Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các nhà hàng, cũng như các chuỗi cửa hàng ăn nhanh đang xuất hiệnnhiều tại Việt Nam, thiết kế nội thất trong các nhà hàng có rất nhiều phongcách
Trang 1ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
Trang 2MỤC LỤC Trang bìa phụ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY
1.1.1 Khái niệm nghệ thuật Typography và các thuật ngữ sử dụng trongTypography
1.1.2 Sự ra đời và quá trình phát triển của nghệ thuật Typography
1.1.2.1 Bảng chữ cái (Alphabets) và sự xuất hiện của kiểu chữ La tinh
1.1.2.2 Sự biến đổi của kiểu chữ La tinh qua các thời kỳ
Trang 31.1.3 Phân loại các kiểu Typography tiêu biểu
1.1.4 Những đặc trưng tiêu biểu của Typography
1.2 KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
1.2.1 Khái niệm về nhà hàng và thiết kế nội thất nhà hàng
1.2.2 Phân loại nhà hàng
1.3 SỰ KẾT HỢP CỦA NỘI THẤT NHÀ HÀNG VỚI NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY
1.3.1 Typography từ đồ họa đến nội thất
1.3.2 Typography trong không gian nội thất nhà hàng
2.1 Giá trị của nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng
2.1.1 Giá trị thẩm mỹ và giá trị công năng của nghệ thuật Typography trongthiết kế nội thất nhà hàng
2.1.2 Xu hướng của nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng
Trang 42.1.3 Giá trị tôn vinh thương hiệu nhà hàng của nghệ thuật Typographytrong không gian nội thất.
2.2 Ứng dụng nghệ thuật Typography phù hợp với yêu cầu thiết kế nội thất nhà hàng.
2.2.1 Các phương tiện tạo hình của Typography trong thiết kế nội thất nhàhàng
2.2.2.1 Yêu cầu của chủ nhà hàng
2.2.2.2 Đối tượng khách hàng của nhà hàng
2.2.2.3 Nhận diện thương hiệu của nhà hàng
2.2.2.4 Kiến trúc hiện trạng của nhà hàng
2.2.2.5 Chức năng, tính chất của nhà hàng
2.3 Các phương pháp ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng
2.3.1 Phương pháp về chất liệu
Trang 52.3.2 Phương pháp về màu sắc
2.3.3 Phương pháp về ánh sáng
2.3.4 Phương pháp kết hợp đồ nội thất với Typography
2.3.5 Phương pháp tạo hiệu quả không gian của Typography
2.3.6 Phương pháp kết hợp yếu tố hình ảnh với Typography
2.3.7 Phương pháp phối hợp công năng sử dụng với Typography
3.1.1 Trong không gian nhà hàng trên thế giới
3.1.2 So sánh nhà hàng với một số loại hình không gian khác trên Thế giới3.2 Tình hình thực tế của xu hướng vận dụng nghệ thuật Typography trongthiết kế nội thất nhà hàng tại Việt Nam
3.2.1 Trong không gian nhà hàng tại Việt Nam
3.2.2 So sánh nhà hàng với một số loại hình không gian khác tại Việt Nam3.3 Nghiên cứu cách vận dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thấtnhà hàng từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện tạiViệt Nam
Trang 63.4 Đồ án thiết kế nội thất nhà hàng Domino’s Pizza.
