Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Công nghệ phổ thông. Giúp giáo viên định hướng phương pháp dạy học đạt hiệu quả, tổ chức dạy học bằng các hoạt động tích cực. Bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn về cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong,...
Trang 1ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I MỤC TIÊU
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:
1 Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
2 Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
II PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Cấu trúc nội dung bài 20 gồm ba mục, nhưng có 4 nội dung chính là:
- Sơ lược lịch sử phát triển của ĐCĐT;
- Khái niệm về ĐCĐT;
- Phân loại ĐCĐT;
- Cấu tạo chung của ĐCĐT.
Căn cứ theo mục tiêu, trọng tâm của bài 20 là 3 nội dung sau Với nội dung đầu tiên, GV có thể sưu tầm thêm các thông tin về động cơ cũng như cá nhân các nhà sáng chế ra loại động cơ nêu trong bài để tăng tính phong phú và hấp dẫn.
GV cần lưu ý tuy nội dung mục “III - Cấu tạo chung của ĐCĐT” được trình bày ngắn gọn nhưng mục này lại là trọng tâm nhất nên phải dành lượng thời gian đủ để giảng dạy mục này.
III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương tiện dạy học
Tuỳ điều kiện cụ thể, GV cần chuẩn bị một hoặc nhiều loại phương tiện sau đây:
- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên giấy khổ lớn hình 20.1 hoặc bản trong hình 20.1 và máy chiếu Overhead.
- Mô hình động cơ 4 kì.
Trang 2Ngoài ra, nên sử dụng cả tranh giáo khoa hình 22.1 hoặc nếu có băng hình hoặc phần mềm dạy học về hình ảnh một số loại động cơ thì chuẩn bị cả phương tiện trình chiếu (đầu Video, tivi hoặc máy vi tính và máy chiếu Projector).
a) Về khái niệm và phân loại động cơ đốt trong
Mục này nêu định nghĩa và việc phân loại ĐCĐT GV nên lưu ý:
* Về định nghĩa ĐCĐT: Động cơ có nhiều loại như động cơ điện là loại máy
biến điện năng thành cơ năng, động cơ nhiệt là loại máy biến nhiệt năng thành
cơ năng Động cơ nhiệt được chia ra hai loại chính: động cơ hơi nước và ĐCĐT.
* Về phân loại ĐCĐT: việc phân loại phải dựa theo dấu hiệu đặc trưng qui
ước, với ĐCĐT có rất nhiều dấu hiệu để phân loại Ví dụ:
- Theo nhiên liệu, chia ra các loại: động cơ xăng, động cơ diezen và động
- Theo số xilanh, chia ra động cơ 1 xilanh và động cơ nhiều xilanh.
- Theo cách bố trí xilanh hoặc dãy xilanh, chia ra các loại xilanh đặt đứng, xilanh đặt nằm ngang, xilanh đặt hình chữ V, hình sao v.v
- Theo vận tốc pit-tông, chia ra các loại động cơ thấp tốc, trung bình và cao tốc.
Trang 3- Theo cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ phận sinh công, chia ra các loại: động cơ pit-tông, động cơ tua-bin khí, động cơ phản lực Động cơ pit-tông lại chia ra hai loại: động cơ pit-tông chuyển động tịnh tiến và động cơ pit-tông chuyển động quay (do Phêlic Vanken - kĩ sư người Đức - chế tạo năm 1957 nên còn gọi là động cơ Vanken)
Trong các loại trên, những loại động cơ pit-tông chuyển động tịnh tiến, dùng nhiên liệu xăng hoặc diezen là loại phổ biến nhất Do vậy trong chương trình này chỉ đề cập tới loại ĐCĐT kiểu pit-tông chuyển động tịnh tiến, 4 kì hoặc 2 kì và dùng nhiên liệu xăng hoặc diezen Sau này nói ĐCĐT (hoặc động cơ) nghĩa là chỉ nói tới những loại động cơ này.
b) Về cấu tạo chung của động cơ đốt trong
Mục này giới thiệu tên gọi các bộ phận chính của ĐCĐT Ngoài thân máy
và nắp máy, ĐCĐT có cấu tạo gồm 2 cơ cấu và 4 hoặc 5 hệ thống tuỳ theo loại dùng nhiên liệu xăng hoặc diezen.
