Sau tập huấn, học viên có thể: Phát biểu được mục tiêu của dạy học môn KHTN theo mô hình Trường học mới Việt Nam VNEN; Trình bày được chức năng và cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn học môn học; Có khả năng tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh theo mô hình trường học mới VNEN; Có khả năng điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương và trình độ của học sinh.
Trang 1HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN KHTN
PHẦN THỨ NHẤT CẤU TRÚC BÀI HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN
1 Mục tiêu
Sau tập huấn, học viên có thể:
- Phát biểu được mục tiêu của dạy học môn KHTN theo mô hình "Trường học mới Việt Nam - VNEN";
- Trình bày được chức năng và cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn học môn học;
- Có khả năng tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh theo mô hình trường học mới VNEN;
- Có khả năng điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương và trình độ của học sinh.
2 Cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn học
Nội dung tài liệu hướng dẫn gồm: nội dung học tập, các hoạt động học tập phù hợp với nội dung, hệ thống sư phạm và các biện pháp sư phạm để triển khai các hoạt động học tập, đánh giá năng lực học sinh thông qua các hoạt động học tập và hợp tác Tài liệu hướng dẫn trang bị cho học sinh khả năng hiểu biết, sự biểu đạt thông tin, kĩ năng tính toán, đề xuất, năng lực quản lí, năng lực bảo vệ môi trường học tập…, đồng thời phát huy vai trò dân chủ trong học tập và thi đua lành mạnh.
Để đảm bảo những yêu cầu trên và nguyên tắc của lí thuyết kiến tạo trong
quá trình dạy học, tài liệu hướng dẫn học được biên soạn theo các chủ đề.
Trong mỗi chủ đề, các đơn vị kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành
một thể thống nhất Mỗi đơn vị kiến thức được hướng dẫn học theo một cấu trúc
thống nhất gồm các hoạt động, trong đó có hoạt động cá nhân và/hoặc hoạt động nhóm; hoạt động với giáo viên và gia đình.
A Hoạt động khởi động
- Mục đích: Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới; rèn luyện cho học sinh năng lực cảm nhận về các khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, tính toán, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy…, đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học.
- Nội dung: Nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét
về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ để.
- Phương thức hoạt động: Tài liệu cần hướng dẫn tiến trình thực hiện hoạt
động của học sinh Các hoạt động cá nhân, nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho
Trang 2vừa giúp học sinh huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh Việc trao đổi với giáo viên có thể thực hiện trong quá trình hoặc sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
B Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn
luyện cho học sinh năng lực cảm nhận về khái niệm khoa học; cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
- Nội dung: Trình bày những lập luận về cơ sở khoa học của những kiến
thức cần dạy cho học sinh trong chủ đề.
Có 3 loại câu hỏi gắn với hoạt động về cơ sở khoa học:
+ Câu hỏi xác thực: yêu cầu học sinh trả lời trực tiếp về nội dung kiến thức trong chủ đề;
+ Câu hỏi lí luận: yêu cầu học sinh lập luận, giải thích về những khái niệm khoa học trong chủ đề;
+ Câu hỏi sáng tạo: Khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm kiến thức liên quan (ngoài nội dung trình bày trong chủ đề).
- Phương thức hoạt động: Tài liệu nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học
sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động nhóm, học sinh phải trình bày kết quả và thảo luận với giáo viên.
C Hoạt động thực hành
- Mục đích: Yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa học
được ở bước 2 để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể Thông qua đó, giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm ở mức độ nào.
- Nội dung: Đây là những hoạt động gắn với thực tiễn bao gồm những
nhiệm vụ như trình bày, viết văn, bài thực hành, tạo ra tư duy chặt chẽ; yêu cầu
học sinh phải vận dụng những hiểu biết vừa học (ở mục B) vào giải quyết các bài tập cụ thể; giúp cho học sinh thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp.
- Phương thức hoạt động: Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành… Đầu tiên
nên cho học sinh hoạt động cá nhân để học sinh hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có đóng góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp Sau đó cho học sinh hoạt động nhóm để trao đổi chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó học sinh có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập của học sinh hiệu quả hơn Kết thúc hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng.
D Hoạt động ứng dụng
- Mục đích: Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới
theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những
Trang 3cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng.
- Nội dung: Hoạt động ứng dụng khác với hoạt động thực hành Hoạt
động thực hành là làm bài tập cụ thể do giáo viên hoặc sách hướng dẫn đặt ra
còn hoạt động ứng dụng là hoạt động triển khai ở nhà, cộng đồng; động viên,
khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo; giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương Học sinh tự đặt
ra yêu cầu cho mình, trao đổi, thảo luận với gia đình và cộng đồng để cùng giải quyết Tài liệu cần nêu các vấn đề cần phải giải quyết và yêu cầu học sinh phải
tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau; yêu cầu học sinh phải thể hiện năng lực thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, giáo viên, gia đình và cộng đồng Có một yếu tố quan trọng để giúp cho học sinh sáng tạo là các vấn
đề đưa ra không chỉ gắn chặt với những gì đã học trên lớp
- Phương thức hoạt động: Học sinh được hướng dẫn hoạt động cá nhân và
nhóm để trao đổi với các bạn về nội dung và kết quả về bài tập do mình đặt ra, sau đó thảo luận với giáo viên Đặc biệt cần lưu ý hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận với gia đình về những vấn đề cần giải quyết hoặc nêu những câu hỏi
để các thành viên trong gia đình trả lời… Hoạt động với cộng đồng như tìm hiểu thêm về những vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học Hoạt động với giáo viên có thể là trao đổi những kết quả và yêu cầu đánh giá.
E Hoạt động bổ sung
- Mục đích: Khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến
thức, để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học.
- Nội dung: Giao cho học sinh những nhiệm vụ bổ sung và hướng học
sinh tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho học sinh các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng.
- Phương thức hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo
nhóm, đồng thời yêu cầu học sinh làm các bài tập đánh giá năng lực.
Trang 4PHẦN THỨ HAI
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH Môn Khoa học tự nhiên, Lớp 6 VNEN
(Kèm theo Công văn số /BGDĐT-GDTrH ngày / /2014 của Bộ GDĐT)
I Khung phân phối chương trình
1 Hướng dẫn chung
Khung Phân phối chương trình (PPCT) này áp dụng cho lớp 6 theo mô hình VNEN, từ năm học 2014-2015 Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình.
Thời lượng quy định tại Khung PPCT áp dụng trong trường hợp học 1
buổi/ngày Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm
học được quy định thống nhất cho tất cả các trường thí điểm VNEN trong cả nước.
Căn cứ Khung PPCT, các trường thí điểm VNEN cụ thể hoá thành PPCT chi tiết sao cho phù hợp với nhà trường
Các trường thí điểm VNEN có điều kiện bố trí dạy học 2 buổi/ngày, có
thể điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (hiệu trưởng phê
duyệt, kí tên, đóng dấu và báo cáo phòng GDĐT).
Khung phân phối chương trình
Số tuần thực hiện Tổng Chủ đề Số tiết học
chung Sinh học Vật lí Hóa học Kiểm tra Ôn tập,
Học kì 1:
- Học kì 1 có 53 tiết với 14 tiết học chủ đề chung (từ bài 01 đến bài 04) và
35 tiết học chủ đề sinh học (từ bài 05 đến bài 18); có 1 tiết kiểm tra giữa
kì 1 (sau khi kết thúc bài 08) và 1 tiết ôn tập cuối học kì 1(sau khi kết thúc bài 18) với 2 tiết kiểm tra cuối kì 1.
- Kết thúc Học kì 1:Phần Sinh học: học sinh học xong bài18; bài Ôn tập
học kì I cần hướng dẫn học sinh ôn tập từ bài 1 đến bài 18, ở cuốn KHTN Tập 1.
Học kì 2:
- Học kì 2 có 46 tiết với 06 tiết học chủ đề sinh học (từ bài 19 đến bài 21);
có 1 tiết kiểm tra giữa kì 2 (sau khi kết thúc bài 27) và 1 tiết ôn tập cuối năm (sau khi kết thúc bài 33) với 2 tiết kiểm tra cuối năm.
Trang 5- Kết thúc Học kì 2:Phần vật lí: học sinh học xong bài 33; bài Ôn tập học
kì 2 cần hướng dẫn học sinh ôn tập từ bài 19 đến bài 33, ở cuốn KHTN Tập 1 (từ bài 19 đến bài 21) và KHTN tập 2 (từ bài 22 đến bài 33).
