Cùng với việc gia tăng diện tích số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện bị thiệt hại ngày càng gia tăng từ 19 hộ nuôi bị lỗ vốn năm 2012 lên đến 1.767 hộ 2016, chính vì thế đề tài“Phân tí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
TRẦN VĂN ÚT TÁM
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU NGANG,
TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh, Năm 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ BÙI THỊ THU HÒA
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÊN
QUYẾT ĐỊNH ĐÓNG GÓP CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀO
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS Nguyễn Ngọc Vinh
TRẦN VĂN ÚT TÁM
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU NGANG,
TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRẦN TIẾN KHAI
Tp Hồ Chí Minh, Năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” là công trình
nghiên cứu của chính bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Tiến Khai
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, một số số liệu kế thừa
từ các nghiên cứu trước đây đã được trích dẫn đúng qui định, các số liệu điều tra, thu thập và xử lý kết quả chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Ngày tháng năm 2017
Tác giả
Trần Văn Út Tám
Trang 4Thâm canh Quản canh cải tiến
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu
Tổ chức lương thực thế giới
Thẻ chân trắng Phân tích phương sai (Analysis of Variance)BCR Hệ số lợi ích - chi phí (Benefit cost ratio)
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product) TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 5MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶTVẤNĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4 ĐỐITƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 4
1.4.2.1 Phạm vi không gian: 4
1.4.2.2 Phạm vi thời gian: 4
1.4.3 Hạn chế, giới hạn của luận văn: 5
1.4.4 Cấu trúc của Luận văn: 5
1.5 Ý NGHĨATHỰCTIỄN VÀ KHOA HỌC 6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6
CHƯƠNG 2 8
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 8
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
2.1.1 Các khái niệm 8
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả 10
2.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾTVỀ NGHIÊN CỨUHIỆUQUẢSẢNXUẤT 11
2.2.1 Hàm sản xuất 11
2.2.2 Hàm Chi phí 11
2.2.2.1.Chi phí trong ngắn hạn: 12
2.2.2.2.Chi phí trong dài hạn 13
2.2.3 Hàm Lợi nhuận 13
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 13
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước 13
2.3.2 Nghiên cứu trong nước 15
TÓM TẮTCHƯƠNG 2 18
CHƯƠNG 3 19
Trang 6PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 19
3.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU 20
3.2.1 Chọn vùng nghiên cứu 20
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 20
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 20
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 21
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 23
TÓM TẮTCHƯƠNG 3 28
CHƯƠNG 4 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 THỰCTRẠNG NUÔI TÔM TRÊN THẾGIỚI 29
4.1.1 SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI TRÊN THẾ GIỚI 29
4.1.2 Hiện trạng sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học 30
4.1.3 Hiện trạng chế biến 31
4.2 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TẠI VIỆT NAM 32
4.3 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TCT TẠI TRÀ VINH 34
4.4 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TCT TẠI CẦU NGANG 35
4.4.1 Vị trí địa lý huyện Cầu Ngang 35
4.4.2 Điều kiện tự nhiênhuyện Cầu Ngang 36
4.4.3 Tình hình kinh tế-xã hội huyện Cầu Ngang 37
4.4.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang 37
4.5 PHÂN TÍCH THỰCTRẠNGHIỆUQUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNGCỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNCẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH 40
4.5.1 Giới tính của chủ hộ 40
4.5.2 Tuổi của chủ hộ 41
4.5.3 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật 42
4.5.4 Kinh nghiệm sản xuất 42
4.5.5 Qui mô sản xuất của nông hộ 44
4.5.6 Cơ cấu vụ nuôi tôm TCT 45
4.5.7.Tình hình chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng nuôi tại nông hộ 45
4.5.8.Các loại dịch bệnh trên tôm TCT: 47
4.5.9 Tình hình tín dụng của nông hộ 47
4.5.10 Tình hình nghiên cứu giá cả thị trường tôm TCT 48
4.5.11.Tình hình tiêu thụ tôm thương phẩm của các hộ nuôi tôm TCT 49
4.6 PHÂN TÍCH HIỆUQUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNGTẠI HUYỆNCẦU NGANG 50
4.6.1 Các cơ sở cung ứng vật tư đầu vào cho nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang 50
4.6.2 Phân tích Lượng, giá các yếu tố đầu tư của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 51
Trang 74.6.3 Phân tích hiệu quả tài chính nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 53
4.7 THUẬNLỢI VÀ KHÓ KHĂNCỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 55
4.7.1 Thuận lợi 56
4.7.2 Khó khăn 56
4.8 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNGTẠIHUYỆNCẦU NGANG 58
4.8.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất 58
4.8.2 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm TCT 59
TÓM TẮTCHƯƠNG 4 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67
5.1 KẾTLUẬN 67
5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 68
5.2.1 Giải pháp liên quan đến kết quả đánh giá thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang 68
5.2.1.1 Đối với nông hộ 68
5.2.1.2 Đối với Nhà nước 68
5.2.2 Giải pháp liên quan đến kết quả phân tích các yếu tố tác động đến năng suất tôm thẻ chân trắngnuôi tại nông hộ 71
5.3 NHỮNGĐÓNG GÓP CỦALUẬNVĂN 72
5.4 NHỮNG GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC 73
5.5 ĐỀXUẤTHƯỚNG NGHIÊN CỨUTIẾP THEO TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân Bố Diện Tích Nuôi Tôm Tại Huyện Cầu Ngang 20
Bảng 3.2 Quy Định Mã Hóa Phiếu Điều Tra 22
Bảng 3.3: Phân Bố Phiếu Điều Tra 23
Bảng 3.4: Diễn Giải Các Biến Và Kỳ Vọng Trong Mô Hình Hàm Năng Suất 25
Bảng 4.1.Diễn Biến Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Huyện Cầu Ngang Giai Đoạn 2012-2016 38
Bảng 4.2 Giới Tính Chủ Hộ Nuôi, Năng Suất Lợi Nhuận 41
Bảng 4.3.Thống Kê Tuổi Của Chủ Hộ Nuôi Tôm TCT 42
Bảng 4.4.Thống Kê Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Kỹ Thuật Của Nông Hộ 42
Bảng 4.5: Thống Kê Số Năm Kinh Nghiệm Nuôi Tôm TCT Của Nông Hộ 43
