1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội

51 920 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn v...

Trang 1

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

PHÂN VIỆN MIỀN NAM

KHOA LÝ LUẬN & KHOA HỌC CƠ SỞ

BÀI 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA

NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Th.S Bùi Văn Tuyển

Bộ môn: Triết học 0976226944

buituyencn27@gmail.com

Trang 2

Là hệ thống trí thức lý luận của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó

I Triết học là gì

1 Triết học và đối tượng của triết học

Trang 3

II Vấn đề cơ bản của triết học Chủ nghĩa

duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Ph Ăngghen khái quát vấn đề cơ bản của triết học:

Vấn đề cơ bản lớn của triết học là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại ( giữa vật chất và ý thức).

1 Vấn đề cơ bản của triết học

Trang 4

1 Vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: -Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái

nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không

Trang 5

Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học được giải quyết như thế nào?

Hai trường phái triết học đối lập trong lịch sử với hai quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học:

-Chủ nghĩa duy vật: coi vật chất có trước, ý thức

Trang 6

Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết

học được giải quyết như thế nào?

Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?

Trang 9

2 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

II Vấn đề cơ bản của triết học Chủ

nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

* Chủ nghĩa duy vật: Là những người cho rằng vật chất giới tự nhiên là do là cái có trước quyết định ý thức của con người Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của CNDV

Trang 10

CNDV và các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử

Chủ nghĩa duy vật chất phác thời kỳ cổ đại

Đồng nhất vật chất với dạng cụ thể của của vật chất; dựa trên sự quan sát trực tiếp

để đưa ra quan điểm về vật chất, chưa có sự minh chứng của các tri thức khoa học.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Tồn tại nổi trội vào thời kỳ phục hưng và cận đại Chịu ảnh hưởng

mạnh mẽ của tư duy siêu hình, máy móc của cơ học thế kỷ XVII- XVIII Chủ nghĩa duy vật siêu hình xem xét thế giới vật chất như là các bộ phận, các mặt tách rời nhau, không có liên hệ tác động qua lại giữa chúng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

C.Mác và Ph Ăng - ghen sáng lập vào nửa đầu thế kỷ XIX, V.I Lênin phát triển vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và

phương pháp luận biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng là trình độ cao nhất của chủ nghĩa duy vật.

Trang 11

Vai trò của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử

Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại và phát triển gắn với lợi ích của các lực lượng tiến bộ trong xã hội.

Chủ nghĩa duy vật là sự khái quát, đúc kết kinh nghiệm mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, có tác dụng định hướng cho các lực lượng tiên bộ.

Chủ nghĩa duy vật phát triển qua nhiều hình thức lịch sử,

mà hình thức cao nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật trước Mác còn có nhiều hạn chế:

- “Căn bản là máy móc”

- Phi lịch sử, không biện chứng

- Lý giải bản chất con người một cách trừu tượng, không hiểu ý nghĩa của “cách mạng hoạt động thực tiễn”

Trang 12

2 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

II Vấn đề cơ bản của triết học Chủ

nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

* Chủ nghĩa duy tâm: Là những người cho rằng

ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên, học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác

nhau của chủ nghĩa duy tâm

Trang 13

CNDT và các hình thức phát triển

của CNDT trong lịch sử

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Thừa nhận ý thức là tính thứ nhất, phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực Mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp cảm giác của cá nhân, của chủ thể

.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người Thực thể tinh thần khách quan này thường mang tên gọi khác nhau như: ý niệm; tinh thần tuyệt đối; lý tính thế giới

Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo

chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, với sự thừa nhận thượng đế; chúa trời sáng tạo thế giới Tuy nhiên có sự khác nhau đó là, chủ nghĩa duy tâm tôn giáo thì lòng tin là cơ

sở chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo; còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí

Trang 14

Nguồn gốc của CNDT

Về phương diện nhận thức luận

Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hoá một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận

thức mang tính biện chứng của con người Ví dụ: khả năng sáng tạo đặc biệt của tư duy, tính vượt trước của ý thức đối với với hiện thực

.