2 Gợi ý phân phối chương trình chi tiết
HỌC KÌ 1
HỌC KÌ 2
Bài 22 CHUYỂN ĐỘNG CƠ VẬN TỐC CỦA CHUYỂN
ĐỘNG
3
Trang 6Bài 24 TRỌNG LỰC
Bài 25 LỰC ĐÀN HỒI
Bài 26 LỰC MA SÁT
Bài 29 NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT
Bài 30 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT RẮN, LỎNG
VÀKHÍ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT TRONG ĐỜI SỐNG
12
Bài 31 NHIỆT ĐỘ ĐO NHIỆT ĐỘ
Bài 32 SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
Bài 33 NHIỆT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG THỰC VẬT
II Một số vấn đề cần lưu ý
- Số tiết của mỗi bài trong PPCT chi tiết nêu ở trên chỉ là gợi ý, không bắt
buộc các trường phải thực hiện đúng như trên, tổ (nhóm) chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và trình hiệu trưởng phê duyệt.
- Nên sắp xếp dạy học theo buổi 3 tiết, nhưng không nhất thiết phải xếp
thời khóa biểu mỗi tuần có cùng số tiết Tổ (nhóm) chuyên môn căn cứ vào gợi ý thời lượng của từng nội dung và logic của mạch kiến thức đề xuất với hiệu trưởng quyết định xếp thời khóa biểu sao cho hợp lí./
Trang 7MỞ ĐẦU MÔN KHOA HỌC, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ CÁC PHÉP ĐO
I Mục tiêu của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề, HS:
1 Kiến thức:
- Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và tiến trình nghiên cứu khoa học
- Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống
- Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng thí nghiệm ởtrường trung học
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng với giới hạn đo và
độ chia nhỏ nhất của chúng
- Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hóa chất độc hại
- Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm
- Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộhiển thị dữ liệu
2 Kỹ năng:
- Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm
- Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng báo cáo khoa học
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước bằngbình chia độ, bình tràn, đo được khối lượng bằng cân
- Biết cách xác định khối lượng riêng của vật
- Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
- Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu
- Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm
- Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm
- Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học
- Thực hiện được quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm
Trang 8- Hình thành thói quen học tập trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học theonhóm.
- Bước đầu hình thành kỹ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu nhữnghiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học
- Có khả năng tự học cá nhân và học tập cùng cộng đồng
II Nội dung chính của chủ đề
Ở chủ đề này, học sinh cần nhận thức được rằng:
- Môn khoa học là môn học có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu giới tự nhiên,nghiên cứu các sự vật hiện tượng tự nhiên gắn với thực tiễn và con người
- Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động tìm tòi, khám phá của conngười nhằm phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặcsáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụcho mục tiêu hoạt động của con người
- Nghiên cứu khoa học theo một quy trình nhất định, từ việc đặt câu hỏi nghiêncứu, đề xuất giả thuyết, xây dựng phương án kiểm định giả thuyết, tiến hành thínghiệm kiểm chứng, phân tích, xử lý dữ liệu đến việc đưa ra kết quả, lập báo cáo khoahọc Các em hiểu được rằng chân lý khoa học chỉ có thể được khẳng định bằng thựcnghiệm
- Những thành tựu của khoa học là hết sức vĩ đại và lớn lao trong đời sống xã hộicủa con người Việc tìm hiểu những thành tựu của khoa học ở Việt Nam và trên thếgiới giúp các em say mê học tập và có một niềm tin mãnh liệt vào khả năng của conngười
- Những trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho môn khoa học có vai trò quan trọngtrong việc tổ chức học tập theo định hướng năng lực và hình thành nhân cách học sinh.Trong quá trình học tập các em phải tuân thủ các quy định về an toàn thí nghiệm, gìngiữ bảo dưỡng dụng cụ thí nghiệm, biết cách xếp đặt các dụng cụ thí nghiệm khoa học.Ngoài những dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo thông thường các em còn được tiếp xúcvới một số thiết bị, dụng cụ đo, máy móc hiện đại ở những nơi có điều kiện
- Hiểu và hình thành một số kỹ năng vận dụng thực hành được các phép đo độ dài,
đo thể tích, đo khối lượng, biết được các đơn vị đo và đổi đơn vị đo ra các đơn vị đothích hợp khi cần thiết Khi đo phải tuân theo các bước Hiểu được sai số của phép đo,những biện pháp nhằm giảm sai số của phép đo Học sinh biết biểu diễn được đại
Trang 9lượng đo khi làm thực hành Ở cấp THCS ta bỏ qua sai số khi biểu diễn đại lượng đo,nhưng giá trị trung bình khi tính toán ta quy ước lấy một chữ số thập phân sau dấuphảy theo ĐCNN.
Nội dung chủ đề được sắp xếp trong 4 bài học Các bài đều có ý đồ thông qua việc
tổ chức cho học sinh hoạt động theo 5 hoạt động chính với mong muốn hình thành nênnhững kiến thức, kỹ năng và những năng lực cốt lõi cho học sinh trong quá trình họctập.có một bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng Cụ thể các bài học được sắp xếp như sau:Bài 1: Mở đầu (Học sinh được làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học, quytrình nghiên cứu khoa học và các thành tựu của khoa học)
Bài 2: Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm (Học sinh được làm quen vớidụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo, cách sử dụng, bảo quản và an toàn thí nghiệm)
Bài 3: Đo độ dài, thể tích, khối lượng như thế nào (Học sinh được làm quen với đo
độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, sai số, cách biểu diễn kết quả đo, nguyên tắc đo).Bài 4: Làm quen với kỹ năng thực hành thí nghiệm khoa học (Học sinh được làmquen với kính lúp, kính hiển vi, bộ hiển thị dữ liệu, các loại cảm biến đo; tập làm tiêubản hiển vi quan sát tế bào)
III Một số lưu ý về tổ chức dạy học các bài học thuộc chủ đề
A Lưu ý chung
Chủ đề Nhập môn khoa học, dụng cụ và an toàn thí nghiêm, các phép đo có vai trò
quan trọng trong việc định hướng cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học,bước đầu làm quen với phương pháp học tập tìm tòi, khám phá, hình thành kỹ nănglàm việc nhóm, say mê hứng thú môn học; cung cấp hệ thống kiến thức cho các em vềcác phép đo cơ bản (đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo thời gian); hình thànhnhững kỹ năng ban đầu trong quá trình học tập
Bài đầu tiên của môn học chỉ yêu cầu học sinh hiểu sơ bộ về các hoạt động nghiêncứu và quy trình đơn giản nghiên cứu khoa học Trong quá trình học tập cấp THCS các
em sẽ có các khái niệm rõ ràng hơn
Những hiểu biết tích lũy được một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoahọc có mục tiêu, có kế hoạch và được thực hiện dựa trên hệ thống các phương phápkhoa học gọi là những Tri thức khoa học
Trang 10Từ quá trình cảm nhận và xử lý các vấn đề trong cuộc sống, kinh nghiệm, hiểu biếtđược tích lũy, ban đầu còn riêng lẻ, rời rạc, về sau hình thành những mối liên hệ mangtính hệ thống là Tri thức kinh nghiệm.
Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động củavật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy
Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học
về thế giới; hoặc sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biếnđổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người Sản phẩm của nghiên cứukhoa học là những phát minh, phát hiện, sáng chế của con người
Phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiệntượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ
đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người
Phát hiện là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại mộtcách khách quan
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và ápdụng được
Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chếđộc quyền (patent), có thể mua bán bằng sáng chế, cấp giấy phép sử dụng (licence) vàđược bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Khi nghiên cứu khoa học phải thực hiện theo quy trình nghiên cứu khoa học
Khi tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm, thực hành cần chú ý về những điều về antoàn
B Hướng dẫn tổ chức dạy học các bài thuộc chủ đề
Đây là chủ đề đầu tiên học sinh được tiếp cận với môn khoa học tự nhiên Nhữngkiến thức, kỹ năng để hình thành thái độ và năng lực cho học sinh là rất cần thiết, nó sẽgiúp cho các em hình thành những thói quen học tập và tìm hiểu các vấn đề trong mônhọc xuyên suốt trong quá trình học ở cấp THCS nói riêng cũng như ở các lớp trên củacấp trung học
- Giáo viên cần biết ở cấp Tiểu học, học sinh đã được làm quen với môn khoahọc, đã biết tìm hiểu sơ lược những hiện tượng xung quanh gần gũi với các em Các
em học tập theo tinh thần học, vui chơi để tìm hiểu thiên nhiên
Trang 11Tuy nhiên khi bước vào THCS, nhận thức của các em đã thay đổi một bước vềlượng Các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh không dừng lại ở quan sát hiệntượng, các em đã có ý thức tìm hiểu và muốn giải thích vì sao lại có hiện tượng nhưvậy, ảnh hưởng của nó đến đời sống, môi trường như thế nào.