3.4.1 Nhà hàng Domino’s Pizza và mô hình hoạt động
3.4.2 Các yêu cầu thiết kế cho một cửa hàng tiêu biểu trong chuỗi nhà hàngthương hiệu Domino’s Pizza
Trang 7A.PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, rất nhiều xuhướng và phong cách thiết kế trên thế giới đã xuất hiện trong các không giannội thất tại Việt Nam Nội thất nhà hàng cũng không nằm ngoài dòng chảy
đó Sự phong phú và đa dạng của các xu hướng thiết kế đã tạo nên một bứctranh nhiều màu sắc cho không gian nhà hàng Sự mới lạ, độc đáo và hiện đạitrong nội thất sẽ thu hút được khách hàng một cách hiệu quả hơn, góp phầntạo nên một không gian đô thị hiện đại, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhàhàng kinh doanh hiệu quả hơn
Nghệ thuật Typography – hay còn gọi là nghệ thuật chữ, từ trước tớinay luôn được xem như một phần trong nghệ thuật thiết kế đồ họa.Typography xuất hiện trong thiết kế logo, quảng cáo, bao bì sản phẩm, bộnhận diện thương hiệu, trang trí bìa sách và các tạp chí Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây tại Việt Nam, nghệ thuật Typography đã không còn chỉ
bó hẹp trong lĩnh vực thiết kế đồ họa mà còn trở thành một ngôn ngữ được sửdụng trong thiết kế nội thất Nó tạo nên một sự giao thoa giữa nghệ thuật đồhọa và trang trí nội thất, mang vẻ đẹp của đồ họa thổi hồn vào trong khônggian nội thất, khiến nó trở thành một không gian nội thất vừa thời thượng,vừa có nội dung, vừa độc đáo và hấp dẫn Những không gian có khả năngđưa được phong cách này vào trong thiết kế nội thất là văn phòng, nhà hàng,triển lãm, showroom, trung tâm thương mại, bảo tàng Nhà hàng là một loạihình kiến trúc gắn với nhu cầu ăn uống, là nơi mà nghệ thuật Typography cóthể làm tăng thêm tính sinh động để khiến cho việc thưởng thức ẩm thực củakhách hàng trở nên thú vị hơn Chính vì thế, tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụngnghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng” với mong muốn đào
Trang 8sâu nghiên cứu xu hướng thiết kế độc đáo này trong điều kiện những chuỗinhà hàng ăn nhanh đnag phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay.
1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nhà hàng, cũng như các chuỗi cửa hàng ăn nhanh đang xuất hiệnnhiều tại Việt Nam, thiết kế nội thất trong các nhà hàng có rất nhiều phongcách và xu hướng khác nhau được sử dụng tùy theo mong muốn của chủ đầu
tư hoặc đề xuất của nhà thiết kế Đôi khi, ta có thể bắt gặp phong cách thiết
kế có sử dụng Typography trong một số nhà hàng Tuy nhiên, nhìn chungphong cách này chưa được sử dụng nhiều, và nếu có thì cũng được sử dụngthiếu tinh tế, chưa được hợp lý và chưa đạt hiệu quả cao giá trị của nghệ thuậtchữ trong không gian nội thất
Do giới hạn phạm vi hiểu biết và nguồn tư liệu, cho đến nay tôi chưađược biết một đề tài nào tại Việt Nam cũng như trên thế giới có nghiên cứu
về việc ứng dụng Typography trong nội thất nhà hàng Những tư liệu thuộcriêng mảng đề tài typography trong thiết kế nội thất nhìn chung cũng rất ít tưliệu Điều này lý giải tại sao ở nước ta vẫn rất khó để tìm thấy một nghiêncứu chuyên biết về vấn đề này Có chăng cũng chỉ có một số nghiên cứu ởmột số khía cạnh liên quan như: Yếu tố đồ họa trong trưng bày bảo tàng –luận văn thạc sĩ của Vũ Thu Hoài (Đại học Mỹ thuật công nghiệp), Chữ vànghệ thuật sử dụng chữ Latin trong thiết kế đồ họa – luận văn thạc sĩ củaNguyễn Gia Hưng (Đại học Mỹ thuật công nghiệp) Tuy nhiên, những nghiêncứu trên không hề đề cập sâu đến vai trò của nghệ thuật Typography trongphương pháp trang trí và thiết kế nội thất, mà cụ thể là thiết kế nội thất nhàhàng Đây là những nghiên cứu có phạm vi rộng, nếu là sự liên kết giữa đồhọa và nội thất thì cũng không chuyên biệt về nghệ thuật Typography, nếu làmột nghiên cứu sâu về Typography thì lại có xu hướng xoáy sâu về vai tròcủa nỏ đối với đồ họa
