1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

78 734 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Giả thuyết nghiên cứu 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc đề tài 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ 5 1.1 Khái niệm chợ 5 1.2 Phân hạng chợ 7 1.3 Nội dung quản lý nhà nước về chợ 8 1.4. Phân cấp quản lý nhà nước về chợ 9 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chợ 13 1.6. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lí chợ 17 1.6.1 Chức năng của Ban quản lí chợ 17 1.6.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lí chợ 18 1.6.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý chợ 20 1.7. Vai trò của chợ 21 Tiểu kết 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI 25 2.1. Thực trạng chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 25 2.2. Giới thiệu về phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 27 2.2.1. Phường Xuân Tảo 27 2.2.2. Phường Xuân Đỉnh 28 2.3. Thực trạng hoạt động chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 28 2.3.1. Về địa điểm và số lượng chợ 28 2.3.2 Cách thức hoạt động và mô hình quản lý chợ 29 2.3.3. Ưu điểm và nhược điểm 36 2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 38 2.4.1. Cơ sở pháp lý 38 2.4.2. Quản lí nhà nước về chợ 41 2.4.3. Thực trạng quản lý của UBND phường đối với các chợ tự phát trên địa bàn 53 2.5. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về chợ trên phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 56 2.6. Nguyên nhân của những yếu kém trong hoạt động QLNN về chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo 57 Tiểu kết 58 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI. 59 3.1. Giải pháp 59 3.2. Kiến nghị 63 Tiểu kết 66 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Trang 1

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO,

QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Trang 2

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO,

QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát và thu thập, tổng hợpthông tin tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ ban quản lý chợ trên địa bàn phường

Nhân đây, cũng cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cácthầy cô Đặc biệt là Ths Trần Thị Hoàng Anh bởi cô đã hướng dẫn giúp đỡtôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và cùng sự trợ giúp tham khảo ý kiếncủa bạn bè

Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn,mặt khác ở trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên

dù cố gắng xong đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót

Vì thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô

Những ý kiến đóng góp của thầy cô sẽ giúp tôi nhận ra những hạn chế

và qua đó tôi có thêm những hành trang tri thức mới trên con đường học tậpcũng như có thêm sự hiểu biết, rèn luyện kĩ năng, là tấm bản lề mở ra conđường thành công cho công việc sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết nghiên cứu 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc đề tài 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ 5

1.1 Khái niệm chợ 5

1.2 Phân hạng chợ 7

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về chợ 8

1.4 Phân cấp quản lý nhà nước về chợ 9

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chợ 13

1.6 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lí chợ 17

1.6.1 Chức năng của Ban quản lí chợ 17

1.6.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lí chợ 18

1.6.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý chợ 20

1.7 Vai trò của chợ 21

Tiểu kết 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI 25

2.1 Thực trạng chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 25

2.2 Giới thiệu về phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 27

2.2.1 Phường Xuân Tảo 27

Trang 5

2.2.2 Phường Xuân Đỉnh 28

2.3 Thực trạng hoạt động chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 28

2.3.1 Về địa điểm và số lượng chợ 28

2.3.2 Cách thức hoạt động và mô hình quản lý chợ 29

2.3.3 Ưu điểm và nhược điểm 36

2.4 Thực trạng quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 38

2.4.1 Cơ sở pháp lý 38

2.4.2 Quản lí nhà nước về chợ 41

2.4.3 Thực trạng quản lý của UBND phường đối với các chợ tự phát trên địa bàn 53

2.5 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về chợ trên phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo 56

2.6 Nguyên nhân của những yếu kém trong hoạt động QLNN về chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo 57

Tiểu kết 58

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI 59

3.1 Giải pháp 59

3.2 Kiến nghị 63

Tiểu kết 66

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Trang 6

26 triệu người) Hiện Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên của đô thị hóa vàchuyển dần sang giai đoạn giữa Tỉ lệ dân số đô thị trên toàn quốc tăng 3,4%/năm với 34% dân số Việt Nam sống ở đô thị, dự báo đến năm 2015 dân số đôthị cả nước khoảng 35 triệu người, năm 2020 tăng lên khoảng 44 triệu người

và 5năm sau đó khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước, tức làkhoảng 20-30 năm nữa, sẽ là một nửa

Trong quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị, chợ là mộttrong 5 loại công trình dịch vụ cơ bản trong đô thị (4 loại khác là: giáo dục, y

tế, thể dục thể thao, và văn hóa) Các loại hình chợ trong đô thị thì có thể kể:Chợ tổng hợp, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh, chợ truyềnthống…Theo điều tra của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, hiện nay trên cả nước cógần 9000 chợ, 80% hàng hóa chuyển qua kênh phân phối này Qua đây tathấy mức độ quan trọng của chợ trong phân phối bán lẻ

Chợ là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân, nơi thể hiện

bộ mặt và trình độ phát triển của cả vùng miền Khách phương xa đến thườngghé chợ tham quan, mua sắm và ít nhiều biết được nơi đó phát triển ra sao.Bên cạnh việc trao đổi, mua bán thông thường, chợ còn là nơi giao lưu tìnhcảm anh em, bạn bè, thông tin về tình hình gia đình, chòm xóm…Vậy nên

Trang 7

chợ là một nét văn hóa, mang trong mình biểu trưng của sự hội tụ và chắt lọc,vừa cũ xưa, dung dị, hồn hậu lại vừa mới mẻ, tươi tắn bởi sự sôi động, ồn ào.

Hiện tại có nhiều mô hình quản lý chợ, nhưng không phải mô hình nàocũng hiệu quả, vẫn còn hạn chế về năng lực tổ chức và quản lý như: Chậmchạp trong việc ban hành nội quy chợ, hầu hết chưa thống nhất xây dựngđược phương án thu phí chợ, phương án tổ chức hoạt động chợ

Hiện nay, số chợ tự phát trên địa bàn quận đang bắt đầu tăng lên nhanhchóng Có thể, đó là kết quả của việc “bỏ ngõ” việc quản lý của các ngànhchức năng cộng với tâm lý mua bán của người dân Chợ mọc nên khắp nơikhông theo lề lối trật tự nào điều đó không chỉ gây khó khăn trong công tácquản lí nhà nước về chợ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người

dân là động lực để tôi chọn đề tài: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

-Tình hình trong nước: đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến

(khoa quản trị kinh doanh- Đại học Tôn Đức Thắng )

Công trình nghiên cứu “Thực trang buôn bán thực phẩm của tiểuthương và giải pháp thích hợp đối với một số chợ tự phát ở quân Linh Kiềuthành phố Cần Thơ”, sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nhu lớp kinh tế nôngnghiệp trường Đại học Cần Thơ

Trang 8

Trên đây là những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề chợ và thựctrạng chợ đang diễn ra, các tác giả trên cùng nghiên cứu về công tác quản lýchợ, kết quả đã rút ra được những vấn đề có tính lí luận vè công tác quản líchợ và những biện pháp khắc phục tình trạng chợ mở tràn lan Chúng tôi tiếptục hoàn chỉnh, bổ sung thêm về lí luận về quản lí chợ nhưng đặc biệt làm rõ

cơ sở quản lí về chợ dưới góc độ quản lí về chợ Chúng tôi tập chung hơn vềthực trạng công tác quản lí nhà nước về chợ trong phạm vi hai phường( phường Xuân Đỉnh và phường xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ) Từ