- Giáo viên phải ý thức được rằng, bản chất của dạy học hướng đến hình thànhnăng lực cho học sinh, cốt lõi của nó là học sinh phải thông qua các hoạt động học tậptìm tòi, nghiên cứu, tự các em phát hiện ra bản chất của sự vật và hiện tượng Cho nênngười giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong quá trình họctập
- Trong bài đầu tiên, chỉ giới hạn ở việc học sinh nhận dạng được hoạt độngnghiên cứu khoa học là gì, nó khác với các hoạt động thông thường của con ngườitrong đời sống như thế nào Tiếp theo học sinh thông qua một số thí nghiệm thực hành
để hiểu và nắm được quy trình nghiên cứu khoa học, tìm hiểu một vấn đề của tự nhiênnhư thế nào Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra 6 bước cơ bản giúp cho các em hình thành kỹnăng tìm hiểu một vấn đề, một câu hỏi khoa học
Tiếp đó các em hiểu được một số thành tựu của khoa học hiện nay ở Việt Nam vàtrên thế giới Thông qua các hình ảnh và kiến thức sẵn có của học sinh giúp các em tìmhiểu thêm, tự tìm hiểu một số thành tựu của khoa học, từ đó các em hiểu được vai tròcũng như vị trí của nghiên cứu khoa học hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới
Ngoài ra bài học còn muốn học sinh bước đầu làm quen và biết tìm kiếm thông tintrên internet, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân và làm việc vớicộng đồng Các em có khả năng tự tìm tòi, khám phá, tự thu thập thông tin và có thóiquen đặt ra giả thuyết và từ đó hình thành các phương án để kiểm nghiệm và khẳngđịnh các chân lý trong quá trình học tập và nghiên cứu
Trang 12Bài 1: Mở đầu 1) Hướng dẫn chung
Vì là bài đầu tiên tổ chức cho các em học tập theo nhóm, học cặp đôi, học cá nhân,làm việc với toàn lớp, với cộng đồng… nên đời hỏi giáo viên phải tìm hiểu các kỹthuật tổ chức học tập từ trước đó Ví dụ về học tập theo nhóm như kỹ thuật điều khiểnchia nhóm, bố trí chỗ ngồi, hướng dẫn học sinh cử trưởng nhóm, thư ký, giám sát, hậucần,…, hướng dẫn sơ lược cách tự ghi chép vào vở của mình và cách thảo luận, cáchtrình bày báo cáo Giáo viên cần hình thành cho các em có thói quen học tập theo cácloại hình nhóm, thói quen tuân thủ theo các mệnh lệnh của giáo viên và sự điều hànhcủa trưởng nhóm
Khi dạy chủ đề, giáo viên cần xây dựng bảng tiến độ thực hiện công việc chocác nhóm trong lớp học Có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ những nhóm có khó khăn tronghọc tập: có thể là giáo viên trực tiếp hướng dẫn hoặc điều chỉnh học sinh giữa cácnhóm để các em có sự tự hỗ trợ tự giúp đỡ lẫn nhau
Khi các em đưa ra các kết quả, giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ, nhất là những ýkiến trái chiều, tránh trường hợp bỏ qua các sai lầm của học sinh, phủ nhận ý kiến củahọc sinh mà không có căn cứ hoặc là tự mình khẳng định những ý kiến ngược với họcsinh, không có cơ sở, căn cứ khoa học
Giáo viên phải hòa đồng vào các em để xem các em suy nghĩ, tiếp cận vấn đềnhư thế nào, chúng có sẵn những kinh nghiệm gì để từ đó đưa ra những câu hỏi hoặccác mệnh lệnh làm việc phù hợp, tránh sự áp đặt, khiên cưỡng
Những vấn đề học sinh có thể đưa ra vượt trình độ, giáo viên cần khéo léo phânhóa học sinh, đề xuất để các em giỏi, ham hiểu biết về nhà tự tìm hiểu thêm, tránh sa
đà để làm cho vấn đề phức tạp, khó hiểu thêm
Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cho từng nhóm:
+ Các tranh ảnh trong bài
+ Dụng cụ cho các thí nghiệm trong bài
+ Các phương tiện trình chiếu, phiếu học tập, các slide… (nếu có)
2 Hướng dẫn các hoạt động
a) Hoạt động khởi động (45 phút)
Hoạt động này, giáo viên cần chuẩn bị các hình ảnh như trong tài liệu HDHgồm 8 ảnh, có thể thay bằng những hình ảnh khác gần gũi với các em Vấn đề là phải
Trang 13giúp các em bước đầu nhận ra được hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học
mà dấu hiệu của nó chính là hoạt động chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới của con người
Câu hỏi: Hãy quan sát những hoạt động của con người trong những hình ảnh dưới đây (Hình 1.1) Dự đoán điền cụm từ thích hợp vào chỗ khuyết dưới mỗi hình ảnh
Gợi ý: Con người đang làm gì? Ở đâu?
Trong hoạt động này, câu hỏi này chỉ cần các em thảo luận nhóm và có thể đưa
ra những cụm từ diễn tả được hoạt động phù hợp là được Không nhất thiết phải chỉ ra tất cả, bởi vì có những hình ảnh cả đời các em chưa thấy thì sao? Chỉ yêu cầu các em điền được một số ảnh trong đó có những hoạt động nghiên cứu khoa học là được Những hình ảnh chưa biết sẽ được sáng tỏ trong quá trình học tập của các em
Câu hỏi: Trong những hoạt động trên, hoạt động nào con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới? Lấy thêm một ví dụ mà em biết ghi vào vở theo Bảng 1.1
Bảng 1.1
Hoạt động tìm tòi, khám phá Hoạt động thông thường
Bảng 1.2 Chọn những cụm từ ở cột B vào chỗ trống ở cột A sao cho thích hợp.
Những hoạt động mà con người chủ động
……….là những hoạt động
nghiên cứu khoa học
a- tìm tòi, khám phá ra cái mới b- không phải tìm ra cái mới
Đáp án: a
Câu hỏi này rất quan trọng, giúp học sinh nhận ra được bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học Đó là hoạt động mà con người chủ động tìm tòi khám phá ra cái mới
Giáo viên hướng dẫn các em tự ghi vào vở ý kiến của mình, đồng thời gợi ý giúp các em liên hệ thực tiễn để tìm ra ví dụ gần gũi với địa phương, hướng dẫn các
em thảo luận, hoàn thiện báo cáo vào bảng 1.1 Ở đây muốn các em tập liên hệ thực tiễn đời sống để đưa ra ý kiến các nhân của mình
Trang 14Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thửnghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí nghiệm nghiêncứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và
xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.Con người muốn làm nghiên cứu khoa học thì phải có kiến thức nhất định về lĩnh vựcnghiên cứu và phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp đúng
Trong quá trình tổ chức học tập, giáo viên cần lập bảng để theo dõi các nhóm,đánh dấu vào bảng tiến độ thực hiện của các nhóm Căn cứ vào thời gian làm việc, đốivới các nhóm đã thực hiện xong, giáo viên có thể cho các em lấy thêm ví dụ khác hoặcchuyển sang hoạt động tiếp theo thích hợp
Giáo viên nên chọn thời điểm thích hợp để điều khiển các nhóm thảo luận vàđánh giá kết quả làm việc của các nhóm Tuyệt đối không được thiếu sự quan sát, bỏrơi học sinh và kết quả của một nhóm nào đó trong quá trình tổ chức hoạt động họctập
b) Hoạt động hình thành kiến thức mới (45 phút)
Đây là hoạt động trọng tâm của bài để giúp học sinh tìm hiểu, tự trải nghiệm vàbước đầu hình dung và hình thành các bước nghiên cứu khoa học, rèn luyện cho các
em tác phong nghiên cứu khoa học, kỹ năng làm việc theo nhóm
Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng những thí nghiệm thực hành, lựa chọn nhữngthí nghiệm đơn giản, gần gũi với các em, có thể thay những thí nghiệm trong tài liệuHDH bằng các thí nghiệm khác nếu thấy hiệu quả và hấp dẫn hơn và phù hợp với thựctiễn địa phương
Giáo viên nên tổ chức cho các em biết suy nghĩ đưa ra các giả thuyết, tiên đoánnhững kết quả, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu,nghiên cứu của nhóm, đồng thời gợi ý cho các em xây dựng và thực thi những phương
án thí nghiệm để kiểm chứng, không nhất thiết phải dựa vào các thiết bị có sẵn như tàiliệu HDH đề xuất
Trong giới hạn cho phép, nếu không có cách nào khác, giáo viên mới đưa ra cácdụng cụ để hướng các em suy nghĩ một phương án cụ thể trong tình huống này Giáoviên có thể phân công một số nhóm đồng thời tiến hành thí nghiệm với các câu hỏinghiên cứu khác nhau Vấn đề là ở chỗ giáo viên có ý thức đặt các câu hỏi gợi mở để
Trang 15hướng tới quy trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học và mỗi vấn đề phải được tối thiểuhai nhóm cùng nghiên cứu, cùng tìm hiểu.
Câu hỏi: Hãy tập làm nhà nghiên cứu khoa học, tìm hiểu :
1 Nhỏ giọt mực vào nước nóng hay nước lạnh thì giọt mực hòa tan nhanh hơn?
2 Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích của không khí có thay đổi không?
