Có nhiều cách để dạy Tự nhiên Xã hội. Tài liệu này là một bản dịch miêu tả vắn tắt về một số chiến lược dạy Tự nhiênXã hội. Các phương pháp dạy học này hướng đến việc rèn luyện và phát triển cho học sinh cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề và cách học. Do vậy, giúp trẻ tích cực tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học để kiến tạo kiến thức mới là chức năng cơ bản các chiến lược dạy học này. Tuy nhiên, đây không phải là danh mục phương pháp cố định. Với tư cách là giáo viên, bạn sẽ phải tìm chọn một chiếnvài chiến lược nào đó thích hợp nội dung bài học và trình độ của học sinh.
Trang 1Người gửi bài: ThS Hoàng Thị Tuyết
SSCED Tool Kit, Curriculum, Instruction, and Assessment Strategies
CÁC CHIẾN LƯỢC DẠY TỰ NHIÊN-XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
http://www.tea.state.tx.us/ssc/downloads/toolkits/Shared%20Sections/Resources/Strategies/Strategies.pdf
Mục lục
1) Giơi thiệu
2) Giải thích về các chiến lược nhận thức
3) Khơi gợi kinh nghiện của học sinh
4) Các tiến trình hợp tác
5) Dạy học truy tìm khám phá
6) Giải quyết vấn đề
7) Giảng dạy trực tiếp
8) Các chiến lược nghe nhìn
9) Dạy chi tiết/sự kiện, khái niệm và khái quát hóa
10) Cách dạy khái quát hóa
11) Cách dạy khái niệm
12) Giảng dạy dựa vào cộng đồng
13) Tình huống giả lập và sắm vai
14) Các hình thức thảo luận/tranh luận
15) Sử dụng các kiểu sơ đồ mạng
16) Tài liệu thàm khảo
1) GIỚI THIỆU
Có nhiều cách để dạy Tự nhiên- Xã hội Tài liệu này là một bản dịch miêu tả vắn tắt về một số chiến lược dạy Tự nhiên-Xã hội Các phương pháp dạy học này hướng đến việc rèn luyện và phát triển cho học sinh cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề và cách học
Do vậy, giúp trẻ tích cực tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học để kiến tạo kiến thức mới là chức năng cơ bản các chiến lược dạy học này Tuy nhiên, đây không phải là danh mục phương pháp cố định Với tư cách là giáo viên, bạn sẽ phải tìm chọn một chiến/vài chiến lược nào đó thích hợp nội dung bài học và trình độ của học sinh
2) GIẢI THÍCH VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC NHẬN THỨC
Học tập có nghĩa là gì? Các bạn đã từng ngẫm nghĩ về các tiến trình tinh thần mà bạn sử dụng để học cái gì đó không? Hãy hỏi học sinh của bạn về những chiến lược/ cách thức mà họ sử dụng khi họ học Không may thay, học sinh ngày nay có hiểu biết tương đối kém về những chiến lược nhận thức Dạy học sinh cách học tùy thuộc vào giáo viên
Trang 2“Siêu nhận thức” (Metacognition) là nghĩ về việc mình suy nghĩ” Siêu nhận thức chỉ ý thức và sự kiểm soát các tiến trình nhận thức của bản thân Người học tốt luôn có một loạt các chiến lược mà họ có thể sử dụng Tự họ có thể biết cách giải quyết vấn đề, cách thiết lập mục đích, đánh giá sự tiến bộ của bản thân, cũng như đánh giá xem mình hiểu được tài liệu không Họ có thể dùng các dạng sơ đồ để học tập, đọc, ôn tập tài liệu có mụcđích và rèn luyện kỹ năng cho tới khi họ thành thạo và v,v Nhưng học sinh trung bình- yếu cần sự giảng giải và hướng dẫn tường minh về các cách thức học tập vừa nêu trên Việc giáo viên bảo với học sinh rằng “Học cái này đi!” là chưa đủ Chúng ta cần chỉ các em biết cách học Luôn nhớ điều này khi bạn nghĩ về các chiến lược giảng dạy Bạn nên giúp học sinh học các kĩ năng và kiến thức cũng như học để trở thành người học tốt hơn
Vậy thì giáo viên có thể làm gì để phát triển khả năng siêu nhận thức cho HS?
