1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẤN đề bảo vệ tốt NHẤT QUYỀN và lợi ÍCH của KHÁCH HÀNG KHI HÀNH NGHỀ LUẬT sư

39 1,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 86,21 KB

Nội dung

Nhiều luật sư đã trưởng thành nhanh chóng, tham gia tư vấn những hợp đồng thươngmại, dự án đầu tư lớn đạt kết quả tốt, được khách hàng trong nước và nước ngoài hài lòng và tin tưởng, tạo

Trang 1

MÔN : PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ

TÊN ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA KHÁCH

HÀNG KHI HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

GIỚI THIỆU

Trong công cuộc đổi mới và xu thế hội nhập, vai trò của người luật sư ngày càngđược khẳng định, có nhiều cơ hội cho giới luật sư thể hiện mình và đóng góp cho sự nghiệpchung Như vậy, có thể nói môi trường xã hội và môi trường pháp lý tại Việt Nam hiện naycho hoạt động luật sư rất thuận lợi

Xuất phát từ tính chất nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư cung cấp dịch vụ pháp

lý theo yêu cầu của khách hàng để nhận thù lao từ khách hàng, nên sự phát triển về số lượngcủa luật sư trước hết là nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội Cùng với sự tăng trưởngkinh tế của đất nước, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất làcủa doanh nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng; số lượng vụ việc, khách hàng của luật sư sẽnhiều hơn, đa dạng hơn; phạm vi hoạt động hành nghề của luật sư ngày càng được mở rộng

Trong tổng thể các mối quan hệ giữa luật sư với các chủ thể khác nhau trong hànhnghề luật sư, quan hệ luật sư – khách hàng là mối quan hệ nền tảng làm phát sinh các quan

hệ khác;

Để duy trì và phát triển nghề luật sư theo hướng bền vững, tiến bộ theo thời gian, mỗiluật sư phải hiểu được bản chất mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, thấy được bổnphận trách nhiệm của luật sư trong hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng để

từ đó củng cố lòng tin của khách hàng vào luật sư, góp phần xây dựng hình ảnh cao đẹp củangười luật sư trong xã hội Một trong những nguyên tắc hành nghề, chuẩn mực quy tắc đạođức và ứng xử nghề nghiệp cao nhất của luật sư là “bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích củakhách hàng”, không làm xấu đi tình trạng của khách hàng Theo đó, nhiệm vụ phải bảo vệtốt nhất lợi ích của khách hàng đã và đang trở thành vấn đề đáng chú ý trong xu thế nghềluật sư đang ngày càng phát triển

Về pháp lý, quan hệ luật sư – khách hàng là một loại quan hệ dân sự, cụ thể là quan

hệ hợp đồng dịch vụ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Trong quan hệ này, các quyền

và nghĩa vụ của luật sư với khách hàng được thiết lập trên cơ sở tự nguyện của hai bên Tuynhiên, vì là loại quan hệ dịch vụ pháp lý nên còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm phápluật khác trong hệ thống pháp luật về luật sư

Danh dự, uy tín, trạng thái tích cực hay tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp của luật

sư gắn liền với quá trình thực hiện mối quan hệ này Do vậy, tính chất đạo đức trong hành viứng xử của luật sư có thể nói là bản chất của mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, làmột trong những yếu tố góp phần quyết định sự thành công trong nghề nghiệp của luật sư

Trang 4

CHƯƠNG I: VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

1.1 Vị trí của Luật sư trong vấn đề bảo vệ con người:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước dân chủ, nhà nước

"của dân, do dân, vì dân" các quyền con người được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực

hiện: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân

sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" Để đảm bảo quyền con người, nhà nước thực hiện thông qua

nhiều thiết chế khác nhau, trong đó các tổ chức xã hội đóng một vai trò không nhỏ trongviệc thực hiện quyền con người Tổ chức Luật sư là một tổ chức xã hội nghề nghiệp đượcthành lập để hổ trợ nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tư pháp Với ví trí, vai trò của mình,

Tổ chức luật sư mà cụ thể là các Luật sư đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền conngười, quyền công dân

1.1.1 Bảo vệ quyền con người qua hoạt động tư vấn pháp luật

Do trình độ dân trí của nước ta còn thấp, một bộ phận người dân chưa am hiểu phápluật, do đó khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, lao động họ không biếtđược quyền và nghĩa vụ của mình được pháp luật quy định như thế nào nên không thể bảo

vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình; do đó luật sư lúc này là chổ dựa tốtnhất của người dân

Theo số liệu thống kê của Chiến lược Phát triển nghề luật sư đến năm 2020, "trong 6năm (2005 - 2010), riêng lĩnh vực tư vấn pháp luật, đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 145.000

vụ việc tư vấn pháp luật, 50.000 vụ việc về dịch vụ pháp lý khác

Ngoài lĩnh vực truyền thống như hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình cácluật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại quốc

tế Nhiều luật sư đã trưởng thành nhanh chóng, tham gia tư vấn những hợp đồng thươngmại, dự án đầu tư lớn đạt kết quả tốt, được khách hàng trong nước và nước ngoài hài lòng

và tin tưởng, tạo được sự tín nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế.Một số tổ chức hành nghề luật sư bước đầu đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thịtrường trong nước và khu vực, trở thành “đối tác” cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật

sư nước ngoài

Ngay trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại vai trò luật sư trong việc giúp đỡ người dântrong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình cũng hết sức cần thiết Do trình độ, nănglực của một số cán bộ, công chức ở nước ta còn thấp nên không ít các quyết định hành