Bảng 4.6: Thống Kê Thực Trạng Áp Dụng Qui Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm TCT 43
Bảng 4.7.Thống Kê Diện Tích Nuôi Tôm TCT Tại Nông Hộ 44
Bảng 4.8 Thống Kê Vụ Nuôi Tôm TCT Tại Nông Hộ 45
Bảng 4.9 : Thống Kê Chất Lượng Giống TCT Tại Cac Nong Hộ 46
Bảng 4.10.Chất Lượng Con Giống Với Năng Suất Và Lợi Nhuận Hộ Nuôi Tôm TCT 46
Bảng 4.11.Thống Kê Hoạt Động Tín Dụng Của Nông Hộ 47
Bảng 4.12 Thống Kê Tình Hình Nghiên Cứu Giá Cả Thị Trường Của Nông Hộ 49
Bảng 4.13 Thống Kê Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tôm TCT 49
Bảng 4.14 Thống Kê Đơn Vị Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Tôm TCT Cho Các Nông Hộ 50
Bảng 4.15: Thống Kê Mô Tả Các Yếu Tố Đầu Vào Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Tính Trên 1 Ha/1 Vụ) 51
Bảng 4.16 Thống Kê Giá Các Yếu Tố Đầu Vào Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng 53
Bảng 4.17 Chi Phí Đầu Tư Cho Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng 54
Bảng.4.18 Hiệu Quả Sản Xuất Của Mô Hình Nuôi Tôm TCT (Đvt: 1.000m2) 55
Bảng 4.19 Các Biến Định Lượng Có Mối Tương Quan Có Ý Nghĩa Thống Kê 60
Bảng 4.20 Tương Quan Giữa Các Biến Định Lượng 61 Bảng 4.21 Kết Quả Mô Hình Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất 62
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ Đồ Qui Trình Nghiên Cứu 19
Hình 4.1: Các Quốc Gia Có Sản Lượng Tôm Nuôi Lớn 29
Hình 4.2: Sản Lượng Tôm Ở Châu Á Giai Đoạn 2009-2014, Dự Báo Đến 2016 30
Hình 4.3: Ba Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Chính Trong Năm 2014 31
Hình 4.4: Diễn Biến Giá Tôm Trên Thị Trường Mỹ Năm 2010-2014 32
Hình 4.5: Diện Tích Và Sản Lượng Tôm Chân Trắng Nuôi Giai Đoạn 2008 - 2013 32
Hình 4.6: Bản Đồ Địa Lý Huyện Cầu Ngang 35
Hình 4.7: Biến Động Số Hộ Và Diện Tích Nuôi Tôm TCT Ở Huyện Cầu Ngang 38
Hình 4.8: Biến Động Sản Lượng Tôm TCT Ở Huyện Cầu Ngang 39
Hình 4.9: Cơ Cấu Chi Phí Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng 54
Hình 4.10: Đồ Thị Phân Phối Chuẩn Của Phần Dư 65
Trang 10TÓM TẮT
Cầu Ngang là huyện ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, có tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi quan trọng, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho bà con vùng ven biển, chính vì thế tôm thẻ chân trắng được địa phương quan tâm tập trung đầu tư phát triển và diện tích không ngừng gia tăng từ 108 ha (năm 2012) đã lên đến 2.986 ha (năm 2016)
Cùng với việc gia tăng diện tích số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện bị thiệt hại ngày càng gia tăng từ 19 hộ nuôi bị lỗ vốn (năm 2012) lên đến 1.767 hộ (2016),
chính vì thế đề tài“Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” được chọn để nghiên cứu nhằm đánh
giá đúng thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang; Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nghiên cứu để đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các nông hộ ở huyện Cầu Ngang hiện tại và trong tương lai
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng Phương pháp phân tích định tính dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng tại 5 xã có diện tích nuôi tôm tập trung của huyện Cầu Ngang trong một vụ nuôi năm 2016
Cỡ mẫu nghiên cứu là 84 và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà
cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện để đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại nông hộ
Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, diễn dịch để phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang; sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến năng suất tôm thẻ chân trắngcủa các nông hộ
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được đề xuất gồm có: diện tích nuôi; mật
độ con giống thả nuôi; chi phí chuẩn bị ao; chi phí hóa chất, thuốc thú y thủy sản; công lao động; lượng điện tiêu thụ; lượng thức ăn; quy trình nuôi; chất lượng giống và tập
Trang 11huấn kiến thức
Kết quả nghiên cứu đã xác định được lợi nhuận của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang trung bình là 12.435.000 đồng/1.000m2 /vụ Tỷ số lợi nhuận/chi phí (BCR) đạt trung bình là 1,35 lần Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân trắng là: diện tích, mật độ tôm nuôi, chi phí hóa chất thuốc thú y thuỷ sản, công lao động, và chất lượng con giống
Trang 12tăng nhanh Cụ thể, năm 2006 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước đạt 18.441
ha với sản lượng đạt 57.185 tấn Đến năm 2013, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh đến 63.719 ha với sản lượng 243.000 tấn, chiếm 51,1% sản lượng tôm nuôi cả nước (Tổng cục Thủy sản, 2013) Diện tích nuôi tôm thẻ tăng mạnh đã thúc đẩy nhu cầu con giống tăng cao Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp con giống sạch bệnh chất lượng cao trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu cho nuôi thương phẩm Số giống còn lại có chất lượng thấp, trôi nổi, mang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh Thực tế, thời gian qua nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã bị thiệt hại nặng
do dịch bệnh bùng phát, mà con giống chất lượng thấp là một trong những nguyên nhân gây ra
Trà Vinh là tỉnh thuộc ĐBSCL, có tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản Năm 2015, diện tích thả nuôi 50.900 ha (tăng 1.377 ha), trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 8.600 ha, tăng gần 10% so với năm 2010 Sản lượng 110.600 tấn (tăng 13.753 tấn), gồm các đối tượng chính như tôm sú 14.080 tấn, tôm chân trắng 16.000 tấn, cua biển 10.000 tấn, cá tra 10.000 tấn, cá lóc 18.000 tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2015) Theo Quy hoạch tổng thể phát triễn kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỉnh Trà Vinh tập trung phát triển ngành thủy sản cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến Kế hoạch mở rộng quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản ở những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh, tăng nhanh diện tích vùng nuôi trồng kết hợp Phấn đấu mở rộng trên 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa vật nuôi như: tôm, cá, cua, nghêu và sò huyết
Tuy nhiên, hiện nay ngành nuôi tôm Trà Vinh đang đứng trước những thách thức lớn như: dịch bệnh tôm chết hàng loạt; chất lượng con giống thấp; giá thức ăn tôm luôn tăng, không được kiểm soát; thuốc thú y thủy sản kém chất lượng; giá tôm nguyên liêu liên tục sụt giảm, khó tiêu thụ; nuôi tôm qui mô nhỏ manh mún, kỹ thuật nuôi tôm còn thấp,v.v Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trong đó có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng Cụ thể năm 2016 có 11.062 lượt hộ thả nuôi với số lượng giống 2,78 tỷ con trên diện tích
