trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được. Người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lĩnh vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi.
Ở Việt Nam hiện nay nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý, cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của Doanh nghiệp, của người dân thì vai trò Luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của Luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.
3.1.2. Khó khăn:
3.1.2.1. Số lượng luật sư còn ít so với dân số, và phát triển, phân bố khôngđồng đều. đồng đều.
Nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay cũng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, do đó cũng thiếu tính trang nghiêm, chưa có đủ điều kiện để tạo ra một nét văn hóa riêng trong nghề Luật sư.
Theo Chiến lược Phát triển nghề luật sư đến năm 2020, hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư/ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 6.250 luật sư và hơn 3000 người tập sự hành nghề luật sư, hoạt động trong gần 2.750 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó, có khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu về kinh doanh, thương mại đầu tư có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, tỷ lệ luật sư nước ta mới ở mức trung bình là 1 luật sư/14.000 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250. Số lượng luật sư ở nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội (1.630 luật sư) và thành phố Hồ Chí Minh (2.880 luật sư). Các địa phương khác số lượng Luật sư chỉ từ 3- 5 người.
Chính điều này dẫn đến việc người dân khó tiếp cận với các dịch vụ pháp lý khi có nhu cầu hoặc phải trả giá quá cao cho các dịch vụ này. Trong nhiều vụ việc người dân không thể nhờ luật sư cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được đảm bảo.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2015 thì người bào chữa có thể là:
+ Luật sư;
+ Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; + Bào chữa viên nhân dân.
Trong số những người tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa nói trên, có thể nói Luật sư là người tham gia có hiệu quả nhất. Song, trên thực tế, Luật sư muốn hoàn thành công việc bào chữa cho khách hàng của mình, tham gia đầy đủ trong các giai đoạn tố tụng đã gặp rất nhiều khó khăn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng tạo ra. Do đó, có nhiều Luật sư phải chọn “con đường phụ” chỉ để được gặp khách hàng của mình. Điều này, đã vi phạm “Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Nhà nước khác” theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư.