1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chương trình đào tạo giáo viên ở Việt Nam những bất cập và hướng phát triển

8 332 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 20,67 KB
File đính kèm Chương trình đào tạo giáo viên.rar (18 KB)

Nội dung

một số định hướng phát triển chương trình đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. Hy vọng trong tương lai không xa, những cỗ máy “cái” sẽ có một chương trình đào tạo mới, hợp lý và hiện đại tiếp cận với thực tiễn phổ thông gần hơn. Tuy nhiên, đây là một công việc đầy khó khăn, thách thức vì đó là một cuộc cách mạng thực sự.

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở VIỆT NAM MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

TS Phạm Thị Kim Anh

Viện NCSP-ĐHSP Hà Nội

(Báo cáo tại Hội thảo khoa học Quốc tế: “Phát triển chương trình đào tạo GV-Cơ hội và thách thức” ĐHSP Thái Nguyên ngày 20.8.2015)

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Chưa có lúc nào việc đổi mới đào tạo sư phạm và xem xét lại chương trình đào tạo giáo viên (GV) trong các trường ĐHSP lại trở thành một đòi hỏi cấp thiết đến thế trong giai đoạn hiện nay Bởi vì, chiếc “máy cái” sư phạm hiện thời đã và đang bộc lộ nhiều bất cập trước tiến trình của công cuộc đổi mới giáo dục cả về triết lý đào đạo cũng như nội dung chương trình đào tạo Trong báo cáo này chúng tôi xin tập trung vào những bất cập, hạn chế của chương trình đào tạo GV hiện nay,

từ đó đề xuất hướng phát triển chương trình đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

II.NỘI DUNG

1.Một số bất cập, hạn chế của chương trình đào tạo GV hiện nay trong các cơ

sở đào tạo GV.

Về chương trình khung: Theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT (2006), cấu

trúc chương trình đào tạo GV được quy định cụ thể về khối lượng kiến thức cho tất

cả các ngành học trước đây là 210 đơn vị học trình và được thiết kế trong thời gian đào tạo là 4 năm Sau khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ (với tổng số lượng là

120 TC đến 140 TC), chương trình đào tạo sư phạm vẫn bộc lộ khá nhiều bất cập Qua sự nghiên cứu, so sánh, phân tích và mổ xẻ của nhiều chuyên gia giáo dục

thì chương trình khung giáo dục ĐH khối ngành sư phạm của Việt Nam hiện nay

có ba tồn tại cần khắc phục:

Một là, tỷ lệ thời gian đào tạo dành cho các khối kiến thức chưa hợp lý Tổng thời

gian dành cho kiến thức sư phạm chỉ có 33 – 36 đơn vị học trình (đvht), chiếm từ

Trang 2

16 – 18% Trong đó, thực tập sư phạm chỉ chiếm 10 đvht/210 đvht Còn kiến thức đại cương chiếm tới 38% thời lượng

Hai là, mọi chuyên ngành đào tạo trong trường sư phạm cùng chung một khối

kiến thức giáo dục đại cương là bất hợp lý Thực tế cho thấy, tất cả 14 ngành sư phạm đào tạo giáo viên THPT đều có các môn đại cương như nhau PGS Bùi Văn Nghị cho rằng, trong khung chương trình ngành tin học không nên có học phần tin học ở phần đại cương, trong khung chương trình ngành tâm lý – giáo dục không nên có các học phần về tâm lý học đại cương… Bộ nên quy định 50% kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc còn 50% còn lại do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ

sở định hướng của chương trình khung

Ba là, chương trình chưa phù hợp với từng trường Đối với thời gian thực tập của

các sinh viên cũng rất ít Chỉ có 8-10 tuần đi thực tập và cũng chỉ giới hạn ở một số tiết nhất định tại trường phổ thông

Về chương trình chi tiết: sau khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ, Chương trình

đào tạo GV trong các trường sư phạm đã có sự điều chỉnh, thay đổi ít nhiều Kết

quả nghiên cứu đề tài “Giải pháp đổi mới chương trình đào tạo giáo viên trình

độ đại học theo học chế tín chỉ” của GS.TS Đinh Quang Báo Trường ĐHSP Hà

Nội (2014) đã chỉ ra một số ưu điểm của chương trình đào tạo GV trong các

trường sư phạm như: “1) được xây dựng theo tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực

2) có các học phần lựa chọn, học phần tích hợp, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt theo MT và chuẩn đầu ra của CT 3) Chặt chẽ, có tính liên kết và cấu trúc hợp lý nhằm trang bị năng lực cần có của người

