nội thất nhà hàng
2.3.1. Phương pháp về chất liệu
Chất liệu của typography diễn tả ra bên ngoài bề mặt những vật liệu riêng làm nên yếu tố đó. Nó là thứ có thể chạm được, cảm nhận và nắm bắt được. Sự chọn lựa vật liệu một cách đặc biệt cho biết đặc điểm của thiết kế chữ; bề mặt này thiết lập một quan hệ trực tiếp giữa người xem và những mảng typography. Nó không chỉ cung cấp cho sức bền môi trường và nhân trắc học khi cần thiết trong các vật dụng nội thất được thiết kế theo phom dáng của chữ, mà còn biểu hiện cá tính riêng của thiết kế. Một nhà thiết kế có thể chọn phương pháp làm việc với một tổ hợp giới hạn các chất liệu, khắc họa một cách hiệu quả những tính chất và đặc điểm của mỗi chất liệu và nhấn mạnh sự tương phản của chúng. Đây chính là phong cách thiết kế tối giản. Đặc điểm nhận dạng có thể được thấy qua cách tiếp cận giới hạn và tập trung này. Chất liệu là một yếu tố quan trọng cho việc tổ chức không gian và nó thường được dùng theo hai cách là “ốp” và “phát lộ”. “Ốp” là phương pháp lát hay phủ các bề mặt bằng một vật liệu cụ thể, trong khi “phát lộ” tận dụng chất liệu hiện hữu, duy trì và hợp nhất vào thiết kế mới. Một con chữ hoàn toàn có thể mượn chất liệu như một thứ ngôn ngữ bổ sung tuyệt vời nhằm làm tang chất cảm và sự rung động của nó dưới tác động của ánh sáng.... 2.3.2. Phương pháp về màu sắc
Màu sắc là một yếu tố bổ trợ mạnh mẽ cho typography, màu có thể khiến cho những đối tượng mà nó lấp đầy trở nên nổi bật và tạo nên sự chú ý đầu tiên ngay từ khách hàng, màu có khả năng được tri giác từ góc nhìn rất
xa và có sức ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn trong không gian. Việc sử dụng màu không nhất thiết phải luôn rực rỡ hay tương phản mạnh là tạo ra hiệu quả thẩm mỹ. Quan trọng hơn, màu phải được sử dụng sao cho chuẩn xác, phù hợp với tính chất của chữ, rộng hơn là phù hợp với đặc thù của công trình nhà hàng. Ví dụ, một nhà hàng ăn chay không thể sử dụng màu sắc trong thiết kế chữ quá lòe loẹt, hay một nhà hàng cho đối tượng khách hàng trẻ nên sử dụng những gam màu tươi tắn, năng động hoặc tạo sự tương phản.
Màu có thể bổ trợ cho nhau nếu biết cách, nhưng cũng có thể trở nên rối loạn và triệ tiêu lẫn nhau nếu tham lam. Việc sử dụng màu trong thiết kế typography phải được chú ý trong mối quan hệ với không gian xung quanh sao cho hài hòa, cân bằng về thị giác, có ý đồ rõ ràng và có điểm nhấn. Có nhiều cách để vận dụng hòa sắc trong thiết kế chữ: hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh, hòa sắc trung tính, hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng, hòa sắc nhã....Các hòa sắc khác nhau có thể đi theo màu của hệ thông nhận diện thương hiệu, hoặc dựa trên nhận diện thương hiệu phát triển ra một cách hợp lý, cũng có thể nhằm mục đích tạo ra cảm xúc cho khách hàng dựa trên phân loại đặc trưng của nhà hàng. Ví dụ....
2.3.3. Phương pháp về ánh sáng
Ánh sáng sẽ làm không gian được biểu hiện trong cảm nhận thị giác và tạo thành hình khối. Dù là ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, chúng đều có khả năng khắc họa nên các vật thể hay không gian, chỉ dẫn phương hướng và hỗ trợ sự hiểu biết về công trình. Ánh sáng là một yếu tố nền tảng và những tính chất vật lý hỗ trợ thị giác của nó có thể ảnh hưởng đến sự trải nghiệm công trình. Trong không gian nội thất nhà hàng cũng vậy, việc tập trung ánh sang vào những mảng trang trí typography khiến chúng hiện lên như những tác phẩm nghệ thuật đang được tôn vinh. Giống như những bức tranh treo tường luôn cần nhận được ánh sáng cục bộ của hệ thống đèn chiếu rọi, qua đó,
chúng được nhận diện mạnh mẽ hơn và gây chú ý từ người xem. Nhà thiết kế cần chú ý đến những khu vực có chữ để thiết kế hệ thống đèn cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chí trên.
