MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 2 1. Khái niệm chính quyền địa phương tại Việt Nam 2 2. Các cấp chính quyền địa phương Việt Nam 3 2.1. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh 3 2.2. Ủy ban Nhân dân cấp huyện 3 2.3. Ủy ban Nhân dân cấp xã 4 CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5 1. Giới thiệu chung về Phường Chương Dương: 5 1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên 5 1.2. Dân cư 5 1.3. Kinh tế văn hoá – xã hội 5 1.4. Cơ sở hạ tầng 5 2. Về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương Phường Chương Dương 5 2.1 . Ủy ban nhân dân phường Chương Dương 5 2.2 Hội đồng nhân dân phường Chương Dương 12 3. Hoạt động của chính quyền địa phương phường Chương Dương 16 3.1. Hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân 16 3.2. Ủy ban nhân dân 23 CHƯƠNG III: HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HƠN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG 27 1.Hạn chế 27 2.Giải pháp 27 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS Tạ Quang Ngọc đã tận tình giảngdạy và hướng dẫn để em có thể thu thập được đầy đủ những kiến thức cầnthiết, hoàn thành môn học này và hoàn thành được bài tiểu luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của cá nhântôi, những số liệu trong tiểu luận được tôi thu thập từ nhiều nguồn và có tríchdẫn tại phần danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 2
1 Khái niệm chính quyền địa phương tại Việt Nam 2
2 Các cấp chính quyền địa phương Việt Nam 3
2.1 Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh 3
2.2 Ủy ban Nhân dân cấp huyện 3
2.3 Ủy ban Nhân dân cấp xã 4
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5
1 Giới thiệu chung về Phường Chương Dương: 5
1.1 Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên 5
1.2 Dân cư 5
1.3 Kinh tế - văn hoá – xã hội 5
1.4 Cơ sở hạ tầng 5
2 Về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương Phường Chương Dương 5
2.1 Ủy ban nhân dân phường Chương Dương 5
2.2 Hội đồng nhân dân phường Chương Dương 12
3 Hoạt động của chính quyền địa phương phường Chương Dương 16
3.1 Hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân 16
3.2 Ủy ban nhân dân 23
Trang 4CHƯƠNG III: HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HƠN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG 27
1.Hạn chế 27
2.Giải pháp 27
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “chính quyền địa phương” thường được hiểu là những đơn
vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gianthấp và thấp nhất Ở một số nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địaphương đã có quyền tự trị từ rất lâu trước khi các quốc gia đó được thành lậpvới cơ cấu tổ chức chính quyền như hiện nay và do đó, không cần sự phân cấpthẩm quyền từ cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị này Tại một số nước
có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực củamình theo nguyên tắc quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyềnTrung ương trực tiếp ủy nhiệm, và cấp trung ương có thể bãi bỏ việc ủynhiệm đó Tại một số nước thuộc hệ thống đơn nhất khác, chính quyền địahoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung, và trên nguyên tắc được phépthực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền Trung ương
Khác với tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phươngcủa Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thốngnhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địaphương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ
sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằmquản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắctập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợiích chung của cả nước
Với nội dung tiểu luận “Tìm hiểu hoạt động của Ủy ban nhân dânphường Chương Dương - Thành phố Hà Nội”, em mong muốn góp phần làm
rõ hơn về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương tại Việt nam
Trang 6CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
1 Khái niệm chính quyền địa phương tại Việt Nam
Khái niêm chung
Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh từ khái niệm
hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương Khái niệm này được sử dụngkhá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước Là một khái niệmđược sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sốngthực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào địnhnghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mốiquan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành Xuất phát từgóc độ nghiên cứu lý luận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đềnghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3quan niệm như sau:
Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương (Uỷ ban nhân dân)
Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhànước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhândân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp)
Trang 72 Các cấp chính quyền địa phương Việt Nam
2.1 Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trựcthuộc Trung ương Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên,gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác.Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và
ủy viên thư ký
Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch Ủy banNhân dân Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết địnhbằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu
2.2 Ủy ban Nhân dân cấp huyện
Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phốtrực thuộc tỉnh, thị xã Ủy ban Nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên,gồm Chủ tịch, 2-3 Phó Chủ tịch và các ủy viên Thường trực Ủy ban Nhândân cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký Ngườiđứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, trêndanh nghĩa là do Hội đồng Nhân dân huyện sở tại lựa chọn Thông thường,Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Huyện ủy Các cơ quan giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông thường gồm các phòng, ban trực thuộc: Văn phòng UBND, Phòng Tài chính
Kế hoạch, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa -Thông tin, Phòng Dân tộc, Phòng Y tế, Thanh tra huyện, Phòng Nội vụ,Phòng Văn hóa - thông tin, Phòng Nội vụ, Ban Quản lý các Dự án đầu tư vàXây dựng cơ bản Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục Thuế,Chi cục Thống kê, Huyện đội, Công an huyện, v.v không phải là cơ quan
Trang 8-của chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan -của chính quyền Trungương đặt tại huyện (đứng chân trên địa bàn huyện)
2.3 Ủy ban Nhân dân cấp xã
Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phường
Ủy ban Nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dânnhất ở Việt Nam Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủtịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an Người đứng đầu
Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do do Hội đồng Nhândân của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín Thôngthường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn hay phường sẽ đồng thời làmột Phó Bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay phường đó Ủy ban Nhân dâncấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách và không chuyên trách
Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã có các công chức; Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng -Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
Trang 9PHƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1 Giới thiệu chung về Phường Chương Dương
1.1 Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên
Phường Chương Dương nằm trong quận Hoàn Kiếm thuộc nội thànhthành phố Hà Nội Diện tích 1,03 km2
1.2 Dân cư
Phường có 1198 hộ, có 20508 người, số lao động trong độ tuổi 16967người; khu vực dân cư được bố trí hợp lý, có 9/9 khối phố Tôn giáo có 11 hộtheo đạo thiên chúa với 40 người
1.3 Kinh tế - văn hoá – xã hội
Văn hoá – xã hội: phát triển đều trên các mặt, 9/9 khối phố đạt danhhiệu văn hoá cấp Thành phố, 4 đơn vị công sở đạt đơn vị văn hoá, tỷ lệ giađình đạt văn hoá hàng năm là 90% trở lên
1.4 Cơ sở hạ tầng
Về công tác quản lý đô thị đã đi vào nề nếp
Về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng: đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinhhoạt cho nhân dân như: điện, đường, trường, trạm, hội quán Hiện nay đangtừng bước tu bổ các công trình đã bị hư hỏng, làm tiếp các tuyến đường giaothông ở các khu dân cư
2 Về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương Phường Chương Dương
2.1 Ủy ban nhân dân phường Chương Dương
2.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việccủa Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình và cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về
Trang 10hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Phường và trước cơquan nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy bannhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