đó, đề xuất một số biện pháp góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản línhà nước đối với công tác này trên địa bàn

-Tình hình ngoài nước: hiện nay trên thế giới chưa có một nghiên cứu

cụ thể nào về vấn đề quản lí nhà nước về chợ trong phạm vi phường XuânĐỉnh, phường Xuân Tảo

Các công trình nghiên cứu có liên quan:

Công trình nghiên cứu khoa học “Chợ tự phát ở Thành phố Hồ ChíMinh hiện nay” của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm

Công trình nghiên cứu khoa học “Một số vấn đề lí luận về chợ và môhình tổ chức quản lí chợ”, biên tập Đại học Quản lí quốc dân

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chợ trên địa bànphường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo, từ đó đề xuất một số giải pháp gópphần vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng: Công tác quản lý nhà nước về chợ

-Phạm vi: trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo - quậnBắc Từ Liêm - Hà Nội

5.Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quản

Trang 9

lý nhà nước về chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo.

6.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau:-Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về chợ

- Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động của chợ và thực trạngcông tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phườngXuân Tảo

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượngcông tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phườngXuân Tảo

7.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng: thu thập thông tin, khảo sát thực tế, tổng hợp,phân tích, so sánh, phỏng vấn

8 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của đề tài được chiathành ba chương:

Chương 1: Khái quát công tác quản lý nhà nước về chợ

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bànphường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượngcông tác quản lí nhà nước về chợ tại phường Xuân Đỉnh và phường XuânTảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Trang 10

và chợ với tư cách là nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẽ ngày phát triển.

Chợ là nơi phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán, phục vụ cuộc sống củanhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, là nơi tập trung mua bán của nhiềuthành phần kinh tế, dân cư trong xã hội

Từ góc độ quản lí Nhà nước ta có thể đưa ra các khái niệm về chợ như sau:Chợ là một địa điểm công cộng, có diện tích mặt bằng khá lớn, tậptrung các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ của nhiều chủ thể khác nhau.Chợ được tổ chức theo quy luật lưu thông hàng hóa, phù hợp với nhu cầu, đặcđiểm, tập quán, điều kiện kinh tế và được quản lí thống nhất theo pháp luậthiện hành của Nhà nước

Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh

tế-xã hội, đồng thời nó chịu tác động của nhiều yếu tố và luôn gắn liền với trình

độ phát triển của nền kinh tế-xã hội vì vậy khi đưa ra khái niệm về chợ cầnđáp ứng được những đòi hỏi cơ bản sau:

+ Là loại hình thương nghiệp truyền thống

+ Nó là nơi diễn ra các hoạt động mua bán của nhiều thành phần kinh tếtrong đó đa phần là kinh tế các thể

+ Đối tượng trao đổi chủ yếu là các hàng hóa tiêu dùng hàng ngày vànhằm phục vụ cho các đối tượng dân cư

Trang 11

+ Địa điểm tổ chức chợ là nơi cố định chính quyền cho phép.

+ Mỗi hoạt động phải tuân theo sự quản lí của Nhà nước và địa phương.Như vậy từ việc nghiên cứu các góc nhìn trên tổng hòa lại có thể đưa ramột khái niệm về chợ như sau:

“ Chợ là một loại hình thương nghiệp có tính truyền thống, một bộ

phận cấu thành của thị trường xã hội, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ phong phú của các thành phần kinh tế, mà đa phần là kinh tế cá thể, với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày chủ yếu phục vụ cho tất cả các bộ phận dân cư sống trên địa bàn Địa điểm xây dựng được chính quyền lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo mức độ khác nhau, tùy theo các hoạt động kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.”

 Khái niệm một số loại chợ theo quy định tại Nghị địnhSố: 11/VBHN-BCT ngày 23 tháng 1 năm 2014 về phát triển và quản lý chợ:

Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng

hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc củangành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác

Chợ kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên

Chợ tổng hợp: là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.

Chợ dân sinh: là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh

những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày củangười dân

Chợ biên giới: là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm

xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới

Trang 12

quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốcgia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo,quần đảo).

Chợ tạm: là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng

kiên cố hoặc bán kiên cố

Chợ nông thôn: là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành,

ngoại thị

Chợ miền núi: là chợ xã thuộc các huyện miền núi.

Chợ cửa khẩu: là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền

hoặc trên biển gần các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng khôngthuộc khu kinh tế cửa khẩu

Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: là chợ lập ra trong khu kinh tế cửa

khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khucông nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

1.2 Phân hạng chợ

Tại Việt Nam, Nghị định Số: 11/VBHN-BCT ngày 23 tháng 1 năm

2014 về phát triển và quản lý chợ đã xếp hạng chợ theo các loại sau đây:

a, Chợ hạng 1: Là chợ do Thành phố quản lý, có trên 400 điểm kinhdoanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở vịtrí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng hoặc là chợ đầu mối của ngànhhàng, của khu vực và được họp thường xuyên; có mặt bằng phù hợp với quy

mô hoạt động của chợ (chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu từ 12m2 đất trên mộtđiểm kinh doanh theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày19/4/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 361:2006 "chợ - tiêuchuẩn thiết kế"; tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếphàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chấtlượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác;

Trang 13

b) Chợ hạng 2: Là chợ do cấp quận, huyện, thị xã quản lý; có từ 200điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theoquy hoạch; được đặt ở vị trí trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực, được tổchức họp chợ thường xuyên hoặc không thường xuyên; có mặt bằng phù hợpvới quy mô hoạt động của chợ (chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu từ 15m2 đất trênmột điểm kinh doanh theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày19/4/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 361:2006 "chợ - tiêuchuẩn thiết kế"; tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếphàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng;

c) Chợ hạng 3: Là chợ do cấp xã, phường, thị trấn quản lý; có dưới 200điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư kiên cố hoặc bán kiên cố;chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường vàvùng phụ cận

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về chợ

Theo “điều 13 Nghị định Số: 11/VBHN-BCT về phát triển và quản lýchợ” ban hành ngày 23/01/2014 quy định về nội dung quản lý nhà nước:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ từngthời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế -

xã hội ở từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lưu thônghàng hóa và tiêu dùng của nhân dân

- Ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lýhoạt động chợ

- Quản lý các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định về phâncấp quản lý

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanhkhai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ

- Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ

Trang 14

- Tổ chức kiểm tra, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động chợ

1.4 Phân cấp quản lý nhà nước về chợ

Căn cứ vào “Nghị định số: 11/VBHN-BCT về việc hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ” quy định tạiĐiều 14 và 15 của Nghị định về phát triển và quản lý chợ”

d) Quy định cụ thể và hướng dẫn chế độ báo cáo hoạt động chợ

đ) Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ.e) Chỉ đạo việc khen thưởng, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật và Nộiquy chợ

g) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình pháttriển chợ trong từng thời kỳ và hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện;

h) Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trênphạm vi toàn quốc;

i) Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng hoặc điềuchỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ, ban hành các quy định cụ thể vềphát triển, quản lý và khai thác chợ phù hợp với điều kiện của địa phương.”