Bên cạnh đó, chữ cũng có thể chính là đèn, hoặc là một phần của đèn. Điều này càng khiến chữ trở nên huyền ảo và có sức thuyết phục mạnh mẽ, bởi ánh sáng thực chính là thứ ngôn ngữ kỳ diệu nhất của không gian, mà hội họa hay đồ họa in ấn chỉ có thể mô phỏng qua mặt phẳng 2D. Dưới các dạng khác nhau, chữ có thể tồn tại dưới dạng bóng đen bị ngược sang trên nền ánh sáng (xem hình....trang...), có thể là khối bao bọc quanh ánh sáng tạo nên một hình chữ phát sáng (xem hình....trang....), có thể là chính ánh sáng tạo nên hình của chữ chiếu rọi lên các bề mặt khi có một lượng ánh sáng xuyên qua một mảng khoét tạo hình các con chữ (xem hình...trang). Chữ và ánh sáng đi cùng nhau có thể có hai dạng tồn tại, một là ánh sáng công năng, hai là ánh sáng trang trí. (xem hình...trang....)
2.3.4. Phương pháp kết hợp đồ nội thất với Typography
Một đồ vật hay nhiều đồ vật có thể tạo ra sự tập trung vào một không gian, phân bố hay lôi kéo sự di chuyển, tạo ra nhịp điệu hay sự cân bằng cho không gian, và định hướng cả về mặt thị giác cũng như vật lý. Các đồ vật có thể là các đồ trang trí nghệ thuật nhỏ hay các cụm đồ đạc gia nội thất hoặc là những cấu trúc xây dựng lớn. Một đồ vật khi được dùng ở một tỉ lệ đặc biệt có thể trở thành yếu tố tổ hợp chủ đạo của một không gian. Thay vì chỉ nhằm phục vụ cho việc sắp đặt không gian, đồ vật này còn có thể điều khiển chính không gian đó. Trong thiết kế cửa hàng, những đặc điểm phong cách của một đồ vật có thể truyền tải một thông tin nhận dạng có một mối liên hệ với các mặt hàng thực phẩm được kinh doanh. Những đặc điểm lạ lùng và khác thường của các đồ vật được thiết kế đặc biệt có thể phản ánh phong cách sống mà sản phẩm hướng tới. Do đó, khi muốn nhấn mạnh xu hướng vận
dụng typhography trong nội thất, nhà thiết kế hoàn toàn có thể coi cách biến hóa các con chữ vào trong hình dáng của đồ đạc là một gợi ý hay. Điều này sẽ tạo nên sự ngạc nhiên thích thú cho thực khách khi họ thấy sự độc đáo khác lạ mà các đồ vật được cách điệu từ chữ mang lại. Ví dụ, những hàng ghế được thiết kế từ những con chữ đi kèm với những bộ đèn mô phỏng dáng của những dấu chấm hỏi đã tạo nên một ấn tượng thích thú và đặc biệt (xem hình...trang....)
Đồ vật làm sẵn có thể tạo nên sự ngạc nhiên và sự quan tâm khi nó được mang đi khỏi bối cảnh ban đầu và đặt vào những không gian không quen thuộc. Mặc dù có một thực tế là các nghệ sỹ thể nghiệm đã sử dụng những đồ vật hoàn toàn gắn với không gian có ý tưởng ban đầu trong mối liê hệ chặt chẽ với đồ vật đó, đặc biệt là những sản phẩm thiết kế mang phong cách typography, thì giải pháp này vẫn là một việc làm khiêu khích và đầy thách thức đối với một nhà thiết kế nhằm tái định vị những món đồ đã có công năng sử dụng và nội dung xác định trong một môi trường khác.
Tỷ lệ cũng là một xem xét rất quan trọng khi thiết kế nội thất. Nếu một vật thể quá nhỏ, nó có thể bị biến mất, nếu quá lớn nó sẽ lấn át mọi thứ. Mọi ấn tượng thị giác về chữ có thể sẽ bị phá vỡ nếu tỷ lệ của đồ vật quá nhỏ, nhưng nếu đồ vật đó quá to, nó sẽ tranh chấp với những mảng typography quan trọng hơn ở những khu vực khác với vai trò là phần chính trong bố cục tổng thể của không gian nội thất.
2.3.5. Phương pháp tạo hiệu quả không gian của Typography
2.3.7. Phương pháp phối hợp công năng sử dụng với Typography
Tiểu kết chương 2