GV 4) Đảm bảo tính hệ thống 5) Đảm bảo tính cân đối, có tỷ lệ hợp lý giữa đại cương và chuyên nghiệp 6) đảm bảo tính cân đối có tỷ lệ hợp lý giữa chuyên môn

và NVSP 7) có tỷ lệ hợp lý giữa cơ sở ngành và chuyên ngành 8) có tỷ lệ hợp lý giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu 9) nội dung trong chương trình đào tạo được lựa chọn thực sự là cốt lõi và cần thiết cho người GV tương lai 10) Nội dung CTĐT gắn với nội dung giáo dục phổ thông, gắn kết kiến thức chuyên ngành với nội dung dạy học ở phổ thông 11) Nội dung CTĐT có tham khảo các CTĐT cùng lĩnh vực ở trong nước và quốc tế 12) Nội dung CTĐT của khoa

Trang 3

được rà soát định kì để bổ sung và điều chỉnh cho cập nhật và phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo hướng tăng cường các kĩ năng” (1)

Tuy nhiên, ý kiến đánh giá về những ưu điểm đó chưa cao Trong Đề án đổi

mới chương trình đào tạo GV THCS, THPT của trường ĐHSP Hà Nội xây dựng tháng 3/2015 đã thẳng thắn nêu rõ những bất cập sau của chương trình đào tạo GV:

-Chương trình đào tạo hiện hành vẫn mang nặng tính kinh nghiệm; vẫn chưa XD

được một CT đào tạo theo tín chỉ linh hoạt theo đúng bản chất của nó

- Chưa xác định được chương trình cốt lõi để đào tạo GV dẫn đến sự nặng nề trong kiến thức hàn lâm.

-Trong chương trình cơ bản vẫn chưa làm rõ được mối quan hệ giữa chương trình đại học với kiến thức, năng lực cần đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông nên đã gây ra khó khăn cho SV khi vận dụng trong dạy học.

-Đặc biệt, chương trình đào tạo chưa chú trọng hình thành khả năng xây dựng, phát triển chương trình đối với SV.

- Chưa có cấu trúc hợp lí giữa chương trình cơ bản và chương trình nghiệp vụ Hơn nữa, chương trình nghiệp vụ sư phạm vẫn còn mang tính hàn lâm, giáo điều.

- Chương trình chưa chú trọng phát triển năng lực của SV, nhất là năng lực tự học,

tự nghiên cứu; chưa đề cập đến năng lực dạy học tích hợp và phân hóa trong giảng dạy.

- Sinh viên chưa được trang bị một cách hợp lí các kỹ năng về giáo dục toàn diện, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp, về tham vấn học đường, về các tổ chức hoạt động trải nghiệm….

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác cho rằng, chương trình đào tạo GV trong các trường sư phạm còn quá nặng, có nhiều phần trùng lặp GS Nguyễn Quang Diệu

(Trường ĐHSP Hà Nội ) chia sẻ: “Có những nội dung thuộc chương trình ĐH tiếp tục bị lặp lại đến 2/3 ở chương trình đào tạo thạc sĩ; có phần chồng chéo về nội dung giữa các trình độ đào tạo khác nhau Nói trong phạm vi đào tạo cử nhân sư phạm toán, thấy rất rõ nhiều nội dung học tại trường quá nặng… Mục tiêu đào tạo

Trang 4

chính vẫn là để các em tốt nghiệp về các trường THPT dạy học Vậy mà nhiều kiến thức SV phải học trừu tượng quá mức, hầu như không dùng gì khi các em ra

Số lượng các học phần quá lớn vì sinh viên phải học rất nhiều môn, nhưng nội dung lại dàn trải, thiếu trọng tâm Trong số đó có đến một nửa thời gian học các môn đại cương và các môn khoa học chính trị Do vậy, kiến thức mà sinh viên tiếp thu được không sâu Khối kiến thức NVSP còn ít nên việc rèn các kỹ năng nghề nghiệp cho

SV như: Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề…còn hạn chế Chương trình cũng chưa tạo điều kiện cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả

Nội dung các học phần Tâm lí học, Giáo dục học vẫn nặng về lí thuyết và

có tính chất hàn lâm, chưa thực sự gắn kết và bắt kịp với sự biến đổi ngày càng

phức tạp ở thực tế phổ thông SV chưa được “tắm mình” trong các tình huống cụ

thể trong dạy học và GD ở trường phổ thông Bởi vậy, SV cảm thấy ít gắn bó với môn học này và mang tâm lí học đối phó Kết quả là, nhiều SV ra trường bị hẫng hụt và hết sức lúng túng trước những tình huống mà họ gặp phải ở trên lớp

Các học phần về phương pháp dạy học bộ môn tuy đã cố gắng trang bị cho

SV nắm vững hệ thống các phương pháp DH và cập nhật những vấn đề đổi mới về phương pháp giảng dạy ở phổ thông, song vẫn còn khoảng cách khá xa giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa đào tạo ở trường sư phạm với thực tế giảng dạy ở nhà trường Nhiều SV khi thực tập SP rất ngỡ ngàng, lúng túng trước những yêu cầu của GV hướng dẫn dưới phổ thông (như cách lập kế hoạch dạy học, thiết kế giáo án; trình bày bài giảng, sử dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan, tổ chức các hoạt động DH-GD ngoài giờ lên lớp…)