Trang 15

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan:

a) Xem xét, tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng chợ hàng năm của cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bố trí vốn hỗ trợ đầu tư chợ từ ngânsách trung ương theo quy định của Nghị định này; trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt theo quy định hiện hành;

b) Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từngân sách nhà nước và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các tổ chức,

cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ theo quy định của Nghị định này

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ, ngành liên quan:

a) Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý chợ, doanhnghiệp và hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ;

b) Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho việc chuyển đổi các banquản lý chợ (đối với các loại chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư) sangdoanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ

Bộ Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn chế độ đối với cán bộ, nhânviên thuộc ban quản lý chợ trong biên chế nhà nước khi chuyển sang doanhnghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ

Bộ Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các quyđịnh về tiêu chuẩn - thiết kế các loại hình và cấp độ chợ

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan:

Trang 16

a) Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch sử dụngđất, dành quỹ đất và sử dụng đất để đầu tư xây dựng chợ;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bảođảm vệ sinh môi trường tại chợ

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quantuyên truyền, phổ biến trong khu vực kinh tế tập thể về pháp luật, chính sáchphát triển, quản lý chợ và mô hình hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ hoạtđộng có hiệu quả

 Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc lập Quy hoạchphát triển chợ, quản lý đầu tư xây dựng chợ theo phân cấp về đầu tư xây dựng

cơ bản, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chợ và các quy định sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinhdoanh khai thác chợ

b) Quyết định thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổchức của Ban Quản lý chợ đối với những chợ hạng 1 (do Nhà nước đầu tư hoặc

hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành

c) Quy định cụ thể về việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ theoquy định d) Quy định cụ thể Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ CôngThương ban hành và phê duyệt nội quy của các chợ hạng 1

Trang 17

đ) Quy định cụ thể việc xử lý vi phạm Nội quy chợ.

e) Ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khaithác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuấtkinh doanh và nhân dân trên địa bàn để phát triển mạng lưới chợ;

g) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng chợhàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chợ cả nước và của từng địaphương; chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xâydựng chợ theo quy định, đồng thời sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồnvốn hỗ trợ đầu tư chợ từ ngân sách trung ương;

h) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các banquản lý chợ hạng 1 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sangdoanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;

i) Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

và chính sách về phát triển, quản lý chợ; chỉ đạo thực hiện các biện phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh

- Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

tổ chức của Ban Quản lý chợ đối với các chợ hạng 2, hạng 3 (do Nhà nướcđầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợđiều hành

b) Phê duyệt Nội quy chợ của các chợ hạng 2 và 3

c) Bộ chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản

lý chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựngsang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;

d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

và chính sách về phát triển, quản lý chợ; đồng thời tổ chức thực hiện các biệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện

- Ủy ban nhân dân cấp xã: có trách nhiệm quản lý và thực hiện các

Trang 18

phương án chuyển đổi ban quản lý hoặc tổ quản lý các chợ hạng 3 sang doanhnghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh) quản lý chợ đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt; phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện quản lý các chợ hạng

Tuy nhiên, với sự phát triển khoa học kĩ thuật giao thông đường thủykhông còn được phát triển như trước nữa mà thay vào đó là sự phát triển rấtnhanh và mạnh của đường bộ, đường sắt và đường giao thông khác…nhưngnói chung có thể thấy được tầm quan trọng của giao thông trong kinh doanhbuôn bán trong trao đổi hàng hóa, đây là nhân tố quan trọng quyết định đếnhiệu quả trong hoạt động chợ Do vậy việc tiến hành quyết định lựa chọn vị trícủa chợ phải luôn ưu tiên chú ý đến sự thuận lợi trong giao thông Có nhưvậy, chợ mới phát huy được tối đa vai trò và chức năng của nó

Khi xây dựng chợ Nhà nước phải nắm chắc được vị trí địa lí sẽ gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm được thất thoát do lãng phí và vậndụng được tối đa lợi thế tự nhiên khu vực đặt chợ

Trên thực tế chúng ta thường gặp phải các trường hợp như nơi giaothông rất thuận tiện, vị trí đẹp thì diện tích lại rất nhỏ hẹp hoặc đã bị các dự ánkhác triển khai Nơi có diện tích rộng rãi đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng chợ

Trang 19

thì lại không gần trung tâm dân cư, giao thông không thuận lợi…để thỏa mãnđược đồng thời tất cả các yêu cầu này, ban quản lí chợ cần phải tiến hành việckhảo sát đánh giá các phương án và tiến hành cho điểm theo trọng số ưu tiên

và thực điểm của từng dự án

 Yếu tố dân cư và mức thu nhập của dân cư trong khu vực

 Yếu tố dân cư

Dân cư có ảnh hưởng quyết định tới công tác quản lí Nhà nước về chợ.Dân cư quyết định tới tính chất hàng hóa được tiêu thụ, mức phát triển củachợ Nếu không tiến hành nghiên cứu, phân tích kĩ về dân cư và môi trườngxung quang khu vực đặt chợ sẽ rất dễ gây tổn thương lớn cho công tác quản líchợ do cách quản lí sai lầm Yếu tố dân cư ảnh hưởng đến quyết định kinhdoanh chợ có thể có rất nhiều những điển hình nhất là mật độ dân cư và sốlượng dân cư, mức thu nhập của dân cư trong khu vực

Mật độ dân cư và số lượng dân cư là nhân tố chính quyết định đến sốlượng các hộ kinh doanh dự kiến trong chợ Mọi văn bản hay quyết định củaNhà nước đều không có một quyết định Ban quản lí chợ không thể tiến hànhxây dựng 1000 ki-ốt cho một nghìn hộ kinh doanh trong chợ trong khi dân cưxung quanh địa bàn chợ có bán kính cách chợ 2km chỉ là 2000 người Tuynhiên, có những trường hợp đặc biệt đó là các chợ đầu mối, chợ bán buôn…thì những chợ này có thể xây dựng mà không phụ thuộc nhiều vào dân cưsống quanh khu vực chợ

Thông thường chợ phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho dân cư các khuvực cách chợ trên dưới 1km là chính đối với khu vực đông dân cư Còn đốivới những khu vực có dân cư thưa thớt thì khoảng cách từ nhà đến chợ có thểcách xa tới trên 5km thậm chí còn có nơi tới 10 hoặc 20km như ở các khu vựcvùng cao, vùng sâu vùng xa

Có thể nói đây là yếu tố thiết yếu vì chợ xây ra cần có người tiêu thụ,

và phục vụ nhu cầu mua bán của người dân, đây còn là yếu tố ảnh hưởng đến

Trang 20

công tác quản lí nhà nước về chợ.

