1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo làng khuốc xã phong châu, huyện đông hưng, tỉnh thái bình

71 764 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 16,98 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CHÈO VÀ CHÈO LÀNG KHUỐC 6 1.1. Khái quát về nghệ thuật sân khấu chèo 6 1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ và tên gọi của chèo 6 1.1.2.Quá trình phát triển của nghệ thuật chèo 9 1.1.3.Nội dung chủ yếu của nghệ thuật chèo 11 1.1.4.Đặc trưng của nghệ thuật chèo 13 1.2. Khái quát về làng Khuốc và chèo làng Khuốc 18 1.2.1. Làng Khuốc 18 1.2.2. Nghệ thuật chèo làng Khuốc 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN NGHỆ THUẬT CHÈO LÀNG KHUỐC 24 2.1. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân địa phương với nghệ thuật chèo 24 2.1.1. Sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền đối với chèo làng Khuốc 24 2.1.2 Sự hưởng ứng của nhân dân địa phương đối với nghệ thuật chèo 25 2.2. Hoạt động tổ chức biểu diễn chèo 28 2.2.1. Cơ cấu tổ chức 28 2.2.2. Thời gian hoạt động 29 2.2.3. Nguồn kinh phí hoạt động 30 2.2.4. Hình thức tổ chức hoạt động biểu diễn sinh hoạt chèo 31 2.3. Công tác đào tạo thế hệ trẻ 34 2.3.1. Hoạt động đưa chèo vào học đường 34 2.3.2. Hoạt động mở lớp dạy hát chèo, diễn chèo 35 2.4. Hoạt động tuyên truyền quảng bá nghệ thuật chèo làng Khuốc 36 2.4.1. Các hình thức tuyên truyền quảng bá nghệ thuật chèo 36 2.4.2. Hiệu quả của việc tuyên truyền quảng bá 38 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CHÈO LÀNG KHUỐC 39 3.1. Cơ sở pháp lý của việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng 39 3.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước 39 3.1.2. Các văn bản pháp lý 41 3.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo tại làng Khuốc 42 3.2.1. Thuận lợi 42 3.2.2. Khó khăn 45 3.3. Giải pháp và khuyến nghị về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo làng Khuốc 48 3.3.1. Tuyên truyền, giáo dục, quảng bá nghệ thuật chèo 48 3.3.2. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động biểu diễn, sinh hoạt chèo 49 3.3.3. Đào tạo đội ngũ, diễn viên nhạc công không chuyên 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC

Trang 1

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2017

ĐỀ TÀI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CHÈO LÀNG KHUỐC XÃ PHONG CHÂU, HUYỆN ĐÔNG HƯNG,

Trang 2

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2017

ĐỀ TÀI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CHÈO LÀNG KHUỐC XÃ PHONG CHÂU, HUYỆN ĐÔNG HƯNG,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Bảo tồn và phát huynghệ thuật chèo làng Khuốc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”

là công trình của chúng tôi Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu được sửdụng trong đề tài là khách quan, trung thực

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Đinh Thị Ngọc Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua thời gian và quá trình nghiên cứu, với sự hướng dẫn tận tình củacác thầy cô trong Khoa Văn hóa - Thông tin và Xã hội, sự cố gắng khắc phụckhó khăn của bản thân, chúng tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

“Bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo làng Khuốc xã Phong Châu, huyện ĐôngHưng, tỉnh Thái Bình” Qua đây chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học, kinhnghiệm bổ ích trong công tác quản lý di sản, quản lý văn hóa, bảo tồn và pháthuy di sản văn hóa cổ truyền trong hối cảnh hiện nay đồng thời giúp chúng tôihiểu rõ hơn lý thuyết, kiến thức đã được nhà trường trang bị, áp dụng vào thựctiễn công việc

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Văn hóa Thông tin và xã hội đã định hướng, tư vấn, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình lựachọn và thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn thầy Nghiêm Xuân Mừng,giảng viên hướng dẫn, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thànhcông trình nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn các cô, các bác, các nghệ nhânlàng Khuốc, cùng các cơ quan chức năng quản lý văn hóa tại tỉnh Thái Bình đãnhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong việc tìm hiểu nghiên cứu lịch sử hình thành,quá trình phát triển, ý nghĩa các giá trị, các giải pháp bảo tồn và phát huy nghệthuật chèo của làng

-Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Đinh Thị Ngọc Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CHÈO VÀ CHÈO LÀNG KHUỐC 6

1.1 Khái quát về nghệ thuật sân khấu chèo 6

1.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ và tên gọi của chèo 6

1.1.2.Quá trình phát triển của nghệ thuật chèo 9

1.1.3.Nội dung chủ yếu của nghệ thuật chèo 11

1.1.4.Đặc trưng của nghệ thuật chèo 13

1.2 Khái quát về làng Khuốc và chèo làng Khuốc 18

1.2.1 Làng Khuốc 18

1.2.2 Nghệ thuật chèo làng Khuốc 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN NGHỆ THUẬT CHÈO LÀNG KHUỐC 24

2.1 Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân địa phương với nghệ thuật chèo 24

2.1.1 Sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền đối với chèo làng Khuốc 24

2.1.2 Sự hưởng ứng của nhân dân địa phương đối với nghệ thuật chèo 25

2.2 Hoạt động tổ chức biểu diễn chèo 28

2.2.1 Cơ cấu tổ chức 28

2.2.2 Thời gian hoạt động 29

2.2.3 Nguồn kinh phí hoạt động 30

2.2.4 Hình thức tổ chức hoạt động biểu diễn sinh hoạt chèo 31

2.3 Công tác đào tạo thế hệ trẻ 34

2.3.1 Hoạt động đưa chèo vào học đường 34

2.3.2 Hoạt động mở lớp dạy hát chèo, diễn chèo 35

2.4 Hoạt động tuyên truyền quảng bá nghệ thuật chèo làng Khuốc 36

2.4.1 Các hình thức tuyên truyền quảng bá nghệ thuật chèo 36

2.4.2 Hiệu quả của việc tuyên truyền quảng bá 38

Trang 6

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT

CHÈO LÀNG KHUỐC 39

3.1 Cơ sở pháp lý của việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng 39

3.1.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước 39

3.1.2 Các văn bản pháp lý 41

3.2 Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo tại làng Khuốc 42

3.2.1 Thuận lợi 42

3.2.2 Khó khăn 45

3.3 Giải pháp và khuyến nghị về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo làng Khuốc 48

3.3.1 Tuyên truyền, giáo dục, quảng bá nghệ thuật chèo 48

3.3.2 Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động biểu diễn, sinh hoạt chèo 49

3.3.3 Đào tạo đội ngũ, diễn viên nhạc công không chuyên 49

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC

Trang 7

VHTT&DL Văn hóa - Thể thao và

Du lịch

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam Chèo pháttriển mạnh ở phía bắc Việt Nam mà trọng tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ Loạihình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc Chèo mang tính quần chúng

và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ

đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình Nếu sânkhấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh

và sân khấu Nhật Bản là Kịch Nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyềnthống Việt Nam là chèo

Nghệ thuật chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc ViệtNam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một, hai thế kỷ

mà nhiều thế kỷ; không phải một, hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổsông Hồng Nó là kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thànhquả của trí tuệ dân gian, là công trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng

về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn hướng tới chân - thiện - mỹ

Nghệ thuật chèo - một thực thể văn hóa dân tộc không chỉ là đối tượngnghiên cứu của văn học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn: âmnhạc học, vũ đạo học, dân tộc học, đạo đức học, nghệ thuật học…

Vẻ đẹp của hình tượng, hình ảnh của tư duy sáng tạo đậm chất dân gian,những vấn đề xã hội - đạo đức tình cảm thường được gửi gắm trong mỗi vởchèo Tìm hiểu về nghệ thuật chèo, ta có thể khám phá cả lời ăn tiếng nói củanhân dân, những tri thức về phong tục tập quán, về những ứng xử đạo đức tinhthần… đến cả những dấu ấn của tính thời đại, cấu trúc thôn xã, những quan hệchính trị - kinh tế - văn hóa

Có thể nói, sân khấu dân tộc nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng đềuđược sáng tạo theo quy trình sáng tạo văn hóa, và là cơ sở để chuyển tải các giátrị văn hóa, là phương tiện lưu giữ văn hóa truyền từ đời này sang đời khác

Nghệ thuật chèo vốn được sản sinh ra từ các làng quê vùng châu thổ Bắc

Bộ và hiện vẫn người dân tại các làng quê trân trọng, nâng niu gìn giữ như một

Trang 9

bảo vật của chính họ Làng chèo Khuốc, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng,tỉnh Thái Bình là một trong những cái nôi của những làn điệu hát chèo Nhắcđến chèo Thái Bình, phải kể tới chèo làng Khuốc Từ lâu, chèo Khuốc đã nổitiếng khắp cả tỉnh Thái Bình và nước, đã đi vào câu ca:

Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có xem chèo Khuốc với anh thì về

Tuy nhiên, trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, nghệthuật chèo ở làng Khuốc, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bìnhcũng bị mai một rất nhiều

Nghiên cứu về hoạt động biểu diễn nghệ thuật chèo ở làng Khuốc khôngchỉ nhằm đề ra các giải pháp bảo tồn phát huy một di sản văn hóa quý báu củalàng Khuốc, của tỉnh Thái Bình mà còn của cả nước

Là những sinh viên đang theo học chuyên ngành Quản lý văn hóa củaTrường Đại học Nội vụ Hà Nội chúng tôi mong muốn được tìm hiểu về nghệthuật chèo để nâng cao kiến thức, hiểu biết về nghệ thuật chèo, một di sản vănhóa quý báu của dân tộc nay còn được bảo lưu tại làng Khuốc xã Phong Châu,huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, đồng thời đề xuất những giải pháp bảo tồn vàphát triển nghệ thuật chèo của làng quê này Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đềtài “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo làng Khuốc xã Phong Châu, huyệnĐông Hưng, tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu khoa học

2 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu đề tài sẽ làm nổi bật được những đặc trưng cơ bảncủa nghệ thuật chèo làng Khuốc Đồng thời chỉ ra được thực trạng của nghệthuật chèo làng Khuốc hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để bảotồn và phát huy nghệ thuật chèo làng Khuốc tại xã Phong Châu, huyện ĐôngHưng, tỉnh Thái Bình hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo ở làng Khuốc(xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình)

Trang 10

TS Đào Mạnh Hùng (chủ biên) - Nxb Sân khấu năm 2003 cũng có nói về nghệ

thuật chèo và cuốn “Những làn điệu chèo cổ và hát dân ca đồng bằng Bắc Bộ”

(tập 1) do nhóm tác giả nghiên cứu và được xuất bản ở Nhà văn hoá trung tâmtỉnh Thái Bình năm 2003

Ngoài ra còn có rất nhiều nhà nghiên cứu như: PGS Hà Văn Cầu với “Sự phát triển của nghệ thuật Chèo từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX”, Nxb Nghiên cứu nghệ thuật năm 1985, “Hề Chèo chọn lọc”, Nxb Văn hóa, Hà Nội năm 1976; nhạc sĩ Hoàng Kiều với “Tìm hiểu các làn điệu chèo cổ”, Nxb Sân khấu, Nhà

hát Chèo Việt Nam năm 2003… tất cả đều đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật chèo

Hoặc một số những chuyên luận nghiên cứu với chủ đề “Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa”, hay nghiên cứu về “Thi pháp chèo” dưới sức

ép thẩm mỹ của ý đồ giáo huấn đạo đức của PGS Tất Thắng

Về nghệ thuật chèo ở làng Khuốc, hiện nay đã có rất nhiều bài viết đề cậpđến nghệ thuật chèo và công tác bảo tồn phát huy nghệ thuật chèo làng Khuốc

như: “Chèo Làng Khuốc - Khoảng lặng thu hút giới trẻ” của tác giả Nguyễn Lan được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình; “Nỗi niềm chiếng chèo làng Khuốc” của tác giả La Duy đăng trên Baomoi.com,

“Người lưu giữ nghệ thuật chèo truyền thống” của tác giả Hồng Thắm được

đăng trên báo thaibinhtv.vn, “Lửa chèo làng Khuốc” của Tất Đạt đăng trên báo

Thái Bình… Tuy nhiên các bài báo, công trình nghiên cứu này chưa đề cập một

Trang 11

cách tổng thể, có hệ thống về thực trạng của nghệ thuật chèo và việc biểu diễnchèo tại làng Khuốc Vì vậy công trình của chúng tôi được thực hiện với mongmuốn là một công trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng và giải pháp bảotồn, phát huy nghệ thuật chèo tại làng Khuốc - xã Phong Châu - huyện ĐôngHưng - tỉnh Thái Bình.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã: Nhóm tác giả đã thực hiện chuyến đi thực tế, về

tận địa bàn làng Khuốc, tham dự hội làng, quan sát các hoạt động biểu diễn sânkhấu chèo của các câu lạc bộ và của nhân dân Ghi chép các dữ liệu thu thậpđược từ thực tế như cơ sở vật chất (nhà tổ chèo, chiếng chèo làng Khuốc, cáclớp học chèo, cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động biểu diễn, sinh hoạt sân khấuchèo…), sự hưởng ứng của nhân dân địa phương với nghệ thuật chèo, sự quantâm của các cấp chính quyền trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèolàng Khuốc

- Phương pháp quan sát phỏng vấn, mô tả: Nhóm tác giả thực hiện việc

thâm nhập thực tế, quan sát, ghi chép, phỏng vấn cán bộ lãnh đạo địa phương,cán bộ văn hóa, các nghệ nhân chèo, phỏng vấn người dân và các em học sinhđang tham gia các lớp học chèo

- Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện việc lập bảng hỏi, phát

phiếu điều tra tới người dân làng Khuốc các lứa tuổi khác nhau, các đối tượngkhác nhau: cán bộ, nghệ nhân, người dân, các cháu học sinh về nhu cầu thưởngthức nghệ thuật chèo, về thực trạng nghệ thuật chèo, về bảo tồn phát triển nghệthuật chèo… ở làng Khuốc

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cở sở những tư liệu và dữ liệu

thu thập được từ thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành phân loại, xử lý, tổng hợp,phân tích và đưa ra những nhận định khách quan về thực trạng của công tác bảotồn, phát huy nghệ thuật chèo ở làng Khuốc hiện nay, những mặt tích cực,những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra Từ đó giúp địa phương có thể đưa ranhững chủ trương sát hợp trong công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật chèo ởlàng Khuốc hiện nay

Trang 12

6 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu giúp mọi người hiểu rõ hơn về nghệ thuật chèo nóichung và nghệ thuật chèo làng Khuốc nói riêng Từ nguồn gốc xuất xứ, quá trìnhhình thành phát triển, những đặc trưngcơ bản của nghệ thuật chèo cho đến thựctrạng cùng các giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo làng Khuốc, xãPhong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài chia làm

3 chương

Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật chèo và chèo làng Khuốc

Chương 2: Thực trạng công tác bảo tồn nghệ thuật chèo làng Khuốc hiện nay

Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo làng

Khuốc

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CHÈO VÀ CHÈO LÀNG KHUỐC 1.1 Khái quát về nghệ thuật sân khấu chèo

1.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ và tên gọi của chèo

1.1.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ của chèo

Từ bao đời nay sân khấu chèo và hát chèo đã trở thành một loại hình sinhhoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đờisống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và sự hình thành của chèo, tuynhiên có thể tóm tắt một số ý kiến đã phát biểu từ trước đến nay, về nguồn gốc

và thời điểm xuất hiện của chèo như sau:

- Chèo có nguồn gốc ngoại lai, bắt đầu từ sự kiện quân ta cầm giữ nghệnhân Lý Nguyên Cát ở trận Tây Kết

- Chèo khởi lên từ sự kiện Trịnh Trọng Tử cho quân hát khúc Long ngânđang khi đưa tang vua Trần Nhân Tông

- Chèo chỉ động tác chèo thuyền, đề nói nguồn gốc chèo xuất phát từ tròtang lễ và lao động

- Chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng vănhoá nghệ thuật dân gian phong phú lâu đời Việt Nam

- Về thời điểm hình thành, có những ý kiến cho chèo có ở nước ta từ thờitiền sử, thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên;hoặc thế kỷ thứ X (thời nhà Ðinh); hoặc thế kỷ XIV (cuối nhà Trần)

- Quan điểm của các nhà nghiên cứu hiện đại đầu ngành cho rằng: chèobắt nguồn từ dân ca, dân vũ và các trò diễn trong dân gian PGS.TS Hà Văn

Cầu trong Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Chèo viết: “Chèo

ra đời từ thời Đinh Chèo là nghệ thuật dân gian được xây dựng trên cơ sở trò

nhại, múa và hát dân gian” Vũ Khắc Khoan trong Tìm hiểu sân khấu chèo cũng

có viết: “Nguồn gốc của chèo là một nền ca vũ cổ sơ của dân tộc, thường đượcbiểu diễn trong các dịp tang lễ thời trước, lời ca than vãn, điệu vũ hình dungnhững động tác chèo thuyền, chiếc thuyền thần thoại chở linh hồn người chết

Trang 14

sang thế giới bên kia” hay giáo sư Trần Bảng cho rằng: “Chèo là nghệ thuật tổnghợp bắt nguồn từ kho tàng văn nghệ dân gian, lấy dân ca dân vũ làm nền tảng,thể hiện sự hợp tác lý thú giữa văn hóa cổ điển và dân gian” [1; tr10]