Trang 5

chính, hành vi hành chính được ban hành, thực hiện trái Hiến pháp, trái luật xâm phạmquyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân Đặc biệt là trong các lĩnh vực như quản lý đấtđai (thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư vv ), trong lĩnh vực xử lý viphạm hành chính (xử phạt hành chính, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, buộc thá dỡ công trình xây dựng trái phép vv )điều này làm phát sinh các tranh chấp hành chính dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện củangười dân Theo Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012 và 6 tháng đầu năm

2013 trên địa bàn các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên, của Cục trưởng, Cục Thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II), Thanh tra Chính phủ, năm 2012, tình hình khiếunại, tố cáo trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung - Tây Nguyên có nhữngdiễn biến phức tạp, khiếu kiện có chiều hướng gia tăng Tình hình khiếu kiện đông ngườixảy ra ở 11/18 địa phương, số lượng đơn thư, vụ việc phát sinh còn nhiều; các địa phương

đã tập trung giải quyết được 12.871/ 14.387 đơn thư thuộc thẩm quyền, đạt 89,46%

Trong 6 tháng đầu năm 2013, các địa phương trong khu vực Miền Trung Tây Nguyên

đã tiếp 32.554 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo với 18.019 vụ việc; tiếp nhận và xử lý21.354 đơn thư khiếu nại, tố cáo Trong đó, có 8,043 đơn thuộc thẩm quyền Do đây là tranhchấp giữa một bên là cơ quan công quyền và một bên là công dân, tổ chức nên người dânthường yếu thế nếu họ không nắm vững pháp luật, vì vậy họ phải tìm đến luật sư Luật

Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có quyền "Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc

ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình".

1.1.2 Bảo vệ quyền con người qua hoạt động tố tụng

Trong lĩnh vực tố tụng đặc biệt là tố tụng hình sự, vai trò của luật sư trong việc bảo

vệ quyền con người càng được thể hiện rõ nét hơn Sự tham gia của luật sư trong tố tụngkhông chỉ giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phầntrong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử đượcnhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm

Trong hoạt động tham gia tố tụng, "theo số liệu thống kê trong 6 năm (2005 - 2010),đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 85.000 vụ án hình sự, 53.000 vụ việc về dân sự, 3.500 vụviệc về kinh tế, 1.500 vụ việc về lao động, 2.800 vụ việc về hành chính, tăng cường bảođảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiệnnhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp

Trong những năm qua tỷ lệ luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự đã cóbước chuyển nhất định, "giai đoạn 2009-2013 đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 51.100 vụ án

Trang 6

hình sự, hơn 39.600 vụ án dân sự, hơn 5000 vụ án kinh tế"[6] qua đó bảo vệ quyền lợi íchcủa công dân, bảo vệ công lý, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nướcpháp quyền Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

1.2 Vai trò:

1.2.1 Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các

đương sự trước Toà

Trong lịch sử, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bịcan, bị cáo và các đương sự trước Toà không phải ở mọi lúc, mọi nơi được tôn trọng Ởnhững nước mà mối quan hệ giữa con người với con người bị ảnh hưởng của tâm linh, thầncảm thì nghề luật sư chậm phát triển Ví dụ như ở các nước Hồi giáo nghề luật sư ít pháttriển thậm chí không có nghề luật sư

Nghề luật sư được phát triển và giữ vai trò quan trọng trong các nước dân chủ, pháttriển Để bảo đảm công lý các bên khi tham gia tố tụng đều có sự giúp đỡ từ phía những nhàchuyên nghiệp là luật sư Theo quan điểm của luật sư phương Tây thì luật sư khi tham giabảo vệ quyền lợi cho khách hàng, cho cá nhân, phải đặt quyền lợi của cá nhân cao hơn hoặcbằng quyền lợi của cộng đồng xã hội

Vai trò của luật sư có sự khác nhau trong các nền văn minh khác nhau Ở Nhật Bảntrước đây các quan hệ trong xã hội được điều chỉnh bằng tập quán, đề cao sự hoà thuận,tránh cưỡng ép Các quy phạm với chế tài là sự hổ thẹn và trách cứ đủ để duy trì trật tự xãhội ở Nhật Bản Tuy nhiên ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đặc biệt là sau đại chiến thếgiới lần thứ II vai trò của pháp luật đã được thừa nhận trong xã hội Nhật Bản, nghề luật sư

đã được hình thành và ngày càng phát triển

Tuỳ theo quốc gia khác nhau mà pháp luật có vai trò quan trọng khác nhau Ở Pháptrong một thời gian dài pháp luật chỉ đóng vai trò thứ yếu Pháp luật chỉ tồn tại ở khía cạnhluật nội dung mà không có luật hình thức, luật nội dung không có bảo đảm của luật tố tụng,pháp luật tồn tại bên ngoài Toà án, bên ngoài các vụ kiện Cái mà được gọi là pháp luật lạiđối lập với tư pháp và không được mọi người quan tâm Các nhà doanh nghiệp chỉ quan tâmđến khía cạnh thương mại của một hợp đồng mà không quan tâm đến khía cạnh pháp lý của

nó Pháp luật chưa được xã hội tôn trọng

Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng Sự đadạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa, cách suy nghĩ cũng như hệ thống pháp luậtcủa mỗi nước Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề luật sư nhưng đều có chungmột điểm cho rằng, luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo

Trang 7

công lý Nghề luật sư rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sư và tínhchất của nghề tự do trong tổ chức hành nghề luật sư.

