1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASCVENUSIA Việt Nam (tt)

26 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 365,71 KB

Nội dung

nghiên cứu phân tích đánh giá đúng thực trạng môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường cạnh tranh, năng lực của Công ty có thể phát huy được những ưu điểm, khắc phục hạn chế và những t

Trang 1

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số : 60 34 04 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS Phí vĩnh Tường

Phản biện 1: TS Đặng Thị Phương Hoa

Phản biện 2: TS Lê Minh Nghĩa

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội

hồi 16 giờ 00 ngày 22 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường (KTTT), theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt Trong điều kiện đó, năng lực cạnh tranh thể hiện sức chiến đấu để bảo đảm tồn tại và phát triển của các sản phẩm, các công ty và của cả quốc gia

Hiện nay, thị trường sơn Việt Nam đang có nhiều biến động lớn theo hướng tự do, mở cửa hơn Có nhiều công ty sản xuất sơn ra đời với nhiều nhóm hàng và chủng loại đa dạng hơn, nhiều hãng kinh doanh sơn ở nước ngoài đã tham gia vào thị trường kinh doanh sơn Việt Nam bằng nhiều cách gia nhập thị trường khác nhau Do đó, thị trường sơn là sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu lớn, từ nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Ici paint, Jonton paint, Inter paint, Nippon paint Vì vậy, thị trường sơn hiện nay đã và đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt và tất yếu sẽ đào thải không khoan nhượng với các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng

Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam là công ty được thành lập từ năm 2004, ra đời trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường sơn trong và ngoài nước Từ đó đến nay, Công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất, nộp thuế, chỉ tiêu doanh thu luôn đạt được ở mức tương đối cao; đã tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Tuy nhiên, vấn đề tồn tại của doanh nghiệp hiện nay là: Hệ thống máy móc chưa được đồng bộ, năng lực tài chính còn yếu, hiệu quả sử dụng vốn thấp, bộ phận marketing chưa thực sự nhanh nhạy để nắm bắt cơ hội và khai thác thị trườn g Cần phải có

Trang 4

nghiên cứu phân tích đánh giá đúng thực trạng môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường cạnh tranh, năng lực của Công ty có thể phát huy được những ưu điểm, khắc phục hạn chế và những tồn tại

từ đó tạo ra thế mạnh mới để Công ty ngày càng phát triển với những sản phẩm chất lượng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng và có thể cạnh tranh trên thị trường Do

đó, tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam” với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty giúp Công ty luôn chủ động trong “thương trường” và liên tục phát triển trên con đường kinh doanh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã trở thành một nội dung quan trọng và nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Do năng lực

và điều kiện, tác giả mới được tiếp cận một số công trình nghiên cứu như sau:

Nguyễn Hoàng (2009) đã nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may để thành công tại thị trường

Hà Thanh Hải (2014) đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của khách sạn Việt Nam trong thời gian tới

Trang 5

Nguyễn Duy Hùng (2016) đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam

Nguyễn Trung Hiếu (2015) nghiên cứu một số vấn đề lý luận

về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ

Phạm Thu Hương (2017) nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn thành phố Hà Nội Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của Công ty TNHH Siemens Việt Nam

Trần Thị Huỳnh Loan (2011) nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015 Trần Quốc Hiếu (2012) nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai đến năm

2020

Các nghiên cứu này là những bài học kinh nghiệm có giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh ở phạm vi doanh nghiệp Vì vậy, tác giả sẽ kế thừa một cách có chọn lọc các lý luận và giải pháp phù hợp trong việc xây dựng khung lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và vận dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cụ thể là Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC -Venusia Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - VENUSIA Việt Nam giai đoạn 2017-2022

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 6

- Tìm hiểu và đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh

của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - VENUSIA Việt Nam

- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty

TNHH Liên doanh sơn ASC - VENUSIA Việt Nam

- Tìm ra những tồn tại và nguyên nhân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - VENUSIA

Việt Nam

- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - VENUSIA Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Những yếu tố cấu thành, ảnh hưởng tới việc cải thiện năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu khảo sát thực trạng

từ năm 2012- 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2022

-Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu:

Trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter Yếu tố khách hàng ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam?