· Chia sẻ và thể hiện mẫu các tiến trình hoạt động tinh thần: chẳng hạn GV thể hiện cho HS thấy rằng mình đã làm thế nào để nắm các ý chính của một bài học, đã làm thế nào để kiểm tra bài học diễn ra, đã làm thế nào để sưu tập được tư liệu phù hợp với chủ đề Khi thể hiện, GV có thê sử dụng những câu hỏi như sau để giúp HS dễ theo dõi những tiến trình tinh thần diễn ra trong các hoạt động: “Tôi đã có thể làm gì
để cải thiện? Tôi cần sự giúp đỡ nào?
· Giải thích các chiến lược mà học sinh có thể sử dụng:
Nói lớn ra những điều bạn đang nghĩ trong đầu khi bạn đang giải quyết một vấn đề, ra quyết định, tìm hiểu một khó trong một bài đọc, v.v…
· Làm sáng tỏ tại sao những chiến lược cụ thể nào đó hữu ích:
Có ba loại kiến kiến thức: kiến thức giải thích (declarative knowledge- biết gì), kiến thức tiến trình (procedural knowledge- biết như thế nào); kiến thức điều kiện (biết khi nào, cái gì và như thế nào) Hãy giúp học sinh phát triển loại kiến thức điều kiện
· Trình bày và làm mẫu thể hiện khi nào một chiến lược cụ thể được sử dụng gọi là thích hợp
Làm mẫu là quan trọng, Như bạn, học cách dạy mà bạn được dạy, học sinh của bạn sẽ học cách mà họ được học Cho trẻ thấy cách bạn học Học cùng nhau Đưa ra những dự đoán hoặc cho học sinh thấy cách phát triển các giả thuyết Miêu tả những hình ảnh giúp bạn ghi nhớ tốt Chia sẻ một sự so sánh giúp kết nối thông tin/kiến thức
đã biết với kiến thức/thông tin mới Diễn đạt rõ ràng những điểm dễ nhầm lẫn
3) KHƠI GỢI KINH NGHIÊM/KIẾN THỨC ĐÃ BIẾT
Học tập là tiến trình bổ sung ý tưởng mới vào những ý tưởng đã có Giáo viên cần nhận ra tầm quan trọng của kiến thức/kinh nghiệm đã có đối với việc học và cho học sinh
cơ hội nhớ lại những điều đã học rồi để dụng nó tìm hiểu nội dung bài học mới
Sau đây là một số cách khơi gợi kinh nghiệm của học sinh:
1) Động não: Đây là một kỹ thuật quen thuộc GV cho HS một đề tài và mời các
em nêu ra các ý tưởng/ chi tiết, sự kiện… liên quan Mọi thứ đều được chấp nhận và GV ghi lên bảng các từ/cụm từ/ ý tưởng GV cho HS hạn thời gian để suy nghĩ và gợi nhớ, nhưng nên chấm dứt hoạt động này khi các phản hồi chậm đi và trở nên “vớ vẩn”
(2) Bản đồ tư duy: Xem phần 15 “Sử dụng các kiểu sơ đồ mạng để gúp HS phát triển để triển khai các hoạt động sau Chia một tờ giấy thành ba phần Đặt tên một phần là
Trang 3“BIẾT” Cho HS viết những điều mình đã biết về đề tài đang học vào phần này Đặt tên phần thứ hai là “MUỐN HỌC Lần nữa, cho HS thời gian viết những điều mình muốn học về đề tài vào phần này Để khơi gợi ý tưởng của HS, GV có thể đặt câu hỏi kiểu như sau: “Điều bạn biêt sẽ giúp bạn như thế nào với tư cách là người lớn/ là nhà kinh tế/ là một công dân ? Cuối cùng, đặt tên cho phần thứ ba là “HỌC” Cuối buôi học, đề nghị học sinh phản ánh lại những điều các em đã đạt được về kiến thức và kỹ năng Trên là ba cách mà học sinh có thể được học để nhận ra kiến thức mình đã học liên quan thế nào đến những khái niệm hay kỹ năng đang học
4) CÁC TIẾN TRÌNH HỢP TÁC
