1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Ảnh hưởng cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

103 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ CẨM HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ CẨM HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ CẨM HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cẩm Hương

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp

VCSH : Vốn chủ sở hữu

ĐBTC : Đòn bẩy tài chính

CP : Cổ phiếu

ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

EPS : Lợi nhuận trên mỗi cổ phần

P/E : Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập

P/B : Tỷ số giá cổ phiếu trên giá sổ sách

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

8 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 7

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 7

1.1.2 Cấu trúc tài chính doanh nghiệp 8

1.1.3 Hiệu quả tài chính doanh nghiệp 13

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 16

1.2.1 Mối liên hệ giữa cấu trúc tài chính với suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 16

1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 26

Trang 6

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KHAI KHOÁNG 26

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm ngành khai khoáng 26

2.1.2 Chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng 29

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 32

2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 37

2.2.1 Tỷ suất nợ trên tổng tài sản 37

2.2.2 Tỷ suất nợ dài hạn 38

2.2.3 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu 39

2.3 ĐẶC ĐIỂM HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 40

2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 40

2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 41

2.3.3 Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 44

2.3.4 Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E) 45

2.3.5 Tỷ số giá cổ phiếu trên giá sổ sách (P/B) 46

2.4 KHÁI QUÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 47

2.4.1 Đặc điểm hiệu quả tài chính theo tỷ suất nợ 47

2.4.2 Đặc điểm hiệu quả tài chính theo tỷ suất nợ dài hạn 49

2.4.3 Đặc điểm hiệu quả tài chính theo tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51

Trang 7

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 52

3.1 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 52

3.1.1 Các giả thuyết nghiên cứu 52

3.1.2 Mô hình nghiên cứu 53

3.1.3 Đo lường các biến nghiên cứu 57

3.2 DỮ LIỆU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 57

3.2.1 Dữ liệu 57

3.2.2 Quy trình nghiên cứu 58

3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

3.3.1 Kiểm định mô hình để lựa chọn mô hình thích hợp 61

3.3.2 Kết quả kiểm định giả thuyết với mô hình 66

3.3.3 Nhận xét kết quả nghiên cứu thực nghiệm 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 69

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 70

4.1 KẾT LUẬN 70

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 71

4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 74

4.3.1 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 74

4.3.2 Kiến nghị nhằm tăng doanh thu và kiểm soát chi phí 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 78

KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân của một số nhóm ngành 35

2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 40

2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của các

doanh nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 42

2.4 Lợi nhuận trên mỗi cổ phần bình quân của các doanh nghiệp

ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 44

2.5 Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 45

2.6 Tỷ số giá cổ phiếu trên giá sổ sách bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 46

2.7

Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và tỷ suất nợ trên tổng

tài sản của các doanh nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn

2009 – 2013

47

2.8 Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và tỷ suất nợ dài hạn của

các doanh nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 49

2.9

Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và tỷ suất nợ trên vốn

chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành khai khoáng giai

đoạn 2009 – 2013

50

3.2 Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định – FEM 61 3.3 Kết quả mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM 63

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1 Giá trị xuất nhập khẩu ngành khai khoáng qua các năm 32

2.2 Tốc độ tăng trưởng của ngành khai khoáng trong giai đoạn

2.3 Tốc độ tăng trưởng bình quân một số nhóm ngành trong giai

2.4 Tỷ suất nợ trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp

2.5 Tỷ suất nợ trên tổng tài sản dài hạn bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 38

2.6 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 39

2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 40

2.8 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của các

doanh nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 41

2.9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) một số nhóm

2.10 Lợi nhuận trên mỗi cổ phần bình quân của các doanh nghiệp

2.11 Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 45 2.12 Tỷ số giá cổ phiếu trên giá sổ sách bình quân của các doanh

nghiệp ngành khai khoáng giai đoạn 2009 – 2013 46

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều loại khoáng sản được khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước

và một phần cho xuất khẩu Hoạt động khoáng sản từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản Ngành khai khoáng đóng góp GDP mỗi năm khoảng 10% - 11%, thu ngân sách nhà nước khoảng 25%, về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu cho các ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng Ngành khai khoáng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên, để ngành khai khoáng Việt Nam theo kịp tiến trình phát triển chung của thế giới, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững thì một yêu cầu là các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả

Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm qua có những thay đổi Sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thì nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng, đã

mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành khai khoáng nói riêng, đồng thời cũng có những thách thức như yếu tố bảo

hộ, đối thủ cạnh tranh càng nhiều cả trong và ngoài nước, chi phí đầu vào tăng, … Mặt khác, việc quản lý doanh nghiệp của nhà quản trị vẫn còn yếu điều đó làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả tài chính thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường dễ dẫn đến nguy

cơ phá sản Do vậy, nhà quản trị doanh nghiệp nên biết những nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Và một trong những nhân tố

Trang 11

2

tác động đến hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp là cấu trúc tài chính Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua đó, rút ra các kết luận có cơ sở khoa học để ứng dụng vào việc quản lý doanh nghiệp nhằm vận dụng linh hoạt chính sách tài trợ góp phần nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro tài chính của doanh nghiệp

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Đặc điểm của cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?

- Nhân tố cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tài chính và cấu trúc tài chính của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được lấy

từ báo cáo tài chính của 18 doanh nghiệp ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 5 năm 2009 đến 2013 nhằm đưa ra một kết quả cụ thể và chính xác hơn ứng với đặc điểm riêng của ngành kinh doanh

Trang 12

3

+ Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về hiệu quả tài chính và cấu trúc tài chính của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên

thị trường chứng khoán Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận chứng thực, phương pháp định lượng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phương pháp định lượng được thể hiện qua các bước: Thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, thu thập dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; sử dụng phần mềm Eview để chạy mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết Từ đó đưa ra kết luận

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp xem xét nhân tố cấu trúc tài chính liệu

có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính Để từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu này cũng có thể nhân rộng để áp dụng cho các

doanh nghiệp khác niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Gleason và Mathur (2000) cho thấy cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với hiệu quả tài chính doanh nghiệp (được đo lường qua ROA) Vì vậy khi độ bẩy tài chính cao trong cấu trúc tài chính sẽ làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp

Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chi phí đại diện của công ty Xu, Zhu và Lin (2005) chỉ ra rằng

Trang 13

4

đối với những công ty ở Trung Quốc, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì công ty được kiểm soát tốt hơn, dẫn đến hiệu năng công ty cao hơn và giảm bớt chi phí đại diện

Nghiên cứu của R Zeitun và G.G.Tian (2007) về cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sử dụng dữ liệu của 167 công

ty từ năm 1989 đến 2003 Cho thấy cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp

có mối quan hệ tỷ lệ nghịch đến hiệu quả của doanh nghiệp trong cả đo lường

sổ sách và thị trường Tỷ suất nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ thuận với hệ số Tobin’q

Weill (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính lên hiệu quả của doanh nghiệp ở 7 nước châu Âu, đã rút ra kết luận rằng cấu trúc tài chính tác động thuận đến hiệu quả doanh nghiệp ở Tây Ban Nha và Italy, có tác động nghịch đến hiệu quả tài chính ở Đức, Pháp, Bỉ và Na Uy Cấu trúc tài chính không tác động đến hiệu quả doanh nghiệp ở Tây Ban Nha

Nghiên cứu của Ong Tze San and Teh Boon Heng Dr (2010) về “Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng ở Malaysia” Cho thấy mối quan hệ giữa các biến đo lường cấu trúc tài chính và các biến đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp của 49 doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Bursa trong giai đoạn 2005-2008 Đối với các công ty lớn (có vốn chủ sở hữu lớn hơn 5.000.000.000 RM) thì tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tỷ lệ nghịch đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần, tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

có tác động tỷ lệ thuận lợi nhuận trên mỗi cổ phần Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cũng có tác động tỷ lệ nghịch đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần đối với các công ty nhỏ (có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1.000.000.000 RM)

Trang 14

5

Nghiên cứu của Soumadi và Hayajneh (2011) về cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của 76 doanh nghiệp Jordan (53 công ty thuộc ngành công nghiệp và 23 công ty ngành dịch vụ) niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman trong giai đoạn 2001-2006, cho thấy cấu trúc tài chính có mối quan

hệ nghịch với hiệu quả tài chính Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về tác động của đòn bẩy tài chính giữa các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao và thấp trong việc tận dụng hiệu ứng của chúng để nâng cao hiệu quả tài chính

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã chỉ ra tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính Kết quả cho thấy cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ

lệ thuận với hiệu quả tài chính và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,1% Nghiên cứu của Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung (2012) về “Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam” Đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và các nhân tố khác đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của 31 doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu cho thấy cấu trúc tài chính tác động tỷ lệ nghịch đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), không có tác động đến tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E)

8 Kết cấu luận văn

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Chương 2: Đặc điểm của cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 15

6

Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 16

7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU

QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Để khởi đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ doanh nghiệp phải có các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Số tiền ứng trước để mua các yếu tố trên được gọi là vốn kinh doanh Doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh trên để mua đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu, lương người lao động… hình thành vốn ngắn hạn, số vốn dùng để mua tư liệu lao động như máy móc, thiết bị, nhà xưởng … hình thành vốn dài hạn Vốn của doanh nghiệp từ hình thái giá trị vật tư, nguyên liệu tồn kho chuyển sang sản phẩm

dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là thành phẩm mới: H – H’ Doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ và có được doanh thu bằng tiền: H’ – T’ Doanh nghiệp đã hoàn thành một vòng tuần hoàn từ lúc ban đầu bắt đầu với vốn là tiền, và kết thúc thu về cũng dưới hình thái là tiền, nhưng với một lượng lớn hơn là T’ > T

