Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu một số mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn dừa sáp tại địa phương giống, kỹ thuật trồng, sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế.. Kết quả cho thấ
Trang 1KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG XEN TRONG VƯỜN DỪA SÁP (COCOS SP.)
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH
ThS Trần Phạm Thanh Giang
Khoa TT_BVTV
ABSTRACT
An investigation of some models cultivating fruit trees intercrop in wax coconut garden was conducted in Cau Ke district , Tra Vinh province The objective of this study is to find out some effective models applying at local (seeds, planting techniques, pests, productivity and economic efficiency)
The results showed farmers of Hoa An and Chau Đien commune have used some following fruit trees intercrop in wax coconut garden : orange , grapefruit , longan , mango, seedless lemon while famers of Hoa Tan commune and Cau Ke town only used wax coconut model of monoculture Pure wax coconut model had the highest yield Ratio of wax coconut on the bunch was lower (20 - 25 % ) Models cultivating fruit trees intercrop in wax coconut garden brought higher profit and faster payback than monocultural coconut plantation model
Keywords: model, intercrop, wax coconut, fruit trees
TÓM TẮT
Đề tài khảo sát một số mô hình trồng xen trong vườn dừa sáp được thực hiện tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu một số mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn dừa sáp tại địa phương (giống, kỹ thuật trồng, sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế ) Kết quả cho thấy: nông dân xã Hòa Tân và thị trấn Cầu Kè sử dụng mô hình trồng dừa sáp độc canh, nông dân xã Hòa Ân và Châu Điền sử dụng mô hình trồng xen trong vườn dừa Cây trồng xen trong vườn dừa sáp: cây cam, cây bưởi, cây nhãn, cây xoài, cây chanh không hạt Mô hình dừa sáp thuần cho năng suất dừa sáp đạt cao nhất Tỉ lệ sáp trên buồng thấp (20 – 25 %) Mô hình trồng xen trong vườn dừa sáp cho mức lợi nhuận cao hơn mô hình trồng dừa thuần và mô hình trồng xen có thời gian hoàn vốn nhanh hơn so với mô hình trồng dừa thuần.
Từ khoá: Mô hình, xen canh, dừa sáp, cây ăn trái
1 GIỚI THIỆU
Cây dừa sáp được trồng chủ yếu ở
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh Lợi ích mà cây
dừa sáp mang lại cho người dân ở huyện là
khá lớn Giống như dừa thường, trái dừa sáp
sau khi hái xuống có thể làm nguyên liệu sản
xuất thạch dừa, dầu dừa, cơm dừa sấy khô,
mụn xơ dừa, gáo dừa Hiện nay, giá một trái
dừa sáp cao gấp nhiều lần so với trái dừa
thường Ngoài mô hình trồng thuần dừa sáp,
nông dân còn áp dụng một số mô hình trồng
xen cây ăn quả trong vườn dừa sáp Tuy nhiên,
vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về kỹ thuật
trồng xen trong vườn dừa sáp cũng như hiệu
quả kinh tế mà vườn dừa trồng xen đem lại
cho nông dân Xuất phát từ những lý do trên
nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
2 VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là các
nông hộ trồng dừa sáp của địa phương có diện
tích dừa 2.000m2, trao đổi ý kiến với với cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lãnh đạo,
các tổ chức, đoàn thể ở địa phương
Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát theo mẫu được xây dựng sẵn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong thực tế kết hợp với thu thập số liệu, tư liệu, số liệu ở các cơ quan, ban ngành chức năng có thẩm quyền và liên quan