Chuẩn bị:
Thí nghiệm 1: 2 cốc, nước nóng, nước lạnh, lọ mực, ống nhỏ giọt
Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 bóng bay, chậu nước nóng, khăn bông
Gợi ý: Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra, ghi dự đoán vào vở theo Bảng 1.3; sau đólàm thí nghiệm ghi kết quả vào vở theo Bảng 1.3
Những phán đoán của con người để đưa ra câu trả
lời sơ bộ về một vấn đề (hay câu hỏi nghiên cứu),
mà ……… gọi là những giả thuyết
a- chưa được chứng minhb- đã được chứng minh
Đáp án: a
Trong hai thí nghiệm này, giáo viên cần rèn luyện cho các em những kỹ năngthực hành:
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng xây dựng, lắp đặt thí nghiệm (lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm)
- Kỹ năng tiến hành thí nghiệm, vạch ra các bước thực hiện: sử dụng các dụng cụnhư ống nhỏ giọt, lắp bóng bay
- Kỹ năng thu thập, xử lý và khẳng định thông tin
- Kỹ năng thảo luận nhóm, toàn lớp
Trang 16- Kỹ năng ghi chép (vở ghi)
- Kỹ năng trình bày báo cáo
Các thí nghiệm thực hành đưa ra do giáo viên lựa chọn cần phải làm trước, tránhtrường hợp chuẩn bị thiếu dụng cụ
Một trong những nguyên tắc quan trọng là tôn trọng ý kiến của học sinh Nếu các
em cần hỗ trợ thì giáo viên cố gắng đáp ứng tốt nhất trong chừng mực có thể, hạn chế
sự áp đặt Nếu phát sinh và chưa có dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên hướng dẫn các
em làm các phương án thí nghiệm đó ngoài giờ, coi như bài tập thực hành ở nhà
Câu hỏi: Trong mỗi thí nghiệm ở trên, hãy mô tả công việc (quy trình) ghi vào vở theo gợi ý ở Bảng 1.5
Bảng 1.5
Quy trình Mô tả công việc em làm theo các bước Bước 1 : Xác định vấn đề (câu hỏi
nghiên cứu)
Bước 2 : Đề xuất giả thuyết (dự đoán)
Bước 3 : Thiết kế và tiến hành thực
nghiệm kiểm chứng giả thuyết
Bước 4 : Thu thập, phân tích số liệu
thực nghiệm
Bước 5 : Thảo luận rút ra kết luận
Bước 6 : Báo cáo kết quả
Đây là hoạt động khó nhất, tốn thời gian nhất đòi hỏi người giáo viên phải kiêntrì, linh hoạt xử lý, chỉnh sửa cách trình bày của học sinh Sự uốn nắn câu chữ, hướngcác em dùng từ khoa học là rất cần thiết, giáo viên cần hướng dẫn các em trình bàyngắn gọn, súc tích, biểu hiện rõ ràng mạch lạc các bước công việc
Vấn đề là phải cho các em mô tả được sự tìm tòi, khám phá (nghiên cứu khoahọc) theo thứ tự 6 bước cơ bản Cần nhấn giới thiệu cho các em 6 bước này là linhhoạt sử dụng Trong quá trình vận dụng, tùy theo các vấn đề nghiên cứu, người ta cóthể gộp lại để ít bước hơn hoặc cũng có khi chia ra nhiều bước hơn, nhưng những thứ
tự công việc hầu như không thay đổi
Trang 17Các em có thể gặp khó khăn bởi những thuật ngữ: khoa học, nghiên cứu khoahọc, vấn đề, giả thuyết, thiết kế, thực nghiệm kiểm chứng, thu thập, phân tích số liệu,báo cáo kết quả Giáo viên cần hiểu và có thể minh họa bằng ví dụ cho các em, rồisau này các em sẽ hiểu sâu sắc hơn các thuật ngữ này trong quá trình học ở trung học.
Câu hỏi: Hãy quan sát các biểu tượng ở Hình 1.4, dự đoán thứ tự các bướcnghiên cứu khoa học, đặt vào hình chữ nhật (dưới biểu tượng) thứ tự các bước sao cho
thích hợp Vẽ tóm tắt quy trình nghiên cứu khoa học vào vở.
Hoạt động này giúp các em bước đầu làm quen với một số biểu tượng và cáchbiểu diễn quy trình và hình thành sơ bộ mối qua hệ giữa các bước trong quy trìnhnghiên cứu khoa học mà sau này là cách học tập tìm tòi, khám phá
Giáo viên có thể tổ chức cho các em học sinh vận động thực hiện theo kiểu tròchơi, hướng dẫn các em vẽ quy trình vào vở theo cách hiểu của mình (sơ đồ khốichẳng hạn)
Chuẩn bị: Một vài loại giấy thấm, cốc, nước, nhíp, bình chia độ, cân điện tử
Gợi ý: Thực hiện và ghi vào vở theo quy trình ở Bảng 1.3
Câu hỏi: Hãy tìm hiểu các hoạt động của con người trong Hình 1.5 Hoạt động nào
là hoạt động nghiên cứu khoa học? Ghi vào vở ý kiến của em
Hoạt động cặp đôi này chủ yếu giúp các em vận dụng tái hiện kiến thức và hiểubiết hơn về các hoạt động nghiên cứu khoa học
d) Hoạt động ứng dụng (15 phút)
Hoạt động này giúp các em tìm hiểu và tự hòa về các thành tựu khoa học trong đờisống chúng ta Trong quá trình ấy giúp các em tin yêu vào khoa học và cuộc sống ngàyhôm nay
Câu hỏi: Hãy xem Hình 1.6, chọn một ví dụ nói lên những thành tựu của nghiêncứu khoa học mà em biết Trao đổi với bạn và ghi vào vở ý kiến của em
Trang 18Giáo viên có thể cho các em tìm hiểu ở nhà, đến lớp các nhóm báo cáo Chú ýhướng dẫn các em ghi chép những ý kiến của nhóm bạn và ý kiến của nhóm mình Câu hỏi: Tìm kiếm trên Internet một số hình ảnh nói về những thành tựu nghiêncứu khoa học của Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây Ghi vào vở ýkiến của em.
Hoạt động này, giáo viên yêu cầu các em về nhà thực hiện, hướng các em cáchtìm kiếm trên internet, cách ghi chép thong tin Có thể hướng dẫn các em sử dụngpowerpoint để báo cáo
e) Hoạt động bổ sung (15 phút)
Hoạt động này thực hiện ở nhà, giáo viên hướng dẫn các em cách thực hiện
Câu hỏi: Tìm hiểu về một nghiên cứu khoa học mà kết quả đang được ứng dụngtrong cuộc sống hằng ngày ở gia đình em Ghi kết quả tìm hiểu của em vào vở
Chuẩn bị: Tìm kiếm trên mạng hoặc các nguồn tư liệu khác
Gợi ý: Tham khảo ý kiến của cha mẹ, thầy cô giáo hoặc các người thân của em
1.4 Gợi ý kiểm tra đánh giá
Hoàn thành các câu hỏi sau đây, ghi vào vở.
1 Chọn những cụm từ ở cột B điền vào chỗ ở cột A cho phù hợp.
Những hoạt động chủ động (1) của con
người nhằm (2) bản chất, quy luật của
sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên; hoặc
(3) phương pháp mới và phương
tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật là những hoạt
động nghiên cứu khoa học.
a- sáng tạo rab- tìm tòi, khám phác- phát hiện rad- tự nhiên thấy
Đáp án: 1-b; 2-c; 3-a.
2 Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động thông thường khác.
Đáp án: Hoạt động nghiên cứu khoa học có các dấu hiệu sau:
- Tìm tòi, khám phá ra cái mới
- Chưa biết trước được kết quả
- Thời gian có thể kéo dài
- Sản phẩm có thể không đúng với dự đoán ban đầu
3 Nêu trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học
Trang 19Đáp án: 6 bước (xem sách HDH)
4 Kể tên một số thành tựu nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới mà
em biết
Đáp án: xem trên mạng internet website của Bộ KHCN
Tập nghiên cứu khoa học ở nhà, mô tả các bước ghi vào vở.
Chọn một trong những câu hỏi sau đây để thực hiện theo quy trình nghiên cứu khoa
học:
- Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thổi khí các-bon-nic vào nước vôi trong ?
- Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào nước ?
- Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cắm cành bông hồng bạch vào cốc nước màu ?