Như vậy, sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, xen kẽ tiếp nhau không ngừng phát triển Mặt khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu

kỳ sản xuất, mà sự vận động đó trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường Những quá trình đó tuy chứa nội dung kinh tế khác nhau, song chúng đều có những đặc trung giống nhau của hoạt động tài chính doanh nghiệp

Trang 17

8

Như vậy, “hoạt động tài chính doanh nghiệp gắn liền quá trình tạo lập,

phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp Xét về bản chất, đó chính là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, nảy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp” [2, trang 14]

Tài chính doanh nghiệp là một khâu cở sở của hệ thống tài chính quốc gia, là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

1.1.2 Cấu trúc tài chính doanh nghiệp

a Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Cấu trúc tài chính là thuật ngữ được sử dụng để phản ánh mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Có nhiều khái niệm về cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính là mối quan hệ tính bằng tỷ lệ giữa các nguồn vốn (gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là quan hệ tỷ

lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm phục vụ cho quá trình tài trợ của doanh nghiệp Cấu trúc tài chính là quan hệ giữa toàn bộ các khoản nợ kể cả các khoản nợ phát sinh trong kinh doanh và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán

Thuật ngữ cấu trúc vốn thường đi kèm với thuật ngữ cấu trúc tài chính Hai thuật ngữ đều được sử dụng để phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các khoản nợ và vốn chủ sỡ hữu Cấu trúc vốn được hiểu là tỷ lệ giữa nợ trung dài hạn và vốn chủ sở hữu Cấu trúc tài chính bao gồm cả cấu trúc vốn

Trang 18

9

Hình: Cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn của doanh nghiệp

b Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả x 100%

Vốn chủ sở hữu

Cấu trúc tài chính Cấu trúc vốn

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Vốn chủ sở hữu

Trang 19

Nợ phải trả

Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản vay ngân hàng, các khoản nợ phải trả cho người bán – tín dụng thương mại, thuế phải nộp cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên như nợ lương người lao động,…

Theo kỳ hạn, nợ phải trả của doanh nghiệp được phân thành nợ ngắn hạn

- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm Nợ dài hạn gồm các khoản như vay dài hạn cho đầu tư phát triển; nợ dài hạn phải trả

- các khoản vốn vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài, từ phát hành trái phiếu vay nợ của dân chúng…Vốn vay dài hạn có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay ngắn hạn nhưng doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sở

Trang 20

11

hữu là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế Trong khi đó thì cổ tức trả cho các cổ đông phải bị đánh thuế Ưu điểm thứ hai là chi phí sử dụng nợ rẻ hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Do đó, tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra cho một đồng tiền mặt và vì thế tăng lợi nhuận Một ưu điểm nữa là nợ giúp cho các nhà điều hành thận trọng hơn trong trong khi đầu tư do

áp lực trả nợ

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản Những công ty có tỷ

lệ nợ cao thường bỏ qua những cơ hội đầu tư Những công ty này cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị doanh nghiệp Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp Ngoài ra, công ty có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuận giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng hoạt động để trả nợ Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư sẽ tập trung đầu tư vào những dự án có rủi

ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt dưới dạng chia cổ tức ngay lúc này Trong khi đó, chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cho trong tương lai và mâu thuẩn

vì thế phát sinh

Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Nguồn vốn chủ sở hữu do sự góp vốn ban đầu và được bổ sung trong quá trinh kinh doanh, nhất là các khoản bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh, do

đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn Đối với doanh nghiệp tư nhân thì thì chủ sở hữu là cá nhân hoặc chủ hộ gia đình, đối

Trang 21

12

với công ty TNHH, công ty hợp danh thì chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn Đối với công ty cổ phần thì chủ sở hữu là các cổ đông

Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá, giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng nằm trong phân mục này trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ; vốn được bổ sung

từ kết quả sản xuất, kinh doanh của DN theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế, nguồn kinh phí và quỹ khác

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là vốn đóng góp của các chủ sở hữu khi thành lập mới và được bổ sung trong quá trình kinh doanh Chủ sở hữu vốn của DN có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các

cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu

Người chủ sở hữu vốn kỳ vọng vào lợi ích mang lại giữa từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức cổ tức và sự gia tăng giá trị của cố phiếu

Sự khác nhau cơ bản giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu chính là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi sử dụng Đối với vốn vay thì doanh nghiệp phải thực hiện cam kết chi trả bao gồm nợ gốc và lãi cho việc sử dụng vốn sau khoảng thời gian nhất định và việc thanh toán này không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tính chất này tạo ra áp lực thanh toán cũng như rủi ro nhất định cho doanh nghiệp Tuy nhiên, việc

sử dụng vốn vay sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu ứng đòn cân nợ Đối với

Trang 22

13

nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp không phải lo về áp lực trả nợ nhưng theo tính toán của nhiều nhà tài chính thì chi phí sử dụng vốn cao có thể ảnh hưởng đến việc điều hành của doanh nghiệp

1.1.3 Hiệu quả tài chính doanh nghiệp

a Khái niệm về hiệu quả tài chính

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhưng mục tiêu đó phải luôn gắn liền với mục tiêu thị phần Do vậy, cần phải xem xét doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả

Để đánh giá hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:

Hiệu quả hoạt động = Kết quả đầu ra

Chi phí đầu vào Trong đó:

+ Kết quả đầu ra: các yếu tố liên quan đến giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận…

+ Chi phí đầu vào: các yếu tố như vốn sở hữu, tổng tài sản, các loại tài sản

Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động như hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính ở một doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại Một doanh nghiệp có thể có hiệu quả kinh doanh cao nhưng lại có hiệu quả tài chính thấp vì có chính sách tài trợ không thích hợp

Hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm hoặc chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả lớn hơn tốc độ tăng chi phí bỏ

ra để đạt được kết quả đó

Trên thực tế hiện nay, khi tìm hiểu về hiệu quả tài chính có hai quan điểm:

Trang 23

14

Quan điểm thứ nhất: hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động, quản

lý và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh

Quan điểm thứ hai: hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động, còn hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn là hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được các nhà đầu tư quan tâm Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đó tăng trưởng và phát triển Ðể đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phát triển thì doanh nghiệp phải tự đầu tư và tìm kiếm các nguồn đầu tư từ bên ngoài doanh nghiệp Vấn đề dặt ra là doanh nghiệp nên huy động nguồn nào? Nếu muốn huy động từ bên ngoài thì doanh nghiệp phải chứng minh được rằng nguồn đầu tư mà doanh nghiệp huy động được phải mang lại lợi nhuận cao Có thể nói, hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, giá trị thị trường của doanh nghiệp để chắc chắn số vốn họ đầu tư được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao

Hiệu quả tài chính là hiệu quả phản ánh kết quả tài chính của doanh nghiệp, được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên mỗi cổ phần, tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập, tỷ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách

b Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính được sử dụng trong các nghiên cứu chia thành hai loại chính:

- Hiệu quả tài chính nội tại, được đo lường theo giá trị kế toán

- Hiệu quả tài chính thông qua thị trường chứng khoán, được đo lường thông qua giá trị thị trường

Trang 24

15

Hiệu quả tài chính đo lường qua giá trị kế toán:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

ROA = Lợi nhuận trước thuế

x 100%

Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là tỷ suất đo lường khả năng sinh lợi

trên mỗi đồng tài sản của công ty Được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế) chia cho bình quân tổng tài sản Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, như vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao thì càng tốt

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE):

ROE = Lợi nhuận sau thuế

x 100%

VCSH bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho bình quân giá trị vốn cổ chủ sở hữu Số liệu lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi số liệu giá trị vốn chủ sở hữu lấy từ bảng cân đối kế toán nên cần tính số liệu b́nh quân

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thể hiện một trăm đồng vốn đấu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS):

EPS = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi

Số lượng CP thường đang lưu hành

Trang 25

16

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên

một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn Chỉ tiêu này cho biết một cổ phiếu thường hàng năm sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và thông thường cổ đông sẽ không nhận được hoàn toàn số này vì lợi nhuận tạo ra để chi trả cổ tức theo một tỷ lệ nào đó, số còn lại sẽ bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh,

thực hiện tái đầu tư

Hiệu quả tài chính đo lường qua giá trị thị trường:

Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E):

P/E = Thị giá cổ phiếu

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần

Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập phản ánh nhà đầu tư phải trả giá bao

nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu Tỷ số này được các nhà đầu

tư quan tâm nhiều vì họ cho rằng đó là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của cổ phiếu Thông thường những doanh nghiệp nào có tình hình tài chính và kinh

doanh có hiệu quả cao thì tỷ số này cao và ngược lại

Tỷ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (P/B)

P/B = Giá thị trường cổ phiếu

Giá trị sổ sách cổ phiếu

Tỷ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách là tỷ lệ được sử dụng để so sánh

giá của một cổ phiếu so với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó Giá trị sổ sách của một công ty là giá trị của toàn bộ tài sản được thể hiện trên sổ kế toán trừ đi tất cả các khoản nợ và không bao gồm lãi

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Mối liên hệ giữa cấu trúc tài chính với suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Nếu dùng ROE đánh giá hiệu quả tài chính, ROE chịu ảnh hưởng của

Trang 26

17 cấu trúc tài chính thông qua phân tích phương trình Dupont như sau:

Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế (= chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp/lợi nhuận kế toán trước thuế)

Dựa vào phương trình Dupont, phân tích chỉ tiêu ROE có thể thấy rằng

tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: cấu trúc tài chính, hiệu quả kinh doanh và thuế Tuy nhiên, cách phân tích trên chưa thấy được chiều ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến ROE trong các điều kiện kinh tế khác nhau Để đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến ROE dưới tác động của điều kiện kinh tế của doanh nghiệp, cần phân tích chi tiết

công thức trên với sự hiện diện của tỷ suất sinh lời kinh tế (theo các tác giả

Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên, 2001)

Nếu gọi:

- LNTT: là lợi nhuận trước thuế

- LNST: là lợi nhuận sau thuế

- LV : là chi phí lãi vay

- N : là nợ phải trả

Trang 27

18

- TS : là tài sản trong bảng cân đối kế toán

- T : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- RE : là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

- r : là chi phí sử dụng vốn vay bình quân

ROE = [RE + (RE – r) x ĐBTC] x (1-T) (1.1)

Trong đó:

- RE: tỷ suất sinh lời kinh tế, không chịu ảnh hưởng của chính sách tài trợ (cấu trúc vốn) mà chịu ảnh hưởng của đặc thù về ngành và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

- r = lãi vay tính chi phí sản xuất kinh doanh/tổng nợ

Các nhân tố tác động đến ROE:

 Cấu trúc tài chính:

Cấu trúc tài chính ở đây là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Thực chất nó thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại Khái niệm cấu

Trang 28

19

trúc nguồn vốn theo nghĩa rộng trong đó các khoản nợ phải trả cho các nhà các đối tác như nhà cung cấp, khoản ứng trước của người mua cũng được tính trong khoản này Cấu trúc tài chính như thế nào là do chính sách tài chính của doanh nghiệp

Phương trình Dupont trên có thể được viết lại như sau:

ROE = ROAx(1-T)x{(Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả)/Vốn chủ sở hữu} ROE = ROA x (1-T) x (1+ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu)

ROE = ROA x (1-T) x (1+ Đòn bẩy tài chính) (1.2)

Như vậy, ta có thể thấy, cấu trúc tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận với ROE, sử dụng nợ càng nhiều thì ROE càng tăng và ngược lại Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sử dụng nợ bao nhiêu là hợp lý để không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và mục tiêu khác của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách tài chính thích hợp Tuy nhiên trong công thức trên thì tỷ suất sinh lợi vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn, vì lợi nhuận

để tính chỉ tiêu trên đã trừ đi chi phí lãi vay Do vậy, để xem xét riêng ảnh hưởng của việc vay nợ và cấu trúc tài chính đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ

sở hữu, ta xem xét công thức (1.1):

ROE = [RE + (RE – r) x ĐBTC] x (1-T)

Như vậy dựa vào công thức trên ta có thể thấy, nếu tỷ suất sinh lời kinh

tế của tài sản (RE) lớn hơn tỷ lệ lãi suất vay nợ bình quân (r) thì việc vay nợ

sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên Trong trường hợp này cấu trúc tài chính có tương quan thuận với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có khoản vay lớn sẽ góp phần gia tăng mức sinh lời của chủ sở hữu, vì thế doanh nghiệp nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ Về phía cổ đông, họ sẽ nhận được một khoản “thưởng” có giá trị: (RE – r) x ĐBTC x (1-T) từ phía người cho vay Đó chính là phần “của cải” của

Trang 29

20

người cho vay dịch chuyển về phía cổ đông và được hiểu như “chi phí cơ hội” đối với người cho vay do không thể đóng vai trò là nhà đầu tư trực tiếp vì không chấp nhận mạo hiểm hoăc phí tổn đầu tư trực tiếp đối với họ lớn hơn giá trị của chi phí cơ hội này

Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) nhỏ hơn hơn tỷ lệ lãi suất vay nợ bình quân (r) thì việc vay nợ sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ

sở hữu của doanh nghiệp giảm xuống và rủi ro của doanh nghiệp tăng lên vì

hệ số tự tài trợ giảm Trong trường hợp này cấu trúc tài chính có tương quan nghịch với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp không nên vay thêm nợ để kinh doanh Nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh trước hết doanh nghiệp nên tổ chức lại công việc kinh doanh

Như vậy, việc sử dụng nợ vay có ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Việc nghiên cứu có hay không hành vi sử dụng nợ vay để tác động đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cần được thực hiện trên số lớn các doanh nghiệp và sẽ được thực hiện ở các chương tiếp theo của luận văn

 Hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh (được biểu hiện qua ROA): Theo phương trình ta thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao sẽ dẫn đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao và ngược lại Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản lại bị tác động bởi tỷ suất LN/DT và hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tăng cũng làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng mà tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như cấu trúc tài chính và thuế

 Chính sách thuế:

Chính sách thuế là yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể tác động vào được Chính sách thuế có tác động ngược chiều với 2 nhân tố trên

Trang 30

Ngoài ra thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu còn chịu tác động bởi khả năng thanh toán lãi vay

1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả tài chính được đo lường thông qua các hệ số giá trị kế toán và các hệ số giá trị thị trường như: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên mỗi cổ phần, tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập, tỷ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách

So sánh hai nhóm hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua Vì thế, nhóm này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp (Hu & Izumida 2008)

Trong khi đó, các hiệu quả đo lường qua giá trị thị trường có thể cho biết dưới tác động của thị trường, chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu) Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của các phương pháp định giá cổ phiếu sử dụng dòng tiền tương lai chiết khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác định

Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì tài trợ bằng nợ vay có chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần thường vì doanh nghiệp khi sử dụng nợ