Hợp tác là làm việc cùng nhau Đây là một kỹ năng quan trọng nơi làm việc Kỹ năng này đã được nhiều nước trên thế giới xem là chìa khóa cho sự thành đạt trong công việc của người lớn Nó cũng là kỹ năng của một công dân sống trong một xã hội dân chủ Hai cái đầu tốt hơn một, đặc biệt trong lớp học Học sinh thích làm việc nhóm để chia sẻ mục địch chung, học cách lệ thuộc, tương tác nhau và sử dụng thế mạnh của mình để giải quyết vấn đề hoặc hoàn thành bài tập Nghiện cứu cho thấy rằng công việc làm theo lối hợp tác hỗ trợ tốt hơn cho việc lưu giữ kiến thức, nâng cao thái độ đối với việc học và dạy cho trẻ cách thức sống hòa hợp với nhau
Có nhiều kiểu làm việc hợp tác Sau đây là phần miêu tả một số kỹ thuật học tập hợp tác
Một số kỹ thuật học tập hợp tác
Đuổi ý Mỗi học sinh lần lượt chia sẻ điều gì đó với bạn đồng đội của mình
Hoạt động này thích hợp với việc diễn tả ý tưởng, ý kiến v,v , ví dụ như phát triển ý tưởng về việc bảo vệ nguồn nước, những suy nghĩ
về trách nhiệm đối với người thân trong gia đình…
Những góc lớp Mỗi học sinh di chuyển đến một góc của phòng học trình bày lại
một điều gì đó mà GV đã nói với mình Học sinh trong mỗi góc thảo luận với nhau rồi thì lắng nghe các thành viên ở những góc khác diễn đạt lại ý tưởng, sau đó đánh giá nhận xét
Chung sức GV đặt một câu hỏi, HS trong nhóm trao đổi với nhau sao cho mỗi
thành viên trong nhóm biết câu trả lời, rồi thì một học sinh được gọi lên trả lời Ví dụ, một nhóm HS thảo luận về những nguyên nhận gây cháy và những tác hại do cháy nhà gây ra, bảo đảm mỗi thành viên của nhóm biết những lí do và tác hại khác nhau Sau đó, GV lần lượt gọi các thành viên của nhóm trả lời, câu trả lời sao không được lặp lại ý của các câu trả lời trước
Kiểm soát cặp Học sinh làm việc theo cặp trong vòng nhóm 4 Trong mỗi cặp, học
sinh luân phiên công việc: một trả lời câu hỏi hay hoàn thành bài tập trong lúc người còn lại theo dõi, điều khiển Cứ sau 2 câu hỏi, từng cặp kiểm tra xem mình có câu trả lời hoặc đáp án bài tập giống như cặp kia không
Cuộc phỏng vấn Học sinh phỏng vấn lẫn nhau theo cặp, đầu tiên người này phỏng
Trang 4ba bước vấn người kia, rồi ngược lại Sau đó HS các cặp chia sẻ thông tin
mà họ có được/ học được trong cuộc phỏng vấn Ví dụ, vào cuối bài học về chủ đề gia đình, các HS phỏng vấn nhau đã khám phá ra rằng gia đình riêng của bạn nào cũng có khoảng từ 3 đến 4 người thôi, và cảm giác họ ngoại hay họ nội gần với mình tùy thuộc vào việc lúc bé mình được ở gần bên nào và được bên nào chăm sóc
Chia sẻ suy nghĩ
theo cặp HS tự suy nghĩ về đề tài/vấn đề GV đưa ra Rồi thì mỗi HS cặp với
một HS khác để trao đổi Sau đó họ chia sẻ ý nghĩ của mình với lớp
Xây dựng mạng từ
theo đội
HS viết một cách tự phát lên một tờ giấy, vẽ các khái niệm chính, các ý chi tiết liên quan đến các khái niệm này và các đường nối thể hiện mối liên hệ giữa các khái niệm trong mô hình tổng thể Điều này giúp HS phân tích và nhận ra những mối liên hệ trong một hệ thống phức tạp
Vòng tròn trong
ngoài HS đứng thành cặp trong hai vòng tròn đồng tâm Vòng tròn ngoài
mặt quay ra ngoài, vòng tròn trong mặt quay vào trong HS sử dụng thẻ từ hoặc đáp lại câu hỏi của giáo viên khi họ xoay vòng đến một thành viên mới Điều này giúp HS kiểm tra việc hiểu, ôn tập và xử
