Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách hành chính trong lĩnh vực THADS nói riêng đang là tâm điểm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước n
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách hành chính trong lĩnh vực THADS nói riêng đang là tâm điểm trong các
nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới phát triển, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” và là điều kiện căn bản để góp phần đạt được các mục tiêu
của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tiếp tục CCHC trong THADS có ý nghĩa cấp thiết trong bối cách cải cách hành chính của nước ta hiện nay Thực tiễn đòi hỏi phải làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận những quy định
về cải cách hành chính trong THADS Đồng thời, thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu tổng kết, đánh giá các thành tựu cũng như những bất cập của cải cách hành chính trong THADS trong thời gian qua Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp khắc phục những bất cập, thiếu sót và tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách trong THADS
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Cải cách hành chính trong Thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm Luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, đã có khá nhiều công trình ở mặt này hay mặt khác nghiên cứu về nền hành chính nhà nước
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về CCHC trong THADS Vì vậy, đây chính là vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ mà luận văn này mong muốn góp phần giải quyết
Trang 23 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng cải cách hành chính nhà nước trong THADS, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhà nước trong THADS trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về cải cách hành chính nhà nước trong THADS
- Đánh giá thực trạng cải cách hành chính trong THADS trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
- Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh CCHC trong THADS
đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề cải cách hành chính trong THADS từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cải cách hành chính trong THADS từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm
2011 đến nay, trong đó tập trung vào thời kỳ 2012-2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Trang 35.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau để thực hiện đề tài:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: thông qua phương pháp này, các khái niệm, đặc điểm, quan điểm liên quan đến tổ chức hoạt động, vị trí vai trò, thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự trong bộ máy hành chính được phân tích cụ thể, chỉ ra các mối liên hệ từ đó đưa ra những kết luận về các vấn đề cần giải quyết trong luận văn
- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra các đặc điểm chung, điểm khác biệt của cơ quan thi hành án dân sự Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh mô hình cơ quan thi hành án dân sự từ khi được hình thành cho đến nay, và so sánh các số liệu về kết quả thi hành
án một số năm để thấy được hiệu quả về tổ chức và hoạt động của cơ quan này
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển về tổ chức và hoạt động cơ quan thi hành án dân sự qua các thời kỳ
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được áp dụng để đánh giá thực trạng công tác THADS, công tác CCHC trong THADS
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ những vấn đề
lý luận về THADS; đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác THADS
6.2 Thực tiễn của luận văn
Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật hành chính
Trang 47 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cải cách hành chính trong thi hành án dân sự ở Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn cải cách hành chính trong thi hành án dân
sự tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thi hành án dân sự
1.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự
Theo từ điển Luật học, nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, năm 2006:
“THADS là hoạt động của Cơ quan THADS, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án”
Về bản chất của hoạt động THADS cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này
Quan điểm thứ nhất cho rằng, THADS là hoạt động mang tính tư
pháp, là một giai đoạn của tố tụng
Quan điểm thứ hai lại cho rằng THADS là dạng hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước
Theo quan điểm thứ ba, THADS là dạng hoạt động mang tính
hành chính - tư pháp vì: thứ nhất, căn cứ để thi hành án là các bản án và quyết định của tòa án; thứ hai, có sự tham gia của các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) vào quá trình thi hành án
Trang 5Tóm lại, từ sự phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm về
THADS như sau: THADS là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp
do cơ quan Thi hành án, Chấp hành viên tiến hành theo trình tự, thủ tục
do pháp luật qui định để đưa bản án, quyết định dân sự của Tòa án; Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, được thực hiện trên thực tế, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật
1.1.2 Đặc điểm của thi hành án dân sự
Thứ nhất, hoạt động THADS mang tính cưỡng chế của quyền lực
Thứ năm, hoạt động THADS mang tính phối hợp
1.1.3.Ý nghĩa của thi hành án dân sự
Thứ nhất, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thực tế trong cuộc sống
Thứ hai, bảo đảm quyền lợi của đương sự
Thứ ba, THADS là thước đo hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa
án và các hoạt động tư pháp khác Thông qua THADS, cơ quan thi hành
án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật, từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng áp luật và kiến nghị trong việc lập pháp
Trang 61.2 Cải cách hành chính trong thi hành án dân sự
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cải cách hành chính trong thi hành án dân sự
1.2.1.1 Khái niệm cải cách hành chính trong thi hành án dân sự
CCHC chính là hoạt động có ý thức và mục đích của con người nhằm hợp lý hóa, hay khắc phục các khiếm khuyết trong các chương trình điều hành, quản lý các hệ thống
Vậy ta có thể hiểu CCHC trong lĩnh vực THADS là:“hoạt động cải tạo, nâng cấp hoàn thiện công tác quản lý hệ thống cơ quan THA để đưa bản án, quyết định dân sự của Tòa án; Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo qui định của pháp luật, được thực hiện trên thực tế, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội” 1.2.1.2 Vai trò của cải cách hành chính trong thi hành án dân sự
Hoạt động hành chính nhà nước nói chung và hoạt động hành chính trong THADS nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước
Vai trò của CCHC trong THADS được thể hiện trên các phương diện sau:
- Thông qua CCHC để thúc đẩy việc khoa học hoá, hiệu suất hoá công tác THADS;
- CCHC để kích thích nhiệt tình công tác và tính tích cực của cán
bộ, công chức, phát huy đầy đủ năng lực sáng tạo của họ
- CCHC để xây dựng hệ thống cơ quan THADS cơ cấu hợp lý, công năng đầy đủ, chức năng rõ ràng, tinh giản mà hiệu quả cao, cơ chế
tự kiểm soát để thích ứng với sự thay đổi phát triển của tình hình kinh tế
- xã hội
- Thực hiện CCHC trong THADS sẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tốt hơn
Trang 7- Thông qua CCHC sẽ góp phần chống các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong THADS, làm trong sạch bộ máy cơ quan THADS
1.2.2 Nội dung cải cách hành chính trong thi hành án dân sự
Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã chỉ
rõ nội dung CCHC bao gồm sáu bộ phận: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính
1.2.2.1 Cải cách thể chế
Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về THADS
phù hợp với Hiến pháp 2013; Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các luật khác có liên quan;
Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp
luật nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ
Ba là, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa
trong lĩnh vực THADS theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Bốn là, xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan
hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan THADS
1.2.2.2 Cải cách thủ tục hành chính
- Một là, triển khai thực hiện cơ chế một cửa tại các Cục THADS
và Chi cục THADS nhằm giảm phiền hà, thời gian, chi phí cho người
có quyền yêu cầu thi hành án, đẩy nhanh tiến độ thi hành án, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án
- Hai là, niêm yết, công khai các thủ tục hành chính trong
THADS, bảo đảm 100% các thủ tục hành chính trong THADS đều công khai, minh bạch, dễ tiếp cận đối với mọi tổ chức, cá nhân, công dân
Trang 8- Ba là, thực hiện rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính trong
THADS làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật THADS theo hướng đơn giản hóa về mặt thủ tục nhưng vẫn bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp lý;
- Bốn là, xây dựng và thực hiện Hệ thống quản lý và đánh giá về
công tác kiểm soát thủ tục hành chính ở tất cả các cấp trong hệ thống THADS
- Năm là, xây dựng các quy trình thủ tục hành chính nội bộ phù
hợp, giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm cho các cơ quan thi hành án;
- Sáu là, thực hiện hỗ trợ trực tuyến yêu cầu THADS với mục
đích, hướng dẫn, hỗ trợ đương sự thực hiện thuận lợi yêu cầu thi hành
án đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án, đúng thẩm quyền của
cơ quan THADS; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho đương sự
1.2.2.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Một là, tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của Tổng cục THADS; Cục THADS; Chi cục THADS trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan THADS không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội đảm nhận (ví dụ: tổ chức “Thừa phát lại”);
- Hai là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan
THADS theo hướng chuyên môn hóa; thiết lập và đưa vào hoạt động bộ phận một cửa tại 100% các cơ quan THADS địa phương;
- Ba là, hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất
và tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp (giữa
Bộ tư pháp với Tổng cục THADS, giữa Tổng cục THADS với Cục THADS, giữa Cục THADS với Chi cục THADS);