-Triệu tập và chủ tạo các phiên họp của Ủy ban nhân dân
-Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất,khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy , nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự vàbáo cáo Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
-Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.-Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các bộ phận chuyên môn, cácTrưởng khu vực thuộc UBND phường, trong việc thực hiện Hiến pháp, Phápluật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND vàQuyết định UBND phường
-Đình chỉ, điều động công tác, khen thưởng kỷ luật cán bộ, viên chứcthuộc quyền theo sự phân cấp quản lý Thực hiện việc đánh giá cán bộ, côngchức hàng năm theo qui định
-Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật củaUBND phường và các kết quả giải quyết sai trái của bộ phận chuyên môn
-Xem xét và duyệt chi các khoản chi thường xuyên, đột xuất củaUBND cũng như của các đoàn thể theo Nghị quyết của HĐND và theo quiđịnh của Pháp luật
-Trong trường hợp đột xuất, phải vắng mặt trong thời gian 7 ngày trởlêm, Chủ tịch UBND phường phải ủy quyền cho Phó chủ tịch UBND hoặcthành viên UBND phường giải quyết một phần hoặc toàn bộ công việc củaChủ tịch UBND phường Nội dung ủy quyền phải được thể hiện cụ thể bằngvăn bản
Trang 112.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách văn hóa xã hội
Chủ tịch UBND phường ủy quyền Phó chủ tịch UBND phường phụtrách Văn hóa xã hội trực tiếp phụ trách các bộ phận, lĩnh vực như: Giáo dục,
Y tế, xã hộ – Thương binh xã hội, VHTT - TDTT - Đài truyền thanh - Nhàvăn hóa và các lĩnh vực xã hội khác như: Quản lý khối Văn phòng UBND, bộphận cải cách hành chính “một cửa” liên thông, quản lý đối tượng dân số - kếhoạch hóa gia đình, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, tổ công tác Tôn giáo, xóađói giảm nghèo, khuyến học, Phổ cập giáo dục, và chịu trách nhiệm cánhân khi giải quyết các công việc được ủy quyền
Với vai trò giúp việc cho Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịchUBND, Phó chủ tịch UBND phụ trách văn hóa xã hội có những nhiệm vụquyền hạn sau:
1 Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của các bộphận thuộc lĩnh vực được ủy quyền
2 Giúp Chủ tịch UBND phường theo dõi và điều hành các hoạt độnghàng ngày của Văn phòng UBND như: Tiếp dân, giải quyết hồ sơ hành chínhcủa nhân dân (trừ những hồ sơ liên quan đến lĩnh vực địa chính, ngân sách)
Đôn đốc các ngành, khu vực, các Ban chỉ đạo, các Đội liên ngành thựchiện Nghị quyết của HĐND phường, các văn bản Pháp luật của UBNDphường và các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên Đề xuất Chủ tịch UBNDgiải quyết các vấn đề về tổ chức cán bộ
3 Thay mặt Chủ tịch UBND phường giải quyết các vấn đề phát sinhthuộc lĩnh vực được phân công, chủ động xử lý và chịu trách nhiệm trướcChủ tịch UBND phường về kết quả xử lý công việc Lập kế hoạch chi kinhphí hoạt động thường xuyên, đột xuất của Khối với mức chi theo qui định củaPháp luật trình Chủ tịch UBND phê duyệt
Trang 124 Trong trường hợp Chủ tịch UBND phường vắng mặt, nếu có ủyquyền cụ thể, thì Phó chủ tịch UBND phường được quyền giải quyết toàn bộnhững vấn đề thuộc nội dung ủy quyền Đồng thời chủ trì các phiên hợp củaUBND phường Sau đó báo cáo kết quả giải quyết cho Chủ tịch UBNDphường và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết đó.
2.1.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách Khối quản lý đô thị
Chủ tịch UBND phường ủy quyền Phó chủ tịch phụ trách khối quản lý
đô thị và chịu trách nhiệm cá nhân khi gải quyết các công việc thuộc lĩnh vựcđược giao như: Địa chính xây dựng - môi trường - Quản lý đô thị - Kiến thiết
đô thị, kiểm tra đề xuất xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, đội tìnhnguyện xã hội, công tác PCCC - PCLB và Công đoàn phường
Với vai trò giúp việc cho Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịchUBND, Phó chủ tịch UBND phụ trách khối quản lý đô thị có những nhiệm
và cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên Đề xuất Chủ tịch giải quyết các vấn đề
về tổ chức cán bộ
3 Thay mặt Chủ tịch phường giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnhvực được phân công, chủ động xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịchUBND phường về kết quả xử lý công việc Lập kế hoạch chi kinh phí hoạt
Trang 13động thường xuyên, đột xuất của khối với mức chi theo qui định của Phápluật, trình Chủ tịch UBND phường phê duyệt.