lý thông tin
Hợp tác sản xuất HS làm việc theo nhóm để tạo ra một sản phẩm riêng biệt nào đó
của nhóm mình, sau đó mang chia sẻ với toàn lớp
Hợp tác theo tuổi
hoặc theo khả
năng
Trong kỹ thuật này, học sinh hướng dẫn hoặc giảng giải cho bạn cùng lớp của mình hoặc cho HS nhỏ tuổi hơn Dạy người khác là cách học tốt nhất Tạo thành các cặp học sinh “chuyên gia theo những đề tài khác nhau và bảo họ giảng giải chon nhau nghe về những điều mình biết
Ngoài ra có thể tổ chức HS thành những “Nhóm gia đình” Rồi thì một thành viên của mỗi nhà gia nhập vào nhóm chuyên gia mới Thông qua sinh hoạt với nhóm chuyên gia mới này, họ học được một “chuyên môn nào đó, rồi thì họ trở về Nhóm gia đình của mình
để giảng giải lại cho các thành viên khác của nhóm họ chuyên môn
mà họ đã học
Dạy học hỗ tương Dạy học hỗ tương được Palincsar và Brown phát triển Hình thức dạy
học này như một cuộc hội thoại tương tác giữa GV và HS Nó giúp HS quan tâm và đi sâu vào nội dung học tập mà học sinh đang thảo luận bằng cách giúp các em đọc và hiểu tốt hơn Có bốn bước thực hiện: Bươc 1: Tóm tắt HS phát biểu lại những điều họ đã đọc bằng lời của mình Họ làm việc để tìm ra thông tin quan trọng nhất của văn bản Bắt đầu bằng việc tóm tắt các câu hay các đoạn Sau đó đưa HS đến những phần lớn hơn của văn bản
Bước 2: Đặt câu hỏi HS đặt câu hỏi về tài liệu đã đọc Để làm được điều này, HS phải nhận ra những thông tin quan trọng trong quan trọng, thiết lâp câu hỏi liên quan đến thông tin này và kiểm tra để chắc rằng họ có thể trả lời câu hỏi mà mình đặt ra
Bước 3: Giảng giải làm sáng tỏ: HS tập trung vào những lý do vì sao văn bản khó hiểu
Trang 5
5) Dạy học tìm tòi khám phá
Dạy học tìm tòi khám phá là một tiến trình HS đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi quan trọng của bài học Tự nhiên- Xã hội Học sinh phát triển câu hỏi, thu thập và tổ chức dữ liệu liên quan đến các câu hỏi, phân tích dữ liệu và đưa ra những suy luận hoặc rút ra những kết luận về dữ liệu ấy Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học được áp dụng vào quá trình học Tự nhiên-Xã hội Dấu hiệu nổi bật phân biệt lối dạy học tòi khám phá là hoạt động của
HS Giáo viên làm cho việc học của HS dễ dàng Kiểu học tập này được thực hiện tôt nhất khi HS làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ Dạy học tìm tòi khám phá có những lợi ích như sau:
- HS đưa/phát ra kiến thức của riêng mình
- Câu trả lời do chính học sinh khám phá ra, vì vậy dễ nhớ hơn
- Khuyến khích tư duy sáng tạo đa hướng
- Các kỹ năng tư duy cao cấp được nhấn mạnh (phân tích, tổng hợp, đánh giá)
- Kỹ năng được tích hợp với kiến thức khi HS tổ chức và phân tích dữ liệu theo những cách khác nhau (bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, bảng tóm tắt, báo cáo…
Mặc dù có nhiều hình thức học khác nhau, nhưng về cơ bản lối học tìm tòi khám phá trải qua năm bước như sau:
Bước 1: Nhận diện và làm sáng tỏ những câu hỏi/ vấn đề Vấn đề này có thể do HS đưa ra hoặc do GV đề xuất
