1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ (PHẦN 1)

21 847 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 623,82 KB
File đính kèm Tailieutap.rar (563 KB)

Nội dung

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ (PHẦN 1) Công tác đào tạo Huấn luyện trong Khuyến nông hiện nay nhằm đẩy mạnh tiến độ chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Đã góp phần tăng năng xuất và chất lƣợng sản phẩm một cách rõ rệt. Để đáp ứng nhu cầu Đào tạo và Huấn luyện Khuyến nông về chuyên ngành chăn nuôi gia cầm, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Viện Chăn nuôi biên soạn và xuất bản cuốn “Tài liệu tập huấn kỷ thuật chăn nuôi gà”. Nội dung tài liệu tập huấn cập nhật đƣợc những kết quả khoa học mới về chăn nuôi gà, biện pháp phòng chống các bệnh phổ biến trong chăn nuôi gà hiện nay, các biện pháp sử lý chất thải và an toàn sinh học trong chăn nuôi. Tài liệu đƣợc sắp xếp, trình bày dƣới dạng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ ứng dụng phù hợp trình độ học viên trong công tác Khuyến nông. Cán bộ Khuyến nông địa phƣơng có thể sử dụng toàn bộ tài liệu cho khoá tập huấn hoặc một số bài học theo yêu cầu học viên, kết hợp tham quan thực tế hoặc thực hành tại mô hình. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trong công tác tập huấn về chuyên đề này, sau mỗi phần nội dung đều có phần gợi ý chuẩn bị bài giảng và cuốn tài liệu cũng giới thiệu một số phƣơng pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm để nâng cao hiệu quả tập huấn. Hoàn thiện cuốn tài liệu tập huấn này, nhóm tác giả đƣợc sự đóng góp ý kiến trực tiếp của các nhà khoa học, cán bộ thuộc cục chăn nuôi; Viện Chăn Nuôi và Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngƣ Quốc gia. Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu giúp ích cho công tác Đào tạo huấn luyện Khuyến nông về chuyên đề chăn nuôi gà và đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn của sản xuất. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cuốn tài liệu chắc chắn cò nhiều hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học; giảng viên; học viên và các độc giả gần xa khác để cuốn tài liệu tập huấn ngày càng hoàn chỉnh hơn những lần tái b

Trang 1

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ (PHẦN 1)

LỜI GIỚI THIỆU

Công tác đào tạo Huấn luyện trong Khuyến nông hiện nay nhằm đẩy mạnh tiến độ chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng Đã góp phần tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm một cách rõ rệt

Để đáp ứng nhu cầu Đào tạo và Huấn luyện Khuyến nông về chuyên ngành chăn nuôi gia cầm, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Viện Chăn nuôi biên soạn và xuất bản cuốn “Tài liệu tập huấn kỷ thuật chăn nuôi gà” Nội dung tài liệu tập huấn cập nhật được những kết quả khoa học mới về chăn nuôi gà, biện pháp phòng chống các bệnh phổ biến trong chăn nuôi gà hiện nay, các biện pháp sử lý chất thải và an toàn sinh học trong chăn nuôi Tài liệu được sắp xếp, trình bày dưới dạng ngắn gọn, dễ

Trang 2

hiểu, dễ ứng dụng phù hợp trình độ học viên trong công tác Khuyến nông Cán bộ Khuyến nông địa phương có thể sử dụng toàn bộ tài liệu cho khoá tập huấn hoặc một số bài học theo yêu cầu học viên, kết hợp tham quan thực tế hoặc thực hành tại mô hình

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trong công tác tập huấn về chuyên đề này, sau mỗi phần nội dung đều có phần gợi ý chuẩn bị bài giảng và cuốn tài liệu cũng giới thiệu một số phương pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm để nâng cao hiệu quả tập huấn

Hoàn thiện cuốn tài liệu tập huấn này, nhóm tác giả được sự đóng góp ý kiến trực tiếp của các nhà khoa học, cán bộ thuộc cục chăn nuôi; Viện Chăn Nuôi và Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc gia

Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu giúp ích cho công tác Đào tạo huấn luyện Khuyến nông

về chuyên đề chăn nuôi gà và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của sản xuất Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cuốn tài liệu chắc chắn cò nhiều hạn chế Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học; giảng viên; học viên và các

độc giả gần xa khác để cuốn tài liệu tập huấn ngày càng hoàn chỉnh hơn những lần tái bản sau

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia

MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ 1: GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG

GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ NUÔI Ở NƯỚC TA

2 Chọn lọc giai đoạn hậu bị (1-20 tuần tuổi)

3 Chọn lọc giống giai đoạn gà đẻ (từ 20 tuần tuổi trở đi)

CHUYÊN ĐỀ 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I CÁC NHÓM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN VÀ VAI TRÕ

DINH DƯỠNG DÙNG CHO GÀ

1 Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng

2 Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu đạm

3 Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu khoáng

4 Nhóm nguyên liệu thức ăn giàu vitamin

II TIÊU CHUẨN DINH DƯỠNG CỬA MỘT SỐ GIỐNG GÀ

1 Gà ISA 30 MPK sinh sản

2 Gà Sasso SA31L sinh sản

Trang 3

3 Gà LV (Lương Phượng) sinh sản

4 Gà Ri sinh sản

5 Gà Ri lai sinh sản

6 Thức ăn cho gà Broiler công nghiệp

III CÁCH TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG TAHH

1 Cách tính thành phần dinh dưỡng một số công thứcTAHH

VI CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN

1 Sản xuất và chế biến thức ăn hỗn hợp

2 Bảo quản

CHUYÊN ĐỀ 3: CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ

I VỊ TRÍ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI

1 Lựa chọn địa điểm

2 Bố trí khu chăn nuôi

3 Bố trí khu hành chính

4 Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi

II THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI, KHO VÀ THIẾT BỊ CHĂN NUÔI

2 Chăn nuôi nông hộ

III THIẾT KẾ TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI

1 Yêu cầu

2 Chuẩn bị các trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi

CHUYÊN ĐỀ 4: CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

I KỶ THUẬT CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG GÀ SINH SẢN

1 Kỷ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà con từ 0 đến 6 tuần

2 Kỷ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà dò từ 7 đến 20 tuần

3 Chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ

4 Quản lý theo dõi đàn gà

II CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GÀ THỊT

1 Chăm sóc nuôi dưõng gà thịt công nghiệp

Trang 4

1 Máy ấp trứng công nghiệp

2 Máy ấp bán công nghiệp

3 Điều khiển máy ấp, máy nở

4 Quá trình ấp

5 Kiểm tra sự phát triển của phôi trong quá trình ấp

IV PHÂN LOẠI GÀ MỚI NỞ

V BAO GÓI VÀ VẬN CHUYỂN GÀ CON

1 Đóng hộp gà con

2 Bảo quản gà con mới nở

3 Vận chuyển gà con

CHUYÊN ĐỀ 6: AN TOÀN SINH HỌC TRONG CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ

I AN TOÀN SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ TRONG CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ

1 Khái quát tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

2 Khái niệm

3 Tầm quan trọng của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

II CÁC NỘI DUNG CHÍNH AN TOÀN SINH HỌC TRONG CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ

1 Đối với các trại chăn nuôi tập trung công nghiệp

2 Đối với các trại chăn nuôi quy mô bán công nghiệp

3 Đối với các trại chăn nuôi nhỏ lẻ

CHUYỀN ĐỀ 7: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÕNG TRỊ

BÀI 1: CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN VỆ SINH PHÕNG BỆNH CHO GIA CẦM

I HAI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÕNG BỆNH

1 Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh

2 Nâng cao sức đề kháng cho gà

II CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ

1 Khi chọn mua gà giống về nuôi

2 Vệ sinh chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi

3 Vệ sinh thức ăn, nước uống

4 Các biện pháp khử trùng

5 Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh

Trang 5

6 Các chú ý khi gà mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh

3 Triệu chứng bệnh (biểu hiện bên ngoài)

4 Bệnh tích (biểu hiện bên trong)

5 Phân biệt cúm gia cầm với các bệnh khác

3 Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)

4 Bệnh tích (biểu hiện bên trong)

5 Biện pháp phòng chống

III BỆNH GUM-BÔ-RÔ

1 Đặc điểm của bệnh

2 Đường lây lan của bệnh

3 Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)

4 Bệnh tích (biểu hiện bên trong)

5 Biện pháp phòng chống

BÀI 3: BỆNH ĐẬU GÀ- BỆNH IB- BỆNH MAREK

I Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

1 Đặc điểm của bệnh

2 Đường lây lan của bệnh

3 Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)

