1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

99 524 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ MINH THỦY

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

TỈNH QUẢNG NINHChuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI HUY NHƢỢNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưađược dùng để bảo vệ một học vị nào khác Mọi sự giúp đỡ cho việc hoànthành luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, trích dẫn trong luận vănđều đã được ghi rõ nguồn gốc./

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Thủy

ii

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đaị hoc TháiNguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng

dẫn PGS.TS Bùi Huy Nhƣợng.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đaị hoc

doanh - Đại học Thái Nguyên

Kin h tế và Quản trị KinhTrong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng táccủa các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn cácbạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thànhnghiên cứu này

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Thủy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn 3

5.Kết cấu của đề tài 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 5

1.1 Nông nghiệp với phát triển kinh tế xã hội nông thôn 5

1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp nông thôn 5

1.1.2 Đặc điểm chung của nông nghiệp nông thôn Việt Nam 6

1.1.3 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 8

1.2 Những vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn 10

1.2.2.Ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam 12

1.3 Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn 15

1.3.1.Quản lý môi trường 15

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn 24

1.4 Kinh nghiệm quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn 26

1.4.1.Kinh nghiệp quản lý và xử lý môi trường của một số nước trên thế giới 26

Trang 5

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Quảng Ninh 34

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 38

2.2.3 Phương phân tích số liệu 38

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 39

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương 39

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về môi trường 40

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH 41

3.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh 41

3.1.1 Vị trí địa lý 41

3.1.2.Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 43

3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế 46

3.2 Tổng quan về môi trường tỉnh Quảng Ninh 50

3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 50

3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí 51

3.2.3 Hiện trạng môi trường đất 52

3.3 Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh .53 3.3.1 Các hoạt động quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh 53

3.3.2 Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp 57

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn 64

3.4.1 Chí nh sách về bảo vệ môi trường 64

3.4.2 Nhân lực tham gia quản lý môi trường 66

3.4.3 Vốn đầu tư cho quản lý môi trường 67

Trang 6

3.4.4 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường nông nghiệp, nông

thôn 69

3.5 Đánh giá chung về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh 69

3.5.1 Những kết quả đạt được 69

3.5.2.Tồn tại, hạn chế 70

3.5.3 Nguyên nhân tồn tại 72

Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH 73

4.1 Quan điểm, nhiệm vụ quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh 73

4.2 Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh 74

4.2.1 Điều chỉnh bổ sung các công cụ kinh tế quản lý môi trường 74

4.2.2 Tăng cường thực hiên thu thuế, phí và lệ phí môi trường 75

4.2.3 Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực 76

4.2.4 Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường 77

4.2.5 Hỗ trợ tài chính để bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn 79

4.2.6 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường 80

4.2.7 Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững 81

4.3 Kiến nghị 82

4.3.1 Đối với Nhà nước 82

4.3.2 Đối với tỉnh Quảng Ninh 83

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT - XH : Kinh tế - Xã hội

MTNN : Môi trường nông nghiệp

QLMT : Quản lý môi trường

QLMTNN : Quản lý môi trường nông nghiệpQLNN : Quản lý nông nghiệp

SXNN : Sản xuất nông nghiệp

vii

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước tại tỉnh Quảng Ninh 50Bảng 3.2 Chất lượng không khí tại một số điểm khoan trắc 52Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu đất sản xuất nông nghiệp tại một số

huyện của tỉnh Quảng Ninh 52Bảng 3.4 Tình hình hỗ trợ kỹ thuật bảo vệ môi trường trong sản xuất

nông nghiệp 55Bảng 3.5 Tình hình thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai

đoạn 2012-2014 57Bảng 3.6 Hiện trạng thu gom chất thải rắn trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh 58Bảng 3.7 Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh 58Bảng 3.8 Danh mục các văn bản pháp luật liên quan tới thuế, phí bảo vệ

môi trường được ban hành 62Bảng 3.9 Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trường của tỉnh

Quảng Ninh 67Bảng 3.10 Công tác thanh tra môi trường của tỉnh Quảng Ninh 68

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 42Biểu đồ 3.1 Chi ngân sách nhà nước cho BVMT của tỉnh Quảng Ninh 54

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một nước nông nghiệp, với khoảng 72% dân số đang sống ởkhu vực nông thôn Qua hơn 10 năm đổi mới, nông thôn nước ta đã có nhữngbước chuyển biến mạnh mẽ, sức sản xuất tiềm tàng của các hộ nông dân đãđược khơi dậy và phát huy ngày càng mạnh mẽ Thu nhập từng bước được cảithiện, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân tăng lên rõ rệt, làmthay đổi lớn bộ mặt nông thôn

Trong thời gian qua, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triểnnông thôn đã mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập và đời sốngcho nông dân, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương Theo số liệu tổng kếtcủa Tổng cục Thống kê, ngành Nông nghiệp đóng góp 22,1% GDP, 23,8% sảnlượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 52,6% lao động cả nước song rõ ràng sảnxuất nông nghiệp lâu nay vẫn bỏ trống môi trường

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nôngnghiệp và ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức: phần lớn các chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực chưa có báo cáođánh giá môi trường chiến lược; việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vậtchưa đúng kỹ thuật; tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát, thiếuquy hoạch dẫn tới ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi;nhiều tỉnh chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, thiếu

hệ thống thu gom và xử lý chất thải; nhiều làng nghề tiếp tục phát triển dựavào sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu; chưa có phong trào thu gom, xử lýrác thải ở nông thôn Những tồn tại trên đã gây ra ô nhiễm môi trường đất,nước, không khí ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế và sức khỏe cộng đồng.Việc quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay là hết sứccần thiết Việc phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với công tácquản lý, và bảo vệ môi trường

10

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 11

Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền nông nghiệp cảnước, nông nghiệp Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể Trong đó,tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng năm 2014đạt 53,5%, là mức cao so với các tỉnh thành trong cả nước Tỷ trọng (GDP)ngành nông nghiệp tỉnh tuy chiếm không lớn trong cơ cấu kinh tế chung củađịa phương nhưng đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh

tế của tỉnh Nông nghiệp là ngành mang lại việc làm và thu nhập ổn định chogần 50% dân cư; cung cấp nông sản hàng hóa cho thị trường du lịch, côngnghiệp và hoàn thành xây dựng nông thôn mới Hiện tại, cơ cấu nông nghiệptỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, các vùng sản xuất tậptrung dần được hình thành; công tác thu hút kêu gọi đầu tư ứng dụng khoahọc công nghệ, kinh doanh và chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp đang cónhững chuyển biến khởi sắc Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô chuồng trạinhưng vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà,chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vô tư thải rakênh, thói quen trong canh tác và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà connông dân, trung bình mỗi năm nông dân tỉnh Quảng Ninh sử dụng hết hơn 40tấn thuốc bảo vệ thực vật thì tương ứng sẽ có hơn 4 tấn rác thải từ bao bì bảoquản được thải ra môi trường Công tác quản lý bảo vệ môi trường songsong với phát triển nông nghiệp nông thôn là điều cần thiết Chính vì lý do đó,

tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mục đích đánh giá

thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh và đềxuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp nôngthôn tỉnh Quảng Ninh

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Bằng việc đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nôngthôn tại tỉnh Quảng Ninh, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cườngquản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh

Trang 12

Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý môi trườngnông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh.