Tại Việt Nam, luật sư có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơquan, tổ chức và gốp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trong cuộc sống hàng ngày công dân thường có nhiều mối quan hệ với nhau và với

cơ quan, tổ chức Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh những mâu thuẫn, động chạmđến quyền lợi của mỗi bên Đặc biệt là những vấn đề phải giải quyết bằng con đường Tòa án

mà ở đây những quyền cơ bản của công dân dễ bị đụng chạm nhất Thường công dân bị hạnchế bởi trình độ văn hóa, sự hiểu biết pháp luật nên khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình một cách đầy đủ và toàn diện Tổ chức luật sư được thành lập để giúp chocông dân về mặt pháp lý Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh nghiệm trong hoạtđộng pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất khi có những

vụ việc xảy ra liên quan đến pháp luật, nhất là những vụ việc ở Tòa án

Trong thời gian qua, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốtnguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụtrọng tâm của cải cách tư pháp Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng củacác luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sựkhác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ

sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủnghĩa Thông qua hoạt động bào chữa, tranh tụng tại Tòa án, luật sư đã góp phần làm giảmthiểu các vụ án oan, sai, đã xuất hiện nhiều tấm gương luật sư xuất sắc trên diễn đàn “Phápđình”, vị thế của luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao

1.2.2 Vai trò của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật góp phần bảo vệ

quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức

Luật sư trước hết là một chuyên gia pháp luật, là một cố vấn pháp luật mà ở họ cónhững kỹ năng nghề nghiệp thực thụ Để công chúng, các nhà kinh doanh tuân thủ pháp luật

và tin tưởng vào sự công bằng, bình đẳng của pháp luật thì những người hành nghề luật sưphải tự mình tôn trọng pháp luật Đó là lý do vì sao nghề luật sư phải được pháp luật điềuchỉnh chặt chẽ để duy trì lòng tin của xã hội và giới kinh doanh Ngoài những quy định trêncòn có những quy tắc nghề nghiệp bổ sung cho các quy định của pháp luật

Bên cạnh hoạt động tranh tụng, luật sư còn nhận làm tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổchức trong và ngoài nước bằng hình thức ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý Luật sư thựchiện tư vấn trong nhiều lĩnh vực pháp luật, soạn thảo các văn bản pháp luật, soạn thảo dichúc, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán bất động sản, soạnthảo giấy tờ pháp lý của công ty Lĩnh vực hoạt động soạn thảo văn bản có liên quan đến

Trang 8

pháp luật là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư.Luật sư còn hướng dẫn khách hàng về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, quyền của

họ được pháp luật quy định và cách xử sự theo đúng pháp luật Việc tư vấn pháp luật chokhách hàng của luật sư góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ratrong đời sống xã hội, ngăn chặn được những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt phiền hàcho cơ quan nhà nước khi người dân thiếu hiểu biết pháp luật đi khiếu nại không đúng cơquan có thẩm quyền

Hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của luật sư là một trong nhữngyếu tố quan trọng góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, lành mạnhtheo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, pháttriển thị trường dịch vụ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm; góp phần bảo vệ quyền lợicho doanh nghiệp cả ở nước ngoài Sự tham gia tích cực của các luật sư trong dự án đầu tư,các giao dịch kinh doanh, thương mại không chỉ góp phần phát huy nội lực mà còn thu hútngoại lực, thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.2.3 Vai trò của luật sư trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Là người hiểu biết pháp luật, thông qua việc hành nghề, luật sư góp phần tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng xã hội

Thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp của mình, luật sư có trách nhiệm tham gia xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản củacông dân và phát triển xã hội Cùng với thời gian, đội ngũ luật sư Việt Nam dần dần khẳngđịnh rõ vị trí, vai trò của mình trong xã hội Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu,rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thamgia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần phải khẳng định mình hơn nữatrong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam

1.3 Nghĩa vụ của luật sư trong mối quan hệ với khách hàng:

Đối với khách hàng, luật sư phải tư vấn cho khách hàng về những quyền và nghĩa vụpháp lý của họ, về cơ chế làm việc của hệ thống pháp luật trong chừng mực có liên quan đếnquyền và trách nhiệm pháp lý của khách hàng; Giúp đỡ khách hàng bằng mọi hình thứcthích hợp và tiến hành các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của họ; Giúp đỡ kháchhàng trước tòa án hay các cơ quan hành chính khi thích hợp

Trong khi bảo vệ các quyền của khách hàng và thúc đẩy sự nghiệp vì công lý, luật sưphải tìm cách đề cao các quyền và các tự do cơ bản của con người được pháp luật quốc gia