ở địa phương Từ đó tiến hành thống kê, phân tích và tổng hợp những số liệu thu thập được Tất cả việc tính toán được thực hiện trên máy tính điện tử theo các chương trình phần mềm Excel đã cài đặt
3 KẾT QUẢ 3.1 Một số loại cây trồng xen trong vườn dừa sáp
3.1.1 Cây xoài
Xoài là một cây ăn quả rất quan trọng, nông dân thường trồng cây xoài để trồng xen trong vườn dừa vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao Xoài trồng 4 năm thì bắt đầu cho thu hoạch Năng suất trung bình đạt 80 – 90 kg/cây/năm
Nông dân thường trồng các loại giống Xoài như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài Tượng, xoài
Trang 2Bưởi,… trong đó xoài cát Hòa Lộc được nông
dân trồng nhiều nhất
Giá cây giống là 12.000/cây tại thời
điểm điều tra
3.1.2 Cây có múi
Cây có múi là cây ăn quả chủ lực của
đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh
Trà Vinh nói riêng Cây có múi được người
dân trồng rộng rãi là Bưởi và Cam, nó đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho vùng này
3.1.3 Cây Cam
Cam là loại cây ăn quả được ưa chuộng
hiện nay Nông dân thường trồng các loại cam
như: cam Soàn, cam Sành, cam Mật, nhưng
chủ yếu là cam Sành và cam Mật Cây cho trái
khi được khoảng 4 năm tuổi, năng suất trung
bình 1 – 1,5 tấn/ha/căm
Giá cây giống là 10.000/cây tại thời
điểm điều tra (năm 2009)
3.1.4 Cây Bưởi
Hiện nay, tại huyện Cầu Kè, bưởi Năm
Roi đang được người dân ưa chuộng Bưởi từ
lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoạch đợt đầu
tiên là khoảng 3 năm, năng suất trung bình 70
– 80 kg/cây/năm
Giá cây giống là 10.000/cây tại thời
điểm điều tra (năm 2009)
3.1.5 Cây chanh không hạt
Chanh không hạt là loại cây trồng xen
mới tại xã Hòa Tân Chanh không hạt cho trái
khoảng 3 năm sau khi trồng, năng suất trung
bình 5 – 10 kg/ cây/ năm
Giá cây giống là 11.500 đồng/cây tại thời
điểm điều tra (năm 2009)
3.1.6 Cây Nhãn
Cây nhãn cũng là cây trồng được sử
dụng làm cây trồng xen trong vườn dừa giống
nhãn được trồng nhiều nhất tại huyện Cầu Kè
là giống nhãn giồng da bò Nhãn từ lúc bắt đầu
trồng đến khi thu hoạch đợt đầu tiên là khoảng
3 năm, năng xuất trung bình từ 100 – 120
kg/cây/năm
Giá cây giống là 11.000/cây tại thời
điểm điều tra (năm 2009)
3.2 Mật độ và khoảng cách trồng các loại
cây trồng xen trong vườn dừa sáp
3.2.1 Kỹ thuật trồng
3.2.1.1 Đối với cây xoài, nhãn và bưởi
Nông dân thường trồng trên những mô
đất đã chuẩn bị trước đó, sau khi trồng nếu cây
cao yếu thì dùng cây cố định chúng lại không
để cây đỗ ngã
Khoảng cách trồng: 8 m x 8 m Tương ứng với mật độ 80 cây/ha
3.2.1.2 Đối với cây có múi
Mật độ, khoảng cách: tương ứng với hai hàng dừa trên cùng một liếp, giữa hai cây dừa trên cùng một hàng dừa nông dân trồng cây có múi (Cam hoặc Bưởi) Khoảng cách giữa hai cây trồng xen là 8 m, giữa cây trồng xen với cây dừa là 4 m
Mật độ khoảng 160 cây/ha
3.2.2 Phân bón
Thường nông dân bón cùng lúc với việc bón phân cho cây dừa, các loại phân bón thường dùng như: Urê, NPK, phân bón lá trong giai đoạn cho trái
Liều lượng: 0,5 kg Urê/cây/năm, 0,4 kg NPK (20 – 20 – 15) /cây/năm
3.2.3 Sâu bệnh và biện pháp phòng trừ
3.2.3.1 Đối với xoài
Qua điều tra, trên cây xoài xuất hiện một
số sâu bệnh hại như sau:
*Rầy bông xoài (Idiocerus sp.)
Phòng trừ: dùng các loại thuốc như: Trebon
*Ghẻ xoài (Psyllis sp.)