 Mức thu nhập của dân cư trong khu vực

Thu nhập của dân cư trong khu vực quyết định đến mức sống của dân

cư trong khu vực đó và nhân tố này có tính quyết định đến chất lượng hànghóa của chợ Nếu thu nhập của người dân cao và được báo cáo định kì thì nhànước sẽ có chỉ đạo xuống cấp dưới định hướng cho các chủ kinh doanh trongchợ nhập hàng tốt, chất lượng hơn và phù hợp với túi tiền của người dân vàngược lại Điều này có nghĩa khi quản lí phải biết nắm bắt tình hình để quản líchợ và đưa nó ngày một phát triển hơn sao cho phù hợp với mức sống củangười dân

 Cơ cấu ngành nghề

Sự phong phú về cơ cấu ngành nghề của dân cư trong khu vực cũngchính là một trong những nhân tố tạo nên sự phong phú về chủng loại hànghóa kinh doanh trong chợ Ở mỗi nhóm ngành nghề nhất định, nhu cầu tiêuthụ và tiêu dùng một số mặt hàng lại có những đặc trưng đối với những nhómngành nghề đó Khi ban hành các quyết định Nhà nước cân nhắc cần baonhiêu kiot cho mỗi nhóm ngành hàng sẽ cần phải dự trên thông tin về cơ cấungành nghề của dân cư quanh khu vực đặt chợ Những thông tin đó khôngphải chỉ là những thông tin chung chung, mà cần phải càng chi tiết càng giúpcho cấp dưới (ban quản lí chợ) quyết định số lượng các kiot kinh doanh trongchợ ở mỗi nhóm ngành nghề chính xác

 Trình độ sản xuất và tính chất trao đổi

- Trình độ sản xuất trong khu vực quyết định đến nhóm hàng kinhdoanh trong chợ với nhiều chủng loại khác nhau Có nghĩa là ở mỗi một nơinếu họ có trình độ phát triển phù hợp sẽ giúp cho hiệu quả buôn bán trongkhu vực đó tốt hơn và có thêm được thu nhập đáng kể cho người bán hàngcũng như cung cấp được mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng

- Tính chất trao đổi được thể hiện trong hàng hóa trao đổi và đối tượng

Trang 21

trao đổi Đối với hàng hóa trao đổi có thể phân theo các loại hàng như: hàngnông sản, hàng lâm sản, hàng lương thực- thực phẩm, hàng công nghiệp…mỗi nhóm hàng hóa khác nhau có các yêu cầu về địa điểm và vị trí kinhdoanh sao cho phù hợp vừa giúp ban quản lí chợ dễ dàng kiểm soát vừa làcách giúp người mua hàng tìm kiếm dễ hơn Và người mua hàng tùy theo mụcđích sử dụng hàng hóa có thể chia ra làm 2 loại đó là mua hàng tiêu dùng vàmua hàng để kinh doanh tiếp

 Sự phát triển của những hình thức thương nghiệp khác

- Quản lí chợ sao cho nó vừa đảm bảo yêu cầu theo quy định và vẫnphải phát triển dù cạnh tranh đối với các chợ các trung tâm thương mại haysiêu thị là điều vô cùng quan trọng đặt ra đối với người quản lí chợ

- Các siêu thị và trung tâm thương mại có ưu điểm nổi trội hơn so vớichợ chính là chỗ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, là nơi bày bán cácmặt hàng khác nhau của 1 doanh nghiệp hay do 1 tổ chức làm chủ đầu tư kinhdoanh, nơi này có các thức bán hàng hiện đại hơn chợ Nhưng chợ lại có điểmmạnh hơn đó là thuận tiện giá cả hàng hóa, nếu trong siêu thị người mua hàngphải chấp nhận giá được niêm yết thì tại chợ giá cả này có thể thay đổi tùyloại hàng hóa và thấp hơn giá cả của siêu thị Đây chính là điểm lớn của chợnhằm thu hút khách hàng về phía mình

- Các hộ buôn bán lẻ không thuộc chợ, đây là những hộ bán hàng dựavào vị trí của mình để bán hàng Chúng ta có thể thấy bên cạnh khuôn viênchợ luôn xuất hiện các hộ kinh doanh buôn bán cá thể, các hộ này thườngxuyên thu hút khách đông hơn chợ, làm giảm lượng khách hàng đến chợ Đâycũng chính là vấn đề khiến các nhà quản lí hay ban quản lí chợ phải suy nghĩ

Tóm lại, song song với sự phát triển của chợ, các hình thức thương mạikhác như siêu thị, trung tâm thương mại, các hộ kinh doanh cá thể là nhữngđối thủ cạnh tranh gay gắt với chợ Chính vì vậy các nhà quản lí cần phải xemxét cách thức phát triển sao cho phù hợp và đảm bảo sự ổn định của chợ

Trang 22

1.6 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lí chợ

1.6.1 Chức năng của Ban quản lí chợ

Dù là chợ Nhà nước đầu tư, xây dựng và tổ chức hoạt động, hay chợ docác đơn vị kinh doanh chợ đầu tư thì ban quản lí chợ cũng có ba chức năng cơbản như sau:

- Chức năng quản lí nhà nước về chợ

Chợ không đơn thuần là một loại hình thương mại mà còn là một bộphận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ các nhu cầu sảnxuất, lưu thông, trao đổi hàng hóa và sinh hoạt của dân cư địa phương Hơnthế, chợ còn là nơi tập trung đông đảo các thương nhân, nơi diễn ra nhiều cácgiao dịch kinh doanh và các sinh hoạt của dân cư Nói cách khác, mỗi chợ làmột địa phương thu nhỏ Để hoạt động của chợ ổn định, trật tự, an toàn, cóhiệu quả góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thì sự quản lí sát sao của Nhànước là rất cần thiết Ngoài hệ thống pháp luật, thì ban quản lí chợ chính làcông cụ chủ yếu và hiệu quả để thực hiện quản lí Nhà nước về chợ Chính vìvậy, dù chợ do nhà nước quản lí đầu tư xây dựng, hay do các tổ chức, cánhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng thì banquản lí chợ đều phải có chức năng quản lí nhà nước về chợ Thực hiện chứcnăng này tức là ban quản lí chợ phải xây dựng cơ chế cần thiết cho hoạt độngcủa các thương nhân tại chợ và sử dụng các công cụ phù hợp như : kinh tế,hành chính, kĩ thuật, tuyên truyền vận động… để điều hành, tổ chức, kiểm tragiám sát, xử lí vi phạm đảm bảo cho các hoạt động đó diễn ra một cách antoàn, hiệu quả, có kỉ cương, văn minh theo đúng các quy định của nhà nước

- Chức năng hoạch định chiến lược phát triển của chợ

Sự ra đời của mỗi chợ đều xuất phát từ nhu cầu kinh tế-xã hội của địaphương Như vậy, khi kinh tế-xã hội của địa phương phát triển thì quy mô,đặc điểm của chợ cũng cần phải phát triển sao cho phù hợp Là đơn vị trực

Trang 23

thuộc quản lí theo dõi, nắm bắt sát sao về tình hình của chợ, ban quản lí phải

có chức năng tư vấn, đề xuất hoặc phối hợp với Nhà nước để hoạch định cácchiến lược phát triển chợ cho phù hợp với đòi hỏi của những chuyển biếnkinh tế-xã hội địa phương

- Chức năng kinh doanh khai thác chợ

Kinh doanh được hiểu là tất cả các hoạt động nhằm mục đích thu lợinhuận Không chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh chợ, các ban quản lí củanhững chợ do Nhà nước đầu tư cũng có chức năng khai thác các hoạt động vàcác điểm kinh doanh tại chợ để thu hồi vốn đầu tư xây dựng chợ, bảo đảm cáctài sản của Nhà nước và mang lại lợi nhuận tăng nguồn thu cho ngân sáchNhà nước

