Cách ứng xử của luật sư hiện nay

Một phần của tài liệu VẤN đề bảo vệ tốt NHẤT QUYỀN và lợi ÍCH của KHÁCH HÀNG KHI HÀNH NGHỀ LUẬT sư (Trang 31 - 32)

Quy tắc 4 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư quy định: “Thực hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp”. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều Luật sư thực hiện công tác trợ giúp pháp lý không vì mục đích cao cả đó. Mà vì muốn danh tiếng của mình ngày một nổi trội nên đã trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp cũng không thường xuyên, không lịch sự khi tiếp đối tượng được trợ giúp.

Hoạt động của giới luật sư nói chung mới chỉ đóng vai trò như là các hoạt động bổ trợ cho sự quản lý của nhà nước, chứ chưa đóng vai trò như các tổ chức đối trọng tạo ra sự cân bằng xã hội.

- Quan điểm của người Việt Nam rất ngại đụng chạm tới quy trình tố tụng, do đó số lượng người dân tự đi thưa kiện còn ít so với những sự việc xảy ra trong thực tế. Điều này dẫn đến việc Luật sư cũng ít khách hàng, nên khi có khách hàng, giữa các Luật sư thường có tâm lý tranh giành khách hàng của nhau. Đây là một thực tế đáng buồn, làm cho tính đoàn kết của Luật sư và đồng nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn.

- Có nhiều Luật sư vì muốn gỡ tội cho thân chủ của mình, khi phản biện tại phiên tòa luôn khẳng định thân chủ của mình không có tội, dù thân chủ đã phạm những tội nghiêm trọng. Rõ ràng, trong những trường hợp này có thể do trình độ, năng lực yếu kém của Luật sư nên Luật sư đã không nhận thấy thân chủ của mình có tội. Hoặc có nhận thấy rõ thân chủ có tội nhưng vì muốn bảo vệ thân chủ nên phản biện thân chủ không có tội. Trong trường hợp này nếu biết rõ thân chủ phạm tội, là vị trí của người Luật sư nên phản biện sao cho thân chủ của mình được giảm nhẹ tội, chứ không nên khẳng định thân chủ không có tội. Do đó, không phải Luật sư nào cũng “bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của khách hàng”.

- Vì muốn thắng kiện, không ít Luật sư bất chấp đạo đức nghề nghiệp, đã cùng khách hàng thực hiện hành vi bao che tội phạm. Tuy nhiên vấn đề này cũng cần nhìn nhận ở hai góc độ:

+ Tại quy tắc 12 (Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư) quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó…”. Theo đó, Luật sư phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin cho khách hàng.

+ Tại Bộ luật Hình sự 2015 của nước CHXHCN Việt Nam, Điều 19, Khoản 1 quy định về tội Không tố giác tội phạm: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”.

Hai quy định này làm cho Luật sư rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Bộ luật Hình sự không miễn trừ tội che dấu tội phạm cho Luật sư, nếu Luật sư biết những thông tin do khách hàng cung cấp, đi báo cho cơ quan chức năng sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp Luật sư, nếu không khai báo thì vi phạm pháp luật hình sự. Đây là điều khó cho Luật sư trên thực tế

Một phần của tài liệu VẤN đề bảo vệ tốt NHẤT QUYỀN và lợi ÍCH của KHÁCH HÀNG KHI HÀNH NGHỀ LUẬT sư (Trang 31 - 32)