Phòng trừ: dọn vệ sinh vườn cây sạch sẽ
và thông thoáng, phun thuốc Coc 85 WP
*Sâu đục thân xoài (Niphonuclea albata
News)
Phòng trừ: Ở thân cây, người dân dùng tỏi
và ớt dã nhuyễn trộn với đất sét để nhét vào lỗ
Ở cành phun thuốc Trebon
*Bệnh thán thư: bệnh do nấm
Colletotrichum sp gây hại Nông dân phòng
trừ bằng cách:
-Dọn vệ sinh vườn cây thông thoáng sạch sẽ
-Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành sâu bệnh
-Phun thuốc Benlat – C 50 WP 0,2 % khi cây xuất hiện bệnh
3.2.3.2 Đối với cây có múi
* Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrrla)
Phòng trừ: ngắt bỏ lá sâu, khi cần thiết nông dân sử dụng thuốc: Trebon 0,1 – 0,2 %, hoặc Sumicidin 0,2 % vào các đợt ra lá non
* Rày chổng chỏng (Diaphorina citri)
Phòng trừ: nông dân thường xuyên kiểm tra vườn, nếu mật độ thấp thì người dân bắt bằng tay Khi đến mức gây hại nặng dùng thuốc như: Sherpa 0,1 – 0,2 % hoặc Zherol 0,1 – 0,2 %
Trang 3* Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis)
Phòng trừ: vệ sinh vườn quả để hạn chế
nơi trú ngụ của bướm gây hại, bao quả bằng
giấy khi gần thu hoạch
* Bệnh chảy mủ
Bệnh do các loài Phythothora spp,
Phomopsis citri, Diplodia gây ra.
Phòng trừ:
Dọn vườn cây thông thoáng, không để
cây bị ngập úng
Ngoài ra, người dân sử dụng thuốc như:
Ridomyl MZ (0,2 %)
* Bệnh Greening
Còn gọi là bệnh vàng lá gân xanh do vi
khuẩn Liberobacter asiaticum lây lan do rầy
chổng cánh làm môi giới truyền bệnh
Biện pháp phòng trừ: để phòng trừ bệnh
này người dân thường:
-Chặt bỏ những cây bị nhiễm bệnh nhằm
hủy diệt nguồn lây bệnh
-Phòng trừ rẩy chổng cánh để hạn chế sự
lây nhiễm bệnh của rầy
3.2.3.3 Đối với cây nhãn
*Bọ xít (Tessaratoma papillosa )
Biện pháp phòng trừ:
- Ngắt các lá có ổ trứng đốt đi
- Phun thuốc diệt sâu non, thuốc sử dụng
diệt bọ xít là : Trebon 0,15 – 0,2 %, Sherpa 0,2
– 0,3 % Người dân thường phun thuốc 2 đợt:
đợt 1 vào cuối tháng 4 và đợt 2 vào tháng 9
*Rệp hại nhãn (Aphis gossypii)
Biện pháp phòng trừ: sử dụng các loại
thuốc như Trebon 0,2 %, Sherpa 0,1 – 0,2 %,
Bassan 50EC để diệt rệp Người dân phun 2
lần, phun lần 1 khi phát hiện rệp, lần 1 cách
lần 2 từ 5 – 7 ngày
*Sâu đục quả nhãn (Dichocrocis
punctiferalis)
Biện pháp phòng trừ:
-Trước khi thu hoạch, nông dân thường
phun thuốc hóa học để trừ sâu: Padan 95SP,
Sherpa 0,1 – 0,2 %
-Sau khi thu hoạch, nông dân làm vườn
sạch sẽ, tỉa bỏ lá già, cành lá rậm rạp hạn chế
nơi trú ngụ của sâu
*Bệnh chổi rồng
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam thực hiện
và ghi nhận nhện lông nhung (Eriophyes
dimocarpi) có liên quan đến bệnh chổi rồng
trên nhãn và là nhân tố truyền bệnh hay tác
nhân gây bệnh
