1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

101 676 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Với mong muốn dựa vào kiến thức đã được học để tìm ra sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Gia Dũng

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Dương Phan Trà My

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Danh sách 5 công ty ngành thép niêm yết trên HOSE

đề tài nghiên cứu

2.1 Thị phần sản xuất thép trên toàn thế giới 33

2.4 Sản lượng xuất khẩu thép qua các năm 36

3.1 Tương quan giá cổ phiếu ngành thép với VN-Index 59

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

6 Ý nghĩa đề tài 4

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 7

1.1 KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN 7

1.2 SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CHỨNG KHOÁN 10

1.3 GIÁ HỢP LÝ VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU 10

1.3.1 Giá thị trường của cổ phiếu 10

1.3.2 Giá hợp lý của cổ phiếu 11

1.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU 11

1.4.1 Khái niệm 11

1.4.2 Phương pháp phân tích cơ bản 12

1.4.3 Phân tích kỹ thuật 18

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 22

1.5.1 Các nhân tố nội sinh 23

1.5.2 Các nhân tố ngoại sinh 24

1.5.3 Các nhân tố can thiệp 24

1.6 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC 25

1.6.1 Mô hình 1 25

1.6.2 Mô hình 2 26

Trang 7

1.7 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 27

1.7.1 Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng 27

1.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27

1.7.3 Các giả thuyết ban đầu 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 30

2.1 TỔNG QUAN NGÀNH THÉP 30

2.1.1 Tầm quan trọng của ngành 30

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.3 Phân loại thép 31

2.1.4 Ngành thép thế giới 31

2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM 33

2.2.1 Cung vượt xa cầu 33

2.2.2 Xuất khẩu thép 35

2.2.3 Biến động giá thép 36

2.2.4 Trình độ công nghệ 36

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 38

2.3.1 Xác định các biến của mô hình 38

2.3.2 Mô hình nghiên cứu 44

2.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

3.1 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP 57

3.1.1 Số lượng công ty niêm yết 57

3.1.2 Tình hình biến động giá cổ phiếu ngành thép 58

3.2 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 61

Trang 8

3.2.1 Kết quả nghiên cứu 61

3.2.2 Ước lượng mô hình và kiểm tra các giả thiết 65

3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THÉP 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71

CHƯƠNG 4 BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 72

4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 72

4.1.1 Về nghiên cứu lý thuyết 72

4.1.2 Về mặt thực tiễn 72

4.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 73

4.2.1 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư 73

4.2.2 Khuyến nghị đối với chính phủ 74

4.3 ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 76

4.4 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 78

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở tất cả các quốc gia, khi sản xuất hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao đòi hỏi sự ra đời thị trường chứng khoán (TTCK) như là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam chúng ta cũng không là ngoại

lệ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, TTCK Việt Nam đã ra đời từng bước trưởng thành và phát triển

Kể từ khi thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000 đến nay đã gần 14 năm hoạt động liên tục, bên cạnh những thành quả đạt được thì TTCK cũng tồn tại những hạn chế nhất định Quy mô của TTCK Việt Nam chưa tương xứng và ngang tầm với TTCK của các quốc gia trong khu vực Những diễn biến trên TTCK chưa phản ánh được tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam Những biến động giá chứng khoán, những thay đổi trong quan hệ cung cầu chứng khoán dường như chưa tuân theo những quy luật chung của TTCK thế giới

Việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK, ảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán từ đó đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu và giá chứng khoán trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển TTCK là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiểu ngành thép đã tăng trở lại, nhưng ngành thép Việt Nam đang tiếp tục chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ Kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành thép đều đang cho thấy xu hướng xấu hơn

Đa số công ty đều có tăng trưởng doanh thu nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, các DN thép còn phải đối mặt với các vấn đề về tồn kho và cạnh tranh nội bộ ngành rất khốc liệt Tuy

Trang 10

nhiên, nhóm cổ phiếu này vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân

Với mong muốn dựa vào kiến thức đã được học để tìm ra sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Việt Nam, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao

học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về nhân tố ảnh

hưởng đến giá cổ phiếu

- Phân tích xu thế thay đổi giá cổ phiếu; Xem xét, lựa chọn, xây dựng mô

hình biểu diễn sự thay đổi giá cổ phiếu trong mối tương quan giữa các nhân

tố, qua đó đề xuất kiến nghị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

ngành Thép niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu 05 công ty thuộc ngành Thép niêm yết trên sở giao

dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu:

Đề tài tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép được niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời gian từ 01/01/2009 đến ngày 31/12/2014

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

4.1 Phương pháp định tính

- Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về cổ phiếu,

giá cổ phiếu, nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Thông qua các mô hình từ những nghiên cứu trước đây nhằm thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho việc nghiên cứu chính thức

- Phỏng vấn, đối thoại với các nhà đầu tư chứng khoán, các quản lý các

doanh nghiệp ngành Thép, thảo luận với các nhà đầu tư để có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE

4.2 Phương pháp định lượng

Để kiểm tra thang đo và mô hình lý thuyết, được thực hiện sau khi bảng câu hỏi ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh lại với ngôn từ dễ hiểu,

có bổ sung và loại bớt ra các biến không phù hợp

- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin thứ cấp trên các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Thép niêm yết trên sàn HOSE

- Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Eviews 6.0 với các công cụ thống kê

mô tả, hồi quy bội, phân tích phương sai

- Từ đó kiểm định sự tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu ngành Thép và tiến hành phân tích kết quả

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, đề tài được chia thành các chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Trang 12

- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

- Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị

6 Ý nghĩa đề tài

Đề tài này mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp Đặc biệt là các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc ngành Thép trong nước có thể ứng dụng để có những quyết định phù hợp

Đề tài chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép, đồng thời cũng đánh giá được mức độ quan trọng của chúng Bên cạnh đó, đề tài cũng xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện sự tương quan của nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

7.2 Tài liệu 2

"Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong thị trường tài chính các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất” – Tác giả Hussein A.Hassan Al-

Tamimi, tạp chí Quản trị xuyên quốc gia, trang 3-19, ngày 11/3/2011

Nghiên cứu này điều tra các yếu tố chính xác định nhiều nhất các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán UAE Ở United Arab

Trang 13

Emirates thị trường chứng khoán là một trong những thị trường mới nổi, nó bao gồm hai thị trường: thị trường tài chính Dubai và thị trường chứng khoán Abu Dhabi Các dữ liệu nghiên cứu nằm trong khoảng thời gian 1990-2005 Các mẫu bao gồm 17 công ty dựa trên sự sẵn có của dữ liệu trong thời gian

đó Mô hình hồi quy được chạy cho mẫu của thị trường tài chính UAE

7.3 Tài liệu 3

“Chặng đường 6 năm của TTCK Việt Nam thực trạng và giải pháp”,

Phạm Thị Anh Thư (2006), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế

Tp HCM

Về mặt khoa học, đề tài đã khẳng định được vai trò của TTCK trong nền tài chính quốc gia, sựra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam là yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh

và trong bối cảnh hội nhập Về mặt thực tiễn, các kết quả đạt được cũng như các mặt còn tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam nêu lên trong luận văn phản ánh đúng thực tế đang diễn ra Các giải pháp đưa ra cũng dựa trên chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt vì vậy có thể nghiên cứu phát triển và áp dụng cho từng chủ thể trong thị trường nhằm xây dựng một định chế TTCK cho Việt

Nam hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát triển

Trang 14

Sự thay đổi của giá cổ phiếu là kết quả của sự thay đổi của các yếu tố vi

mô và kinh tế vĩ mô, tuy nhiên bài nghiên cứu thị trường chứng khoán ở Amman Jordan là không hiệu quả

Các mẫu của nghiên cứu bao gồm 14 ngân hàng thương mại của Amman thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2005 -2008 Tiến hành phân tích hồi quy đơn giản để tìm ra các mối quan hệ yếu tố kinh tế vi mô với giá cổ phiếu

và tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa rất tích cực giữa giá thị trường của cổ phiếu và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu; giá thị trường của cổ phiếu tỷ

lệ cổ tức, tổng sản phẩm trong nước, và mối quan hệ có ý nghĩa tiêu cực về lãi suất lạm phát và cho vay nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa trên một số năm Amman thị trường chứng khoán ở Jordan

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU

1.1 KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN 1

Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức là giấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người chủ sở hữu chúng bỏ ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn Hay nói cách khác, chứng khoán là các công cụ tài chính dài hạn, bao gồm chứng khoán vốn (cổ phiếu), chứng khoán nợ (trái phiếu) và các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán (chứng quyền, chứng khế, chứng chỉ thụ hưởng, các chứng khoán phái sinh…)

Trong luận văn này chỉ xin trình bày 2 loại chứng khoán chủ yếu trên TTCK là cổ phiếu và trái phiếu

1.1.1 Cổ phiếu

Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần Người mua cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công

ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn Lợi tức của cổ phiếu tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó không cố định Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, cổ đông được hưởng lợi nhuận (cổ tức) cao nhưng ngược lại cổ tức có thể rất thấp hoặc hoàn toàn không có khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Khi công ty bị

1

Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống Kê

Trang 16

phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý

Cổ phiếu là một giấy chứng nhận việc đầu tư vốn của một chủ thể vào một công ty cổ phần Như vậy, chính công ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu

và chỉ có công ty cổ phần mới có cổ phiếu Các cổ đông không phải là chủ nợ đối với công ty mà cổ đông là người hùn vốn cùng công ty hoạt động, là người chủ sở hữu (một phần) công ty

Giá trị ban đầu ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá Mệnh giá chỉ là giá trị danh nghĩa, không liên quan trực tiếp đến giá thị trường của cổ phiếu Giá cổ phiếu trên thị trường (thị giá) biến động rất nhanh nhạy, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp Sự biến động giá cổ phiếu do nhiều nhân tố quyết định nhưng nhân tố cơ bản nhất là kết quả sản xuất kinh doanh, cổ tức và quan hệ cung cầu cổ phiếu trên thị trường

Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 02 loại cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

- Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông

Cổ phiếu thường là một chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty Đặc điểm của cổ phiếu thường là cùng dự phần may rủi với công ty và cổ đông nào nắm số lượng cổ phiếu càng nhiều thì quyền sở hữu của cổ đông đó trong công ty càng lớn Lợi tức cổ phiếu không

cố định và được trả vào cuối năm để quyết toán Cổ tức thường phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lời của công ty Khi công ty thành đạt trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông của

cổ phiếu thường có thể thu được cổ tức cao Khi công ty thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông của cổ phiếu thường thu được cổ tức thấp, thậm chí là không có cổ tức Ngay trong trường hợp công ty hoạt động tốt, lợi nhuận thu được cao, cổ tức mà các cổ đông của cổ phiếu thường nhận được

Trang 17

vẫn có thể không cao do chính sách chia lời của công ty dành tỷ lệ cho tích lũy cao

Việc trả cổ tức đối với cổ phiếu thường có thể thực hiện bằng các hình thức sau: 1) trả bằng tiền mặt - là hình thức phổ biến nhất, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư; 2) trả bằng chính cổ phiếu của công ty, nếu công ty hoạt động kinh doanh tốt thì hình thức này rất hấp dẫn đối với những người có ý muốn đầu tư tiếp; 3) trả bằng tài sản của công ty, hình thức này thường ít sử dụng trong thực tế

- Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu Cổ phiếu ưu đãi còn gọi là cổ phiếu đặc quyền là loại cổ phiếu được hưởng những quyền ưu tiên hơn so với

cổ phiếu thường Nếu như cổ tức của cổ phiếu thường không cố định, thì ngược lại cổ đông của cổ phiếu ưu đãi được hưởng một mức cổ tức cố định hằng năm (nghĩa là cổ tức không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty)

Nếu như cổ phiếu thường chỉ cho phép cổ đông quyền truy đòi cuối cùng đối với tài sản của công ty phát hành, thì cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường Như vậy, cổ phiếu

ưu đãi mang tính rủi ro ít hơn cổ phiếu thường Chính vì lẽ đó, giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên thị trường thường không dao động lên xuống nhiều như giá

cả của cổ phiếu thường Cổ đông của cổ phiếu ưu đãi không có tiếng nói và quyền bầu ban giám đốc công ty như cổ đông của cổ phiếu thường

1.1.2 Trái phiếu

Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo

Trang 18

hạn Trên giấy chứng nhận nợ này (trái phiếu) có ghi mệnh giá của trái phiếu

và tỷ suất lãi trái phiếu

Khác với cổ phiếu là một chứng khoán vốn, trái phiếu là một chứng khoán nợ dài hạn của chủ thể phát hành – Người phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả lãi trái phiếu và hoàn trả vốn gốc của trái phiếu cho sở hữu chủ trái phiếu (trái chủ) khi đáo hạn

1.2 SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

- Đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thực: Giá trị của hàng hóa hoặc dịch

vụ thực được kết tinh từ lợi thế sử dụng các nguồn lực hữu hình, vô hình của công ty Khi giá trị này được nhu cầu của thị trường phán quyết thì gọi

là giá cả

- Đối với chứng khoán: Chứng khoán là hàng hóa Giá trị của hàng hóa chứng khoán khác với giá trị của các hàng hóa hoặc dịch vụ thực trong nền kinh tế Giá trị của hàng hóa chứng khoán là hình ảnh động phản chiếu những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và những vấn đề kinh tế cơ bản của công ty Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố nội tại, nhân tố

vi mô, vĩ mô có liên quan đến hàng hóa chứng khoán thì hình thành nên giá

cả chứng khoán

Trên TTCK người ta mua bán chứng khoán là mua bán quyền sở hữu công ty Sự vận động của giá cả chứng khoán thật là phức tạp, tưởng như chưa có ai có khả năng định dạng được nó Người ta chỉ có thể biết được tọa

độ của nó khi phiên giao dịch chứng khoán kết thúc Còn ngày mai thì lại phỏng đoán, mò mẫm… vì không ai có thể thông minh hơn thị trường

1.3 GIÁ HỢP LÝ VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU 2

1.3.1 Giá thị trường của cổ phiếu

Cổ phiếu phổ thông của công ty niêm yết là một loại tài sản tài chính

2 Hồng Đình Tuấn (2009), Giáo trình Phân tích & định giá tài sản tài chính, Hà Nội

Trang 19

được giao dịch trên thị trường nên có “giá” do thị trường xác định tại từng thời điểm Các mức giá của cổ phiếu biểu hiện trên thị trường tại các thới điểm khác nhau gọi là giá thị trường (thị giá)

Thị giá của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nhân tố tác động chính tới thị giá là quan hệ cung cầu cổ phiêu trên thị trường

