1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu tình dục trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (tt)

18 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 331,49 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THANH BÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC C

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC

VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG

TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC

VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG

TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thu Hiền

Hà Nội - 2016

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG Error! Bookmark not defined Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC Error! Bookmark not defined 1.1 Lý thuyết diễn ngôn Error! Bookmark not defined 1.2 Đặc trưng của thể loại truyền kỳ Error! Bookmark not defined

1.3 Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục Error! Bookmark not defined

1.3.1 Tác giả Nguyễn Dữ Error! Bookmark not defined 1.3.2 Truyền kỳ mạn lục Error! Bookmark not defined Chương 2: TỪ DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC ĐẾN DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ Error! Bookmark not defined

2.1 Diễn ngôn đạo đức trong Truyền kỳ mạn lục Error! Bookmark not defined 2.1.1.Kỳ thị nữ sắc, điều tiết bản năng Error! Bookmark not defined 2.1.2 Cảnh tỉnh thói tham lam Error! Bookmark not defined 2.1.3 Cảnh tỉnh thói ghen tuông mù quáng Error! Bookmark not defined 2.1.4 Trọn đạo hiếu trung, hành xử cẩn trọng Error! Bookmark not defined

2.1.5 Sự chung thuỷ, đức hy sinh của người phụ nữ trong mối quan hệ vợ

chồng Error! Bookmark not defined 2.1.6 Nhân quả báo ứng (của những yêu ma nhiễu dânError! Bookmark not defined

2.2 Diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền kỳ mạn lục.Error! Bookmark not defined

2.2.1.Yếu tố tính dục trong các câu chuyện tìnhError! Bookmark not defined 2.2.2 Tình yêu tự do nam nữ không chịu ràng buộc ở lễ giáo phong kiến Error! Bookmark not defined

2.3 Sự vận động của diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu trong Truyền kỳ

mạn lục Error! Bookmark not defined

Trang 4

Chương 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN NGÔN ĐẠO ĐỨC VÀ DIỄN NGÔN TÌNH YÊU/ TÌNH DỤC TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT Error! Bookmark not defined 3.1 Hệ thống nhân vật chính trong các câu chuyện tình yêu.Error! Bookmark not defined

3.1.1 Nhân vật nam giới: Error! Bookmark not defined 3.1.2 Nhân vật nữ giới: Error! Bookmark not defined 3.2 Mối quan hệ giữa tự sự- trữ tình và chính luận.Error! Bookmark not defined

3.2.1 Phương thức tự sự trong Truyền kỳ mạn lục.Error! Bookmark not defined

3.2.2 Phương thức kết hợp trữ tình với tự sự trong Truyền kỳ mạn lục: Error!

Bookmark not defined

3.2.3.Màu sắc chính luận trong Truyền kỳ mạn lục.Error! Bookmark not defined

3.2.4 Mối quan hệ giữa tự sự, trữ tình và chính luận.Error! Bookmark not defined

3.3 Mối quan hệ giữa yếu tố kỳ- thực Error! Bookmark not defined 3.3.1 Yếu tố “kỳ” Error! Bookmark not defined 3.3.2 Yếu tố thực: Error! Bookmark not defined 3.3.3 Yếu tố kỳ- thực có mối liên hệ chặt chẽ Error! Bookmark not defined 3.4 Ngôn từ đậm màu sắc tính dục Error! Bookmark not defined 3.4.1.Lời của các nhân vật ma nữ, yêu hoa Error! Bookmark not defined 3.4.2 Những bài thơ đậm màu sắc nhục dục Error! Bookmark not defined PHẦN KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 6