Trang 9Trên thế giới, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về nghệ thuật chữ, từ đó làm
cơ sở phương pháp luận để đề tài này có thể tham khảo và nghiên cứu vậndụng trong thiết kế nội thất nhà hàng: The Fundamentals of Typography (cơ
sở của nghệ thuật chữ) – tác giả Gavin Ambrose (2006), A Real-World Guide
to Using Color in Graphic Design (Hướng dẫn trên thế giới về cách sử dụngmàu sắc trong thiết kế đồ họa) – tác giả Terry Stone Sean Adams và NoreenMorioka (2006), A Real-World Guide to Using Type in Graphic Design – tácgiả Timothy Samara (2006), Exploring Typography – tác giả TovaRabinowitz, Typography Essentials – tác giả Ina Saltz Hầu hết, những đềtài kể trên là những phân tích, tập hợp của các nhà nghiên cứu, nhà thiết kếtrên thế giới về phương pháp vận dụng nghệ thuật Typography trong đồ họa,hoặc trong thiết kế nói chung, chứ không đi sâu vào mảng nội thất
Bên cạnh đó, trên các trang web nước ngoài cũng xuất hiện một số bàiviết gợi ý về phương pháp vận dụng Typography trong thiết kế nội thất Tuynhiên đây vẫn chưa phải là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về mảng này
mà chỉ đơn thuần là những bài báo đưa ra hướng dẫn chung và ngắn gọnmang tính chất gợi ý
- Typography Inspiration: Using Typography For Interior Design
http://www.templatelite.com/using-typography-for-interior-design/
- Combining interior designer and Typography: 6 reasons to do it
http://www.designbuildideas.eu/combining-interior-design-and-typography-6-reason-to-do-it/
Đồng thời, tại Việt Nam và trên thế giới, cũng có nhiều công trình thực
tế vận dụng xu hướng này vào trong không gian nội thất không chỉ ở nhà hàng, mà còn xuất hiện cả trong văn phòng, triển lãm, bảo tàng, showroom (hình ảnh minh họa)
Trang 10Như vậy, ta có thể thấy mặc dù các nhà thiết kế tại Việt Nam và trên thế giới đã có những nghiên cứu ứng dụng nghệ thuật Typography vào trong thiết kế nói chung và thiết kế nội thất riêng, nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể, trực tiếp đề cập tới “vận dụng nghệ thuật Typography trong thiết
kế nội thất nhà hàng tại Việt Nam” để đưa ra những nhận định về tiêu chí thẩm mỹ, phương pháp sử dụng và thi công vào loại hình công trình này 1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu sâu về những giá trị của Typography trong thiết kếnội thất như một thành phần ngôn ngữ thiết kế cho không gian nội thất, chứkhông đơn thuần chỉ là một phạm trù trong lĩnh vực đồ họa Khi nghệ thuậtTypography chuyển hóa vào thiết kế nội thất, nó trở nên đa dạng và sinhđộng hơn rất nhiều Hiệu quả thị giác của Typography cũng không còn nằmtrên mặt phẳng hai chiều, mà đã có sự biến đổi trong không gian ba chiều,dưới nhiều góc nhìn, được thể hiện bằng nhiều chất liệu, có giá trị cho nhiềumục đích công năng khác nhau, cũng như những cách thể hiện, thi công kĩthuật theo nhiều cách khác nhau Nghệ thuật chữ trong nội thất nhà hàng thực