Trang 9

và quốc tế công nhận Luật sư luôn luôn phải hành động tự do, cần mẫn phù hợp với phápluật và những tiêu chuẩn đạo đức đã được công nhận của nghề luật Luật sư phải luôn tôntrọng một cách trung thành quyền lợi khách hàng của mình

Trang 10

CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC BẢO VỆ TỐT NHẤT LỢI ÍCH CỦA KHÁCH

mà Luật sư còn phải độc lập, trung thực với cả khách hàng của mình

Sứ mệnh bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do, dân chủcủa công dân; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là một thực tế, là tất yếukhách quan được đặt lên vai đội ngũ Luật sư trong bối cảnh đất nước đang không ngừngphát triển, hướng đến nền dân chủ vững mạnh và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa

Ngày 20/11/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Luật sư, qua đó khẳng định và đề cao hơn nữa vị trí, vai trò, thểhiện sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ Luật sư

Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn phápluật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và côngbằng xã hội làm mục tiêu cao quý Trước khi là một luật sư thì chính bản thân phải rènluyện được đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong công việc, không ngạikhó, ngại khổ, không dồn trách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người khác Luật sư phải độclập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ

áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Luật sư có nghĩa vụ phát huytruyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn,giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hànhnghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng Ở Việt Nam, nghề luật sư có từ thờiPháp thuộc Lỳc bấy giờ (trước năm 1930) các luật sư người Pháp chiếm độc quyền hànhnghề bào chữa và mói đến khi có sắc lệnh của Tổng thống Pháp 25/5/1930, thực dân Phápmới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn Và đến lúc này có luật sư người ViệtNam tham gia biện hộ

Luật sư độc lập, trung thực và tận tụy trong hành nghề; không vì bất kỳ lợi ích vậtchất, tinh thần hoặc áp lực nào khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật trong hoạt độngnghề nghiệp

Phẩm giá và uy tín của luật sư còn thể hiện khi phải đứng giữa và phán quyếtcho sự đối trọng của cường quyền (quyền lực, chính trị) và công lý, giữa tiền bạc và sự công

Trang 11

tâm, khách quan Lợi ích vật chất không thể làm mờ mắt người luật sư chân chính, cườngquyền không thể làm chùn chân người luật sư cương trực và chỉ có công lý mới có thể làmkim chỉ nam dẫn đường cho họ.

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư phải dựa trên sự thông hiểu tường tận vềpháp lý và đạo lý Luật sư phải biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xemxét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ đâu là đúng, đâu là sai, thế nào là phải, thếnào là trái, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp loại bỏ cái sai, bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽphải, đó chính là bảo vệ công lý

2.1.2 Giữ bí mật thông tin của khách hàng.

Việc luật sư giữ bí mật cho khách hàng là một trong những nguyên tắc cơ bản hàngđầu Ông phân tích: “Nếu luật sư thực hiện tốt nguyên tắc này thì khách hàng mới có niềmtin vào luật sư Khi đó họ sẽ cung cấp toàn bộ, đầy đủ thông tin liên quan đến sự việc, kể cảnhững vấn đề tế nhị Đó chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư

2.1.2.1. Giới hạn những thông tin về khách hàng mà luật sư phải giữ bí mật.

Luật Luật sư 2006 vừa quy định “giữ bí mật thông tin khách hàng” là nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động hành nghề luật sư, vừa quy định “giữ bí mật thông tin khách hàng”

thông qua điều cấm đối với luật sư Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006,

nghiêm cấm luật sư thực hiện hành vi: “Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” Đây là quy định mang tính kế thừa và không khác gì về nội

dung so với quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Luật sư 2001

Đồng thời với quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 25 Luật Luật sư 2006 còn quy định

về “Bí mật thông tin” như sau:

“1 Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

2 Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3 Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình”.

Như vậy, vấn đề giữ bí mật thông về khách hàng của luật sư là vấn đề mang tính pháp

lý, được quy định trong các vấn bản quy phạm pháp luật Có nghĩa là việc luật sư giữ bí mật

Trang 12

thông tin về khách hàng là vấn đề có tính chất “bắt buộc chung” và là nghĩa vụ pháp lý củaluật sư

Ngoài ra, Quy tắc 12 trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt

Nam quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch

vụ pháp lý” Quy định này đặt ra vấn đề thông tin nào của khách hàng phải được luật sư giữ

bí mật? Có sự giới hạn về những thông tin cần được bảo mật hay không? Vấn đề này dẫnđến hai luồng quan điểm:

Một là, không có sự giới hạn, luật sư phải giữ bí mật tất cả các thông tin về khách

hàng Quan điểm này có ưu điểm là tạo được sự tin cậy tuyệt đối cho khách hàng, nâng caoquy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp của luật sư đối với khách hàng, nâng cao tinh thầntrách nhiệm của luật sư; quan điểm này cũng phù hợp với quy tắc “bảo vệ tốt nhất lợi íchcủa khách hàng” vì việc tiết lộ thông tin về khách hàng có thể tiềm ẩn những rủi ro, bất lợiđối với khách hàng Hạn chế của quan điểm này là tính rủi ro cao đối với luật sư