Về phương diện xã hội

Sự tách rời giữa lao động trí óc với lao động chân tay, và địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của các nhân tố tinh thần Mặt khác, các giai cấp thống trị và lực lượng xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị-xã hội của mình

Trang 15

* Triết học nhị nguyên: vật chất và ý thức song

song tồn tại, không có cái nào có trước, cả hai đều là nguồn gốc tạo nên thế giới, triết học nhị

nguyên có khuynh hướng điều hoà chủ nghĩa

duy vật với chủ nghĩa duy tâm Xét về thực chất, Triết học nhị nguyên thể hiện sự dao động ngả nghiêng, cuối cùng cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm

Trang 16

*Thuyết khả tri; bất khả tri và hoài nghi luận

- Giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản “con người

có nhận thức được thế giới không?”:

+ Thuyết khả tri( Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy vật và duy tâm trả lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới

+Hoài nghi luận xuất hiện từ thời Cổ đại (từ chữ Hy

Lạp skeptikos và skiptomai có nghĩa là tôi thẩm tra)

mà đại biểu là Pirôn (nhà triết học Hy Lạp cổ đại) Họ

là những người đã luận nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt tới chân lý khách quan

Trang 17

III Biện chứng và siêu hình

1 Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình

Trang 23

III Biện chứng và siêu hình

2 Các giai đoạn phát triển cơ bản của

phép biện chứng

Trang 25

Lão tử Heraclit G.V.Ph.Hegen C.Mác và V.I.Lênin

Trang 26

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại:

mang tính chất trực quan, thô sơ, chất phác

kết cấu, thuộc tính của đối tượng

Trang 27

TIÊU BIỂU LÀ NHÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM KHÁCH QUAN G.V HÊGHEN

Do dựa trên nền thế giới quan duy tâm, phép biện chứng cổ điển Đức không thực sự khoa học

Trang 28

Phép biện chứng duy vật là đỉnh cao của sự phát triển phép biện chứng; phản ánh đúng sự liên hệ, vận động, phát triển của thế giới Với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất

Trang 32

a Phương pháp siêu hình b Phương pháp biện chứng

+ Thừa nhận đối tượng ở

trạng thái cô lập, tách rời với các

+ Thừa nhận đối tượng ở

trạng thái tĩnh tại; nếu có biến

đổi thì đấy chỉ là biến đổi về mặt

số lượng, nguyên nhân của mọi

sự biến đổi nằm ngoài đối tượng thái vận động biến đổi có khuynh Thừa nhận đối tượng ở trạng

hướng chung là phát triển, có sự thay đổi về chất, mà nguyên nhân của mọi sự biến đổi ấy là do nguồn gốc bên trong đối tượng Đó là sự đấu tranh của các mặt đối lập

Trang 33

- Phương pháp siêu hình chỉ nhìn

thấy sự vật riêng biệt mà không thấy

mối liên hệ qua lại giữa chúng; chỉ

thấy sự tồn tại mà không thấy quá

trình sự phát sinh và tiêu vong (Về

bản chất là không hiểu được mối

quan

- Phương pháp biện chứng không chỉ thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối quan hệ qua lại giữa chúng, không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và sự tiêu vong của sự vật

hệ giữa vận động và đứng im, hay

đứng im chỉ là một hình thức vận

động đặc biệt)

- Tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa

trên những phản đề tuyệt đối không

thể dung nhau được, họ nói có là có,

không là không Đối với họ, một sự

vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại,

một hiện tượng không thể vừa là

chính nó lại vừa là cái khác, cái

khẳng định và cái phủ định tuyệt đối

bài trừ lẫn nhau, v.v…

- Phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt trong sự phản ánh hiện thực, - Phương pháp biện chứng thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “ hoặc là hoặc là” còn có cái “vừa là vừa là”; đối tượng hay chỉnh thể trong lúc tồn tại là nó thì cũng đồng thời bao hàm sự tồn

Trang 34

Nguồn gốc của phương

pháp siêu hình: Là bắt

nguồn từ việc muốn nhận

thức đối tượng, trước hết

con người phải tách đối

tượng ra khỏi những mối

liên hệ và nhận thức nó ở

trạng thái không biến đổi

trong một không gian và

thời gian xác định Tuy

phương pháp đó là cần thiết

và có tác dụng trong một

phạm vi nhất định, nhưng

thực tế thì hiện thực không

rời rạc và ngưng đọng như

phương pháp này quan

niệm

tại không là nó; cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa gắn bó nhau

Do đó, nó phản ánh hiện thực ngày càng chân thực chính xác, và nó trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới

Trang 35

IV Vai trò của triết học trong lịch sử xã hội

1 Vai trò của thế giới quan và phương pháp

luận của triết học

Trang 36

Diễn đạt cô đọng:

Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.