Bựớc 2: Đặt giả thuyết Đề nghị những giải pháp tiềm năng hoặc giải thích các vấn đề đặt ra Việc phát triển một giả thuyết định hướng cho học sinh nghiên cứu
Bước 3: Thu thập và tổ chức các chứng cứ Định vị và thu thập dữ liệu là điều quan trọng Giai đoạn này cho phép HS phát triển các kỹ năng nghiên cứu xã hội chẳng hạn như chọn lựa thông tin liên quan, đánh giá giá trị của loại dữ liệu trực tiếp so với loại dữ liệu gián tiếp Tổ chức và giải thích thông tin, phân loại, trình bày thông tin
Bứớc 4: Đánh giá, phân tích và diển giải thông tin Dựa trên các chứng cứ và dữ liệu
có sẵn, xác định những giải pháp khả thi hay giải thích nào là hữu hiệu?
Bước 4: Kết luận, suy luận, và khái quát hóa Giả thuyết được khẳng định hay bị bác
bỏ Câu trả lời cho vấn đề đặt ra là gì? Những suy luận nào có thê được rút ra? Những câu hỏi nào có thể được đưa thêm thông qua phân tích dữ liệu/thông tin?
Kiểu dạy-học này thường tốt nhất nếu học sinh được làm việc hợp tác Các câu hỏi kiểu truy tìm khám phá thu hút sự quan tâm, hứng thú của học sinh và cung cấp một cấu trúc trên đó phát triển tiến trình giảng dạy và đánh giá Học sinh tham gia tích cực vào việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra và học các kỹ năng trình bày dạng viết, nói và sử dụng phương tiện nghe nhìn
6) Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh học ở nhà trường Giải quyết vấn đề có một vai trò quan trọng trong việc học môn Nghiên cứu xã hội và
là trọng điểm của nhiều chiến lược giảng dạy
Học sinh sử dụng các chi tiết sự kiện, các khái niệm và các nhận định khái quát trong tiến trình tìm ra giải pháp cho vấn đề và đi đến những quyết định về các vấn đề Hãy nhớ rằng giải quyết vấn đề và ra quyết định đều là tiến trình Hai tiến trình này liên quan đến một chuỗi gồm các bước mà người học sinh theo để đến một kết luận nào đó Tiến trình giải quyết vấn đề và ra quyết định nhìn chung đòi hỏi học sinh sử dụng những kiến thức đã biết để đưa
ra giải pháp hoặc đi đến quyết định Biểu đồ dưới đây minh họa các kỹ năng suy nghĩ cần thiết để thực hiện các kỹ năng ra quyết định:
Trang 6Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng suy nghĩ
Nhận diện và phát biểu vấn đề Giới thiệu các chi tiết-sự kiện, phân tích và
nêu câu hỏi
Đề xuất các phương án khác Phân tích để nhận diện các ý chính, các vấn
đề và các mâu thuẫn, tổng hợp để đề xuất những hành động
Theo dõi những hậu quả có thể xảy ra ở mỗi
phương án
Diễn giải, phân tích dữ liệu, phát triển khái niệm, hình dung ra các kết quả
Nhận diện những đòi hỏi cho việc ra quyết
định Đánh giá các loại hậu quả, xác định ưu tiên thực hiện và xem xét các lý do hành động
Quá trình giải quyết vấn đề gồm sáu bước:
- Tìm ra vấn đề
- Trình bày vấn đề
- Hoạch định giải pháp
- Thực hiện kế hoạch
- Đánh giá giải pháp
- Củng cố những gì đạt được
Sơ đồ dưới đây phác họa một cách tiếp cận hệ thống đối với tiến trình giải quyết vấn
đề và ra quyết định GV có thể theo chiến lược này để phát triển các hoạt động liên quan đến một số vấn đề
Trang 7
7) Giảng dạy trực tiếp
Nhận diện và phát biểu vấn đề
Chứng cứ nào cho thấy có vấn đề?