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, với bờ biển dài hơn 3.200
km, có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 và cũng có diện tích mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha với hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc Nhờ những yếu tố này, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản và từ lâu
đã nổi tiếng là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản hàng đầu thế giới, cùng với Thái Lan, Indonesia và Philippines Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thủy sản lớn cho thế giới (Nghi Phương, 2010)
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) được khẳng định là lĩnh vực sản xuất quan trọng, tạo sản phẩm hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Cục NTTS, 2009) Trong hơn 10 năm qua, NTTS có tốc độ phát triển nhanh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển (Nguyễn Thanh Hải, 2010) Từ năm 2000 đến nay diện tích NTTS của Việt Nam không ngừng gia tăng Năm 2000, diện tích nuôi
là 608.919 ha đến năm 2005 tăng lên 959.900 ha (tăng 157,6% so với năm 2000) Sản lượng NTTS tăng nhanh, đạt 1.437.400 tấn vào năm 2005 chiếm 41,9% tổng sản lượng thủy sản và tăng 243,79% so với năm 2000 (Lê Xuân Sinh và ctv., 2008) Diện tích tôm nuôi của cả nước trong năm 2014 là 676.000 ha (tôm sú 583.000
ha và tôm thẻ chân trắng 93.000 ha), tổng sản lượng là 569.000 tấn, với giá trị xuất khẩu đạt trên 3,95 tỷ USD, chiếm hơn 55% giá trị xuất khẩu của ngành NTTS (VASEP, 2015)
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 Với nhiều ưu điểm như thời gian nuôi ngắn, mật độ thả cao từ 100-300 con/m2, năng suất cao có thể đạt 15-20 tấn/ha, lợi nhuận cao; tôm thẻ chân trắng đang dần trở thành đối tượng nuôi thay thế tôm sú với diện tích và sản lượng
Trang 145.192 ha nhưng đã có đến 2.679 hộ nuôi bị lỗ và 1.135 hộ hòa vốn (Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Trà Vinh, 2016)
Riêng huyện Cầu Ngang năm 2012 có 19 hộ nuôi tôm không hiệu quả dẫn đến
bị lỗ vốn chiếm 15,45% so với tổng số hộ nuôi; năm 2013 có 580 hộ lỗ vốn, tăng 561
hộ so năm 2012, chiếm 18,33% so với tổng số hộ nuôi; năm 2014 có 1.570 hộ lỗ vốn, tăng 1551 hộ so năm 2012, chiếm 23,52% so với tổng số hộ nuôi; và số hộ nuôi lỗ vốn cao nhất vào năm 2015, lên đến 2.477 hộ chiếm 40,33% so với tổng số hộ nuôi
Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế; nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả
mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang, và phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là nền tảng để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các nông hộ ở huyện Cầu Ngang hiện tại và trong tương lai
1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ trên địa bàn huyện
Trang 15Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang như thế nào?
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh có đạt hiệu quả không?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng?
Những giải pháp nào để giúp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các nông hộ ở huyện Cầu Ngang?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu với đối tượng chính là hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại nông hộ thuộc huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.2.1 Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu trong 01 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng của năm 2016 tại 11 ấp thuộc 5 xã (Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây, Mỹ Long Nam, Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn) của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; Đối với hộ chỉ có nuôi 01 vụ trong năm thì sẽ thu thập số liệu vụ đó; đối với các hộ nuôi trên 01 vụ thì sẽ thu thập số liệu của
vụ tôm nuôi đã thu hoạch ở gần thời gian điều tra nhất
Trang 161.4.3 Hạn chế, giới hạn của luận văn:
Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh và vùng nghiên cứu huyện Cầu Ngang chỉ đến giai đoạn năm 2012-2016
Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có giới hạn nên đề tài chỉthu thập số liệu
sơ cấp, phỏng vấn trực tiếp 84 nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
Đồng thời tiến hành thu thập ý kiến các chuyên viên, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cầu Ngang, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh,… liên quan đến tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2012-2016 Thu thập thông tin tại một số ít công ty, trại sản xuất giống, đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản, cơ sở/nhà vựa thu mua, công ty chế biến và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng ở trong tỉnh Chưa có điều kiện thu thập các đơn vị này ở ngoài tỉnh
để có đánh giá cơ bản, toàn diện, đây cũng là hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, chưa đánh giá sâu về hiệu quả phân phối của mô hình
1.4.4 Cấu trúc của Luận văn:
Gồm 5 Chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Nội dung chính Giới thiệu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan các tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Trình bày sơ lược các khái niệm, Các lý thuyết liên quan, Các mô hình nghiên cứu liên quan đến năng suất mô hình tôm thẻ chân trắng
Giới thiệu vài nét về đặc điểm sinh học, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bàycác loại số liệu thứ cấp, sơ cấp cần thu thập cho nghiên cứu; Nguồn
và cách thu thập các loại số liệu thứ cấp, sơ cấp;
Trang 17Phương pháp phân tích xử lý số liệu bao gồm: thống kê mô tả; phương pháp hồi quy tuyến tính
Công cụ phân tích sử dụng phần mềm Excelvà SPSS
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp 84 hộ dân bao gồm thông tin về nông
hộ, thực trạng sản xuất, các thông tin liên qua đến kỹ thuật nuôi chi phí đầu tư của
mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến năng suất của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giúp nâng cao hiệu quả của các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị
Trình bày kết quả chính của đề tài, và đưa ra những khuyến nghị và giải pháp thực hiện
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC
Thứ nhất, đề tài cung cấp số liệu tổng thể về thực trạng sản xuất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng qui mô nông hộ tại huyện Cầu Ngang, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn mà người dân nuôi tôm thẻ chân trắng còn phải đối mặt để các cấp quản lý kịp thời tháo gỡ góp phần thực hiện tốt chủ trương chính sách về phát triển bền vững…đến ngành nghề nuôi trồng thủy hải sản nói chung và nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng
Thứ hai, trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất để tập trung đầu tư các khâu then chốt, hiệu quả để hạn chế chi phí, tăng nguồn thu nhập cho nông
Trang 18mục tiêu, đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ ý tưởng và mục tiêu, nghiên cứu cụ thể hóa các câu hỏi nghiên cứu mà sẽ được làm rõ trong suốt đề tài Sau cùng là trình bày
bố cục của đề tài nghiên cứu
Trang 19CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
Hộ gia đình: là một tế bào của xã hội, là một trong những đơn vị ảnh hưởng đến
các quyết định sản xuất và đầu tư của nền kinh tế Blow (2004) định nghĩa hộ gia đình chỉ bao gồm một thành viên hoặc gồm nhiều thành viên sống cùng một nhà, sinh hoạt
và chia sẻ công việc nhà Các thành viên trong hộ không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống
Nông hộ: được khái niệm như một hộ gia đình mà các thành viên trong nông hộ
sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp
Sản xuất: là quá trình, thông qua nó các nguồn lực hoặc đầu vào sản xuất được
sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể sử dụng được Các yếu tố đầu vào trong sản xuất là đất, lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ Các yếu tố đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm mà sản xuất tạo ra
Vốn, lao động sử dụng trong quá trình sản xuất:Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và
lao động là hai nguồn lực sản xuất Lao động được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, Vốn được xem là một khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang trải chi phí trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là một quá trình được xem như việc sử dụng các nguồn lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở dang thành sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ cho nhu cầu của con người
Năng suất:Là lượng sản phẩm nông hộ thu được tính trên một đơn vị diện tích
Năng suất phụ thuộc vào lượng đầu vào sử dụng như: giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản, lao động (thuê và lao động gia đình), kinh nghiệm của nông hộ, áp dụng khoa học kỹ thuật,…
Hiệu quả:theo nghĩa kinh tế là mối quan hệ giữa đầu vào và các yếu tố khan
hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả
Trang 20kỹ thuật hoặc theo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế Hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối: EEi = TEi * AEi Trong đó EEi, TEi, AEi lần lượt là hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối của nhà sản xuất thứ i
Hiệu quả kỹ thuật:là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng
đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước ứng với một trình độ công nghệ nhất định Hiệu quả kỹ thuật có thể được tiếp cận theo đầu vào hoặc theo đầu ra Trong nghiên cứu này tác giả chọn đầu ra (năng suất) làm cơ sở đánh giá hiệu quả kỹ thuật của nông hộ
Hiệu quả phân phối:là sự đo lường hiệu quả phân phối nguồn lực theo hướng
tối thiểu hoá chi phí sản xuất có thể được sử dụng để xác định số lượng nguồn lực tối
ưu các yếu tố đầu vào theo đó hộ sản xuất có thể tối thiểu hoá chi phí sản xuất nhưng vẫn không làm giảm sút sản lượng đầu ra
Hiệu quả kinh tế: được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác (Thực sự với định nghĩa này về lý thuyết gọi là hiệu quả tài chính) Một phương án
có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế là một phương
án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu) Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận
Trang 21lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế theo ý muốn chủ quan được
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả trên góc độ xã hội, tất cả các chi phí và lợi ích đều tính theo giá kinh tế bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà dự án hay chương trình tác động vào môi trường
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả
Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường
Hiệu quả tài chính trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả tài chính trên 1 đơn vị diện tích = Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích Trong đó:
Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích = Giá bán sản phẩm x Sản lượng trên 1 đơn
vị diện tích canh tác
Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính:
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (mức lợi nhuận trên một đồng doanh thu) Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = x 100%
Trang 222.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 2.2.1 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là hàm số của lượng các yếu tố đầu vào Y=f(X) Với Y là đầu ra/sản lượng và X là vecto các yếu tố đầu vào Hàm sản xuất có nhiều dạng như hàm sản xuất Cobb-Douglas, hàm sản xuất dạng Translog và hàm siêu việt (Transcendental)
Hàm sản xuất Cobb-Douglas cho phép kết hợp các đầu vào theo tỷ lệ khác nhau
để tạo ra một mức sản lượng theo nhiều cách khác nhau Hàm sản xuất Cobb-Douglas
có dạng:
Q = f(x1, x2,… xn) Hay Q = A X1 α X2 β … Xn
Ln hóa hai vế ta có: LnQ = lnA + αln X1 + β ln X2 …+ £ ln Xn + ei
Đặt lnA = α0, α = α1, β = α2,… £ =αn Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng LnQ = α0 + α1ln X1 + α2ln X2 + + αnln Xn Trong đó
tố đầu vào trong mô hình không đổi
α1, α2,… αn Là hệ số cho biết % biến động của năng suất khi có 1% biến động của các đầu vào X1 , X2 ,…, Xn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
ei: Sai số của mô hình
2.2.2 Hàm Chi phí
Để phản ảnh chi phí sản xuất người ta sử dụng hàm chi phí là hàm số của sản lượng sản xuất ra và giá cả các đầu vào của quá trình sản xuất Hàm sản xuất như thế nào sẽ quyết định hình dạng của hàm chi phí biến đổi Nếu giá đầu vào không đổi mọi thông tin hình dạng của hàm chi phí biến đổi xuất phát từ dạng hàm sản xuất Theo qui luật năng suất cận biên giảm dần có thể phát biểu như sau: hàm sản xuất phản ánh thực tế cứ mỗi đơn vị đầu vào tăng thêm sẽ sản xuất thêm một lượng đầu ra