4 Trong trường hợp Chủ tịch UBND phường vắng mặt, nếu có ủyquyền cụ thể, thì Phó Chủ tịch UBND phường được quyền giải quyết toàn bộnhững vấn đề thuộc nội dung được ủy quyền Đồng thời chủ trì các phiên họpcủa UBND phường, sau đó báo cáo kết quả giải quyết cho Chủ tịch UBNDphường và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết đó
2.1.4 Văn phòng UBND có nhiệm vụ tổ chức điều phối các hoạt động thường xuyên của UBND phường; tham mưu và giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND phường
1 Giúp Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường nắm toàn bộ tình hìnhhoạt động của UBND về lĩnh vực kinh tế - xã hội, Quốc phòng an ninh, khuvực và các ngành chuyên môn
2 Đề xuất các biện pháp cải tiến lề lối làm việc và cải cách hành chínhcủa địa phương
3 Lập và trình Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch phường thông qua cácchương trình công tác, các dự thảo báo cáo của UBND phường Theo dõi vàđịnh kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện quy chế cho UBNDphường
4 Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của HĐND và UBNDphường theo đúng nội dung, thể thức được qui định Tổ chức việc thông báo,truyền đạt và theo dõi việc thực hiện các văn bản của cơ quan quản lý Nhànước cấp trên của UBND phường đối với các ngành, khu vực trong phường.Đảm bảo tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định
5 Giúp Chủ tịch, Phó CT.UBND phường thực hiện tốt mối quan hệgiữa UBND phường với Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban Mặt trận tổquốc, các đoàn thể trong phường và với UBND quận
Trang 142.1.5 Các Ủy viên của Ủy ban nhân dân phường Chương Dương a)Ủy viên phụ trách quân sự
Chỉ huy trưởng chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của Uỷban nhân dân cấp phường; cùng với Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấpphường làm tham mưu cho cấp ủy Đảng và Uỷ ban nhân dân cấp phường thựchiện công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân tự vệ; chủtrì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,quân sự địa phương theo chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên,nghị quyết của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và chỉ thị, kế hoạch của Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp phường; đồng thời trực tiếp tổ chức, xây dựng, huấnluyện và hoạt động của lực lượng dân quân góp phần giữ gìn an ninh chínhtrị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống;đăng ký và quản lý lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, nam côngdân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ và thực hiện công tác tuyển chọn và gọinam công dân nhập ngũ hằng năm
b)Ủy viên phụ trách công an
Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng công an phường Chương Dương :Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường, đề xuất vớicấp uỷ đảng, UBND cùng cấp và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kếhoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiệnchủ trương, kế hoạch, biện pháp đó Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàndân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách,pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơquan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, antoàn xã hội trên địa bàn phường theo thẩm quyền Tham mưu cho UBNDphường và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục cácđối tượng phải chấp hành phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết
Trang 15án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn phường; quản lý ngườiđược đặc xá, người sau cai nghiện ma tuý và người chấp hành xong hình phạt
tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa,phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của phápluật; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bànphường Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minhnhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗtrợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý về an ninh, trật tự đốivới ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn phường theo phân cấp
và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an
Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu viphạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường; kiểmtra người, đồ vật, giấy tờ tuỳ thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành
vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường
và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khaingười bị hại, người biết vụ việc, thu giữ bảo quản vật chứng theo quy địnhcủa pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tàiliệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩmquyền xác minh, xử lý vụ việc Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người
có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn phường, dẫn giảingười bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp Xử lý vi phạm hànhchính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối vớingười vi phạm pháp luật trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật vàhướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an
Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũtrang nhân dân, luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an
Trang 16ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọngkhác Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổchức và nghiệp vụ Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.(Căn cứ pháp lý : Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008, và Chương 2 thông tư12/2010/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã2008)
- Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việcchuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành,Ban Thường
vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạtđộng và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnhđạo toàn diện đốivới các tổ chức trong hệ thống chính trị ở phường
- Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết củacấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng uỷ
2.2 Hội đồng nhân dân phường Chương Dương
2.2.1.Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường Chương Dương
a) Thường trực Hội đồng nhân dân
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân
Trang 17Thường trực Hội đồng nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.Thường trực Hội đồng nhân dân Phường gồm Chủ tịch, Phó chủ tịchHội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời làthành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp
Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Phường phảiđược Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt
Thường trực Hội đồng nhân dân Phường có những nhiệm vụ và quyềnhạn sau đây:
- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với
Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
- Đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhànước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương;
- Giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấncủa đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân;
- Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị,khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đểbáo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
- Trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức
vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhândân;
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhândân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaBan thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân Phường lên Hội đồng