Giáo viên sử dụng hình 20.1 để giới thiệu cấu tạo chung của ĐCĐT (lưu ý đây là cấu tạo động cơ xăng 4 kì) Có thể vận dụng phép suy luận lôgic, khi giới thiệu từng cơ cấu, hệ thống của động cơ, GV giải thích vai trò của chúng để HS hiểu rõ tại sao động cơ lại phải có những cơ cấu, hệ thống đó Xin gợi ý một vài giải thích về vai trò của các cơ cấu và hệ thống sau:
- Trong quá trình động cơ làm việc cần phải thay đổi khí trong xi lanh động cơ, xilanh có giai đoạn cần được bao kín để phục vụ quá trình nén và cháy, giãn nở, có gia đoạn cần được mở thông để phục vụ quá trình nạp và thải khí Như vậy, nắp máy hoặc xilanh phải có cửa và cửa này phải có bộ phận đóng
mở Bộ phận đóng mở này phải được điều khiển sao cho phù hợp với yêu cầu làm việc của động cơ Toàn bộ các bộ phận đóng mở cửa nạp, thải và bộ phận điều khiển chúng được gọi là cơ cấu phân phối khí.
Kết luận: Vậy ĐCĐT phải có cơ cấu phân phối khí.
- Trong quá trình động cơ làm việc, một số chi tiết có một phần bề mặt tiếp xúc với nhau có chuyển dịch tương đối với nhau (được gọi là bề mặt ma sát) tạo nên ma sát gây mài mòn và tiêu tốn công có ích của động cơ Để khắc
Trang 4phục hậu quả này cần phải bôi trơn cho các bề mặt ma sát đó Vì vậy động cơ phải có bộ phận đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát và bộ phận này được gọi là hệ thống bôi trơn.
Kết luận: Vậy ĐCĐT phải có hệ thống bôi trơn.
- Trong quá trình động cơ làm việc, không phải toàn bộ nhiệt lượng do khí cháy sinh ra đều biến thành cơ năng mà có một phần truyền vào các chi tiết bao quanh buồng cháy của động cơ khiến động cơ bị nóng lên Nhiệt độ động cơ cao quá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng làm việc và độ bền của động cơ Vì vậy động cơ cần có bộ phận làm mát và bộ phận này được gọi là hệ thống làm mát
Kết luận: Vậy ĐCĐT phải có hệ thống làm mát.
- Để động cơ làm việc được cần phải cấp nhiên liệu và không khí cho nó theo một lưu lượng, tỉ lệ thích hợp, theo qui cách và thời điểm thích hợp Bộ phận thực hiện nhiệm vụ này được gọi là hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
Kết luận: Vậy ĐCĐT phải có hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
- Trong động cơ xăng, hoà khí không tự bốc cháy mà cần được mồi lửa châm cháy Bộ phận làm nhiệm vụ châm cháy hoà khí trong động cơ xăng được gọi là hệ thống đánh lửa v.v
Kết luận: Vậy ĐCĐT phải có hệ thống đánh lửa.
Với cách dẫn dắt như vậy, HS không bị buộc phải nhớ một cách máy móc rằng động cơ phải có cơ cấu, hệ thống nào mà hiểu được rằng tại sao động cơ lại
có và phải có những cơ cấu, hệ thống đó và hiểu luôn được nhiệm vụ của các cơ cấu, hệ thống đó.
IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Đặt vấn đề
Đây là bài mở đầu phần ĐCĐT, để tạo hứng thú học tập cho HS, ngoài các thông tin đã trình bày trong SGK, GV nên:
Trang 5- Gợi ý HS nêu những phương tiện, thiết bị phổ biến ở địa phương như: máy xay xát, máy bơm nước, đầu tầu hoả, xe công nông v.v
- Nêu một vài số liệu về sản xuất, tiêu dùng xe máy, ô tô trong nước hoặc
ở địa phương (số liệu này GV có thể thu thập qua các tài liệu hoặc phương tiện thông tin đại chúng).
- Giúp HS hiểu được: trong sản xuất và đời sống, con người cần phải đi lại, vận chuyển hàng hóa, xây dựng các công trình , phương tiện, thiết bị phục
vụ trong các lĩnh vực này chủ yếu sử dụng nguồn động lực là ĐCĐT
Thông qua sự phân tích trên, HS thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu được của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống, biết được vị trí của ngành công nghiệp chế tạo ĐCĐT trong nền kinh tế quốc dân; tầm quan trọng của công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề về ĐCĐT Nhờ vậy, HS thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập về ĐCĐT, từ đó sẽ có thái độ ham thích môn học và có thể định hướng được nghề nghiệp cho mình sau này.
2 Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Tìm hiểu sơ lược về lịch sử
phát triển ĐCĐT:
- GV kể một vài mẩu chuyện liên quan đến
lịch sử phát triển ĐCĐT
- GV kể thêm thông tin về các nhà sáng chế
ra những loại động cơ đầu tiên trên thế giới
- GV chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo
luận, ghi tên gọi những phương tiện, thiết bị
có sử dụng ĐCĐT làm nguồn động lực và
cử một đại diện báo cáo kết quả
- GV nêu khái quát vai trò và vị trí của
ĐCĐT trong sản xuất và đời sống Có thể
- 1877, Nicôla Aogut Ôttô và Lăng ghen chếtạo động cơ 4 kì chạy bằng khí than
- 1985 Gôlip Đemlơ chế tạo động cơ xăng
- 1897 Ruđônphơ Saclơ Sređiêng Điêzen chếtạo động cơ điêzen
- Ngày nay, tổng năng lượng do ĐCĐT tạo
ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nănglượng được sử dụng trên toàn thế giới nênĐCĐT có vị trí, vai trò quan trọng trong tất
Trang 6+ ĐCĐT biến nhiệt năng thành điện
năng hay cơ năng ?
+ Nhiệt năng ở ĐCĐT được tạo ra bằng
cách nào ?
Trên cơ sở đó, GV giúp HS hiểu rõ 2 ý:
- ĐCĐT là một loại động cơ nhiệt: biến
nhiệt năng thành cơ năng
- Quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến
nhiệt năng thành cơ năng diễn ra ngay trong
buồng công tác (xilanh) của động cơ
* Tìm hiểu về phân loại:
GV có thể sử dụng tranh vẽ để giới thiệu sơ
lược về động cơ tua bin và động cơ phản
+ Theo số hành trình của pit-tông trong mộtchu trình làm việc, có các loại : động cơ 4 kì
và động cơ 2 kì
Hoạt động 3 Tìm hiểu cấu tạo chung của
ĐCĐT:
- Ngoài giới thiệu tên gọi các cơ cấu và hệ
thống, để HS thấy được nhiệm vụ, vai trò
của mỗi cơ cấu, hệ thống, GV nên gợi ý
bằng cách đề nghị HS trả lời các câu hỏi
III - CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐCĐT
Cấu tạo của động cơ đốt trong gồm 2 cơ cấu
và 4 hệ thống chính sau:
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền;
- Cơ cấu phân phối khí;
Trang 73 Hướng dẫn tự học
a) Hướng dẫn đọc hình vẽ:
Lưu ý HS khi đọc hình 20.1 cần liên hệ với chú thích và phân biệt các chi
tiết nào thì thuộc cơ cấu, hệ thống nào
b) Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK:
1 Trình bày khái niệm và phân loại ĐCĐT Như trong SGK
Yêu cầu HS ôn bài theo câu hỏi và đọc hình 20.1.