Hai là, có sự giới hạn, luật sư chỉ có nghĩa vụ bảo mật đối với những tin về khách

hàng được xem, được xác định là thông tin mật theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏathuận bảo mật giữa luật sư và khách hàng Nó có ưu điểm là tạo cơ chế rõ ràng trong việcbảo mật, dễ dàng xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin

về khách hàng vì đã xác định rõ với khách hàng thông tin nào là thông tin mật, thông tin nàocần được bảo mật Hạn chế của quy tắc này là chưa phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệmcủa luật sư đối với khách hàng, có thể tạo sự không thoải mái cho khách hàng Trong quátrình tiếp xúc, giải quyết vụ việc, không phải bao giờ khách hàng cũng cung cấp đầy đủ cácthông tin cho luật sư cùng một lúc mà mỗi giai đoạn, khách hàng có thể cung cấp nhữngthông tin khác nhau Nếu mỗi lần khách hàng cung cấp thông tin, luật sư lại lập văn bản bảomật với khách hàng thì sẽ gây ra sự bất tiện cho khách hàng Ngoài ra, việc xác định thôngtin nào là thông tin mật cũng không phải là vấn đề đơn giản Đối với mỗi khách hàng, thôngtin họ muốn giữ bí mật có thể khác nhau, phụ thuộc vào tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh, địa vị

xã hội của mỗi khách hàng Chẳng hạn về độ tuổi, đàn ông thường không quan trọng nhưngvới phụ nữ thì họ thường không muốn tiết lộ, đặc biệt nếu đó là nữa diễn viên, người mẫu,

ca sĩ, thì họ càng không muốn tiết lộ độ tuổi của họ vì có thể ảnh hưởng đến”sức hấp dẫn”của họ và thậm chí ảnh hưởng đến sự nghiệp

Mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Theo quan điểm của em, cầnkết hợp hai quan điểm trên trong việc xác định giới hạn của luật sư đối với những thông tin

về khách hàng cần được bảo mật Cụ thể, nếu giữa luật sư và khách hàng có sự thỏa thuận,xác định những thông tin nào cần được bảo mật thì giới hạn bảo mật của luật sư được thựchiện theo thỏa thuận đó và không ràng buộc nghĩa vụ bảo mật của luật sư đối với những

Trang 13

thông tin khác về khách hàng (ngoài sự thỏa thuận) Trường hợp không có thỏa thuận nhưvậy, hoặc khách hàng không đồng ý thỏa thuận như vậy thì luật sư có nghĩa vụ bảo mật tất

cả các thông tin về khách hàng, bất kể thông tin ấy luật sư có được từ nguồn nào (kháchhàng cung cấp, luật sư thu thập, ) Chỉ có như vậy mới bảo vệ tốt nhất quyền lợi của kháchhàng trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của luật

sư đối với thông tin về khách hàng

Tuy vậy, cũng cần chú ý là luật sư chỉ bảo mật tất cả các thông tin mà luật sư biếtđược về khách hàng trong mối quan hệ nghề nghiệp với khách hàng, thực hiện dịch vụ pháp

lý cho khách hàng; luật sư không có nghĩa vụ giữ bí mật những thông tin về khách hàng màluật sư biết được trước khi “quan hệ nghề nghiệp” với khách hàng hoặc sau khi đã kết thúc

vụ việc với khách hàng (nhưng luật sư vẫn giữ bí mật thông tin trước đây mà luật sư biết vềkhách hàng lúc thụ lý giải quyết vụ việc của khách hàng)

Trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng, luật sư cần chú ý tìm hiểu các quyđịnh pháp luật về giữ bí mật thông tin có liên quan đến khách hàng của mình Chẳng hạn,đối với khách hàng là cá nhân, luật sư cần tuân thủ quy định về bí mật đời tư (Điều 38 BộLuật dân sự 2004); khách hàng là doanh nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, luật sưcần tuân thủ các quy định về bí mật kinh doanh( Khoản 23 Điều 4 và Khoản 1 Điều 127Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009),

Trong thực tế, có thể có những vụ việc, khách hàng của luật sư là những người nổitiếng hay khách hàng của luật sư là đối tượng có liên quan trong những vụ việc trọng điểm,thu hút sự quan tâm của dự luận; các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố thông tin

về khách hàng, thông tin về vụ việc đó Vậy, trong trường hợp đó, nghĩa vụ bảo mật thôngtin của luật sư được thực hiện như thế nào? Luật sư có nghĩa vụ bảo mật tất cả các thông tin

về khách hàng nữa hay không? Em cho rằng trong những trường hợp như vậy, nghĩa vụ củaluật sư về giữ bí mật thông tin khách hàng, giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thôngtin về khách hàng vẫn phải được thực hiện và phải được thực hiện một cách thận trọng Đốivới những vụ việc này, tùy trường hợp cụ thể mà luật sư có hướng giải quyết và thực hiệnnghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng khác nhau Chẳng hạn, nếu các phương tiệnthông tin đại chúng đã công bố thông tin về vụ việc trước khi luật sư nhận thực hiện dịch vụpháp lý từ khách hàng thì như phân tích ở trên, luật sư không có nghĩa vụ bảo mật nhưngthông tin đã được công bố trước đó mà chỉ bảo mật những thông tin về khách hàng từ thờiđiểm luật sư nhận vụ việc Nghĩa vụ của luật sư lúc này là không tiết lộ thêm thông tin vềkhách hàng, trừ trường hợp được sự đồng ý của khách hàng để tiết lộ những thông tin có lợicho khách hàng và tranh thủ được sự đồng tình của dư luận (luật sư phải tư vấn cho kháchhàng và xin phép sự đồng ý của khách hàng trước khi tiết lộ thông tin) Có thể luật sư của

