Tính khu vực của Đông Nam Á chỉ được nhận thức rõ nét và đầy đủ khi thực dân Anh lập ra bộ chỉ huy quân sự Đông Nam Á trong thời kỳ CTTG II, cố gắng hợp nhất các nước thuộc đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀI GIẢNG (Lưu hành nội bộ)
CHUYÊN ĐỀ ĐÔNG NAM Á - ASEAN
(Dành cho Sinh viên ngành Giáo dục chính trị)
Tác giả: ThS Lại Thị Hương
Năm 2016
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tham khảo:
[1] D.G.E.Hall, 1997, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, HN
[2] Phan Ngọc Liên (cb), 1997, Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, HN
[3] Đào Minh Hồng, 1999, Chính sách đối ngoại của Thái Lan (Xiêm) nửa cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, TP HCM
[4] Phạm Nguyên Long (cb), 1996, Các con đường phát triển của ASEAN, Nxb
KHXH, HN
[5] Lương Ninh (cb), 1996, Đất nước Lào - lịch sử và văn hoá, Nxb Chính trị quốc
gia HN
[6] Phạm Đức Thành (cb), 1996, Việt Nam – ASEAN, Nxb KHXH, HN
[7] Phạm Thị Vinh, 2001, Hồi giáo trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của
Malayxia, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, HN
[8] Dương Phú Hiệp, 1996, Con đường phát triển của các nước châu Á - Thái Bình
Dương, Nxb Chính trị quốc gia, HN
[9] Nguyễn Duy Quí, 2001, Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển
bền vững, Nxb ĐHQG Hà Nội
Trang 3Chương 1 Những vấn đề chung về Đông Nam Á
1.1 Một số khái niệm cơ bản (khu vực, chủ nghĩa quốc gia/ dân tộc, chủ nghĩa khu vực)
1.1.1 “Khu vực”: Theo từ điển Bách khoa toàn thư (Liên Xô), Khu vực từ
gốc chữ Latinh “Regio”, “Regionis” để chỉ một vùng đất có đặc trưng xác định, hoặc một khu mặt nước rộng lớn, nhưng không nhất thiết trở thành một đơn vị phân loại
trong hệ thống lãnh thổ nào đó
Theo tiếng Trung Quốc, “Khu vực” là để chỉ một vùng đất, địa khu (khu tự trị), vạch giới ruộng đất, hoặc chỉ giới hạn, phạm vi của một vùng lãnh thổ
Trên thực tế, khái niệm Khu vực chỉ có tính ước lệ, khi người ta nói “Khu vực Biển Đông”, “Khu vực Nam Bộ”: chúng không giống nhau về kích thước nhưng bao giờ cũng có đặc trưng là khác với khu vực khác
Đây là một thuật ngữ Địa lý học: Thuật ngữ Khu vực phản ánh nhận thức của con người đối với môi trường địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn Tuy nhiên, thoạt đầu, các nhà địa lý thường chỉ dừng lại ở môi trường địa lý tự nhiên, chứ chưa nghiên cứu dưới góc độ xã hội – nhân văn
Theo quan niệm truyền thống, thì Khu vực địa lý được hiểu như là một lãnh thổ với bất kỳ kích thước nào, mà diện tích ấy tồn tại những liên kết không gian tương tác; hơn nữa, lãnh thổ cần phải thuần nhất trong quan hệ với các yếu tố tạo nên nền tảng Từ đó, khái niệm Khu vực được xác định Từ thế kỷ XI, các nhà địa lí bắt đầu quan tâm đến môi trường địa lí xã hội – nhân văn
Tóm lại, Khu vực là một khái niệm địa lý với nội hàm biến đổi theo nhận thức con người qua thời điểm lịch sử Khu vực hàm chứa những hệ thống tự nhiên, sinh thái và nhân văn Mặc dù Khu vực có nhiều yếu tố phức tạp, song đặc trưng quan trọng nhất là tính lãnh thổ Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà người ta chia thành Khu vực Lịch sử, Địa lý, Văn hóa, Địa – chính trị
Khái niệm “Khu vực” đã được đề cập trên hai bình diện: địa lý tự nhiên và địa lý xã hội – nhân văn
1.1.2 Khái niệm “Chủ nghĩa khu vực”
Theo từ điển Anh – Nga, Regionalism có ba nghĩa: Sự phân chia thành khu vực,
Sự tạo thành khu vực, Tình trạng địa phương cục bộ
Theo từ điển Pháp – Việt của Đào Duy Anh, Regionalisme cũng có ba nghĩa: Về địa phương, thiên kiến địa phương; địa phương chủ nghĩa; địa phương phân trị chủ nghĩa
Dưới góc độ chính trị học, chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về Chủ nghĩa khu vực Tuy nhiên, các ý kiến tập trung vào những điểm sau:
Trang 4- Chủ nghĩa khu vực là sự liên lập có tổ chức dựa trên tính gần gũi về địa lý Nhưng yếu tố địa lý cũng không phải là duy nhất, vì một nước có thể là thành viên của nhiều tổ chức khu vực
- Có ý kiến lại nhấn mạnh yếu tố an ninh, trật tự thế giới và coi Chủ nghĩa khu vực là yếu tố cấu thành quan hệ quốc tế hiện nay, phản ánh giai đoạn phát triển mới về kinh tế - xã hội, chính trị và khả năng phối hợp hoạt động của các nước, nhất là các nước đang phát triển để bảo vệ quốc gia mình
Ngoài ra, có một số ý kiến nhấn mạnh về nguồn gốc lịch sử của chủ nghĩa khu vực Chủ nghĩa khu vực có nguồn gốc (căn nguyên) lịch sử từ việc hình thành các cộng đồng văn minh cổ trung đại Sau đó, được khẳng định chính thức từ quá trình hình thành, phát triển phương thức sản xuất TBCN, đưa đến sự hình thành quốc gia – dân tộc tư sản và áp đặt mối quan hệ bất bình đẳng, vừa nảy sinh các vấn đề mang
tính khu vực và tính toàn cầu
1.1.3 Khái niệm “Chủ nghĩa quốc gia / dân tộc”
Để hiểu rõ Chủ nghĩa khu vực cần khảo cứu khái niệm Chủ nghĩa quốc gia, Chủ nghĩa toàn cầu
Chủ nghĩa quốc gia (Natonalism) được tạo lập trên cơ sở ba yếu tố: cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnh thổ, chủ quyền
Ở Phương Đông, nhà nước ra đời sớm nên Chủ nghĩa quốc gia gắn liền với Chủ nghĩa yêu nước Ở Phương Tây, nhà nước ra đời muộn nên gắn Chủ nghĩa quốc gia – dân tộc tư sản
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm này Liên Xô cũ coi chủ nghĩa quốc gia (Dân tộc) là hệ tư tưởng và đường lối chính trị của giai cấp tư sản, tiểu tư sản đối lập với chủ nghĩa quốc tế vô sản Đối với các nước nhỏ, Chủ nghĩa quốc gia hàm chứa các nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết, gắn với Chủ nghĩa bài thực (chống thực dân)
Khái niệm “Chủ nghĩa toàn cầu” (Globalism) có tiền đề từ các cuộc phát kiến địa lý, ra đời cùng với CNTB, nhất là giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, tức
là khi CNTB đã trở thành một hệ thống thế giới, xâm chiếm thuộc địa và biến hầu hết các nước còn lại thành nước thuộc địa, phụ thuộc Như vậy, xét về chính trị, thì đó là sự thống trị của CNTD – ĐQ với toàn thế giới Về kinh tế, hệ thống kinh tế TBCN thế giới xác lập, là giai đoạn hình thành nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh Về xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trên phạm vi thế giới hình
Trang 5giới Nó cũng phản ánh yêu cầu thống nhất thế giới trước nguy cơ hỗn loạn Mặc dù TCH là xu thế phù hợp quy luật phát triển và đáp ứng đúng nhu cầu tiến bộ của con người, song nó cũng có những hậu quả nhất định Để giải quyết những vấn đề do toàn cầu hóa để lại, chủ nghĩa khu vực ra đời
- Chủ nghĩa khu vực (Khu vực hóa): Quá trình khu vực hóa là sự phản ánh chính trị đối với quan hệ toàn cầu ngày càng gia tăng ở một khu vực địa lý và được coi là một thử nghiệm để hạn chế khuynh hướng toàn cầu hóa đang tác động từ bên ngoài vào Thực chất, chủ nghĩa khu vực là quá trình liên kết các quốc gia dựa trên những quan hệ địa chính trị, những liên kết lịch sử nhiều mặt, các lợi ích có thể chia
sẻ, những nguy cơ đe dọa chung
Những mâu thuẫn này sẽ chi phối mạnh mẽ QHQT trong TTTG mới Nó lý giải các quá trình tập hợp, các hiện tượng liên minh, những ưu tiên chính sách cho khu vực, các quá trình tổ chức khu vực và liên kết chính trị theo địa lý
- Chủ nghĩa quốc gia (Hướng nội): Một biểu hiện khác thấp hơn của mâu thuẫn
này là chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa biệt lập Chủ nghĩa quốc tế là chủ trương hòa nhập đất nước vào quá trình toàn cầu hóa Chủ nghĩa biệt lập (cũng giống như Chủ
nghĩa khu vực) là một dạng thức của Chủ nghĩa dân tộc, trong QHQT nó là chủ nghĩa cá nhân của một quốc gia Ở mỗi dân tộc đều tồn tại những giằng co hoặc va chạm giữa “hướng nội” và “hướng ngoại” Trong một mức độ nào đó, khu vực hóa
là sự dung hòa mâu thuẫn giữa CNQT và chủ nghĩa biệt lập, đồng thời là bước quá
độ hợp lý cho TCH
Chủ nghĩa khu vực là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử, chỉ hình thành trong giai đoạn phát triển TBCN, từ sau CCTG II đến nay Chủ nghĩa khu vực bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của CNĐQ, tình trạng đấu tranh gay gắt giữa các hệ thống thế giới và ở ngay trong lòng hệ thống đó Chủ nghĩa khu vực là
hệ thống các nguyên tắc và tiêu chí, theo đó các quốc gia – dân tộc trong cùng một không gian lịch sử, địa – văn hóa, địa – chính trị - xã hội có thể hợp tác với nhau để cùng phát triển; không phụ thuộc vào thể chế, chế độ chính trị - xã hội, hệ tư tưởng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như bản sắc văn hóa, tôn giáo riêng của từng quốc gia – dân tộc Chủ nghĩa khu vực được biểu hiện qua việc thành lập các tổ chức khu vực: Liên chính phủ, cơ quan quyền lực siêu quốc gia
1.2 Quá trình nhận thức về tính khu vực Đông Nam Á
1.2.1 Khái niệm “Đông Nam Á” – sự ra đời và nội dung của nó
Đông Nam Á từ lâu được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong toàn
bộ lịch sử thế giới, từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong từng chặng đường lịch sử Song trước đây người ta thường hiểu tầm quan trọng lịch sử của Đông Nam Á chủ yếu ở vị trí địa lí của nó Khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là
Trang 6“ngã tư đường”, là hành lang, là cầu nối giữa thế giới với Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải
Về tên gọi, trước đây, người Trung Quốc thường dùng từ Nam Dương để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam Sử sách cổ Trung Quốc dùng từ “Bách Việt” để chỉ những cư dân bản địa ở phía Nam nước mình, vùng đất này chính là khu vực Đông Nam Á thời tiền sử, một khu vực “phi Ấn, phi Hoa” Người Nhật gọi vùng đất này là Nan Yo Người Ả Rập xưa gọi vùng này là Qumr, rồi lại gọi là Waq-waq và sau này chỉ gọi là Zabag Còn người Ấn Độ từ xưa đã gọi vùng này là Suvarnabhumi (“đất Vàng”) hay Suvarnadvipa (“đảo Vàng”) “Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kì
lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người đi biển thành thạo và can đảm” Trong thời kỳ đầu, các nước Đông Nam Á tuy là láng giềng của nhau, nhưng lại ít hiểu biết về nhau Tình trạng đó có nguyên nhân lịch sử của nó Trong thời kỳ các quốc gia phong kiến, mối liên hệ giữa các nước chưa được phát triển Ý thức về quốc gia dân tộc thường còn mang tính độc tôn, bản vị hẹp hòi, thường xuyên đối lập quốc gia dân tộc mình với quốc gia dân tộc khác, chưa hình thành ý thức về khu vực và thế giới Mặt khác, Đông Nam Á lại là một khu vực địa lí – lịch sử hết sức đa dạng Hầu như mỗi nước một vẻ, mỗi vương quốc lại có những nét riêng về điều kiện tự nhiên, về tình trạng kinh tế - xã hội và văn hóa Tính đa dạng đó có thể đã không vượt ra ngoài sự thống nhất của khu vực nếu như không có chủ nghĩa thực dân đến đây, khiến cho sự khác biệt thêm sâu sắc Chủ nghĩa thực dân đến khu vực Đông Nam Á và đặt ách thống trị trên khu vực này vào những khoảng thời gian khác nhau, từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, đã khơi sâu những mâu thuẫn của quá khứ các dân tộc Đông Nam Á nhằm tạo ra sự thuận lợi cho việc cai trị của chúng Tất cả những điều đó đã góp phần đẩy xa thêm khoảng cách giữa các nước Đông Nam Á, hình thành nên những nhóm nước, đi theo những con đường lịch sử khác nhau Mặc dù vậy, trong thời kỳ này, mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Đông Nam Á, đặc biệt giữa các nước cùng nhóm, đã tương đối thường xuyên, trực tiếp hơn Do sự so sánh định vị trên thế giới, giữa họ đã nảy nở ý thức về mối quan
hệ láng giềng Do cùng bị các nước thực dân xâm chiếm, giữa họ cũng đã nảy nở mối đồng cảm về thân phận của những người dân thuộc địa Nhưng ý thức về mối quan hệ khu vực vẫn chưa được hình thành
Nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt
và đầy đủ như một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa – chính trị riêng biệt Tính khu vực của Đông Nam Á chỉ được nhận thức rõ nét và đầy đủ khi thực dân Anh lập ra
bộ chỉ huy quân sự Đông Nam Á trong thời kỳ CTTG II, cố gắng hợp nhất các nước thuộc địa tách biệt của các nước đế quốc Anh, Hà Lan, Pháp, Mĩ lại thành một khu
vực chung Khái niệm Đông Nam Á chính thức có từ sau CTTG II, lần đầu tiên đưa
Trang 7ra theo bản thỏa thuận giữa Rudơven và Sơc-sin tại Hội nghị Quebec Canada
(8/1943) là “Khu vực tự do hành động của quân đội Đồng minh„ – Southeast Asia
Command (SEAC)
Trong thời gian gần đây, Đông Nam Á là một trong những điểm nóng của hành tinh khi dưới con mắt của các nhà chính trị, Đông Nam Á còn được nhìn nhận như là một khu vực chiến lược hiện đại cả về kinh tế, chính trị và quân sự Đông Nam Á được coi là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới Mối quan hệ khu vực cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới bầu không khí chính trị chung toàn thế giới
Như thế, có thể thấy rằng, từ sau CTTG II, khái niệm Đông Nam Á mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới, như một khu vực chính trị có những nét tương đồng rõ rệt Tính khu vực của Đông Nam Á lúc này được quy định trước tiên trong mối tương quan với những khu vực địa lí chính trị khác trên thế giới Nói cách khác, Đông Nam Á chỉ được nhìn nhận như một khu vực khi nó bắt đầu có vị trí nhất định trong đời sống chính trị thế giới