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý môi trường nông nghiệpnông thôn tại tỉnh Quảng Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiêncứu về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh thông quađánh giá thực trạng về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn của tỉnh

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành nghiêncứu tại tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vị nghiên cứu về thời gian: Các chỉ tiêu nghiên cứu, số liệu nghiên cứuđược thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 - 2014

4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn

Đề tài hệ thống hoá, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và

cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn; Phân tích thựctrạng về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh thờigian qua, chỉ ra những nguyên nhân từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường

Trang 13

quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh trong thờigian tới.

Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lýcủa tỉnh trong việc xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường quản lý môitrường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được xâydựng trên 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường nông

nghiệp nông thôn

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại

tỉnh Quảng Ninh

Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp

nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.1 Nông nghiệp với phát triển kinh tế xã hội nông thôn

1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp nông thôn

Khái niệm nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp

Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là một hệ thống sinhhọc - kỹ thuật Một mặt, cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềmnăng sinh học - cây trồng, vật nuôi Chúng phát triển theo những quy luật sinhhọc nhất định, trong đó con người không thể ngăn cản quá trình phát sinh,phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắnnhững quy luật để có những giải pháp thích hợp với chúng Mặt khác, quantrọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợiích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sảnphẩm cuối cùng (Phạm Vân Ðình và cộng sự, 1997)

Khái niệm về nông thôn

Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa nào chuẩn xác và được chấpnhận một cách rộng rãi về nông thôn Trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngônngữ học, xuất bản năm 1994, nông thôn được định nghĩa là khu vực dân cưtập trung chủ yếu làm nghề nông

Nông thôn là vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu làmnông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầngkém phát triển, có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hànghoá thấp và thu nhập mức sống của dân cư thấp

Khái niệm trên chưa phải đã hoàn chỉnh, nếu không đặt nó trong điềukiện thời gian và không gian nhất định của nông thôn mỗi nước

Trang 15

Với khái niệm trên thì nông thôn có những đặc trưng cơ bản như sau:

Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân Nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp, bao gồm

tất cả các ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản Ngoài ra làcòn có các hoạt động phi nông nghiệp khác như công nghiệp, dịch vụ… Cáchoạt động sản xuất và dịch vụ này phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và chocộng đồng nông thôn

Nông thôn có mật độ dân cư thấp, dân cư chủ yếu tập trung ở các khu

vực thành thị, còn khu vực nông thôn thì dân cư lại phân tán, mật độ phân bốthấp, không đồng đều Mật độ dân cư ở các vùng nông thôn cũng không giốngnhau Ở vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tập trung dân cưđông hơn những vùng miền núi, địa hình đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt…

Nông thôn có cơ sở hạ tầng yếu kém, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hoá thấp Sự lạc hậu, thấp kém của cơ sở hạ tầng như

giao thông, điện, trường, trạm, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc… đã khiếncho vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật,thị trường để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa

xã hội cho người dân

Nông thôn trải trên địa bàn rộng lớn nên nó mang tính chất đa dạng về

điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đa dạng về quy mô và trình độ phát triển, vềcác hình thức tổ chức sản xuất và quản lý Đó chính là tiềm lực to lớn về tàinguyên đất đai, khoáng sản, thuỷ sản…

1.1.2 Đặc điểm chung của nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Thứ nhất, Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử phát

triển lâu đời Do đó có nhiều đặc điểm trì trệ lạc hậu vẫn còn tồn tại trong sảnxuất Mặc dù tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đạivào sản xuất nhưng nhiều vùng người dân vẫn áp dụng những kỹ thuật cũ để

Trang 16

sản xuất, không muốn thay đổi Cần phải cải tạo những đặc điểm không phù hợp, bảo thủ, trì trệ này để phát triển ngành nông nghiệp.

Thứ hai, Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con

người Lương thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp sản xuất ra Theothuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được sinh tồn là nhu cầu quan trọngnhất Chính vì vậy, nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực

Thứ ba, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên và đất đai:

Mỗi vùng có những đặc trưng riêng về đất, khí hậu, địa hình… phù hợpvới phát triển sản xuất một số loại nông sản nhất định, tạo nên đặc sản củatừng vùng Mỗi vùng tìm cho mình những sản phẩm thích hợp để phát triển,khai thác lợi thế Sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện

tự nhiên, hoàn cảnh khách quan không can thiệp được, do đó mang tính rủi rocao Khả năng thất thu, mất mùa có thể do các nguyên nhân như lũ lụt, mưabão, hỏa hoạn, bệnh dịch… Do đó cần có những chính sách bảo hiểm để giảmnhững rủi ro đó.Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao độngvừa là tư liệu lao động.Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, một lực lượnglớn lao động trong ngành nông nghiệp thiếu việc làm theo mùa vụ Cần đadạng hóa sản phẩm, thâm canh tăng vụ để vừa khai thác tư liệu lao động,tạo thu nhập và giải quyết tình trạng thất nghiệp mùa vụ

Thứ tư, Nông nghiệp là ngành sản xuất đòi hỏi nhiều lao động.

Công việc trong ngành này không đòi hỏi trình độ cao, việc dễ làmnhưng đòi hỏi nhiều về lao động Đây cũng là một thuận lợi để giải quyết việclàm cho người lao động Tuy nhiên, thu nhập trong ngành còn thấp nên hiệntượng thiếu việc làm còn nhiều Hiện lao động trong ngành nông nghiệp cònchiếm một tỉ trọng lớn, cần chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụnhiều hơn nữa Trong nông nghiệp cần nâng cấp sang ngành sử dụng nhiềuvốn, nâng cao năng suất

Thứ năm, đây là ngành kinh tế có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng về giá trị

Trang 17

sản xuất trong tổng nền kinh tế cao tuy nhiên tỷ trọng lao động và sản phẩm

có xu hướng giảm trong quá trình phát triển Sự biến động này chịu sự tácđộng của quy luật tiêu dùng sản phẩm và quy luật tăng năng suất lao động