Trang 14

những khách hàng trong những vụ việc này còn được mời phỏng vấn, phát biểu quan điểm.Khi đó, luật sư chỉ được phát biểu trên nguyên tắc “bảo vệ tốt nhất quyền lợi của kháchhàng” và chỉ phát biểu trên cơ sở những thông tin về khách hàng, liên quan đến vụ việc đãđược công bố, tuyệt đối tránh vô tình tiết lộ các thông tin khác về khách hàng, về vụ việcnếu chưa được sự đồng ý của khách hàng Trong nhiều trường hợp, luật sư cần xem xét từchối phát biểu trước các phương tiện truyền thông mà chỉ phát biểu trong trường hợp cơquan có thẩm quyền yêu cầu hoặc khi vụ việc đưa đưa ra giải quyết chính thức.

2.1.2.2. Giới hạn về thời gian

Việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư là không có sự giới hạn về thờigian Luật sư có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về khách hàng trong lúc đang thụ lý giảiquyết vụ việc cho đến khi vụ việc đã kết thúc Quy tắc 12 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp của Luật sư Việt Nam quy định rõ: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó” Như phần trên

cũng có đề cập, khi kết thúc vụ việc, luật sư vẫn có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về kháchhàng nhưng đó là những thông tin mà luật sư biết được trong lúc giải quyết vụ việc chokhách hàng, còn những thông tin mới mà luật sư biết được sau khi đã kết thục vụ việc vớikhách hàng thì luật sư không có nghĩa vụ bảo mật Một vấn đề đáng lưu ý là Quy tắc 12Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam quy định luật sư vẫn tiếp tục

giữ bí mật thông tin của khách hàng “cả khi đã kết thúc dịch vụ đó” mà không đề cập đến

tình trạng của khách hàng, còn sống hay đã chết (đối với cá nhân), còn hoạt động hay đãchấm dứt hoạt động (đối với tổ chức) Như vậy, kể cả khi khách hàng trước đây của luật sư

đã chết (đối với cá nhân), không còn hoạt động (tổ chức) luật sư vẫn phải giữ bí mật thôngtin của những khách hàng đó

2.1.2.3. Giới hạn đối với nhân viên, cộng sự của luật sư và tổ chức hành nghề của

luật sư

Đối với các luật sư cùng hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòngluật sư hoặc Công ty luật), không chỉ bản thân luật sư tiếp nhận, thụ lý giải quyết vụ việccủa khách hàng phải giữ bí mật thông tin về khách hàng mà các luật sư khác trong cùng tổchức hành nghề luật sư cũng phải giữ bí mật thông tin về khách hàng của tổ chức mình Đây

là quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Luật sư 2006: “Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình” và Quy tắc 12 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam: “luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của

Trang 15

mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết

lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

2.1.2.4. Một số ngoại lệ trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng trong tư

Có hai trường hợp ngoại lệ được xác định: Một là, sự tiết lộ thông tin về khách hàngđược chính khách hàng đồng ý; hai là luật sư tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư 2006 quy định: “Luật sư không được tiết lộ thông tin

về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” Quy tắc đạo đức và ứng xử nghể nghiệp của luật sư Việt Nam cũng quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, mặc dù Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư không quyđịnh nhưng theo Luật Luật sư 2006, trong trường hợp luật sư tiết lộ thông tin theo sự đồng ýcủa khách hàng thì sự đồng ý đó phải thể hiện bằng văn bản

Trang 16

2.1.3 Chịu trách nhiệm khi nhận vụ việc, giao kết hợp đồng với khách hàng

Nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn củakhách hàng, chỉ nhận vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi

yêu cầu của khách hàng.

Có hai nguyên tắc chung phải tuân theo khi Luật sư nhận yêu cầu đại diện cho kháchhàng Nguyên tắc đầu tiên và là quan trọng nhất là khách hàng phải có quyền tự lựa chọnbất cứ Luật sư nào mà mình muốn Nguyên tắc thứ hai là Luật sư phải lựa chọn cho mình vụviệc mà trong đó Luật sư đưa ra được những lời bào chữa vô tư cho khách hàng của mình.Điều này cũng có nghĩa là luật sư không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơxung đột về quyền lợi với các khách hàng khác

2.1.3.1. Luật sư phải đảm bảo tính liêm chính, chính trực trong hành nghề:

Một Luật sư không được trực tiếp hoặc gián tiếp làm bất cứ việc gì làm ảnh hưởngbất lợi hoặc chắc chắn ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và và uy tín của Luật

sư Khi nhận vụ việc Luật sư phải thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ, tráchnhiệm của Luật sư trong việc thực hiện yêu cầu của khách hàng Luật sư không đượcchuyển giao vụ việc mà mình đang đảm nhận cho Luật sư khác hoặc làm thay trừ trườnghợp khách hàng đồng ý hoặc bất khả kháng

Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là Luật sư có thểđem đến cho khách hàng lời khuyên vô tư, không thiên vị, không bị áp lực bởi ảnh hưởng từbên thứ ba, khách hàng phải được lựa chọn Luật sư bằng ý chí tự do của riêng mình và Luật

sư phải không bị áp lực (áp lực tài chính, hoặc áp lực khác) từ một bên thứ ba nào có thểlàm ảnh hưởng tới tính chất của tư vấn cho khách hàng

2.1.3.2. Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý:

Luật sư sẽ từ chối cấp hợp đồng dịch vụ nếu yêu cầu của khách hàng không có căn

cứ Nếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc nếu thực hiệnviệc đó dẫn đến việc Luật sư vi phạm pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thìLuật sư phải từ chối thực hiện yêu cầu của khách hàng

Luật sư phải từ chối đại diện cho khách hàng trong những trường hợp sau:

- Việc chấp nhận hoặc tiếp tục làm đại diện có thể dẫn đến một hành vi vi phạm pháp luậthoặc vi phạm những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp Luật sư

- Nếu Luật sư được yêu cầu tiến hành một vụ kiện chống lại khách hàng cũ.Nếu có chắc chắc xảy ra xung đột về quyền lợi giữa Luật sư và khách hàng hoặc giữa haikhách hàng của Luật sư

- Khi Luật sư không đủ khả năng làm hoặc không đủ thời gian cần thiết cho vụ việc củakhách hàng

Trang 17

Thông thường Luật sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi vụ việc nếu khách hàng yêu cầuLuật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề Luật sư.

Luật sư không nên từ chối nhận yêu cầu của khách hàng chỉ vì lý do là họ không nổitiếng hoặc các vụ kiện của họ không gây được tiếng tăm cho Luật sư hoặc vì phản ứng thùđịch từ quần chúng

Luật sư có quyền lựa chọn và rút lui nếu việc đại diện ảnh hưởng bất lợi đến quyềnlợi của khách hàng Việc rút lui cũng được coi là có cơ sở pháp lý khi khách hàng buộc Luật

sư phải làm một việc mà Luật sư tin rằng phạm pháp hoặc gian dối Luật sư không được ủng

hộ những hành vi như vậy ngay cả khi Luật sư không phải là chủ xướng những hành vi này

Luật sư cũng được phép rút lui nếu các dịch vụ của Luật sư bị lợi dụng ngay cả khiviệc lợi dụng này chỉ gây tổn hại cho khách hàng Luật sư cũng có thể rút lui nếu kháchhàng từ chối tuân theo những điều khoản của bản thoả thuận về đại diện, ví dụ thoả thuận vềthù lao, chi phí Toà án, hoặc thoả thuận hạn chế mục đích của việc đại diện

Ngay cả khi bị khách hàng từ chối một cách vô lý Luật sư vẫn phải đưa ra mọi biệnpháp thích hợp để giảm hậu quả xấu cho khách hàng Luật sư chỉ có thể giữ lại hồ sơ nhưmột vật đảm bảo cho việc thanh toán thù lao trong chừng mực được pháp luật cho phép

Ngược lại khách hàng có quyền từ chối Luật sư bất cứ lúc nào, bất kể có lý do haykhông sau khi đã thanh toán cho các dịch vụ của luật sư

Khi thực hiện nghĩa vụ của mình bất kể với tư cách là cố vấn, tư vấn, đàm phán hoặcbào chữa, Luật sư phải thể hiện một trình độ hoặc kỹ năng nhất định

Một Luật sư không nên hành nghề ở những lĩnh vực mà mình không đủ năng lực,Luật sư phải có lòng tự trọng nghề nghiệp Nghĩa vụ hành động theo đúng chức năng phảicao hơn nỗi sợ về trách nhiệm dân sự và xử phạt về kỷ luật

Luật sư không được xử lý mọt vấn đề pháp lý mà luật sư biết hoặc phải biết rằngmình không đủ khả năng; xử lý một vấn đề pháp lý thiếu sự chuẩn bị đầu đủ trong cáctrường hợp cụ thể

Luật sư phải tuân theo những yêu cầu của khách hàng và phải bàn bạc với kháchhàng về phương pháp xử lý vụ việc Cả khách hàng và Luật sư đều có quyền và nghĩa vụvới mục đích và phương pháp thực hiện Luật sư không được tìm kiếm những mục đíchhoặc sử dụng những phương pháp nếu chỉ vì khách hàng muốn Luật sư làm như vậy

Luật sư không được tư vấn cho khách hàng tham gia hoặc thực hiện những hành vi

mà Luật sư biết là vi phạm hoặc gia trá Tuy nhiên Luật sư có thể thảo luận về hậu quả pháp

lý của hành vi mà khách hàng định thực hiện và có thể tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng xácđịnh hiệu lực pháp lý, phạm vi, phương thức hoặc luật áp dụng

Nếu luật sư biết rằng khách hàng chờ đợi ở luật sư một sự giúp đỡ để làm một việcbất hợp pháp, Luật sư phải nói rõ cho khách hàng giới hạn đạo đức mà nghề luật cho phép

Trang 18

Luật sư có trách nhiệm bảo vệ lợi ích tốt nhất của khách hàng trong khuôn khổ phápluật và đạo đức nghề nghiệp.