Trang 9- Bốn là, thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020
1.2.2.4 Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Một là, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức thi hành án có
số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ trong lĩnh vực THADS, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;
- Hai là, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức thi hành án có
phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;
- Ba là, trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ
quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu công chức, viên chức thi hành án hợp lý gắn với vị trí việc làm theo Đề án vị trí việc làm của Bộ Tư pháp;
- Bốn là, hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí,
phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan THADS;
- Năm là, đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức thi hành án; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, …
- Sáu là, tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền
lương, chế độ bảo hiểm xã hội; sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp
vụ và điều kiện làm việc;
Trang 10- Bảy là, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo
đức công vụ của công chức, viên chức ngành thi hành án, đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên
1.2.2.5 Cải cách tài chính công
- Một là, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí
và biên chế quản lý hành chính trong hệ thống cơ quan THADS Cần đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan thi hành án, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan này;
- Hai là, công khai về các khoản chi tài chính, đảm bảo tính minh
bạch; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý tài chính, tài sản công và đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ quan thi hành án theo quy định; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công;
- Ba là, ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm chống lãng
phí của Tổng cục THADS; xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan THADS;
- Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực THADS
1.2.2.6 Hiện đại hoá trong THADS
- Thứ nhất, xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại
đảm bảo kết nối liên thông giữa Tổng Cục, Cục và các Chi cục Thi hành
án trong toàn hệ thống THADS;
- Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
trong hoạt động của hệ thống cơ quan THADS đảm bảo 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan trong hệ thống được
Trang 11thực hiện dưới dạng điện tử; công chức, viên chức thi hành án thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc;
- Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy
trình xử lý công việc của từng cơ quan THADS, giữa cơ quan THADS với các cơ quan hành chính nhà nước và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân
- Thứ tư, tiếp tục duy trì, mở rộng và cải tiến việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan THADS;
- Thứ năm, xây dựng trụ sở cơ quan THADS hiện đại, tập trung ở
những nơi có điều kiện
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách hành chính trong thi hành án dân sự
1.3.1 Các yếu tố bên trong nền hành chính
- Thứ nhất, hệ thống thể chế
- Thứ hai, bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động
- Thứ ba, năng lực, trình độ, đạo đức của cán bộ, công chức
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài nền hành chính
- Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật của đương sự
- Thứ hai, chất lượng của các Bản án, quyết định
- Thứ ba, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá
trình thi hành án
- Thứ tư, hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Đặc điểm tình hình thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o
20'
Trang 12kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam
và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc
Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt Được thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng vừa
có đồng bằng, vừa có núi, có sông, có biển Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn; có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định
Với các điều kiện như trên, tạo thuận lợi cho thành phố phát triển một nền kinh tế năng động, bền vững
2.1.2 Tình hình thi hành án dân sự tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2016
Từ năm 2011 đến năm 2016, tổng số lượng các vụ án cần thi hành án tăng đáng kể
Kết quả thi hành về việc so với số có điều kiện giai đoạn này tăng mạnh, nhất là từ năm 2011 trở lại đây (sau thời điểm Luật Thi hành án dân sự 2008 có hiệu lực)
Từ năm 2013 hệ thống cơ quan THADS tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về THADS theo các Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án và đã đạt được những kể quả tích cực (Năm 2013: Đã thi hành xong 4.229 việc, đạt tỷ
lệ 86,53%; Năm 2014: Đã thi hành xong 4.319 việc, đạt tỷ lệ 88,47%; Năm 2015: Đã giải quyết xong 4.853 việc, đạt tỷ lệ 89,08%); Năm 2016: Đã giải quyết xong 6.566 việc, đạt tỷ lệ 76,9% vượt 6,9% so với chỉ tiêu Bộ Tư Pháp giao)