Trang 20Bài 2 : Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm 1) Hướng dẫn chung
Bài học này giúp các em làm quen với các thiết bị thí nghiệm của môn Khoahọc mà trong suốt quá trình học tập các em phải làm quen đồng thời cũng giúp các emtìm hiểu các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành thí nghiệm
Yêu cầu các các em biết một số dụng cụ, máy móc thường dung trong phòng thínghiệm, phòng bộ môn của nhà trường, biết phân biệt được một số dụng cụ đo độ dài,
đo thể tích, đo khối lượng Việc tìm hiểu dụng cụ đo rất quan trọng, nhất là khái niệmgiới hạn đo (GHĐ), độ chi nhỏ nhất (ĐCNN) cũng như thang đo của dụng cụ Trongquá trình học tập, học sinh sẽ biết được dụng cụ đo để đo các đại lượng nào, cách sửdụng và bảo quản nó
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ cần cho họcsinh tìm hiểu các tính năng và công dụng của nó như dễ vỡ, dễ cháy nổ, mau hư…
Trong giai đoạn hiện nay, nghoài những dụng cụ đo thong thường, còn có rấtnhiều các dụng cụ đo được số hóa, rẻ tiền, với độ chính xác cao, nên chúng tôi cố gắnggiới thiệu cho học sinh tiếp cận theo cách tiếp cận mới khi làm thí nghiệm Nhữngthiết bị này học sinh ở các nước vẫn sử dụng ở cấp trung học trong quá trình học tập
Việc rèn luyện kỹ năng lựa chọn, lắp ráp, xếp đặt dụng cụ thí khi sử dụng vàbảo quản hết sức quan trọng Giáo viên cần giáo dục cho các em ý thức giữ gìn, tuântheo các nội quy trong quá trình sử dụng
Nhiều dụng cụ thí nghiệm đưa ra tìm hiểu có tính chất làm quen để các em biêt,
có thể thông qua tranh vẽ hoặc tìm hiểu trực tiếp Thông qua hoạt động tìm hiểu tínhchất của dụng cụ mà các em biết giữ gìn và phòng tránh những khả năng gây hư hại,hoặc có quy tắc sử dụng an thoàn, thiết bị, hóa chất độc hại, nguy hiểm
Giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh tìm hiểu tất cả dụng cụ thí nghiệm
mà chỉ cần chọn ra một số dụng cụ tiêu biểu các chủng loại để học sinh tìm hiểu
Giáo viên chuẩn bị nhiều các loại dụng cụ thí nghiệm, máy móc, các dụng cụ
đo Bài này tốt nhất là tổ chức học ở phòng học bộ môn Có thể chuẩn bị tranh ảnh cácdụng cụ, máy móc mà không mang đến lớp được
2) Hước dẫn các hoạt động
a) Hoạt động khởi động (15 phút)
Từ kiến thức của bài trước, giáo viên đưa ra khái niệm dụng cụ thí nghiệm, vậtliệu, hóa chất giúp các em phân biệt được chúng
Trang 21Câu hỏi: Hãy kể tên những dụng cụ thí nghiệm, vật liệu, hóa chất em đã làm ởbài trước, ghi vào vở.
Giáo viên cần dành thời lượng, gợi ý cho các em hoạt động thảo luận theonhóm, biết cách ghi chép vào vở
- Thời gian cho các em suy nghĩ và ghi ý kiến vào vở: 5 phút
- Thời gian thảo luận nhóm: 5 phút
- Các nhóm báo cáo : 5 phút
b) Hoạt động hình thành kiến thức mới (45 phút)
Câu hỏi: Hãy quan sát Hình 2.1, Hình 2.2, Hình 2.3, Hình 2.4 dưới đây, kể tênmột số dụng cụ, hoàn thành Bảng 2.1, ghi vào vở
Chuẩn bị : Một số dụng cụ thí nghiệm
Gợi ý : Trao đổi, thảo luận, sau đó tiếp xúc với dụng cụ.
Bảng 2.1 Kể tên các dụng cụ, vật liệu, hóa chất ở các hình vẽ trên, đánh dấu “X” vào ô thích hợp, ghi vào vở.
Câu hỏi: Để an toàn cho mình và các bạn, trong quá trình sử dụng dụng cụlàm thí nghiệm, ta phải làm sẻ gì ? Hãy chia với các bạn và ghi ý kiến của em vào vở.Hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cặp đôi, dành thời gian cho các
em suy nghĩ, chia sẻ với bạn và ghi chép những ý kiến của mình vào vở
Có thể cho một vài em trình bày ý kiến cá nhân, từ đó giáo viên giúp các em chia
sẻ ý kiến với các bạn trong cả lớp
Câu hỏi: Đọc thông tin trong khung dưới đây, ghi tóm tắt vào vở
Trang 22Độ dài, thể tích, khối lượng là các đại lượng của vật Dụng cụ dùng để đo các đại
lượng của vật gọi là dụng cụ đo
Nói chung, khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo (GHĐ) và
độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nó Tập hợp những vạch và số ghi trên dụng cụ đo là thang đo của dụng cụ đo.
GHĐ là giá trị lớn nhất có khả năng đo được đại lượng, ghi trên thang đo
ĐCNN là giá trị nhỏ nhất có khả năng đo được tương ứng với hai vạch chia liên tiếp
trên thang đo
Hoạt động này giúp các em làm quen với đoạn văn bản, rèn luyện kỹ năng ghichép tóm tắt đồng thời ghi nhớ những kiến thức cơ bản Giáo viên cần dành thời giancho các em thực hiện Có thể kiểm tra việc ghi chép của một số học sinh và đưa racác ghi chép hay nhất cho cả lớp tham khảo
Những kiến thức này rất cần thiết cho việc thực hành tiếp theo
Trang 23Trong các dụng cụ đo ở tài liệu HDH, giáo viên có thể lấy thêm các dụng cụ khácnữa, cho các em kể tên
Phân biệt hay nhận dạng các dụng cụ đo Có thể cho các em tự chế tạo các dụng
cụ đo ở nhà, sau đó mang đến lớp báo cáo Cũng có thể cho các em sưu tầm các dụng
cụ đo độ dài, đo thể tích chất lỏng mà có ở gia đình
Việc chỉ ra thang đo, GHĐ và ĐCNN trên mỗi dụng cụ đo có ý nghĩa quantrọng trong quá trình làm thí nghiệm ở cấp trung học Trong tài liệu HDH đưa ra 4nhóm dụng cụ đo:
(1) Những dụng cụ đo độ dài
(2) Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng
(3) Những dụng cụ đo khối lượng
(4) Những dụng cụ đo thời gian
Giáo viên có thể giới thiệu sơ bộ cách đo như thế nào để học sinh hình dung, chưacần các em thực hiện thành thạo Ở đây cần tập trung vào nhóm (4) vì các nhóm dụng
cụ đo từ (1) đến (3) sẽ được nghiên cứu kỹ ở phần sau
Trang 24phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đngs vạch giữa (đặt con mã
ở số 0, vặn ốc điều chỉnh cho đến đòn cân nằm thăng bằng)
Đó là việc (1) ………
- Đặt (2) ………… lên đĩa cân bên trái Đặt đĩa cân bên kia
một số (3) ……….có khối lượng phù hợp và điều chỉnh
con mã sao cho đòn cân nằm (4) …………, kim cân nằm (5)
…………bảng chia độ Tổng khối lượng của các (6)
……….trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối
lượng của (7) …………
a- quả cânb- vật đem cânc- điều chỉnh số 0d- đúng giữae- thăng bằng
Đáp án: 1-c; 2-b; 3-a; 4-e; 5-d; 6-a; 7-b
Hoạt động này giúp học sinh tìm hiểu cấu tạo của một loại cân điển hình hay dùngtrong phòng thí nghiệm Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm cho các em tìm hiểu đồngthời dành thời gian để các nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành bảng 2.3
Có thể cho các em nhắc tên từng bộ phận và chỉ ra trên dụng cụ đo đồng thời chocác em báo cáo quy trình đo (sử dụng cân)
Câu hỏi: Hãy xem các kí hiệu trên Hình 2.6, chỉ ra và ghi vào vở nội dung các kíhiệu đó nói gì?
Hoạt động này chủ yếu cho các em làm quen và nhận ra các ký hiệu cảnh báo tínhchất của hóa chất Giáo viên có thể cho các em tìm hiểu ở nhà thông qua việc tìm kiếmtrên internet, có thể có nhiều ký hiệu cảnh báo khác nữa
e) Hoạt động bổ sung (15 phút)
Câu hỏi: Tìm hiểu thêm về an toàn cháy nổ, an toàn điện, sơ cứu bỏng hóa chất, vệsinh môi trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn của nhà trường Ghitóm tắt vào vở
Gợi ý : Hoạt động nhóm (ngoài giờ)
Hoạt động này giáo viên hướng dẫn cho các em thực hiện ngoài giờ
2.4 Kiểm tra đánh giá chủ đề
Hoàn thành câu hỏi và bài tập sau đây vào vở.