Trang 31

22

vay sẽ tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập phải nộp cho Nhà nước, nên khi doanh nghiệp sử dụng sẽ có khả năng tạo kết quả kinh doanh tốt hơn do tận dụng được lá chắn thuế của nợ vay Như vậy, cấu trúc tài chính ảnh hưởng theo chiều thuận đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (+)

Jensen và Williams (1988) cho rằng nợ là phương thức có tính nguyên tắc để đảm bảo các nhà quản trị thanh toán lợi nhuận hơn là xây dựng dinh cơ cho họ Đối với các DN có dòng tiền tự do hay khả năng sinh lời cao, nợ nhiều sẽ hạn chế tính tùy tiện của ban quản lý Bên cạnh đó, theo mô hình thuế Modiligani và Miler, các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao nên đi vay nhiều hơn khi các DN đó có nhu cầu lớn hơn để tận dụng rào chắn về thuế thu nhập doanh nghiệp

Dessi and Robertson (2003) chỉ ra rằng cấu trúc tài chính có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của công ty Các công ty vay nợ cố gắng tận dụng các cơ hội tăng trưởng và đầu tư để làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp Vì vậy nó sẽ làm tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Huang và Song (2006), Denis Forte và Lucas Ayres Barros (2013) cũng cho kết quả tương tự Tuy nhiên, lý thuyết Modigliani và Miller chỉ ra việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất sinh lợi cao hơn do tận dụng được tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính bằng phương pháp phân tích đường dẫn để phân tích số liệu của 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã chỉ ra tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính Kết quả cho thấy cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ thuận với hiệu quả tài chính

Tuy nhiên, tại mức độ đòn bẩy tài chính cao, cấu trúc trúc tài chính lại tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính (Myers, 1977; Sensen 1986;

Trang 32

23

McConnell, 1995) vì lợi ích thu được từ mức vay nợ tăng thêm nhỏ hơn mức gia tăng chi phí đại diện Như đã phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và ROE ở trên, khi tỷ lệ nợ vay thấp, đòn bẩy tài chính (cấu trúc tài chính) có tương quan thuận với hiệu quả tài chính, do tỷ suất sinh lời kinh tế lớn hơn tỷ suất vay nợ bình quân (đã phân tích ở trên) Nhưng khi mức đòn bẩy tài chính quá cao, dẫn đến tỷ suất vay nợ bình quân lớn hơn tỷ suất sinh lời kinh tế, hệ quả là cấu trúc tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính

Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các

dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ trước sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài Ngoài ra, các doanh nghiệp có lời không thích huy động thêm vốn chủ

sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển; Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận

Harris anh Raviv (1991), Krishnan và Mathur (1997) chỉ ra rằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu có mối quan hệ nghịch với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ

sở hữu (ROE)

Majumdar and Chhibber (1997) and Ghosh(2007) cho rằng cấu trúc tài chính có tác động nghịch chiều đến hiệu quả của công ty Kết quả cho rằng các chủ nợ của công ty luôn đưa ra những áp đặt về các điều kiện, tài sản thế chấp hoặc tăng lãi suất cho các khoản vay,… Điều này, sẽ khiến công ty vay

nợ tập trung vào gánh nặng nợ nần mà ít chú trọng trong việc tạo ra lợi nhuận

và đẫn đến kết quả là việc vay nợ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của công

ty

Trang 33

24

Nghiên cứu của Ong Tze San and Teh Boon Heng (2010) về “Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng ở Malaysia” Chỉ ra rằng đối với các công ty lớn (có vốn chủ sở hữu lớn hơn 5.000.000.000 RM) thì tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tỷ lệ nghịch đến lợi nhuận trên mỗi

cổ phần, tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu có tác động tỷ lệ thuận lợi nhuận trên mỗi cổ phần Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cũng có tác động tỷ

lệ nghịch đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần đối với các công ty nhỏ (có vốn chủ

sở hữu nhỏ hơn 1.000.000.000 RM)

Nghiên cứu của Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung (2012) về cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy cấu trúc tài chính có quan hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, khi tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản lớn hơn 30.37% thì có quan hệ nghịch chiều với ROE Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp ngành sản xuất và chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE

là 47.94% nên cấu trúc tài chính có quan hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Như vậy, kết quả các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ về mặt lý thuyết, theo đó cấu trúc tài chính có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Từ đó đặt ra vấn đề cần nghiên cứu chiều hướng ảnh hưởng này ở các công ty thuộc ngành khai khoáng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 34

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, trong đó đã làm rõ khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Từ nội dung chương 1 có thể rút ra một số kết luận chính như sau:

- Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được đo lường qua giá trị kế toán

và giá trị thị trường

- Qua phân tích phương trình Dupont cho thấy cấu trúc tài chính (được biểu thị qua tỷ suất nợ) có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính (được biểu thị qua tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) nếu tỷ suất sinh lời kinh tế lớn hơn tỷ tệ lãi suất vay nợ bình quân Và ngược lại, cấu trúc tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính nếu tỷ suất sinh lời kinh tế nhỏ hơn tỷ

tệ lãi suất vay nợ bình quân

- Qua các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và quốc tế cho thấy cấu trúc tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu và thời gian khác nhau