Sự kiện nào đã xảy ra? Khi nào? Ở đâu?
Đó là một vấn đề đơn lẻ hay là một phần
của một vấn đề lớn hơn?
Truy tìm kiến thức
Thu thập và phân tích dữ liệu/thông tin
liên quan đến vấn đề Xác minh tính
chính xác và tính hoàn chỉnh
Nhận diện những người liên quan
Tập hợp và phân tích dữ liệu dựa trên
những hành động và phát biểu
Phân tích cơ sở vấn đề
Suy ra các lý do cho hành động Nhận diện lý do vì sao ý kiến của mọi người khác nhau và gây ra mâu thuẫn Đưa ra giả thuyết về nguồn gây ra mâu thuẫn, ví dụ giá trị, những khác biệt về văn hóa
Ra quyết định
Nhận ra nhóm hay số người có thể hành
động
Gọi tên các hành động mà những người trên
có thể thưc hiện
Phỏng đoán những hậu quả mà mỗi hành
động có thể tạo ra
Sắp xếp trật tự các quan hệ
Làm sáng tỏ điểm quan trọng
Xác định cái gì là quan trọng đối với bạn trong tình huống
Hành động
Quyết định hành động tốt nhất cho các nhóm, cho chính bạn hoặc khuyến khích người khác có công việc và trách nhiệm thích hợp hành động
Trang 8Giảng dạy trực tiếp là hình thức thuyết giảng Không phải tất cả bài thuyết giảng là kém, nhưng nhìn chung thuyết giảng nhiều trong một bài dạy là không tốt Đôi khi cần phải trình bày một số thông tin cơ bản, giải thích một kỹ năng mới, làm mẫu một tiến trình suy nghĩ, hoặc cung cấp một sự giảng dạy trực tiếp cho người học trước khi tự họ nắm bắt bài học Chiến lược giảng dạy trực tiếp bao gồm 6 bước:
· Bước 1: Ôn bài cũ
· Bước 2: Trình bày bài học/tài liệu mới
· Bước 3: Thực hành có hướng dẫn
· Bước 4: Cho phản hồi
· Bước 5: Thực hành độc lập
· Bước 6: Ôn tập củng cố
8) Những chiến lược nghe nhìn
Sự đa dạng là gia vị của cuộc sống, vì vậy giáo viên không nên theo con đường giảng dạy trực tiếp mỗi ngày Một bài giảng tương tác được minh họa bằng những slide hoặc hình ảnh từ các nguồn tư liệu thực tế là một chiến lược dạy học tốt Phát triển môt bài dạy phong phú hình ảnh mất thời gian nhưng với nó giáo viên có thể dạy cho học sinh nội dung cũng như các kỹ năng phân tích hình ảnh Điều then chốt là xây dựng trong người học tinh thần tham gia/quan tâm và hoạt động tương tác khi hình ảnh được trưng bày và phân tích GV cần phân tích mẫu một vài hình ảnh cho HS xem trước, rồi khuyến khích HS diễn giải những gì mình thấy một cách độc lập
Một công cụ học tập hữu hiệu hơn là tư liệu hình ảnh do chính học sinh chuẩn bị và xây dựng Phương tiện đa truyền thông, các trang Web cung cấp nhiều con đường thu thập tư liệu hình ảnh Học sinh chọn lựa hình ảnh và phát triển câu chuyện hoặc truyện kể dựa trên diễn giải các sự kiện, dữ liệu và thông tin Và như vậy, các em tạo ra được một sản phẩm nghe nhìn, các em có thể nắm bắt những khái niệm nào đó
Chẳng hạn, với vài cái chai nhựa và một ít nước, GV có thể giúp trẻ làm quen và nhận ra các đặc tính của nước, tìm hiểu về trọng lực, sự bay hơi, ngưng tụ, áp suất khí quyển “Với một cái thau đầy nước, cho trẻ bỏ vào đó vài thứ đồ chơi trong lớp (nút bấc, miếng bọt biển, quả bóng bàn, tấm gỗ ), cô giáo đã có thể giúp trẻ hiểu thế nào là chìm