1.6.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lí chợ

Trên cơ sở chức năng và tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ban quản lí sẽxây dựng các nhiệm vụ cụ thể cho mình Nhìn chung, ban quản lí chợ cónhững nhiệm vụ cơ bản sau:

Nhiệm vụ QLNN đối với chợ

- Tổ chức quản lí hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủtrương chính sách, các quy định hiện hành của Nhà bước trong các hoạt độngkinh doanh tại chợ

- Hỗ trợ các hộ buôn bán trong việc tiếp cận giao dịch với các cơ quanquản lí nhà nước để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinhdoanh của họ

- Để quản lí chợ có hiệu quả, ban quản chợ phải xây dựng, ban hànhcác nội quy quản lí chợ, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nội quy Nôiquy chợ là những quy định riêng của mỗi chợ nhằm hướng dẫn và buộc mọingười phải tuân thủ theo khi tham gia các hoạt động kinh doanh trong chợ

Nội quy của chợ thường bao gồm các nội dung chính sau:

+ Quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ

Trang 24

hoặc những người buôn bán không thường xuyên trong chợ;

+ Quy định về hành hóa và dịch vụ kinh doanh tại chợ;

+ Quy định về người đến giao dịch mua bán tại chợ;

+ Quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy;

+ Quy định về đảm bảo an ninh trật tự chợ;

+ Quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

+ Yêu cầu về chợ văn minh

+ Yêu cầu về tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa tại chợ

- Thường xuyên tổ chức, kiểm tra hoặc phối hợp với đội quản lí thịtrường, chi cục thuế kiểm tra xử lí các trường hợp vi phạm về thể lệ kinhdoanh: bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế hoặc không chấphành nghĩa vụ nộp thuế

- Xử lí hành chính các trường hợp vi phạm trong kinh doanh, các viphạm nội quy quản lí chợ, từ lập biên bản cảnh báo đến phạt bằng tiền trong

vi phạm thẩm quyền được cho phép, hoặc gửi lên cấp có thẩm quyền để xử lí

- Tổ chức quản lí các tài sản của nhà nước, đảm bảo công tác phòngcháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩmtrong phạm vi chợ

 Nhiệm vụ về khai thác hoạt động kinh doanh chợ:

- Tổ chức sắp xếp các vị trí, khu vực kinh doanh, các nhu cầu kinhdoanh tại chợ trên cơ sở các phương án đã được các cấp chức năng liên quanduyệt

- Hướng dẫn, kiểm tra xem xét các thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinhdoanh cho các nhu cầu kinh doanh đã được sắp xếp vào chợ Quản lí các loại

hồ sơ kinh doanh và hồ sơ đấu thầu chợ

- Kí hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinhdoanh tại chợ

- Thực hiện và quản lí các nguồn theo quy định hiện hành như: lệ phí

Trang 25

chỗ ngồi, lệ phí trật tự vệ sinh, bán vé chợ, hợp đồng cho thuê chỗ ngồi cốđịnh tại chợ theo quy hoạch và quy chế được duyệt

- Thực hiện các khoản thu theo quy định hiện hành

- Tổ chức buôn bán và các loại hình dịch vụ như: trông giữ xe đạp, xemáy, ô tô cho người kinh doanh và khách mua bán tham quan chợ, trông giữhàng hóa bán qua đêm, vận chuyển bốc xếp hành hóa theo nhu cầu của chợ vàcác dịch vụ khác liên quan đến hoạt động của chợ

- Trực tiếp kí kết hợp đồng với các ngành chức năng như làm vệ sinh,thu dọn đất rác thải đảm bảo cho chợ sạch sẽ, hợp đồng tiêu thụ điện, nướcphục vụ cho hoạt động của chợ

- Tổ chức các hoạt động nhằm thu hút khách hàng vào chợ mua bán

 Nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển chợ

- Tổng hợp đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của chợ, hiện trạng

về công trình hạ tầng của chợ

- Chủ động lập các phương án, dự trù kinh phí và triển khai ( nếu đượccấp có thẩm quyền cho phép), hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền về các kếhoạch duy tu bảo dưỡng, xây dựng mới cơ sở hạ tầng của chợ, phát triển mởrộng các mặt hàng tại chợ

1.6.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý chợ

Ban quản lý chợ có trưởng ban và từ 01 đến 02 phó ban Trưởng, phó ban

do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng và kỷ luật Một Ban quản lý có thể quản lý một chợ hoặcnhiều chợ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

Trưởng ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ Phó trưởngban quản lý chợ có trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trướcTrưởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công;

Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính,

Trang 26

Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức cán bộ chuyên môn nghiệp

vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại chợ;

ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanhnghiệp về bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tựtrong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật

1.7 Vai trò của chợ

Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quantrọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và nhữngnăm đầu của thập niên 90 Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trungtâm thương mại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hànghóa chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếucủa người dân Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thểhiện trên các mặt sau:

 Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng,lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư Tuy nhiên, hiện nay

đã xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vìthế bên cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tưnâng cấp chất lượng hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụcủa chợ Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá củangười dân, rõ nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát

Trang 27

triển, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miềnnúi Trong các phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu traođổi, mua bán, lưu thông hàng hoá của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội,

nó làm tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và

tự mình có thể ý thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong côngcuộc đổi mới

Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước Mặc dùNhà nước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quantâm đầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sáchNhà nước khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuếtrực tiếp)

Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghềsản xuất Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tậptrung để làm ăn, buôn bán Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâmthương mại và không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất

 Về giải quyết việc làm

Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho ngườilao động Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bántrong các chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm Nếu mỗi người trựctiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ việc bán hàng, tổ chứcnguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụ theo yêu cầu củakhách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp ba lần số lượngngười chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một số lượng lớncông việc cho người lao động khi hoạt động

 Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và

là nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán củamột vùng dân cư Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi,

Trang 28

vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

 Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán cònlấy chợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể

cả việc dựng vợ gả chồng cho con cái Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vìvậy người dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ muasắm như là người dưới xuôi thường gọi Các phiên chợ này thường tồn tại từrất lâu đời, và nó là những bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc

Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thànhmột địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở NamĐịnh…) Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quantâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách dulịch trong và ngoài nước và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia

Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán

lẻ đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinhhoạt của người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà cóthể nói chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lướichợ chính là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinhdoanh mới, đó là siêu thị và trung tâm thương mại

Tiểu kết

Trang 29

Nhìn chung công tác quản lí nhà nước về chợ ở nước ta trong giai đoạnhiện nay đều được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, phù hợp với yêu cầutrong thời kì hội nhập Khi xuất hiện nhiều trung tâm thương mại thì Nhà nướcvẫn đảm bảo các yêu cầu cho chợ được phát triển Từ việc nghiên cứu cơ sở lýluận, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống kiến thức chung về công tác quản

lý nhà nước về chợ, phục vụ cho quá trình thực thi công tác này

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG XUÂN ĐỈNH VÀ PHƯỜNG XUÂN

TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

2.1 Thực trạng chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 411 chợ, trong đó số chợ

đã phân hạng là 380 chợ, bao gồm 03 chợ đầu mối, 12 chợ hạng 1, 169 chợhạng 2, có 299 chợ hạng 3 Bình quân mỗi quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗichợ phục vụ khoảng 15.165 người