1 Kể tên một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ có trong phòng thí nghiệm
Đáp án:
- Dễ vỡ như các ống, cốc, bình đo làm bằng thủy tinh, bằng sứ, nhựa cứng…
- Dễ cháy như đồ nhựa, giấy, hóa chất dễ bắt lửa như cồn, dầu…
Trang 252 Nhận biết được một số kí hiệu hóa chất độc hại.
Đáp án: Tìm kiếm trên internet để biết thêm một số ký hiệu khác
3 Phân biệt được một số dụng cụ đo chiều dài, đo thể tích, đo khối lượng
Đáp án: Phân biệt ở thang đo, cấu tạo, cách dùng và bảo quản
4 Nhận biết GHĐ, ĐCNN của một số dụng cụ đo
Đáp án: Xem trong thực tiễn có dụng đo khác như công tơ điện, công tơ mét
Hoàn thành công việc sau.
Sưu tầm và đọc nội quy phòng thí nghiệm, các quy tắc an toàn thí nghiệm
Trang 26Bài 3: Đo độ dài, thể tích và khối lượng như thế nào 1) Hướng dẫn chung
Đây là bài rất quan trọng giúp học sinh trang bị những kiến thức, kỹ năng cơbản để tập nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề khoa học Bài học giúp các em những kiếnthức về đo độ dài, đo thể tích của chất lỏng, đo thể tích của vật rắn không thấm nướcthông qua đo thể tích chất lỏng, đo khối lượng Các em phải hiểu được cách sử dụngdụng cụ đo cũng như quy trình đo Biết cách xử lý dữ liệu, trình bày báo cáo kết quả
Hiểu và đổi được các đơn vị đo của các đại lượng khi cần thiết Học sinh có kỹnăng làm thí nghiệm thực hành, biết vận dụng linh hoạt các bước nghiên cứu khoa học
để hoạt động đạt hiệu quả
Giáo viên cần chuẩn bị dụng cụ cho các nhóm:
Câu hỏi: Quan sát Hình 3.1, lựa chọn và ghi vào vở một số đại lượng cần đo, dụng
cụ đo, đơn vị đo tương ứng theo Bảng 3.1
Bảng 3.1. Ghi sự lựa chọn dụng cụ đo và đơn vị đo vào bảng dưới đây.
STT Đại lượng cần đo Dụng cụ đo Đơn vị đo
Những đơn vị khác (cùng loại với đơn vị đo) mà em biết
1 Chiều dài của cái
2
Trang 27b) Hoạt động hình thành kiến thức mới (90 phút)
Câu hỏi:Hãy dùng thước để đo kích thước của một số vật Mỗi kích thước đo 3 lần,rút ra nhận xét gì khi đo, ghi kết quả vào vở theo Bảng 3.2
Chuẩn bị :Thước đo độ dài và một số đồ vật như bàn, ghế, sách, vở
Bảng 3.2. Nhận xét về kết quả khi đo 3 lần, giống hay khác nhau?
2 Cái ghế
123
3 Quyển sách
123
4 Quyển vở
123
Trang 28Hoạt động này, học sinh thực sự là một nhà khoa học Giáo viên chia nhóm, hỗtrợ các em thực hiện việc đo và đưa ra nhận xét: Giá trị mỗi lần đo có thể sai khác mộtlượng nhỏ và nảy sinh vấn đề cần tính trung bình khi đo.
Một trong những điều quan trọng là hướng dẫn các em ước lượng giá trị đo vàlựa chọn dụng cụ đo, thang đo
Câu hỏi: Hãy dùng bình chia độ, ca đong để đo thể tích của chất lỏng Đo 3 lần,hoàn thành Bảng 3.3 và ghi kết quả vào vở
Chuẩn bị: Một số bình chia độ, ca đong, một số chai, cốc hoặc bình chứa nước
Kết quả trungbình (cm3)
GHĐ ĐCNNNước
trong chai
123Nước
trong cốc
123Tương tự như hoạt động đo độ dài, giáo viên chia nhóm, hỗ trợ các nhóm hoànthành báo cáo
Câu hỏi: Đọc thông tin trong khung dưới đây và thực hiện đo thể tích, khối lượngcủa một số vật, hoàn thiện Bảng 3.4, ghi kết quả vào vở
Trong hệ thống đo lường hợp pháp:
- Độ dài có các đơn vị đo là mét (m), đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm),kilômét (km),
- Đơn vị đo thể tích là mét khối (m3), lít (l), đềximét khối (dm3), xêxê (cc)…
- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg), héctôgam (hg),lạng, yến, tạ, tấn (t),
Hai vật (hoặc chất lỏng) có thể tích như nhau nhưng khối lượng có thể khác nhau.Người ta so sánh chúng bằng cách xác định khối lượng của cùng một đơn vị thể tích
của nó, và gọi là khối lượng riêng của vật (hoặc chất lỏng)
Gọi m là khối lượng, V là thể tích của vật (hoặc chất lỏng) thì khối lượng riêng
D được tính bằng công thức:
Trang 29Trong hệ SI, khối lượng m tính bằng kilôgam (kg), thể tích V tính bằng métkhối (m3) thì đơn vị của khối lượng riêng tính là kilôgam trên mét khối (kg/m3).Ngoài ra khối lượng riêng còn có đơn vị là gam trên centimet khối (g/cm3).
Người ta đã xá định được công thức toán để tính thể tích của một số vật códạng hình học:
- Vật dạng khối hộp, kích thước a, b, c (với cùng một đơn vị đo): V= a.b.c
Dụng cụ đo
Lầnđo
Khối lượng
đo được (g)
Kết quả trungbình (g)
NNước trong
chai
123Viên gạch
khối hộp
123
Khối lượng riêng của nước là: Dn= (g/cm3) = (kg/m3)
Khối lượng riêng viên gạch là: Dg= (g/cm3) = (kg/m3)
Hoạt động đọc các thông tin rất cần thiết để học sinh ghi nhớ các kiến thức cốtlõi để thực hiện các bước tiếp theo Giáo viên cần dành thời gian cho các em ghi tómtắt vào vở ghi Ở đây có đưa ra cách xác định khối lượng riêng
Trang 30Trong hoạt động này học sinh phải biết xác định thể tích của vật cụ thể là nước
ở trong chai và thể tích của viên gạch khối hộp Ở đây chú ý đến việc viết kết quả đotheo quy ước Sau một số phép đo, học sinh có kinh nghiệm, suy nghĩ thảo luận câuhỏi sau:
Câu hỏi: Từ các phép đo ở trên, hãy đưa ra quy trình đo để có kết quả đúng nhất?Trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành Bảng 3.5 và ghi vào vở
Bảng 3.5. Ghép các nội dung ở cột 2 sang cột 1 để có quy trình đo đúng nhất.
Bước 1 :
Bước 2 :
Bước 3 :
Bước 4 :
a-Tiến hành đo các đại lượng
b-Xác định dụng cụ đo, thang đo, điềuchỉnh dụng cụ đo vẽ vạch số 0
c-Ước lượng đại lượng cần đo
d-Thông báo kết quả
Đáp án: 1-c; 2-b; 3-a; 4-d
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện câu hỏi sau đây:
Câu hỏi: Đọc thông tin dưới đây và cho biết tại sao muốn kết quả đo chính xác taphải đo nhiều lần, tuân theo quy trình đo và những lưu ý (Hình 3.2 và Hình 3.3) Ghitóm tắt ý kiến của em vào vở
Những giá trị đo được thông thường bị sai lệch với giá trị thực của nó một lượng
nhỏ, người ta gọi là độ sai lệch của phép đo hay sai số của phép đo
Sai số của phép đo bị ảnh hưởng bởi khoảng cách các vạch chia trên dụng cụ đo gọi
là sai số của dụng cụ đo Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sai số củaphép đo, chẳng hạn như cách đặt mắt đọc số liệu, sự dính ướt, cong vênh dụng cụ đo,vật đo, những tác động của môi trường xung quanh trong quá trình đo,…
Để đo chính xác nhất (sai số nhỏ nhất) phải bố trí các vật cần đo, dụng cụ đo tuântheo các bước đo và chú ý đến cách đọc kết quả
Quy ước viết kết quả đo :
Giá trị đại lượng đo = Trung bình cộng các kết quả các lần đo ± sai số
Trang 31Trong chương trình THCS ta bỏ qua sai số, và quy ước giá trị đại lượng đo bằngtrung bình cộng các kết quả của các lần đo, lấy sau dấu phảy một chữ số thập phân.