Trang 23giảm dần Còn hàm chi phí biến đổi phản ánh cứ mỗi đơn vị đầu ra tăng thêm thì chi phí thường cao thêm
Hàm chi phí các yếu tố đầu vào có dạng: C = WkK + WLL Trong đó:
Chi phí kế toán là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp thực sự đã bỏ ra,
nó được tính toán thông qua nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp
Chi phí kế toán chỉ bằng chi phí kinh tế khi mà nó tính đủ nhưng thường là chi phí kế toán nhỏ hơn nhiều so với chi phí kinh tế
Ví dụ hoạt động chăn nuôi: các khoản chi phí được tính tới là tiền thuê đất, xây chuồng trại, chi cho công tác y tế, con giống, thức ăn, vận tải Các khoản không được tính tới là chất thải thải ra môi trường, chi phí sử dụng nước,…
Nói chung các khoản chi phí không được tính tới là chi phí ngoại ứng Các khoản doanh thu không được tính tới là lợi ích ngoại ứng
Chi phí chia ra làm hai loại là chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn phân loại bởi chi phí cố định Trong giai đoạn mà có ít nhất một chi phí không thay đổi gọi là ngắn hạn như nhà xưởng, máy móc Trong giai đoạn mà mọi chi phí đều thay đổi gọi là dài hạn ví dụ máy móc khấu hao hết đòi hỏi phải mua máy mới, nhà xưởng hỏng đòi hỏi phải xây lại,
2.2.2.1.Chi phí trong ngắn hạn:
Do phân chia như vậy nên chi phí trong ngắn hạn sẽ có chi phí cố định và chi
phí biến đổi TC = VC + FC ( VC: Variable Cost; FC: Fixed Cost; TC= Total Cost)
FC là chi phí cố định -> AFC=FC/Q là chi phí cố định bình quân Hàm ý là cứ mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra thì tổng chi phí cố định là bao nhiêu
Trang 24VC là chi phí biến đổi -> AVC=VC/Q là chi phí biến đổi bình quân Hàm ý là
cứ mỗi sản phẩm tạo ra thì tổng chi phí biến đổi là bao nhiêu
TC là tổng chi phí -> ATC = AFC + AVC là tổng chi phí bình quân; là chi phí bình quân để tạo ra một sản phẩm ATC= TC/Q
2.2.2.2.Chi phí trong dài hạn
Trong dài hạn thì không có chi phí nào là cố định, mọi chi phí đều là chi phí biến đổi Lúc này thì vấn đề là làm sao với một sản lượng Q xác định ở đầu ra chi phí đầu vào là thấp nhất Hay TC= wL +rK là thấp nhất ( L là lao động, K là vốn; w,L là
hệ số)
2.2.3 Hàm Lợi nhuận
Lợi nhuận (∏) = Doanh thu (TR) – Chi phí (TC)
Hay lợi nhuận = (P-ATC) x Q trong đó P là giá bán, ATC là tổng chi phí bình quân, Q là sản lượng
Lợi nhuận ảnh hưởng bới các yếu tố sau:
Quy mô sản xuất : quy mô sản xuất ảnh hưởng tới cả chi phí và doanh thu Chi phí của các yếu tố đầu vào: việc đàm phán để mua K hay L làm sao thấp nhất Làm sao bán giá cao nhất (P) trong khi phụ thuộc vào cung cầu của thị trường, vào giá của sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế
Xét trên góc độ toán học thì điểm tối đa hóa lợi nhuận là điểm mà tại đó doanh thu cận biên (MR) bằng với chi phí cận biên (MC) Doanh thu cận biên MR là doanh thu có thêm được khi tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm, về nguyên tắc là nó bằng giá (P) nhưng nhiều khi tăng sản lượng sẽ kéo giá bán xuống Chi phí cận biên MC
là chi phí phải bỏ ra thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
Khi MR còn lớn hơn MC thì lợi nhuận tăng theo sản lượng Khi MR nhỏ hơn
MC thì việc giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về phân tích năng suất nông nghiệp
và các thành phần của nó Trong số đó các nghiên cứu định lượng phổ biến sử dụng
Trang 25phương pháp bao dữ liệu (DEA) (Farell, 1957) để ước lượng chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist và phương pháp phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) (Aigner và Chu, 1968)
Rao và cộng sự (2003) và O’Donnell và cộng sự (2008) sử dụng mô hình DEA trong phân tích sự khác biệt năng suất nông nghiệp của 97 nước Các nước này được chia thành 4 nhóm Các tác giả chỉ ra rằng Châu Mỹ là khu vực có hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong khi đó Châu Phi là thấp nhất Châu Á nắm giữ vị trí hàng đầu trong công nghệ sản xuất nông nghiệp Với phương pháp tương tự, Krishnasamy và Ahmed (2009) phân tích tăng trưởng năng suất và chỉ ra khoảng cách giữa 26 nước OECD
Ở cấp số liệu vi mô, Breustedt và cộng sự (2009) phân tích hiệu quả kỹ thuật và khoảng cách công nghệ giữa 2 nhóm: 1.239 nông trại truyền thống và 102 nông trại organic ở Bavaria, Đức vào năm 2005
Khác với các nghiên cứu sử dụng bao dữ liệu giản đơn chỉ tập trung vào hiệu quả kỹ thuật và khoảng cách công nghệ ở một thời điểm nhất định, Oh và Lee (2010) xây dựng chỉ số Malmquist TFP toàn cục nhằm đo lường xu hướng thay đổi của hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và năng suất trong thời kỳ Các tác giả ước lượng tăng trưởng năng suất và các thành phần của nó đối với một mẫu gồm 58 nước được chia thành 5 khu vực trong giai đoạn 1970-2000 Oh (2010) kết hợp chỉ số này với những khác biệt giữa các nhóm để phát triển thành chỉ số tăng trưởng năng suất “nhạy cảm” Tác giả đã sử dụng nó trong phân tích tăng trưởng năng suất của 46 nước được chia thành 3 khu vực trong giai đoạn 1992-2003 Son, Coelli và Fleming (1993) – các trang trại cao su; Nghiêm và Coelli (2002) – ngành lúa gạo; Rios và Shively (2005) – các trang trại trồng cà phê; Linh (2008) – nông nghiệp nói chung; Minh và Long (2008) – nông nghiệp nói chung; Kompas và cộng sự (2009) – ngành lúa gạo Các nghiên cứu này không chỉ ra được sự khác biệt, mức độ thay đổi về công nghệ sản xuất giữa các vùng nông nghiệp do chúng đều giả định rằng tất cả các tỉnh (hộ/trang trại sản xuất nông nghiệp) có cùng công nghệ tại mỗi thời kỳ
Trong một nghiên cứu về sản xuất lúa gạo theo hợp đồng ở Lào, Setboonsarng
và các cộng sự (2008)đã dùng mô hình hồi quy và phương pháp so sánh điểm xu
Trang 26hướng, phân tích và so sánh lợi nhuận giữa những người nông dân sản xuất theo hợp đồng và những người nông dân sản xuất không theo hợp đồng Mô hình sản xuất theo hợp đồng này được thực hiện bởi một công ty tư nhân của Lào liên kết với nhà đầu
tư của Nhật Qua phân tích đối chứng cho thấy cả những người nông dân sản xuất theo hợp đồng và những người nông dân sản xuất không theo hợp đồng có xu hướng tăng lợi nhuận của họ bằng cách tham gia sản xuất theo hợp đồng Lợi nhuận trung bình của người nông dân có hợp đồng cao hơn người nông dân không có hợp đồng Khi tham gia hợp đồng, lợi nhuận của người nông dân ước tính đã tăng lên 4,63 triệu kip trong khi đó lợi nhuận của những người nông dân không có hợp đồng chỉ là 3,21 triệu kip Bên cạnh đó, những người nông dân trong hợp đồng còn được hỗ trợ đầu vào, vốn và có thị trường đầu ra chắc chắn cho hàng hóa của họ và do đó họ sẽ có lợi nhuận cao hơn Từ đó, nông dân trong hợp đồng sẽ có khả năng đa dạng hóa sản xuất các cây trồng hoặc chăn nuôi, dẫn đến tăng thu nhập và sinh kế an toàn hơn Do vậy, sản xuất theo hợp đồng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi của nông dân nhỏ từ tự cung