1.1.3 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh

tế quốc dân Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thốngsinh học, kỹ thuật Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồngtrọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩarộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội: Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để

cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dung, nó tạo nên sự ổn định, đảmbảo an toàn cho phát triển

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trongphát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển lànhững nước còn nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông Tuy nhiênngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nôngnghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn vàkhông ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho đờisống của nhân dân nước đó Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tínhchất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học - công nghệ ngày càngphát triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là ở các nước

đang phát triển Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cưsống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn Vì thế khu vựcnông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho pháttriển công nghiệp và đô thị Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 18

tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nôngnghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giảiphóng ngày càng nhiều Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triểncông nghiệp và đô thị Đó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc giatrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp và dịch vụ Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp

bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vàothị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn Sựthay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếpđến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp,nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vựcnông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc đẩycông nghiệp và dịch vụ phát triển

Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản:

Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máymóc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước Mộtphần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu nông sản

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là sơ sở trong sự phát triểnbền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môitrường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn Nông nghiệp sử dụngnhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, làm ô nhiễm đất vànguồn nước Dư lượng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hưởng đến sức khoẻcon người Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thuỷvăn thay đổi xấu sẽ đe doạ đời sống của con người Vì thế trong quá trình pháttriển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì vàtạo ra sự phát triển bền vững của môi trường

Trang 19

1.2 Những vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp

1.2.1.Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn

1.2.1.1 Môi trường và môi trường nông nghiệp nông thôn

có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như:đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozôn, sự đa dạngcác loài Lương Tử Dung, Vũ Trung Ging (Trung Quốc) định nghĩa môitrường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và conngười đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó

Chương trình môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa “Môitrường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tácđộng lên từng cá thể hay cả cộng đồng

Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (1994), Môi trường baogồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiên nhiên

Như vậy, môi trường nông nghiệp nông thôn là tất cả các nhân tố tựnhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất nông nghiệp của conngười như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh

quan, quan hệ xã hội,

Trang 20

Phân loại môi trường

Môi trường sống của con người thường được phân thành:

Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý,

hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiềuchịu tác động của con người Đó là ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển cả,không khí, động thực vật, đất, nước, Môi trường tự nhiên cho ta không khí

để thở, đất để xây nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con ngườicác loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ

Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với

con người Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau.Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuônkhổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làmcho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, baogồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thànhnhững tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu

đô thị, công viên

1.2.1.2 Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môitrường có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật

Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau, phát sinh từcác quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo

- Nguồn tự nhiên bao gồm các hiện tượng như núi lửa, dông, bão, tố, lốc, lũ bùn

đá, lũ quét, lũ lụt, các quá trình thối rữa xác động thực vật, vừa trực tiếp tạo

ra, vừa góp phần phát tán các vật chất gây ô nhiễm vào môi trường

- Nguồn nhân tạo các chất gây ô nhiễm, xuất phát từ các hoạt động sản xuấtcông nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, vui chơi giải trí, cóbiến trình thải thay đổi theo thời gian Nguồn thải công nghiệp

Trang 21

thường mang tính điểm, tập trung, cường độ, tổng lượng lớn, nông nghiệp

và sinh hoạt mang tính diện, giao thông vận tải mang tính tuyến Đặc điểmchung của các quá trình thải nhân tạo hiện nay là lượng thải lớn, tập trung,cường độ thải lớn, thay đổi theo thời gian, chất thải đa thể, đa dạng

Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộcvào 2 yếu tố: tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đốivới tác động ấy Tác động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học nhưthay đổi gen di truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa mànghoặc sức khoẻ con người Tác động cũng có thể mang tính hoá học như ảnhhưởng của mưa axít đối với các công trình, nhà cửa…

Phản ứng của con người đối với các tác động nói trên có thể là sựkhông hài lòng, buồn phiền, lo lắng và những thay đổi liên quan đến lợi ích.Khi có ô nhiễm vật lý không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế Ônhiễm về mặt kinh tế chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu nhận thấy các tácđộng vật lý của ô nhiễm làm suy giảm lợi ích của mình Nếu một người, bịtác động vật lý của chất thải nhưng lại hoàn toàn bàng quan với tác động đó,thì cũng xem như không có ô nhiễm về kinh tế (ví dụ một số người có thể vẫnngủ ngon và không quan tâm đến những tiếng ồn xung quanh)

Như vậy có thể nói ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở

đó tác động được tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất haytiêu dùng nào đó nhưng lại gây ra những chi phí không được tính đến chonhững hoạt động hoặc quá trình khác bên ngoài

Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằngmột hình thức nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giảiquyết và ta gọi đó là "nội hoá các chi phí ngoại ứng"

1.2.2 Ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam

Nước ta là một nước nông nghiệp, khoảng 72% dân số đang sống ở khuvực nông thôn Qua nhiều năm đổi mới, nông thôn nước ta đã có những bước

Trang 22

chuyển biến mạnh mẽ, sức sản xuất tiềm tàng của các hộ nông dân đã đượckhơi dậy và phát huy ngày càng mạnh mẽ Thu nhập từng bước được cảithiện, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân tăng lên rõ rệt, làmthay đổi lớn bộ mặt nông thôn.

Theo số liệu tổng kết của Tổng cục Thống kê, ngành Nông nghiệp đónggóp 22,1% GDP, 23,8% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 52,6% laođộng cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn bỏ trống môitrường Cùng với sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp, từ trồng trọt, chănnuôi gia súc, gia cầm, làm thuỷ lợi đến nuôi trồng thuỷ sản, các làng nghề

đã và đang kéo theo hệ lụy: đụng vào đâu cũng vấp phải tình trạng ô nhiễmtrầm trọng Các vấn đề môi trường đáng được quan tâm hiện nay trong lĩnhvực phát triển nông nghiệp nông thôn đó là ô nhiễm do hoạt động chăn nuôigia súc gia cầm, ô nhiễm do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bónhóa học, ô nhiễm do các hoạt động sản suất tại làng nghề và vấn đề về vệ sinhmôi trường nông thôn…

Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc BVTV và phân bónđang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và môi trường Từ năm 2000 tới nay,nước ta sử dụng 33-75 nghìn tấn thuốc BVTV mỗi năm, gấp 2 - 3 lần so vớithời gian 1991 - 2000 Trong năm 2007, ngành nông nghiệp đã "ngốn" tới75.800 tấn thành phẩm thuốc BVTV, gấp đôi lượng thuốc của năm 2000

(Nhức nhối môi trường ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, Tiền phong online ngày 02 tháng 11 năm 2008)

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại, tùy tiệnkhông tuân thủ các quy trình kỹ thuật, thời gian cách ly của từng loại thuốc đãdẫn đến nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm

và đồng ruộng bị ô nhiễm

Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón hóa học nhằm nâng cao năngsuất cây trồng cùng để lại một lượng tồn dư lớn trong đất Nhìn chung, lượng