Trang 35

26

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHAI KHOÁNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KHAI KHOÁNG

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm ngành khai khoáng

Ngành khai khoáng (hay còn gọi là ngành khai thác khoáng sản) bao gồm các doanh nghiệp hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan

Hiện nay, có 35 doanh nghiệp ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, một số doanh nghiệp chủ chốt của ngành như:

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin): Khai thác và chế biến than và các khoáng sản khác

- Tập đoàn Hoá chất Việt Nam: Khai thác và chế biến khoáng sản hoá chất (apatit)

- Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Vinacomin: Khai thác, chế biến quặng sắt

- Tổng công ty Xi măng VN và các doanh nghiệp ngành xây dựng, giao thông vận tải thực hiện: Khai thác, chế biến vật liệu xây dựng

Ngoài ra, tham gia khai thác, chế biến các điểm mỏ khoáng sản quy mô nhỏ ở các địa phương có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoạt động tùy thuộc vào đặc tính của các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản cũng như quy mô vốn, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của chính doanh nghiệp

đó Chẳng hạn như:

- Công ty CP Khoáng sản Bình Định (Mã chứng khoán: BMC): Khai

Trang 36

27

thác, chế biến xỉ Titan, sản xuất các sản phẩm hậu Titan - Một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng

- Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (Mã chứng khoán: SQC)

là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ngành

- Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (Mã chứng khoán: HGM)

là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đang khai thác và xuất khẩu Antimony

- Công ty CP Khoáng sản Mangan (Mã chứng khoán: MMC) là một trong số ít doanh nghiệp khai thác, chế biến quặng mangan có quy mô sản xuất lớn

Với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, ngành khai khoáng Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng Nếu tách riêng than và dầu khí, các công ty khai khoáng đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khai khoáng phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh)

Việt Nam có trên 170 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản Tuy chỉ chiếm khoảng 5% số lượng các doanh nghiệp nhà nước nhưng trong vòng hơn 10 năm qua, các doanh nghiệp khoáng sản nhà nước đóng góp bình quân từ 10 -11% vào ngân sách quốc gia hàng năm Năm trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 là doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực khoáng sản 4/5 doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dầu khí Tập đoàn dầu khí có mức doanh thu lớn nhất, tương đương với 37

Trang 37

28

Triển vọng của ngành khai khoáng còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc; và sức cung là trữ lượng khoáng sản phong phú của Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư của ngành đang suy giảm tương đối so với các lĩnh vực khác, do đầu tư mới chú trọng đến việc

mở rộng mà chưa đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu dừng ở việc xuất khẩu quặng

và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về Do vậy, trong thời gian tới, ngành cần phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu, bên cạnh việc thăm dò, mở rộng mỏ mới

Trong năm 2011, áp lực gia tăng chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp khai khoáng Riêng đối với các doanh nghiệp khai thác VLXD có thể còn gặp khó khăn về đầu ra do chính sách cắt giảm đầu tư công của chính phủ để kiềm chế lạm phát và sự đóng băng của thị trường bất động sản khiến nhiều công trình xây dựng phải hoãn khởi công hoặc giãn tiến độ thi công

Ngoài ra, chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, có thể tác động đến hoạt động của ngành: Luật khoáng sản 2011 làm thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; ngoài

ra biểu thuế của nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp

Nhìn chung, các doanh nghiệp khai khoáng đang niêm yết hiện nay có quy mô nhỏ, mức độ tài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao hơn Trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác quặng kim loại có mức độ đầu tư lớn hơn cho tài sản cố định, nhóm doanh nghiệp khai thác VLXD lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận tốt hơn

Ngành khai khoáng Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm,

Trang 38

29

tuy nhiên sự phát triển và hiệu quả đóng góp của ngành đối với nền kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng Hiện ngành khai khoáng đóng góp khoảng 10% GDP của cả nước, tuy nhiên tỉ trọng đầu tư cho ngành đang tăng lên nhanh hơn so với tỉ trọng đóng góp của ngành vào tổng sản phẩm quốc nội Nói một cách khác, hiệu quả đầu tư của ngành khai khoáng đang suy giảm một cách tương đối so với các ngành kinh tế khác Đây chính là hậu quả của việc khai thác xuất khẩu khoáng sản thô không qua chế biến nên không phát huy được tối đa giá trị sản phẩm, hậu quả của việc đầu tư theo chiều rộng

mà chưa chú trọng đến chiều sâu, chưa đầu tư thích đáng cho công nghệ dẫn đến tổn thất khai thác khoáng sản

