Ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG (Trang 35 - 41)

2.2.1. Các phương tiện tạo hình của Typography trong thiết kế nội thất nhà hàng 2.2.1.1. Tỷ lệ - kích cỡ 2.2.1.2. Bố cục – khoảng cách 2.2.1.3. Tạo hình – phông chữ 2.2.1.4. Mặt phẳng – khối 2.2.1.5. Bề mặt – hiệu ứng

2.2.2. Các tiêu chí ứng dụng nghệ thuật Typography trong thiết kế của nhà hàng.

2.2.2.1. Yêu cầu của chủ nhà hàng

Thiết kế nội thất là một thành phần thiết yếu của xây dựng và công việc này luôn đòi hỏi sự tương tác trực tiếp giữa nhà thiết kế với các khách hàng ở các giai đoạn khác nhau. Các doanh nghiệp và các nhà thiết kế phải đảm bảo rằng dịch vụ khách hàng được triển khai dựa trên cơ sở xuất phát từ chính những mong muốn của người khách đó. Đối với các dự án thiết kế nhà hàng, khách hàng có rất nhiều yêu cầu để thể hiện được hình ảnh riêng biệt

của họ, định hướng và sản phẩm mà họ kinh doanh, thông điệp mà họ muốn truyền tải tới thực khách, những phân khúc thị trường mà họ nhắm tới. Khi người chủ đầu tư cảm thấy những ý kiến của mình được nhà thiết kế tôn trọng, lắng nghe và có những giải pháp cụ thể để chuyển hóa thành các phương án thiết kế, họ sẽ sẵn sàng hơn để đầu tư vào việc trang trí nội thất sao cho hấp dẫn cho dù đó là nhà riêng của họ hoặc sử dụng thương mại, do đó khách hàng hài lòng là quan trọng hàng đầu trong kinh doanh thiết kế.

Việc vận dụng chữ ra sao trong thiết kế nhà hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu mong muốn của chủ đầu tư là một không gian có chất bụi, mang màu sắc đường phố, tự do và khoáng đạt, nhà thiết kế có thể vận dụng typography theo phong cách của graffiti (xem hình....trang...Typograf.), nếu chủ đầu tư muốn xây dựng một tổ hợp nhà hàng ăn nhanh với không gian hiện đại, đơn giản và có tình công nghiệp, các nhà thiết kế có thể lựa chọn những loại font chữ như Geometric Sans – loại hình học không chânđể tạo nên cảm giác sáng sủa, khách quan, hiện đại, phổ quát (xem

hình...trang....Lotteria).

Do đó, trước khi một dự án thiết kế nội thất nhà hàng được thực hiện, công ty ký kết hợp đồng cần phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng sẽ giúp nó xác định các yêu cầu chính xác của khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ cho phép các công ty hoặc các nhà thiết kế trong việc xác định những kiểu chữ và cách chuyển hóa chữ vào trong không gian được đánh giá cao bởi các khách hàng, để họ có thể lựa chọn các kiểu Typography sao cho phù hợp với style mà khách hàng muốn hướng đến để đưa vào bản vẽ thiết kế của mình.

Khi hoàn tất việc thiết kế, nhà thiết kế cần hiểu chính xác những gì khách hàng muốn, mà có thể được thực hiện thông qua các cuộc họp duyệt lại. Nhà thiết kế có thể cho khách hàng xem bất kỳ chi tiết nào trong việc lựa chọn các mẫu chữ, hình thức typography sẽ thi công và các cách kết hợp, bố

cục của chúng trong không gian để giả định và tham khảo ý kiến khách hàng sau đó loại bỏ tất cả sự mơ hồ.

Nhằm đảm bảo việc sử dụng typography đạt hiệu quả tốt hơn trong không gian nhà hàng này, các nhà thiết kế cần có sự tương tác trao đổi với với chủ đầu tư. Nên có những sự đối thoại cởi mở giữa các nhà thiết kế và các chủ nhà hàng, để nhà thiết kế có thể thuyết phục giúp họ hiểu hơn về những giải pháp và chính kiến riêng của nhà thiết kế về việc sử dụng Typography phù hợp.

2.2.2.2. Đối tượng khách hàng của nhà hàng.