Trang 7

Môi trường chính sách ảnh hưởng như thế nào đến sự cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành sơn?

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng để làm rõ vấn đề nghiên cứu Cụ thể luận văn sử dụng các công cụ như sau:

- Phương pháp phân tích:

Nghiên cứu tại bàn: tiến hành tổng quan nghiên cứu các văn bản, tài liệu, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học có liên quan

để xây dựng cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Mô hình năm lực lượng:

+ Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ đang hiện hữu trong ngành

+ Mối đe dọa của những người gia nhập mới

+ Sức mạnh của nhà cung ứng

+ Sức mạnh của người mua

+ Mối đe dọa thay thế của các sản phẩm thay thế

Xây dựng khung phân tích trên cơ sở mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (1996), phục vụ cho việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam

Trên cơ sở mô hình năm lực lượng, luận văn sẽ thu thập các số liệu từ các nguồn như tổng cục thống kê (đánh giá thị trường, thị phần ); Các số liệu của Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề như:

Trang 8

-Về mặt lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về

năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn

cho thấy một bức tranh toàn cảnh về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH liên doanh sơn ASC -Venusia Việt Nam, những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty +Về mặt giải pháp: Luận văn bổ sung vào hệ thống giải pháp giúp Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Namnâng cao năng lực cạnh tranh

+Về ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo hữu ích cho trường đại học, viện nghiên cứu, là những gợi ý để các doanh nghiệp vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của mình

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt danh mục tài liệu tham khảo Luận văn kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH liên doanh sơn ASC -Venusia Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công

ty TNHH liên doanh sơn ASC -Venusia Việt Nam giai đoạn 2017 -

2022

Trang 9

Chương1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

DOANH NGHIỆP

1.1 Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh

1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Theo Michael E Porter: Cạnh tranh là tăng trưởng bền vững của GDP và được quyết định bởi hiệu quả sử dụng các yếu tố vốn, lao động, các nguồn lực tự nhiên, nhờ đó cải thiện được điều kiện sống của mọi người dân trong xã hội

Theo tác giả, cạnh tranh có thể được hiểu là “một quá trình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (kể cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn kinh doanh) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình) như: chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình

1.1.1.2 Vai trò của cạnh tranh:

Trên bình diện nền kinh tế quốc gia, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu, góp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội

Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao uy tín của mình

1.1.2 Phân định các khái niệm về năng lực cạnh tranh

Trang 10

1.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Có thể hiểu rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn

so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; từ đó,chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững

1.1.2.2 Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phải là sự tổng hợp đầy

đủ các tính năng của sản phẩm, dich vụ mà doanh nghiệp cung cấp như : chất lượng, giá cả, mẫu mã, sự tiện ích, tính an toàn, sự khác biệt

1.2.Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Theo goldsmith và Clutterbuck có ba tiêu chí đo lường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là: tăng trưởng tài sản vốn, doanh

số và lợi nhuận trong 10 năm liên tục; sự nổi tiếng trong ngành như

là một công ty dẫn đầu; sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng Theo Barker và Hart có bốn tiêu chí để xác định năng lực cạnh tranh : tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và quy mô Theo Peters và Waterman có 7 tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: 3 tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn là: doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác đo lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và tỉ trọng xuất khẩu; tiêu chí cuối cùng là đánh giá đổi mới của công ty

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 11

1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh

Môi trường văn hoá xã hội, dân số, xu hướng vận động dân số; Môi trường kinh tế và công nghệ; Môi trường chính trị luật pháp; Môi trường cạnh tranh; Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng

1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh ngành

* Khách hàng: Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ

* Nhà cung ứng: Nhà cung ứng đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong công tác sản xuất và cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi nếu như nằm trong những trường hợp sau:

- Nguồn đầu vào mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài đơn vị có khả năng đáp ứng

- Loại vật tư mà đơn vị cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của khâu sản xuất của doanh nghiệp

* Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết

* Sản phẩm thay thế: Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé

* Đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chức năng tương đương và sẵn sàng thay thế nên việc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là quan trọng cho một doanh nghiệp

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG

TY TNHH LIÊN DOANH SƠN ASC - VENUSIA VIỆT NAM

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH liên doanh sơn ASC- Venusia Việt Nam

Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - VENUSIA Việt Nam ra đời và tiền thân là Công ty TNHH dịch vụ thương mại và sản xuất Anh Sơn Từ năm 2004 đến 2016 công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình 30 %, giá trị tổng sản lượng tăng 9 lần, công suất thiết

kế đã tăng lên 4,5 lần so với năm 2004, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đưa số người lao động tăng lên 1,5 lần, nộp ngân sách Nhà nước hơn 16,6 lần

2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm Sơn của Công ty 2.2.1 Doanh thu và lợi nhuận

2.2.1.1 Doanh thu

ua bảng báo cáo kết quả kinh doanh, có thể thấy giai đoạn từ năm 2012 – 2016 tổng doanh thu tăng tiên tục từ 13.429 triệu đồng đến 20.671 triệu đồng Năm 2012 – 2013 là thời điểm mà thị trường bất động sản cả nước đóng băng, tuy nhiên doanh thu thuần của Công ty vẫn tăng so với năm 2012 là 9%, do thời gian này công ty đã ký hợp đồng được một số công trình xây dựng lớn ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên

2.2.1.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có biến động tăng lên qua các năm từ 2012 - 2016.Từ năm 2012 - 2014 tăng khá chậm (năm 2014 tăng so với 2012 là 12%) Chỉ sau một năm mức lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng cao (năm 2016 tăng so với năm 2015 là 21%) Lợi nhuận thuần từ hoạt

Trang 13

động kinh doanh tăng cao như vậy có thể thấy Công ty đang từng bước phát triển để tăng khả năng sinh lời và tăng trưởng mạnh

2.2.2 Đầu tư phát triển và thị phần

2.2.2.1 Đầu tư phát triển

Công ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam xây dựng hệ thống nhà xưởng tương đối hiện đại với diện tích 9.801m2

tại Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, máy móc dây truyền sản xuất nhập khẩu từ các nước tiên tiến: Mỹ, Nhật, Với nguồn lực và công nghệ hiện tại quy mô sản xuất của Công ty có thể cung ứng được khoảng 300.000 lít/ năm Tuy nhiên, ngoài việc sản xuất, tiêu thụ thương hiệu Sơn Venusia, Công ty hiện còn nhận gia công sản xuất theo chất lượng của đối tác đặt hàng lấy thương hiệu và nhãn hiệu của đối tác

2.2.2.2 Thị Phần

Hiện nay thị trường của Công ty chỉ tập trung tại khoảng 10 tỉnh ở miền Bắc và bắc trung bộ như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương chiếm khoảng 64.5% doanh thu toàn công ty, riêng Hà Nội

đã chiếm gần 30% của cả Công ty Tỉ lệ trên cho thấy phạm vi thị trường Công ty còn hẹp, Công ty hầu như chỉ bán sản phẩm ra khu vực lân cận.

2.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty TNHH Liên doanh sơn ASC - Venusia Việt Nam

Công ty có lịch sử hình thành hơn 10 năm sản xuất kinh doanh với việc quảng bá thượng hiệu tốt, sản phẩm của Công ty sản xuất ra đạt chất lượng cao đã để lại dấu ấn lớn đối với khách hàng, tạo dựng được những khách hàng thân thiết nên thị phần của công ty ngày càng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây

Công ty có dây chuyển công nghệ sản xuất hiện đại, được nhập khẩu từ các nước phát triển, sản xuất được nhiều sản phẩm với chủng loại đa dạng Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trình độ cao,

Ngày đăng: 07/11/2017, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w