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm có vị trí quan trọng trong tiến

trình phát triển của văn xuôi trung đại Việt Nam Trong cuốn Văn xuôi tự sự thời

trung đại, tác giả Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Nguyễn Dữ là người đầu tiên dùng

thuật ngữ “Truyền kỳ” đặt tên cho tác phẩm của mình Có thể nói ông là cha đẻ của loại hình truyền kỳ Việt Nam”.Tác phẩm được đánh giá là một viên ngọc lung linh của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại Hơn thế nữa, Truyền kỳ mạn lục được coi là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam thời trung đại Tác phẩm cho thấy sự trưởng thành của văn xuôi trung đại từ văn xuôi mang nặng tính chức năng sang văn xuôi giàu tính nghệ thuật (Văn học chức năng: “văn dĩ tải đạo”, “thi

dĩ ngôn chí” - văn chương có thể tác động làm thay đổi cá nhân, giáo hóa cá nhân) Đây là giai đoạn văn, sử, triết bất phân; bản chất của quá trình sáng tạo văn học không phải là hành trình đi tìm cái mới, sáng tạo ra hình thức để tái hiện thực tế…

mà là sự thể nghiệm về đạo, hướng về đạo và đề cao đạo lí Tác phẩm cho thấy bước chuyển mình thoát khỏi những ảnh hưởng đậm nét của văn học dân gian và văn xuôi lịch sử để chuyển sang văn xuôi tự sự

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm có sức hấp dẫn lạ kỳ Ngay từ thế kỷ XVI, tác phẩm

đã được Nguyễn Thế Nghi dịch sang chữ Nôm để độc giả có thể thuận tiện trong việc tìm đọc Đây là tác phẩm được Vũ Khâm Lân ngợi ca là “Thiên cổ kỳ bút”

Truyền kỳ mạn lục cũng trở thành đối tượng nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn đối với

các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản Những khuôn mẫu đạo đức vốn được coi là “khuôn vàng thước ngọc” của xã hội phong kiến được đặt bên cạnh luồng tư tưởng mới mang theo khát khao bản năng của con người Vấn đề tình yêu tự do không chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, vấn

đề tình dục trong tình yêu được đề cập đến Ông đang bảo vệ cho hệ thống tư tưởng Nho gia hay đang đồng tình với khát vọng yêu đương cháy bỏng - đó có lẽ là câu

hỏi mà nhiều người muốn tìm lời giải đáp Có khá nhiều nghiên cứu về Truyền kỳ

mạn lục và không ít những ý kiến trái chiều; cũng có rất nhiều cách tiếp cận tác

phẩm này dưới những góc độ khác nhau Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài:

Trang 7

2

Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục cho luận văn

của mình nhằm hy vọng đem đến một góc nhìn mới cho việc nghiên cứu một tác phẩm đã được đào xới quá nhiều của văn học trung đại

2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là một tác phẩm có sức hấp dẫn, được coi là “Thiên cổ

kỳ bút” Khi nghiên cứu tác phẩm này, chúng tôi muốn tìm hiểu một phương diện quan trọng trong tư tưởng Nguyễn Dữ qua mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và

diễn ngôn tình yêu/ tình dục trong Truyền kỳ mạn lục Chúng tôi cũng muốn xem

xét mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/ tình dục đã được thể hiện như thế nào trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi hy vọng luận văn của mình sẽ hữu ích đối với những người yêu thích tác phẩm này và muốn tìm hiểu về tác giả Nguyễn Dữ Đặc biệt hơn, luận văn sẽ giúp chúng ta có cách lí giải thấu đáo về sự mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Dữ Đồng thời, luận văn giúp chúng ta thấy rõ tư tưởng tiến

bộ vượt thời đại của ông trong quan điểm về tình yêu, về hạnh phúc trần thế

3 Lịch sử vấn đề

Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có sức hút kỳ lạ với các nhà nghiên cứu

Có khá nhiều nghiên cứu tâm huyết về Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ của các

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thật chú ý

đến mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu trong Truyền kỳ mạn

lục Bởi vậy, luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ này

Trong bài viết: : Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết

bằng chữ Hán[47], Bùi Duy Tân có những nhận định, đánh giá đặc biệt về chuyện tình yêu giữa người với hồn ma, yêu hoa Theo quan điểm của ông, những câu chuyện tình giữa người và ma là những chuyện tình được miêu tả “trái với đạo lí Nho gia” [47, tr.518] Thậm chí tình yêu tự do, không bị ràng buộc của lễ giáo phong kiến ở Hà Nhân với Đào, Liễu; Nhị Khanh với Trình Trung Ngộ là “xa lạ với