Trang 23

phân bón hoá học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1 ha gieotrồng, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha), so với Hà Lan 758kg/ha, Nhật 430kg/ha, Hàn Quốc - 467kg/ha, Trung Quốc - 390 kg/ha Tuynhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến MT nông nghiệp và nông thôn với 3

lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; Bón phânkhông cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảmbảo, các loại phân bón N - P - K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sởnhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký,nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lựcchính cho nông dân và môi trường đất

Ô nhiễm từ các làng nghề cũng rất ghê gớm Hiện cả nước có khoảng1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất là khu vực đồngbằng sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472làng nghề các loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây, Thái Bình vàBắc Ninh, Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp,thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%) Do đó, đã vàđang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượngmôi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề Kết quả phântích chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy,

đa số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5,COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2 - 5 lần

Vệ sinh môi trường nông thôn gần như chưa được kiểm soát; chất thảitrong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp bị xả bừa bãi; chưa có hệ thống thugom phế thải để xử lý; 30% dân số nông thôn chưa được tiếp cận nguồn nướchợp vệ sinh Kết quả khảo sát cho thấy, mỗi năm lượng rác thải phát sinh ởkhu vực nông thôn khoảng 100 triệu tấn và đến năm 2010 sẽ lên đến 145 triệutấn/năm, nhưng lượng rác được thu gom hiện chỉ đạt khoảng 30- 40% và chưađược xử lý triệt để

Trang 24

Bên cạnh các vấn đề đó, môi trường nông nghiệp nông thôn ViệtNam cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậutoàn cầu, sự sa mạc hóa, sự xả thải các chất thải độc hại từ các hoạt động pháttriển công nghiệp… điều này đang là những thách thức to lớn trong việchoạch định các chiến lược phát triển của ngành trong tương lai Những mâuthuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thiếu hệ thốngvăn bản, tổ chức quản lý, xử lý các vấn đề môi trường… đang là những ràocản rất lớn trong việc đưa ra những giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu nhữngtác động bất lợi đó.

1.3 Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn

1.3.1 Quản lý môi trường

1.3.1.1 Khái niệm quản lý môi trường

QLMT là các phương thức hay biện pháp hành động thực hiệncông tác QLMT của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Giải phápQLMT rất đa dạng, mỗi giải pháp có một chức năng và phạm vi tác động nhấtđịnh, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau Giải pháp QLMT có thể phân loại theochức năng, đó là: Giải pháp điều chỉnh vĩ mô như pháp luật và chính sách;Giải pháp tác động trực tiếp tới hoạt động KT-XH như các quy định hànhchính, quy định xử phạt…và giải pháp kinh tế Giải pháp QLMT có thể phânloại theo bản chất thành các loại cơ bản nhưgiải pháp pháp luật và chính sách,các giải pháp kinh tế, các giải pháp kỹ thuật quản lý và công cụ giáo dục,truyền thông nhằm nâng cao nhận thức MT

Quản lý môi trường nông nghiệp

Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMTNN Theo một

số tác giả, thuật ngữ QLMTNN bao gồm hai nội dung chính: quản lý nhànước về MTNN và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư vềMTNN Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu là tăng cường hiệuquả của

hệ thống sản xuất (ví dụ hệ thống QLMT theo ISO 14.001) và bảo vệ sức

Trang 25

khoẻ của người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng củacác hoạtđộng SXNN Nội dung QLNN về MTNN có ý nghĩa quan trọngđối với mọi người dân, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt độngsống bình thường của dân cư Như vậy: QLMTNN là một hoạt động tronglĩnh vực quảnlý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con ngườidựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối vớicác vấn đề MT có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm địnhlượng, hướng tới phát triển bền vững vàsử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

QLMTNN được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp như luậtpháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục…Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điềukiện cụthể của quá trình SXNN

1.3.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường

Quản lý môi trường phải phản ánh các quy luật khách quan vào điềukiện cụ thể của từng đối tượng quản lý Ở nước ta, quản lý môi trường cầndựa vào những nguyên tắc sau:

* Bảo đảm tính hệ thống

Môi trường là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợpthành Các phần tử có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau Trên cơ sở thuthập, tổng hợp và xử lý thông tin về hoạt động của các đối tượng trong hệthống môi trường, nhiệm vụ của quản lý môi trường là đưa ra các quyết địnhquản lý phù hợp nhằm thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cânđối, hài hòa hướng tới mục tiêu đã định

* Bảo đảm tính tổng hợp

Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thức khácnhau, dù dưới hình thức nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạtđộng đều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường Vì thế, trong khi

Trang 26

hoạch định chính sách quản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổnghợp và hậu quả của chúng.

* Bảo đảm tính liên tục và nhất quán

Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triểnthông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng Đặc tính này quy định tínhnhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi khôngngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như năng lực quản

lý vĩ mô của Nhà nước

* Bảo đảm tập trung dân chủ

Quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau Vì thế, cầnphải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trongquản lý môi trường Tập trung phải thực hiện trên cơ sở trong bàn bạc, quyếtđịnh các vấn đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuônkhổ tập trung, không mâu thuẫn, đối với tập trung, tráng lãng phí nguồn lực xãhội

* Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ

Mỗi thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánhsáng,… thường do từng ngành quản lý và sử dụng, nhưng các thành phần môitrường không chỉ phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể Trongkhi một yếu tố môi trường có thể chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau

Do đó nếu không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnhthổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường

* Kết hợp hài hòa các loại lợi ích

Quản lý môi trường là quản lý các hoạt động phát triển do con ngườitiến hành, tổ chức và phát huy tính tích cực của hoạt động vì mục đích phát triểnbền vững Các cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợi ích, nguyệnvọng, nhu cầu nhất định Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản

Trang 27

lý môi trường là chú ý đến lợi ích của con người, để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường.

* Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lýkinh tế, quản lý xã hội

Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bềnvững trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kếthợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh

tế, quản lý xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược pháttriển đúng đắn, có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòanhập các kế hoạch và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư vàokinh tế - xã hội ở tất cả các khâu, các cấp quản lý của Nhà nước

* Tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản

lý môi trường, đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.Thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốcgia để giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm lao động, đảm bảo đầu tư vật chất

và tài chính có trọng điểm

1.3.1.3 Các công cụ quản lý trong môi trường nông nghiệp

a Công cụ pháp luật và chính sách

Đây là công cụ điều chỉnh vĩ mô bao gồm các văn bản về luật quốc tế

và luật quốc gia, các văn bản dưới luật, và chính sách MT quốc gia, cácngành kinh tế, các địa phương Công cụ này được gọi là công cụ pháp lý

- Về pháp luật: Thông thường, hệ thống luật về MTNN của một vùng bao gồm

hai bộ phận chính là luật chung và luật về sử dụng các thành phần của MTNNhoặc MTNN cụ thể ở địa phương Luật chung gọi là Luật BVMT, còn LuậtBVMT áp dụng trong SXNN là các luật thành phần của môi trường Đâylàcông cụ quan trọng và đã có những thành công trong QLMT nông nghiệp ởhầu hết cácnước trên thế giới

Trang 28

- Về chính sách: Chính sách MTNN là công cụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động

BVMT thuỷ sản và MT trên phạm vi địa phương trong thời gian dài (10 - 15năm trở lên) Chính sách phải nêu lên mục tiêu và định hướng, phải hợp lý, có

cơ sở vững chắc về khoa học và thực tiễn.Trên cơ sở chiến lược MT, các cơquan QLNN về tài nguyên và MT tiến hành các nhiệm vụ cụ thể như (i) Xã hộihoá công tác MTNN, (ii) Phối hợp quốc tế trong BVMT

- Công cụ kỹ thuật quản lý: Đây là công cụ thực hiện vai trò kiểm soát

và giám sát của nhà nước về chất lượng và thành phần MT NTTS, về sựhình thành và phân bố ÔNMT Công cụ kỹthuật quản lý có tác dụng hỗ trợhai công cụ nói trên Công cụ này đang thực hiệnthành công ở các nền kinh

tế phát triển Công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm các biệnpháp chính sau đây:

+ Thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường: Bao gồm hệ thống

quan sát, đo đạc, các thông số kỹ thuật về MT, tạo nên cơ sở dữ liệu thốngnhất của địa phương Các công cụ này có vai trò quyết định tính đúng đắn,

độ chính xác củaviệc đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến tình trạng SXNN

và MT trong tương lai

+ Tổ chức bộ máy quản lý: Môi trường có mối quan hệ gắn bó mật

thiết với SXNN là hệ thống chung, trong đó SXNN là yếu tố quan trọng củamôi trường, MTđược quản lý chung trong hệ thống QLNN về môi trường

+ Nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật và công nghệ: Môi

trường nông nghiệp được tiến hành trên cơ sở khoa học, kỹ thuật và côngnghệ liên ngành ở trình độ cao Các nước phát triển đã tiến hành nghiên cứu

và phát triển (R&D) và chọn cách vận dụng kinh nghiệm của các nước đãlàm vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình để tìm ra nhiều giải pháp khả thikhi tiến hành BVMT cho chính mình

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường Để đảm bảo thực thi hiệu

quả các quy định của luật pháp, nhà nước tiến hành công tác thanh tra MT

Trang 29

vàgiám sát việc khai thác thuỷ sản thông qua các cơ quan QLNN về môi trường nông nghiệp, nông thôn và môi trường.

b Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường

BVMT là sự nghiệp quần chúng, có huy động được tất cả người dântham gia BVMT nông nghiệp thì công tác BVMT mới thành công Vì vậy,giáo dục vàtruyền thông MT có vai trò to lớn trong sự nghiệp BVMT NTTScủa mỗi địa phương

Giáo dục môi trường Mục đích của giáo dục MT là nhằm vận dụng

những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng MT theo cáchbền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai Giáo dục MT cũng bao hàm

cả học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng thuỷsản và tránh những thảm hoạ MT Hơn nữa, giáo dục MT NTTS bao hàm cảviệc đạt được những kỹ năng, có những động cơ và cam kết hành động, đểgiải quyết nhữngvấn đề MTNN hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảysinh

c Các công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công

cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạtđộng của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đếnhành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường

Một số công cụ kinh tế chủ yếu sẽ được đề cập dưới đây:

- Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế

sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khaithác tài nguyên khoáng sản

Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năngcông nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiệnđịa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để bảo đảm có sự phân biệtđối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài nguyên và suy

Trang 30

thoái môi trường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là: hoạt độngcàng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịuthuế cao hơn Việc xác định đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên là rấtquan trọng sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, kỹ thuật

và năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên, đặc biệt là các tàinguyên không tái tạo

- Thuế/phí môi trường: Thuế/phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi

phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trảtiền” Thuế/phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích ngườigây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thucho Ngân sách Hiện tại ở nhiều nước, nguồn thu từ thuế môi trường được sửdụng cho Ngân sách chung của Chính phủ như các nguồn thu thuế khác; cònnguồn thu từ phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo

vệ môi trường như để thu gom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm,

hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm

Trên thực tế, thuế/phí môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khácnhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng ô nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ônhiễm, thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng

- Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường: Giấy phép xả thải có

thể mua bán được (Tradeable Emission Permit) là khái niệm chỉ loại thịtrường trong đó hàng hoá là các giấy phép thải khí hoặc nước thải, người bán

là các đơn vị sở hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để

xả thải Thị trường này vận hành theo quy luật cung cầu như các thị trườngthông thường nhưng lại có đặc điểm gần giống thị trường chứng khoán ở chỗgiao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cảđược định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giaodịch Nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép thải (hay thị trường môitrường) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải hoặc nước thải nào đó ở

Trang 31

mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu vực cụ thể Mộtkhi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt độngtrong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làmcho nó có giá ở thị trường.

Để thực hiện công cụ này, trước hết Nhà nước phải xác định mức sửdụng môi trường chấp nhận được để trên cơ sở đó phát hành giấy phép Việcnày không đơn giản và cũng đòi hỏi chi phí thực hiện khá lớn Sau khi quyđịnh mức thải tối đa trong vùng, có thể phát không giấy phép cho các doanhnghiệp hoạt động trên địa bàn dựa trên một số căn cứ nào đó hoặc tổ chức bánđấu giá Cách thực hiện được nhiều người tán thành nhất là phân phối giấyphép dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng tác động môi trường của từngdoanh nghiệp, nói cách khác là thừa kế quyền được thải quá khứ Khi đã cógiấy phép, các doanh nghiệp tự do giao dịch, mua đi bán lại số giấy phép đó;giá giấy phép trên thị trường sẽ điều tiết nhu cầu trong phạm vi tổng hạn mức

- Hệ thống đặt cọc - hoàn trả: Đặt cọc - hoàn trả được sử dụng trong hoạt động

bảo vệ môi trường bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm

có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc)khi mua hàng, nhằm bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó(hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thảihoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theocách an toàn đối với môi trường Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ đượcnhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại

Mục đích của hệ thống đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ màngười tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế hoặc tái sử dụng mộtcách an toàn đối với môi trường

