Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được nâng cao vai trò tự chủ của mình. Trong cuộc cạnh tranh này theo quy luật, những đơn vị nào yếu kém sẽ bị đào thải và những đơn vị có năng lực sẽ tồn tại vươn lên khẳng định mình. Điều kiện cơ bản để thị trường chấp nhận cho một đơn vị sản xuất tồn tại và phát triển thong qua 2 yếu tố là chất lượng và giá bán. Mục tiêu của người tiêu dùng là có một sản phẩm có chất lượng cao và giá cả lại phù hợp với điều kiện của họ, còn mục tiêu của nhà sản xuất là sản xuất để bán được nhiều sản phẩm mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chất lượng. Vì thế mục tiêu hạ giá thành được các doanh nghiệp coi là mục tiêu hàng đầu. Vật liệu là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là: sức lao động, tự liệu lao động và đối tượng lao động. Vật liệu là cơ sỏ vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm và nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nó là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình xản xuất, nếu thiểu vật liệu thì quá trình sản xuất không tiến hành được hoặc bị gián đoạn, còn chất lượng của vật liệu thì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, nếu sử dụng lẵng phí vật liệu thì giá thành sẽ nâng cao, giảm nguồn lợi nhuận thu về. Nếu vật liệu được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả sẽ làm hạ giá thành và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến công tác quản lý vật liệu trong tất cả các khâu từ khi mua về đến khi sử dụng, bảo quản, có như vậy việc sản xuất mới đem lại hiệu quả. Sau 3 năm học tập và những kiến thức đã được đọc ở trường, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo giảng dạy và qua thời gian thực tế được nghiên cứu thực tập tại công ty cổ phần Xi măng 12/9. Em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, nên em quyết định chọn đề tài: “ Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Báo cáo tốt nghiệp gồm 3 phần : Phần I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xi măng 12/9. Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán NVL – CCDC
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được nâng cao vai trò tự chủ của mình. Trong cuộc cạnh tranh này theo quy luật, những đơn vị nào yếu kém sẽ bị đào thải và những đơn vị có năng lực sẽ tồn tại vươn lên khẳng định mình. Điều kiện cơ bản để thị trường chấp nhận cho một đơn vị sản xuất tồn tại và phát triển thong qua 2 yếu tố là chất lượng và giá bán. Mục tiêu của người tiêu dùng là có một sản phẩm có chất lượng cao và giá cả lại phù hợp với điều kiện của họ, còn mục tiêu của nhà sản xuất là sản xuất để bán được nhiều sản phẩm mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chất lượng. Vì thế mục tiêu hạ giá thành được các doanh nghiệp coi là mục tiêu hàng đầu. Vật liệu là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là: sức lao động, tự liệu lao động và đối tượng lao động. Vật liệu là cơ sỏ vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm và nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nó là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình xản xuất, nếu thiểu vật liệu thì quá trình sản xuất không tiến hành được hoặc bị gián đoạn, còn chất lượng của vật liệu thì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, nếu sử dụng lẵng phí vật liệu thì giá thành sẽ nâng cao, giảm nguồn lợi nhuận thu về. Nếu vật liệu được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả sẽ làm hạ giá thành và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 1 Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến công tác quản lý vật liệu trong tất cả các khâu từ khi mua về đến khi sử dụng, bảo quản, có như vậy việc sản xuất mới đem lại hiệu quả. Sau 3 năm học tập và những kiến thức đã được đọc ở trường, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo giảng dạy và qua thời gian thực tế được nghiên cứu thực tập tại công ty cổ phần Xi măng 12/9. Em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, nên em quyết định chọn đề tài: “ Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Báo cáo tốt nghiệp gồm 3 phần : Phần I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xi măng 12/9. Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán NVL – CCDC 2 Phần I: Cơ sở lý luận chung về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ I. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu: Vật liệu là đối tượng lao động - Đặc điểm : Chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của chúng chuyển dịch toàn bộ vào trong giá trị sản phẩm Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu bị biến dạng (tiêu hao) hoàn toàn. 2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu : Kiểm tra quản lý chặt chẽ quá trình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nguyên vật liệu cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Thực hiện việc đánh giá phân loại vật liệu phù hợp (theo từng loại, từng nhóm…), chính xác kịp thời và đầy đủ tình hình nhập xuất và hiện có của các loại nguyên vật liệu về mặt số lượng, chất lượng cơ cấu giá trị và thời gian cung cấp. Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, số kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép ; phân loại ; tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm của vật liệu trong quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3 Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phân bố kịp thời chính xác chi phí vật liệu vào chi phí của các đối tượng sử dụng. Tham gia việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình thanh toán và người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các biện pháp xử lý nhanh chóng vật liệu có dạng chưa và không cần dùng, kém phẩm chất. 3. Khái niệm, đặc điểm công cụ dụng cụ. Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động. Đặc điểm : Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Giá trị của chúng chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất không bị biến dạng. II. Phân loại, đánh giá nguyện liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 1. Phân loại đánh giá nguyên vật liệu : Vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có công dụng khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau có thể được bảo quản, dự trữ trên nhiều địa bàn khác nhau. Do vậy để thống nhất công tác quản lý vật liệu giữa các bộ phận có liên quan phục vụ cho nhu cầu phân tích đánh giá tình hình cung cấp sử dụng vật liệu giữa các bộ phận có liên quan phục vụ cho nhu cầu phân tích đánh giá tình hình cung cấp sử dụng vật liệu cần phải có các cách phân loại thích ứng. - Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị thì vật liệu được chia thành các loại sau: 4 + Nguyên vật liệu chính (VLC) : Bao gồm các nguyên, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trinh sản xuất để tạo lên thực thể bản thân các sản phẩm. + Vật liệu phụ (VLP) : Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng, kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng tác dụng của sản phẩm và các loại vật liệu phục vụ cho công việc của công nhân. + Nhiên liệu: Bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra các năng lượng phục vụ cho sự hoạt động của các máy móc, thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất như: than, củi, xăng dầu, khí đốt… + Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa các loại tài sản cố định làm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển tải truyền dẫn. + Các loại vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc các loại vật liệu đã nêu ở trên như : bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất và thanh lí tài sản. - Nếu căn cứ vào nguồn hình thành thì vật liệu được chia thành các loại sau: + Vật liệu mua ngoài + Vật liệu tự chế - Nếu căn cứ vào mục đích sủ dụng thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: + Nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, Nguyên vật liệu sử dụng cho quản lý phân xưởng, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. + Nguyên vật liệu phục vụ khác: 5 2. Đánh giá vật liệu : Công cụ dụng cụ cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau dưới đây là một sở cách phân loại công cụ dụng cụ: - Căn cứ vào nội dụng kinh tế và yêu cầu quản trị thì công cụ dụng cụ được phân thành: + Công cụ dụng cụ + Bao bì luân chuyển + Đồ dùng cho thuê Căn cứ vào nguồn hình thành công cụ dụng cụ phân thành các loại sau: + Công cụ dụng cụ mua ngoài + Công cụ dụng cụ tự chế - Căn cứ theo cách thức phân bố : + Công cụ dụng cụ phân bố 1 lần : Là những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều, thời gian sử dụng ngắn. + Công cụ dụng cụ phân bố 2 lần : Là những công cụ dụng cụ có giá trị tương đối lớn, không xác định được chính xác thời gian sử dụng. Khi xuất dùng những công cụ dụng cụ này phân bố ngay 50% trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng (phân bố lần 1 ) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sủ dụng khi báo hỏng hoặc mất công cụ dụng cụ thì tiến hành phân bố lần 2 vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng. + Công cụ dụng cụ phân bố nhiều lần : là những công cụ dụng cụ có giá trị lớn hơn hoặc có thời gian sử dụng dài hơn, và được phân bố loại trừ dần. 3. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ: Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ là biểu hiện bằng tiền, giá trị các loại vật liệu, dụng cụ theo những nguyên tặc nhất định. Vật liệu, dụng cụ được đánh giá theo giá gốc. 6 - Tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như sản xuất. - Tính giá vật liệu dựa vào phương pháp quản lý hoạch toán vật liệu phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. - Phương pháp kiểm tra định kỳ có đặc điểm là kế toán dễ theo dõi, tính toán và ghi chép các nhiệm vụ nhận vật liệu, còn giá trị vật liệu xuất dư được xác định một lần vào cuối lỳ có kết quả kiểm kê vật liệu còn cuối kỳ. Giá trị vật liệu xuất trong kỳ = Giá trị vật liệu còn đầu kỳ + Giá trị vật liệu đầu kỳ - Giá trị vật liệu hiện còn cuối kỳ. - Phương pháp kê khái thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Đặc điểm của phương pháp này là mọi nhiệm vụ nhập xuất vật liệu dều được kiểm toán theo dõi tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo giá trị phát sinh. - Đánh giá vật liệu, dụng cụ từ nhập kho/ + Vật liệu do mua ngoài Giá thực = Giá mua ghi – chiết khấu thương mai + thuế (không bao gồm thuế hoãn lại) + chi phí thu mua - Thuê ngoài gia công chế biến. Giá thực = Trị giá thực tế NVL xuất + chi phí ngoài gia công chế biến + chi phí vẫn chuyển bảo quản lúc giao và nhậm - Do tự chế: Giá trị thưc tế của vật liệu, dụng cụ tự chế là toàn bộ chi phí thực tế hợp lý ,hợp lệ đơn vị bỏ ra để sản xuất vât liệu , dụng cụ đó (bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu xuất ra tự chế và chi phí chế biến) - Đánh giá vật liệu dụng cụ từ xuất kho 7 Để tính giá vật liệu xuất dùng trong kỳ có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp bình quân quyền: Đơn giá bình quân =(Trị giá thực tế của vật liệu,dụng cụ tồn đầu kỳ+Trị giá nguyên vật liệu nhập trong kỳ)/(Số lượng vật liệu,dụng cụ tồn dầu kỳ+Số lượng vật liệu nhập trong kỳ) + Phương pháp nhập trước xuất trước : Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế hàng nhập kho theo từng lần nhập.Hàng nào nhập trước thì phải xuất trước.Sau đó mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập sau làm giá thực tế cho từng lần nhập. +Phương pháp nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng xuất kho tính giá vật liệu xuất theo nguyên tắc lấy hết lượng và đơn giá lần nhập sau đó mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập trước đó tính giá của từng lần xuất. +Phương pháp thực tế đích danh : Lấy đích danh thực tế của từng lô hàng nào đó để tính giá vật liệu dụng cụ xuất kho (nhập giá nào thì xuất giá đó) III. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ: Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiện ở cả kho và phòng kế toán và được theo dõi chi tiết theo từng thứ, từng loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Ở kho : Thủ kho thực hiện ghi chép theo dõi về mặt số lượng tình hình xuất nhập khẩu, tồn kho. Phòng kế toán: Theo dõi về chi tiết cả mặt số lượng và giá trị, tình hình xuất nhập khẩu tồn. - Chứng từ sử dụng: 8 +Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm , hàng hóa 1. Nội dung các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu. a. Phương pháp thẻ song song. - Hạch toán ở kho : Hằng ngày hoặc định kỳ thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất để ghi chép vào thẻ kho về mặt số lượng của từng thứ vật liệu dụng cụ nhập- xuất – tồn, sau khi ghi chép xong thủ kho chuyển phiếu nhập phiếu xuất cho phòng kế toán . Cuối kỳ tổng hợp số lượng nhập xuất tồn để đối chiếu với số chi tiết hoặc vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Hạch toán ở phòng kế toán : Hằng ngày hoặc định kỳ căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất để ghi vào sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ cả về mặt số lượng và giá trị từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ theo nhập- xuất – tồn. Cuối tháng căn cứ vào dòng cộng của số chi tiết tiến hành lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn. 9 Sơ đồ 1 : kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song Ghi chú: ghi hằng ngày ghi cuối tháng quan hệ đối chiếu 10 Thẻ kho Phiếu xuất khoPhiếu nhập kho Sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ Bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn Sổ tổng hợp sổ cái TK 152,153