Trong nửa sau thế kỷ XX, người ta nói nhiều về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa tới quá trình phát triển lịch sử và hình thành nền văn hóa dân tộc của các nước Đông Nam Á Thậm chí có người đã gọi các quốc gia này là “các quốc gia Ấn Độ hóa” Còn trước khi có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa thì khu vực sống động này chỉ là “một vùng trì trệ về văn hóa, không đóng vai trò sống động trong sự tiến hóa nhân loại” Những nhận thức phiến diện đó đã dẫn tới những hướng nghiên cứu lệch lạc của nhiều tác giả thuộc các trường phái Trung tâm văn hóa hoặc thiên di, vay mượn
1.2.2 Ngày nay, Đông Nam Á đang đứng trước một thời vận mới Sau khi
giành được độc lập, yêu cầu mới đặt ra cho tất cả các dân tộc trong khu vực là phải nhanh chóng xây dựng đất nước thành những xã hội phát triển toàn diện, trong đó sự phát triển về kinh tế và văn hóa là quan trọng hàng đầu Với khung cảnh chính trị mới này, ý thức dân tộc mạnh mẽ là nét nổi bật trong tất cả các nước ở Đông Nam
Á Từ đó họ cố gắng tìm lại sức mạnh của mình trong truyền thống, trong lịch sử và trong văn hóa dân tộc
Mặt khác, trong thời đại ngày nay, quốc gia dân tộc, khu vực và thế giới là ba phạm trù quan trọng, không mâu thuẫn nhau, mà còn tương hỗ, tương liên với nhau chặt chẽ Các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu có sự liên kết với nhau, quá trình hội nhập khu vực diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả Điển hình nhất là sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995), AIPO (Liên minh Quốc hội ASEAN từ tháng 9/1995) là những mốc quan trọng trong quá trình hội nhập đó Việt Nam là một nước lớn và đông dân trong khu vực Đông Nam Á, lại có quan hệ với các nước Đông Nam Á về nhiều mặt
Trang 8trong suốt chiều dài lịch sử Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng 8/1945, nhiều bộ môn thuộc các chuyên ngành khác nhau đã chú ý nghiên cứu về Đông Nam Á Năm
1973, Ban Đông Nam Á (tiền thân của Viện Đông Nam Á ngày nay) ra đời Các trung tâm Đông Nam Á ở các trường Đại học cũng lần lượt thành lập Lịch sử văn hóa Đông Nam Á có một vị trí nhất định trong chương trình đào tạo của các trường phổ thông và đại học
1.3 Đông Nam Á là một khu vực địa lí – lịch sử, văn hóa
1.3.1 Về mặt vị trí địa lí: Đông Nam Á hiện đại là một vùng rộng lớn với hai
khu vực địa lí lục địa và hải đảo, bao gồm 11 nước Trong đó có 5 nước lục địa (3 nước Đông Dương, Thái Lan, Mianma), 6 nước hải đảo Vào thời cổ đại, ngoài vùng trên còn có Hoa Nam (Trung Quốc) ở phía Bắc, ở phía Tây đến tận Assam của Ấn
Độ
Khu vực Đông Nam Á có diện tích khá rộng (4,5 triệu Km2), với số dân hơn
450 triệu người, trải ra trên một phần trái đất, từ khoảng 920 đến 140 0 kinh Đông và từ khoảng 280 vĩ Bắc, chạy qua xích đạo đến 150 vĩ Nam
Về khí hậu: Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm Vì thế Đông Nam Á còn được gọi là khu vực “châu Á gió mùa” Nếu theo khái niệm này thì ranh giới của Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và miền Đông Ấn Độ
Chính gió mùa và khí hậu biển, kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã khiến khu vực Đông Nam Á xanh tốt và trù phú với những cánh rừng nhiệt đới phong phú thảo mộc và chim muông Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi và cây lương thực đặc trưng là cây lúa nước Ngoại trừ nước Lào, hầu hết các nước Đông Nam Á đều có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Giới động vật Đông Nam Á còn giữ được nhiều đặc tính nhiệt đới với các loài đặc trưng như voi, tê giác Do có những điều kiện thiên nhiên tương đồng với các loài động, thực vật rất khác biệt với các vùng khác, nhưng lại giống nhau trong vùng, nên Đông Nam Á còn được coi là khu vực thực vật – dân tộc học và động vật – dân tộc học
Đông Nam Á có vị trí chiến lược là một khu vực Địa – chính trị quan trọng vì nằm trên trục giao thông Đông Tây, từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, có các quốc gia lục địa, hải đảo, cảng Xingapo, các cảng nước sâu, các đảo trên biển có vai trò to lớn trong quân sự, hàng hải
Khó khăn: Gió mùa không chỉ đem lại thuận lợi cho con người, mà còn tạo nên sự thất thường, tuy biên độ không lớn lắm Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực làm thành những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển
và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng, với độ ẩm khá cao Thực tế đó
Trang 9khiến cho Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những ngành
kỹ thuật tinh tế phức tạp Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà, cũng không có những đồng cỏ mênh mông; không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp, nhưng lại rất phong phú, đa dạng; con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn Những điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống của con người trong buổi đầu, nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền kinh tế sản xuất lớn, tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của khu vực
Những điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi với những bước đi đầu tiên của con người, giải thích vì sao, từ rất sớm, con người đã đến đây sinh sống
1.3.2 Đông Nam Á- khu vực lịch sử: Căn cứ vào những tài liệu dân tộc học,
khảo cổ học các nhà khoa học đã xác định phạm vi của Đông Nam Á thời cổ Chính trong môi trường đó, cơ tầng văn hóa Đông Nam Á đã ra đời Đông Nam Á là một trong những nơi phát sinh loài người Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu vết của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á, cụ thể: Đông Nam Á nằm giữa hai khu vực Ấn Độ - nơi tìm thấy di cốt loài vượn người (Hôminid) Ramapitếch sống cách đây hơn 10 triệu năm và Trung Quốc (Vân Nam) sống cách đây 8 triệu năm Cách đây không lâu, người ta đã phát hiện được dấu vết hóa thạch vượn bậc cao ở Pondaung (Mianma) có niên đại 40 triệu năm Ngoài ra, tại những địa điểm khác như hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Núi Quan Yên, Xuân Lộc (Việt Nam), Anyath (Mianma), Pingnoi (Thái Lan) các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện được những di cốt và những công cụ đồ đá của người tối cố
Vào thời đại trung kỳ đồ đá cũ, những di cốt như răng người ở hang Thẩm Ồm (Nghệ Tĩnh), hang Hùm (Lào Cai) có niên đại trên dưới 10 vạn năm, di cốt người cổ trên bờ sông Sôlô (Gia Va) và một số nơi khác là những dấu vết đáng tin cậy của giai đoạn Nêanđectan hay giai đoạn tiền sapiens
Tiếp đó quá trình sapiens hóa cũng đã diễn ra đặc biệt phong phú ở Đông Nam Á Trong lịch sử tiến hóa của loài người, sự xuất hiện người Tinh khôn (Hômô sapiens) là một bước tiến nhảy vọt về mặt sinh học Cùng với sự xuất hiện người Tinh khôn đã kết thúc quá trình tiến hóa sinh học của con người và gắn liền với sự hình thành các chủng tộc Di cốt của người Hômô sapiens được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Đông Nam Á Ở Đông Nam Á tài liệu cổ nhân học còn hạn chế, song việc phát hiện ra xương sọ một thiếu nữ 15-17 tuổi ở hang Nia và hang Tabon (Philippin) đã cho thấy quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á là liên tục và trực tiếp
Trang 10Dấu vết hóa thạch của người Hômô sapiens còn được tìm thấy nhiều nơi ở Việt Nam (hang Kéo Lèng - Lạng Sơn, hang Thung Lang - Ninh Bình) và cùng thời với những mảnh di cốt này, văn hóa Sơn Vi thuộc hậu kỳ đá cũ đã được phân bố từ Hoàng Liên Sơn đến Nghệ Tĩnh
Gắn liền với sự xuất hiện người Hômô sapiens là sự hình thành các chủng tộc Vấn đề tộc người ở Đông Nam Á đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp của hai đại chủng Môngôlôit và Ôtxtralôit Vì thế ở đây hình thành từ rất sớm một tiểu chủng riêng biệt mang những yếu tố của cả hai đại chủng, gọi là tiểu chủng Đông Nam Á Tiểu chủng này bao gồm hai nhóm chính: Anhđônêdiêng mang nhiều yếu tố của đại chủng da đen hơn, con cháu của họ chính là những người hiện sống ở vùng Tây Nguyên (Việt Nam) và vùng rừng núi các nước hải đảo Nhóm Nam Á mang nhiều yếu tố vàng hơn, thuộc phần lớn cư dân Đông Nam Á còn lại
Trong quá trình phát triển lịch sử, mỗi nhóm trên lại hình thành những tộc người khác nhau Mỗi tộc người lại có ngôn ngữ phong tục riêng Vì vậy việc phân loại ngôn ngữ ở đây không mấy dễ dàng Mặc dù có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung đa số ý kiến đều thừa nhận trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có ngữ hệ Nam Á (hay Môn – Khơ me), Việt – Mường, Thái – Kađai, Tạng Miến và Nam Đảo Trong mỗi ngữ hệ lại chia ra nhiều nhóm ngôn ngữ
1.3.3 Đông Nam Á – khu vực văn hóa: Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý,
cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hóa đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa chung tạo nên tính thống nhất của cư dân toàn vùng Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Nam Á – lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính Đông Nam Á là một trong những nơi trồng trọt cổ của loài người
Tiếp sau giai đoạn văn hóa đồ đá cũ, Đông Nam Á bước vào thời kỳ đá giữa
mà tiêu biểu là văn hóa Hòa Bình (cách đây khoảng 1 vạn năm) Văn hóa Hòa Bình chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng Theo một số nhà nghiên cứu thì chủ nhân văn hóa Hòa Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới
Tiếp theo, Đông Nam Á bước vào thời đại đồ đồng là văn hóa Đông Sơn (Thanh Hóa) mà tính phổ quát của nền văn hóa này càng được thừa nhận Các hiện vật ở Đông Sơn cũng được tìm thấy ở Thái Lan, Campuchia Đặc biệt, bước sang
Trang 11thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã chuyển sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ Cùng với việc trồng lúa nước, người ta biết thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo Từ đó, nông nghiệp trồng lúa nước trở thành cội nguồn, thành mẫu số chung của nền văn minh khu vực Đó là một nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp Nhưng mẫu số chung vẫn là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng
Từ thời đá mới đến khoảng 4.000 năm TCN, cư dân Đông Nam Á có đời sống vật chất và tinh thần cơ bản như sau:
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa độc đáo Chiếc nhà sàn với quy mô khác nhau là một biểu tượng văn hóa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ở các địa hình khác nhau Cư dân Đông Nam Á cổ, đàn ông thường đóng khố cởi trần, đàn bà mặc váy quấn, áo chui đầu, nhuộm răng ăn trầu, xăm mình
Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, cư dân Đông Nam Á tắm mình trong nền văn hóa dân gian Tín ngưỡng, lễ hội gắn liền với chu kỳ nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên, làng bản kết hợp với văn hóa văn nghệ diễn ra quanh năm Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng điển hình cho nền văn hóa khu vực – Trống đồng không chỉ phản ánh trình độ cao về nghệ thuật và kỹ thuật mà còn phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của cư dân lúc bấy giờ Trống đồng gắn liền với nông nghiệp, nghi lễ nông nghiệp, hội mùa, nhạc cụ trong ngày hội, là vật trung gian giao tiếp giữa người với thần linh, cõi sống và cõi chết Các dân tộc Đông Nam Á đều có truyền thuyết về nạn hồng thủy, tục thờ rồng, thuyền rồng trở thành biểu tượng văn hóa quần chúng
và biểu tượng quyền uy của tầng lớp thống trị
Văn hóa nông nghiệp cũng tạo ra một kết cấu xã hội từ gia đình đến làng xóm, hình thành lối ứng xử riêng trong đó địa vị của người phụ nữ được coi trọng, nhất là trong gia đình Từ công xã thị tộc chuyển sang công xã láng giềng và sau đó
là công xã nông thôn đã tạo cho cư dân ở đây một truyền thống công xã khép kín, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong “tình làng nghĩa nước”
Vào những thế kỷ tiếp giáp công nguyên, trước sự xâm nhập của hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nền văn hóa chung Đông Nam Á đã có những thay đổi
và các thành tố của nó đã trở thành cơ tầng Đông Nam Á của tất cả các nền văn hóa dân tộc, được bảo lưu như là kho vốn chung của các nước trong khu vực, tạo nên truyền thống liên kết với nhau Quá trình giao lưu văn hóa này được xây dựng trên nền tảng cơ tầng văn hóa Đông Nam Á trong thời kỳ tiền sử Đó là sự kết tinh của quá trình tích hợp văn hóa của các tộc người, của văn minh lúa nước
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách ứng xử không giống nhau trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và sau này là văn hóa Âu,
Trang 12Mỹ, các cư dân trong vùng đã xây dựng nên nền văn hóa quốc gia – dân tộc độc đáo,
da dạng, vừa có sự khác biệt trong tính đa dạng, nhưng vẫn có nét tương đồng khu vực Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo Trên cơ sở văn tự Phạn, người Khơ me đã sáng tạo ra chữ Khơ me cổ (VII); từ thế kỷ VI, người Chăm cũng có chữ viết riêng của mình Cùng với tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ở Giava, khu đền Ăngco Vat và Ăngco Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ, vừa có những nét độc đáo riêng của từng dân tộc – là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á mà của cả loài người