4 Bệnh tích (biểu hiện bên trong)

Trang 7

4 Quản lý lao động

5 Quản lý thị trường

6 Ý nghĩa của công tác quản lý ở trang trại

II HOẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ

1 Lập bảng ghi chép các khoản chi phí

2 Lập bảng ghi chép các khoản thu

3 Lập bảng tổng hợp thu chí

CHUYÊN ĐỀ 1 GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG

+ Ngoại hình gà Ri chủ yếu thon nhỏ, đầu thanh, mỏ nhỏ, mào cờ có nhiều răng cưa, chân

và da có màu vàng Gà trống mào phát triển, tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc trắng + Màu lông gà Ri rất khác nhau song phổ biến nhất là con mái có lông vàng rơm và vàng đốm đen xung quanh cổ đôi khi có đốm đen (đốm hoa mơ); con trống màu lông đỏ thắm, lông cườm cổ và lưng phát triển có màu vàng óng, lông bụng màu đỏ nhạt hoặc vàng đất

- Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi: trống 1.700 - 1.800 g và mái 1.200 - 1.300 g

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 113 ngày tuổi

+ Sản lượng trứng 68 tuần tuổi: 124 - 126 quả/mái

+ Khối lượng trứng trung bình: 43,9 g, tỵ lệ ấp nở: 78%

Trang 8

+ Nuôi thịt 105 ngày tuổi: 1,2 - 1,3 kg

+ Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lƣợng: 3,4 - 3,5 kg

1.2 Gà Hồ

- Nguồn gốc: gà Hồ có nguồn gốc từ làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh

- Đặc điểm ngoại hình:

+ Gà có mào nụ; da, mỏ và da chân vàng

Gà trống: Đầu to, mình cốc, cánh vỏ trai, đuôi nơm, diều cân ở giữa, quản ngắn, đùi dài, vòng chân tròn các ngón tách rời nhau, màu lông mận chín, cổ và lƣng có lông vàng đỏ

+ Gà mái: Có màu đất thó hay màu quả nhãn, ngực nở, chân cao vừa phải, kết cấu toàn thân chắc chắn

- Các chỉ tiêu năng suất:

Trang 9

Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể 6 tháng: trống 3.100 g, mái 2.400 g

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ: 165-170 ngày tuổi

+ Sản lượng trứng đạt: 55 - 62 quả/mái/năm

+ Khối lượng trứng: 48 - 49 gam

+ Tỵ lệ ấp nở: 60-65 %

1.4 Gà Đông Tảo (Đông Cảo)

Nguồn gốc: gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Cảo, Khoái Châu, Hưng Yên

- Đặc điểm ngoại hình:

+ Gà 01 ngày tuổi có màu lông trắng đục Gà trống trưởng thành có màu lông mận chín pha lẫn màu đen đỉnh đuôi và cánh có lông đen ánh xanh; gà mái có màu quả nhãn hay màu đất thó + Gà có mào kép, mào nụ, mào hoa hồng, mào bèo dâu

Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể 6 tháng tuổi: trống 2.450 g, mái 1900g

12 tháng tuổi: trống 4.950 g, mái 3.550 g

Trang 10

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 160 ngày

- Các chỉ tiêu năng suất:

+ Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi: trống 290 g, mái 260 gam; lúc 16 tuần tuổi: trống 700 -

- Khối ỉượng cơ thể 49 ngày tuổi: trống 2570 g, mái 2270 gam

- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 1,9 - 2,0 kg

- Tỵ lệ thịt lườn: 16,5 - 17 %; thịt đùi: 15 -16 % so với thân thịt

2.1.2 GIống gà Ross 208 (308)

- Gà có nguồn gốc từ Ai xơ len (thuộc Anh) Gà có lông màu trắng

- Nuôi thịt 56 ngày tuổi: 3.5 kg

- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 2,0 - 2,l kg

Trang 11

- Tỵ lệ thịt lườn: 16 - 17 %; thịt đùi: 15 - 16 % so với thân thịt

2.1.3 Giống gà Lohman

- Gà Lohman có nguồn gốc từ Đức

- Khối lượng cơ thể gà lúc 49 ngày tuổi: gà trống 2,6 kg, gà mái 2,4 kg

- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 2,1 - 2,2 kg

2 . 2 Các giống gà công nghiệp chuyên trứng

2.2.1 Gà Hy line

- Gà Hy line có nguồn gốc từ Mỷ

- Sản lượng trứng: 280 - 290 quả/mái/năm

- Khối lượng trứng: 58 gam

- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,6 kg

2.2.2 Giống gà ISA Brown

Trang 12

- Gà Ai Cập có nguồn gốc từ Ai Cập nhập vào nước ta từ tháng 4 năm 1997

- Gà có màu đốm đen trắng, mào đơn, da trắng, mỏ và da chân màu chì

- Sản lượng trứng: 200 - 220 quả/mái/năm

- Khối lượng trứng: 48 - 52 gam

- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,9 - 2,0 kg

2.3 Các giống gà lông màu

2.3.1 Gà Tam Hoàng

- Gà Tam Hoàng nhập vào nước ta từ Trung Quốc

- Gà có màu lông vàng hoặc đốm đen có cườm ở cổ

- Sản lượng trứng: 154 quả/mái/năm

- Tiếu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 3,2 kg

- Khối lượng cơ thể nuôi thịt 11 tuần: trống 1.400 - 1.450 g, mái 1.200 g

- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1 kg tăng khối lượng: 2,7- 2,8 kg