4 Thông tin bổ sung: Sơ lược về động cơ tua bin khí và động cơ phản lực
Để hỗ trợ GV giảng dạy mục phân loại ĐCĐT của bài 20, ở đây xin giới thiệu sơ qua về loại động cơ tua bin khí và động cơ phản lực
Trong tua bin khí (hình 3.1), việc đốt cháy nhiên liệu được thực hiện trong buồng cháy 1 Máy nén khí 4 (lắp trên trục tua bin) cung cấp khí nén vào buồng cháy, nhiên liệu phun vào buồng cháy nhờ bơm cao áp 5 và được xé tơi nhờ vòi phun Sản vật cháy qua các lỗ phun 2 đi vào các cánh bánh công tác của tua bin
3 để giãn nở và sinh công.
Do chỉ có các chi tiết quay tròn nên tua bin khí có thể làm việc được ở tốc
độ cao Ngoài ra, các cánh của tua bin có thể lợi dụng triệt để năng lượng của khí nóng Nhược điểm chính của tua bin là hiệu suất thấp và các cánh của tua bin phải làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao nên phải sử dụng vật liệu chịu nhiệt tốt.
Tua bin khí được dùng làm thiết bị phụ của động cơ pit-tông (dùng khí xả làm quay tua bin để dẫn động máy nén khí nhằm tăng áp cho động cơ) và động
cơ phản lực.
Trang 8Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lí của tua bin khí
1 Buồng cháy; 2 Lỗ phun; 3 Tua bin; 4 Máy nén; 5 Bơm nhiên liệu
Trong động cơ phản lực dùng chất ôxy hoá thể lỏng (hình 3.2), nhiên liệu
và chất ôxy hoá thể lỏng từ thùng chứa 1 và 2 được các bơm 3 cấp cho buồng cháy 4 Sản vật cháy giãn nở trong ống phun 5 và phun ra môi trường với tốc độ lớn Lưu động của dòng khí ra khỏi các ống phun là nguyên nhân sản sinh phản lực (lực kéo) của động cơ.
Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lí động cơ phản lực dùng nhiên liệu và chất ôxy hoá thể lỏng
1 Thùng chứa nhiên liệu; 2 Bình chứa chất ôxy hoá; 3 Bơm;
4 Buồng cháy; 5 Miệng phun phản lực
Hình 3.3 giới thiệu sơ đồ động cơ phản lực dùng chất ôxy hoá thể khí (không khí) Đặc điểm chính của động cơ phản lực là lực kéo hầu như không phụ thuộc vào tốc độ của thiết bị phản lực, còn công suất của động cơ tỉ lệ thuận với tốc độ không khí vào máy, tức là tốc độ chuyển động của thiết bị phản lực.
Trang 9Đặc điểm này được sử dụng trong động cơ tua bin phản lực của máy bay Nhược điểm chính của động cơ phản lực là hiệu suất tương đối thấp
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lí động cơ phản lực dùng nhiên liệu
và chất ôxy hoá thể khí
1 Máy nén; 2 Vòi phun nhiên liệu; 3 Buồng cháy;
4 Tua bin; 5 Miệng phun phản lực BÀI 21 NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
(2 tiết)
I MỤC TIÊU
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:
1 Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.
2 Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
II PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài 21 có 3 nội dung chính là:
- Một số khái niệm cơ bản về ĐCĐT;
- Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì;
- Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì;
trong đó trọng tâm là một số khái niệm cơ bản, nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì và nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì Toàn bộ bài 21 được dạy trong hai tiết, nên phân bổ như sau:
- Tiết 1:
Bài 21 - Nguyên lí làm việc động cơ đốt trong
Trang 10I - Một số khái niệm cơ bản.
II - Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
1 Nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì.
- Tiết 2:
2 Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì.
III - Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.
1 Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.