Câu hỏi hướng dẫn học tập
1 Tên gọi Đông Nam Á xuất hiện chính thức từ bao giờ? Quá trình nhận thức về khu vực Đông Nam Á của anh (chị)?
2 Vì sao nói Đông Nam Á là khu vực địa lý – lịch sử - văn hóa?
Trang 13Chương 2 Khái quát lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến sau năm 1945
2.1 Thời kỳ hình thành và phát triển các quốc gia dân tộc ở Đông Nam
Á (từ nguyên thủy đến thế kỷ XIX)
2.1.1 Thời kỳ hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á (từ nguồn gốc đến thế kỷ X)
a Những yếu tố quyết định sự xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Có hai nhân tố quyết định sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
sự phát triển của sức sản xuất và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ
* Sự phát triển của sức sản xuất
Sau giai đoạn đá cũ, ở Đông Nam Á người ta vẫn thấy có sự phát triển liên tục từ đồ đá mới đến sơ kỳ đồ sắt Điển hình của giai đoạn sơ kỳ đồ đá mới của khu vực là văn hoá Hòa Bình có mặt trên nhiều địa điểm ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia…
Nông nghiệp: Ở Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc
Thủ công nghiệp: Ở giai đoạn này, đồ đồng cũng được sử dụng vào khoảng đầu TNK II TCN Các công cụ bằng đồng thau đã có mặt ở đồng bằng sông Hồng (Việt Nam) và Thái Lan ngày nay Trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á Nghề dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt phát triển Với sự ra đời và phát triển của đồ sắt, các tộc người ở Đông Nam Á bắt đầu đứng trước “ngưỡng cửa” của xã hội có giai cấp và nhà nước
Thương nghiệp: việc buôn bán bằng đường biển phát đạt, một số thành thị hải cảnh ra đời như Óc Eo (An Giang), Tôkalô (Mã Lai)…
* Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ
+ Sự ra đời sớm của các quốc gia Đông Nam cổ đại còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc Đồng thời, giữa các tiểu quốc với nhau vẫn thường xuyên có mối liên hệ, trao đổi văn hoá và sản phẩm trên cơ sở phát triển bản sắc văn hoá riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc người
+ Văn hoá Ấn Độ xâm nhập vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường hoà bình (qua giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá) và hài hòa chủ yếu với văn hoá bản địa tạo nên những sắc thái văn hoá riêng
Ngoài ra, văn hoá Trung Quốc cũng xâm nhập vào các nước Đông Nam Á, chủ yếu bằng chiến tranh (những chính sách đồng hóa, cưỡng chế)
b Các vương quốc cổ ra đời
Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỷ VII, hàng loạt quốc gia sơ kỳ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam của Đông Nam Á
- Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc hình thành vào nửa sau thiên niên kỷ I TCN: trong các dân tộc Đông Nam Á, người Việt cổ có nhà nước sớm nhất
Trang 14- Khu vực quần đảo Inđônêxia: là khu vực cư trú của các nhóm cư dân thuộc ngữ hệ Mã Lai Trong những thế kỷ đầu công nguyên, các nhóm đó đều lần lượt thành lập tiểu quốc Ở Giava có quốc gia Taruma, ở Xumatơra có quốc gia Can Tôn
Ly (tên Trung Quốc) Trong các thế kỷ VII – XIII, ở từng đảo lớn Xumatơra và Giava các tiểu quốc được thống nhất lại dưới quyền một quốc gia có thế lực nhất
- Tiểu quốc Phù Nam: ra đời vào thế kỷ I, có địa bàn ở Trung và Hạ lưu sông Mêcông, thời đại cực thịnh của nó bao gồm hầu hết Nam bán đảo Đông Dương, thủ
đô Vyada-Para (Svâyriêng) Cũng trên địa bàn sinh tụ của người Khơ me, có một số tiểu quốc ra đời như Sơretthapura, Isanapura
- Quốc gia Champa: xuất hiện vào cuối thế kỷ II có địa bàn là Trung bộ Việt Nam ngày nay Kinh đô cổ đại của vương quốc này là Sinhapura (thành phố sư tử) thuộc Trà Kiệu (Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam)
- Các tiểu quốc trên bán đảo Mã Lai: xuất hiện từ cuối thế kỷ II như Lancasuca, Tambralinga, Táccôla, Catara của người Môn
+ Vương quốc Lancasuca ở Nam Thái Lan và bang Kêđa thuộc Malaixia ra đời từ cuối thế kỷ II, hưng thịnh vào thế kỷ VI, từ thế kỷ VII trở thành chư hầu của nước khác
+ Vương quốc Tambralinga có từ thế kỷ II, đây là một tiểu quốc yếu của người Môn Đến thế kỷ VII thì bị suy sụp
+ Vương quốc Táccôla nằm bên bờ biển Tây Bắc Vịnh Thái Lan có các hải cảng nổi tiếng
- Các quốc gia sơ kỳ của người Thái: trên đồng bằng Mê Nam vốn có mặt các tiểu quốc người Môn, người Thái vốn sống ở Nam Trung Hoa, di dân xuống Bắc Thái Lan từ thế kỷ VII Tại vùng này xuất hiện hai quốc gia Thái có kinh đô là Chiêng Xen Năm 1096, vương quốc Payao ra đời ở hạ lưu sông Pin, sông Oang Thế kỷ XIII, người Thái tiếp tục di cư ồ ạt xuống miền Nam cư trú ở hạ lưu sông Mê Nam và thượng lưu sông Mêcông Đến giữa thế kỷ XV, các vua thuộc triều Autthaya đã chinh phục các nước khác thống nhất miền đồng bằng Mê Nam, lập lên vương quốc Thái (sau đổi là Xiêm, rồi Thái Lan)
- Vương quốc Campuchia: ở thế kỷ V, xã hội có giai cấp và nhà nước của người Khơ me đã được hình thành Lúc đầu họ sống ở phía Bắc, sau lấn dần xuống phía Nam
- Vương quốc Lào: năm 1353, Chậu Phà Ngừm đã tập hợp, thống nhất các bộ lạc lại, lập nên quốc gia mới gọi là Lan Xang (Triệu Voi)
Như vậy, trừ nước Văn Lang – Âu Lạc, từ SCN, các vương quốc, hay tiểu quốc, lần lượt đã được hình thành ở Đông Nam Á Sau khi nhà nước được thành lập, đời sống kinh tế xã hội và văn hóa ở Đông Nam Á có điều kiện phát triển Do ở vị trí địa lý thuận lợi, các nước Đông Nam Á được các nhà thám hiểm, hàng hải, buôn
Trang 15bán lui tới Các hải cảng ở Đông Nam Á trở thành các trạm dừng chân của các đoàn thuyền buôn với tiềm lực ngoại thương lớn Thế giới cổ đại đã biết đến Đông Nam
Á với những sản vật quý như cây có dầu, hồ tiêu, hương liệu thậm chí co cả một tiểu quốc của người Môn gọi là Sa nhân (Táccôla) và nhiều sách cổ xưa đã gọi là vùng đất Vàng (Suvannahumi)
Trong số các quốc gia đó, nổi bật là vương quốc Phù Nam, xuất hiện khoảng thế kỷ I Vương triều này tồn tại từ cuối thế kỷ I đến thế kỷ VI với 13 đời vua, đã từng chinh phục nhiều nước Đông Nam Á lục địa, làm chủ một vùng rộng lớn, phát triển kinh tế giàu có, thịnh vượng
Từ thế kỷ VII đến nửa đầu thế kỷ X là thời kỳ thịnh hành của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Đây là giai đoạn các nước nhỏ hình thành theo địa vực tự nhiên hợp nhất lại theo tộc người, hình thành các quốc gia phong kiến và bước đầu phát triển trong những thế kỷ X đến thế kỷ XV
2.1.2 Đông Nam Á thời kỳ phong kiến (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX)
2.1.2.1 Quá trình xác lập chủ quyền quốc gia dân tộc
Khái niệm “Quốc gia dân tộc”: Nhiều nhà nghiên cứu đã coi thế kỷ X là thế
kỷ bản lề trong quá trình phát triển lịch sử của các nước Đông Nam Á Trong quá trình xác lập quốc gia dân tộc, mỗi tộc người đều cố gắng khẳng định chỗ đứng của mình nên không thể tránh khỏi những cuộc xung đột Cuối cùng, mỗi vương quốc được xác lập đều là một quốc gia có một tộc người đa số làm nòng cốt dựa trên nền kinh tế vững chắc và nền văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc mình
Thế kỷ X ở Việt Nam được mở ra với họ Khúc, được định hình chắc chắn với Ngô Quyền và hoàn thành với Lê Hoàn Đó là sự kết thúc của thời kỳ Bắc thuộc và mở đầu cho một thời đại mới – thời dại độc lập dân tộc, phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa Việt Thế kỷ X làm nhiệm vụ lịch sử kết thúc chặng đường dài gian khổ ngàn năm chống Bắc thuộc về chính trị - quân sự và tái cấu trúc nền văn minh Đại Việt với những “mảnh vụn” của nền văn minh Việt cổ và những nhân tố ngoại sinh, ảnh hưởng của Trung Hoa, Ấn Độ Nó mở đầu cho một thời đại của các triều đại Lý, Trần, Lê oanh liệt một thời
Ở bán đảo Trung Ấn, ngoài quốc gia Đại Việt, vương quốc Champa bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt dưới vương triều Indrapura (Đồng Dương – giữa thế kỷ IX – cuối thế kỷ X)
Trong khi Phù Nam khủng hoảng thì vương quốc của người Khơ me ở cao nguyên Cò Rạt (đông bắc Thái Lan) mạnh lên, đem quân đánh chiếm Phù Nam Từ thế kỷ IX, Campuchia bắt đầu bước vào thời kỳ Ăngco huy hoàng, trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Dưới thời Giayavacman VII (1181-1201), quân Campuchia đã xâm chiếm Chămpa, thu phục vùng trung và hạ lưu sông Mê Nam, tiến tới gần Viêng Chăn ngày nay Về
Trang 16phía tây, Giayavacman VII còn tiến đánh vương quốc của người Môn là Haripungiaya, chiếm toàn bộ miền Bắc bán đảo Mã Lai Trên lãnh thổ rộng lớn đó, nhà vua cho xây dựng hệ thống đường giao thông nối liền các tỉnh, có trạm dừng chân, nghỉ ngơi cho khách bộ hành
Trên lưu vực sông Iraoađi, từ thế kỷ IX, người Miến đã lập nên vương quốc Pagan đem quân đi chinh phục Pêgu và Thatơn cùng nhiều quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ mở đầu cho thời kỳ phát triển của vương quốc Pagan Tuy nhiên, Pagan chỉ tồn tại đến năm 1283 thì bị quân Nguyên xâm lược và thống trị Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, năm 907, vương quốc Kalinga được gọi theo tên mới là Mataram – đây là thời kỳ phát triển cực thịnh và tiến hành thống nhất cả hải đảo Giava và Xumatơra, mở đầu cho thời kỳ hoàng kim của vương triều Môgiôhapít
Đầu thế kỷ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập Với một lực lượng quân đội hùng mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp đi xâm lược và thống trị nhiều nước châu Á, châu Âu Sau khi xâm lược Trung Quốc, quân Mông Cổ đã lập nên nhà Nguyên và tấn công xuống Đông Nam Á Ở Đông Nam Á, quân Nguyên đã ba lần tấn công Đại Việt, năm lần vào Mianma, đánh xuống Champa, Campuchia và Giava trong suốt thế kỷ XIII
Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên xuống Đông Nam Á đã tạo nên những xáo trộn nhất định trong khu vực Do bị dồn đẩy, một bộ phận người Thái vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống miền Nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam, lập nên vương quốc Sukhôthay và Autthaya Năm 1349, quốc vương Autthaya đem quân uy hiếp bắt Sukhôthay phải thần phục, từ đó Autthaya trở thành một quốc gia thống nhất và đồng thời là một giai đoạn phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến Thái, cho đến năm 1767, được đổi thành nhà nước Xiêm
Một bộ phận người Thái đến ở vùng trung lưu sông Mê Công, hòa nhập với
cư dân bản địa ở đây, lập nên vương quốc Lan Xang vào năm 1353 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên đã thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia và các tộc người trong mỗi quốc gia, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển thịnh đạt trong nhiều thế kỷ sau đó
Ở Đông Nam Á lục địa, ngoài quốc gia Đại Việt, vương quốc Xiêm và Lan Xang, Mianma từ thế kỷ XVI cũng được thống nhất lại dưới vương triều Tôngu và tiếp tục phát triển, trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á suốt hơn hai thế kỷ tiếp theo
Ở Inđônêxia, sau chiến thắng quân Nguyên, vương triều Môgiôpahít đã không ngừng lớn mạnh trong suốt ba thế kỷ (XIII-XVI) bao gồm hơn 10 nước nhỏ
và đảo phụ thuộc có “sản phẩm quý”, đứng hàng thứ hai sau Ả Rập
2.1.2.2 Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Trang 17Sự phát triển của các quốc gia trong giai đoạn này được biểu hiện ở nhiều mặt:
- Trước hết, sự phát triển của nền kinh tế khu vực, hình thành những nền kinh
tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên
- Về chính trị: xác lập chủ quyền các quốc gia dân tộc Đến thế kỷ XV, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển ổn định Mặc dù trên đường xác lập vương quốc “dân tộc”, mỗi tộc người đều cố gắng khẳng định chỗ đứng của mình nên không thể tránh khỏi những cuộc xung đột va chạm, đôi khi quyết liệt, và các quốc gia đều phát triển theo con đường chung của chế độ phong kiến Phương Đông, nhưng cuối cùng mỗi vương quốc được xác lập đều là một quốc gia có nòng cốt là một tộc đa số, một nền kinh tế vững chắc và một nền văn hóa dân tộc đã được định hình
- Cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình xác lập quốc gia dân tộc, văn hoá dân tộc cũng được hình thành Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá loài người những giá trị tinh thần độc đáo
2.1.2.3 Thời kỳ suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ( thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XIX )
Từ nửa sau thế kỷ XV, Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái Tuy nhiên, sự suy thoái này diễn ra không đều về mặt thời gian ở các quốc gia Ở Campuchia, quá trình này bắt đầu sớm hơn, khoảng thế kỷ XII, Champa từ thế kỷ
XV, Miến Điện và Việt Nam muộn hơn Riêng với Xiêm và vương quốc Lan Xang, chế độ phong kiến vẫn đang tiếp tục hưng thịnh
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái bắt nguồn từ ngay trong lòng chế độ phong kiến của mỗi quốc gia:
- Nền kinh tế phong kiến đã trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
- Chính quyền chuyên chế không chăm lo tới sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là thủy lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào những cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ và quyền lực của mình
- Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần suy thoái, trải qua một quá trình mà mỗi vương triều đã tận dụng các tiềm năng trong xã hội của mình, nhưng lại không đủ sức thực hiện những đỏi hỏi thay đổi nền kinh tế - xã hội
Từ trước thế kỷ XV, trong quá trình định hình của các vương quốc, đã diễn ra tranh chấp để xác lập đường biên giới quốc gia và lãnh thổ tộc người Sau đó, các vương quốc vẫn tiếp tục xung đột để khẳng định vị trí của mình trong khi bản thân nó đã suy thoái; nổi bật là các cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa Lang Xang –