Trong một hội nghị khoa học,Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng: hiện các trường sư phạm không bước đồng hành cùng các trường phổ thông Nhiều trường vừa đào tạo sư phạm vừa đào tạo ngoài sư phạm nên dẫn đến tình trạng đào tạo sư phạm ít được chú ý, chỉ nặng lý thuyết, không có thực hành Thứ trưởng cũng thừa nhận hiện nay đào tạo giáo viên đang nặng về lý thuyết, nhẹ thực

hành và thẳng thắn nêu rõ: “ chương trình đào tạo của các trường sư phạm hiện

Trang 5

được đánh giá là lạc hậu nhất trong các trường đại học” Ông dẫn chứng, Bộ giao cho trường sư phạm được chủ động làm chương trình nhưng không phân biệt sự khác nhau giữa chương trình và giáo trình… Thêm nữa, chương trình đào tạo sư phạm không có tính cạnh tranh, đào tạo xong địa phương nhận về mà không có đánh giá năng lực”.(3)

Từ những bất cập này, chúng tôi cho rằng, chương trình đào tạo ĐHSP chưa thể hiện được tính nghề nghiệp của nó Nếu cho rằng phẩm chất của nhà giáo

là:kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và lòng yêu nghề, thì các trường sư

phạm hiện nay chủ yếu mới làm được một phần của yếu tố đầu (kiến thức chuyên môn) mà chưa chú trọng tới năng lực sư phạm ( hay nghiệp vụ sư phạm) Chính bởi vậy, nhiều sinh viên đi thực tập sư phạm gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và khi

ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của phổ thông Qua kết quả điều tra của một số nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới 50% số SV sau khi tốt nghiệp sư phạm muốn đổi nghề, do thiếu vững tin

Để đáp ứng với yêu cầu của đổi mới GD, các trường sư phạm đã và đang tiến hành đổi mới chương trình đào tạo, thiết kế, xây dựng lại chương trình cho phù hợp Công việc này đòi hỏi phải có những định hướng rõ ràng và cụ thể Dưới đây chúng tôi xin đề xuất một số định hướng về đổi mới chương trình đào tạo GV

2 Một số định hướng phát triển chương trình đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.1 Chương trình đào tạo GV phải đảm bảo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV

Mục tiêu của trường sư phạm là đào tạo SV trở thành GV các cấp học Do đó, chương trình đào tạo phải đạt được các tiêu chí về phẩm chất nhân cách và các năng lực của Chuẩn nghề nghiệp GV đã quy định

Từ chuẩn nghề nghiệp GV, CTĐT GV của các trường SP phải được thiết kế một cách tổng thể các hoạt động của quá trình đạo tạo, trong đó mô tả mục tiêu, các khối kiến thức, năng lực, phẩm chất cụ thể, các phương pháp, hình thức tổ chức, kế hoạch đào tạo, các tiêu chí để kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo Các thành phần đó chỉ ra

Trang 6

những phẩm chất năng lực mà quá trình đào tạo phải đạt được Đó cũng chính là CĐR (Chuẩn tốt nghiệp) ĐHSP

2.2 Chương trình đào tạo GV phải được thiết kế hướng vào sự thay đổi vai trò của GV trong xã hội hiện nay

Theo quan niệm mới, GV hiện nay phải trở thành : 1) Nhà giáo dục; 2) Nhà nghiên cứu; 3)Người học; 4) Nhà văn hóa- xã hội

- GV là nhà GD (theo nghĩa rộng): nghĩa là GV không chỉ có vai trò giảng dạy, truyền

thụ kiến thức mà là nhà GD chuyên nghiệp, thực hiện sứ mệnh cải tạo xã hội và phát triển toàn diện HS bằng năng lực tư duy và năng lực hành động để HS không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, sức khoẻ, những xúc cảm và kĩ năng cần thiết, cơ bản của con người

- GV là một người nghiên cứu: Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về nghề dạy học 2011

đã khẳng định: GV phải là người canh tân và nghiên cứu trong giáo dục chứ không đơn thuần là người truyền tải chương trình giáo dục Do đó, GV phải có vai trò

là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn GD Nói cách khác, GV

là người lao động sáng tạo, xây dựng và phát triển những kiến thức mới trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn GD và hoạt động nghề nghiệp của bản thân để GD học sinh