Trong số 411 chợ trên địa bàn Thành phố thì có khoảng 67 chợ kiên cố,chiếm 16,3%; 213 chợ bán kiên cố, chiếm 51,7%; 131 chợ lán tạm, chiếm32% Tại các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa,

Hà Đông; thị xã Sơn Tây và ở các huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Phúc Thọ, ĐanPhượng, Thanh Trì, Từ Liêm, Mê Linh… phần lớn chợ đều được xây kiên cốhoặc bán kiên cố, không có chợ lều lán tạm Số chợ có lều lán tạm tại một sốhuyện chiếm tỷ lệ khá cao như huyện Sóc Sơn (chiếm 70%), huyện Ba Vì(chiếm 65%), huyện Chương Mỹ (chiếm 71%)

Hiện tại các chợ đã được phân hạng đều có Ban quản lý chợ trực thuộcUBND quận, huyện hoặc UBND xã, phường, hoặc là tổ quản lý chợ thuộcdoanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ:

- Chợ do quận, huyện quản lý có 88 chợ, chiếm khoảng 21%

- Chợ do xã, phường, thị trấn quản lý có 236 chợ, chiếm khoảng 58%

- Chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý có 87 chợ, chiếm khoảng 21%.Theo khảo sát, hiện tại phần lớn các chợ trong nội thành đều có hệthống cấp thoát nước, đường giao thông nội bộ trong chợ, trang thiết bị phòngcháy, chữa cháy đầy đủ Hệ thống quầy sạp hàng được trang bị thống nhất,đồng bộ theo quy hoạch ngành hàng, đảm bảo mỗi quầy sạp hàng có đườngđiện riêng, điều kiện vệ sinh môi trường được đảm bảo, vệ sinh an toàn thực

Trang 31

phẩm được chú trọng và quán triệt tới từng hộ kinh doanh trong chợ Tuynhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật tại các chợ hạng 3 tại các xã khu vực nôngthôn đều đã xuống cấp, dột nát, không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh antoàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, tỉ lệ chợ xã xuống cấp chiếm khoảng80% Một số chợ tại các xã chỉ là những lều lán tạm hoặc tổ chức mua bán tạinhững bãi đất trống Tổng số xã đã có chợ của khu vực nông thôn là 237/ tổng

số xã là 401 (đạt tỉ lệ 59%), còn lại 164 xã chưa có chợ Hơn nữa, hiện ở địabàn nông thôn còn tồn tại một số chợ phát triển tự phát, chưa đúng quy hoạch,họp chợ ngay ven đường giao thông hoặc trong các thôn xóm gây ách tắc giaothông, mất trật tự an ninh, không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toànthực phẩm Để đánh giá được hiện trạng môi trường tại các khu thương mại

và dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường HàNội đã thực hiện chương trình “Quan trắc chất lượng môi trường tại các khuthương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội” Kết quả cho thấy hầuhết nước thải của các khu thương mại và dịch vụ đều không đạt quy chuẩncho phép, đặc biệt các chỉ tiêu BOD5, chất rắn lơ lửng, Amoni và tổngcoliforms là những chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép từ 2-30 lần, đó là do hầuhết nước thải tại các khu chợ chưa được xử lý trước khi vào hệ thống thoátnước của khu vực Còn đối với các khu trung tâm thương mại lớn, lượng nướcthải lớn, mặc dù đã có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tuy nhiên chưađược xử lý triệt để Theo kết quả điều tra khảo sát tại chợ trong khu vực nộithành cho thấy 100% rác thải phát sinh của các khu chợ đã được Ban Quản lýchợ phân công công việc rõ ràng cho các tổ vệ sinh gồm khoảng từ 3-5 người

có nhiệm vụ hàng ngày thu gom rác thải và vận chuyển đến điểm tập kết theoquy định để được đem đi xử lý Đối với các chợ thuộc xã khu vực nông thônthì rác thải phát sinh được thu gom do các hộ kinh doanh thu gom và đưa đếnnơi tập kết theo quy định, tuy nhiên rác thải không được vận chuyển xử lýngay và kịp thời dẫn đến hiện tượng rác bị tồn đọng tại chợ

Trang 32

Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác quản lý và phát triểnchợ những năm qua ở các quận, huyện, thị xã mặc dù có nhiều cố gắng, song

do chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường trong chợ, cơ sở vật chấtcủa chợ bị xuống cấp, chưa đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, các côngtrình xử lý môi trường chưa được đầu tư, việc xây dựng và cải tạo các chợchưa tính đến việc đầu tư các công trình xử lý môi trường …

2.2 Giới thiệu về phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo

2.2.1 Phường Xuân Tảo

Phường Xuân Tảo được thành lập từ 01/04/2014 trên cơ sở thực hiệnNghị quyết 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc thành lập 02quận và 23 phường trực thuộc thành phố Hà Nội, được tách ra từ 1 phần của

xã Xuân Đỉnh Với diện tích tự nhiên là 226,3ha, 3.102 hộ gia đình, dân số12.972 người Phía Đông giáp phường Xuân La, quận Tây Hồ, phía Tây giápphường Xuân Đỉnh, phía Nam giáp phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân quận CầuGiấy, phường Cổ Nhuế 1, phía Bắc giáp phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.Phường Xuân Tảo có 08 Tổ dân phố, có 01 Di tích lịch sử văn hóa Đền Sóc,

01 di tích cách mạng kháng chiến Pháo đài Xuân Tảo, có hai tuyến đườngchính chạy qua địa bàn là đường Xuân Đỉnh, Xuân La – Xuân Đỉnh và đườngNguyễn Hoàng Tôn với mật độ dân cư cao

Với vị trí thuận lợi của một phường nằm gần trung tâm thủ đô, có tốc

độ đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế phát triển đa dạng, nhiều thành phần,gắn với nhiệm vụ xây dựng phường văn minh, phù hợp với điều kiện thực tếcủa địa phương Công tác xây dựng, quản lý đô thị được các cấp, các ngànhtriển khai thực hiện nghiêm túc, tạo sự chuyển biến tích cực An ninh chính trịđược giữ vững, trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị, sự nghiệp văn hóa

xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng đượccải thiện và nâng cao, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Banchấp hành Đảng bộ và Chính quyền địa phương

Trang 33

2.2.2 Phường Xuân Đỉnh

Phường Xuân Đỉnh được thành lập ngày 01/4/2014 theo Nghị Quyết số132/NQ- CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc “ Điều chỉnh địa giớihành chính Huyện Từ Liêm để thành lập 2 Quận mới là Quận Bắc Từ Liêm

và Quận Nam Từ Liêm với 23 phường thuộc thành phố Hà Nội” Trong đó xãXuân Đỉnh đã được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 2 phường làphường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo

Sau khi thành lập, phường Xuân Đỉnh có diện tích 3,52 km2(352,20ha), phía Bắc giáp phường Đông Ngạc, phía Nam giáp phường XuânTảo, Cổ Nhuế 1, phía Tây giáp phường Cổ Nhuế 2 và phường Đức Thắng,phía Đông giáp phường Phú Thượng ( Quận Tây Hồ)