Trang 18Autthaya – Miến Điện, giữa Autthaya – Campuchia – Đại Việt Mâu thuẫn xã hội trong mỗi quốc gia ngày càng trở nên gay gắt Ở một số nước, các cuộc khởi nghĩa của nông dân lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau, dẫn tới sự phân tán, cát cứ và xung đột
Ở Inđônêxia, chế độ phong kiến bắt đầu suy yếu từ cuối thế kỷ XV Đến những năm 20 của thế kỷ XVI, vương quốc này rơi vào tình trạng bị phân liệt thành hàng loạt các nước nhỏ khác nhau, và cùng với quá trình này là sự xâm nhập của thực dân Phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan ) Sự xâm nhập của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã làm cho quá trình giải thể của công xã nông thôn và sự phân hóa xã hội diễn ra nhanh chóng hơn ở đất nước này Đất nước đang chuyển dần sang chế độ phong kiến nửa thuộc địa
Miến Điện đến giữa thế kỷ XIII bắt đầu khủng hoảng bởi chiến tranh giữa người Miến Điện và người Môn liên tục diễn ra Khi chiến tranh chấm dứt, phần thắng thuộc về Miến Điện, nhưng đất nước đã bị suy yếu Sau đó, Miến Điện liên tiếp phải tiến hành chiến tranh với các nước láng giềng như Trung Quốc (1766-1770), Xiêm (1768-1776), Ấn Độ (1794-1795) để tranh giành đất đai và quyền lực
Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Phương Tây vào Đông Nam Á đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực này Sau khi tìm ra đường biển sang Phương Đông thương nhân châu Âu lần lượt đến vùng Đông Nam
Á Từ những hoạt động buôn bán và truyền giáo, các nước thực dân Phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược và lần lượt biến nơi này thành thuộc địa Năm
1511, đánh dấu mốc quan trọng khi Bồ Đào Nha chiếm Malăcca – cửa ngõ vùng biển Đông Nam Á, mở đầu quá trình xâm lược của các nước thực dân vào khu vực này Tiếp sau Bồ Đào Nha, thực dân Hà Lan cũng lập nên những thương điếm của mình ở Giacacta và vùng phụ cận
Thực dân Anh sau khi chiếm Ấn Độ đã chinh phục Mianma và dần xâm nhập vào Xiêm Từ thế kỷ XVIII, Pháp đã dòm ngó và sau đó, đến cuối thế kỷ XIX, tiến hành chiến tranh xâm lược ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia Philíppin bị Tây Ban Nha và sau đó là Mỹ chiếm đóng Như vậy, hầu hết các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay thực dân Phương Tây Còn Xiêm, tuy vẫn giữ được nền độc lập, nhưng đã phải kí hàng loạt hiệp ước nhượng bộ với Anh, Pháp, Mỹ
2.2 Đông Nam Á thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (từ giữa thế kỷ XIX – 1945)
2.2.1 Chính sách thống trị của CNTD và hệ quả của nó
+ Sự xâm lược của CNTB đối với các nước Đông Nam Á
Từ thế kỷ XV, nhiều nước Đông Nam Á đã là các quốc gia phong kiến phát triển, lớn mạnh nhất Việt Nam, Inđônêxia, Xiêm (nay là Thái Lan), Miến Điện (nay
là Mianma)… Các quốc gia này có những quan hệ nhất định với nhau và quan hệ
Trang 19khá chặt chẽ với Trung Quốc Các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhất là từ thời nhà Minh, Thanh, luôn luôn tìm cách xâm lược vào các nước Đông Nam Á; nhưng chúng đã vấp phải những thất bại nặng nề như ở Việt Nam, chiến thắng của Quang Trung đã đánh tan âm mưu xâm chiếm và thống trị của Mãn Thanh Tuy nhiên, do chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy yếu nên đất nước ngày càng đi sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế - xã hội Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến, giữa các bộ tộc đưa tới cuộc nội chiến
và chia cắt đất nước thành những vùng cát cứ cô lập nhau Sức sản xuất giảm sút, nhân dân đói khổ, mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh nông dân lớn, kéo dài, làm suy yếu nhanh chóng chế độ phong kiến
Trong tình hình như vậy, các nước tư bản phương Tây, đầu tiên là các thương nhân sau khi tìm ra đường biển sang phương Đông đã lần lượt đến vùng Đông Nam
Á Từ những hoạt đông buôn bán và truyền giáo, bọn thực dân phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược; biến các nước Đông Nam Á, cũng như phương Đông nói chung, thành thuộc địa Lúc đầu, chúng thuê hay dùng vũ lực chiếm một vùng đất thuận lợi cho việc buôn bán, thường là các địa điểm trên đường giao thông thủy, bộ, làm thương điếm Tại đây, chúng xây dựng các kho tàng, cửa hàng, được hưởng nhiều quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và mở rộng dần thương điếm của mình Tiếp đó, chúng độc chiếm toàn quyền sử dụng vùng đất của thương điếm và nộp cho các vua chúa địa phương một số thuế, lệ phí nhất định Đây là thời kỳ thống trị của các công ty thương mại, thế lực của chúng không giới hạn ở mặt kinh tế mà còn mở rộng trên các mặt chính trị, quân sự Các công ty thương mại phương Tây không những chỉ gây sự phản kháng của phong kiến và cuộc đấu tranh của nhân dân dịa phương mà còn làm cho mâu thuẫn giữa các công ty và chính phủ nước mình cũng trở nên gay gắt Chính sách bóc lột của các công ty là tận dụng tài nguyên, khai thác triệt để nguồn nhân lực rẻ tiền hoặc không mất tiền của địa phương để làm giàu nhanh chóng Sự giàu sang của chúng được xây dựng trên xương máu của nhân dân các nước phương Đông
Từ thế kỷ XVI, Việt Nam mới bắt đầu có quan hệ thông thương với một số
nước Phương Tây đang trên đà phát triển tư bản chủ nghĩa Lúc bấy giờ, các thương nhân châu Âu bán sang Việt Nam len, dạ, sung, đại bác, đồ pha lê, thủy tinh và một
số sản phẩm của Nhật Bản, Trung Quốc như vũ khí, tơ lụa, thuốc bắc, đồ sứ… Họ mua của Việt Nam các sản phẩm thủ công, như tơ tằm, đường, hàng dệt, đồ gốm, đồ
mĩ nghệ bằng vàng, bạc, mây tre, các loại lâm thổ sản như quế, trầm hương, ngà voi,
gỗ quý… Các nước phương Tây thông qua buôn bán để thực hiện âm mưu can thiệp
và xâm lược nước ta Bồ Đào Nha bán vũ khí và giúp chúa Nguyễn đúc súng thần công để đánh nhau với chúa Trịnh Hà Lan ba lần liên minh quân sự với chúa Trịnh
Trang 20đánh chúa Nguyễn vào tháng 7-1693, hạm đội Hà Lan đã bị chiến thuyền quân Nguyễn đánh bại ở vùng biển Quảng Nam Năm 1702, Anh chiếm đảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo) làm căn cứ, nhưng một năm sau phải bỏ chạy vì bị nhân dân trên đảo được sự giúp sức của quân Nguyễn đánh đuổi
Trong cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn, các nước tư bản Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan… tìm cách giúp đỡ Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn Cuối cùng, Nguyễn Ánh đã dựa vào Pháp và kí với chính phủ nước này hiệp ước Vécxây ngày 28-11-1787 (do Bá Đa Lộc – thay mặt Nguyễn Ánh kí) Hiệp ước có 10 khoản, nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh nhường đất (đảo Côn Lôn, cửa Hội An), cho tư bản Pháp độc quyền buôn bán ở Việt Nam, cung cấp binh lính, lương thức cho Pháp khi có chiến tranh giữa Pháp và các nước ở Phương Đông; về phần mình, chính phủ Pháp nhận giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến và một đội quân gồm 1650 người Cách mạng tư sản Pháp 1789 nổ ra và hiệp ước Vécxây không thực hiện được, song ảnh hưởng của Pháp ngày càng tăng ở Việt Nam và chúng thực hiện âm mưu xâm lược bằng vũ lực
Ngày 31-8-1858, hạm đội liên quân Pháp – Tây Ban Nha cùng quân Anh phối hợp đánh chiếm Quảng Châu (Trung Quốc) được lệnh chuyển xuống phía Nam đánh chiếm Việt Nam Ngày 1-9-1858, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp bắt đầu
Việt Nam mất vào tay thực dân Pháp không phải là điều tất yếu Nhân dân Việt Nam ngay từ đầu đã đấu tranh mạnh mẽ, gây cho chúng nhiều tổn thất, khiến chúng không thực hiên được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh Bọn chỉ huy Pháp lúc bấy giờ cũng rất lo sợ, có ý định rút quân về nước Triều đình Huế từ việc chống
đỡ yếu ớt đi đến nhượng bộ, đầu hàng Do thiếu sự tổ chức, lãnh đạo nên cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam không thắng được quân xâm lược Pháp Triều đình Huế có trách nhiệm lớn trong việc làm mất nước Việt Nam
Nhân dân Việt Nam không chịu khuất phục, liên tục nổi dậy chống sự đô hộ của thực dân Pháp Một sĩ quan Pháp lúc bấy giờ phải thừa nhận: Chúng ta không biết rằng Việt Nam là một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử riêng của mình, với những thẻ chế riêng của mình và thiết tha với nền độc lập của mình Chúng ta không biết rằng Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước kẻ xâm lược Chúng ta rất đỗi khủng khiếp, chúng ta phải đương đầu với một dân tộc thống nhất, ý thức dân tộc của họ không bao giờ bị suy yếu
Inđônêxia là nước đầu tiên ở châu Á bị bọn thực dân Phương Tây đô hộ Lợi
dụng sự suy yếu, đất nước chia cắt, những cuộc xung đột vũ trang giữa các tiểu quốc, bộ tộc; thực dân phương Tây tiến hành xâm lược đất nước rộng lớn gần 2 triệu kilômét vuông này Đầu tiên là thương nhân Bồ Đào Nha chiếm Malaca (1511) và lập một số thương điếm trên các đảo, chủ yếu là Amboa và mong muốn kiểm soát
Trang 21ngoại thương cả vùng Đông Nam Á Nhiều thương nhân châu Âu, Cận Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Xiêm lần lượt đến Inđônêxia Năm 1595, phái đoàn thương mại đầu tiên của Hà Lan đến Inđônêxia, xây dựng thương điếm, ráo riết cạnh tranh với các thương nhân ngoại quốc khác, chủ yếu là Bồ Đào Nha và đến cuối những năm 20 của thế kỷ XVII, Hà Lan đã loại được đối thủ mạnh nhất của mình đó là người Bồ Đào Nha, trong mọi hoạt động thương mại ở Inđônêxia Lúc bấy giờ công ty Đông Ấn Độ của Hà Lan chưa lo việc mở rộng xâm chiếm ngoài Giava nên chỉ kí với các tiểu vương những hiệp nghị buôn bán có lợi cho việc bảo đảm độc quyền thương mại của mình
Philippin Trước thế kỷ XVI, cư dân Philippin dường như tách biệt với thế
giới bên ngoài, hoàn toàn xa lạ với Phương Tây Năm 1521, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Magienlăng trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã cùng một toán binh sĩ Tây Ban Nha đổ bộ lên đảo Măctan của Philippin Năm 1571, Tây Ban Nha dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm toàn bộ Philippin và xây dựng thành phố Manila Ba thế
kỷ rưỡi, quần đảo Philippin nằm dưới sự thống trị của Tây Ban Nha Năm 1898, Hoa
Kì tuyên chiến với Tây Ban Nha, nhằm chiếm các thuộc địa Philippin, Cuba của nước này, nhưng lại lấy danh nghĩa “bạn của Philippin”, “giúp giải phóng khỏi ách
đô hộ nước ngoài” Sau khi đánh thắng quân Tây Ban Nha, Hoa Kì lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Philippin (1899 – 1902) và thiết lập sự thống trị của mình trên quần đảo này Cuộc chiến đấu của nhân dân Philippin chống kẻ đô hộ mới lại bắt đầu, tiếp tục truyền thống đấu tranh anh dũng trong mấy thế kỷ qua
Miến Điện bị thực dân Phương Tây dòm ngó từ lâu, vì đây là một địa điểm
quan trọng đối với tàu bè đi lại từ Ấn Độ đến Xiêm và Mã Lai Từ năm 1885, toàn
bộ Miến Điện trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh Miến Điện không còn được ghi trên bản đồ chính trị thế giới là một quốc gia độc lập, nhưng nhân dân Miến Điện vẫn tiếp tục đấu tranh khôi phục nền độc lập của mình, thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Anh
Xiêm (nay là Thái Lan) vào nửa sau thế kỷ XIX còn là một trong những nhà
nước phong kiến mạnh ở Đông Nam Á và trở thành một đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây
Từ năm 1852, Xiêm kí nhiều hiệp ước với Anh, Mĩ, Pháp, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Na Uy Những hiệp ước này đều cho phép người nước ngoài được tự do buôn bán, chiu thuế xuất nhập khẩu nhẹ, được tự do truyền giáo Trên thực tế, Xiêm vẫn giữ được độc lập, song đã dần dần phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là Anh và Pháp
Mã Lai bị các nước tư bản thực dân nhòm ngó sớm và cuối cùng trở thành
“Đất thực dân eo biển” (Straits settlements) của Anh Đến đầu thế kỷ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh, với 3 phần:
Trang 22- “Đất thực dân eo biển” gồm Xingapo, Pênang, Oênlêxây, Malaca và
Naninh, đó là những thuộc địa cực trị
- “Liên bang Mã Lai” gốn các bang bảo hộ Pêrăc, Xêlango, Xembilan,
Pahang
- “Xứ bảo hộ ngoài Liên bang Mã Lai” về danh nghĩa vẫn được độc lập, song
trên thực tế thực dân Anh điều khiển mọi mặt
Toàn bộ Mã Lai đặt dưới quyền một viên thống đốc, do vua Anh cử và trực thuộc Bộ thuộc địa Anh
Lào vào cuối thế kỷ XIX là nước kém phát triển nhất ở bán đảo Đông Dương
Ngay sau khi chiếm Nam Kì và Campuchia, thực dân Pháp tìm cách phát triển thế lực lên vùng thượng lưu Mê Công Năm 1897, Lào trở thành một xứ trong Liên bang Đông Dương Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chuyển từ chống phong kiến Xiêm sang chống thực dân Pháp và bắt đầu cuộc liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước láng giềng - Việt Nam và Campuchia
Campuchia trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp, khi chúng tiến
hành đánh chiếm Việt Nam Năm 1863, sau khi đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam
Kì, quân Pháp kéo sang Campuchia gây áp lực để đặt nền bảo hộ ở nước đó, quy định triều đình Phnôm Pênh công nhận sự bảo hộ của Pháp Bước dầu, thực dân Pháp kiểm soát toàn bộ quan hệ ngoại giao của Campuchia
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến sâu hơn vào việc can thiệp mọi công việc nội bộ của Campuchia Triều đình Phnôm Pênh trên thực tế đã đặt dưới sự kiểm soát của một viên thống sứ Pháp, song nhà vua Campuchia vẫn còn nắm quyền lực, sở hữu nhiều đất đai trong nước Vì vậy, thực dân Pháp kiên quyết biến Campuchia thành một thuộc địa thực sự của mình