Như vậy, cho đến nay, có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa racác giả thuyết khác nhau về nguồn gốc và thời điểm hình thành nghệ thuật sânkhấu chèo Tuy nhiên phần đông các nhà nghiên cứu có tên tuổi và uy tín đềukhông tán thành ý kiến cho rằng chèo bắt đầu thành hình từ sự kiện quân ta cầmgiữ nghệ nhân Lý Nguyên Cát ở trận Tây Kết, hoặc bất cứ nguồn gốc ngoại lainào Dựa trên những gì ghi khắc trong sử sách, bi ký qua các thời Ðinh, Tiền Lê,

Lý đến cuối thời Trần, đã có thể rút ra nhận xét:

Một là: các hình thái hát (kết hợp) múa, các trò hề riễu đã xuất hiện và tồn

tại ở nước ta từ rất lâu

- Thời Ðinh tương truyền có Phạm Thị Chân, Ðào Văn Xó là nhữngngười sáng lập chèo – những vũ ca tài ba trong triều đình nhà Đinh thế kỷ X,chịu trách nhiệm dạy quân lính múa hát, đánh trống, gẩy đàn, diễn các tích trò,lúc đó gọi là hát trò nhời hay gọi là hát chèo

- Thời Lý với tầng lớp tăng lữ đông đảo có thế lực, kết hợp với quý tộc cũmới, thêm Nho giáo, rồi qua chiến tranh giữ mà chín muồi dần tinh thần dân tộcdẫn tới sự ra đời chữ Nôm với sự liên kết giữa tăng lữ Từ Ðạo Hạnh, nho sĩ MaiSinh, nghệ nhân Phan Khất Và phần lớn các vua Lý đều thích múa hát với ÐàoThị, Ðỗ Anh Vũ

- Thời Trần, Nho giáo ngày một lấn át Phật Giáo, Ðạo Giáo, nảy sinh tầnglớp nho sĩ vừa sử dụng tốt chữ Hán, vừa mầy mò xây dựng chữ Nôm, vừa chanhoà với văn hoá dân gian, như Chu Văn An, Nguyễn Thuyên, Dư Nhuận Chi,Nguyễn Sỹ Cố, Trần Nhật Duật,

Hai là: sự xuất hiện những mảnh trò có tích đơn giản, những nghệ nhân

vươn lên chuyên nghiệp nhiều loại, như giáp (kép), đào, lão, mụ, hề, những trònhại (về phú hào, trưởng giả), những bài giáo (như giáo trống, giáo hương, ) để

từ đấy tổ chức Giáo phường, tập hợp người nghề, lần đầu tiên cho nhà nướcquản lý, với những phường trò, phường hát…

Trang 15

Từ những tư liệu và đặc điểm trên, các nhà nghiên cứu đi đến khẳng định:chèo bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian, dân tộc, với sự đóng

góp quan trọng của giới trí thức bình dân và quý tộc, từng tồn tại lâu đời trên đất

nước Việt Nam, phát triển mạnh mẽ nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Tổng hợp các ý kiến về nguồn gốc ra đời của chèo, ta có thể rút ra đôiđiều về nguồn gốc hình thành nghệ thuật chèo như sau: Chèo bắt nguồn từ khotàng dân ca, dân vũ, dân nhạc và trò diễn dân gian, bao gồm những trò nằmtrong phạm trù tín ngưỡng, những trò trình diện, trình nghề luôn thấy trong cáchội làng, mà nó cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật tạo dựng được số hình ảnh cótính cách nói lên đức độ, với nghệ thuật thể hiện phức tạp tinh tế hơn Vùngđồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầmcủa lịch sử nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quantrọng trong nền văn hóa dân gian dân tộc

1.1.1.2 Tên gọi của chèo

Hiện nay, đã từng có rất nhiều cách giải thích về tên gọi của chèo vớinhững quan điểm khác nhau

- Chữ “chèo” từ chữ trào, nghĩa là giễu cợt mà ra “Tiếng chèo bởi chữtrào nói chệch ra Trào có nghĩa là cười Ngoài Bắc Kỳ người ta gọi là hát chèo,nghĩa là diễn cái sự tích bật cười của nguời đời cố làm vui để mà xxem cho thỏa

thích để dạy nguời ta răn chừa” [8; tr461] Trong Việt Nam văn học sử yếu,

Dương Quảng Hàm cũng đồng tình với ý kiến trên nhưng có phần dè dặt: “ Chữchèo có người cho là từ chữ trào mà ra Trào có nghĩa là giễu cợt Lối chèothường diễn những việc vui cười, những cái tật rởm thói xấu của người đời Lờivăn có nhiều lời khôi hài bông lơn để người xem buồn cười” [4]

- Chữ chèo từ chữ “chầu” mà ra Do các bản hát Chèo viết bằng chữ Nôm,

chữ Chèo được tạo bởi chữ khẩu một bên và chữ chầu một bên nên người ta cho rằng hát chèo là hát chầu thần, chầu thánh, nên Chèo đọc lệch từ chữ chầu.

- Chữ chèo là từ chữ “trèo” mà ra Vũ Ngọc Phách trong Ca trù bị khảo

có viết: “Đời vua Thần Tông nhà Lê (1649 - 1662), ngày sinh nhật, vua ngự ởđiện Vạn Thọ, chúa Trịnh dẫn trăm quan vào làm lễ mừng Trong cung yến ẩm

Trang 16

suốt ngày và hát đủ mọi lối, có ban nữ nhạc hát múa khúc Đại thực Các quandẫn người nhà vào chen chúc, ai cũng muốn đến gần xem cho rõ Vua thấy thếmới truyền cho tiểu giám lấy những hòn đá lớm để nữ nhạc trèo lên đó hát, chủ

ý cho mọi người cùng trông thấy và cùng nghe thấy Từ đấy thay đổi khúc hátĐại thạch” [10] Có thể do đấy mà gọi là hát trèo, rồi đọc chệch là hát chèo

- Chữ chèo là từ chữ trò mà ra Vũ Hiệp đưa ra ý kiến: “Danh từ chèo bắt nguồn từ chữ trò mà ra, rồi lâu ngày chữ trò mới đọc trại đi thành chữ chèo”.

- Chữ chèo là từ chữ chèo thuyền mà ra “Chữ chèo để chỉ một hình thức sân khấu cổ truyền, xuất phát từ chữ chèo gắn với động tác chèo thuyền trên sông nước” [12].

Tổng hợp các ý kiến trên, có thể thấy nhóm ý kiến cho rằng chèo bắtnguồn từ chữ “trào” được nhiều nhà nghiên cứu tán thành hơn cả Chèo chính lànghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam, không có nguồn gốc mang tínhngoại lai

1.1.2.Quá trình phát triển của nghệ thuật chèo

Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ X

Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sĩ quân độiMông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ XIV Binh sĩ này vốn là một diễnviên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam Trước kiachèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của sự kiệnngười lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát Vào thế kỷ XV, vua LêThánh Tông không cho biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng củađạo Khổng, chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm

Thế kỷ XVIII, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thônViệt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XIX Những

vở nổi tiếng như: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này.

Đến thế kỷ XIX, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyệnnhư Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng

Đầu thế kỷ XX, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn

Trang 17

minh Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện

Nôm như: Tô Thị, Nhị Độ Mai Trước cách mạng tháng Tám, sân khấu chèo có

nguy cơ tan rã

Sau Hội nghị bàn về văn hóa dân tộc tại căn cứ Việt Bắc năm 1951, đãxuất hiện phong trào phục hồi nền văn hóa dân tộc Những nghệ nhân Cả Tam,Trùm Thịnh, Diệu Hương từ khắp đất nước về Việt Bắc sưu tầm, nghiên cứu,soạn thảo chèo, chính thức đặt nền móng cho nghệ thuật chèo hiện đại phục vụcách mạng

Hòa bình lập lại trên miền Bắc, nhất là sau khi Trường Sân khấu dân tộc(nay là trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh) ra đời năm 1959, nghệ thuật chèobước vào thời kỳ rực rỡ nhất của thế kỷ XX Các đoàn chèo lần lượt ra đời thaycho gánh hát, phường chèo, tiêu biểu là Đoàn chèo Trung ương, Đoàn chèo nhândân khu tả ngạn (tiền thân của Đoàn chèo Hải Phòng hiện nay), Đoàn chèo HàNội, Đoàn chèo Tổng cục Chính trị (nay là Đoàn chèo 2 Trung ương), Đoànchèo Thanh Hóa, Đoàn chèo Thái Bình, Đoàn chèo Hà Nội, Đoàn chèo HảiDương

Đến năm 1975, xuất hiện trên sân khấu chèo hàng loạt vở có giá trị tư

tưởng, nghệ thuật cao như : “Chị Tâm làng cốc” của Tào Mạt, “Trần Quốc Toản

ra quân” của Hoài Giao Cùng thời điểm đó, một số vở về đề tài lịch sử như

“Tướng quân Phạm Ngũ Lão”, “Tầm vóc đại hồng” và một số vở viết theo

truyện dân gian, huyền thoại, cổ tích, góp vào sân khấu chèo thêm phần rực rỡ

Cho đến những năm 1980, đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, khi cơchế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, sân khấu dân tộc nói chung vàsân khấu chèo nói riêng đã chịu ảnh hưởng nặng nề, chèo bước vào một thời kỳmới

Nhiều làn điệu chèo, điệu múa tiềm ẩn trong dân gian là những vốn quýtrong kho cổ đã được phát hiện, sưu tầm, được trau chuốt và đưa vào các vởchèo hiện đại Chiếu chèo từ đấy đã có bước đột phá về hình thức, bước lên sânkhấu chính quy, với dàn âm thanh điện tử, lấp lánh ánh đèn điện mầu, trangphục cũng lộng lẫy hơn, vì vậy tính hấp dẫn của chèo càng tăng lên Các vở

Trang 18

chèo hiện đại có hơi hướng kịch nói với cả chất bi hài, có giọng điệu cải lương.