Hiện phường Xuân Đỉnh có 24 tổ dân phố, dân số (tính đến tháng3/2016) là 9.357 hộ dân với 34.993 nhân khẩu

2.3 Thực trạng hoạt động chợ trên địa bàn phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo

2.3.1 Về địa điểm và số lượng chợ

Địa điểm chợ

- Chợ Xuân Tảo nằm ngay ngõ 147 đường Xuân Đỉnh phường XuânTảo gần công an phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Chợ Xuân Đỉnh 1 nằm trên đường Xuân Đỉnh

- Chợ Xuân Đỉnh 2 nằm ở giáp công viên Hòa Bình

- Chợ Tân Xuân nằm trên đường Tân Xuân nằm ngay dưới gầm cầuđường sắt Thăng Long giáp ngõ 75 đường Tân Xuân phường Xuân Đỉnh đốidiện bện viện Nam Thăng Long

Số lượng chợ

Hiện tại theo khảo sát và tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn phườngXuân Tảo có 1 chợ chính do UBND phường Xuân Tảo quản lý ngoài ra dọcđường còn nhiều chợ tự phát

Trang 34

Hiện tại trên phường Xuân Đỉnh có 3 chợ chính là chợ Xuân Đỉnh 1,chợ Xuân Đỉnh 2 và chợ Tân Xuân do phường Xuân Đỉnh quản lý, theo tìmhiểu thì chợ Tân Xuân là chợ tự phát không phải do phường chủ trương xâydựng đầu tư mà do người dân tự ý mở ra tuy nhiên chợ đã có từ lâu và đápứng với nhu cầu mua bán của người dân nên phường vẫn cho chợ tiếp tụchoạt động Cũng như phường Xuân Tảo, phường Xuân Đỉnh cũng có một sốchợ tự phát mọc lên theo nhu cầu sinh hoạt của người dân.

2.3.2 Cách thức hoạt động và mô hình quản lý chợ

a, Chợ Xuân Tảo

Cách thức hoạt động

Hiện tại trên phường Xuân Tảo chỉ có duy nhất một chợ là chợ chủ yếuphục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong phường và địa bànphụ cận chợ này nằm ngay gần công an phường Xuân Tảo dọc theo đườngXuân Đỉnh Chợ Xuân Tảo là chợ hạng 3 được quản lí bởi phường nhưngphường dường như không mấy quan tâm đến công tác hoạt động chợ Do đó,hàng hóa được bày bán không có quy củ lộn xộn các hàng hóa được phân theotừng khu hay bày trên khệ mà chỉ được dải bạt hoặc túi nilon để bán dẫn đếnrất mất vệ sinh có khi hàng cá và hàng gà được đặt cạnh ngay hàng rau, gà thìđược nhốt và giết mổ ngay cạnh hàng rau lông gà và lòng ruột bị bỏ ngaydưới nền được trải một lớp nilon mỏng do không có ban quản lý nên phần rácthải bị bỏ bừa bãi dẫn đến rất mất vệ sinh Do chỉ là chợ dân sinh mở ra donhu cầu của người dân nên chợ này cũng không được xây dựng chắc chắn chủyếu là được dựng tạm bằng cây hoặc cột rồi phủ bạt lên trên để bán hàng

Tiếp theo là chợ Xuân Tảo không có chỗ để xe dẫn đến tình trạng xemáy, xe đạp và cả người đi bộ đi mua hàng đều đi cả xe vào nên sẽ gây rahình ảnh tắc nghẽn trong chợ Người đi vào mua sẽ khó đi ra còn người muốnmua hàng khó đi vào nên làm người mua hàng ngại đi vào trong chợ thêm cảtình trạng tắc đường trầm trọng ở địa điểm này do không có ai quản lý nên

Trang 35

các hộ bán hàng tự ý lần chiếm thêm đất công, đất trên vỉa hè gần chợ làmđiểm kinh doanh.

Lợi dụng việc ngại đi lại vì tắc nghẽn trong chợ, mất thời gian đi lại,muốn nhanh chóng thuận tiện của người mua nên các hộ kinh doanh đã lấnchiếm vỉa hè gần chợ làm nơi buôn bán đẫn đến tình trạng địa điểm nàythường xuyên tắc nghẽn giao thông Ngay cả vỉa hè trước trường mầm nonđối diện chợ Xuân Tảo cũng bị lấn chiếm làm nơi bán hàng gây ồn ào mất trật

tự làm cho việc học và giảng dạy của trường bị ảnh hưởng

Ban quản lý chợ

Hiện tại chợ này trên danh nghĩa do phường quản lí tuy nhiên phường

đã không chú tâm đến công tác quản lý chợ mà chỉ quản lý các hộ kinh doanh

và phí bán hàng các hộ kinh doanh Phường thuê một số người hàng ngày đithu phí của các hộ dẫn đến tình trạng phường không kiểm soát được số hộ bánnên việc phí của người bán hàng bị thất thoát do người thuê

Thứ hai là người đi thu phí: vì chỉ là người được phường thuê nênnhững người này sẽ không có trách nhiệm quản lý mà chỉ có trách nhiệm thuphí làm cho việc quản lý thêm lỏng lẻo không có kiểm soát cộng thêm việcnhững người được thuê thu phí không đồng đều do không có văn bản cụ thểthu của người ít người nhiều làm mất công bằng cho các hộ kinh doanh

Việc quản lý, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tạokhông gian những chợ chật hẹp, bẩn thỉu không phù hợp cũng không diễn rathường xuyên

Hiện tại chợ Xuân Tảo đang tồn tại những vấn đề sau:

Đây là chợ dân sinh do phường quản lí

- Chợ này không có bảo vệ, không có ban quản lí/ tổ quản lý, không cónơi trông giữ xe

- Chưa có quy hoạch tốt cho các điểm kinh doanh trong chợ

- Mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 36

- Việc xây dựng lấn chiếm đất công trở nên công khai không được

kiểm soát do không có ai quản lí

- Tình trạng đấu điện lằng nhằng có thể gây cháy nổ không an toàn

- An ninh trật tự không đảm bảo, tranh chấp chỗ bán hàng

Mô hình quản lí

Chợ tuy do phường quản lí ( thuộc chợ hạng 3) nhưng quy mô nhỏ, sốlượng điểm kinh doanh không nhiều, ít hộ kinh doanh cố định Chợ chủ yếuphục vụ nhu cầu mua bán của người dân quanh phường và vùng phụ cận, cấutrúc quản lí chợ đơn giản có thể coi như là không có

b, Chợ Xuân Đỉnh 1

Theo khảo sát của nhóm chợ Xuân Đỉnh 1 là chợ hạng 3 do phườngXuân Đỉnh quản lý Chợ được xây dựng rất khang trang và hiện đại với 3tầng rộng rãi có khu để xe vào chợ riêng Chợ gần ngay đường đi tuy nhiênchợ lại không hoạt động mà chỉ cho hộ gia đình thuê còn lại là đóng cửa hoặc

bỏ không chỉ có duy nhất ở tầng 1 là có 2-3 hộ gia đình buôn bán hàng tạphóa để phục vụ cho những hộ dân thuê sống tầng trên