sự là một vấn đề có giá trị, nó cho ta thấy nếu chữ tồn tại trong nội thất nhàhàng, nó sẽ tạo ra nhiều giá trị nghệ thuật bất ngờ khiến chúng ta phải ngạcnhiên, đồng thời tác động của nó đến loại hình không gian phục vụ kinhdoanh ăn uống cũng còn nhiều giá trị tiềm ẩn chưa được khai thác hết Đồngthời, tôi mong muốn đề tài của mình sẽ góp một đề xuất mới bổ sung vàochương trình giảng dạy của chuyên ngành thiết kế nội thất những nội dung cóliên quan đến việc ứng dụng nghệ thuật chữ trong lĩnh vực thiết kế nội thất.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thấtnhà hàng
Trang 11- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá những giá trịcủa nghệ thuật Typography trong nội thất nhà hàng, đồng thời đề xuất nhữngphương pháp ứng dụng loại nghệ thuật này vào không gian nhà hàng sao chohiệu quả
+ Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lựcnghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên tôi xin nghiên cứu trong địa bàn cácnhà hàng, các chuỗi cửa hàng ăn nhanh tại khu vực Hà Nội thông qua việc đikhảo sát Bên cạnh đó, tôi có thêm một số tham khảo nguồn tư liệu về một sốnhà hàng có sử dụng nghệ thuật Typography ở các địa phương khác và cácnước trên Thế giới
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá xu hướngthiết kế nội thất nhà hàng có sử dụng nghệ thuật Typography trong khoảng 5năm trở lại đây
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát những tư liệu khoa học có liên quan đến đề tài
- Phân tích, tổng hợp và so sánh những nguồn tư liệu về các nhà sách,trung tâm văn hóa, thư viện trường, thư viện thành phố cũng như những thưviện tư nhân… , rút ra những phân tích, tổng hợp và cách thức ứng dụngnghệ thuật Typography vào nội thất nhà hàng
- Đi thực tế, điền dã để thu thập tư liệu ảnh và tư liệu thông tin từ nhữngthiết kế có thật để việc phân tích trở nên có cơ sở thực tế
1.6 Đóng góp của đề tài
Trang 12Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho những nhà thiết kế,các giảng viên, các sinh viên, những người nghiên cứu trong lĩnh vực nội thấtcũng như đồ họa
Luận văn góp thêm một cách tiếp cận, cách nhìn và đánh giá về phongcách thiết kế nội thất nhà hàng có ứng dụng nghệ thuật Typography, từ đóđưa ra những giải pháp cho các nhà thiết kế Việt Nam để vận dụng trong thực
tế trên cơ sở những sáng tạo của từng cá nhân
Luận văn có đóng góp về mặt lý luận,và có thể làm tiền đề cho nhữngnghiên cứu chi tiết và quy mô hơn sau này
1.7. Kết cấu của luận văn
Đề tài dự kiến có các phần: phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu thamkhảo và nội dung chính gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY VÀTHIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY TRONGTHIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHYTRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG TẠI VIỆT NAM
Trang 13A.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY VÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY
1.1.1 Khái niệm nghệ thuật Typography và các thuật ngữ sử dụng rongTypography
Typography là từ ghép bởi "Typo" "và graphic" để mô tả nghệ thuậtsắp đặt và kỹ thuật ghép chữ trong in ấn Về cơ bản Typography là sự kết hợpkhéo léo nghệ thuật giữa typefaces, point size, line length, leading (linespacing), letter-spacing (tracking) Nhằm đem lại cho người xem cảm giác dễđọc nhất, nổi bật nội dung, và truyền tải được ý đồ của người thiết kế tớingười đọc Nói cách khác, Typography là loại hình thiết kế lấy các chữ cáilàm đối tượng khai thác, khiến các con chữ không chỉ là công cụ truyền đạtthông tin bình thường nữa mà con mang tinh nghệ thuật cao cùng với sự thểhiện có tính khoa học