Có thể nói, cùng với sự phát triển đi lên của dân tộc, nghệ thuật sân khấuchèo đang có nhiều khởi sắc, chuyển mình và có nhiều sự đổi mới, bứt phá, sángtạo cho phù hợp với mỗi thời kỳ lịch sử, đồng thời đáp ứng nhu cầu sáng tạo vàhưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân lao động Chèo thực sự là một loạihình nghệ thuật sân khấu của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là tinhhoa, hồn cốt của dân tộc Việt Nam

1.1.3.Nội dung chủ yếu của nghệ thuật chèo

Nghệ thuật chèo là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của Việt Nam nó có ýnghĩa như một biểu trưng của văn hóa Việt Xuất phát từ những mong ước bình

dị thường ngày của nhân dân lao động, chèo chính là “xã hội mới” của nhân dân

- nơi có thể chia sẻ, cảm thông về những cảnh đời cay đắng, những éo le ngangtrái nhân dân lao động phải trải qua để cùng buồn, cùng vui, cùng mong ước chomột cuộc sống mới công bằng, ấm no

Nghệ thuật chèo luôn hiện hữu không thể thiếu trong đời sống tinh thầncủa dân tộc Việt Nam Nội dung của mỗi tác phẩm nghệ thuật chèo chính là kếttinh từ vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, làcông trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lýtưởng nhân văn hướng tới chân - thiện - mỹ của nhân dân lao động trong thời kỳphong kiến

Thực tế xã hội luôn là những khía cạnh nội dung được truyền tải trong cáctác phẩm nghệ thuật, văn học Cũng như vậy, chèo sinh ra, tồn tại và phát triểntrong xã hội phong kiến từ những mâu thuẫn giai cấp tầng lớp luôn ở vào thếcăng thẳng Xoay quanh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, đây chính là cơ sở để xâydựng nên những giá trị nội dung xuyên suốt trong mọi tác phẩm chèo

Những hình ảnh cuộc sống bình dị của người dân nông thôn xã hội cũluôn xuất hiện trong các tích trò của chèo Các câu chuyện hàng ngày xảy ra nơithôn dã, hoặc trong nhà “quan”, những mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng nàngdâu, dì ghẻ con chồng, vợ chồng bè bạn, anh em tớ thầy… Như nàng Châu Long

“chẳng quản công phu” “vâng lời chồng đi nuôi bạn ăn học”, biết kín đáo đoan

Trang 19

tiết với chồng.

Các tích chèo cổ thường tái hiện hình ảnh cuộc đời hoặc một khoảng thờigian cuộc đời có tác dụng quyết định số phận nhân vật Đặc biệt, nhân vật thưsinh là nhân vật được hướng ánh nhìn hơn cả Thư sinh là những người cầm câymực trong nhà, lấy học hành thi đỗ làm đường tiến thân

Chèo cũng nêu bật số phận cuộc đời của những người phụ nữ với vẻ đẹptâm hồn và đức tính hy sinh cao cả: chăm sóc cha mẹ, con cái; nuôi chồng ănhọc và đối mặt với mọi biến cố trong xã hội Người phụ nữ đã bộc lộ tâm trạng

và cách ứng phó với những khó khăn gặp phải, làm nổi bật lên khía cạnh đạođức: hiếu, nghĩa, tiết hạnh

Bên cạnh đó chèo cũng thể hiện tính chiến đấu sâu sắc Xuất phát từ thựctiễn xã hội phong kiến bất công, các làn chèo tập trung phê phán, tố cáo hành vi

bỉ ổi, hống hách của bọn phong kiến thống trị, những quan niệm lỗi thời, nhữngthói xấu của tầng lớp thống trị do vậy đã tạo nên những trường hợp khôi hàichâm biếm mỉa mai những thói hư tật xấu như: keo kẹt, dở hơi, dại gái…

Chèo còn là lời ca của sự lạc quan của nhân dân lao động về một xã hộicông bằng và dân chủ Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân

vô cùng khó khăn, khổ cực khi phải chịu những bóc lột, đày đọa của bọn cườnghào hống hách Họ không muốn tiếp tục cuộc sống bần cùng hàng ngày mà họvẫn đang phải chịu đựng Họ muốn ước mơ của họ trở thành sự thật Nếu chưabiến thành sự thật ngoài đời thì cũng phải thể hiện ít nhiều trên sân khấu đểnhững điều ấy có thể phần nào an ủi, động viên, chia sẻ với họ thêm yêu cuộcsống, thêm tin vào con người, trân trọng tình người

Nghệ thuật chèo nổi bật với chân lý thiện ác Cái thiện luôn chiến thắngcái ác Do vậy mà trong chèo, phân ra hai vai chính đó là vai chín (các vai chínhdiện, là người tốt, lương thiện) và vai lệch (vai phản diện, gian ác, xấu xa).Những người tốt, những người giữ đúng lễ nghĩa thánh hiền, người có đạo đứctrước mắt có chịu bao cực khổ đắng cay cuối cùng cũng sẽ được hạnh phúc Kẻxấu sau cùng tất bị trừng phạt, sa đoạ, nghèo hèn, dựa trên mấy tiêu điểm ở hiềngặp lành, ở ác gặp dữ, lấy trung hiếu tiết nghĩa làm cơ sở

Trang 20

Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, ca vũ nhạc từ dân

ca dân vũ, lời thơ chủ yếu là thơ dân gian Lối chèo thường diễn những việc vuicười, những thói xấu của người đời như các vai: Bói mù, Hương câm, Đồ điếc,trong vở Quan Âm Thị Kính

Đặc biệt, chèo mang trong mình nội dung nhân đạo sâu sắc Các tích tròđều nhằm tới đích ca ngợi, bênh vực, đồng cảm và an ủi những con người lầmthan khổ cực trong xã hội bất công Tạo niềm tin cho nhân dân lao động lạcquan hướng tới cuộc sống mới nơi có sự công bằng, dân chủ

Nhìn tổng thể ta có thể nhận thấy rằng, chèo là một loại hình nghệ thuậtsân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc

1.1.4.Đặc trưng của nghệ thuật chèo

Chèo là nghệ thuật tổng hợp, muốn thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắccủa chèo phải trực tiếp đến với các chiếu chèo và các vở diễn Đặc biệt, nếuthuộc được một số làn điệu thì mới thấy được sức cuốn hút lạ kỳ của chèo đốivới người nghe Hát chèo là lối hát sân khấu, có thể một người, có thể nhiềungười hát đồng ca Giai điệu của các làn điệu hát chèo rất phù hợp với giọng tựnhiên và ngôn ngữ của người Việt Hát chèo được hình thành bắt nguồn từ cáclàn điệu dân ca, lời hát chèo lấy trong các sáng tác văn học dân gian ở vùngđồng bằng Bắc Bộ là chủ yếu Ngoài ra các làn điệu chèo còn chịu những ảnhhưởng từ hát Văn, hát Xẩm, hát Ca trù, hát Xoan, hát Quan họ Hát chèo là loạihình nghệ thuật dân tộc có sức sống lâu bền, độc đáo và phổ biến Nó đáp ứngđược nhu cầu thẩm mỹ, giáo dục và phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần củanhân dân nên chèo luôn được nhân dân yêu mến, gìn giữ [6]

Để thấy được đặc trưng của nghệ thuật sân khấu chèo, ta có thể xem xétthông qua một số yếu tố nổi bật như sau:

* Nhân vật trong chèo

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn.Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn

đó Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nênhầu như không có tên riêng Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư

Trang 21

sinh, hề v.v Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, ThịKính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật

có cá tính riêng

Chèo còn hấp dẫn người xem, bởi lẽ xây dựng được nhiều những nhân vật

“lạ”: một bà lão nông đặc sệt nhưng hài hước, hóm hỉnh đi bên cạnh người condâu khuê các; một ông tiên với bầu rượu túi thơ đi hái thuốc, hái mây, hái gió;một quỷ cái dắt bày con quanh thắt lưng nom bề ngoài đáng sợ nhưng lại có tấmlòng tốt, hát bài hát của tiên,…