Để phòng trị bệnh này, nông dân thường:
- Cắt bỏ bộ phận bị bệnh để lại những cành không bị bệnh vì những cành này vẫn có khả năng phát triển bình thường Những cành
bị cắt bỏ được người dân gom lại và đốt tránh lây lan
-Sau khi thu hoạch nhãn, tỉa cành để cho vườn cây thông thoáng
- Không nhân giống từ những cây bị bệnh
Hiện nay, trong vườn nhãn trồng xen, bệnh chổi rồng xuất hiện với mật độ rất lớn, có vườn bị mất > 50 % Vì vậy, cán bộ phải có lớp khuyến nông giúp nông dân hiểu và có biện pháp phòng trừ hợp lý từ khi cây chưa xuất hiện đến khi cây có biểu hiện bệnh
3.3 Năng suất dừa sáp
18.75 75
6.25 13.89 77.78
8.33 16.67 75
8.33 20 73.33
6.67 0
10 20 30 40 50 60 70 80
Tỷ lệ (%)
TT.Cầu Kè xã Hòa Tân xã Hòa Ân xã Châu Điền
Địa phương
Tỷ lệ năng suất dừa sáp tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
< 12 trái
12 - 24 trái
> 24 trái
Hình 1 Năng suất dừa sáp qua điều tra nông
hộ tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2009
Qua điều tra hộ nông dân trồng dừa sáp cho thấy, năng suất dừa đạt từ 12 – 24 trái/năm chiếm tỉ lệ cao nhất (thị trấn Cầu Kè chiếm 75,00 %, xã Hòa Tân chiếm 77,78 %, xã Hòa
Ân chiếm 75 %, và xã Châu Điền chiếm 73,33 %) Năng suất dưới 12 trái và trên 24 trái chiếm tỉ lệ nhỏ Nhìn chung, năng suất dừa sáp tại huyện Cầu Kè bình quân 12 – 24 trái/cây/năm Năng suất này tương ứng với khoảng 1 – 2 trái sáp/buồng/cây Với số lượng trái 1 – 2 trái trên cây tương ứng với tỉ lệ đặc ruột khoảng 20 - 25 % Tỉ lệ đặc ruột từ 20 –
25 % cũng được Nguyễn Văn Long (2007) đề cập đến
Trang 4Bảng 1 Năng suất dừa sáp qua các mô hình trồng xen trong vườn dừa
tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2009
Dừa sáp thuần Dừa sáp + Cam Dừa sáp + Bưởi Năng suất (trái/cây/năm)
Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)
Bảng 2 Năng suất dừa sáp qua các mô hình trồng xen trong vườn dừa
tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2009
Dừa sáp + Chanh Dừa sáp + Nhãn Dừa sáp + Xoài Năng suất (trái/cây/năm)
Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)
Qua bảng 1 và 2 cho thấy, năng suất dừa
sáp trong các loại vườn từ 12 – 24 trái/năm
chiếm tỉ lệ nhiều nhất : Trong vườn Dừa sáp
thuần chiếm tỉ lệ 79,49 %; trong vườn Dừa sáp
+ Cam chiếm tỉ lệ 75,00 % ; trong vườn Dừa
sáp + Bưởi chiếm tỉ lệ 71,43 %; trong vườn
Dừa sáp + Chanh chiếm tỉ lệ 75,00 %; trong
vườn Dừa sáp + Nhãn chiếm tỉ lệ 78,57 %;
trong vườn Dừa sáp + Xoài chiếm tỉ lệ
71,43 %
Tỉ lệ sáp của các mô hình hình được so
sánh và sắp xếp thep thứ tự từ cao xuống thấp
như sau:
Dừa sáp thuần > Dừa sáp + Nhãn > Dừa sáp + Cam; Dừa sáp + Chanh > Dừa sáp + Bưởi; Dừa sáp + Xoài.