và nổi, từ đó hình thành khái niệm về tính chất dày đặc và sự chiếm chỗ”
9) Dạy chi tiết-sự kiện, khái niệm và các nhận định khái quát
_
Bạn phải dạy tất cả: chi tiết-sự kiện, khái niệm và các nhận định khái quát, các giả thuyết và những hình thức khác của kiến thức nghiên cứu xã hội Và bạn phải dạy tất cả những hình thức kiến thức này một lần trong hình thức tổng hợp hài hòa bởi vì không có cái nào tồn tại một cách cô lập Khái niệm dựa trên chi tiết-sự kiện, nhưng chi tiết-sự kiện là vô nghĩa trừ phi chúng liên kết với khái niệm và các nhận định Đó là một cấu trúc tương quan phức tạp và mỗi lớp này dựa vào lớp trên hay dưới để hỗ trợ nhau và tạo nên sự liên kết Kéo một thành phần nào đó ra khỏi cấu trúc thì cấu trúc ấy sẽ sụp đổ
Các phương pháp day học hiện tại không hỗ trợ nhiều trong việc quyết định xem mỗi một yếu tố trong những yếu tố này có thể được dạy cùng với nhau hoặc theo chuỗi như thế nào để giúp HS học tập tốt nhất Học tập là một quá trình kiến tạo HS xây đắp hiểu biết từng
Trang 9chút từng chút một và thường theo những cách cá biệt Không phải mọi học sinh học tập theo cùng một cách Điều này tùy thuộc vào việc chúng ta giúp các em nỗ lực như thế nào
Để tìm ra những cách hoàn thành mục đích trên, điều trước tiên là GV nắm một số định nghĩa liên quan sau đây,
Nhận định
Nhận định là một phát biểu về những mối quan hệ giữa hai hoặc giữa các khái niệm Nhận định đúng và có thể xác minh được trong tất cả trường hợp dựa trên những chứng cứ tốt nhất có sẵn Thí dụ, nếu bạn một lần bị ngô độc vì ăn cá lóc (sự kiện), thì bạn không thể khái quát thành nhận định rằng cá lóc là cá độc Tuy nhiên, nếu thực tế bất kỳ ai lúc nào ăn cá lóc đều trúng độc thì nhận định cá lóc là cá độc là đúng Các nhận định tổ chức và tóm tắt thông tin đạt được từ việc phân tích các sự kiện Một nhận định thường là một sự khẳng định rộng rãi Ngược lại, một sự kiện chỉ là một sự thật về một trường hợp cụ thể Hãy so sánh các nhận định dưới đây và những sự kiện liên quan để xem sự khác biệt giữa nhận định và sự kiện
Nhận định khái quát Sự kiện liên quan
Các hoạt động phát thanh, truyền hình rất có
ích cho mọi người Qua truyền hình, nhiều học sinh ở Thanh Hóa đã có thể biết về thành phố Hồ Chí
Minh
Lửa rất nguy hiểm Hằng năm lửa thiêu hủy hàng ngàn căn nhà,
làm thiệt hai bao nhiêu tài sản của người dân Mọi người trong cộng đồng lệ thuộc nhau Tại Việt Nam, dân cư thành phố phải mua
gạo và thực phẩm từ các vùng nông thôn Nước thải rất độc hại đối với đời sống sức
khỏe của con người Trong nước thải có nhiều loại chất bẩn như thực phẩm rửa mục, phân nước tiểu, v.v…Và
nước thải còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh
Bạn có thể nhìn thấy các nhận định là những “tư tưởng lớn” trong lúc sự kiện thì cụ thể và có giới hạn Các nhận định rút ra được từ sự phân tích nhiều tập hợp sự kiện Trước khi một nhận định được chứng minh, tuy nhiên, đó là một giả thuyết Nói cách khác, giả thuyết là những nhận định tiềm năng