Theo tìm hiểu thì chợ được đưa vào sử dụng một thời gian thì chợXuân Đỉnh 2 được thành lập với diện tích rộng rãi và thuận tiện hơn Do chợ

có 3 tầng tuy rộng rãi nhưng với lý do ngại đi lại, lười đi lên tầng trên còn chợXuân Đỉnh 2 được quy hoạch xây với quy mô rộng do quận đầu tư nên ở đâycác mặt hàng cũng đa dạng và đảm bảo chất lượng hơn nên người mua hàng

đã chọn chợ Xuân Đỉnh 2 làm nơi mua hàng chính Thêm vào đó, do phí thuêcửa hàng quá cao nên mặt hàng của các hộ kinh doanh ở chợ Xuân Đỉnh 1không có khách hàng nên các hộ kinh doanh đã trả lại kiốt cho phường vàchuyển mặt hàng ra chợ Xuân Đỉnh 2, còn lại một số hộ kinh doanh vẫn trụ

lại thì tìm cách để lôi kéo người mua bằng cách chuyển hẳn hàng hóa ra vỉa

hè đường Xuân Đỉnh trước cửa chợ để lôi kéo người mua vào mua hàng chotới bây giờ

Trang 37

Trách nhiệm của ban quản lí chợ :

+ Quản lí mọi mặt hoạt động của chợ

+ Tất cả những người hoạt động phạm vi của chợ

+ Nhân viên trong ban quản lí chợ

+ Các hộ kinh doanh ở trong chợ

+ Đất công, đất nhà nước giao, tài sản…

+ Tổ chức quản lí và thu phí các dịch vụ

+ Đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy vệ sinh môitrường, vệ sinh an toàn thực phẩm chống buôn bán hàng lậu hàng giả hàngkém chất lượng

+ Cho thuê kiot bán hàng, sạp hàng…tối đa là 225.000/m2/tháng Ngoài

ra những người thi thoảng tới bán hàng tối đa là 8.000/lượt ( theo Quyết định

số 56/2016/QĐ-UBND về ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tạichợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 31/12/2016)

+ Nộp tiền cho kho bạc, sau đó kho bạc chuyển tiền lương cho nhânviên, tất cả mọi hoạt động thu chi đều thông qua Kho bạc

+ Thu phí mọi người đồng đều theo quy định tại nhà nước được quyđịnh cụ thể qua Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND về ban hành giá dịch vụ sửdụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày31/12/2016)

Trong cuộc trò chuyện trao đổi với ông Chu Đức Thuận phó trưởng banquản lí chợ cho biết tháng 4 và tháng 5 năm 2017 sẽ theo kế hoạch đề xuất

Trang 38

trước đó xây dựng lại chợ, cải tạo 1 tầng kiot chạy vòng quanh, phân ô cho bàcon kinh doanh 4 khu.

 Mô hình quản lí

Chợ Xuân Đỉnh 2 do Quận quản lí ( thuộc chợ hạng 2) Chợ họpthường xuyên, hàng ngày, có gần 400 điểm kinh doanh trong chợ, đặt ở vị trítrung tâm quan trọng của phường Về kết cấu kĩ thuật, chợ được xây dựngkiên cố, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninhtrật tự và văn minh thương mại, mặt bằng được bố trí phù hợp với quy mô củachợ để tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ Mô hình của ban quản lí chợ thểhiện qua sơ đồ sau:

Trang 39

d, Chợ Tân Xuân

Cách thức hoạt động

Chợ Tân Xuân đã hình thành gần 10 năm nay Ban đầu chỉ có một sốtiểu thương trước đó kinh doanh ở chợ tạm Tân Xuân, năm 2004 chợ này bịthu hồi nên chuyển đến chân cầu đường sắt họp dưới khu đất trống gầm cầu

Do không bị xử lý triệt để, nên tiểu thương kéo đến ngày càng đông và hìnhthành khu chợ Đến nay, chợ này hoạt động khá "quy củ": Các tiểu thươngphân lô, căng bạt, bày sạp hàng khiến nhiều người nhầm tưởng đó là một khuchợ được quy hoạch

Anh Minh – một người dân ở đây - cho biết: "Chợ hình thành là do nhucầu dân sinh, tuy nhiên không có ai quản lý, nên thường xảy ra tình trạng mấttrật tự an ninh, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân chúng tôi".Nguy hiểm hơn, chợ chỉ cách chân cầu đường sắt 4,5m – nằm trong hành langbảo vệ an toàn đường sắt nên rất nguy hiểm

Thấy khu chợ này vẫn được mặc nhiên tồn tại nên người dân ở nhiềunơi tiếp tục kéo đến Do mặt tiền chợ đã được phân chia hết nên những ngườinày dựng các lán lều, nhà tạm phía sau khu chợ Ban đầu chỉ có vài căn nhàtạm, đến nay theo kiểm đếm của nhóm nghiên cứu thì có tới trên 40 căn lềulán, nhà tạm – tạo thành một dãy chợ nằm trong gầm cầu đường sắt Điềuđáng nói là việc xây cất nhà tạm, lều lán rất ngang nhiên Song, không hiểu vìsao chính quyền phường Xuân Đỉnh vẫn để xảy ra tình trạng trên

Chợ Tân Xuân là chợ tự phát không phải do nhà nước chủ trương xâydựng đầu tư mà do người dân tự ý mở ra Tuy nhiên, chợ đã có từ lâu và đápứng với nhu cầu mua bán của người dân nên vẫn được cho tiếp tục hoạt động

và thuộc sự quản lý của phường Tuy nhiên, chính quyền địa phương không

có sự quản lí sát sao Chợ không có nơi trông gửi xe như chợ Xuân Tảo nêntình trạng tắc nghẽn trong chợ vẫn còn tồn tại, vấn đề kiểm tra chưa thật sựsát sao (kiểm tra thường xuyên nhưng chỉ mang tính hình thức, hàng giả hàng

Ngày đăng: 07/11/2017, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Chợ tự phát ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, học viên Nguyễn Thị Thái Hằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chợ tự phát ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2. “Một số vấn đề lí luận về chợ và mô hình tổ chức quản lí chợ”, biên tập Đại học Quản lí quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lí luận về chợ và mô hình tổ chức quản lí chợ
3. “Khảo sát và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống chợ ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2007” nhóm tác giả Đăng Kim Nguyên, Võ Thị Thùy Phương, Võ Thị BÍch Ngọc, Phan Huỳnh Phượng Uyên, Nguyễn Thị Hồng Thảo. (khoa quản trị kinh doanh- Đại học Tôn Đức Thắng ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống chợ ở thành phố Hồ ChíMinh năm 2007
4. “Thực trang buôn bán thực phẩm của tiểu thương và giải pháp thích hợp đối với một số chợ tự phát ở quân Linh Kiều thành phố Cần Thơ”, sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nhu lớp kinh tế nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trang buôn bán thực phẩm của tiểu thương và giải pháp thích hợp đối vớimột số chợ tự phát ở quân Linh Kiều thành phố Cần Thơ
5. Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ) tác giả: Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
6. Luận văn: Thực trạng phát triển và một số giải pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w