòi hỏi phải xây dựng được phương án điều tra thật chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể và toàn diện. Đây chính là văn kiện hướng dẫn thực hiện cuộc điều tra, trong đó xác định rõ những bước tiến hành, những vấn đề cần phải giải quyết, cần được hiểu thống nhất trong suốt quá trình thực hiện. Đối với các cuộc điều tra lớn, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, như Tổng điều tra dân số, việc xây dựng phương án điều tra cần có sự phối hợp, bàn bạc thống nhất giữa cơ quan thống và các ngành có liên quan và phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phương án điều tra thường được xây dựng dưới dạng "đề xuất kỹ thuật" và "đề xuất tài chính" cho cuộc nghiên cứu. Đây chính là căn cứ đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc là căn cứ để cơ quan chủ quan tiến hành xét chọn thầu theo quy định chung của nhà nước. Phương án của mỗi cuộc điều tra có thể khác nhau, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của nó. Nhưng nhìn chung, mỗi phương án điều tra thường gồm những nội dung chủ yếu sau: - Xác định mục đích điều tra. - Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra. - Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra. - Chọn thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra. 19 [...]... kinh tế Tổng số Doanh nghiệp Loại hình Doanh nghiệp Quốc doanh Ngoài quốc doanh I Công nghiệp 1.1 Ngành CN nặng 1.2 Ngành CN chế biến …… II Nông nghiệp 2.1 Trồng trọt 2.2 Chăn nuôi … III Dịch vụ 3.1 Giao thong 3.2.Thông tin liên lạc 2.4.1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống • Quy mô của bảng không nên quá lớn (không nên quá nhiều tổ và nhiều chỉ tiêu) • Các tiêu đề và tiêu mục trong . tổng thể đồng chất khi đem so sánh chúng với các đơn vị sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải,… Còn tổng thể không đồng chất là tổng thể bao gồm các đơn

Ngày đăng: 18/03/2014, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w