Trang 13

- Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi trống 2.600 g và mái 2.300 g

- Sản lượng trứng 64 tuần tuổi: 172 quả/mái

- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 3,0 kg

- Khối lượng cơ thể nuôi thịt 70 ngày: 2,3 - 2,4 kg

- Tiêu tốn thức ăn bình quân cho l kg tăng khối lượng: 2,3 – 2.4 kg

- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 2,8 kg

- Khối lượng cơ thể nuôi thịt 60 ngày: 2,1 - 2,2 kg

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,4 - 2,5 kg

2.3.4 Gà Lương Phượng

- Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ Trung Quốc Gà có ngoại hình rắn chắc, lông nhiều màu, chân vàng, da vàng, thịt thơm ngon

Trang 14

- Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi: trống 2.800 g và mái 2.200 g

- Sản lượng trứng 68 tuần: 175 quả/mái

- Tỵ lệ ấp nở: 88-92 %

- Gà thịt 70 ngày: 1,9 - 2,0 kg

- Tiêu tốn thức cho 1 kg tăng khối lượng: 2,6 kg

II HỆ THỐNG GIỐNG VÀ CÁC TỔ HỢP LAI

1 Hệ thống giống

Hệ thống giống trong chăn nuôi gia cầm thông thường có dạng hình tháp và được phân chia thành 4 cấp

1.1 Gà dòng thuần

- Gà dòng thuần hay còn gọi là gà giống thuần, mỗi giống thuần gồm nhiều dòng khác nhau

- Dòng là sự tập hợp 1 số lượng lớn các cá thể cùng giống có xuất phát từ một con đực hoặc nhóm đực đầu dòng, các cá thể trong cùng dòng có các đặc điểm giống nhau

- Thông thường mỗi dòng được chọn lọc theo một tính trạng nhất định

Trang 15

- Việc nuôi giữ các dòng của gà dòng thuần thường đòi hỏi cao về quản lý cho nên chỉ được nuôi ở các cơ sở giống dòng thuần

1.2 Gà ông bà

- Gà ông bà được nhân lên từ các đàn dòng thuần, bản chất vẫn là gà dòng thuần nhưng là

gà đơn tính biệt (tức là mỗi dòng sẽ lấy chỉ duy nhất con trống hoặc con mái thông qua kiểm tra giới tính lúc một ngày tuổi để làm gà ông bà)

- Thông thường gà ông bà có từ 4 loại bao gồm gà ông bà nội và ông bà ngoại khác nhau

- Tuỳ thuộc mục đích của sản xuất mà các gà ông bà có đặc tính sản xuất

- Được nuôi tại các cơ sở giống hoặc các cơ sở nhân giống

1.3 Gà bố mẹ

- Là con lai 2 máu của gà ông bà tuy nhiên trong nuôi gà bố mẹ người ta chỉ sử dụng gà trống được tạo ra từ ông bà nội và mái được tạo ra từ ông bà ngoại, còn gà mái của ông bà nội và trống của ông bà ngoại thường loại bỏ

- Thường có khả năng phân biệt trống mái lúc 01 ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông cánh hoặc màu lông Đây là các tính trạng liên kết với giới tính đã được nghiên cứu để đưa vào các dòng gà nhằm giúp cho công việc phân biệt giới tính gà lúc một ngày tuổi được dễ dàng hơn

- Gà bố mẹ chỉ có thể nuôi sinh sản để sản xuất gà thương phẩm, không có khả năng nhân lại do đó sau khi loại thải bắt buộc phải nhập lại con giống

- Được nuôi tại các cơ sở nhân giống, trang trại nuôi gà sinh sản

1.4 Gà thương phẩm

- Là con lai (3 hoặc 4 máu) được tạo ra từ các đàn gà bố mẹ, đây là sản phẩm cuối cùng trong hệ thống sản xuất giống Nó thể hiện ưu thế lai cao nhất trong hệ thống giống do tổ hợp lại được các tính trạng từ các gà ông bà

- Mục đích duy nhất là nuôi thương phẩm lấy thịt hoặc trứng

- Không thể dùng làm gà giống (gà sinh sản lấy trứng giống)