Những nhân vật trên chiếu chèo thực sự là tấm gương để phản ánh nhữngsinh hoạt cộng đồng của nền văn hóa làng xã Việt Nam Xem vở Quan Âm ThịKính thì thấy rõ cả một xã hội nông thôn Việt Nam: một mẹ chồng hồ đồ ácnghiệt, một bố chồng bạc nhược, một cô gái lẳng lơ ghẹo trai ngay trước cổngchùa, một cuộc họp làng quan trọng với những kẻ đứng đầu chính quyền nhưngthực chất toàn câm, điếc, mù và mục đích chính là: “đập mõ không tày gõ thớt,việc đình trung chính cốt việc ăn” Cũng như thế, dừng lại ở tấm bi kịch của SúyVân, ta cũng thấy rõ điều này

Qua các nhân vật ta dễ dàng nhận thấy họ là hiện thân của một nền vănhóa làng xã thuần Việt, cho dù một số nhân vật như Súy Vân, Trần Phương, MụQuán… đã ít nhiều vượt ra khỏi khuôn khổ văn hóa làng để tạo nên một lớpnhân vật mới có tính cách riêng

Tiếp đến là những nhân vật mang tính hài, đó là những tính cách vốnmang trong bản thân nó những yếu tố gây cười, mà ta gặp rất nhiều: thầy bói,thầy lang, bà mối, ông đồ, lão say, xã trưởng, mõ Những nhân vật này tham giavào câu chuyện, các tình tiết của câu chuyện có số phận và vận mệnh của mìnhnhư những nhân vật khác Đồng thời những nhân vật này vào sân khấu chèomang lại không khí trào lộng đặc sắc cho chèo

* Hề chèo

Là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo Quần chúng lao độngmượn vai hề để bộc bạch tâm trạng của mình Khi đả kích chế giễu thói hư tậtxấu của tầng lớp quan lại, khi lại thể hiện ước mơ về cuộc sống công bằng hạnh

Trang 22

phúc về sự mẫn tiệp của nhân dân Có hai loại hề chính bao gồm: hề áo dài và hề

áo ngắn

Hề áo ngắn gồm có hề Gậy và hề Mồi Hề Gậy thường là các anh chàng

hề đồng lóc cóc chạy theo hầu thầy trên đường thiên lý, khi ra sân khấu dothường mang theo gậy đường trường hoặc cây đòn gánh, nên gọi nôm na là hềGậy Hề Mồi là những nhân vật hầu hạ sai vặt, điếu đóm trong nhà hoặc línhcanh, lính hầu nơi quan phủ, tư dinh… Nhân vật này ra sân khấu thường mangtheo chiếc mồi quấn bằng giẻ tẩm mỡ, tẩm dầu đốt sáng như đuốc Do thân phậnhầu hạ, hề Mồi hay ra trước dọn dẹp cung đình, đón quan đủng đỉnh ra sau, nên

có thể gọi là những anh hề dọn lớp hoặc dọn dẹp đám

Loại thứ hai của hề chèo là hề áo dài (còn gọi là hề tính cách) Nhữngnhân vật này thường hả hê vui sướng tự giễu cợt mình, tự lột mặt nạ bản thân và

tự đẩy mình vào tình huống lố bịch Loại hề này cười cợt trên sân khấu chèo sânđình với đủ mọi giọng điệu phong phú: giễu vui, đả kích, đùa bỡn, trêu chọc,nghịch ngợm… với mục đích tự bôi bác mình

Trong chèo không thể thiếu hề, điều đó đã được khẳng định qua nhiều vởchèo truyền thống Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng hề là một di sản phi vậtthể trong chèo truyền thống - “phi hề bất thành chèo” Nghệ thuật tung hứng củacác anh hề trong tích chèo đã không chỉ mang lại tiếng cười cho người xem mà

nó còn chứa đựng, chuyển tải cả những tinh thần, tư tưởng khác của vở diễn

*Kỹ thuật kịch

Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loạihình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Nó là hình thức kểchuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu vớicông chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng Sân khấu chèo dân gian đơngiản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó Sân khấuchèo xưa ra đời từ các làng chèo với các múa hội hát Cũng chính vì thế mà chèomang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè Công chúngđam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận hưởng niềm vui từ nhữngtiếng cười châm biếm đả kích sâu sắc và tinh tế

Trang 23

Người xưa thường nói “có tích mới dịch nên trò” điều đó khẳng định tíchchuyện là linh hồn của vở diễn Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá làloại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc Ðiều này đã làm nên đặc điểm cơbản của nghệ thuật chèo cổ.

Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự,phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu Ngônngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc nhữngcâu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ

Chèo không có cấu trúc cố định như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ

sĩ tham gia diễn chèo thường ứng diễn Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳthuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ hay đòi hỏi của khán giả Nghệ sĩ chèođược phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật

*Âm nhạc trong chèo

Có thể nói, âm nhạc là yếu tố rất quan trọng trong việc biểu hiện nội dungcủa nghệ thuật chèo truyền thống Âm nhạc trong nghệ thuật chèo thể hiện mộtcách sinh động, sáng tạo giá trị của âm nhạc truyền thống Việt Nam thông qua

hệ thống làn điệu trong Hát chèo (nhạc hát) và Dàn nhạc chèo (nhạc đàn)

Lời ca trong các làn điệu chèo hầu hết là các thể loại thơ, phổ biến như:lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn Tuy nhiên thể lục bát và song thấtlục bát là phổ biến hơn cả Điều này ta thấy rõ ở một số làn điệu chèo tiêu biểu

có thể kể đến như: “Đường trường duyên phận”.

Trổ mở: Đôi ta duyên phận phải chiều

Trổ 1: Tơ hồng vấn vít chỉ điều xe săn

Cầm tay giao mặt dặn rằng

Trổ 2: Chỉ thề nước biếc đạo hằng chớ quên

Rủ nhau lên miếu xuống đền [5]

Do yêu cầu về nội dung và phong cách, những luật thơ thường bị phá thể,thêm vào đó là những từ như: dẫu mà, thời này, này a, ấy mấy được bắt nối vớilời hát làm thuận miệng để giai điệu trở nên chuẩn mực Trong điệu “Đường

trường phải chiều” ta cũng thấy rõ điều này.

Trang 24

Duyên phận i / ta phải í chiều ì / này ai ơi í đôi thời/

Đôi / lứa i i ta thời / này duyên i / ới / i phận đôi ta Thời duyên / í phận / ta phải / i ì chiều i / i i i i i/ í i ì.

Dây / tơ ì hồng thời / khéo í xe / mà vấn vít ì/ ì i i í / ì í i

Ấy / mấy i sợi ì / i í i i chỉ ỉ điều khéo i / khéo xe săn ơi/

Chứ ai ơi í cầm thời / cầm / lấy i í tay Thời / này ì thời giao i/ ới / í mặt cầm tay thời giao / í mặt/

Ta dặn í / i ì rằng i / i i i i ỉ / í ỉ ì.

Ơi / chỉ thề thời / có í bên / mà nước biếc ì / ì i i i / ì í i

Ấy mấy i đạo ì / i í i i ỉ hằng xin i / ai chớ quên ơi/

Chứ ai ơi í ta thời / ta / rủ i nhau.

Thời / cùng i lên i / ơi / i miếu rủ nhau cùng lên / i miếu/

Ta xuống / i ì đền i / i i i ỉ / ỉ í ì

Đặc biệt, ngoài lời hát có nội dung nhất định ta còn thấy có nhiều nguyên

âm như: a, i, ư, ơ, ô được xuất hiện sau câu hát tạo nên nét độc đáo riêng, mangđậm tính trữ tình, trong sáng của nghệ thuật chèo

Dàn nhạc chèo mang nét đặc trưng trong dàn nhạc truyền thống dân tộcViệt Nam Mỗi loại nhạc cụ thể hiện một âm sắc riêng, có lối diễn tấu và sứctruyền cảm riêng, các nhạc cụ được cấu trúc theo xu hướng gần gũi với giọngngười tuy nhiên khi kết hợp với nhau lại tạo thành một thể thống nhất chuyểnđộng nhịp nhàng theo nội dung vở diễn mang màu sắc riêng, mang đặc trưngriêng của nghệ thuật chèo

Cấu trúc của dàn nhạc chèo trước đây gồm [9]:

- Bộ dây

+ Chi kéo: Nhị 1, Nhị 2, Hồ

+ Chi gẩy: Nguyệt, Tam, Thập lục, Bầu

+ Chi gõ: Tam thập lục

- Bộ hơi gồm: Tiêu, Sáo

- Bộ gõ gồm: trống Đế, trống Ban, trống Chầu, trống Cơm, Thanh la, Mõ,Não bạt, Sinh tiền, Tiu cảnh, Chiêng