Có thể nói cách thức thể hiện một tác phẩm typography vô cùng phongphú và đa dạng, với các kĩ thuật bao gồm việc sử dụng các kiểu chữ khácnhau, các cỡ chữ to nhỏ kết hợp, sự sắp xếp vị trí, màu sắc, độ tương phảncủa các chữ cái cùng sự kết hợp với những hình ảnh, hình học, v.v… để tạo
ra một tác phẩm Typography
Trong đó, tổng hợp các Kerning tạo nên một khoảng cách trung bình giữa các đối tượng chữ cái riêng rẽ, quy định tổng thể trong cả một dòng chữ gọi là Tracking
Trang 14Ngoài ra, để hiểu sâu hơn về Typography, chúng ta cần hiểu về ba khái niệm cơ bản: Family – Họ chữ, Tyface – Mặt chữ, Font – chữ:
Family là một kiểu chữ gồm có nhiều đặc tính như: thường (Regular),
đậm (Bold), nghiêng (Italic) Có kiểu chữ in hoa (Capital), in thường và bộ
số (Lowercase figures)
Typeface là một hệ thống bao gồm các kiểu chữ, và mỗi một kiểu chữ
khác nhau là một typeface riêng biệt Ví dụ như Arial là một kiểu chữ, Gill Sans là một kiểu chữ, Adobe Caslon Pro là một kiểu chữ v.v…
Font là một kiểu chữ cho typeface Chúng ta có thể lấy ví dụ cho dễ
hiểu đó là Arial cỡ chữ 9pt là một font, Arial cỡ 12pt là một font, Arial in nghiêng (Arial Italic) là một font, v.v Mỗi sự thay đổi dù là nhỏ của typeface
là một font khác nhau
(Nguồn tổng hợp:
1/ http://idesign.vn/content/an-tuong/typography-la-gi/
2/ http://idesign.vn/content/an-tuong/kien-thuc/tim-hieu-ve-typography-1/)
1.1.2 Sự ra đời và quá trình phát triển của nghệ thuật Typography
Khái niệm về Typography đã có từ rất lâu với cách trình bày bản incủa người châu Âu hay cách viết thư pháp của người Trung Hoa Typographyxuất hiện ở nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau, từ tiếng Thái, tiếng Ả Rập,tiếng Nhật, tiếng Nga và được thiết kế những bộ font riêng tùy theo từngngôn ngữ
Loại hình nghệ thuật Typography ra đời lần đầu tiên vào thế kỷ XV tạiĐông Âu Dạng nguyên bản đầu tiên được phát minh bởi một thợ kim hoànngười Đức có tên là Johannes Gutenberg, typography mới chỉ là những conchữ bằng kim loại nhằm giúp cho việc in ấn đạt hiệu quả cao hơn Cụ thể
Trang 15hơn, những người thợ in sẽ thực hiện các thao tác sắp xếp các chữ cái dướidạng bản đúc chì vào một cái khuôn để tạo nên văn bản của một trang giấy
Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu hướng đến ứng dụng Typography
ở tại đất nước Việt Nam – nơi mà hệ chữ La tinh như tiếng Việt, tiếng Anh
và một phần ít hơn là tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi, nên tôi sẽ tập trungnghiên cứu về chữ La tinh
1.1.2.1 Bảng chữ cái (Alphabets) và sự xuất hiện của kiểu chữ La tinh
Bảng chữ cái Latin là hệ thống văn bản chính được sử dụng trong thếgiới phương Tây và được sử dụng rộng rãi nhất hệ thống chữ viết chữ cái trênthế giới Đây là hệ thống chuẩn của ngôn ngữ tiếng Anh và thường được gọiđơn giản là "bảng chữ cái" bằng tiếng Anh Nó là một bảng chữ cái có nguồngốc từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên tại Ý và đã thay đổi liên tục trongvòng 2.500 năm qua Nó có nguồn gốc trong bảng chữ cái Semitic và bảngchữ cái nhánh của nó, là Phoenician, Hy Lạp, và Etruscan Các yếu tố ngữ
âm của một số chữ cái thay đổi, một số chữ đã bị mất và đã giữ được, nhiềuloại văn bản dưới dạng viết tay cũng đã được phát triển Hai phong cách nhưvậy, chữ viết tay nhỏ và chữ viết tay in hoa được kết hợp thành một chỉnh thểvới hình thức thay thế cho các chữ cái trường hợp trước đây Do tính chất cổđiển, chữ hoa hiện đại này chỉ khác nhau chút ít so với các kiểu mẫu cổ điểntương tự của chúng Có vài biến thể tùy theo từng khu vực