Ví dụ : Dùng thước GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm để đo chiều dài l của một vật, 3 lần đo
với kết quả lần lượt là 78 cm, 79 cm, 79 cm Giá trị trung bình của đại lượng cần đo là: (78+79+79)/3 = 78,666 (cm) Giá trị đo được biểu diễn như sau :
l = 78,7 (cm)
c) Hoạt động thực hành (30 phút)
Câu hỏi: Đo thể tích của vật rắn không thấm nước thông qua đo thể tích của chấtlỏng trong trường hợp:
1 Vật rắn có kích thước nhỏ hơn bình chia độ;
2 Vật rắn có kích thước lớn hơn bình chia độ
Xem Hình 3.4 và Hình 3.5, tìm hiểu quy trình nghiên cứu Ghi ý kiến của em vàovở
Tiến hành đo và ghi kết quả vào vở theo Bảng 3.5
Chuẩn bị : Bình chia độ, cốc, ca đong, bình tràn, dây chỉ buộc vật, giấy thấm, bulông đai ốc, viên sỏi hoặc một số vật rắn khác không thấm nước
Dụng cụ đo
Lầnđo
Thể tích đođược (cm3) Kết quả đoGHĐ ĐCNN
Cái đinh
ốc
123
Trang 32Viên sỏi 1
23
Hoạt động này, rèn luyện cho các em óc phán đoán và tư duy Trước khi đo các
em phải tìm ra phương án đo, xây dựng kế hoạch thực hiện Có rất nhiều cách để thựchiện phương án Giáo viên không nên áp đặt phụ thuộc vào những dụng cụ có sẵn màcho các em tự xây dựng, phương án trong tài liệu HDH chỉ là một cách Cần dành thờigian thích đáng cho các em thực hành
d) Hoạt động ứng dụng (5 phút)
Câu hỏi:
1 Hãy tìm hiểu về một dụng cụ đo (mục đích sử dụng, các thông số kĩ thuật, ưuđiểm của dụng cụ), ghi vào vở
2 Sưu tầm một câu chuyện liên quan tới việc đo mà em thấy thú vị
Giáo viên hướng dẫn các em làm việc cá nhân, gợi ý cho các em thực hiện ởnhà
e) Hoạt động bổ sung
Hoạt động này các em thực hiện cá nhân ở nhà, có thể có sự trợ giúp của cha mẹ
Hoàn thành các câu hỏi sau đây, ghi vào vở.
1 Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết Khi đo cần theo quy trình như thế nào để
kết quả chính xác nhất?
Đáp án: Xem tài liệu HDH
2 Sai số của phép đo phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Nêu cách biểu diễn giá trị của
đại lượng đo
Đáp án: Xem tài liệu HDH
3 Hãy đo kích thước hoặc khối lượng của những vật trong nhà em mà thấy là cần
thiết, trao đổi với người trong gia đình (hoặc các bạn) về ý nghĩa của việc đo này, cách
đo và kết quả đo
Thực hành tìm hiểu ở nhà, ghi kết quả vào vở
Hãy đọc thông tin trong khung dưới đây, xem Bảng 3.6 và chuyển đổi các đạilượng sau ra các đơn vị đo thích hợp trong cột chuyển đổi, ghi vào vở
Độ dài : 2014 m = ?
Trang 33Thể tích : 2,5 m3 = ?
Khối lượng : 35 kg = ?
Thời gian : 1h = ?
Bảng 3.6.
1 Chiều dài kilômét
mét đềcimét xentimét milimét
km m dm cm mm
= 1000 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm = 0,1 m
= 0,01 m = 0,001 m
2 Thể tích mét khối
đềximét khối centimét khối lít
3 Khối lượng tấn
kilôgam gam miligam
T kg g mg
= 10 tạ = 100 yến = 1 000 kg = 1000 g
= 1000 mg = 0,001 g
4 Thời gian ngày
giờphútgiây
dhmins
= 1d = 24 h = 1 440 min = 86 400s
= 60 min = 60 s = 1000 ms
Trang 34BÀI 4: LÀM QUEN VỚI KỸ NĂNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH KHOA HỌC
- Có thể thực hiện tại phòng thực hành Lý – Hóa - Sinh của trường
- Trước khi học, có thể yêu cầu học sinh nhắc lại về quy định an toàn phòngthí nghiệm, tên và cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm đã đượchọc ở bài 2
- Với mỗi thí nghiệm, mỗi dụng cụ, để có thể giúp học sinh sử dụng, giáoviên nên chú ý hướng dẫn học sinh các kỹ năng: quan sát, phân biệt các hànhđộng, thao tác thí nghiệm sao cho đúng: cách cầm kính, chỉnh kính để quansát và đặc biệt kỹ năng vẽ những gì quan sát được qua kính hiển vi (vừa quansát vừa vẽ)
- Nếu nhà trường chưa có bộ hiển thị dữ liệu thì giáo viên có thể giới thiệuhình ảnh và hướng dẫn học sinh tìm tư liệu về bộ hiển thị dữ liệu trêninternet dành thời gian cho học sinh tập làm tiêu bản tế bào vảy hành
2 Hướng dẫn tổ chức hoạt động học tập
A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giáo viên chuẩn bị trước cho học sinh các dụng cụ làm thí nghiệm, tổ chứchoạt động theo nhóm, nếu không có rong mái chèo, có thể thay bằng một loại câythủy sinh khác Mục đích của hoạt động này là hướng dẫn học sinh các kỹ năng:quan sát, ghi số liệu và xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học Do đó, không đisâu vào tìm hiểu bản chất của thí nghiệm (chất khí thải ra là gì? ) mà chú ý nhiềuđến thao tác sử dụng đồng hồ bấm giờ, ghi chép kết quả và xử lý kết quả Sau khitiến hành thí nghiệm, cho các nhóm so sánh, thảo luận kết quả thông qua việc trảlời các câu hỏi trong sách hướng dẫn học
Nếu thời gian cho phép giáo viên có thể để học sinh đếm trong thời gian lâuhơn: 1 phút, 2 phút…Hoặc có thể yêu cầu học sinh dự đoán số lượng bọt khí thải
ra sau 1 thời gian nhất định (ví dụ: 3 phút, 5 phút…) từ việc ghi chép, xử lý sốliệu
Trang 35B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Kính lúp và kính hiển vi là 2 loại dụng cụ được sử dụng thường xuyên nhấttrong nghiên cứu sinh học, nên học sinh cần biết cách sử dụng 2 loại kính này mộtcách thành thạo để có thể thực hiện được các thí nghiệm dễ dàng
* Cách sử dụng kính lúp cầm tay:
Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo của kính lúp, vẽ và chú thích cấutạo kính lúp vào vở
- Kính lúp gồm 2 phần cơ bản:
+ Tay cầm: bằng nhựa hoặc kim loại
+ Mặt kính: trong suốt, lồi 2 mặt, được bao ngoài bằng viền nhựa hoặc kimloại
Giáo viên có thể cho học sinh tập quan sát với các vật dụng gần gũi như quansát chữ viết trong vở, chiếc bút, cục tẩy…sau đó tập quan sát với mẫu vật: chiếc lá,nhị hoa…(chú ý đặc điểm cần quan sát) Mục tiêu là học sinh biết cách sử dụngkính lúp để có thể quan sát được mẫu vật (với độ phóng đại từ 3 đến 20 lần)
Chú ý: có thể giới thiệu thêm về Robert Hooke đã phát hiện các tế bào trongnút bấc, ông đã quan sát tế bào bằng kính lúp (nhằm chuẩn bị cho bước D Hoạtđộng ứng dụng: ở những nơi không có điều kiện về kính hiển vi thì học sinh có thểquan sát tế bào bằng kính lúp)
* Cách sử dụng kính hiển vi
Cấu tạo kính hiển vi: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ và mô tả lại cấu tạo
của kính bằng cách nhận biết được tên của các bộ phận, chức năng của từng bộphận Kính hiển vi gồm 3 bộ phận chính:
- Chân kính
- Thân kính: gồm 2 phần:
+ Ống kính: gồm thị kính (ví trí mắt nhìn trực tiếp để quan sát) và vật kính
(kính chiếu trực tiếp lên vật) có ghi độ phóng đại : 10x; …
+ Ốc điều chỉnh: gồm ốc to và ốc nhỏ (điều chỉnh sự di chuyển của ống kính
theo chiều lên, xuống)
- Bàn kính: vị trí đặt mẫu vật lên để quan sát, có kẹp giữ mẫu vật
Ngoài ra kính hiển vi còn có gương phản chiếu ánh sáng giúp quan sát vật tốthơn
Trang 36Giáo viên thao tác mẫu, quan sát 1 tiêu bản được làm sẵn trong phòng thínghiệm (vảy hành, hạt phấn…) rồi hướng dẫn học sinh thực hiện (Chú ý hướngdẫn học sinh kỹ năng sử dụng kính: vị trí đặt kính, tư thế quan sát, ghi chép hoặc
vẽ lại những gì quan sát được…)
Lưu ý: bài này chưa hướng dẫn học sinh về cách làm tiêu bản quan sát, mà chỉ giới thiệu về tiêu bản, hướng dẫn học sinh cấu tạo và sử dụng của kính hiển vi.