1.3.2 Giá hợp lý của cổ phiếu

a Khái niệm

Giá hợp lý của cổ phiếu còn được gọi là “giá nội tại” là mức giá thể hiện một bộ phận giá trị của công ty niêm yết Công ty có giá trị cao thì cổ phiếu

có giá trị cao và ngược lại

b Đo lường giá hợp lý của cổ phiếu

Khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, họ kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai mà cổ phiếu đó mang lại, do đó giá cổ phiếu phải thể hiện luồng thu nhập tương lai đó Để xác định giá cổ phiếu tại một thời điểm hiện tại cần xác định giá trị hiện tại của luồng thu nhập tương lại từ cổ phiếu Đây cũng là nguyên tắc chung cho mọi mô hình định giá

Thông thường hai mức giá: thị giá và giá hợp lý sai lệch nhau Nếu thị giá cao (thấp) hơn giá hợp lý thì cổ phiếu đang được thị trường định giá cao (thấp) Nếu mà hai mức giá trùng nhau thì cổ phiếu được thị trường định giá đúng

1.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU

1.4.1 Khái niệm

Phân tích cổ phiếu là quá trình hình thành và diễn biến của giá cổ phiếu Nội dung bao gồm:

Phân tích, xác định quy luật diễn biến của giá cổ phiếu

Xác định cổ phiếu có được định giá đúng hay không?

Từ đó xây dựng mô hình phân tích, định giá nhằm đưa ra chiến lược đầu tư

Trang 20

1.4.2 Phương pháp phân tích cơ bản

a Khái niệm

Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra

giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường

b Những yếu tố cần quan tâm trong phân tích cơ bản

 Các yếu tố vĩ mô – môi trường kinh doanh của công ty

 Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật

Môi trường chính trị luôn có tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán Đặc biệt là những ngành kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong chính sách của nhà nước Môi trường chính trị ổn định là điều kiện để các công ty yên tâm sản xuất kinh doanh và ổn định chung cho cả nền kinh tế vĩ mô

 Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô

Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung của toàn bộ thị trường mà trong lý thuyết gọi là rủi ro hệ thống Rủi ro này tỏc động đến toàn

bộ thị trường và bản thân doanh nghiệp hay từng ngành không thể tránh được Các chính sách của chính phủ có tác động đến tất cả các ngành nghề và công

ty trong nền kinh tế, nhưng tùy vào đặc thù của từng công ty mà chịu ảnh hưởng khác nhau Một vài yếu tố vĩ mô quan trọng như:

Trang 21

mỗi công ty trong ngành có thể đạt được Do đó, việc phân tích ngành diễn ra trước việc phân tích công ty Phân tích ngành cần tính toán các chỉ số trung bình ngành làm mốc so sánh với chỉ số của từng công ty trong ngành và so sánh với các ngành khác trong quốc gia hay trong khu vực kinh tế đó

 Các yếu tố vi mô – phân tích công ty

Trong phân tích công ty, ta phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chính của công ty Việc phân tích tài chính công ty nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp Phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Ngoài ra, khi phân tích chúng ta cần chú ý tới các yếu tố phi tài chính.Việc nghiên cứu các yếu tố này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn nữa về công ty Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nền kinh tế đang phát triển, khi mà thông tin không được minh bạch trong các báo cáo tài chính Trên cơ sở đó, chúng ta có thể điều chỉnh những nhận định của mình về tiềm lực cũng như khả năng của doanh nghiệp Sau đây là các tiêu thức quan trọng trong việc phân tích:

 Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp đó đang sản xuất kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào là chủ yếu, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm đó trên doanh thu và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp Biết được lĩnh vực kinh doanh chính của công ty giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về những ảnh hưởng

có thể tác động tới doanh nghiệp như môi trường kinh tế vĩ mô, luật pháp,

Trang 22

thiên tai, đối thủ cạnh tranh

 Cơ cấu sở hữu vốn

Những ai đang nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu công ty? Hiện nay công

ty có bao nhiêu cổ phiếu lưu hành, số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng? Thông thường, một công ty có nhiều cổ đông chiến lược thì tốt trong dài hạn và kỳ vọng về nó tăng cao Ngoài ra, khi doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước và cổ đông chiến lược lớn thì số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường ít hơn nhiều so với tổng số cổ phiếu, khi đó lượng cung cổ phiếu ra thị trường bị hạn chế, điều này thường có lợi cho giá cổ phiếu

 Hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát

Hội đồng quản trị bao gồm những ai, tỷ lệ vốn góp của họ, chiến lược đề

ra có vì quyền lợi của cổ đông không? Liệu có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ? Liệu có mâu thuẫn giữa các thành viên trong ban lãnh đạo? Ngoài ra cần quan tâm số lượng cổ phiếu nắm giữ của các thành viên trong Hội đồng quản trị, trong Ban giám đốc, trong Ban kiểm soát và những người liên quan Nếu số lượng nắm giữ cổ phiếu càng lớn thì rõ ràng là

họ đều đặt niềm tin vào khả năng tăng trưởng của công ty và đó là tín hiệu tốt

 Giá trị thương hiệu và hệ thống phân phối

Thương hiệu và hệ thống phân phối cho biết sự phát triển của công ty Sẽ chẳng một công ty nhỏ nảo nào mà mọi người đều biết tới thương hiệu của nó

và công ty đó lại có hệ thống phân phối rộng khắp Một công ty có thương hiệu tốt thì cổ phiếu của nó cũng sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn

 Hệ số thanh toán ngắn hạn (hiện hành)

Tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một

Trang 23

giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó

Hệ số thanh toán hiện hành

 Hệ số thanh toán nhanh

Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán

dự trữ (tồn kho)

Hệ số thanh toán nhanh

(thanh toán tức thời) =

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu

Nợ ngắn hạn Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1 Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của

hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty

Trang 24

 Hệ số đòn bẩy tài chính – Nợ dài hạn/VCSH

Nợ dài hạn/VCSH =

Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Hệ số cho biết trong cơ cấu vốn dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đi vay là bao nhiêu %, và VCSH chiếm bao nhiêu % Tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro càng cao

 Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi

Lãi tiền vay

Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận bảo đảm khả năng trả lãi hàng năm như thế nào? Nó phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả không

và chỉ tiêu này được các chủ nợ quan tâm

 Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân

Tỷ số này cho biết tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp

 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán

ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh

Trang 25

nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp

 Vòng quay tài sản lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu

số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 Vòng quay tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Hệ số này dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công

ty nói riêng và của ngành nói chung Hệ số này càng cao cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty, của ngành vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả

 Vòng quay tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế

 ROA – Lợi suất trên tổng tài sản

Tổng tài sản

Trang 26

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư Nó cho biết một đồng tài sản bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tùy vào tình hình cụ thể và phạm vi người ta dùng lợi nhuận sau thuế hoặc EBIT để so sánh với tổng tài sản

 ROE – Lợi suất trên VCSH

Vốn chủ sở hữu (VCSH) Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này khá quan trọng với các nhà đầu tư khi

họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp

1.4.3 Phân tích kỹ thuật

a Khái niệm

Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động

về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó

Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là: Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)

Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai

Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu

Trang 27

Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự,

và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại

Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart) Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ

thuật với các chỉ báo quan trọng nhất

b Một số công cụ kỹ thuật phổ biến

 Đường RSI (Relative strength index)

RSI là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến, nó đo lường cường độ dao động liên quan đến giá hiện tại với giá quá khứ RSI là một công cụ đa năng, nó có thể sử dụng để:

Cho tín hiệu mua, bán

Chỉ ra tình trạng quá mua (overbought), quá bán (oversold)

Xác nhận hướng di chuyển của đường giá

Cảnh báo khả năng đảo chiều thông qua dấu hiệu phân kỳ (divergences) Công thức: RSI = 100- [100/(1+RS)]

Trong đó:

RS = Tổng của giá đóng cửa lên trong n ngày

Tổng của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó

Trang 28

Số phiên thông thường được sử dụng rộng rãi là n = 14, số phiên khác thường được sử dụng là 9 và 21 ngày

 Đường MA (Moving Average)

MA là chỉ báo được dựng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật MA hiển thị giá trị trung bình của giá chứng khoán trên số phiên giao dịch được xét MA được sử dụng để đo lường đà tăng giá hoặc giảm giá hay cũng có thể dựng để định nghĩa những vùng hỗ trợ hay kháng cự thích hợp và hợp lý với tình hình hiện tại Đường trung bình MA có các kiểu phổ biến sau:

Đường trung bình đơn giản - Simple Moving Average (SMA): SMA

được xem là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và được nhiều người tin dùng nhất SMA được sử dụng phần lớn vào việc nhận biết hướng đi của xu hướng đường giá Nhưng đôi khi cũng được sử dụng để phát hiện những tín

hiệu mua và bán SMA là giá trị trung bình mang tính chất thống kê

Đường trung bình theo số mũ - Exponential Moving Average (EMA):

EMA có tác dụng để đo sức nặng giá hiện hành xem coi có nặng hơn giá trong quá khứ hay không? EMA có thể đánh giá nhanh sự dao động giá hơn là đường SMA Chính vì thế nó cũng có nhiều điểm bất lợi hơn bởi vì EMA có

độ dốc hơn đường SMA (cho nhiều tín hiệu sai)

Đường trung bình theo trọng lực - Weighted Moving Average

(WMA): WMA khá quan trọng trong việc nhận biết sự vận động của đường

giá ở thời điểm mới nhất Vì thế WMA có tách dụng hiển thị sự biến động giá rõ nét hơn là đường SMA

Đường trung bình ba bên TMA - Triangular Moving Average (TMA):

TMA cũng giống như đường SMA nhưng được làm cho mượt mà hơn, uyển chuyển hơn Thông thường thì đường SMA cũng đã khá mượt nhưng TMA sẽ làm cho nó uyển chuyển giống như cơn sóng vậy

Trang 29

 Dải Bollinger (Bollinger Bands)

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:

Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên;

SMA (20)

Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính

toán từ dữ liệu giá 20 phiên Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20)

Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm

dưới đường trung bình SMA (20)

 Đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng là công cụ cơ bản nhất của phương pháp phân tích bằng đồ thị

Đường xu hướng tăng (Uptrend): Sử dụng giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất hay đóng cửa để vẽ đường xu hướng điều quan trọng nhất ở đây là khỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame) Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm Nếu đường giá đang chuyển động là tăng theo 1 đường thẳng thì ta nối các điểm thấp nhất và kéo dài ra cho đến ngày hiện hành thì ta được 1 đường xu hướng tăng, với 3 điểm thấp nhất ta có thể xác định được đường xu hướng này Nếu càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng có giá trị chính xác

Đường xu hướng giảm (downtrend): Nếu đường giá đang chuyển động

giảm ta vẽ 1 đường thẳng nối các điểm cao nhất của đường giá và kéo dài ra cho đến ngày hiện hành, ta được 1 đường xu hướng giảm Nối càng nhiều

Trang 30

điểm thì đường xu hướng này càng chính xác Đường này có ý nghĩa là: hướng đi toàn bộ của 1 xu hướng Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào

 Khối lượng giao dịch (Volume)

Khối lượng giao dịch là một trong những công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật để xác nhận hướng di chuyển của đường giá Khối lượng giao dịch tăng mỗi khi người bán và người mua thực hiện giao dịch

Có 2 điều lưu ý quan trọng về khối lượng giao dịch

Khi đường giá đang tăng hoặc giảm mà khối lượng giao dịch đang tăng lên thì đây là một sự xác nhận chắc chắn việc tăng hoặc giảm giá sẽ tiếp tục diễn ra với cường độ di chuyển của đường giá là rất mạnh

Khi đường giá đang tăng hoặc giảm và có sự suy giảm về khối lượng giao dịch thì điều này thể hiện cường độ di chuyển của đường giá là khá yếu Bởi vì khi đường giá di chuyển với 1 chút cường độ thì chỉ làm cho những nhà đầu cơ quan tâm đến nó mà thôi

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 3

Giá cổ phiếu là một chỉ tiêu rất nhạy cảm trong môi trường tổng thể của

hệ thống kinh tế xã hội, trước hết là độ an toàn của nền tài chính quốc gia có quan hệ mật thiết với giá cả chứng khoán lành mạnh Nếu xét một cách tổng hợp, thì có thể kể ra rất nhiều nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cổ phiếu: những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân

tố can thiệp

3Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của VN - Một số điểm cần lưu ý”, tạp chí Phát triển và Hội nhập

Trang 31

1.5.1 Các nhân tố nội sinh

Các nhân tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu gắn với công ty cổ phần được gọi là nhân tố nội sinh Nhân tố quyết định sự tồn tại của hàng hóa chứng khoán là lợi thế khai thác sử dụng các nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh và các nhân tố lợi thế vô hình khác mà công ty đã tạo dựng được,

kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hóa của công ty Nói cách khác, giá trị của hàng hóa chứng khoán là hình ảnh động phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và xu thế hoạt động của công ty cũng như tình hình kinh tế cơ bản của công ty

Mệnh giá (trên thị trường sơ cấp) sau một thời gian lưu hành trên thị trường chứng khoán (thị trường thứ cấp) sẽ bị lu mờ và đi vào quên lãng vì cổ phiếu này có giá trị mới do thị trường chứng khoán quy định Giá trị ban đầu thu được từ bán cổ phần, được các công ty phát hành dùng vào việc đầu tư dài hạn để tạo ra hàng hóa dịch vụ mới Nếu công ty này phát triển bình thường

và nền kinh tế phát triển bình thường, thì sự vận động tổng quan của giá cả cổ phiếu có xu thế tăng lên

Xu thế tăng lên của các chỉ số giá cả chứng khoán là thước đo một nền kinh tế tài chính phát triển lành mạnh, ngược lại là tín hiệu yếu kém của nền kinh tế tài chính Phần giá trị gia tăng (lợi nhuận) do tăng giá cổ phiếu thuộc

về những người sở hữu cổ phiếu khi bán cổ phiếu cho nhà đầu tư mới Phần lợi nhuận này không hề có mối liên quan nào hoặc nghĩa vụ nào đối với hàng hóa chứng khoán ban đầu

Như vậy, dù thị giá cổ phiếu tăng nhưng không làm tăng vốn của công ty phát hành

Trang 32

1.5.2 Các nhân tố ngoại sinh

TTCK chỉ là một bộ phận trong thị trường tài chính nên nó bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính Ngược lại, TTCK có thể làm lành mạnh hoặc làm ô nhiễm thêm lên cho môi trường tài chính Các nhân tố vĩ mô như chu kỳ phát triển kinh tế, lạm phát, giảm phát, những nhân tố phi kinh tế khác như thiên tai, chiến tranh, hòa bình…