tự cấp sang sản xuất hàng hóa
Nghiên cứu về sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan do Sriboonchitta và Wiboonpoongse (2008) đã đánh giá bài học kinh nghiệm từ sản xuất theo hợp đồng trên nhiều địa điểm và loại hình sản xuất khác nhau từ đó lý giải cho sự thành công của mô hình sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan Trong đó nguyên nhân để người nông dân nước này tham gia vào sản xuất theo hợp đồng là do họ có được lợi nhuận cao hơn Bên cạnh đó họ còn được cung ứng vốn thông qua tín dụng và được hỗ trợ
kỹ thuật sản xuất Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm, nhưng đáng chú ý là 1) sự minh bạch trong hợp đồng; 2) tính công bằng trong hợp đồng; 3) rủi ro phải được chia sẻ hợp lý; 4) có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương; 5) có sự hỗ trợ của các cơ quan cung cấp dịch vụ công về khoa học công nghệ; 6) phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp cần chế biến
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp Có thể kể tên một số nghiên cứu điển hình sau:
Trang 27Nguyễn Thị Phương Nga (2004) nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng thuốc
và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở Bạc Liêu cho thấy thức ăn có ý nghĩa thống kê đối với việc gia tăng năng suất và tăng lợi nhuận Trong mô hình nuôi tôm chi phí thức ăn chiếm 51,5% tổng chi phí Chi phí thuốc và hóa chất chiếm 21% tổng chi phí nuôi tôm TC/BTC Gia tăng lượng thức ăn để có năng suất cao là có thể thực hiện được nhưng để tăng lợi nhuận thì cần phải nghiên cứu thêm Thức ăn có vai trò
quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả của nghề nuôi
Huỳnh Thị Tú (2006) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc-hóa chất trong nuôi tôm
và sự tồn lưu của Enrofloxacin trong Tôm sú (Penaeus monodon) tại Sóc Trăng cho thấy chi phí thuốc và hóa chất chiếm 24,8% tổng chi phí, chi phí thức ăn là 50,5%
Các chi phí khác chiếm tỉ trọng nhỏ
Trương Tấn Thống (2007) Phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú, kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 8 yếu tố thật sự ảnh hưởng đến năng suất (p<0,05) các mô hình nuôi tôm biển: mật độ tôm nuôi, chi phí thuốc và hoá chất, kích cỡ tôm thu hoạch, tổng lượng thức ăn công nghiệp, các yếu tố mô hình và
nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và ctv, (2011) về các yếu tố ảnh hưởng thu nhập nông hộ tại Vĩnh Long, cho thấy rằng trình độ học vấn, kiến thức tốt
về các tiến bộ kỹ thuật mới có ảnh hưởng làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp Vốn tài chính cho sản xuất là yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất nông nghiệp của nông hộ Ngày nay, vốn tài chính đầu tư sản xuất được xem là yếu
tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là cơ sở để nông hộ mở rộng sản xuất Nghiên cứu của Lê Văn Dũng và Nguyễn Quang Trường (2011) chỉ ra rằng diện tích canh tác có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính của nông hộ Ngoài ra, các yếu tố khác như mô hình cây trồng, vật nuôi và tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất
Theo Dương Vĩnh Hảo (2006) với nghiên cứu thực nghiệm trên ao nuôi tôm cho rằng năng suất và lợi nhuận chịu tác động của các yếu tố như: người nuôi có số năm kinh nghiệm từ 5 -6 năm thì lợi nhuận thu được lớn nhất và tỷ suất lợi nhuận cao
Trang 28nhất 1,5 lần ngoài ra, có những nghiên cứu khác của Nguyen và Fisher (2014); Dev
và cộng sự (2005) cho rằng học vấn, tham gia tập huấn ít có ảnh hưởng đến năng suất
Đỗ Thị Hương, Nguyễn Văn Ngọc (2013) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hoà đã sử dụng phương pháp hồi qui bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại địa bàn nghiên cứu Kết quả phân tích năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh có thể được giải thích bởi sự phụ thuộc tuyến tính vào các yếu tố: số vốn bỏ ra trong mỗi vụ (trđ/vụ), hệ số thức ăn (lần), mật
độ nuôi (con/m2), độ trong ao nuôi (cm), độ mặn ao nuôi (‰) và chất lượng tôm giống
là 86,9%; còn lại 13,1% phụ thuộc vào các yếu tố khác
Phạm Lê Thông, Đặng Thị Phương (2015) nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của
mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long có kết quả như sau: Thức ăn, chi phí sử dụng máy móc có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
Các tài liệu được lược khảo mang giá trị khoa học và thực tiễn cao bởi các tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu đều sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả
Trang 29thực trạng và tính toán mức hiệu quả sản xuất kết hợp với phương pháp hồi quy tuyến tính nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Đây là hai phương pháp phổ biến sử dụng trong nghiên cứu kinh tế Mặt khác, Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp
và đề xuất phương pháp khả thi có ý nghĩa rất lớn đối với các cấp quản lý trong việc hoạch định chính sách nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân Trên cơ sở
đó, đề tài “Phân tích hiệu quả mô hình sản xuất tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang” được tác giả kế thừa các phương pháp nghiên cứu đã nêu trên đồng thời tiếp tục phát triển, bổ sung cho các đề tài lược khảo ở trên
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài như nông hộ, năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp,…Đồng thời mô tả các hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm doanh thu và hàm lợi nhuận; Lược khảo các nghiên cứu có liên quan về hiệu quả kinh tế đối của một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh ĐBSCL, các yếu tố tác động đến năng suất của
mô hình sản xuất nông nghiệp
Kết quả tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi tại các nông hộ được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng gồm có: diện tích nuôi; mật độ con giống thả nuôi; chi phí chuẩn bị ao; chi phí hóa chất, thuốc thú y thủy sản; công lao động; lượng điện tiêu thụ; lượng thức ăn; quy trình nuôi; chất lượng giống và Tập huấn kiến thức,… Các yếu tố này sẽ được tác giả kế thừa để làm cơ sở cho việc hình thành mô hình nghiên cứu ở chương 3