Mỗi một nhà hàng có một đối tượng khách hàng riêng, nếu nhà thiết kế chi hoàn toàn dựa trên ý kiến của chủ đầu tư thì đôi khi việc thiết kế và lựa chọn các loại Typography trong không gian cũng sẽ khó lòng đạt hiệu quả. Nếu đó là một không gian nhà hàng, café dành cho giới trẻ, việc đưa ra các giải pháp Typography đa dạng, nhiều màu sắc, bắt mắt và tổ hợp đan xen trong không gian sẽ gây được hứng thú cho họ (xem hình....trang....). Nhưng nếu thiết kế một không gian sang trọng, thanh lịch và đối tượng khách hàng là những người trung tuổi trở lên, họ cần một nơi để thong thả cùng bạn bè, người thân thưởng thức những món ăn và thư giãn nhẹ nhàng vào các buổi tối hay những dịp cuối tuần, việc lựa chọn các loại chữ quá nhiều kiểu font, typeface, kích cỡ, màu sắc, quá bắt mắt và tương phản có thể gây tác dụng ngược và khiến những đối tượng khách hàng này không hứng thú. Với những nhà hàng hướng đến phục vụ những đối tượng thực khách như thế, kiểu chữ cũng cần hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, thống nhất và chắt lọc về typeface, kích cỡ, màu sắc vừa phải, cách thức hiển thị trong không gian (xem

Do đó, phân khúc thị trường của nhà hàng cũng là một yếu tố cũng hết sức quan trọng mà nhà thiết kế cần quan tâm để có thể vận dụng Typography sao cho phù hợp, để tạo nên phong cách đặc trưng của nhà hàng gắn với nhu cầu, thị hiếu, tâm lý của từng loại đối tượng khách hàng nằm trong định hướng kinh doanh của nhà hàng đó. Và việc mà nhà thiết kế cần phải làm là cho chủ đầu tư thấy, đối tượng khách hàng của nhà hàng của họ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến việc nhà thiết kế nội thất đưa ra các giải pháp vận dụng Typography cho nhà hàng.

2.2.2.3. Nhận diện thương hiệu của nhà hàng

Để lựa chọn được những kiểu typography phù hợp và đắt giá cho nội thất của nhà hàng, nhà thiết kế nội thất phải hiểu được thương hiệu của nhà hàng, đồng thời phải hiểu sâu sắc những sản phẩm mà nhà thiết kế đồ họa đã tạo ra cho thương hiệu đó, trong đó,một yếu tố quan trọng hàng đầu đó chính là hệ thống nhận diện thương hiệu, nơi mà typography đóng vai trò như một hạt nhân trung tâm của toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu đó. Tại sao vậy?

Một thương hiệu giúp cho khách hàng có được hình dung khái quát về những mục tiêu mà nhà hàng đó muốn hướng tới giữa sự cạnh tranh khốc liệt của vô số các nhà hàng khác. Nó định hình hình ảnh nhà hàng trong mắt thực khách khi đặt lên bàn cân với các đối thủ cạnh tranh. Khi đạt hiệu quả tốt, hình ảnh thương hiệu (bao gồm hệ thống nhận diện thông qua cả đồ họa và nội thất) sẽ mang lại tín hiệu thị giác ấn tượng và đầy cảm xúc cho khách hàng tiềm năng, khiến họ phải nhớ đến hình ảnh của nhà hàng . Chủ sở hữu nhà hàng có thể làm mới cho thương hiệu của mình nhờ tập trung vào những điều khách hàng yêu nhất, giống như các loại thực phẩm đã nổi bật với những menu đã đi vào tiềm thức của thực khách. Phát triển thương hiệu thành công là một quá trình đưa bản sắc của thương hiệu vào tất cả các khía cạnh của kinh doanh. Một thương hiệu mạnh sẽ tạo ra dấu ấn, cá tính và nét đặc biệt

cho các nhà hàng, thậm chí là cả một chuỗi nhà hàng trên toàn cầu. Một thương hiệu đủ ấn tượng có thể thúc đẩy sự công nhận tên tuổi và tạo ra một kỳ vọng cho những trải nghiệm ẩm thực đủ để thu hút những khách hàng tiềm năng. Các hình ảnh và phong cách đặc trưng mang bản sắc riêng được áp dụng cho không chỉ các phương thức tiếp thị như các trang web, tạp chí, quảng cáo mà còn đi vào trong thiết kế nội thất.

Để góp phần làm được những điều kể trên, trong quá trình thiết kế, họa sĩ nội thất sẽ phải quan tâm đến tất cả mọi thứ có liên quan đến thương hiệu nhà hàng, chúng sẽ phải có sự tương tác một cách tích cực với khách hàng, từ những đồ dùng vật dụng nhỏ có typography được đan cài khéo léo đến cách thức thiết kế các hệ thống tủ kệ, từ những vách ngăn và những chiếc gối nho nhỏ có in dấu typography đặc trưng, từ hình ảnh những con chữ con số nằm trên những chiếc đèn cho đến các khối chữ cắt từ các chất liệu khác nhau. Nếu phong cách của nhà hàng là cổ điển, thanh lịch, hệ thống kiểu chữ trong bộ nhận diện của một nhà hàng mang phong cách chữ Roman để gợi cảm giác cổ điển của những món ăn châu Âu, rõ ràng hệ thống typography xuất hiện trong nội thất cũng phải có sự đồng bộ và nhất quán. Sẽ là không hợp lý nếu một font chữ Arial hiện đại xuất hiện một cách lạc lõng giữa không gian, điều đó sẽ là một sự thất bại trong xây dựng thương hiệu cũng như trong công tác thiết kế, nếu họa sĩ thiết kế nội thất không hiểu được những gì mà nhà thiết kế đồ họa muốn truyền tải cũng như chủ đầu tư mong muốn thể hiện cho hình ảnh nhà hàng của mình.

Như vậy, lúc này người làm thiết kế nội thất phải hình dung mình ở trong vị trí của chính người chủ nhà hàng, đồng thời đặt mình vào vị trí của nhà thiết kế đồ họa để nắm bắt được những ý đồ nghệ thuật mà anh ta đã đưa vào trong sản phẩm thiết kế của mình, từ đó người họa sĩ nội thất mơi có thể ứng dụng linh hoạt lên không gian nội thất. Chính vì vậy, đôi khi việc duyệt

và chỉnh sửa bản vẽ cũng cần có cả sự tham gia của các nhà thiết kế đồ họa hoặc chính tác giả của bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng, nhằm để đạt được sự thống nhất cao ở cả ba phương diện: mong muốn của chủ đầu tư – giải pháp thiết kế nội thất – sự trợ lực của Typography và các yếu tố đồ họa đi kèm được sử dụng trong không gian nội thất nhà hàng.

2.2.2.4. Kiến trúc hiện trạng của nhà hàng

Trước khi đưa ra các giải pháp về việc bố cục và tổ hợp chữ trong nội thất của một nhà hàng, nhà thiết kế cần hiểu rõ về kiến trúc hiện trạng của không gian. Việc hiểu không gian sẽ giúp họa sĩ nội thất đưa ra được những quyết định đúng đắn về: góc nhìn, tỷ lệ, vật liệu phù hợp, màu sắc cho chữ. Nhà thiết kế cần phải thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa đặc điểm kiến trúc trên hiện trạng công trình và việc vận dụng typography ra sao trong không gian nhà hàng.

Theo ý kiến của nhà thiết kế Edith Wharton & Ogden Codman Jr:

“Phòng ốc có thể được trang trí theo hai cách: bằng cách dùng phương pháp trang hoàng bề mặt hoàn toàn độc lập với kết cấu hoặc bằng phương tiện của những đặc điểm kiến trúc là thành phần tạo nên thực thể công trình, trong cũng như ngoài nhà”. Ý kiến trên cũng đưa đến cho ta hai góc nhìn,

một là hệ thống typography được trang trí độc lập và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố kết cấu công tình kiến trúc, nhưng vẫn phải đảm bảo sự thống nhất trong một tổng thể. Hai là trang trí typography có mượn các yếu tố có sẵn của kiến trúc để tạo những trang trí lạ mắt và độc đáo, ví dụ khi các chữ đều nương theo hệ thống tường, cột... để tạo ảo giác liền mạch cho chữ (xem

hình...trang...)

Dựa trên những đặc điểm phân loại của nhà hàng, ta có thể sử dụng typography sao cho phù hợp....

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TYPOGRAPHY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ HÀNG (Trang 35 - 41)