Trang 8

3

quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân, trong văn nghệ dân gian” [47, tr 519] Mặc dù vậy, Bùi Duy Tân vẫn khẳng định tư

tưởng nhân đạo của Nguyễn Dữ thể hiện trong Truyền kỳ mạn lục, nhất là những

câu chuyện về tình yêu bởi Nguyễn Dữ bày tỏ thái độ cảm thông với những khao khát yêu đương trần thế ở các nhân vật, Nguyễn Dữ trân trọng sự si tình, hết mình

vì người mình yêu ở nhân vật của mình (không phân biệt người hay ma) Với phần lời bình ở cuối truyện, Bùi Duy Tân chỉ ra sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn

Dữ vì phần lời bình xuất phát từ “thái độ bảo thủ của Nho giáo” Đáng tiếc là mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Dữ chưa được Bùi Duy Tân khai thác một cách chuyên sâu để lí giải một cách thỏa đáng căn nguyên cũng như đưa đến kết luận cuối cùng là Nguyễn Dữ có thực sự mang “thái độ bảo thủ của Nho giáo” hay không

Kawamoto Kunyé: Những vấn đề khác nhau liên quan đến TKML (Lịch sử

sáng tác, xuất bản và nghiên cứu theo cái nhìn văn học so sánh) [26] Bài viết của Kawamoto Kunyé (Đại học tổng hợp Nhật Bản) quan tâm đến việc đánh giá tác phẩm dưới góc độ một tác phẩm viết lại theo mô hình thể loại, phong cách, đề tài và

môtip của Tiễn đăng tân thoại Đây là bài tham luận có quan điểm khác với các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng, Truyền kỳ

mạn lục quả có những điểm tương đồng về nội dung tư tưởng và nghệ thuật so với Tiễn đăng tân thoại, nhưng không phải là một tác phẩm mô phỏng lại Tiễn đăng tân thoại

Trần Thị Băng Thanh khi viết lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục đã có cái nhìn

nhân bản khi nhận định về số phận các nhân vật và cách kết thúc truyện Nếu như Bùi Duy Tân cho rằng những câu chuyện tình giữa người và ma là những chuyện tình được miêu tả “trái với đạo lí Nho gia” thì Trần Thị Băng Thanh lại bày tỏ sự cảm thông với những nhân vật nữ giới dù là chuyện tình yêu của họ có đi ngược lại

lễ giáo phong kiến: “Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này Dưới ngòi bút của ông, họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần,

Trang 9

4

giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm Đến cả loại nhân vật

“phản biện” như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên thụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và “Yêu quái ở Xương Giang” cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì “nghiệp oan” mà đến nỗi trở thành ma quái Họ đáng bị trách phạt, nhưng cũng đáng thương” Lời tựa này giúp người đọc trút bỏ bớt cái nhìn khắt khe đối với những nhân vật xưa này bị xa lánh như ma nữ Tuy nhiên, lời tựa mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giả với cái nhìn đầy nhân bản chứ chưa chuyên sâu nghiên cứu về cuộc đời của các nhân vật để các nhân vật nữ thực

sự chiếm được sự cảm thông của người đọc

Trần Ích Nguyên (Đài Loan) đã có một công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và công

phu: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục [41] Trong bài

viết này, tác giả đã đi sâu khai thác, tìm hiểu sự đón nhận Tiễn đăng tân thoại ở

Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh

Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục Không chỉ cung cấp những thông tin hữu