Dùng vũ lực, thực dân Pháp bắt vua Nôrôđôm kí hiệp ước 17-6-1884, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia
Như vậy trong gần 4 thế kỷ, từ khi đặt thương điếm đầu tiên vào thế kỷ XVI, thực dân Phương Tây đã hoàn thành việc xâm lược, chi phối nền độc lập của tất cả các nước Đông Nam Á Sử dụng vũ lực là chủ yếu, kết hợp với nhiều thủ đoạn đe dọa, mua chuộc, thực dân Phương Tây đặt ách đô hộ ở Đông Nam Á và biến bọn vua quan phong kiến thành những kẻ tay sai cho chúng Các nước Đông Nam Á từ chế độ phong kiến (với các hình thức và trình độ khác nhau) đã dần dần trở thành nước thuộc địa, nửa phong kiến Sự thống trị, bóc lột của thực dân gây ra những biến chuyển sâu sắc trong xã hội các nước Đông Nam Á và dẫn tới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mạnh mẽ
+ Chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân đối với Đông Nam Á và hệ quả
Đối với các nước tư bản đế quốc, thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhân công và lương thực rẻ mạt cho chính quốc, là thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trang 23công nghiệp của chính quốc một cách chắc chắn và thu lợi nhuận cao, là căn cứ quân sự làm bàn đạp xâm chiếm các nước khác và là nơi xuất cảng tư bản thu nhiều lợi nhuận nhất
- Sự khai thác và bóc lột thuộc địa ở Đông Nam Á
Tùy tính chất của mỗi nước tư bản đế quốc mà chính sách khai thác thuộc địa của chúng khác nhau; song về căn bản chúng đều tìm cách chia rẽ, làm suy yếu nhân dân, mua chuộc giai cấp thống trị bản địa, vơ vét tài nguyên đem về chính quốc, thực hiện việc buôn bán không bình đẳng Chúng không mở mang công nghiệp ở thuộc địa để tránh sự cạnh tranh với công nghiệp chính quốc Chúng chỉ chú ý xây dựng những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng nhằm xuất khẩu thu lãi lớn và phục vụ cho đời sống của bọn thống trị ở thuộc địa… Ngoài ra, việc mở mang đường bộ, đường sắt, các bến cảng đều nhằm phục vụ việc khai thác kinh
tế hoặc đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
Biện pháp bóc lột phổ biến nhất đối với các thuộc địa là tăng cao thuế và đặt
ra nhiều loại thuế, mở mang đồn điền, khai thác mọi tài nguyên, đẩy mạnh bắt lính Những biện pháp này vừa làm cho nhân dân ngày càng kiệt quệ, vừa gắn chặt họ vào bọn thống trị Cùng với sự bóc lột vô nhân đạo là sự chia rẽ Chính sách chia để trị vốn là chính sách cổ điển, truyền thống của bọn thực dân đế quốc sử dụng trong phạm vi một thuộc địa, và giữa các thuộc địa và chính quốc: “Ngày nay CNĐQ đã tiến tới một trình độ hoàn bị gần như là khoa học Nó dung những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa Sau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”
Về kinh tế, nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộn đất để lập đồn điền, bằng cách ép triều đình nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng Năm 1890, bọn thực dân Pháp chiếm 10.900 ha ruộng đất trong cả nước, năm 1900 con số này lên đến 301.000 ha và năm 1912 là 470.000 ha Các đồn điền tập trung vào những loại cây quý hiếm đối với châu Âu, như cao su, chè, cà phê Diện tích cao su từ 1897 đến
1920 là 7.201 ha Phương thức kinh doanh ở các đồn điền vẫn là phát canh thu tô theo lối phong kiến Nông dân không chỉ bị chiếm đoạt ruộng đất (ruộng công và ruộng tư) mà còn phải nộp tô, thuế Năm 1907, thực dân Pháp đã gom thu 1.427.553 tấn gạo để xuất khẩu, trong khi nhân dân Việt Nam bị đói khổ Sau CTTG I trong chương trình khai thác lần thứ hai, vốn đầu tư vào nông nghiệp vẫn là chủ yếu (năm
1927 số vốn ấy lên tới 400 triệu phơrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh) Trong vòng
12 năm (1918 – 1930) diện tich trông cao su từ 15.000 ha tăng lên 120.000 ha
Về công nghiệp, tập trung vào khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm…) Từ năm 1895–1914, mỗi năm thực dân Pháp khai thác khoảng 100 kilôgam vàng Chỉ riêng
Trang 24năm 1911, chúng khai thác được 28.341 tấn quặng kẽm, 199 tấn quặng thiếc, 100 tấn đồng, 112.500 kg vàng, 42.200 kg bạc… Các công ty tư bản Pháp nắm toàn bộ việc khai thác Ngoài khai thác mỏ, việc sản xuất hàng tiêu dùng, gạch, ngói, xi măng, điện, nước, rượu,… cũng được chú trọng Từ 1907–1917, thực dân Pháp xuất cảng khoảng 60% lượng xi măng sản xuất ra các nước ở Viễn Đông, cạnh tranh với hàng xi măng của Anh
Cùng với chính sách khai thác, bóc lột về kinh tế là hoạt động của ngân hàng với việc cho vay nặng lãi và đặt ra các loại thuế để vơ vét về tài chính Các ngân hàng độc quyền trong việc vay thu lãi Theo thống kê của thực dân Pháp, tính đến ngày 1-1-1914, bình quân mỗi người dân Đông Dương còn phải nợ cả vốn lẫn lãi là 23,30 đông Đông Dương (tương đương 58,43 Phơrăng) Ngân hàng Đông Dương có quyền phát hành giấy bạc, quản lí tiền tệ ở Đông Dương và thu những món lời kếch sù (năm 1885 lãi 393.000 Phơrăng, năm 1905 lãi 2.666.000 và năm 1919 lên tới 14 triệu Phơrăng) Vì vậy, lúc mới thành lập (1815) vốn của Ngân hàng Đông Dương là
8 triệu Phơrăng, năm 1910 lên 48 triệu và đến năm 1918 đạt 72 triệu Phơrăng
Thuế má nhiều và ngày một tăng, như các loại thuế thân, thuế nhà, thuế diêm, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế nước… Năm 1898, thuế thân ở Trung Kì mỗi đầu người từ 30 xu tăng 2,3 đồng, ở Bắc Kì từ 50 xu lên 2,50 đồng Thuế ruộng, thời phong kiến mỗi mẫu đóng 1 đồng, năm 1897 ruộng hạng nhất đóng 1,50 đồng, hạng nhì 1,10 đồng, hạng ba 0,80 đồng Năm 1900, tổng số thuế gián thu của ngân sách Đông Dương là 13.500.000 đồng, riêng thuế muối, thuế thuốc phiện đã 11.050.000 đồng Từ 1900 đến 1910, thực dân Pháp thu của nhân dân Việt Nam 27.000.000 đồng thuế
Chính sách khai thác thuộc địa Việt Nam của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… vô cùng dã man, nó “đã cắm vào đất An Nam chế độ đáng nguyền rủa của thời trung cổ”
Inđônêxia là một điển hình của sự khai thác và bóc lột thuộc địa của bọn thực
dân Phương Tây ở Đông Nam Á nói riêng, Phương Đông nói chung
Trong buổi đầu của chế độ thuộc địa, nhất là từ giữa thế kỷ XVII, công ty Đông Ấn Độ của Hà Lan thực hiện việc độc quyền thu mua hương liệu ở Inđônêxia Chung chia đất nước này ra những vùng khác nhau với những đặc sản riêng của từng vùng: đinh hương ở Amboa, hồ tiêu ở Băngđa… Những nơi nào chuyên canh các loại cây hương liệu thì phải gìn giữ, khai thác; vùng nào chưa trồng hay chưa phát triển thì phải chặt phá các loại cây trông khác để chuyên canh hương liệu Công
ty Đông Ấn Độ của Hà Lan theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của người dân, cưỡng bức họ lao động bằng roi vọt, tù ngục và trấn áp khốc liệt bằng vũ lực Chúng khơi sâu và lợi dụng sự hằn thù về tôn giáo, tộc người để chia rẽ, đàn áp nhân dân Chúng
Trang 25nắm độc quyền xuất khẩu hàng hóa, độc quyền mua bán các loại vật dụng thiết yếu như muối, gạo và độc quyền thuốc phiện để đầu độc nhân dân
Sau khi công ty Đông Ấn Độ của Hà Lan giải tán (1-1-1800), chính phủ Hà Lan trực tiếp khai thác bóc lột Inđônêxia Khác với các cường quốc thuộc địa mạnh (Anh, Pháp) “đong chặt” thuộc địa của mình, thực dân Hà Lan ngay từ đầu thế kỷ đã phải “mở toang cửa” thuộc địa cho các nước tư bản thực dân khác Năm 1819, ghé đậu ở Giava chỉ có 43 tàu buôn Hà Lan, nhưng số tàu buôn của Anh lại đến 62 chiếc
và của Mĩ là 53 chiếc Theo hiệp ước Anh – Hà Lan, kí năm 1824, về phân chia thuộc địa ở Đông Nam Á, Anh có quyền tự do buôn bán ở Inđônêxia
Năm 1830, để thu lãi nhiều hơn, chính phủ Hà Lan thực hiện “chế độ cưỡng
bức trồng trọt” Chính phủ chủ trương đưa vào những loại cây mới của nước ngoài,
thích hợp với điều kiện tự nhiên của Inđônêxia và đem lại lợi nhuận cao Thay cho việc nộp thuế ruộng đất, nông dân Inđônêxia, chủ yếu ở Giava, buộc phải gieo trông trên một phần diện tích canh tác của mình những loại cây để thu nộp cho chính phủ thuộc địa xuất khẩu (mía, cà phê, thuốc lá…) Phần ruộng đất dành cho việc trồng cây xuất khẩu là ruộng đất tốt Hàng hóa xuất khẩu thuộc độc quyền kinh doanh của
“Hội thương mại Nêđeclan” “Chế độ cưỡng bức trồng trọt” làm chậm quá trình tan
vỡ của quan hệ phong kiến trong nông thôn Inđônêxia
Philippin là thuộc địa hơn 300 năm của Tây Ban Nha, ách áp bức bóc lột ở
đây rất nặng nề Đến cuối thế kỷ XIX, bộ máy cai trị kiểu trung cổ đè nặng trên vai người lao động Philippin Viên Toàn quyền, do vua Tây Ban Nha cử và ủy quyền cai trị thuộc địa, nắm toàn bộ quyền hành chính, tư pháp, quân sự Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều nằm trong tay người Tây Ban Nha Tầng lớp trên người bản xứ được trao nắm quyền ở cấp huyện, xã; trên thực tế họ chỉ là những tay sai thi hành mọi mệnh lệnh của bọn thực dân và thâu tóm các quyền lợi về cho mình Ở Philippin, nhà thờ Thiên chúa giáo giữ một địa vị quan trọng Ruộng đất trong nước phần lớn tập trung vào giới tăng lữ và quan lại cấp cao Họ có những trại ấp lớn, nông dân phải làm thuê, cấy rẽ và nộp tô thuế rất nặng Nhà thờ Thiên chúa giáo có cả tòa án để xử tội, đàn áp những người chống lại, chính quyền hay phỉ báng giáo hội Nhiều người yêu nước, dân lương thiện đã bị tòa án của nhà thờ xử treo cổ hay thiêu trên giàn lửa
Mã Lai là thuộc địa của Anh, song chế độ thực dân ở đây cũng có những
điểm riêng biệt Về chính trị, thực dân Anh vẫn duy trì chế độ phong kiến cát cứ của Xuntan ở các bang (tiểu quốc) Trên thực tế, Xuntan là tay sai của thực dân Anh để tiếp tục cai trị nhân dân dưới sự thống trị của Anh Họ thu thuế, đàn áp những cuộc đấu tranh chống Anh Về kinh tế, thực dân Anh biến Mã Lai thành nơi cung cấp cao
su, thiếc, là những nguyên liệu của Mã Lai chiếm tỉ lệ lớn trên thế giới
Trang 26Thực dân Anh chú ý khai thác vị trí của Xingapo, lúc bấy giờ là thuộc địa Mã
Lai, làm trung tâm thương mại quốc tế Trong một thời gian ngắn, Xingapo trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự của Anh ở Đông Nam
Á Để giữ vững sự thống trị của mình ở bán đảo Mã Lai, thực dân Anh một mặt ra sức phòng thủ quân sự, ngăn chặn sự xâm nhập của các đế quốc khác, mặt khác thi hành triệt để chính sách chia để trị Chúng gây nên sự ngăn cách giữa các tiểu bang, các tôn giáo, đặc biệt khơi sâu sự hằn thù giữa các tộc người, đặc biệt giữa ba tộc người chủ yếu là người Mã Lai, người Hoa, người Ấn (Hồi)
Miến Điện (Mianma) là một vựa thóc lớn ở Đông Nam Á, trở thành thuộc địa
của Anh từ cuối thế kỷ XIX, trong những năm đầu của sự thống trị, thực dân Anh tập trung vào xây dựng, củng cố lực lượng quân sự để đối phó với phong trào yêu nước của nhân dân Miến Điện Tuy vậy, chúng vẫn tiến hành việc khai thác về kinh
tế, đặc biệt là thu mua lúa gạo, gỗ tếch và nhiều loại ngũ cốc, nguyên liệu khác Khác với một vài xứ thuộc địa ở Đông Nam Á, chế độ thuế hiện vật vẫn giữ một vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế, tài chính của thực dân Anh ở Miến Điện Nông dân phải nộp thuế bằng lương thực, chiếm hơn nửa giá trị tổng số thuế
Ngoài nông nghiệp – ngành kinh tế chủ yếu, việc khai thác mỏ (quặng kim loại và dầu mỏ), khai thác rừng cũng được thực dân Anh chú ý, song phát triển chậm Công nghiệp nhẹ tập trung chủ yếu vào xay xát gạo Năm 1910, Miến Điện có
301 xí nghiệp mà có đến 165 xí nghiệp xát gạo
Xiêm (nay là Thái Lan) giữ được độc lập, không trở thành thuộc địa như các
nước khác ở Đông Nam Á và phương Đông nói chung, song vẫn là nước phụ thuộc (nửa thuộc địa) Một đặc điểm chủ yếu của hệ thống thuộc địa đế quốc chủ nghĩa, là
cơ cấu kinh tế - xã hội của các nước phụ thuộc hay nửa thuộc địa, về cơ bản không khác gì các nước thuộc địa Sự bóc lột phong kiến cũ được duy trì và chồng lên nó là
sự bóc lột tư bản chủ nghĩa Ở Xiêm, tình hình này diễn ra như vậy, các nước tư bản
đế quốc dùng sức ép về quân sự, kinh tế, chính trị để đặt Xiêm vào khu vực ảnh hưởng của mình Đến thập niên 90, Anh đã giữ được vị trí chủ chốt trong nền kinh
tế, tuy không đánh chiếm bằng quân sự
+ Những hậu quả về chính trị, kinh tế - xã hội văn hóa của chế độ thuộc địa đối với các nước Đông Nam Á
Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Phương Tây không nhằm mục đích “khai hóa”, đem lại “văn minh” cho các nước Đông Nam Á và Phương Đông nói chung Cùng với sự đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, bọn tư bản đế quốc tăng cường khủng bố, cướp bóc nhân dân các nước thuộc địa Có người nói đến tác dụng tích cực của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với các nước thuộc địa: văn minh châu Âu được truyền bá, công nghiệp, giao thông… được xây dựng nhiều hơn trước Nhưng thực sự vì cần đào tạo một tầng lớp
Trang 27tay sai và phải cung cấp kiến thức nhất định cho người làm thuê nên bọn thực dân phải mở trường học Vì cần hành quân đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc vá để đẩy mạnh khai thác tài nguyên, tăng cường bóc lột, chúng phải xây dựng đường sá Vì để phục vụ cho đời sống của bọn thực dân và tay sai, chúng đã xây dựng công nghiệp nhẹ… Xét cho cùng, những công trình ấy đều là thành quả của nhân dân lao động Cho nên, không vì thế mà
“quy” công ơn “khai hóa” cho bọn thực dân, đế quốc đối với thuộc địa
Tội ác của chúng thật là lớn! Nguyễn Ái Quốc với “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã tố cáo tội ác không chỉ của thực dân Pháp mà của tất cả bọn thực dân:
“…chế độ thực dân là ăn cướp… là hiếp dâm và giết người”