- Ký quỹ môi trường: Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các

hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường Nguyên

lý hoạt động của hệ thống ký quỹ môi trường cũng tương tự như của

Trang 32

hệ thống đặt cọc - hoàn trả Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầucác doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạtđộng đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc cácgiấy tờ có giá trị như tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm sựcam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Mục đích chính của việc ký quỹ là làm cho người có khả năng gây ônhiễm, suy thoái môi trường luôn nhận thức được trách nhiệm của họ từ đótìm ra các biện pháp thích hợp ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường

- Trợ cấp môi trường: Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các

ngành công - nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trườngtrong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năngtài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm.Trợ cấp cũng còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và triển khaicác công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường hoặc các công nghệ xử lý ônhiễm

- Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các

sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và sảnphẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó Được dán nhãn sinh thái là một sựkhẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất Các sản phẩm được dánnhãn sinh thái thường có sức mạnh cạnh tranh cao và giá bán ra thị trườngcũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại Như vậy, nhãn sinh thái là công

cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của kháchhàng Rất nhiều nhà sản xuất đã và đang đầu tư để sản phẩm của mình đượccông nhận là sản phẩm “xanh”, được dán nhãn sinh thái và điều kiện để đượcdán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn Nhãn sinh thái thường được xemxét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (như cao su ), các sản phẩmthay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi

Trang 33

trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm có ảnh hưởng tốt đến môi trường.

- Quỹ môi trường: Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết

kế để nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồnnày để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chấtlượng môi trường

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi hay tình hình tuânthủ các quy định QLMT nói chung, QLMT cho phát triển SXNN nói riêng.Ảnh hưởng của các yếu tố này tuỳ thuộc vào thể chế luật pháp, tình trạngnền kinh tế, vấn đề đạo đức, văn hoá của mỗi cộng đồng cũng như mỗiquốc gia, phụ thuộc vào mỗi cá nhân, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh…

Các chương trình nhằm tăng cường tình hình chấp hành quy địnhQLMT thường đạt được hiệu quả cao nếu các chương trình đó bao gồm mộtloạt cách tiếpcận để thay đổi hành vi Các cách tiếp cận có thể được phânthành hai nhóm: (1) Tăng cường sự tuân thủ thông qua giáo dục truyềnthông và các biện pháp khuyến khích, (2) Xác định và hành động để buộcnhững người vi phạm phải tuân thủ quy định Các chương trình khác sẽ cónhững nỗ lực hay nhấn mạnh vào nhóm tiếp cậnnày hay nhóm tiếp cận kháctuỳ thuộc vào văn hoá và thể chế luật pháp

Một cách phân loại khác về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thựcthi chính sách QLMT nói chung, QLMT cho phát triển SXNN nói riêng làphân chia các yếutố này theo nội dung của chính sách và các tác nhân thamgia vào quá trình quản lý và thực thi chính sách Theo đó các yếu tố ảnhhưởng đến tình hình thực thi chính sách QLMT có cách phân loại thành cácnhóm yếu tố sau:

Nhóm các yếu tố liên quan đến nội dung chính sách QLMT cho SXNN: các yếu tố này bao gồm bản chất, nội dung của các chính sách

Trang 34

quản lý đã được xây dựng, chẳng hạn như tính thích hợp trong nội dungchính sách, tính khả thi khi triển khai chính sách trong thực tiễn Mặc dùChính phủ và ngành nông nghiệp đã ban hành nhiều chính sách, pháp luậtliên quan đến BVMT Chính vì thế, hiệu lực thực thi các chính sách nhưvậy trong thực tế còn rất yếu

Nhóm yếu tố liên quan đến cơ quan thực thi chính sách QLMT khu vực nông nghiệp (cơ quan quản lý): Cơ quan thực thi chính sách bao gồm các cơ

quan từtrung ương đến địa phương, các cơ quan đóng vai trò là chủ trì thựchiện và các cơ quan phối hợp thực thi Cơ cấu tổ chức của các cơ quanthực thi chính sách, điều kiện về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cáctrang thiết bị phục vụ quá trình thực thi, cơ chế phối hợp trong quá trìnhthực thi chính sách, cách thức triển khai các hoạt động để thực thi chínhsách.Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ giúp Chính phủQLNN về môi trường nông nghiệp Bộ Tài nguyên và Môi trường có tráchnhiệm xây dựng hay thiết kế các công cụ chính sách trong quản lý môitrường nông nghiệp để Chính phủ thông qua Bộ Tài nguyên được hỗ trợbởi các đơn vị trực thuộc bộ, sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh,phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, và một số Bộban ngành cóliên quan khác như Bộ Tài chính (thu và quản lý phí MT), Bộ Kế hoạchđầu tư

Nhóm các yếu tố liên quan đến cộng đồng: Cộng đồng bao gồm cộng

đồng dân cư là những người trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng doÔNMT gây ra bởi các hộ sản xuất Hành động chấp nhận hay phản đối tìnhtrạng ÔNMT do chủ thể gâyô nhiễm gây ra cũng đóng vai trò quan trọng cóảnh hưởng đến tình hình chấp hànhcác quy định QLMT cho phát triển SXNNcủa chủ thể gây ô nhiễm

Cộng đồng là nhóm người có những đặc điểm về thái độ, cách ứng

xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống trong

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 35

một bối cảnh tự nhiên - kinh tế - xã hội xác định Hay nói một cách khác,cộng đồng được xác định là tất cả những người đang sống hoặc làm việctrong một khu vực địa lý nhất định Cộng đồng cũng có thể bao gồm những

tổ chức xã hội do cộng đồng lập ra đểđại diện cho cấc quan điểm của họ.Những quyết định về quy hoạch, kế hoạch quản lý BVMTNN sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cộng đồng Ngược lại trong hầu hếtcác trường hợpthì cộng đồng là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham giaquản lý môi trường địaphương Chính vì vậy ý kiến, hành động của cộng đồngđóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý môi trường nông nghiệp Thựctiễn đã cho thấy, nếu những kế hoạch phát triển hoặc quy hoạch môi trườngphù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của cộng đồng thì cộng đồng sẽ ủng

hộ và tự giác tuân theo những kế hoạch đó Đây chính là nền tảng dẫn đến sựthành công trong công tác quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn

1.4 Kinh nghiệm quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn

1.4.1.Kinh nghiệp quản lý và xử lý môi trường của một số nước trên thế giới

1.4.1.1 Quản lý hiệu quả môi trường nông thôn mới ở Trung Quốc

Cùng với tiến trình nhất thể hóa thành thị - nông thôn và sự tiến bộtrong xây dựng, các địa phương trên cả nước đang phát triển một môi trườngnông thôn mới, sinh thái và thân thiện với môi trường, đặc biệt là vấn đề xâydựng công trình xử lý rác thải Quản lý hiệu quả môi trường nông thôn chính

là quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống sông ngòi, câyxanh, thu gom và xử lý rác thải, mỗi hạng mục quản lý đều cần phải có tiêuchuẩn và yêu cầu cụ thể Tuy nhiên đối với quản lý hiệu quả và dài hạn thì 4vấn đề nêu trên cần phải có kế hoạch thực hiện dài hạn