2.1.2 Chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng

Chiến lược phát triển khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 với các nội dung chủ yếu sau:

a Về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

- Khoáng sản than: Đẩy mạnh thăm dò phần sâu dưới -300m đối với các

mỏ ở bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam; lựa chọn một số khu vực có triển vọng nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thăm dò đến mức sâu -1000m Đầu tư mới và cải tạo, mở rộng khai thác phần sâu một số mỏ ở bể than Quảng Ninh; cải tạo nâng cấp các khu công nghiệp tuyển than tập trung tại Quảng Ninh, Thái Nguyên đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn môi trường

- Khoáng sản phóng xạ (urani): Hoàn thành thăm dò quặng urani ở các

mỏ Pà Lừa - Pà Rồng, Khe Hoa - Khe Cao tại Quảng Nam và một số khu vực

có triển vọng khác

- Khoáng sản kim loại

+ Quặng titan - zircon: Thăm dò, khai thác quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho dự án chế biến sâu tập trung tại khu vực Lương Sơn, tỉnh Bình

Trang 39

30

Thuận Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng titan (rutil nhân tạo, pigment, titan xốp, titan kim loại) theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường

+ Quặng bauxit: Hoàn thành công tác thăm dò các mỏ bauxit vùng Tây Nguyên, Bình Phước đã được điều tra, đánh giá Triển khai hoạt động khai thác mỏ Tân Rai, mỏ Nhân Cơ phục vụ nguyên liệu cho 02 dự án sản xuất alumin tại Lâm Đồng, Đắc Nông Việc triển khai các dự án khai thác, sản xuất alumin khác tại Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước chỉ thực hiện sau khi 02

dự án trên đi vào hoạt động và được đánh giá hiệu quả kinh tế Nghiên cứu khả thi dự án sản xuất nhôm tại Việt Nam để triển khai sau năm 2015

+ Quặng sắt: Triển khai thăm dò đối với các mỏ có tiềm năng tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Quảng Ngãi

+ Quặng mangan: Hoàn thành công tác thăm dò tại khu vực có tiềm năng tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng để khai thác làm nguyên liệu cho

dự án chế biến feromangan, mangan điện giải EMD phục vụ nhu cầu trong nước; không xuất khẩu quặng mangan và sản phẩm sau chế biến

+ Đối với các loại khoáng sản kim loại khác: Thực hiện thăm dò, khai thác phải gắn với dự án chế biến sâu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, không xuất khẩu quặng và sản phẩm sau chế biến

- Khoáng sản không kim loại:

+ Khoáng sản làm nguyên liệu xi măng: Thăm dò, khai thác các mỏ phục vụ các dự án xi măng trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đã phê duyệt Không khai thác đá vôi tại khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ để bảo vệ cảnh quan

+ Khoáng sản đá vôi trắng: Khai thác quy mô lớn và chế biến tập trung

Trang 40

+ Khoáng sản làm nguyên liệu ốp lát: Thăm dò, khai thác đá granit, gabro ốp lát tại các tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh và các mỏ đá trầm tích ốp lát tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An phục vụ nhu cầu xây dựng Không xuất khẩu đá khối

+ Quặng apatit: Hoàn thành thăm dò mở rộng, thăm dò bổ sung đối với các diện tích đã điều tra Nghiên cứu công nghệ sử dụng quặng loại 2, để đầu

tư các dự án chế biến Việc cấp phép khai thác mỏ phải gắn với các dự án chế biến, sản xuất phân lân, DAP, sản xuất photpho, phân lân nung chảy; không xuất khẩu quặng apatit Cân đối nhu cầu sử dụng trong nước để điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

b Về hợp tác đầu tư

Một số lĩnh vực cần hợp tác đầu tư:

- Thăm dò, khai thác than Đồng bằng Sông Hồng đồng bộ với việc đầu

tư Tổ hợp Nhà máy nhiệt điện chạy than tại khu vực này

- Hợp tác đầu tư đồng bộ Tổ hợp Nhà máy điện-nhà máy điện phân nhôm tại VN để sử dụng alumin sản xuất tại VN

Ngày đăng: 21/11/2017, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Phạm Nguyễn Hoàng, Cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn nhà nước - Một số kết quả nghiên cứu thực tiễn trên thế giới [3] Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuấtbản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn nhà nước - Một số kết quả nghiên cứu thực tiễn trên thế giới" [3] Nguyễn Hòa Nhân (2013), "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Phạm Nguyễn Hoàng, Cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn nhà nước - Một số kết quả nghiên cứu thực tiễn trên thế giới [3] Nguyễn Hòa Nhân
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2013
[4] Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2011
[5] Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II
Tác giả: Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2001
[7] Nguyễn Tấn Vinh (2011), Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Tấn Vinh
Năm: 2011
[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính – tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn Khác
[6] Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung (2012), Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam Khác
[8] Ong Tze San and Teh Boon Heng Dr (2010), Capital Structure and Corporate Performance of Malaysian Construction Sector Khác
[9] Mustafa M Soumadi and Osama Suhail Hayajneh (2011), Capital structure and corporate performance empirical study on the public Jordanian shareholdings firms listed in the Amman stock market Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w