Trong một nền kinh tế, TTCK là một trong những kênh đầu tư quan trọng, để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể đổ vốn vào TTCK, thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường ngoại tệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh hay gởi tiền vào các ngân hàng… Nói cách khác, những kênh đầu tư trên cùng chia sẻ, cạnh tranh dòng vốn đầu tư trong xã hội

Khi TTCK tăng trưởng mạnh, dòng tiền từ các kênh đầu tư khác có xu hướng đổ vào TTCK càng lớn Khi thị trường bất động sản nóng lên, dòng tiền đầu tư trong xã hội lại tập trung mạnh vào bất động sản Đến lúc TTCK nhiều rủi ro hay thị trường bất động sản đóng băng thì nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền sang ngân hàng để an toàn hơn Đây chính là sự vận động mang tính quy luật của dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường

1.5.3 Các nhân tố can thiệp

Sự lệ thuộc của công ty vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ bởi một công ty khác, nếu các đối tác đó bị sụp đổ hay khủng hoảng kéo công ty sụp đổ theo nguyên lý đôminô Các nhân tố đầu

cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ chức, các công ty trong hoặc ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cổ phiếu

bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ…

Ngày nay, kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK quốc tế nói riêng đã trở

Trang 33

thành một bình thông nhau khổng lồ TTCK ở nước nào cũng bị chi phối bởi TTCK thế giới, tình hình kinh tế, chính trị của các nước đầu đàn Khi một TTCK lớn suy thoái mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến một loạt các thị trường khác Ngược lại, bất cứ một quyết định về chính trị, quân sự, kinh tế, tiền tệ, đầu tư của một quốc gia nào cũng có thể có ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới trong

đó có TTCK

Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và biến động giá

cả chứng khoán bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh và những nhân tố can thiệp Những nhân tố này biến đổi không ngừng và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khoán trên thị trường thứ cấp Khi cầu chứng khoán tăng cao mà lượng cung không đáp ứng

đủ sẽ dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu tăng nóng Khi cung chứng khoán không đổi nhưng lượng cầu lại giảm mạnh sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khoán sụt giảm Có thể nói, trên TTCK, giá cổ phiếu luôn vận động và biến đổi theo quy luật cung cầu – quy luật phổ biến và đặc trưng của nền kinh tế thị trường Khi một TTCK phát triển lành mạnh và ổn định thì nhóm nhân tố nội sinh phải là những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến động giá cổ phiếu

1.6 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.6.1 Mô hình 1

“Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của VN - Một số điểm cần lưu ý” - Nguyễn Thị Mỹ Dung, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8 (18),

tháng 01-02/2013

Trang 34

1.6.2 Mô hình 2

"Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong thị trường tài chính các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất” – Tác giả Hussein A.Hassan Al-Tamimi, tạp chí Quản trị xuyên quốc gia, trang 3-19, ngày 11/3/2011

Thu nhập trên mỗi cổ

Cung tiền hạn hẹp (MS)

SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ CỔ PHIẾU

- Lợi thế kinh doanh

- Lợi thế vô hình khác

Nhân tố ngoại sinh:

- Chu kỳ phát triển kinh tế

- Lạm phát/Giảm phát

- Thiên tai/chiến tranh/hòa bình

Nhân tố can thiệp:

- Những yếu tố đầu vào/ đầu ra

- Sự phụ thuộc tài chính

- Thị trường chứng khoán thế giới

Trang 35

1.7 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 1.7.1 Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng

- Dựa vào lý thuyết về giá cổ phiếu của các nhà kinh tế học trên thế giới

và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã được công bố

- Kết hợp với thực trạng sự phát triển cũng như đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam và các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK

Đề tài tập trung nghiên cứu 7 nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM gồm: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tổng sản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép trong nước

1.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào các nghiên cứu liên quan đã được trình bày ở trên, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong ngành Thép được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được tác giả đề xuất đưa ra như sau:

Trang 36

Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.7.3 Các giả thuyết ban đầu

Giả thuyết H1: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H2: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H3: Tỷ lệ chi trả cổ tức tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H4: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H5: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H6: Chỉ số giá nhà ở tăng thì giá cổ phiếu giảm

Giả thuyết H7: Sản lượng tiêu thụ thép tăng thì giá cổ phiếu tăng

SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ

CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP

Tổng sản phẩm nội địa

(GDP)

Chỉ số giá tiêu dùng

(CPI) Nhân tố ngoại sinh

H5

H6

H7

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

TTCK là một bộ phận của thị trường vốn nằm trong tổng thể thị trường tài chính của một quốc gia Trên thế giới, TTCK ra đời từ rất lâu và hiện nay TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới

Các chủ thể tham gia TTCK bao gồm: chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay, chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay (nhà đầu tư), chủ thể trung gian chứng khoán Cổ phiếu là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một

cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu

Giá trị của cổ phiếu là hình ảnh động phản chiếu những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và những vấn đề kinh tế cơ bản của công ty Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố nội tại, nhân tố vi mô, vĩ

mô có liên quan đến hàng hóa cổ phiếu thì hình thành nên giá cổ phiếu

Các nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cổ phiếu bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân tố can thiệp Những nhân tố này biến đổi không ngừng và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khoán trên thị trường thứ cấp