ích về tác giả Cù Hựu, Trần Ích Nguyên còn cho bạn đọc thấy được những tìm hiểu rất nghiêm túc khi nói về Nguyễn Dữ Hơn thế nữa, trong bài viết của mình, Trần Ích Nguyên luôn đưa ra sự đối sánh về nguồn gốc, nội dung tư tưởng và nghệ thuật của hai tác phẩm sau đó chốt lại bài viết bằng những nhận định khách quan mang

tính phát hiện Truyền kỳ mạn lục được coi là tác phẩm phóng tác từ Tiễn đăng tân

thoại, tuy nhiên sự vay mượn chủ yếu là trên phương diện cốt truyện Đối với tác

giả bài viết thì: “Tóm lại, việc lấy tài liệu của bất kỳ một tác phẩm văn học nào đều

có thể là từ nhiều nguồn Chỉ cần các tác giả không thỏa mãn với việc mô phỏng, thì

dù có tiếp thu ảnh hưởng của nước mình hay nước ngoài thì cũng chẳng làm tổn hại

gì đến tính sáng tạo độc đáo” [41, tr 215] Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu hấp dẫn

độc giả không chỉ bởi triết lí nhân sinh gửi gắm qua các câu chuyện mà còn bởi sự hấp dẫn, li kì và độ căng của các tình tiết do yếu tố kỳ ảo tạo nên Trong khi đó

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ không chỉ là tác phẩm để thỏa mãn tính hiếu kỳ

của người đọc mà còn gửi gắm triết lí nhân sinh và tỏ bày thái độ chính trị - xã hội

Đặc biệt, khác với Tiễn Đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục đều có phần lời bình của

Trang 10

5

tác giả ở cuối mỗi truyện - một đoạn văn nghị luận ngắn (Trừ Cuộc nói chuyện thơ

ở Kim Hoa) Phần lời bình này thể hiện quan điểm của người viết và có mục đích

thuyết giáo Việc so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục của Trần Ích

Nguyên giúp ta có cái nhìn tổng quát giữa hai tác phẩm này để nhận ra điểm tương đồng và sự sáng tạo riêng của từng tác giả Tuy nhiên, bài viết chỉ chú trọng nhiều đến việc so sánh hai tác phẩm mà không đi sâu nghiên cứu về đặc sắc trong một

khía cạnh cụ thể của Tiễn đăng tân thoại hay Truyền kỳ mạn lục

Nguyễn Phạm Hùng Với Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ

mạn lục của Nguyễn Dữ Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến rất nhiều vấn đề

của tác phẩm và giúp người đọc hiểu thêm khuynh hướng, tư tưởng, nghệ thuật của

nhà văn Nguyễn Dữ Không chỉ thế, nghiên cứu này còn cho thấy vị trí của Truyền

kỳ mạn lục đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc Tuy nhiên, để tìm hiểu một

cách kỹ lưỡng về sự mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Dữ thì bài viết của Nguyễn Phạm Hùng chưa đề cập tới một cách sâu sắc

Bài viết Vài nét về truyện truyền kỳ Việt Nam [36], Nguyễn Đăng Na đã bàn

nhiều về vấn đề nhân đạo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Theo quan điểm

của Nguyễn đăng Na, những câu chuyện tình táo bạo đậm màu sắc tính dục, vượt ra khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến cũng là một cách mà Nguyễn Dữ làm một cuộc thử nghiệm Nguyễn Dữ để nhân vật của mình tự do phóng khoáng mà yêu đương; nồng nhiệt, đắm say mà thỏa mãn khát khao tình dục bởi dẫu sao thì kết cục của họ cũng đều bi đát Phải chăng sinh ra làm người phụ nữ là đã gánh lấy sự thiệt thòi vì “Sống đạo đức tử tế đều bị chết oan Vậy hãy hành động theo ham muốn của tình dục, theo tiếng gọi của trái tim Nguyễn Dữ làm cuộc thử nghiệm ngược lại: cho một số nhân vật phụ nữ sống tự do Tác giả cho Nhị Khanh (Cây gạo) sống một cách “thoải mái”, vượt vòng cương tỏa, chạy theo tình dục”[36] Theo lời Nhị Khanh thì cuộc đời chẳng qua là một giấc chiêm bao ngắn ngủi, trời cho sống ngày nào thì nên tìm lấy những thú vui kẻo hoài phí một thời xuân tươi tốt Dẫu có chính chuyên như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu hay tần tảo, hy sinh như Vũ Nương thì kết cục vẫn ôm hận mà chết Vậy sao

Ngày đăng: 16/11/2017, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w