-GV là người học suốt đời: GV phải là người học suốt đời để vừa nâng

cao năng lực cá nhân, sự hiểu biết về xã hội và khoa học trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục HS Việc đào tạo trong trường sư phạm mới chỉ là sự chuẩn bị ban đầu cho một người bước vào nghề

và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn hành nghề Do đó GV phải là người học suốt đời

và phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực học để tự bồi dưỡng và hướng dẫn HS học tập

- GV là nhà văn hoá – xã hội: Điều này nhấn mạnh đến trách nhiệm đóng góp của GV

trong cộng đồng nơi cư trú và cộng đồng địa phương như một công dân có ý thức trách nhiệm xây dựng môi trường văn hoá-xã hội qua tấm gương nhân cách, đạo đức của

Trang 7

mình Nói cách khác, GV sẽ đóng vai trò tích cực vào các phong trào xây dựng văn hoá của địa phương, cộng đồng

Với 4 vai trò trên đây, đòi hỏi chương trình đào tạo GV phải hướng tới việc đào tạo những giáo sinh tương lai trở thành nhà GD, người nghiên cứu, người học suốt đời

và nhà văn hóa-xã hội

2.3 Chương trình đào tạo GV phải được xây dựng theo tiếp cận mục tiêu phát triển năng lựcnghề

Mục tiêu của các trường sư phạm là đào tạo ra những SV có đủ năng lực thực hiện các hoạt động cơ bản trong thực tiễn nghề nghiệp và giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn GD Đặc biệt, sau năm 2015 chương trình-SGK mới

ở phổ thông sẽ được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực HS Vì thế, chương trình đào tạo GV phải cấu trúc và thiết kế lại sao cho phát triển được những năng lực nghề cần thiết và vững chắc cho SV để có thể đáp ứng với thực tiễn phổ thông Muốn vậy, trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo GV cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa học lí thuyết với thực hành, thực tập; tri thức lí luận với tri thức thực tiễn; tri thức khoa học với tri thức kinh nghiệm và tri thức hành động theo định hướng phát triển năng lực nghề Trong đó chú trọng rèn luyện các năng lực dạy học-giáo dục cho SV Trong chương trình đào tạo phải đặt bộ môn phương pháp dạy-học và kiến thức về NVSP vào một vị trí thích đáng đồng thời chăm lo đầu tư cho bộ môn này thực sự trở thành rường cột trong đào tạo NVSP

Theo tiếp cận này thì mục tiêu của CTĐT phải được cụ thể hóa bằng hệ thống năng lực của người GV: năng lực chuyên ngành, năng lực DH và GD, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo và đổi mới, năng lực nghiên cứu, năng lực phát triển chương trình, năng lực giao tiếp; năng lực thích ứng môi trường; năng lực học tập suốt đời, năng lực văn hóa – xã hội, năng lực cảm xúc, năng lực truyền thông, năng lực công nghệ thông tin, năng lực phát triển nghề

2.4 Chương trình đào tạo GV phải được thiết kế lại phù hợp với sự thay đổi của

CT - SGK mới sau 2015.

Trang 8

CT - SGK mới được xây dựng theo quan điểm chuyển từ việc trang bị kiến thức sang hình thành năng lực cho HS; dạy theo chương trình tích hợp và phân hóa Vì thế số môn học ở phổ thông giảm, chủ yếu là hoạt động giáo dục (nhiều môn không còn nữa mà tích hợp trong môn KHTN và KHXH) Thực tế này đòi hỏi các trường

sư phạm phải tái cấu trúc lại các khoa và xây dựng lại chương trình đào tạo mới theo hướng dạy học tích hợp và phân hóa để SV ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của đổi mới GD phổ thông

Trên đây là một số định hướng phát triển chương trình đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông Hy vọng trong tương lai không xa, những cỗ máy “cái” sẽ có một chương trình đào tạo mới, hợp lý và hiện đại tiếp cận với thực tiễn phổ thông gần hơn Tuy nhiên, đây là một công việc đầy khó khăn, thách thức

vì đó là một cuộc cách mạng thực sự

Trích dẫn và tài liệu tham khảo

(1).Đinh Quang Báo- “Giải pháp đổi mới chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học theo học chế tín chỉ” Đề tài NCKH cấp Bộ, MS B2011 – 17 – CT03 (2014)

(2) Ngọc Hà-Chương trình đại học cần bớt trừu tượng Báo Tuổi trẻ

Online 01/11/2013 06:55 GMT+7

(3) Thùy Linh-Giáo viên phổ thông khó đổi mới - lỗi từ đào tạo sư phạm Đài

VOH, Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM.06:32 09/06/2015.

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học, Tài liệu hội thảo – tập huấn: Phát triển

chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học, tháng 9/2013

5 Đề án đổi mới chương trình đào tạo GV THCS, THPT của trường ĐHSP Hà Nội Tháng 3/2015

Ngày đăng: 14/11/2017, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w