2 Nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2 kì.
III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương tiện dạy học
Tuỳ điều kiện cụ thể, GV cần chuẩn bị một hoặc một số loại phương tiện sau đây:
- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên giấy khổ lớn các hình 21.1, 21.2, 21.3
và 21.4; hoặc bản trong các hình này và máy chiếu Overhead; hoặc đĩa hình, băng hình sử dụng đầu VIDEO và ti vi; hoặc máy vi tính và máy chiếu Projector Riêng trường hợp sử dụng phần mềm dạy học soạn trên máy vi tính, nên tăng cường chuẩn bị các hoạt hình động hoặc đoạn phim để mô tả diễn biến các hoạt động theo nội dung của bài.
- Mô hình động cơ 4 kì và mô hình động cơ 2 kì loại 3 cửa khí.
- Ngoài ra, GV nên nghiên cứu để vẽ sơ đồ nguyên lí động cơ 4 kì và 2 kì lên bảng sao cho đơn giản, chính xác và HS có thể vẽ theo được.
* Về một số khái niệm cơ bản
Trang 11Mục “Một số khái niệm cơ bản” trình bày 8 khái niệm không chỉ nhằm phục
vụ cho riêng bài 21 Nhìn chung các khái niệm không khó nhưng để giúp HS hiểu khái niệm một cách nhanh và chắc, GV nên sử dụng kết hợp hình vẽ và các câu hỏi dẫn dắt một cách lôgic Ở đây GV cần lưu ý về cách xác định điểm chết của pit- tông: có thể chọn tâm chốt pit-tông hoặc gờ đỉnh pit-tông Trong nội dung các khái niệm cơ bản, người ta lấy gờ đỉnh pit-tông khi pit-tông đổi chiều chuyển động là vị trí điểm chết.
* Về nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì
Do điều kiện thời gian hạn chế và nguyên lí làm việc của hai loại động cơ xăng và diezen 4 kì có nhiều điểm tương đồng nên SGK chỉ tập trung giới thiệu nguyên lí làm việc của động cơ diezen 4 kì Vì vậy, GV nên tập trung vào nguyên
lí làm việc của động cơ diezen 4 kì, còn nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì,
GV có thể yêu cầu HS tự tìm hiểu và trình bày
Nhìn chung, kiến thức mục này không khó, GV chỉ cần giúp HS hiểu được trong một kì thì:
- Pit-tông đi từ đâu đến đâu và để làm gì;
- Xupap nào đóng, xupap nào mở và để làm gì;
- Diễn biến của khí trong xilanh như thế nào, nhiệt độ và áp suất trong các kì như thế nào;
- Động cơ nạp cái gì và thải cái gì;
- Kì nào sinh công, các kì còn lại lấy công ở đâu v.v
Trong mục này, nhằm giảm tải kiến thức nên không nêu chỉ số về nhiệt độ và
áp suất trong xilanh nhưng GV vẫn nên nêu chỉ số trong mỗi kì để HS hiểu bài và
có cơ sở để sau này hiểu được cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhiệm
vụ của hệ thống làm mát v.v
Chú ý: Nếu GV vẽ sơ đồ nguyên lí của động cơ lên bảng hoặc cho HS vẽ vào
vở cần lưu ý mấy điểm sau:
- Để hình “cân đối” nên chọn chiều dài xilanh lớn gấp đôi đường kính xilanh.
- Vị trí của pittông và của chốt khuỷu phải tương ứng nhau, hành trình S phải bằng đường kính vòng tròn quĩ đạo của chốt khuỷu Tránh trường hợp chốt khuỷu
Trang 12ở ĐCT thì pittông đội vào nắp máy hoặc chốt khuỷu ở ĐCD thì pittông lọt vào cacte.
* Về nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì
Tương tự như phần nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì, phần này trong SGK chỉ tập trung giới thiệu nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì
So với phần trước, việc tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì gặp khó khăn hơn do diễn biến mỗi kì rất phức tạp, bao gồm nhiều quá trình đan xen, kế tiếp nhau Bên cạnh đó, việc tìm hiểu nguyên lí không chỉ xét ở trong xilanh mà còn ở cả trong cacte nữa Do vậy GV nên trình bày kĩ từng giai đoạn tương ứng với
vị trí của pit-tông đón hoặc mở một cửa khí nào đó.