Các bước sử dụng kính hiển vi
- Bước 1: Mắt nhìn vào thị kính, tay chỉnh gương lấy ánh sáng sao cho nhìn rõnhất (chú ý: tránh lấy trực tiếp ánh sáng mặt trời vì có thể làm hỏng mắt)
- Bước 2: Đặt tiêu bản lên bàn kính và cố định tiêu bản bằng nẹp (nếu có)
- Bước 3: Dùng ốc to (xoay theo chiều kim đồng hồ) chỉnh vật kính có độ phóngđại nhỏ nhất xuống sát với tiêu bản trên bàn kính (lưu ý không làm vỡ tiêu bản)
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, tay vặn ốc to ngược chiều kim đồng hồ nâng dầnvật kính lên cho đến khi nhìn rõ vật nhất
- Bước 5: nhấp nháy ốc nhỏ để nhìn rõ nhất vật cần quan sát
- Bước 6: Mắt vừa nhìn vào mẫu vật trong kính, vừa vẽ lại những gì quan sát đượcvào vở thực hành
Cách sử dụng bộ hiển thị dữ liệu: (không bắt buộc nếu chưa có thiết bị)
Thị kính
Ốc to
Ốc nhỏ
Vật kính 3Vật kính 2Vật kính 1Bàn kínhGương lấy ánh sáng
Trang 37Thiết bị
Nguyên liệu
Chúng tôi xin giới thiệu 3 ví dụ để thầy cô lựa chọn nếu có điều kiện (ở các
nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc, Mỹ, … học sinh lớp 6 đã rất thành thạo khi sử dụng bộ hiển thị dữ liệutrong học tập)
Ví dụ 1: hiện tượng khuếch tán
Khi đi ngang qua một người có sử
dụng nước hoa, em có thể ngửi được mùi thơm dù em đã đi một đoạn xa Đó là do hiệntượng nước hoa khuếch tán ra không khí Khuếch tán là hiện tượng chuyển động củacác ion và các phân tử từ nơi có mật độ cao đến nơi có mật độ thấp hơn Đối với chấtkhí hoặc chất lỏng, các phân tử đều mang động lượng, và luôn luôn chuyển động Sựchuyển động này không theo một nguyên tắc nào cả Mật độ của một chất càng cao thìmức độ khuếch tán càng lớn Khi các phân tử tách ra một cách có hệ thống thì chúngđạt mức cân bằng Tại điểm cân bằng, tất cả phân tử vẫn chuyển động, nhưng không
có sự chuyển động của mạng phân tử Sự cân bằng này gọi là cân bằng động lực học Trong phần này, em sẽ giải thích hiện tượng khuếch tán của các chất (ion natri và ionclo) và nghiên cứu sự tác động của nồng độ lên mức độ khuếch tán Đặt ống thẩm táchchứa nước muối vào một cốc nước (xem hình 1) Muối được làm từ sự kết hợp giữaion natri và ion clo Khi muối hòa tan, liên kết giữa các ion yếu đi, rồi sẽ chuyển động
tự do Khi các ion đạt đến độ nhỏ vừa phải, chúng sẽ khuếch tán qua những lỗ nhỏ của
ống vào môi trường nước Bạn sẽ dùng cảm biến dẫn (có khả năng kiểm tra tổng mật
độ ion trong dung dịch) để kiểm tra số lượng ion đã khuếch tán trong môi trường nước
aMixer và chương trình Addestation
Trang 38Thực hành
01 Ống thẩm tách (30mm x 100mm)
Dung dịch NaCl 1%, 4% và 8%
02 Sợi dây (hoặc Dây thun)
01 Cây kéo
02 Miếng kim loại dát mỏng để làm quả cân
1 Click đúp lên biểu tượng trên màn hình để khởi động chương trình
Addestation
2 Kết nối aMixer vào máy vi tính Nếu bạn chưa chuẩn hoá aMixer (hoặc không
chắc là mình đã làm chưa), thì hãy click vào “Tuỳ chọn” trên thanh công cụ,
chọn “Chuẩn hoá aMixer và Cảm
biến” Tiếp theo, click “Chuẩn hoá”,
và “Bắt đầu” rồi “Ok”.
3 Nối Cảm biến dẫn vào CH1 của
aMixer Bật công tắc của bộ chọn lọc ở
mặt bên cảm biến lên
mức “0-20000 S”
4 Click “Hiệu chỉnh nhanh” chọn “Bộ Addestation Sinh học”, chọn “Bài 1:
Sự khuyếch tán” Bạn sẽ nhìn thấy màn hình như hình bên.
5 Đổ vào ly thuỷ tinh 350 cm3 nước máy
Trang 39Câu hỏi
Kết quả
6 Giữ chặt cảm biến dẫn vào giá đỡ Nhúng đầu cảm biến vào nước sao cho đầu
cảm biến cách đáy ly khoảng 2 cm Chắc chắn rằng đầu cảm biến phải đượcngâm hoàn toàn trong nước
7 Cột một đầu ống thẩm tách Dùng ống nhỏ giọt đổ vào ống thẩm tách 25 cm3
dung dịch NaCl 1%
8 Cột ống thẩm tách bằng sợi dây cho trước Đừng để cho bọt khí vào trong ống
Dùng nước máy rửa sạch dung dịch muối bị tràn ra ngoài trong lúc cột
9 Cột quả cân vào 2 đầu ống thẩm tách và ngâm toàn bộ ống thẩm tách vào ly
thủy tinh Quả cân sẽ giúp ống thẩm tách không bị nổi lên
Lưu ý khoảng cách giữa cảm biến dẫn và ống thẩm tách Trong thí nghiệm tiếp theo, cố gắng giữ đúng khoảng cách này cho cảm biến dẫn và ống thẩm tách
10. Ngay khi đặt ống thẩm tách vào trong ly, click để bắt đầu thu thập dữ
liệu Dùng que thủy tinh khuấy nước nhẹ nhàng và liên tục trong suốt quá trình
thu thập dữ liệu
11 Lưu lại các dữ liệu thu thập được
12 Click “Phân tích dữ liệu” rồi click “Hồi quy tuyến tính”, Chương trình sẽ
hiển thị đường biểu diễn tương ứng với dữ liệu Phía dưới màn hình sẽ hiển thịphương trình đường biểu diễn
13 Ghi lại vào bảng 1 radian của đường biểu diễn (lấy đến số thập phân thứ 2) khi
tỉ lệ tính dẫn thay đổi
Tỉ lệ tính dẫn thay đổi càng cao, mức độ khuếch tán càng lớn
14 Click “Phân tích dữ liệu” rồi click “Thoát khỏi mã phân tích dữ liệu” Sau
đó click “Xoá toàn bộ dữ liệu”.
15 Đổ dung dịch trong ly và trong ống thẩm tách ra và rửa sạch chúng Dùng nước
cất rửa cảm biến dẫn và lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn lông
16 Lập lại các bước từ 5 đến 15 với các dung dịch muối có nồng độ khác nhau mô
tả trong 2 dòng cuối cùng của bảng 1
17 Click “File” rồi click “Mở đặc biệt”, chọn “Browse” và cho hiển thị cả 3 dữ
liệu đã thu trên cùng một màn hình Sử dụng đồ thị để trả lời những câu hỏi sau
Bảng 1: So sánh tỉ lệ thay đổi của tính dẫn trong mối tương quan với cácnồng độ khác nhau của dung dịch NaCl
Nồng độ dung dịch NaCl Tỉ lệ thay đổi của tính dẫn (µS/s)
Trang 40Dẫn nhập
Nguyên
Thiết bị
1 Từ đồ thị vẽ được, hãy mơ tả những gì em quan sát được
2 Giải thích sự quan sát của em
3 Điều gì sẽ xảy ra trong ống thẩm tách khi thay ly đựng nước máy bằng ly
đựng nước muối biết rằng nước muối cĩ nồng độ cao hơn?
Ví dụ 2: Phân biệt sữa kem và sữa khơng kem
Nhiều người cĩ thĩi quen ăn rất ít Một vài nghiên cứu cho thấy rằng ngày càng nhiềutrẻ em phải kiêng ăn khoai tây chiên và những thức ăn nhiều chất béo khác Kết quả là
cĩ rất nhiều trẻ em bị béo phì Do đĩ (những vấn đề liên quan đến béo phì, ví dụ nhưbệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim và các chứng đau khớp), các em nên lựa chọnmĩn ăn một cách “khơn ngoan”
Trong phần này, các em cĩ hai dung dịch chưa dán nhãn, một là sữa kem và một là sữakhơng kem Các em sẽ so sánh độ béo, và nhờ vậy cĩ thể phân biệt sữa kem và sữakhơng kem Enzym lipaza được dùng để tiêu hĩa chất béo cĩ trong sữa thành axit béo
và glyxêrin Sự cĩ mặt của axit béo sẽ làm giảm nồng độ pH của dung dịch Vì thế
chúng ta sử dụng cảm biến pH để đo sự thay đổi nồng độ pH của dung dịch
aMixer và chương trình Addestation