Quản lý hiệu quả và lâu dài môi trường nông thôn được thể hiện qua 4phương diện sau: Một là quản lý và bảo vệ hệ thống đường giao thông nôngthôn Đường giao thông ở nông thôn thường được người dân tận dụng để phơirơm rạ, thậm chí là đổ rác thải xây dựng và chất thải trong sản xuất nông

Trang 36

nghiệp ra đường, chính vì thế hệ thống cống rãnh thoát nước mưa cũng bị ảnhhưởng, mặt đường, vỉa hè, mặt cầu không được làm sạch thường xuyên, vỉa

hè lòng đường bị lồi lõm, sụt lún, cây xanh hai bên đường cũng không đượcchăm sóc cẩn thận, vì thế cần phải có biện pháp mạnh để bảo quản đườnggiao thông nông thôn, có quy định rõ ràng về sử dụng đường giao thông vàyêu cầu đơn vị bảo trì bảo dưỡng đường có trách nhiệm định kỳ bảo dưỡng ítnhất là 95% diện tích mặt đường giao thông trong khu vực Hai là quản lý vàbảo vệ hệ thống sông ngòi Đường bao 2 bên bờ sông và kênh rạch cần đượclàm sạch, mặt nước và lòng sông, lòng kênh cần được thường xuyên nạo vét

và vớt rác thải, không để bèo tấm bao phủ mặt sông, mặt kênh Đặc biệt cơquan chức năng phải có quy định quản lý rõ ràng với việc xả thải của khucông nghiệp, khu vực xây dựng, khu sản xuất nông nghiệp; nước thải sinhhoạt và nước thải ô nhiễm của khu công nghiệp phải qua xử lý mới được xả rasông, ngòi Ba là việc quản lý cây xanh ở khu vực nông thôn Thường thìvành đai xanh tập trung ở khu vực nông thôn, chính vì thế hệ thống cây xanhcần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là những cây lấy gỗ lâu năm, thườngxuyên phun thuốc trị sâu bệnh, trồng xen kẽ cây tán rộng với cây bụi nhỏ,nghiêm cấm hành vi phá hoại hay khai thác cây lấy gỗ bừa bãi Bốn là vấn đềthu gom và xử lý rác thải Thực hiện xử lý rác thải theo mô hình hệ thống thugom - vận chuyển - xử lý rác thải từ làng đến thị trấn đến huyện, rác thải sinhhoạt ở nông thôn được thu gom rồi nén lại thành khối, đóng vào thùng rồi vậnchuyển đến nhà máy xử lý rác thải (hoặc bãi rác tập trung)

Việc quản lý lâu dài và hiệu quả 4 vấn để kể trên của môi trường nôngthôn chính là tiêu chuẩn để phát triển nông thôn mới, và cũng là yếu tố cănbản làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc hiện nay

Tăng cường kiểm tra, quản lý lâu dài và hiệu quả

Trang 37

Yếu tố căn bản để làm nên mô hình quản lý hiệu quả lâu dài môi trườngnông thôn chính là “Quản lý nhất thể hóa trên mọi phương diện”, đặc biệt làvấn đề rác thải nông thôn.

Cụ thể, chính quyền địa phương phải xác định được tiêu chuẩn xử lýrác thải tại khu vực quản lý, xác định khối lượng rác thải thu gom và xử lýtheo ngày, lập kế hoạch theo dõi kiểm tra định kỳ, quản lý và theo dõi việcthu gom và làm sạch môi trường của nhân viên vệ sinh môi trường; Lên kếhoạch định kỳ nạo vét lòng sông, kênh, rạch, sửa chữa bảo dưỡng đường nôngthôn, chăm sóc cây xanh và phòng chống dịch bệnh theo mùa cho cây, vớimỗi công việc cụ thể cần xác định rõ chi phí, có kế hoạch chi tiêu hợp lý,những đơn vị chuyên trách có trách nhiệm báo cáo công việc và nguồn chi rõràng cho lãnh đạo cấp trên

Ngoài ra mỗi địa phương cũng cần phải có bộ máy tổ chức quản lý chịutrách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đồng thời xử phạt những hành vi vi phạm gâythiệt hại cho địa phương về đường sá, sông ngòi, cây xanh, hoặc vứt rác thảibừa bãi, đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ quy trình xử lý nước thải, rác thải củakhu công nghiệp và khu sản xuất Việc quản lý môi trường nông thôn có đạtđược hiệu quả hay không phụ thuộc vào biện pháp quản lý cụ thể của từng địaphương và công tác thanh kiểm tra của các ban ngành có liên quan Chỉ cầnkiên trì và duy trì tốt hệ thống quản lý theo quy chuẩn thì mục đích cải tạonông thôn ngày một đẹp hơn, sạch hơn, đời sống của người nông dân đượcnâng cao hơn là điều hoàn toàn có thể đạt được trong tương lai không xa

Quy tắc đánh giá công tác quản lý môi trường nông thôn có đạt hiệuquả hay không dựa trên 3 điểm: Một là ý thức làm việc của nhân viên vệ sinhmôi trường ở địa phương và người quản lý, 1 tháng đánh giá kiểm điểm 1 lần;Hai là thị trấn, xã có trách nhiệm với việc quản lý và chi ngân sách cho hoạtđộng vệ sinh môi trường không, công việc này thực hiện theo quý (3 tháng

Trang 38

đánh giá 1 lần); Ba là thành phố, huyện kiểm tra đột xuất công tác quản lýchất lượng môi trường nông thôn, chủ yếu là đánh giá tình hình tổng thể và kếhoạch quản lý dài hạn Dựa vào việc đánh giá theo 3 quy tắc này, lãnh đạo địaphương có thể nắm bắt được tình hình quản lý thực tế, hiệu quả của công tácquản lý và điều chỉnh nguồn chi ngân sách hợp lý cho từng khu vực.