- Về mặt chính trị, xã hội: người châu Âu vào Đông Nam Á từ thế kỷ XVI, trước tiên là kiểm soát việc thu mua hương liệu, khai thác tài nguyên, lập các trung tâm buôn bán, rồi tiến đến xâm chiếm đất đai, lập thuộc địa, thủ tiêu nền độc lập của các dân tộc vốn đã có chủ quyền và nền văn hóa khá cao Những cuộc xâm chiếm và thống trị như vậy, đã gây nên những vụ xung đột, chia rẽ các dân tộc Đông Nam Á như vấn đề biên giới hiện tại ở Bóocnêô, tranh chấp giữa Malaixia và Inđônêxia về Xaraoat, giữa Malaixia và Philippin về chủ quyền của Xaba…
- Về giáo dục, xã hội thì chính sách ngu dân và sự đầu độc người bản xứ bằng rượu và thuốc phiện là công việc thường xuyên và có ý thức của bọn thực dân phương Tây ở tất cả các thuộc địa Tình hình cứ 1.000 làng chỉ có 10 trường học mà đến 1500 đại lí rượu và thuốc phiện mà Nguyễn Ái Quốc nói về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là tình trạng chung, phổ biến cho nhiều thuộc địa khác
- Về kinh tế, Đông Nam Á là một khu vực đầu tư lớn, có lợi đối với các nước
tư bản thực dân Đông Nam Á lúc bấy giờ là nơi sản xuất chủ yếu của các nước đế quốc và đem lại cho chúng những nguồn lợi lớn, trong khi đó nhân dân rất đói khổ Lúc bấy giờ, người ta đã nói: “Inđônêxia là cái phao làm cho Hà Lan nổi lên!” và
“Malaixia là kho đôla của đế quốc Anh” Các nước tư bản thực dân cũng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thuộc địa ở một mức độ nhất định để tận lực khai thác tài nguyên Chính vì thế khi có khủng hoảng kinh tế (như khủng hoảng 1929), tác hại của nó khá lớn, kinh tế bị phá sản, số người thất nghiệp tăng, nạn chết đói xuất hiện
Về công nghiệp, CNTD để lại cho các nước Đông Nam Á một di sản nghèo nàn, lạc hậu Đến khi giành được độc lập, khu vực công nghiệp ở Malaixia chiếm 6,3% dân số lao động, khoảng 50% số này lao động ở các nỏ thiếc và đồn điền cao
su, số còn lại làm trong các xí nghiệp công nghiệp nhẹ Cũng vào khoảng sau 1945, Inđônêxia với 80 triệu dân chỉ có 1820 xí nghiệp công nghiệp có khoảng 50 công nhân, nghĩa là 320.000 công nhân ở một nước Ở thời điểm này, Philippin có 77000 công nhân công nghiệp, Thái Lan có 2% nhân công lao động trong khoảng 100 xí
Trang 28nghiệp với quy mô 50 công nhân, còn Xingapo chủ yếu là buôn bán và làm kho trung chuyển hàng hóa
Vì vậy, sau khi giành được độc lập, công nghiệp hóa phải được ưu tiên hàng đầu đối với các nước ở Đông Nam Á Họ phải khắc phục những hậu quả của chủ nghĩa thực dân, đã từng tồn tại hàng trăm năm trước đó Nhờ chính sách khuyến khích sản xuất kinh tế, trong đó chú trọng nhiều đến công nghiệp, giữ vững độc lập chủ quyền cùng với khuyến khích đầu tư nước ngoài, các nước Đông Nam Á đã có
bộ mặt phát triển mạnh mẽ như ngày nay Điều này chứng tỏ ách thống trị thực dân
là trở ngại chủ yếu cho sự phát triển và một khi đấu tranh giành được độc lập thì các nước vốn là thuộc địa và phụ thuộc có khả năng tự quản lí và xây dựng đất nước giàu mạnh Chính vì thế cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân Đông Nam
Á liên tiếp bùng nổ
2.2.2 Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á
Cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Phương Tây mặc dù anh dũng, kiên cường song nhân dân Đông Nam Á vẫn không cản được các cuộc xâm lược của kẻ thù Tuy đặt được ách thống trị ở Đông Nam Á nhưng thực dân Phương Tây không đè bẹp được ý chí chiến đấu của nhân dân nơi đây Cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Đông Nam Á bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ đấu tranh đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập dân tộc (bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX trở đi) Trong thời kỳ này, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau Những năm cuối thế kỷ XIX đến năm 1920 là giai đoạn đầu, cũng là giai đoạn chuyển đổi cuộc đấu tranh chống thực dân, vì thế mà tính chất của phong trào cũng mang tính chất quá độ: phong trào mang ý thức hệ phong kiến – phong trào theo xu hướng tư sản – phong trào tư sản
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến
Các phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến hoặc là do giai cấp phong kiến hoặc là do nông dân lãnh đạo với mục tiêu khôi phục lại độc lập dân tộc, khôi phục lại ngôi vua Về quy mô, phong trào thuộc loại này không lớn như cao trào trước đó nhưng còn khá phổ biến ở Đông Nam Á Mặc dù thời gian bùng nổ
và kết thúc của các cuộc nổi dậy khác nhau nhưng tất cả đều chung một mục đích
là đánh đuổi thực dân, giành độc lập, khôi phục lại ngôi vua
Inđônêxia là nước đầu tiên ở Đông Nam Á bị xâm lược và cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm cũng bắt đầu sớm ở đây, nổi bật là cuộc chiến tranh của nhân dân
Giava, dưới sự lãnh đạo của Đipônêgôra (1785 – 1855)
Đipônêgôra xuất thân trong một gia đình quý tộc – con trai của Xuntan Giôgiacacta Lúc bấy giờ, Giôgiacacta đã bị Hà Lan chiếm đóng và hoàng thân Đipônêgôra không giấu sự căm thù của mình đối với kẻ thù xâm lược Năm 1825, Đipônêgôra lãnh đạo nhân dân Giava tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược
Trang 29Nhân dân ở Giava và nhiều nơi khác như Trung Xumatơra, Palembang, Calimantan, Xulavêdi… hưởng ứng cuộc khởi nghĩa
Ở Việt Nam, Campuchia, Lào, cuộc xâm lược của thực dân, Pháp cũng vấp
phải cuộc kháng chiến mãnh mẽ của nhân dân ba nước Trong cuộc đấu tranh này đã sớm hình thành liêm minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân Đông Dương
Sau khi Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp, cuộc đấu tranh khôi phục độc lập và quyền tự chủ của vương triều phong kiến lại bắt đầu bùng nổ, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nhân dân do hoàng thân Sivôtha lãnh đạo Ông đã tổ chức nhân dân nổi dậy chống Pháp vào những năm 1876 và xây dựng nên “Vương quốc độc lập Cơrắc” Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa do những nông dân lãnh đạo (1885-1886) với danh nghĩa của Sivôtha; sự phản kháng chính sách của chính quyền thực dân đối với Campuchia của Thái tử Yucangto (1900); cuộc nổi dậy của nhân dân Xtungtreng dưới sự lãnh đạo của nhà sư Angsnuông
Ở Lào, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân trong giai đoạn này khá sôi nổi, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa do Phò Cà Đuột (1901-1902), Ong Kẹo – Komađăm (1901-1937) và Chậu Phạ Patschay (1918-1922) lãnh đạo Mặc dù chưa giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng những cuộc nổi dậy này vừa đặt nền móng, vừa báo hiệu cho những cuộc nổi dậy trong tương lai để đòi lại độc lập tự do của nhân dân các bộ lạc Lào
Ở Việt Nam, sau khi nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp thì trong nội bộ giai cấp phong kiến có sự phân hóa Một số người trong giai cấp pktuwf bỏ vị trí của mình chuyển sang hàng ngũ phong kiến của nhân dân, vừa chống thực dân Pháp đô
hộ, vừa chống cả bộ phận phong kiến đầu hàng Đó là những văn thân sĩ phu, những trí thức phong kiến yêu nước Một số là những khoa bảng lớn có ra làm quan, nhưng phần lớn là hưu quan hay những khoa mục ở hương thôn Những người này có uy tín và ảnh hưởng rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân địa phương
Đối với họ, nước gắn liền với vua, với chế độ phong kiến Do đó, khôi phục lại ngôi ua tức là khôi phục lại đất nước Từ khi thực dân Pháp xâm lược, nước mất, quyền hành của vua một nước độc lập không còn nữa nên họ căm hận Lòng căm thù của họ là cơ sở để họ hòa vào cuộc kháng chiến của nhân dân Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì mất, một số văn thân đã tự động đứng lên khởi nghĩa hay tham gia tích cực vào các phong trào chống Pháp của nhân dân ta Khi triều đình Nguyễn đầu hàng Pháp hoàn toàn thì các sĩ phu, văn thân này cưỡng lại lệnh của triều đình để cùng nhân dân chiến đấu
Tuy nhiên, phải đến khi vụ phản công ở Huế bùng nổ và thất bại, Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương thì các sĩ phu văn thân mới thật sự đông đảo đứng ra chống Pháp, cuộc đấu tranh của họ mới trở thành một phong trào rộng lớn Trong hơn 10 năm, phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương
Trang 30dưới sự lãnh đạo của các văn thân yêu nước diễn ra sôi nổi, rộng khắp từ Trung Kì
ra Bắc Kì Phong trào chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi nhất trong những năm 1885-1888 Đến năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, nhiều cuộc nổi dậy bị dập tắt, phong trào đấu tranh tạm thời bị thu hẹp lại, nhưng những cuộc khởi nghĩa còn tiếp tục, lại phát triển về chiều sâu và kéo dài mãi tới năm 1895 mới chấm dứt (Bãi Sậy, Hương Khê )
Nếu như mục tiêu chiến đấu của phong trào yêu nước do văn thân sĩ phu lãnh đạo là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, khôi phục ngôi vua, khôi phục độc lạp cho dân tộc, thì mục tiêu chiến đấu của phong trào tự vệ của nông dân ở các địa phương là giữ đất, giữ làng Vì thế, cuộc xâm lược của Pháp lan rộng đến đâu thì cuộc chiến đấu giữ đất, giữ làng cũng lan rộng đến đó Khắp đất nước Việt Nam, không nơi nào là không có các cuộc nổi dậy tự phát của nhân dân Các cuộc đấu tranh tự vệ của nhân dân các địa phương đã góp phần làm cho tình hình cai trị của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì hết sức khốn đốn Tiêu biểu cho các cuộc nổi dậy tự phát của nhân dân ở các địa phương là tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp
vấp phải sự kháng cự phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884-1913)
Ở Miến Điện (Mianma), thực dân Anh vấp phải cuộc kháng chiến mạnh mẽ
của nhân dân ngay từ cuộc chiến tranh lần thứ nhất Khi quân Anh kéo vào Asaran (1824), quân đội Miến Điện do Maha Banđula chỉ huy đã đánh trả quyết liệt, giáng cho quân xâm lược những đòn mạnh Nhưng khi được tin quân Anh đã chiếm Rangun, Banđula buộc phải ngừng tiến công, điều quân về kinh đô Trong suốt mùa hè 1825, quân Anh bị bao vây ở Rangun và liên tiếp bị tiến công; song có ưu thế hơn về vũ khí và được tiếp viện nên chúng đã đẩy lùi quân Bađula khỏi vùng nông thôn Danubia Ngày 1-4-1825, Banđula bị hi sinh, quân Miến Điện rút về phía Bắc
Trong cuộc chiến tranh thứ hai (1852-1853), quân đội Miến Điện đã chặn đánh các cuộc tấn công bằng hải quân và lục quân của Anh, song vì lực lượng yếu nên bị thất bại Các tỉnh phía Nam Miến Điện lần lượt rơi vào tay quân Anh Trong cuộc chiến tranh thứ ba (1885), cuộc chiến đấu của quân đội Miến Điện rất anh dũng, song do sai lầm của viên chỉ huy Miến Điện – dàn quân trên một địa bàn trống trải – nên bị đại bác Anh đánh tan, hàng nghìn quân Miến Điện bị giết chết Sau đó, quân lính Miến Điện rút sâu vào nội địa, tiến hành cuộc chiến tranh du kích
Cuộc chiến đấu của người Miến mặc dù có quy mô rộng lớn, tinh thần chiến đấu kiên cường, song không đập tan được bộ máy cai trị của thực dân Anh, đặt được nền móng cho những cuộc đấu tranh trong tương lai
Philippin là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á bị thực dân Tây Ban
Nha xâm lược sớm, do đó phong trào chống thực dân xâm lược đòi độc lập cũng sớm bùng nổ Các cuộc nổi dậy chống ách thống trị của Tây Ban Nha ngày càng
Trang 31tăng, nhưng cuối cùng đều bị đàn áp Dù vậy, các cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa rất lơn, vì “họ là biểu tượng của tinh thần dân tộc bất khuất, oán ghét sâu sắc lòng tự cao và sự kém khoan dung của người Tây Ban Nha và sự tham lam của dòng tu”
+ Phong trào đấu tranh mang xu hướng tư sản và phong trào tư sản trong cuộc đấu tranh chống thực dân
Sự xâm lược và thống trị của thực dân ở Đông Nam Á về khách quan đã dẫn tới tính chất xã hội trong các nước này dần có sự biến chuyển, nền kinh tế thuộc địa có sự biến đổi sâu sắc Bên cạnh những giai cấp cũ (phong kiến, nông dân) bị phân hóa, trong xã hội các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện những giai tầng mới (tư sản dân tộc, tiểu tư sản) Khi các phong trào đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến bị thất bại thì phong trào dân tộc do các sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của
tư tưởng tư sản Phương Tây và giai cấp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc lãnh đạo thay thế Do những biến chuyển về kinh tế, xã hội mà phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á cũng trải qua những giai đoạn khác nhau và theo điều kiện cụ thể của mỗi nước nà con đường cứu nước cũng không giống nhau
Cuộc cách mạng Philippin (1896) được xem là mốc mở đầu cho giai đoạn đấu tranh dưới ảnh hưởng dân chủ tư sản Nó không chỉ có ý nghĩa đối với Philippin
mà “có ý nghĩa như sự kiện đầu tiên ở Đông Nam Á theo xu hướng mới – xu hướng dân chủ tư sản” Đóng vai trò quan trọng trong phong trào theo khuynh hướng cải
lương là Hôxê Ridan Ông là nhà chính trị, nhà văn, nhà bác học và thầy thuốc nổi
tiếng Nhiều tác phẩm của ông có nội dung kích động tinh thần yêu nước, tố cáo tội
ác của bọn thực dân, tăng lữ Tây Ban Nha Năm 1892, Ridan tổ chức Liên minh
Philippin, thu hút chủ yếu trí thức, thương nhân, ngoài ra còn có địa chủ, một số
công nhân và nông dân Tổ chức “Liên minh Philippin” chủ trương đường lối cải lương, ôn hòa để đòi cải cách, đòi bình đẳng giữa người Tây Ban Nha và người Philippin, nhằm hạn chế đặc quyền của tăng lữ, đòi thủ tiêu các tòa án dị giáo… Không được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, “Liên minh Philippin” đã sớm chấm dứt hoạt động sau 5 tháng ra đời