Luật sư phải thực hiện nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, hoàn toàn vì lợi íchcủa khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thoả hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành,không được phép đề quyền lợi riêng của Luật sư, quyền lợi của khách hàng hoặc nguyệnvọng của người thứ ba ảnh hưởng đến lòng trung thành của Luật sư đối với khách hàng

Luật sư không được gợi ý để khách hàng tặng quà cho mình hoặc vì lợi ích của mình

để có thể bị ảnh hưởng không đúng mức và mắc mưu khách hàng Luật sư và công ty củaluật sư không được nhận một vụ kiện nếu biết hoặc chắc chắn mình hoặc một luật sư kháctrong công ty có thể được đề nghị làm nhân chứng

Trong quá trình đại diện, nếu khách hàng có hành vi lừa dối người khác hoặc lừa dốiToà án, Luật sư phải yêu cầu khách hàng sửa chữa khuyết điểm này, nếu khách hàng từ chốihoặc không thể sửa chữa được thì Luật sư phải thông báo về việc lừa dối đó với người bị hạihoặc Toà án, trừ khi thông tin đó được bảo vệ như chuyện riêng, chuyện bí mật

Luật sư phải tích cực khẩn trương giải quyết vụ việc của khách hàng và phải thôngbáo về tiến trình công việc để khách hàng có quyết định kịp thời

Thông tin liên lạc với khách hàng là việc làm cần thiết Luật sư phải thường xuyênthông tin cho khách hàng về tình hình của vụ việc và nhanh chóng thực hiện những yêu cầuhợp lý khác của hàng về thông tin và giải thích nội dung vụ việc ở mức cần thiết để kháchhàng đưa ra quyết định thực hiện yêu cầu của mình

Trong những cuộc đàm phán nếu có thời gian Luật sư phải trình bày mọi điều khoảnquan trọng với hác hàng trước khi ký một thoả thuận Trong một vụ kiện Luật sư phải giảithích chiến lược và triển vọng thành công và thường phải bàn bạc với khách hàng trước khi

có những hành động có thể gây ảnh hưởng hoặc ép buộc người khác Mặt khác, thường thìLuật sư không thể mô tả chi tiết về việc xét xử hoặc chiến lược đàm phán

2.1.3.3. Trách nhiệm nghề nghiệp với khách hàng.

Ngoài những trách nhiệm đã thoả thuận có hàng loạt trách nhiệm mà Luật sư phảithực hiện đối với khách hàng của mình khi đại diện cho họ

Luật sư nhận thay mặt khách hàng có nghĩa vụ thực hiện những yêu cầu của kháchhàng một cách thận trọng với một kỹ năng phù hợp Luật sư cũng phải hành động trongkhuôn khổ thầm quyền mà khách hàng trao cho Vì lý do này, Luật sư phải khẳng định chínhxác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc

Luật sư phải giữ bí mật về công việc kinh doanh và các quan hệ của khách hàng Quytắc này cũng áp dụng đoói với các nhân viên của Luật sư Luật sư phải chịu trách nhiệm đốivới hành vi vi phạm những quy định này của các nhân viên của mình

Trang 19

Luật sư phải tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp Ngoài những tráchnhiệm với khách hàng Luật sư còn là một nhân viên của nền tư pháp Luật sư phải thể hiệntrách nhiệm này trước Toà án khi hai trách nhiệm này xung đột với nhau Cụ thể là Luật sưkhi có trách nhiệm phục vụ lợi ích tốt nhất cho khách hàng trong một vụ kiện không bao giờđược lừa dối toà, ví dụ bằng cách giữ lại những chứng cứ bất lợi cho vụ việc của kháchhàng.

2.1.3.4. Chấm dứt hợp đồng dịch vụ.

Một Luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có lý dochính đáng và gửi thông báo đúng lúc việc này cho khách hàng Những lý do chính đáng cóthể là khi yêu cầu của khách hàng dẫn Luật sư tới chỗ vi phạm những quy định đạo đứchoặccó bất đồng lớn giữa họ về lòng tin về sự tín nhiệm

Khi hợp đồng giữa Luật sư và khách hàng kết thúc Luật sư phải trao cho khách hàngtoàn bộ tài liệu và tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc giữ chúng nếu khách hàng yêucầu như vậy và trả tiền lại cho khách hàng

Nếu khách hàng còn nợ tiền Luật sư thì Luật sư có thể giữ lại tài liệu và tài sản củakhách hàng cho tới khi Luật sư được thanh toán đầy đủ Tuy nhiên, Luật sư không thể bánchúng để lấy tiền thù lao

2.2 Phạm vi dịch vụ luật sư cung cấp cho khách hàng được thể hiện bằng hợp

đồng dịch vụ pháp lý

2.2.1. Bản chất giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý:

2.2.1.1. Khái niệm và căn cứ pháp luật:

Giao kết hợp đồng là giai đoạn thiết lập mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể trongquan hệ trao đổi Quy định về đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 386 BLDS 2015) nhằm bảođảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn sử xự của các chủ thểtrong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp

Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ýchí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận

Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý chocác bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiếtlập quan hệ hợp đồng hợp pháp Theo đó, nguyên tắc đầu tiên là tự do giao kết hợp đồngnhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng đượcquyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cảNhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể Tuy nhiên, sự tự do ý chí

Ngày đăng: 17/11/2017, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w