- Cũng nên chú ý là loại động cơ 2 kì xét trong bài là loại nén khí nạp trong cacte nên có thể coi cacte như một máy nén khí Do vậy, quá trình nạp của động cơ là quá trình khí quét đi vào xilanh chứ không phải là quá trình nạp hoà khí vào cacte.
Chú ý: Nếu GV vẽ sơ đồ nguyên lí của động cơ 2 kì lên bảng, ngoài các lưu ý như khi vẽ sơ đồ nguyên lí động cơ 4 kì, GV cần lưu ý thêm: phải đảm bảo sao cho khi pittông ở ĐCT thì đáy pittông phải mở và chỉ mở cửa nạp, còn khi pittông ở ĐCD thì đỉnh pittông phải mở và chỉ mở cả cửa quét lẫn cửa thải; cửa thải phải đặt cao hơn cửa quét (khoảng 1/2 chiều rộng của cửa).
IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Đặt vấn đề
Xét chung trong phần ĐCĐT thì trọng tâm bài 21 là nguyên lí làm việc của động cơ nhưng để nghiên cứu được nguyên lí làm việc thì HS phải hiểu được các khái niệm và thuật ngữ cơ bản về ĐCĐT Do đó, khi giảng dạy nội dung các khái niệm cơ bản, GV cần lưu ý HS và giúp HS hiểu được các khái niệm và thuật ngữ cơ bản này
Có thể thu hút sự chú ý của HS bằng một số câu hỏi như:
- Nói xe máy 70 hay 100 phân khối là nói về cái gì ?
- Người ta nói ô tô này “ba chấm”, ô tô kia “hai chấm” là nói về cái gì ?
2 Tổ chức hoạt động dạy – học
Trang 13Hoạt động dạy học Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm cơ
- Ngoài câu hỏi đã cho trong SGK, GV nên
đặt thêm các câu hỏi khác Chẳng hạn:
+ Ở điểm chết nào thì pittông cách xa
(hoặc gần) tâm trục khuỷu nhất ?
+ Khi pittông dịch chuyển được một hành
trình thì trục khuỷu quay được bao nhiêu độ ?
+ Hành trình S của pittông lớn gấp bao nhiêu
lần bán kính quay (R) của trục khuỷu ?
- Nếu có mô hình (hoặc phần mềm trên máy
vi tính), GV cho mô hình hoạt động và đề
nghị HS nhận xét sự chuyển động của
pittông, vị trí gần nhất và xa nhất của pittông
so với tâm trục khuỷu Thông qua đó HS có
thể tự rút ra kết luận về điểm chết, ĐCT,
ĐCD và hành trình của pittông
* Tìm hiểu khái niệm về các thể tích trong
xilanh và tỉ số nén của động cơ:
- GV sử dụng tranh vẽ hình 21.1 và gợi ý để
HS phát biểu khái niệm về các thể tích của
xilanh và tỉ số nén của động cơ
- Ngoài câu hỏi đã cho trong SGK, GV nên
đặt thêm các câu hỏi khác Chẳng hạn:
+ Không gian bên trong xilanh được giới
hạn bởi những chi tiết nào ?
+ Ba thể tích nói trên có mối quan hệ gì với
nhau?