Trên thực tế, ngoài ý nghĩa là sự kiện đầu tiên, cách mạng Philipin không có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á Trên thế giới lúc đó, trước hết là ở châu Á, có những sự kiện tác động mạnh đến Đông Nam Á Cuộc Duy tân Mậu tuất (1898) do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng; phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1898-1900) ở Trung Quốc; cuộc vận động Duy Tân Minh Trị (1868-1912) ở Nhật; cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) và việc Tôn Trung Sơn thành lập Đảng Quốc dân, phong trào độc lập lên cao ở Ấn Độ (1905-1908) với vai trò của Gandhi trong phong trào bất hợp tác chống lại sự thống trị của thực dân Anh – mở ra một phương pháp đấu tranh mới giành độc lập dân tộc Các phong trào này có sắc thái khác nhau, nhưng đã ảnh hưởng đến nhân dân Đông Nam Á: khơi
Trang 32dậy ý thức dân tộc, tinh thần dân chủ, đưa vào Đông Nam Á một luồng gió mới, một ý niệm mới vượt qua khuôn khổ của tư tưởng phục hồi các triều đại phong kiến
Luồng gió dân chủ tư sản tràn vào Đông Nam Á tạo nên không khí chính trị sôi động trong nhiều nước, làm nảy sinh nhiều hình thức hoạt động với nội dung mơi, trước hết là phong trào cải cách dân chủ ở nhiều nước trong khu vực
Trong khi đó, chính bản thân các nước ở khu vực bắt đầu có sự biến đổi mau lẹ trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội do sự phát triển của CNTB ở thuộc địa Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của CNTD ở Đông Nam Á về khách quan đã làm cho nền kinh tế tự nhiên tiền tư bản trong các quốc gia ở khu vực dần tan rã Thay vào đó là các cơ sở kinh tế tư nhân và nền dân chủ tư sản Sự thay đổi đó đã tạo ra những biến đổi lớn lao về mặt xã hội và chính trị Bên cạnh các giai cấp cũ (địa chủ, phong kiến, nông dân) còn tồn tại và đang bị phân hóa, thì những giai cấp mới hình thành và ngày càng phát triển Đó là giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản ở thuộc địa Những giai cấp này ngày càng đông về số lượng và trưởng thành về ý thức Họ là lực lượng xã hội sẽ đảm đương trách nhiệm của mình đối với dân tộc trong tương lai
Những nhân tố mới từ bên ngoài dội vào cùng với những nhân tố bên trong Đông Nam Á đã làm biến chuyển phong trào chống thực dân ở khu vực, đưa phong trào này phát triển ở một tầm cao mới
Trước hết, phong trào chống thực dân có xu hướng tư sản diễn ra ở một số nước Đông Nam Á, mà ở đó, giai cấp phong kiến đã mất hết vai trò, còn giai cấp tư sản đang hình thành, chưa đủ mạnh để có thể đảm đương lãnh đạo cuộc đấu tranh Đứng đầu phong trào này cơ bản là các sĩ phu phong kiến, họ là những trí thức phong kiến, tiếp thu hệ tư tưởng tư sản phương Tây, họ đòi cải cách đất nước, mở mang công thương nghiệp, phát triển văn hóa dân tộc, làm cho đất nước cường thịnh, từ đó hi vọng có thể đưa đất nước thoát khỏi thân phận thuộc địa
Hình thức vận động của phong trào dân tộc theo xu hướng này là tiến hành cải cách một số lĩnh vực kinh tế - xã hội, xuất bản sách báo, diễn thuyết, lập hội, hoặc dựa vào một đấng quân vương để tiến hành cải cách
Tiêu biểu cho loại hình phong trào này là trào lưu dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam, sau khi phong trào Cần Vương thất bại, cuộc đấu tranh chống Pháp vào đầu thế kỷ XX do những sĩ phu yêu nước (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) khởi xướng Các ông đoạn tuyệt với tư tưởng “trung quân”, bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền, chủ trương đánh Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa Họ tiếp nhận tư tưởng tư sản từ Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp đưa sang, nên đã đưa phong trào yêu nước theo một hướng mới Họ cùng chung mục tiêu nhưng lại khác nhau về biện pháp: bạo động do Phan Bội Châu đứng đầu và cải cách do Phan Châu Trinh khởi xướng Biện pháp bạo động và cải
Trang 33cách không đối lập nhau, mà hỗ trợ cho nhau phát triển, làm cho hình thức đấu tranh của người Việt Nam đòi độc lập thêm phong phú, đa dạng Những phong trào do họ tổ chức lãnh đạo (Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy Tân, chống thuế Trung Kì…) chưa phải là những cuộc vận động tư sản thực sự, nhưng cũng đã có khuynh hướng tư sản, mang tính chất cải lương Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, những điều kiện về kinh tế, chính trị ở Việt Nam chưa chín muồi, nên trào lưu dân tộc chủ nghĩa không tồn tại vững chắc, lâu dài Mặt khác, các phong trào đấu tranh còn thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến cách mạng nên không thể đi tới thắng lợi cuối cùng
Phong trào độc lập dân tộc của giai cấp tư sản và tiểu tư sản gắn liền với quá trình xâm lược và thống trị của CNTD phương Tây Giai cấp tư sản và tiểu tư sản – sản phẩm của quá trình đó – là người khởi xướng loại phong trào này ở Đông Nam
Á, tiên phong là tầng lớp trí thức tiểu tư sản Cùng với thời gian, tầng lớp này ngày càng đông đảo và họ là những người nhanh nhạy nắm bắt những tinh hoa văn hóa nhân loại Qua việc học lịch sử phương Tây, họ biết được về các cuộc đấu tranh lập hiến của Anh, chiến tranh giành độc lập của Mĩ và cuộc cách mạng Pháp Tư sản
và tiểu tư sản là những người truyền bá tư tưởng mới, khơi dậy ý thức dân tộc, tố cáo chế độ thực dân, tập hợp và lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân chống CNTD, giành độc lập dân tộc
So với các phong trào có tính chất tư sản (do các sĩ phu phong kiến tiến bộ chịu ảnh hưởng tư sản lãnh đạo) ở thời kỳ quá độ từ phong trào phong kiến sang phong trào tư sản, thì loại phong trào này có những điểm khác về thành phần lãnh đạo Phong trào dân tộc này thật sự do người của giai cấp tư sản lãnh đạo mà người phát ngôn và khởi nguồn là tầng lớp trí thức Hình thức đấu tranh đa dạng hơn, không chỉ đòi cải cách, duy tân, phát triển văn hóa dân tộc mà còn kết hợp với đấu tranh kinh tế, chính trị và đấu tranh vũ trang ở những mức độ khác nhau Phong trào dân tộc đã phát triển từ thấp đến cao: lập các hội, các trường học để duy trì và phát triển văn hóa, khơi dậy tinh thần dân tộc (Đông Kinh nghĩa thục, hội Duy tân, Việt Nam quang phục hội ở Việt Nam; Buđi Utômô, hội sinh viên Ấn ở Inđônêxia, hội Phật giáo ở Miến Điện ) đến sự ra đời của các tổ chức chính trị, đảng phái được tổ chức chặt chẽ hơn, mục tiêu đấu tranh cao hơn (như Liên hiệp Thương nhân Hồi giáo, Hiệp hội Hồi giáo và một loạt các đảng phái khác ở Inđônêxia, Đại hội toàn Mã Lai, Trung Hoa đảng ở Malaixia, Hội Liên hiệp Thanh niên Phật giáo ở Miến Điện, các đảng tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam, )
Ở Inđônêxia, tư tưởng nhân văn từ Hà Lan đã tràn vào và tác động tới các tầng lớp nhân dân, trước hết là các trí thức tiểu tư sản Tư tưởng tự do tư sản xuất hiện ở Inđônêxia dẫn tới những cuộc tranh luận học thuật sôi nổi của tầng lớp trí thức về hiện đại hóa nền văn hóa Inđônêxia truyền thống Trong lúc họ đang tranh
Trang 34luận sôi nổi và tìm con đường đi đúng để giải phóng dân tộc thì nhân dân Inđônêxia vẫn nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa ở Átgiê, ở Tây Xumatơra, kéo dài 30 năm (1873-1904); khởi nghĩa Batăc, ở Đông Xumatơra cũng tồn tại gần
30 năm (1878-1907); khởi nghĩa Calimantan (1884-1886); khởi nghĩa nông dân Giava (1890) do Xamin, một trí thức tiến bộ lãnh đạo Sự trăn trở tìm đường cứu nước của trí thức tiểu tư sản khác hẳn với các vương hầu quý tộc phong kiến hay các phong trào nông dân thuần túy trước đó Chính những trí thức mới này tiếp nhận làn gió tự do từ bên ngoài, là lực lượng giương cao ngọn cờ dân tộc, lãnh đạo nhân dân Inđônêxia vào cuộc đấu tranh giải phóng không phải bằng khởi nghĩa hay bằng chiến tranh, mà bằng cổ súy văn hóa dân tộc, khơi dậy ý thức dân tộc, phát triển kinh tế Vào năm 1900, xuất hiện một người phụ nữ tài giỏi Raden Adieng Cactini
Bà chủ trương phát triển giáo dục cho phụ nữ và xem đây là một biện pháp cứu nước
Vào đầu thế kỷ XX, phong trào dân tộc ở Inđônêxia có những bước phát triển mới Mở đầu cho phong trào đấu tranh là việc thành lập công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa vào năm 1905 - lấy tên S.S Bond (“Liên hiệp hỏa xa quốc gia”) Năm
1908, một tổ chức gọi là Buđi Utômô (“Chí thiện xã” hay “Lương tri xã”) ra đời ở Giacacta Ban đầu hoạt động của Buđi Utômô thuần túy mang tính chất phát triển văn hóa, giáo dục, khơi dậy tinh thần dân tộc Đến những năm 1915-1917, nó nêu ra những yêu cầu chính trị, đòi quyền bình đẳng giúp người Inđônêxia và người Ấn
Ở Miến Điện (Mianma), năm 1897, Hội Phật giáo đầu tiên được thành lập ở Mayđalay Tổ chức này đề ra mục tiêu bảo vệ tôn giáo và nền văn hóa dân tộc Ở
Xiêm, năm 1932 cũng diễn ra một cuộc cách mạng nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình
tư sản hóa đất nước, thực hiện các quyền dân chủ tư sản và cải cách kinh tế xã hội theo dự án của Pridi Phanomyon Mặc dù cuộc cách mạng không đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu nhưng cũng xác lập được chế độ lập hiến, đánh dấu một bước tiến của Xiêm trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa
Phong trào dân tộc ở Đông Dương vào những năm đầu thế kỷ XX hầu như chỉ sôi nổi ở Việt Nam Thực dân Pháp lập ra một số trường học ở Hà Nội với mục tiêu đào tạo tay sai cho chính quyền thực dân Nhưng về khách quan, quá trình này đã tạo ra tầng lớp tiểu tư sản trí thức Không ít người trong số họ cảm nhận thấy số phận của dân tộc dưới ách thực dân và họ chính là những người khơi nguồn cho phong trào dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX-đầu XX D.G.E.Hall đã đúng khi viết rằng: “Giống như trường hợp các vùng lãnh thổ thuộc địa khác ở Đông Nam Á, chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam dường như là một sản phẩm đặc biệt của loại trường song ngữ Pháp – Việt” Năm 1907, trường Đại học Hà Nội được thành lập, nhưng ngay lập tức phong trào sinh viên đã phát triển mạnh mẽ tới mức năm 1908 trường
Trang 35bị đóng cửa và phải tới nhiệm kì thứ hai của toàn quyền Anbe Xarô, trường mới mở trở lại
Từ những hội mang tính chất phổ biến văn hóa, giáo cụ, một loạt những tổ chức của giai cấp tư sản và tiểu tư sản xuất hiện ở các nước Đông Nam Á
Ở Inđônêxia, năm 1909, “Hiệp hội sinh viên Ấn” do sinh viên Inđônêxia ở
Hà Lan tổ chức, đến năm 1922 đổi tên thành “Hiệp hội sinh viên Inđônêxia” Lúc đầu tổ chức này chủ trương truyền bá tư tưởng dân chủ, nhưng về sau hoạt động của nó mang tính chất chính trị ngày càng đậm nét với mục tiêu giành độc lập dân tộc Năm 1911, “Liên hiệp thương nhân Hồi giáo” là đảng chính trị đầu tiên được thành lập, nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế, chống sự cạnh tranh của hàng ngoại Năm 1912,
Liên hiệp bị chính phủ thực dân cấm hoạt động, đổi thành “Liên hiệp Hồi giáo” với
chương trình hoạt động gồm các điểm chủ yếu như Phát triển buôn bán giữa những người Inđônêxia và tương trợ nhau về kinh tế; phát triển giáo dục và phúc lợi xã hội; nâng đỡ đạo Hồi Năm 1912, Đảng Ấn Độ, một đảng chính trị cũng được thành lập ở Inđônêxia Đảng hoạt động đòi quyền cho người dân Inđônêxia và cao hơn là đưa
ra yêu cầu đòi quyền độc lập cho Inđônêxia Năm 1913, có đến 80.000 người, chủ yếu là tín đồ đạo Hồi, tham gia Liên hiệp này Khuynh hướng chung của những người lãnh đạo là thỏa hiệp với chính phủ
Ở Miến Điện, năm 1906, “Liên đoàn Phật giáo thanh niên và Hội tuyên truyền Phật giáo” được thành lập Hoạt động của các hội Phật giáo khá sôi nổi Các hội đã thành lập trường học dân tộc, xuất bản sách báo, tạp chí Không dừng lại ở mức độ ôn hòa, các tổ chức này đã phát triển thành một tổ chức cấp tiến hơn và phản đối người Anh khi họ xúc phạm tình cảm dân tộc và tôn giáo của người Miến (tiêu biểu là sự kiện "vấn đề giày”)* hay đòi người Miến được tham gia rộng rãi vào các tổ chức nhà nước
* Các chùa chiền ở Miến được quy định khi vào buộc phải bỏ giày ở ngoài, nhưng người châu Âu không chấp hành quy định đó, người Miến xem đó là sự xúc phạm tôn giáo và dân tộc của họ
So với các nước trong khu vực, phong trào dân tộc ở Mã Lai giai đoạn này không sôi động bằng và phát triển muộn hơn.Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XX, bán đảo này đã trở thành nơi giao lưu của những luồng tư tưởng mới ở Đông Nam Á, phong trào cách mạng có sự khởi sắc Ở đây có nhiều Hoa kiều sinh sống nên tư tưởng của chủ nghĩa tam dân ảnh hưởng mạnh mẽ Năm 1900, Tôn Trung Sơn đến Xingapo và xuất bản Trung hưng nhật báo Tháng 12/1912, phân bộ Đảng Quốc dân cũng được thành lập Bên cạnh đó, ở Mã Lai, tín đồ Hồi giáo khá đông đảo, do đó từ đầu thế kỷ XX, phong trào đòi cải cách đạo Hồi và dùng tiếng La Mã trong nhà trường đã diễn ra mạnh mẽ Với tổ chức tiêu biểu là “Đại hội toàn Mã Lai”, phong trào đã phát triển thành cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi tự trị
Trang 36Sau khi Philippin rơi vào ách thống trị mới của Mĩ, phong trào dân tộc của nước này không còn sôi động như thời kỳ trước đó Tuy nhiên, các đảng của tư sản
và địa chủ có tinh thần dân tộc (như Đảng Dân tộc Philippin, Đảng Dân chủ Philippin, Liên minh Philippin) đều coi vấn đề độc lập dân tộc là mục đích tối cao Các cuộc đấu tranh không còn là các cuộc cách mạng như thời kỳ chống Tây Ban Nha, nhưng diễn ra khá đa dạng: đấu tranh nghị viện, yêu cầu phát triển giáo dục, phát triển kinh tế, thành lập Ngân hàng của người Philippin
Ở Việt Nam, khi phong trào Đông Du bị thất bại, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã giải tán Duy tân hội và từ bỏ hẳn lập trường quân chủ, chuyển sang lập trường dân chủ và thành lập “Việt Nam quang phục hội” Ngay khi ra đời, Hội đã đẩy mạnh hoạt động đấu tranh vũ trang với mục đích nhằm “thức tỉnh đồng bảo”,
“kêu gọi hồn nước” Mặc dù các cuộc nổi dậy do Hội phát động bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng sự ra đời của Hội đã đánh dấu một bước tiến mạnh hơn trong tư tưởng chính trị của những người lãnh đạo cách mạng lúc bấy giờ trên con đường dân chủ tư sản