Trang 25

Âm nhạc chèo do phần dàn nhạc thể hiện gắn bó chặt chẽ với nội dung vởdiễn Thậm chí, âm thanh được vang lên từ khi màn sân khấu chưa mở để thuhút khán giả, tạo không gian hấp dẫn với người xem Khi vở diễn bắt đầu, âmthanh của dàn nhạc đã gắn kết từng màn, từng cảnh với nhau; khái quát khônggian, thời gian của cốt truyện; diễn tả tâm trạng nhân vật; tạo nên không khí, tiếttấu, tốc độ cho vở diễn; làm nền cho diễn viên múa, làm phần nhạc đệm chodiễn viên hát hoặc thể hiện các động tác sân khấu khi biểu diễn

1.2 Khái quát về làng Khuốc và chèo làng Khuốc

1.2.1 Làng Khuốc

Làng Khuốc có tên chữ là Cổ Khúc thuộc xã Phong Châu, huyện ĐôngHưng tỉnh Thái Bình Những tư liệu khảo cổ học của địa phương cho biết đây làvùng đất cổ của nền văn minh châu thổ sông Hồng, có nguồn gốc xuất hiện từthời sơ sử của dân tộc Những dòng họ từ bốn phương tám hướng dần dà đếnđịnh cư lập nghiệp tạo nên xóm, nên làng, đó là các dòng họ Quách, Cao, Phạm,

Hà, Bùi, Trần, Ngô, Lưu, Vũ… Và từ xa xưa, làng Khuốc đã có nhiều phong tụcthuần hậu, tốt đẹp Người dân nơi đây có tiếng hiếu học và giao lưu rộng rãi vìthế từng được các vương triều đầu thời Nguyễn sắc phong “Mỹ tục khả phong”

Có lẽ nghề hát chèo, diễn chèo phổ cập trong làng là một trong những duyên cớđưa làng Khuốc tới danh hiệu cao quý đó

1.2.1.1.Vị trí địa lý, dân cư

Khuốc là một làng thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng tỉnh TháiBình có diện tích đất canh tác 290ha

- Phía đông giáp xã Nguyên Xá;

- Phía nam giáp làng Bùi xã Phong Châu;

- Phía tây giáp xã Hợp Tiến;

- Phía bắc có dòng sông Tiên Hưng hình cánh cung bao bọc tạo nên vị tríđịa lý thuận tiện và khung cảnh thiên nhiên trù phú khang trang

Ngược thời gian lần theo dấu tích lịch sử làng Khuốc thuộc vùng đất cổ,được hình thành trên 2000 năm thuở sơ khai Nhờ con sông Nùng (sông TiênHưng) và sông Trà Lý tháng năm cần mẫn chuyên chở phù sa từ thượng nguồn

Trang 26

về bồi đắp, lấp đầy đầm vực, kiến tạo nên đồng bãi, trở thành tụ điểm hấp dẫn

cư dân Từ thế kỷ VII (sau công nguyên) làng Khuốc đã thực sự trở thành mộtđịa danh sầm uất trên bến dưới thuyền, dân cư đông đúc, đất lành phát tác, vườnruộng ngàn cây Làng xóm yêu thương sáng lửa tối đèn có nhau, vui sầu chia sẻ,trên thuận dưới hòa tạo thành sức mạnh chiến thắng thiên tai, đẩy dùi địch họa

Do có nếp sống đẹp và phong tục tập quán thuần hậu, làng Khuốc đã hailần được các triều vua nhà Nguyễn ban tặng tám chữ vàng “Thuần phong mỹtục” (Minh Mạng, 1831) và “Mỹ tục khả phong” (Bảo Đại, 1937)

Làng Khuốc có 3 thôn được gọi theo tên hành chính là thôn Khuốc Đông,thôn Khuốc Tây và thôn Khuốc Bắc Thời điểm đầu năm 2005 làng có 1.365 hộgia đình (tương đương với 4567 nhân khẩu) quần tụ chung sống bên nhau.Trong làng có một ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo (họ lẻ) ngôi chùa “Long châu

cổ tự” cùng nhiều ngôi từ đường dòng họ là nơi giao hòa cảm ứng giữa tiềnnhân và hậu thế, nơi thờ tự và sinh hoạt văn hóa tâm linh của bách gia trăm họ

Thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám 1945, làng Khuốc là dải đấtmàu mỡ của phong trào văn thân yêu nước, đã sớm trở thành cơ sở cách mạngtin cậy trong những năm chống Pháp và 21 năm chống Mỹ cứu nước Gần mộtngàn người làng Khuốc đã lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc Hàng trămngười con thân yêu đã hy sinh, hàng trăm người con mang trên mình vết thươngchiến tranh và bệnh tật

Hơn 10 năm trở lại đây làng Khuốc đã thay da và đang trên đà phát triểnmạnh, bộ mặt làng quê đã khởi sắc, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa,quang cảnh sạch đẹp, điện lưới quốc gia đạt tiêu chuẩn, trạm y tế hay trường họcđều đạt chuẩn quốc gia Bà con lương giáo tin yêu đoàn kết, kế thừa và phát huytruyền thống tập quán tốt đẹp quả quê hương, quyết tâm phấn đấu xây dựng quêhương văn minh, giàu đẹp

1.2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh chính trị

* Về kinh tế: Là một làng thuần nông, những năm gần đây do tích cực

chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xâydựng cánh đồng đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm Chăn nuôi theo mô hình

Trang 27

gia trại, trang trại, mở rộng ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạocông ăn việc làm cho nhân dân Chính vì vậy đời sống nhân dân được cải thiệnđáng kể, 100% số hộ có nhà kiên cố, bán kiên cố; 100% số hộ có phương tiệnnghe nhìn; 85% số hộ có phương tiện xe gắn máy; 100% số hộ có hệ thống nướcsạch và công trình phụ hợp vệ sinh; 100% số hộ có điện thoại; số hộ giàu vànghèo chiếm 75%, còn lại là hộ trung bình; 1,2% hộ nghèo không có hộ đói, thunhập bình quân đầu người 6,7 triệu đồng/năm.

* Về văn hóa xã hội: 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường học,

chất lượng phổ cập giáo dục và phổ cập đúng độ tuổi đạt và vượt chung bìnhchung của huyện, không có học sinh bỏ học, không có người mù chữ, chất lượngthi lên lớp và thi tốt nghiệp đạt 100% Hàng năm có từ 18 đến 25 em thi đỗ vàocác trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Hiện nay làng có 2giáo sư, 3 tiến sĩ, 7 thạc sỹ và 302 cử nhân đang học và công tác khắp mọi miền

tổ quốc Số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 92,6% trong đó có 30%gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa tiên tiến, 3/3 thôn đều đạt khu dân cưtiên tiến xuất sắc Làng đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh năm 2002

* Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Tình hình chính trị tại địa

phương luôn được duy trì ổn định, nhân dân đoàn kết tin tưởng tuyệt đối vàođường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước; cũng như những điều đã cùng nhau quy ước tronghương ước của làng, không có người khiếu kiện, không có người vi phạm phápluật Làng Khuốc được công nhận là địa bàn an toàn, không có tệ nạn xã hội

Từ một làng quê có vị trí thiên nhiên ưu đãi, trải qua quá trình xây dựng

và phát triển, kế thừa cái vốn sẵn có họ không ngừng tiếp tục tìm kiếm nghiêncứu, học tập và giao lưu với các làng văn nghệ, các chiếng chèo khác trong vùng

và khắp các nơi nên đã từng bước xây dựng và hình thành cho mình một phongcách nghệ thuật độc đáo Đó là chèo Khuốc, một trong ba chiếng chèo nổi tiếngcủa tỉnh Thái Bình: Hà Xá (Hưng Hà), Khuốc (Ðông Hưng) và Sáo Ðền (VũThư)

Trang 28

1.2.2 Nghệ thuật chèo làng Khuốc

1.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo một số tài liệu nghiên cứu đều thống nhất khẳng định: Nghệ thuậtchèo ra đời ở vùng châu thổ Bắc Bộ và định hình ở tứ trấn: Đông, Đoài, Nam,Bắc, tương đương với tên gọi của các chiếng chèo tứ xứ: xứ Đông, xứ Đoài, xứNam, xứ Bắc Thái Bình nằm trong chiếng chèo xứ Nam và được gọi với cái tên

“Đất chèo” Trên ba vùng đất khác nhau của tỉnh Thái Bình còn lưu lại ba ông

Tổ chèo với ba chiếng chèo nổi tiếng: Chiếng chèo Khuốc nay thuộc huyệnĐông Hưng, chiếng chèo Hà Xá nay thuộc huyện Hưng Hà và chiếng chèo SáoĐền nay thuộc huyện Vũ Thư