Typography là một phát minh tương đối gần đây, nhằm mục đích đểkhai quật nguồn gốc của bảng chữ cái, ta sẽ cần phải đi xa hơn nhiều để quaytrở lại một khoảng thời gian 5000 năm trước, đến một thời đại cùng thời với
sự xuất hiện của nền văn minh nông nghiệp Bảng chữ cái Latin mà chúng tavẫn sử dụng ngày hôm nay được tạo ra bởi người Etruscan và La Mã, và cónguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Bảng chữ cái đó đã từng chỉ có 23 chữ cái: chữ J,
Trang 16U và W là những chữ bị khuyết Chữ J được đại diện bởi chữ I Chữ U đượcviết như chữ V, bảng chữ cái lúc này cũng chưa cần đến sự xuất hiện của chữ
W Câu chuyện của Z là đặc biệt thú vị
Trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, chữ G (một biến thể của C) đãđược thêm vào; chữ Z đã được mượn từ tiếng Hy Lạp, sau đó đã giảm đi khibảng chữ cái Latin không cần sự xuất hiện của nó – dựa trên sự lựa chọn củangười La Mã Chữ G đã tồn tại như vậy trong đội hình của bảng chữ cái, chođến thế kỷ đầu tiên của Công nguyên, khi người La Mã quyết định họ cầnvay mượn những Z cho các từ tiếng Hy Lạp sang (khi văn học Hy Lạp đnagthời kỳ thịnh) Họ đã giới thiệu lại nó trong bảng chữ cái Latin, và đặt nó ởcuối của bảng chữ cái, chữ Z vẫn tồn tại ở đó cho đến tận ngày nay đó vẫncòn cho đến ngày nay
1.1.2.2 Sự biến đổi của kiểu chữ La tinh qua các thời kỳ
Sự vận động và biến đổi của các kiểu chữ La tinh là một tiền đề tạo nên sự
đa dạng trong phong cách Typography được ứng dụng cho trang trí kiến trúc
và nội thất về sau này Tuy nhiên, lịch sử của kiến trúc và nội thất cũng tácđộng ngược trở lại đến sự phát triển của nghệ thuật Typography
- Giai đoạn khởi nguyên
Trang 171.1.3 Phân loại các kiểu Typography tiêu biểu
Có rất nhiều kiểu chữ, nhưng chúng chỉ được chia ra thành 5 nhóm chính đó là : Serif, San Serif, Monoface, Script, Fantasy Decoration
Serif là loại chữ có chân (Cambria, Adobe Caslon Pro…), ví dụ như các kiểu
chữ dưới đây
San Serif là loại chữ không chân (arial, walkway…)
Monospace: là loại chữ mà độ rộng của các con chữ là bằng nhau, nhìn
chúng ta thường có cảm giác tròn và đều (monospace, lucida… )
Trang 18Script: là dạng chữ như chữ được viết tay (Script, Palace Script … )
Fantasy Decoration: là loại chữ có hình thù đặc biệt, thường là các hình
dạng như đồ vật, con người, hoa văn, nhân vật hoạt hình ,v.v (windesign…)
(Nguồn tổng hợp: typography-1/)
http://idesign.vn/content/an-tuong/kien-thuc/tim-hieu-ve-1.1.4 Những đặc trưng tiêu biểu của Typography
Typography là nghệ thuật sắp xếp kiểu chữ, lựa chọn phong cách,khoảng cách dòng, cách bố trí và thiết kế như một phương tiện củng cố ngônngữ Có rất nhiều khía cạnh để chọn hoặc tạo ra các kiểu chữ
Dù nhà thiết kế nội thất không đi quá sâu vào quá trình tạo ra các kiểu chữnhư chuyên môn của nhà thiết kế đồ họa, nhưng khi họa sĩ nội thất vận dụngtypography như một phương tiện tạo hình trong nội thất, anh ta cũng cần phảihiểu được những cấu trúc và nguyên tắc tổ hợp cơ bản của chữ để chủ độngtrong việc đưa ra các phương án thiết kế Đôi khi, họa sĩ thiết kế còn phải
Trang 19nắm rõ được cấu trúc của chữ để sáng tạo ra các đồ nội thất mang phomdáng, hình ảnh của chữ Biết được cấu trúc của chữ là điều cần thiết để hiểuđược cách kiểu chữ khác nhau và cho phép các nhà thiết kế để đưa ra quyếtđịnh về việc chọn lựa và sử dụng vô số các kiểu chữ Dưới đây là những tổnghợp mang tính khái quát và tóm tắt về những đặc trưng tiêu biểu cần có củaTypography.
- Hệ thống nét
* Nét chính :
Stem: là nét chính của chữ, đó là những nét quan trọng nhất tạo nêncấu trúc chữ, nhằm phân biệt chữ này với chữ khác, có thể là những nét thẳnghoặc môt phần của nét cong
* Nét phụ và nét trang trí :
Trang 20Serif: là chân các con chữ, mà tuỳ từng lại chữ có và loại chữ không cóchân Chân chữ có thể ở vị trí đầu hay kết thúc của một trong những nétchính của một chữ.
Descender: là phần của con chữ ở phía dưới đường baseline nó có trong các chữ như (p,g,y,q…)
Ascender: là phần của con chữ nằm ở trên đường mean line, nó có ở trong các bộ chữ như (h,l,k,…)
Spur: là một nét nhỏ đánh kết thúc của các con chữ khác nhau
Bowl: là vòng elip hoặc các bộ phận của một hình dạng chữ
Counter: Không gian trắng bao quanh bởi một hình dạng chính của chữ,cho dù hoàn toàn hay không hoàn toàn
Extender: là các bộ phận của các chữ cái đó, hoặc kéo dài dưới đườngranh giới (baseline) gọi là descenders, hoặc phía trên đường thẳng ở giữa(mean line) gọi là ascenders
Cross bar : là nét hoặc thanh sổ ngang của các chữ như T, H, F, E, A, ZTrong tiếng Việt, xuất hiện thêm những nét tạo nên đặc trưng của phiên
âm tiếng Việt, gọi là nét dấu, nét dấu có thể nằm trên hoặc dưới chữ (hệthống dấu của thanh điệu và dấu của chữ cái)
- Hệ thống đường
Cap line: là đường thẳng thể hiện cho chiều cao của đỉnh cao nhất màchữ cái có thể tạo ra, như các chữ cái (h,t,k,l,….) Đây cũng là các đườngchặn trên đỉnh của chữ hoa
Trang 21Mean line: là đường thẳng ở giữa của một dòng chữ, có thể nói đó làchiều cao của các chữ bình thường như (a,e,r,o,….)
Baseline: là đường gốc, nó là đường thẳng nối các phần chân chữ địnhhình trên một dòng kẻ, và bất kì một chữ nào cũng nằm trên một đường gốc.Descent line: là điểm nối các điểm thấp nhất mà các chữ có thể tạo ratrên một dòng,có ở bộ chữ (p,g,y,…)
Bên cạnh nét dấu, trong tiếng Việt còn có đường dấu, nhằm xác định vịtrí của dấu đó so với chữ, dù là ở trên, hay ở dưới chữ cái
- Hệ thống thông số
X-Height: là khoảng cách giữa Mean Line và Baseline, là chiều cao cơbản của một dòng chữ X-height thường là chiều cao của một chữ thường Cap height: là khoảng cách giữa Cap line và Base line, phản ánh chiềucao cơ bản của một chữ hoa
Set Width: là thuật ngữ chỉ chiều rộng của không gian có thể đặt một con chữ khác nhau vào
Width : là thuật ngữ chỉ chiều rộng của một chữ cái
Kerning: là khoảng cách của từng con chữ đơn lẻ với nhau theo cặp,kerning làm tăng không gian dựa trên các cặp chữ Có kerning mạnh mẽ giữa
V và A, và không có kerning giữa S và T Kerning rất quan trọng và cải thiệnkhả năng đọc
(Nguồn tổng hợp :
http://hiteshpuri.blogspot.com/2009/01/elements-of-design.html
http://www.pixel77.com/typography-type-and-typefaces/ )
Trang 221.2 KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG
1.2.1 Khái niệm về nhà hàng và thiết kế nội thất nhà hàng
Một nhà hàng là một loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ẩm thực, lànơi chuẩn bị và phục vụ thức ăn và thức uống cho khách hàng để thực hiệncho mục đích thương mại
Hình thức thanh toán có thể trả trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn Các bữa