Có thể nói rằng, những hoạt động sôi nổi của phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á đã thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên, trí thức, tư sản, tiểu tư sản, công nhân, nông dân và tất cả những ngườu yêu nước tham gia Tuy chưa đạt được nhiều thành tựu cụ thể nhưng các phong trào ấy có ý nghĩa khơi dậy ý chí quật cường dân tộc
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, khi CNTD phương Tây đặt được ách thống trị lên các nước Đông Nam Á thì việc chuyển từ cuộc đấu tranh tự vệ sang cuộc đấu tranh giải phóng là một sự nối tiếp tất yếu Sự thay thế các phong trào mang ý thức
hệ phong kiến bằng phong trào có xu hướng tư sản và sau đó là trào lưu tư tưởng tư sản trong cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân Đông Nam Á cũng là một sự thay thế tất yếu, vì nó thể hiện xu hướng đi lên của phong trào giải phóng dân tộc Sự xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc có xu hướng tư sản (do các sĩ phu phong kiến tiến bộ tiếp thu tư tưởng tư sản) là gạch nối giữa phong trào theo con đường phong kiến (phong trào Cần Vương) với phong trào tư sản (do giai cấp tư sản dân tộc hoặc tiểu tư sản lãnh đạo) Điều đó có nghĩa rằng, vào giai đoạn này, con đường phong kiến ở các nước Đông Nam Á đã không còn khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân, con đường đấu tranh chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản dân tộc mới khởi đầu, lực lượng của giai cấp tư sản mới hình thành chưa đủ sức để đảm đương trước dân tộc nhiệm vụ giải phóng, nó mới đặt nền móng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo Cũng vì thế, trong giai đoạn này chưa có một cuộc cách mạng nào (trừ cuộc cách mạng Philippin) cũng như chưa có cuộc cải cách nào (trừ cải cách ở Xiêm) ở Đông Nam Á thành công Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc phải đợi đến các thập kỉ sau đó
Trang 37+ Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển dưới ảnh hưởng của hai xu hướng tư sản và vô sản (1920-1940)
Trong 20 năm đầu của thế kỷ XX, ở Đông Nam Á tồn tại và phát triển song song của ý thức hệ tư sản chưa chín muồi và ý thức hệ vô sản mới manh nha Sự xuất hiện của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp vô sản lãnh đạo đã đánh dấu từ đây trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, hai xu hướng, hai loại phong trào vô sản và tư sản song song tồn tại, phát triển, nó là biểu hiện của sức sống, sự trưởng thành của hai giai cấp đang lên trong xã hội hiện đại: vô sản và tư sản
Sự xuất hiện xu hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á không chỉ phản ánh ảnh hưởng to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga đối với các dân tộc Đông Nam Á, màcòn cho thấy những biến đổi lớn lao đã diễn ra trong từng nước Đó là sự hình thành và phát triển nền công nghiệp thuộc địa, trong đó có cả nền công nghiệp dân tộc, cùng với quá trình đó là sự trưởng thành thành của giai cấp công nhân cả về số lượng và ý thức giai cấp, quá trình bị mất đất và bần cùng hóa nông dân diễn ra rất nhanh Tất cả những yếu tố đó đã làm bùng nổ ở các nước Đông Nam Á một cao trào cách mạng mới, một con đường giải phóng mới – con đường vô sản
Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến này là sự ra đời một loạt các ĐCS trẻ tuổi trong khu vực, mở đầu là sự thành lập ĐCS Inđônêxia (5/1920) ĐCS Inđônêxia đã nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước ngàn đảo này Đây là ĐCS lớn nhất trong khu vực Tính đến tháng 12/1924, tại thành phố Coota Ghêđê và Gioogiacacta, ĐCS Inđônêxia đã có tới 38 chi bộ với tổng số đảng viên 1.140 người Nếu đem so sánh với ĐCS Trung Quốc vào thời điểm này thì số lượng đảng viên của ĐCS Inđônêxia lớn hơn nhiều (năm
1925, ĐCS Trung Quốc chỉ có 900 đảng viên) Năm 1930, ở Đông Nam Á đã xuất hiện hàng loạt các ĐCS: ĐCS Việt Nam (tháng 2), ĐCS Mã Lai và ĐCS Xiêm (tháng 4), ĐCS Philippin (tháng 11) Ở Miến Điện, ĐCS được thành lập năm 1939
Sự thành lập các ĐCS là kết quả sự vận động của phong trào yêu nước kết hợp với phong trào công nhân, sự tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước Đồng thời, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), mâu thuẫn vốn có giữa các dân tộc với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt hơn Giai cấp công nhân và nhân dân lao động cùng những người yêu nước đã hướng về ĐCS với nguyện vọng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động một số nước đã vùng dậy chống CNĐQ Nổi bật là cuộc khởi nghĩa ở Xumatơra (Inđônêxia) vào những năm 1926-1927 và cao trào chống thực dân Pháp ở Việt Nam, mà trước hết là ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh trong những năm 1930-
Trang 381931 Phong trào phát triển với đỉnh cao là sự ra đời các Xô viết đầu tiên ở Inđônêxia và sau đó ở Việt Nam Mặc dù thất bại, nhưng những cuộc nổi dậy đó mang ý nghĩa lớn lao, đó là sự xuất hiện trên thực tế những cuộc đấu tranh yêu nước mang màu sắc vô sản và tiến hàn dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đó là nét mới rất đáng chsu ý và đáng ghi nhận trên sân khấu chính trị Đông Nam Á từ sau năm 1920
Bên cạnh đó, phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản vẫn tiếp tục phát triển và có những bước tiến rõ rệt so với hai thập niên đầu thế kỷ Nếu như trước đây, những hoạt động chính trị của giai cấp tư sản chỉ nhằm mục đích
“chấn hưng quốc gia” thì đến lúc này mục tiêu giành độc lập được đề xuất rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng “mẹ đẻ” trong giáo dục, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Nếu như trước đây mới xuất hiện các hội hay nhóm phái mà vai trò quan trọng thuộc về những người cấp tiến trong sĩ phu phong kiến hoặc một số ít tiểu tư sản, thì đến giai đoạn này đã hình thành các đảng chính trị của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, có tôn chỉ mục đích rõ ràng, có ảnh hưởng lớn trong xã hội Các chính đảng dân tộc chủ nghĩa như Đảng dân tộc Inđônêxia (1927), Đảng Thakin Miến Điện (1930) nối tiếp nhau ra đời
Lực lượng đóng vai trò nổi bật trong phong trào dân tộc tư sản thời kỳ này là tầng lớp trí thức Họ là những học sinh, sinh viên, giáo chức, viên chức tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, từ tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp đến chế độ cộng hòa của Hoa Kì, từ chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn đến học thuyết “bất hợp tác”, “bất bạo động” của Ganhdi, họ trở thành một bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản, là những người khơi nguồn cho các phong trào chống đế quốc ở Đông Nam Á
Những tổ chức sinh viên Miến Điện đã dấy lên các cuộc đấu tranh đòi cải cách quy chế đại học, đòi tự trị, dẫn đến “phong trào Thakin” (có nghĩa là những người làm chủ đất nước) trong những năm 30 Phong trào phát triển thành những cuộc đấu tranh quyết liệt hơn
Tổ chức “Đại hội toàn Mã Lai” từ đầu thế kỷ đòi cải cách đạo Hồi và dùng tiếng Mã Lai trong nhà trường phát triển thành phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi tự trị Năm 1927, Đảng Dân tộc do Xucacnô đứng đầu được thành lập ở Inđônêxia Đến cuối năm 1939, Xucacnô và các đồng chí của ông đã tổ chức Đại hội nhân dân Inđônêxia bao gồm 90 đảng phái và tổ chức chính trị biểu thị sự thống nhất dân tộc, thông qua nghị quyết về ngôn ngữ, về quốc kì và quốc ca Ý chí về cuộc đấu tranh cho một quốc gia Inđônêxia thống nhất và độc lập đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong toàn dân ở giai đoạn tiếp theo
Ở Philippin, sau khi bị Mỹ duy trì CNTD mới, thành quả cách mạng năm
1896 bị mất, nhưng tư tưởng tư sản trong cuộc đấu tranh đòi độc lập vẫn là xu hướng chủ đạo Từ năm 1920-1940, phong trào giải phóng dân tộc mà nét chủ đạo là
Trang 39đòi cải cách theo hướng dân chủ tư sản, đấu tranh đòi thành lập “nước cộng hòa” (1935) song song với các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra không ngừng trong nhiều đảo của Philippin
So với các nước ở Đông Nam Á, tình hình ở Thái Lan có nét khác hơn Người Thái về cơ bản vẫn là chủ nhân của đất nước với người đại diện là chính quyền vương triều Thái Nhưng sự phát triển của thời đại dẫn tới tình hình Thái Lan cũng có sự biến đổi theo Sau cuộc cải cách của Rama IV, Rama V vào những năm cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, Thái Lan càng tiến sâu vào con đường tư bản hóa Cuộc cách mạng năm 1932 dưới sự lãnh đạo của Dân Đảng – chính đảng của giai cấp tư sản – cũng nhằm mục tiêu tiếp tục quá trình tư sản hóa đất nước, thực hiện các quyền tự do tư sản và cải cách kinh tế - xã hội theo dự án của Pridi Phanomyon Mặc dù cuộc cách mạng không đạt được mục tiêu ban đầu, nhưng việc thiết lập chế
độ lập hiến cũng đưa đất nước tiến thêm một bước trên con đường tư bản hóa
Như vậy, từ năm 1920, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á theo xu hướng vô sản tồn tại và phát triển song song với xu hướng tư sản Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể của từng nước, nên có nước xu hướng tư sản thắng thế (Inđônêxia), có nước xu hướng vô sản thắng thế (Việt Nam) Sự thắng lợi hay thất bại của phong trào tư sản hay vô sản là tùy thuộc vào đường lối, phương hướng của từng giai cấp, tùy thuộc vào hoàn cảnh từng nơi, tùy thuộc vào tương quan so sánh lực lượng trong xã hội
Hai phong trào vô sản và tư sản cùng tồn tại ở Đông Nam Á có nhiều điểm khác biệt về ý thức hệ, về mục tiêu cuối cùng (xây dựng theo mô hình xã hội nào) nhưng đứng trước mục tiêu chung là độc lập dân tộc nên cả hai đã tồn tại song song, có những lúc kết hợp với nhau trong một chừng mực nhất định Ở Đông Nam Á không diễn ra tình trạng hợp tác – đối đầu – lại hợp tác – lại đối đầu như trường hợp ĐCS và Đảng Quốc dân ở Trung Quốc Bởi lẽ, đối với nhân dân Đông Nam Á, kẻ thù lớn nhất là CNĐQ, không một lực lượng cứu nước nào mưu tính giành độc lập
mà lại đứng đơn lẻ hoặc chống đối lẫn nhau Điều đó tạo nên những tiền đề khách quan cho sự thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong giai đoạn sau
+ Sự kết hợp đấu tranh giải phóng dân tộc với đấu tranh chống phát xít ở Đông Nam Á (1940-1945)
Năm 1940, quân phiệt Nhật tấn công vào Đông Nam Á Tháng 9/1940, quân Nhật đổ bộ vào Lạng Sơn và Hải Phòng Đến tháng 7/1941, quân Nhật chiếm toàn
bộ Đông Dương thuộc Pháp, biến Đông Dương thành căn cứ chiến lược trong kế hoạch tiến quân xuống phía nam của họ
Nhật tấn công Trân Châu Cảng tháng 12-1941, mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương, tình hình Đông Nam Á thêm gay gắt Phát xít Nhật mở rộng việc chiếm đóng, thống trị, gây nhiều tội ác đối với nhân dân các nước Đông Nam Á Chỉ trong
Trang 40vòng nửa năm, từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, Nhật Bản đã nhanh chóng xâm chiếm toàn bộ các nước trong khu vực Cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật bùng lên mạnh mẽ khắp nơi
Những người cộng sản ở các quốc gia trong khu vực đã tích cực xây dựng các lực lượng quần chúng, chính trị, vũ trang, lặp căn cứ địa, tiến hành chiến tranh du kích tiêu hao sinh lực địch, phát triển lực lượng cách mạng Do cuộc đấu tranh chống phát xít trở thành nội dung chính của phong trào giải phóng dân tộc vào thời điểm này, và cũng để hòa cùng với phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới, hai xu hướng tư sản và vô sản đã từng tồn tại trong giai đoạn trước nay hội tụ theo một hướng chung là chống phát xít, mặc dù điều đó chỉ trong chừng mực Vì vậy, nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á thời kỳ này là sự ra đời các Mặt trận dân tộc thống nhất và xây dựng lực lượng vũ trang của nhân dân mỗi nước
Mở đầu là sự ra đời của “Việt Nam độc lập đồng minh” (5/1941) Thực ra ở Việt Nam, từ khi ĐCS ra đời, trong từng thời kỳ cách mạng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất đều được thành lập với những tên gọi khác nhau Khi Nhật vào Đông Dương, để huy động sức mạnh của từng nước trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh) được thành lập Đây là hình thức điển hình và cao nhất của Mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, huy động lực lượng của cả dân tộc để đánh Nhật cứu nước Giai cấp vô sản mà hạt nhân
là ĐCS là người khởi xướng, lãnh đạo mặt trận, đề ra đường lối giải phóng dân tộc; khởi nghĩa vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị giành chính quyền
Ở Philippin, năm 1941, quân đội Nhật đổ bộ chiếm đóng và thiết lập nền
thống trị cho đến 1945 Tháng 1942, “Mặt trận Dân tộc Dân chủ Thống nhất chống phát xít” được thành lập, sau đổi thành “Đồng minh dân chủ Philippin” do giai cấp
tư sản lãnh đạo Một tổ chức yêu nước chống Nhật – thành lập “Quân đội nhân dân chống Nhật”, gọi là “Hukbalahap”, do những người Cộng sản Takura, Fêlêô, Alêcxăngđriô lãnh đạo Đội quân này đóng vai trò nồng cốt trong cuộc kháng chiến chống Nhật
Ở Mã Lai, năm 1942, “Liên hiệp nhân dân Mã Lai” ra đời cùng với các đơn
vị Quân đội nhân dân chống Nhật Thời kỳ đầu g vô sản chiếm ưu thế hơn giai cấp
tư sản trong vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh, song trong quá trình phát triển cuộc đấu tranh, giai cấp vô sản tụt lại, ngọn cờ lãnh đạo chuyển sang cho giai cấp tư sản vào năm 1943
Tại Miến Điện, tháng 8/1942, “Liên minh tự do chống phát xít” được thành
lập Mặt trận này bao gồm ĐCS Miến Điện, Đảng Xã hội và Quân Quốc phòng do giai cấp tư sản lãnh đạo