Mô hình Dừa sáp thuần có năng suất dừa sáp cao nhất Điều này có thể giải thích là dừa thuần không trồng xen nên có thể hấp thụ ánh sáng cũng như chất dinh dưỡng nhiều hơn so với mô hình trồng xen dừa
Trang 53.6 Lượng toán kinh tế của các mô hình trồng xen trong vườn dừa sáp
Bảng 3 Tổng hợp lượng toán kinh tế của mô hình trồng xen trong vườn dừa
Loại chi phí Đơn vị Dừa sáp
thuần
Dừa sáp + Cam
Dừa sáp + Bưởi
Dừa sáp + Chanh
Dừa sáp + Nhãn
Dừa sáp + Xoài
LĐ (đồng
ruộng, trồng
cây)
nghìn/ha/15
VC (phân,
thuốc diệt cỏ)
nghìn/ha/15
Thuế nông
nghiệp
nghìn/ha/15
Tổng cộng
chi phí (TC)
nghìn/ha/15
Giá trị tổng
sản lượng
(GT)
nghìn/ha/15 năm 3.700.800 3.792.160 3.998.400 3.838.400 4.959.200 4.268.000
Lợi nhuận
(P)
nghìn/ha/15 năm 3.633.099 3.708.264 3.921.138 3.754.652 4.881.850 4.190.562
Tỉ suất thu
Tỉ suất lợi
Thời gian
4 năm
6 tháng
4 năm
5 tháng
4 năm
3 tháng
4 năm
4 tháng
4 năm
1 tháng
4 năm
2 tháng
* Ghi chú: lượng toán tính trên diện tích 10.000 m 2 , từ lúc trồng dừa đến năm thứ 15
Hiệu quả kinh tế được tính từ lúc dừa sáp
được đem trồng đến năm thứ 15 sau khi trồng
Thông qua bảng 4.3cho thấy:
Xét về Tổng phí đầu tư:
Tổng chi phí đầu tư của mô hình Dừa +
Cam là cao nhất (83.866.000 đồng/ha/15 năm),
kế đến là mô hình Dừa + Chanh (83.748,5.000
đồng/ha/15 năm), tiếp theo là các mô hình Dừa
+ Xoài (77.438.000 đồng/ha/15 năm), Dừa +
Nhãn (77.350.000 đồng/ha/15 năm), Dừa +
Bưởi (77.262.000 đồng/ha/15 năm), thấp nhất
là mô hình Dừa thuần (67.701.000 đồng/ha/15
năm)
Xét chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy:
Đạt trị số cao nhất là mô hình Dừa +
Nhãn (4.881.850.000 đồng/ha/15 năm), kế đến
là mô hình Dừa + Xoài (4.190.562.000
đồng/ha/15 năm), tiếp theo là các mô hình Dừa
+ Bưởi (3.921.138.000 đồng/ha/15 năm), Dừa
+ Cam (3.708.264.000 đồng/ha/15 năm), Dừa +
Chanh (3.754.652.000 đồng/ha/15 năm), thấp
nhất là mô hình Dừa thuần (3.633.099.000
đồng/ha/15 năm)
Xét chỉ tiêu tỷ suất thu nhập (T1):
Tỷ suất lợi nhuận cho mỗi đồng vốn bỏ
ra đối với các mô hình trồng xen trong vườn
dừa đạt trị số cao nhất là mô hình Dừa + Nhãn (63,53 lần), kế đến là mô hình Dừa + Xoài (54,55 lần), tiếp theo là các mô hình Dừa thuần (54,12 lần), Dừa + Bưởi (51,18 lần), Dừa + Chanh (45,22 lần), thấp nhất là mô hình Dừa + Cam (44,60 lần)
Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (T2):
Tỷ suất thu nhập cho mỗi đồng vốn bỏ ra đối với các mô hình trồng xen trong vườn dừa đạt trị số cao nhất là mô hình Dừa + Nhãn (63,15 lần), kế đến là mô hình Dừa + Xoài (54,11 lần), tiếp theo là các mô hình Dừa thuần (53,66 lần), Dừa + Bưởi (50,75 lần), Dừa + Chanh (44,83 lần), thấp nhất là mô hình Dừa + Cam (44,22 lần)
Thời gian hoàn lợi vốn (T)
Mô hình Dừa + Nhãn có thời gian hoàn vốn nhanh nhất (sau 4 năm 1 tháng trồng); tiếp theo là mô hình Dừa + Bưởi (sau 4 năm 3 tháng trồng); mô hình Dừa + Xoài (sau 4 năm
2 tháng trồng); tiếp sau là mô hình Dừa + Chanh (sau 4 năm 4 tháng trồng); mô hình Dừa + Cam (sau 4 năm 5 tháng trồng); mô hình trồng dừa thuần có thời gian hoàn vốn chậm nhất (sau 4 năm 6 tháng)
Trang 6Trong sản xuất nông nghiệp với quy mô
nông hộ, vấn đề quan trọng nhất đối với người
nông dân là thu phập Qua đó cho thấy mức lợi
nhuận của các mô hình được so sánh và sắp
xếp thep thứ tự từ cao xuống thấp như sau:
Dừa sáp + Nhãn > Dừa sáp + Xoài >
Dừa sáp + Bưởi > Dừa sáp + Chanh > Dừa
sáp + Cam > Dừa sáp thuần.