Cấu trúc kiến thức
(Theo Armstrong 1989)
Nhận định
Khái Cụ
thể
Sự kiện-chi tiết
Trang 10
10) Cách dạy các nhận định
Có hai cách tổ chức các hoạt động giúp HS phát triển các nhận định hoặc chứng minh các giả thuyết (nhận định tiềm năng): quy nạp (cách tiếp cận khám phá) và diễn dịch (cách tiếp cận giải thích) Cả hai cách đòi hỏi học sinh hiểu những mối liên hệ giữa các mục và tích cực tham gia học tập
Cách dạy các nhận định theo hướng quy nạp
1) HS xem xét các tập hợp dữ liệu hoặc tài liệu/ ví dụ cụ thể
2) GV nhận diện và giải thích các điểm chủ yếu thông qua câu hỏi và bàn bạc
3) Cuối cùng HS rút ra các kết luận từ dữ liệu, tóm tắt những điều tìm thấy và khám phá hoặc suy luận ra nhận định
Cách dạy các nhận định theo hướng diễn dịch
1) GV trình bày một giả thuyết hoặc đưa ra một nhận định và yêu cầu HS tìm chứng cứ ủng
hộ nhận định ấy hoặc chứng minh khẳng định giả thuyết
2) GV làm sáng tỏ các khái niệm là thành tố tạo nên nhận định
3) GV giảng giải, đưa câu hỏi, tài liệu và trợ giúp HS xác minh nhận định
4) HS nhận diện, tìm ra hoặc tạo nên những trường hợp mới của nhận định
Dù theo cách dạy nào, quy nạp hay diễn dịch, GV đều yêu cầu HS khởi đầu tiến trình tim tòi Như đã giải thích trong chiến lược dạy học tìm tòi khám phá, tiến trình này bao gồm:
· Thu thập thông tin thông tin (ví dụ từ SGK, từ các nguồn thực tế trực tiếp hoặc nguồn thực tế gián tiếp, tranh ảnh, phỏng vấn, bảng hỏi)
· Tổ chức thông tin (ví dụ, lập biểu đồ/ sơ đồ, bản đồ để thể hiện thông tin thu được)
· Phân tích thông tin (xem xét các mối quan hệ nhân quả, tóm tắt các mô hình, xu hướng, những điểm tương đồng và khác biệt)
· Phát biểu các tóm tắt, nhận định và các suy luận dựa tên thông tin và tài liệu
HS phải kết nối các sự kiện với quan niệm và ý tưởng để tạo nên những ý tưởng chung
Ba điều người GV có thể làm để giúp HS nâng cao khả năng tạo ra các nhận định
1 Tổ chức việc giảng dạy của mình và thiết kế bài học xoay quanh những nhận định
2 Luôn luôn buộc học sinh rút ra kết luận và tạo ra những nhận định
Thông thường GV hay tổ chức những hoạt động thú vị cho HS nhưng lại ít khi từ hoặc trên các hoạt động ấy làm cho HS phát biểu nên các kết luận Hãy nhớ rằng việc đạt đến câu trả lời đúng không bảo đảm rằng HS áp dụng hay hiểu được một nhận định cụ thể
3 Thiết kế các bài tập đánh giá để giúp HS suy ngẫm, phản ánh lại những hoạt động học tập đã được tổ chức
Nếu việc giảng dạy của GV tập trung vào các nhận định chứ không phải vào những giai đoạn lịch sử, những vùng miền của đất nước, vậy thì người GV phải bảo đảm rằng những bài tập đánh giá cho học sinh phải đòi hỏi họ khám phá hay áp dụng các nhận định Nếu mục đích của bạn là giúp HS có thể tạo và sử dụng các nhận định, thì bài tập đánh giá phải phán ánh điều đó- kỹ năng suy nghĩ cao cấp
11) Cách dạy các khái niệm
Khái niệm là các loại chúng ta sử dụng để nhóm gộp thông tin Khái niệm tổ chức thông tin dưới một tên gọi hay nhãn hiệu Các khái niệm tạo nên những khối và những đường liên hệ