Chèo Khuốc có từ bao giờ chưa có tài liệu nào nghiên cứu nào khẳngđịnh, có ý kiến cho là vào khoảng thế kỷ XII - XIII; lại có ý kiến cho là vàokhoảng thế kỷ XVII Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định chiếng chèo Khuốc rađời từ rất sớm, sớm hơn hai chiếng chèo Hà Xá (Hưng Hà) và Sáo Đền (VũThư) và truyền đời hàng chục thế hệ nghệ nhân, đã từ sân khấu dân gian chuyểnvào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến [11] Tại đây cácnghệ nhân còn lưu trữ được khá nhiều tích chèo cổ do ông cha mình sáng táchoặc cải biên bổ sung chỉnh tu lại Chính vì thế, các trích chèo cổ như: KimNham, Phan Trần, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Từ Thức, Lưu Bình DươngLễ… mỗi vở mỗi trích đoạn chèo trong cái chung nhất vẫn còn lộ rõ nét riêng,cái đặc trưng của chèo Khuốc Ấn tượng chèo Khuốc đã đi vào câu ca truyềnthống của ở nhiều vùng nông thôn:

Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có xem chèo Khuốc với anh thì về

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, chèo Khuốc phát triển rất mạnh

có thời kỳ đã đạt tới mức phổ cập, người dân trong làng ai cũng có thể hát chèo

và thưởng thức chèo Thời kỳ này làng có tới 14 gánh hát chèo và có mặt ở hầuhết các nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Hòa Bình, Yên Bái…

Đầu thế kỷ XX một số gánh chèo không hoạt động được nhưng chèoKhuốc vẫn tiếp tục hoạt động và kiện toàn, giữ gìn vốn cổ truyền quý báu của

Trang 29

ông cha ta để lại.

Sau hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chèo Khuốc khôngngừng được củng cố và phát triển Năm 1956, đội văn nghệ xã Phong Châuđược thành lập với 45 diễn viên và nhạc công, ngoài việc giữ gìn các trích chèo

cổ, đội còn sáng tác giàn dựng được hàng trăm vở diễn hiện đại phục vụ chonhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước

1.2.2.2 Môi trường diễn xướng

Diễn xướng là một phương thức, một cách trình bày sáng tác dân gian; diễn

là phô động tác, hành động; xướng là sử dụng lời lẽ âm thanh, nhịp điệu [7]

Môi trường diễn xướng chèo là nơi chèo được thể hiện, trình diễn, gìngiữ, lưu truyền và phát huy Các môi trường mà chúng ta đã biết như: lễ, tết, hộilàng, sân đình, hội diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng,…

Ở làng Khuốc trước kia, chèo thường diễn ở sân đình, sân chùa, sân nhàcác gia đình quyền quý do mời gánh chèo, phường chèo về biểu diễn trong sângia đình Diện tích sân khấu để diễn chỉ cần đủ trải hai chiếc chiếu, đằng sautreo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế,nên dân gian gọi là chiếu chèo Chèo thường diễn trong các hội hè đình đámmấy tháng xuân, thu hàng năm và trong thời gian nông nhàn Do tính chất đặcthù của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, từ mùa xuân rồi tới mùa thu trongcác hội hè đình đám ở làng không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo

Hiện nay, việc biểu diễn chèo ở làng Khuốc diễn ra quanh năm, vào tất cảcác dịp hội hè, đình đám ở địa phương, thậm chí là việc biểu diễn đột xuất phục

vụ khách du lịch đến địa phương chứ không chủ yếu theo mùa vụ như trước kia.Nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của huyện Đông Hưng và Sở Văn hóaThể thao và Du lịch Thái Bình đã xây dựng và khánh thành chiếng chèo tại làngKhuốc [A4] Đây là nơi sinh hoạt văn hóa chèo của bà con nhân dân trong xã

Trang 30

Tiểu kết

Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ những vấn đề về lý luận nghệ thuậtsân khấu chèo: tên gọi, nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng của nghệ thuật sân khấuchèo và giới thiệu những nét tổng quan về làng Khuốc cùng những nét đặc trưngtrong nghệ thuật chèo làng Khuốc Có thể thấy rằng đây là một làng chèo cổ củachiếng chèo xứ Nam với những đặc trưng riêng, là một trong những cái nôi củanghệ thuật chèo Việt Nam Hiện nay làng chèo này đang đứng trước bối cảnh rasao và thực trạng như thế nào? Đó chính là những vấn đề đặt ra và được chúng

tôi khảo tả, giải quyết và làm rõ trong chương 2

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN NGHỆ THUẬT CHÈO

LÀNG KHUỐC 2.1 Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân địa phương với nghệ thuật chèo

2.1.1 Sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền đối với chèo làng Khuốc

Ngày nay, các hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung và nghệ thuật sânkhấu chèo nói riêng đang phải chịu sự chi phối, tác động rất mạnh của cơ chế thịtrường nên công tác bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật chèo truyền thống

ở làng Khuốc gặp rất nhiều khó khăn Song ở huyện Đông Hưng và xã PhongChâu, Đảng bộ và chính quyền đã rất quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trựctiếp chỉ đạo công tác bảo tồn giữ gìn và phát huy giá trị của nghệ thuật chèo làngKhuốc

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Hưng nhiệm kỳ 2015

-2020 nhấn mạnh “tăng cường đầu tư kinh phí để giữ gìn và phát triển các loạihình nghệ thuật độc đáo tiêu biểu như chèo Khuốc, rối nước Nguyên Xá, ĐôngCác, múa giáo cờ giáo quạt ở Đông Tân ”

Dưới ánh sáng của Nghị quyết TW5 (khoá VIII) của Ban chấp hànhTrung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc” với chủ trương bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyềnthống, Đảng bộ đã ra Nghị quyết chuyên đề và đề án khôi phục, bảo lưu nghệthuật chèo Khuốc; thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND xã trựctiếp làm trưởng ban, cán bộ công chức văn hoá làm Phó ban Thường trực,Trưởng các ban ngành đoàn thể và một số các nghệ nhân làm uỷ viên Ban chỉđạo đã họp và xây dựng kế hoạch cụ thể, trước tiên là kiện toàn và phát huy cácđội văn nghệ Lãnh đạo xã đã có nhiều biện pháp thiết thực và các dự án có tínhkhả thi cao nhằm bảo lưu và phát triển môn nghệ thuật truyền thống độc đáonày

Tháng 5 năm 2000, UBND xã Phong Châu đã ra quyết định thành lập

Trang 32

CLB chèo truyền thống làng Khuốc với 55 diễn viên và nhạc công, CLB chèocủa hội phụ nữ với 25 diễn viên, CLB chèo các thế hệ với 40 diễn viên và CLBchèo của 4 thôn trong xã Các CLB chèo đã tập luyện để tổ chức ra mắt CLB và

đi vào hoạt động, UBND xã đã mời các nghệ nhân làm cố vấn cho các CLBchèo

Hằng năm, cấp ủy Đảng và chính quyền xã đã chỉ đạo cho Ban Văn hóa Thông tin xã tổ chức các hội thi, hội diễn, nhằm khích lệ các CLB chèo tậpluyện và tham gia có phần thưởng xứng đáng cho mỗi cá nhân và tập thể cóthành tích xuất sắc, kịp thời động viên phong trào

-Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Châu nhiệm kỳ 2015 - 2020 trongmục tiêu phương hướng phát triển công tác văn hóa xã hội nhấn mạnh “Cầnquan tâm cả về sự lãnh đạo, chỉ đạo cũng như đầu tư kinh phí từ ngân sách xã đểgìn giữ và phát triển nghệ thuật chèo làng Khuốc”

Đặc biệt trong điều 12 chương 5 của hương ước xây dựng làng văn hóacủa làng Khuốc quy định: “Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn phát huy vốnnghệ thuật chèo cổ, một di sản quý giá của quê hương Động viên khuyến khíchmọi tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trẻ học hát, học múa, biểu diễn nghệ thuật sânkhấu chèo, tích cực tham gia các CLB chèo truyền thống của xã cũng như cácCLB chèo của các đoàn thể và các thôn Những người có công dạy và truyềnnghề hát, diễn, nhạc ai có thành tích xuất sắc sẽ được làng khen thưởng”

Như vậy, các cấp chính quyền đã có sự quan tâm trong công tác gìn giữ

và bảo lưu nghệ thuật chèo làng Khuốc Tuy nhiên, sự quan tâm mới chỉ dừnglại ở chính quyền cấp huyện và cấp xã Để bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèolàng Khuốc cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước và các cơ quan chứcnăng, đặc biệt là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch - đơn vị trực tiếp quản lý lĩnhvực nghệ thuật của đất nước

2.1.2 Sự hưởng ứng của nhân dân địa phương đối với nghệ thuật chèo

Người dân Phong Châu nói chung và người dân làng Khuốc nói riêng đềusay mê văn nghệ và những loại hình văn hóa truyền thống trong đó có nghệthuật chèo của quê hương Múa hát chèo đã trở thành món ăn tinh thần không