Tóm lại, việc trồng xen nhãn trong vườn
dừa đã mang lại lợi nhuận cao hơn so với trồng
dừa thuần và thời gian hoàn vốn là nhanh nhất
Như vậy, việc phát triển các mô hình
trồng xen trong vườn dừa ở huyện là rất cần
thiết được khuyến khích, bởi vì nó phù hợp với
điều kiện sinh thái ở nơi đây Việc trồng xen
vừa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của
vườn dừa, mặt khác còn tạo cảnh quan thiên
nhiên, giải quyết nguồn lao động trong vùng
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
a) Kết luận
Từ những kết quả thu thập được, chúng
tôi rút ra những kết luận sau:
- Những giống cây được nông dân huyện
chọn làm cây trồng xen là: cây bưởi, cây xoài,
cây cam, cây nhãn, cây chanh không hat
- Tỉ lệ sáp trên buồng dừa rất thấp khoảng
20 – 25 % Mô hình trồng dừa sáp thuần cho
năng suất dừa sáp đạt cao nhất
- Mô hình trồng xen trong vườn dừa cho
mức lợi nhuận cao hơn trồng dừa sáp thuần và
thời gian hoàn vốn của mô hình trồng xen
nhanh hơn so với mô hình trồng dừa sáp thuần
b) Đề nghị
Từ những kết luận trên, để góp phần khai
thác tiềm năng sẵn có của cây dừa, tăng hiệu
quả sản xuất trên đơn vị diện tích, cải thiện đời
sống nông dân, chúng tôi có những đề nghị
sau:
- Khuyến khích nông dân áp dụng những
kỹ thuật trồng mang lại hiệu quả (mật độ trồng
thích hợp đối với trồng xen và trồng thuần,
không sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn dừa);
hạn chế những kỹ thuật trồng chưa mang lại
hiệu quả tốt (liều lượng phân bón lót)
- Nghiên cứu những kỹ thuật canh tác
phù hợp với cây dừa sáp để làm tăng tỉ lệ trái
sáp trên cây dừa sáp
- Khuyến khích nông dân trồng xen trong
vườn dừa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho
nông dân (đặc biệt đối với những hộ dân nghèo của huyện)
- Nghiên cứu những biện pháp phòng trừ một cách có hiệu quả nhất đối với sâu hại cây dừa sáp khi sâu hại xuất hiện gây hại với mật
độ lớn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Lê Đăng Khoa, Nguyễn Đình Lâm, 2005
Nghiên cứu phản ứng chuyển ester dầu thực vật bằng phương pháp quá tới hạn methanol để tổng hợp biodiesel và thu glycerine độ tinh khiết cao Trường Đại
học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
[2].Dương Tấn Lợi, 2004 Kỹ thuật trồng dừa.
Công ty cổ phần in Bến Tre
[3].Dương Tấn Phước và ctv, 1990 Kỹ thuật
trồng và sơ chế dừa Trung tâm nghiên
cứu dầu và cây có dầu Nhà xuất bản nông nghiệp
[4].Lê Hữu Trung, 2006 Bài giảng cây dừa
Khoa Nông Học Trường Đại học Nông
Lâm, 126 trang
[5].Nguyễn Thị Lệ Thu, 2006 Khảo sát thực
trạng giống, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phảm cây dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
[6].Cao Văn Toàn, 2006 Khảo sát thực trạng
giống, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phảm cây dừa tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Luận văn
tốt nghiệp kỹ sư Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
[7].Nguyễn Thị Thùy Vân, 2006 Khảo sát thực
trạng giống, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phảm cây dừa tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre Luận
văn tốt nghiệp kỹ sư Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
[8].Hoàng Việt, 2001 Lập dự án đầu tư phát
triển Nông nghiệp, Nông thôn Nhà xuất
bản Thống Kê, Hà Nội, 304 trang [9].R.Ziuer et m de Nuce de Lamothe, 1991
Cây dừa (Đặng Xuân Nghiêm và
Hoàng Văn Dức dịch Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, Việt Nam Trang 142-143