Trang 30CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định lượng bằng cách phỏng vấn chi tiết một số nông hộ trong địa bàn nghiên cứu Các cá nhân phỏng vấn sẽ trả lời bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn Mẫu nghiên cứu sơ bộ có kích thước
n = 10 Kết quả nghiên cứu sơ bộ được dùng để hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu
và mô hình nghiên cứu Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Giai đoạn nghiên cứu định lượng sẽ tiến hành thu thập thêm
dữ liệu qua phỏng vấn với bảng câu hỏi đã điều chỉnh, kích thước mẫu n = 84, sau đó việc phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện Kết quả phân tích là cơ sở để đưa ra những giải pháp cho mô hình Qui trình Nghiên cứu được mô tả như sau:
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thu thập số liệu
thứ cấp
Lập Bảng câu hỏi
Thu thập số liệu sơ
bộ (n=10) Bảng câu hỏi chính thức
Thu thập số liệu sơ
Đề xuất các giải pháp
Trang 31Nguồn: Đề xuất từ tác giả
3.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Chọn vùng nghiên cứu
Huyện Cầu Ngang được chọn làm địa bàn nghiên cứu do có tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất toàn tỉnh Trà Vinh, cụ thể năm 2016 là 2.986 ha Trong
đó, Đề tài chọn 11 ấp thuộc 5 xã nằm trong địa giới hành chính của huyện Cầu Ngang
có nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích nuôi tập trung và qui mô lớn nhất huyện để tiến hành thu thập thông tin sơ cấp, cụ thể các xã đó là: xã Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây, Mỹ Long Nam, Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn
Bảng 3.1: Phân bố diện tích nuôi tôm tại huyện Cầu Ngang
(hộ)
Con giống (1.000 con) DT mặt nước (ha)
Nguồn: Báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cầu Ngang (2016)
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Cầu Ngang trong giai đoạn
2012 - 2016; Tình hình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2016 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Cầu Ngang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, Quy hoạch phát triển ngành nuôi tôm nước lợ của tỉnh Trà Vinh đến 2030
Trang 32Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND huyện và từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện Cầu Ngang
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi thu thập thông tin của nông hộ ở thời điểm năm 2016 Nội dung chính của bảng câu hỏi bao gồm các phần chính như sau: (chi tiết xem phần phụ lục)
(1) Đặc điểm nông hộ: Tên, tuổi, giới tính, dân tộc, học vấn, số lượng lao động tham gia nuôi tôm thẻ, v.v
(2) Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật: Diện tích canh tác; Số vụ canh tác; mật độ nuôi; chất lượng con giống, qui trình nuôi, Tập huấn kỹ thuật; Chi phí con giống; Chi phí cải tạo ao; Chi phí lao động; Chi phí thức ăn; hóa chất, thuốc thú y thủy sản; chi phí nhiên liệu; Sản lượng thu hoạch, Giá bán, doanh thu; Lợi nhuận; v.v
(3) Các yếu tố xã hội như Tham gia đoàn thể; đơn vị tập huấn, thông tin thị trường, v.v
(4) Những thuận lợi, khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất;
(5)Các đề xuất, khuyến nghị (nếu có)
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng bảng câu hỏi in sẵn Phương pháp chọn mẫu điều tra thuận tiện Tác giả liên hệ cán bộ nông nghiệp xã chọn các hộ có nuôi tôm thẻ chân trắng trong niên vụ của năm 2016 và liên
hệ chính quyền ấp để đi đến nhà phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của
hộ nên số phiếu điều tra các thông tin được cung cấp cơ bản đầy đủ, đảm bảo mục tiêu và yêu cầu điều tra Các phiếu sau khi điều tra sẽ được mã hóa cho từng hộ ở từng ấp và xã (thí dụ khi điều tra hộ thứ nhất thuộc ấp Cái già trên, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang sẽ có phiếu mã hóa là: 1-1CN1, hộ thứ hai của ấp này là:1-1CN2 Mục đích mã hóa phiếu để nhằm hạn chế tối đa sai sót khi tổng hợp thông tin sau khi điều tra
Trang 33Bảng 3.2 Quy định mã hóa phiếu điều tra
Nguồn: Tính toán của tác giả (2016)
Ngoài ra việc thu thập số liệu thông qua phỏng vấn phiếu điều tra, tác giả thu thập thông tin về chi phí, lượng thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản thông qua sổ nhật ký của các nông hộ mua thiếu từ các đại lý thức ăn dùng để đối chiếu khi các hộ thanh toán cho đại lý sau vụ nuôi
Các phiếu sau khi điều tra sẽ được tổng hợp vào phầm mềm Excel để xử lý thông tin thống kê và làm cơ sở dữ liệu chạy mô hình hàm sản xuất trên phần mềm SPSS 16.0
Cỡ mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu điều tra thu thập thông tin sơ cấp được giải thích cụ thể như sau: Tổng thể mẫu nghiên cứu là những hộ gia đình có nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Cầu Ngang Theo nghiên cứu của Bollen (1989) và Tabachnick và Fidell (1996), kích thước mẫu tối thiểu là 5 lần số biến quan sát (tiêu chuẩn 5:1; hoặc n=5*m; Trong đó:
n là kích cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình)
Trang 34Nghiên cứu trong luận văn này có 1 mô hình được tiến hành phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (biến phụ thuộc) gồm
10 biến độc lập để đưa vào xem xét Để đảm bảo chất lượng nghiên cứu cỡ mẫu phỏng vấn được xác định bằng 7 lần số biến quan sát = 7 x 10 = 70 (n=7*10), dự phòng thêm 14 quan sát nên cỡ mẫu phỏng vấn là 70 + 14 = 84 Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất, thay vì chọn mẫu xác suất vì một số lý do thực tế Thứ nhất, tổng thể nghiên cứu là nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trong một vụ nuôi trên địa bàn huyện Cầu Ngang là một tổng thể gần như là không xác định và việc thiết lập danh sách khung mẫu là gần như không thể thực hiện được trên thực tế Thứ hai, sự tiếp xúc đối với nhóm này đòi hỏi phải thiết lập cho được sự quen biết và tin cậy nhất định, mà mẫu quan sát không thể được lựa chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên Thứ
ba, kinh phí và quỹ thời gian có giới hạn cho nên cá nhân quyết định áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ
lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện
Số lượng mẫu phiếu điều tra được phân bổ tại 5 xã thuộc huyện Cầu Ngang như bảng 3.3:
Bảng 3.3: Phân bố phiếu điều tra Thứ tự Tên xã Mẫu điều tra Tỷ trọng (%)
Nguồn: Tính toán của tác giả (2016)
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng của nông hộ, ta sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh
* Phương pháp thống kê mô tả
Trang 35Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn Kết quả được trình bày dưới dạng bảng phân tích tần số và bảng thống kê Bảng phân tích tần số: Thống kê dữ liệu, tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số (số lần xuất hiện) của mỗi tổ và phân tích dựa vào tần số này
Bảng thống kê: Trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu
* Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu cùng nội dung phản ánh, cùng phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường, cùng trong khoảng thời gian tương ứng
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của
sự kiện
Mức biến động tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%), phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không nói lên được
Mức biến động tương đối = Mức biến động tuyệt đối/ Chỉ tiêu kỳ gốc
Đối với mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mức độ ảnh
hưởng bởi các nhân tố đến năng suất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cầu Ngang, ta sử dụng mô hình hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas, cụ thể như sau :
LnY = β 0 + β1ln X 1 +β 2 ln X 2 + + β 7 ln X 7 + β 8 X 8 +… β i X i +e i
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc (Năng suất)
Trang 36Xi : là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng đến Năng suất)
β 0 : là hệ số tự do
β i : là hệ số được tính toán bằng phần mềm SPSS cho biết mức độ ảnh hưởng của biến độc lập Xi đến biến phụ thuộc
e i: là sai số của mô hình
Trong mô hình hàm sản suất, các biến độc lập đưa vào mô hình gồm: Tổng diện tích, mật độ con giống thả nuôi, chi phí chuẩn bị ao, hóa chất, công lao động, lượng điện, lượng thức ăn, qui trình nuôi, chất lượng giống, kiến thức, và được thể hiện cụ thể qua bảng 3.4:
Bảng 3.4: Diễn giải các biến và kỳ vọng trong mô hình hàm năng suất Tên biến Diễn giải Kỳ vọng Cơ sở chọn biến Biến phụ thuộc
(Y)
Y: Năng suất lượng tôm nông hộ thu
hoạch đạt được trong một
vụ nuôi trên 1.000m2, đơn
± Lê Văn Dũng và
Nguyễn Quang Trường (2011)
Trang 37Tên biến Diễn giải Kỳ vọng Cơ sở chọn biến
Hương, Nguyễn Văn Ngọc (2013)
X3: Chi phí chuẩn
bị ao
Chi phí này được tính trước khi nuôi, để chuẩn bị cải tạo ao nuôi tôm; đơn vị tính 1000 đồng
+ Nguyễn Thanh Long
(2016)
X4: Chi phí hóa
chất, thuốc thủy sản
Chi phí hóa chất, kháng sinh, thuốc phòng, trị bệnh tôm được sử dụngtrong vụ nuôi, đơn vị tính 1.000 đồng
+ Phạm Lê Thông, Đặng
Thị Phương (2015); Hoàng Quang Thành, Nguyễn Đình Phúc (2015); Nguyễn Quốc Nghi, Trần Thị Diễm Cần, Phạm Huy (2015); Nguyễn Thanh Long (2016)
X5: Công lao động X4: Số lượng tháng lao
động để nuôi tôm, đơn vị tính (tháng công)
+ Nguyễn Quốc Nghi,
Trần Thị Diễm Cần, Phạm Huy (2015) Huỳnh Thị Tú (2006)
X6: Lượng điện X5: Số Kw điện tiêu hao
cho các hoạt động bơm tát nước, quạt tạo oxy cho vụ nuôi tôm , đơn vị tính số
KW
+ Hoàng Quang Thành,
Nguyễn Đình Phúc (2015); Nguyễn Quốc Nghi, Trần Thị Diễm Cần, Phạm Huy (2015)
X7: Lượng thức ăn X7: Số thức ăn được sử
dụng cho tôm ăn trong một
vụ nuôi, đơn vị tính kg
+ Nguyễn Quốc Nghi,
Trần Thị Diễm Cần, Phạm Huy (2015)
Trang 38Tên biến Diễn giải Kỳ vọng Cơ sở chọn biến
D1:Quy trình nuôi Biến này là biến giả
D3:Kiến thức Biến này là biến giả
Nguồn: Tổng hợp lý thuyết có liên quan
- Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện mối liên hệ càng chặt chẽ
- Hệ số xác định R2 (R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác
mà chúng ta chưa nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt
- Hệ số xác định R2 đã điều chỉnh dùng để xác định xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy
- Số thống kê F:
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy F càng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0
Trang 39H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2 =….= βk = 0)
Hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y
H1: βi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao Bác bỏ khi F >Ftra bảng
- Significace F: mức ý nghĩa F
Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó
Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ
Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp suy luận, diễn dịch kết quả phân tích
ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, để đề xuất một số giải pháp tăng năng suất và hiệu quả
mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các công trình đã được nghiên cứu trước đây nhưng có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài này; Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng Phương pháp phân tích định tính dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng tại 5 xã có diện tích nuôi tôm tập trung của huyện Cầu Ngang trong một vụ nuôi năm 2016, Cỡ mẫu nghiên cứu là 84 và sử dụngphương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện.Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, diễn dịch và mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến năng suất (biến phụ thuộc) của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng được đề xuất gồm 10 yếu tố (biến độc lập): Tổng diện tích, mật độ con giống thả nuôi, chi phí chuẩn bị ao, hóa chất, công lao động, lượng điện, lượng thức ăn, qui trình nuôi, chất lượng giống, kiến thức
Trang 40CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI
4.1.1 Sản lượng tôm nuôi trên thế giới
Sản lượng tôm nuôi trên thế giới và khu vực Châu Á: Sản lượng tôm Châu Á của cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, nhưng phần lớn là tôm chân trắng chiếm hơn
70% tổng sản lượng tôm nuôi
Theo thống kê của Thai shrimp international (2014) cho thấy, các quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế giới trong năm 2013 lần lượt là: Trung Quốc,
Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia (Hình 1.9) Năm
2013, tổng sản lượng tôm trên thế giới đạt 1,82 triệu tấn, chiếm 77,2% sản lượng so với năm 2010 - năm có sản lượng tôm nuôi cao nhất trong lịch sử ngành tôm thế giới Trung Quốc và Thái Lan là 2 quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất giai đoạn 2005-
2012, tuy nhiên năm 2013 sản lượng tôm nuôi ở Thái Lan cũng chỉ đạt xấp xỉ sản lượng tôm của Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, đó là do dịch bệnh bùng phát gây sụt giảm sản lượng nghiêm trọng ở 2 quốc gia này
Hình 4.1: Các quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn
(Nguồn: Thai shrimp international, 2014; VASEP, 2015)