Trang 33

thể thiếu được đối với người dân làng Khuốc Dù là nơi sân đình hay ngoài đồngruộng, dù bất kỳ ở đâu, người làng Khuốc vẫn có thể hát và diễn chèo được Cứtiếng trống, tiếng phách rung lên là mọi người lại hứng khởi muốn diễn, muốnhát; lại hòa nhập với nhau để diễn, để hát và có lẽ diễn, hát chèo đã trở thànhhuyết mạch của người dân làng Khuốc Có thể sẽ không khiên cưỡng khi nhắctới những câu ca dao sau đây của đất chèo:

Ăn no rồi lại nằm khoèo Thấy giục trống chèo bế bụng đi xem

cụ già đã 70 - 80 tuổi vẫn say sưa diễn chèo và truyền nghề cho con cháu, nhiềugia đình có tới 4 - 5 thế hệ hát và diễn chèo Một ví dụ điển hình như đã trìnhbày: Bà Cao Thị Bấc năm nay đã 67 tuổi, là con gái của cố nghệ nhân Cao KimTrạch Bà là người đã tình nguyện mở lớp chèo thiếu nhi để dạy cho các cháu từ

5 - 15 tuổi có lòng yêu thích và đam mê với nghệ thuật chèo Xuất thân trongmột gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ đã được nghe những câu hátchèo của cha, được ngắm nhìn những điệu múa của mẹ, vì thế mà niềm đam mênghệ thuật chèo của bà cứ lớn dần lên Giờ đây, khi về già, con cái thành đạt, bàkhông còn phải bận bịu lo toan chuyện cơm áo gạo tiền, mưu sinh cho cuộc sốnglại chứng kiến cảnh nghệ thuật chèo của quê hương đang bị mai một, có nguy cơthất truyền thì niềm đam mê, tình yêu với chèo trong bà lại trỗi dậy mạnh mẽ.Dường như đây là động lực chính giúp bà vượt qua mọi khó khăn, truyền dạychèo cho các cháu

Đối với thế hệ trẻ của làng Khuốc cũng tiếp bước cha ông đam mê vớinghệ thuật chèo Các em thiếu niên nhi đồng trong làng bên cạnh việc học vănhóa, luôn nỗ lực theo học lớp chèo do bà Bấc giảng dạy Các em chăm chú học

Trang 34

mỗi buổi lên lớp, cố gắng tiếp thu từng câu hát, điệu múa trong các trích đoạnchèo cổ Mỗi em luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong côngtác giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống của quê hương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó do sức ép của kinh tế thị trường, do áp lực củacuộc sống mưu sinh mà một bộ phận người dân làng Khuốc thờ ơ với nghệ thuậtchèo Đa phần lớp trẻ ở làng không còn mặn mà với chèo như những bậc chaông ngày trước nữa Họ đều lên thành phố học tập, rồi ở lại sinh sống, lậpnghiệp hết Những người ở lại làng thì cũng mải mê làm kinh tế, xây dựng đờisống mới, lãng quên nghệ thuật chèo của quê hương Theo như phản ánh củangười dân trong làng thì bây giờ hát chèo không bằng một ngày công phụ hồ.Nghề không nuôi nổi họ thì sao họ dám theo Được mấy người có năng khiếu,tưởng theo nghề thì lại đi hát đám cưới, thu nhập gấp mấy lần tham gia một buổidiễn chèo cho làng, xã

Không chỉ chú trọng truyền dạy cho con em trong làng, một số nghệ nhânchèo Khuốc được đào tạo nâng cao trình độ và năng khiếu nghề nghiệp còn trựctiếp truyền dạy nghề cho nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh với nhiệt huyếtcủa người “sinh tử vì nghệ” Để chèo Khuốc tồn tại và phát triển, người dân làngKhuốc “lớp cha trước, lớp con sau” không dứt bỏ duyên nợ với chèo,các nghệnhân vẫn say xưa truyền nghề cho thế hệ trẻ với mục đích tối cao là tăng cườnggiáo dục thẩm mỹ, giáo dục những hiểu biết về văn hóa xã hội, về loại hình nghệthuật sân khấu dân tộc, nhằm tạo ra đội ngũ khán giả trẻ và tạo ra nguồn cungứng nghệ sĩ, diễn viên cho loại hình sân khấu chèo trong hiện tại cũng như trongtương lai Đồng thời, thông qua hoạt động này giúp cho giới trẻ thẩm thấu đượccái đẹp, cái hay, cái tinh hoa của nghệ thuật chèo quê hương để sau này có tráchnhiệm giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát triển nghệ thuật sân khấu chèo lên mộttầm cao mới, coi đây là trọng trách, là lý tưởng sống của thế hệ trẻ đối với việcxây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Như vậy, có thể nói người dân làng Khuốc từ người già đến trẻ em hầuhết đều có đam mê với nghệ thuật chèo Họ coi chèo là một phần không thểthiếu trong đời sống văn hóa của mình và tham gia hưởng ứng chèo bằng nhiều

Trang 35

đề án khôi phục và bảo lưu nghệ thuật chèo Khuốc, UBND xã đã thành lập Banchỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND xã trực tiếp làm trưởng ban, Cán bộ côngchức văn hóa làm phó ban Thường trực, Trưởng các ban ngành đoàn thể và một

số nghệ nhân làm ủy viên Ban chỉ đạo đã họp và xây dựng các kế hoạch cụ thể.Đầu tiên là kiện toàn đội văn nghệ của xã

Tháng 5 năm 2000, UBND xã Phong Châu đã ra quyết định thành lập Câulạc bộ chèo truyền thống làng Khuốc do ông Bùi Văn Ro làm Chủ nhiệm Câulạc bộ với 55 diễn viên và nhạc công Ngoài ra còn có câu lạc bộ chèo các thế hệgồm có 40 diễn viên và nhạc công; CLB chèo hội phụ nữ với 25 diễn viên vàCLB bộ chèo của 4 thôn trong xã bao gồm có Khuốc Đông, Khuốc Tây, KhuốcBắc, Cổ Xá

Như vậy, nếu trước kia chèo làng Khuốc hoạt động dưới hình thức cácgánh, phường, hội với tính chất tự do thì ngày nay chèo hoạt động dưới hìnhthức các câu lạc bộ và dưới sự lãnh đạo quản lý của cấp ủy, chính quyền địaphương Đến nay, các câu lạc bộ ngày càng hoạt động mạnh mẽ với sự tham giacủa rất nhiều nghệ nhân, diễn viễn, nhạc công… Có thể nói trước bối cảnh mới,

Ngày đăng: 07/11/2017, 20:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Bảng (1993) Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc; Nxb Sân khấu Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc
Nhà XB: Nxb Sân khấu Hà Nội
3. Hà Văn Cầu (2002) Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 17; Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 17
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
4. Dương Quảng Hàm (1968) Việt Nam văn học sử yếu; Nxb Sài Gòn 5. Bùi Đức Hạnh (2006) 150 làn điệu chèo cổ; Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu"; Nxb Sài Gòn5. Bùi Đức Hạnh (2006) "150 làn điệu chèo cổ
Nhà XB: Nxb Sài Gòn5. Bùi Đức Hạnh (2006) "150 làn điệu chèo cổ"; Nxb Văn hóa dân tộc
6. Lục Vĩnh Hưng Giá trị nghệ thuật của âm nhạc trong nghệ thuật chèo truyền thống; Nxb Trường đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương (nội san) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị nghệ thuật của âm nhạc trong nghệ thuật chèo truyền thống
Nhà XB: Nxb Trường đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương (nội san)
7. Vũ Khắc Khoan Tìm hiểu sân khấu chèo; Nxb Lửa thiêng Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sân khấu chèo
Nhà XB: Nxb Lửa thiêng Sài Gòn
8. Nguyễn Thúc Khiêm Khảo sát về hát tuồng và hát chèo; Nxb Tạp chí Nam Phong số 144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát về hát tuồng và hát chèo
Nhà XB: Nxb Tạp chí Nam Phong số 144
9. Nguyễn Thị Nhung (1998) Nhạc khí gõ và trống đế trong nghệ thuật chèo truyền thống; Nxb Âm nhạc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhạc khí gõ và trống đế trong nghệ thuật chèo truyền thống
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
11. Quách Xuân Sáu (2007) Vài nét về khôi phục và bảo lưu nghệ thuật chèo cổ làng Khuốc xã Phong Châu - huyện Đông Hưng (tài liệu lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về khôi phục và bảo lưu nghệ thuật chèo cổ làng Khuốc xã Phong Châu - huyện Đông Hưng
13. Lịch sử và đặc điểm nghề hát chèo Việt Nam http://sankhau.com.vn/news/lich-su-va-dac-diem-nghe-hat-cheo-viet-nam.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và đặc điểm nghề hát chèo Việt Nam
2. Hà Văn Cầu Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Chèo Khác
12. Tạp chí nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, số 1, 1977 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w