Diễn đạt đầy đủ:

Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm về thế giới, bao gồm cả những nguyên tắc,

quan điểm, niềm tin, định hướng hoạt động của con người (cá

nhân, giai cấp, dân tộc,v.v

Thế giới quan là gì?

Trang 37

Cấu trúc của thế giới quan ?

-Tri thức: gồm những hiểu biết của con người về thế giới (Tri thức kinh nghiệm, tri thức lý luận)

- Niềm tin: (Niềm tin mù quáng, niềm tin dựa trên cơ sởkhoa học

- Lý tưởng: Hoài bão, thôi thúc con người vươn tới

Triết học là hạt nhân của thế giới quan, quyết định mọi bộ phận còn lại của thế giới quan

Trang 38

- Tồn tại trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình Những tri thức này cùng với niềm tin vào nó dần dần hình thành nên thế giới quan

- Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người Thế giới quan như một “thấu kính” qua đó con người xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó

Vai trò của thế giới quan

Trang 39

- Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí

quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng nhất định

- Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận

của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại Đó là chức năng thế giới quan của triết học

Trang 40

-> Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ

sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau Chính vì vậy chúng đóng vai trò là nền tảng thế giới quan của các hệ tư tưởng đối lập Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau

Trang 41

Do vậy:

+ Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho con người sáng tạo trong hoạt động

+ Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động + Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan

Trang 42

- Hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn, nhằm thực hiện mục đích

- Bất kỳ phương pháp nào cũng là sự thống

nhất giữa khách quan và chủ quan (Chủ thể

lựa chọn PP này hay PP khác; nội dung PP là kết quả khái quát được rút ra từ đối tượng nghiên cứu; PP bắt nguồn từ thực tiễn; PP không có sẵn và cũng không bất biến)

- Phương pháp có 2 loại: PP nhận thức và

PP hoạt động.

Phương pháp là gì?

Trang 43

Diễn đạt cô đọng:

phương pháp, là khoa học về phương pháp

Diễn đạt đầy đủ:

quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cụ thể, cũng như phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp một cách hợp lý, hiệu quả.

Phương pháp luận là gì?

Trang 44

Triết học thực hiện chức năng phương pháp

luận chung nhất

+ Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và vai trò con người trong thế giới, nghiên cứu các qui luật chung nhất chi phối

cả tự nhiên, xã hội và tư duy

+ Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp

Việc nghiên cứu triết học giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nên năng động sáng tạo trong hoạt động phù hợp với xu thế phát triển chung

Trang 45

IV Vai trò của triết học trong lịch sử xã hội 2.Vai trò của triết học Mác – Lênin

Trang 46

- Ngày nay chúng ta đang sống trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ Nhưng Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “ Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” và “ tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người

ta có mà thôi Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó cho tới nay, không có cách nào khác là nghiên cứu toàn bộ triết học trước”

Triết học Mác – Lênin với sự phát triển khoa học

Trang 47

- Kiên định thế giới quan và phương pháp luận khoa học

là nhân tố quan trọng cho sự phát triển khoa học Đứng vững trên lập trường duy vật và phương pháp tư duy biện chứng, các khoa học có thể vượt qua giới hạn của nhận thức cũ để đi tới những nhận thức mới với nhiều thành tựu.

Triết học Mác – Lênin với sự phát triển khoa học

Trang 48

- Triết học Mác – Lênin đã trở thành “ công cụ nhận thức vĩ đại”

- Trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho

sự phát triển của khoa học.

- Đứng trước những thành tựu và phát hiện mới mẻ của khoa học triết học Mác – Lênin giúp cho con người ta có được những phương hướng tốt để họ không đi vào sai lầm như trong lịch sử trước đó.

Triết học Mác – Lênin với sự phát triển khoa học

Trang 49

• Với quan niệm lịch sử và bằng phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: Tính tất yếu của sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một

xã hội mới đó là xã hội xã hội chủ nghĩa, bởi vì nó tuân theo sự phát triển của quy luật khách quan Đó là chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những tiền đề cơ bản cho sự thay đổi nó bằng một xã hội mới.

Triết học Mác – Lênin với nhận thức xã hội trong thế giới ngày nay

Phép biện chứng mác xít với nhận thức chủ nghĩa Tư bản hiện đại

Ngày đăng: 17/11/2017, 01:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w