Vấn đề về giá cổ phiếu là một vấn đề được nhiều người quan tâm và thực sự phức tạp Giá cổ phiếu là một đại lượng ngẫu nhiên mà người ta không thể nhận dạng được một cách chắc chắn Yếu tố khách quan này làm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư đến với TTCK để gặt hái thành công hay thất bại trên TTCK

Trang 38

Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia dành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành này Thép được coi là nguyên vật liệu lõi cho các ngành công nghiệp khác và là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế trong quá trình hiện đại hóa đất nước

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngành thép Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 30 năm trở lại đây

Ngành thép Việt Nam mạnh nhất phát triển từ những năm 60 của thế

kỷ XX với mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên

Trước năm 1990, sản lượng duy trì ở mức rất thấp, khoảng 40,000 – 80,000 tấn/ năm Chủ yếu là nhập khẩu

Từ 1990 – 1995, ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đánh dấu bằng sự ra đời của Tổng công ty thép Việt Nam năm

1990 Sản lượng thép năm 1995 đã đạt 450,000 tấn

Giai đoạn 1996 – 2000, ngành thép Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao

và nhiều dự án phát triển theo chiều sâu, sản lượng sản xuất đạt 1.57 triệu tấn

Trang 39

Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phấn kinh tế, ngoài Tổng công

ty thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương khác còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân Sản lượng thép năm 2012 đạt 9.1 triệu tấn/năm

2.1.3 Phân loại thép

 Thép dài: dùng chủ yếu trong ngành xây dựng

- Thép thanh: Thanh vằn, thanh tròn trơn, thép hình (H, I, U)

Năm 2012, theo hiệp hội Thép Thế giới (WSA), (đại diện cho khoảng

170 nhà sản xuất thép), tổng sản lượng phôi thép thế giới đạt 1,510 triệu tấn tăng 1.35% so với năm 2011 Hiện Trung quốc là quốc gia sản xuất phôi thép nhiều nhất thế giới chiếm 47% thị phần, tiếp đến là Nhật chiếm 7%, Mỹ chiếm 6%, Nga chiếm 5%, Hàn Quốc chiếm 5% Top 15 công ty thép hàng đầu chiếm 1/3 thị phần thép thế giới bao gồm Mittal, Arcelor, Severstal, Corus, Baosteel, Posco, JFE, Nippon, Riva, Nucor, ThyssenKrupp, US steel, Evraz, Gardau, Tangshan

5 tháng đầu 2013, sản lượng thép thô toàn thế giới đạt 656.3 triệu tấn tăng 1.5% so với cùng kỳ năm 2012 Riêng Sản lượng thép thô toàn cầu trong

Trang 40

tháng 5/2013 đạt 136.3 triệu tấn, tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 3.2% so với tháng trước đó Trong tháng 5/2013, sản lượng thép thô tại châu

Á đạt 91 triệu tấn, tăng 5.7% so với cùng tháng năm ngoái Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất với 67 triệu tấn, tăng 7.3% so với cùng tháng năm ngoái Trong khi đó, sản lượng thép thô được sản xuất bởi EU đạt 14.7 triệu tấn, giảm 4.7% so với cùng tháng năm ngoái Đức là nước sản xuất lớn nhất với 3.65 triệu tấn, giảm 1.5% so với cùng tháng năm ngoái

Khả năng thép Nga tăng lượng nhập vào Việt Nam rất dễ xảy ra bởi Nga lâu nay vốn có lợi thế về sản xuất thép, với tổng sản lượng đứng thứ 5 toàn cầu (hơn 70 triệu tấn/năm) với chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, công nghệ cao hơn Việt Nam… Tuy nhiên, lâu nay thép từ Nga nhập vào Việt Nam chủ yếu là thép tấm, thép lá, thép hình… vốn trong nước chưa sản xuất được chứ hầu như không có thép xây dựng

Cũng có ý kiến cho rằng các nhà sản xuất thép Việt Nam không nên quá lo lắng về thép nhập từ Nga bởi hiện nay thép Nga vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% lượng thép nhập khẩu của Việt Nam, nếu giảm thuế thì dự kiến tỷ lệ này sẽ chỉ tăng lên từ 10 – 12%

Tuy nhiên, trước biến động mất giá của đồng tiền Nga (đồng rúp) cộng với những lợi thế từ hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakshtan thì rõ ràng khả năng thép Nga nhập khẩu ồ ạt hơn và bóp nghẹt doanh nghiệp trong nước là điều hoàn toàn sớm xảy ra

Thị trường thép thế giới đang dần phục hồi, giá thép cuộn cán nóng niêm yết trên sàn new york giảm mạnh từ 655 USD/tấn giá thép đầu năm

2013 xuống 578 USD/tấn Đến gần cuối tháng 5, giá thép dần hồi phục trở lại, giá thép cuộn cán nóng 25/06/2013 ở mức 617 USD/tấn do những tín hiệu lạc

Ngày đăng: 21/11/2017, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w