ăn thường được phục vụ và khách hàng có thể thưởng thức các mặt hàng ẩmthực tại chính nhà hàng, nhưng nhiều nhà hàng cũng cung cấp đóng gói đồ ăn
và phân phối thực phẩm đến tận tay khách hàng dựa trên các gói dịch vụ
Nhà hàng khác nhau rất nhiều về loại hình và các dịch vụ, bao gồmmột loạt các món ăn và mô hình dịch vụ khác nhau, từ các nhà hàng thức ănnhanh không tốn kém cho các cơ sở sang trọng giá cao Ở các nước phươngTây, phổ biến nhất là các nhà hàng cao cấp phục vụ đồ uống có cồn như bia
và rượu vang Một số nhà hàng phục vụ tất cả các bữa ăn chính, chẳng hạnnhư ăn sáng, ăn trưa và ăn tối (ví dụ, chuỗi thức ăn nhanh lớn, nhà hàngkhách sạn và nhà hàng sân bay) Nhà hàng khác chỉ có thể phục vụ một bữa
ăn đơn (ví dụ, một nhà làm bánh chỉ có thể phục vụ bữa ăn sáng) hoặc họ cóthể phục vụ hai bữa ăn (ví dụ, ăn trưa và ăn tối)
1.2.3 Phân loại nhà hàng
Nhà hàng có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau Tùytheo quy mô, cách tổ chức hoặc sản phẩm đặc thù của từng loại nhà hàng,dưới đây là các tiêu chí cơ bản để phân loại nhà hàng:
- Phân loại dựa trên loại đồ ăn
Loại thức ăn chính là một trong những phương thức để phân loại nhàhàng (ví dụ như đồ ăn chay, hải sản, thịt bò); đối với các nhà hàng chuyên về
Trang 23đồ ăn mặn sẽ có đặc thù hoạt động khác với nhà hàng chuyên phục vụ đồchay, các nhà hàng chuyên về thủy hải sản sẽ có đặc thù vận hành và tổ chức,quy trình chế biến khác với nhà hàng chuyên về các món ăn gia súc, gia cầm.
Từ đó sẽ dẫn đến công tác thiết kế cho từng loại nhà hàng cũng phải phù hợp
vả về công năng lẫn thẩm mỹ
- Phân loại dựa trên văn hóa ẩm thực của quốc gia và vùng lãnh thổCác loại hình ẩm thực thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thếgiới (ví dụ như Ý, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Mexico, Thái Lan),hoặc các phong cách thuộc về văn hóa ẩm thực đặc trưng theo vùng miền (ví
dụ như tapas bar, một tàu sushi, nhà hàng tastet, nhà hàng buffet hoặc mộtnhà hàng cha yum) Tại Việt Nam, các nhà hàng dân tộc và cung cấp các đồ
ăn đặc sản vùng miền và mang phong vị đặc trưng của các tỉnh – thành phốkhác nhau cũng là khá phổ biến (nhà hàng Huế, nhà hàng chè và các đồ ănSài Gòn, nhà hàng đặc sản Tây Nguyên, phở Hà Nội) Bên cạnh đó, các nhàhàng có yếu tố văn hóa nước ngoài cũng ngày càng trở nên phong phú, mangđến sự đa dạng cho thực khách tại Việt Nam (nhà hàng Mizuchi – Nhật Bản,nhà hàng Domino’s piza – Ý, nhà hàng Xing – Hồng Kông, nhà hàng TháiExpress)
Điều này đặt ra cho các nhà thiết kế bài toán về việc làm sao vận dụngcác ngôn ngữ thiết kế thổi vào không gian nội thất màu sắc đặc trưng của vănhóa, trong đó chữ có vai trò như một phương tiện hữu hiệu để nhà thiết kếtruyền tải các thông điệp cả bằng thị giác lẫn nội dung ngôn từ đến cho kháchhàng, giúp họ nhanh chóng nhận biết được đặc trưng này
- Phân loại dựa trên phương thức phục vụ của nhà hàng
Ngoài ra, nhà hàng cũng có thể được phân biệt dựa vào các yếu tố baogồm : nhu cầu ăn uống nhanh để đáp ứng công việc (thức ăn nhanh), nhu cầu