- Được nuôi tại các cơ sở, trang trại gà thương phẩm

2 Một số tổ hợp lai

2.1 Tổ hợp lai Sasso với Lương Phượng

Tổ hợp lai giữa gà Sasso với gà Lương Phượng: con lai có màu lông nâu đốm hoặc vàng đốm, da vàng; có khả năng sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn (70 ngày); thích hợp với chăn nuôi tập trung quy mô lớn

Tỵ lệ nuôi sống: 94-96%

Khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi: 2,3 kg

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,4 - 2,5 kg

2.2 Tổ hợp lai Ri với Lương Phượng

Trang 16

Tổ hợp lai thịt giữa giống gà Ri nội vói gà Lương Phượng: con lai có màu lông vàng hoặc vàng đốm, có tốc độ sinh trưởng vừa phải, da vàng, thịt thơm ngon tương tự như gà Ri, phù hợp với chăn nuôi tập trung hoặc bán chăn thả

Thời gian nuôi thịt từ 12 -15 tuần

Tỵ lệ nuôi sống: 94-96%

Khối lượng cơ thể 84 ngày tuổi: 1,5 kg

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 3,2 kg

2.3 Tổ hợp lai Mía với Lương Phượng

Tổ hợp lai giữa gà Mía với gà Lương Phượng: con lai trống có màu lông đỏ đen, mái có màu lông nâu đất hoặc vàng đốm; tốc độ sinh trưởng vừa phải, da vàng, thịt thơm ngon đặc trưng của gà nội; rất phù hợp với chăn nuôi tập trung và chăn nuôi bán chăn thả Thời gian nuôi từ 12 -

15 tuần

Tỵ lệ nuôi sống: 94-96%

Khối lượng cơ thể 84 ngày: 1,7-1,8 kg

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 3.0 – 3.1 kg

2.4 Tổ hợp lai Đông Tảo với Lương Phượng

Tổ hợp lai thịt giữa gà Đông Tảo với gà Lương Phượng: con lai trống có màu lông đỏ đen, con mái có màu lông nâu đất hoặc vàng đốm đem; tốc độ sinh trưởng vừa phải, da vàng, thịt thơm ngon đặc trưng của gà nội, đặc biệt gà có mào nụ; phù hợp với chăn nuôi nhốt hoặc bán chăn thả Thời gian nuôi thịt từ 12 - 15 tuần

Trang 17

Tỵ lệ nuôi sống: 93 -95%

Khối lượng cơ thể nuôi nhốt 84 ngày: 1,8 kg

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,6-2,8 kg

2.5 Tổ hợp lai Ri với Ai Cập

Tổ hợp lai kiêm dụng trứng thịt giữa gà Ri vàng rơm và gà Ai Cập: gà mái lai có màu lông vàng đốm đen, da vàng, da chân màu xám nhạt; gà trống có màu lông đốm đen trắng giống gà Ai Cập Trứng và thịt thơm ngon tương tự như gà Ri, phù hợp với chăn nuôi nhốt hoặc bán chăn thả Khả năng phân ly trống mái rất rõ ràng sau 3-4 tuần tuổi

Tỵ lệ nuôi sống: 92 - 94%

Sản lượng trứng 68 tuần tuổi: 168 quả/mái

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 2,2 - 2,3 kg

Khối lượng cơ thể lúc loại thải: 1,5 - 1,6 kg

III KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG (ÁP DỤNG CHO ĐÀN GÀ ÔNG BÀ, BỐ MẸ)

1 Chọn lọc gà 01 ngày tuổi

- Chọn gà khỏe mạnh (gà loại I) có thân hình vững chắc

- Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng không cong vẹo

- Mắt tròn, sáng, ướt và mở hoàn toàn

- Lông bông phủ kín toàn thân, khô sạch, có màu lông đặc trưng của giống, dòng

- Mỏ cân xứng, không bị lệch vẹo, dị hình

- Rốn khô và khép kín không bị viêm

- Bụng thon, mềm

- Khối lượng cơ thể đạt theo yêu cầu của từng giống, dòng

Tất cả những gà không đạt một trong các tiêu chuẩn trên là gà loại II và bị loại không được chọn làm giống

2 Chọn lọc giai đoạn hậu bị (1 - 20 tuần tuổi)

- Gà ông bà và bố mẹ không tiến hành chọn lọc kỷ theo tiêu chuẩn như gà dòng thuần vì các loại

gà này đã tiếp thu toàn bộ các tính trạng di truyền đã được chọn lọc từ các dòng thuần chủng mà chủ yếu là tiến hành chọn loại định kỳ

Ngày đăng: 16/11/2017, 07:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w