Điều kiện tiên quyết để quản lý hiệu quả và dài hạn

Để thực hiện được việc quản lý hiệu quả và dài hạn “4 vấn đề trongnhất thể hóa nông thôn” cần phải có 3 điều kiện sau: Thứ nhất là xác định chủthể thực hiện công tác quản lý tại địa phương Giao thông nông thôn, quản lý

và bảo vệ hệ thống sông ngòi, xanh hóa nông thôn, thu gom và xử lý rác thải

là 4 vấn đề cần có 4 đơn vị chức năng khác nhau quản lý, căn cứ vào nguyêntắc quản lý nhất thể hóa yêu cầu các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm thiếtlập đơn vị chuyên trách từng vấn đề, có người đứng đầu quản lý và có cơ cấuhoạt động rõ ràng, có quyền hạn, thống nhất quản lý, thống nhất tiêu chuẩn,thống nhất kinh phí, và xác định nguồn thu cho địa phương (nếu có) Hai làcần phải có một hệ thống vận hành hoàn chỉnh Bốn đơn vị quản lý 4 lĩnh vựckhác nhau thì sẽ có quy tắc và phương pháp hoạt động riêng, tuy nhiên cũngcần có sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý và giám sát công việc,

và cần có sự tham gia và ủng hộ của người dân cũng như các doanh nghiệpsản xuất Ba là vấn đề kinh phí hoạt động Tại khu vực thị trấn, làng xã thì hệthống xử lý rác thải còn thô sơ, kinh phí đầu tư thấp, chủ yếu là chôn lấp rácthải, có nhiều loại rác không thể phân hủy cũng không được qua xử lý, để lâu

sẽ ảnh hướng đến môi trường, thậm chí sẽ ảnh hưởng cả đến nguồn nướcngầm, nước sông ngòi Vì thế, cần có kinh phí đầu tư thích hợp cho làng, xã

để chính quyền địa phương có đội ngũ làm vệ sinh môi trường chuyên nghiệp,

có thiết bị thu gom rác và xây dựng cơ sở xử lý rác thải ngay tại địa phương.Công tác quản lý cây xanh, nạo vét sông ngòi, bảo trì đường thôn, xóm cũng

Trang 39

mất khoản chi phí không nhỏ, vì thế chính quyền địa phương cũng cần có kếhoạch chi tiêu ngân sách để bổ sung thêm thiết bị phục vụ cho công việc nhưmáy cắt cỏ, thuyền, xe tưới nước… Ngân sách nhà nước cấp có hạn, do đó để

có đủ chi phí cho mọi hoạt động của địa phương thì lãnh đạo cần có biện phápquản lý chặt chẽ, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của doanh nghiệp

1.4.1.2 Các nước khác

+ Ở Mỹ, kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 đang có một sự

xem xét lại chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, tăng việc làm, áp dụng chiến lược “Tái công nghiệp hóa”.Tháng 11 năm 2009 tổng thống Obama đưa ra mô hình tăng trưởng của Mỹphải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững Trong chiến lược “Tái côngnghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự kiếnđầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khíchcác doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanhnghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ.Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thảikhí nhà kính Cách tiếp cận ở Mỹ luôn lấy tiêu chí hiệu quả Kinh tế để thựcthi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ Thực thi bảo

vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước

hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực

hiện theo chương trình kế hoạch đã có Tuy nhiên tuỳ theo đặc trưng từngvùng có kế hoạch khác nhau, ví dụ vùng cần bảo vệ nguồn nước có chươngtrình riêng của lĩnh vực này, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học cóchương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất Trong nông nghiệp, sản xuấtsản phẩm hữu cơ và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trangtrại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ Cây trồng vật nuôi được kếthợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượngđất Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử

Trang 40

dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến Chủ trang trại luôn tính toán hiệu quảkinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với tiêuthụ thông qua việc hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch đến đóng gói, đưatrực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chếchi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp chonăng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chănnuôi quy mô lớn Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại- FSA (Farm ServiceAgency) khuyến khích trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và cácdịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác Trong công nghiệp, vấn đề được chútrọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạnchế sử dụng nhiên liệu hoá thạch Để quyết định lựa chọn theo hướng nào, bàitoán kinh tế được tính toán theo vận hành của cơ chế thị trường theo phương

án trước mắt và dài hạn Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời từ việc sảnxuất ra nhiều tấm pin đã và đang được triển khai, hiện nay có khoảng 22thành phố đã sản xuất và sử dụng, không chỉ giải quyết công ăn việc làm, màcòn tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả và tiếp cận theo hướng các bonthấp Những nơi chịu nhiều rủi ro của thiên nhiên và con người như NewOlean, sau cơn bão Cachina, nhiều vùng không có người quay lại sinh sống ởcác ngôi nhà cũ Chính quyền địa phương đã thiết lập lại quy hoạch khu dân

cư mới với nguồn đóng góp vốn của chính phủ, cộng đồng và các nhà tài trợkhác, quy hoạch mới tính tới ảnh hưởng của bão, lụt và phù hợp hơn với điềukiện sinh thái tự nhiên của vùng Từ hướng tiếp cận kinh tế Các bon thấp, đốivới phát triển đô thị, những khu đô thị mới, chẳng hạn khu vực sân bay cũ naykhông còn sử dụng ở gần thành phố Austin thuộc bang Taxes, được quyhoạch lại chuyển đổi sang phát triển khu dân cư sinh sống, một tổ chức phi lợinhuận với sự tài trợ của Chính phủ và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tiếnhành quy hoạch, thiết kế các ngôi nhà và toàn bộ khu dân cư thân thiện môitrường, các ngôi nhà xanh được hình thành (Green houses) Những ngôi nhà

Ngày đăng: 10/11/2017, 11:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Hoài Anh (2011), Thuế bảo vệ môi trường kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế bảo vệ môi trường kinh nghiệm củamột số nước và bài học cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Anh
Năm: 2011
2. Ban Khoa giáo trung ương (2003), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường và phát triển bềnvững ở Việt Nam
Tác giả: Ban Khoa giáo trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
5. Bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, Báo cáo Đề tài “Nghiên cứu tình hình thực thi các chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam”, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tìnhhình thực thi các chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở miền BắcViệt Nam
6. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2003
7. Trịnh Thị Long (2008), Phí nước thải với vấn đề bảo vệ môi trường, Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2008, Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phí nước thải với vấn đề bảo vệ môi trường
Tác giả: Trịnh Thị Long
Năm: 2008
8. Nguyễn Thị Kim Nga (2005), Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường, NXB đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Nga
Nhà XB: NXB đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
9. Nguyễn Xuân Quảng (2009), Giáo trình thuế, NXB Đại học Giao Thông Vận Tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế
Tác giả: Nguyễn Xuân Quảng
Nhà XB: NXB Đại học Giao ThôngVận Tải
Năm: 2009
10.Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và kế hoạch công tác năm 2014, Quảng Ninh.97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết côngtác năm 2013 và kế hoạch công tác năm 2014
Tác giả: Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2013
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường (2000), Báo cáo của Chính phủ Việt Nam tại hội nghị các bên đối tác trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội Khác
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường (2001), Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w