+ Hãy lập công thức tính thể tích công tác khi
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Điểm chết của pit-tông
Điểm chết là vị trí của pit-tông mà tại đópit-tông đổi chiều chuyển động Có 2 loạiđiểm chết :
- Điểm chết trên (ĐCT) là điểm chết màpit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất
- Điểm chết dưới (ĐCD) là điểm chết màpit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất
2 Hành trình pit-tông (S)
Hành trình pit-tông là quãng đường pittông
di chuyển giữa 2 điểm chết
Khi pit-tông chuyển dịch được một hànhtrình thì trục khuỷu sẽ quay được một góc
180o Như vậy nếu gọi R là bán kính quay
4 Thể tích toàn phần (Vtp) (cm 3 hoặc lít)
Thể tích toàn phần Vtp là thể tích xilanhkhi pit-tông ở ĐCD
5 Thể tích công tác (Vct) (cm 3 hoặc lít)
Thể tích công tác Vct là thể tích xilanh giớihạn bởi hai điểm chết
Như vậy : Vct = Vtp + VbcNếu gọi D là đường kính xilanh thì:
Trang 14biết đường kính của xilanh bằng D và hành
trình của pittông bằng S.
- Nếu có mô hình (hoặc mô hình động biểu
diễn trên máy vi tính), GV cho mô hình hoạt
động và đề nghị HS nhận xét sự thay đổi của
thể tích xilanh Cho pittông ở các vị trí ĐCT,
ĐCD để HS thấy được thể tích nhỏ nhất và lớn
nhất của xilanh Đồng thời đề nghị HS phát
biểu các thể tích buồng cháy và thể tích toàn
phần là thể tích được giới hạn bởi những chi
tiết nào, khi pittông ở vị trí nào
Trong hoạt động này, GV có thể cung cấp
thêm cho HS thông tin: trong thực tế thường
nói xe máy có dung tích 70 phân khối, 110
phân khối, đó là nói thể tích công tác của
động cơ
Cuối cùng GV nhắc lại khái niệm về các
thể tích xilanh và tỉ số nén của động cơ
* Tìm hiểu khái niệm về chu trình và kì
làm việc của động cơ:
- GV cần làm rõ mấy ý sau:
+ Khi động cơ làm việc, trong xilanh diễn
ra các quá trình nạp, nén, cháy – giãn nở và
thải, 4 quá trình này cứ lặp đi lặp lại có tính
chu kì
+ Chu trình làm việc của động cơ là tổng
của 4 quá trình trên, tính từ khi bắt đầu quá
trình nạp cho tới khi kết thúc quá trình thải
+ Chu trình làm việc của cả hai loại động
cơ 2 kì và 4 kì đều có bốn quá trình chính là
nạp, nén, cháy – giãn nở và thải Tránh để HS
hiểu lầm rằng chu trình làm việc của động cơ
có = 6 10, còn động cơ điêzen có =
15 21)
7 Chu trình làm việc của động cơ
Khi động cơ làm việc, bên trong xilanhdiễn ra lần lượt các quá trình : nạp, nén,cháy - giãn nở và thải, tổng hợp cả bốn quátrình ấy được gọi là chu trình làm việc củađộng cơ
8 Kì
Kì là một phần của chu trình diễn ra trongthời gian một hành trình của pit-tông.Động cơ 4 kì là loại động cơ mà một chutrình làm việc được thực hiện trong 4 hànhtrình của pit-tông
Động cơ 2 kì là loại động cơ mà một chutrình làm việc được thực hiện trong 2 hànhtrình của pit-tông
Trang 15- Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Trong một chu trình làm việc của động
cơ 4 kì thì pittông dịch chuyển được mấy
hành trình ?
+ Sự khác nhau giữa “hành trình” và “kì” là
gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của động cơ điezen 4 kì
- GV sử dụng các hình vẽ trên hình 21.2 để
hướng dẫn HS nghiên cứu nguyên lí làm việc
của động cơ Trước hết GV nên giới thiệu hoặc
yêu cầu HS chỉ ra các chi tiết chính của động
cơ trên hình vẽ
- Khi giảng nguyên lí làm việc của động cơ,
GV nên thống nhất trình tự nghiên cứu ở các
kì: pittông đi từ đâu đến đâu, xupap nào đóng
(mở), pittông chuyển động nhờ cái gì (khí
trong xilanh hay trục khuỷu), khi chuyển
động thì tạo ra hiện tượng gì, kết quả như thế
nào v.v Để tăng tính hoạt động tích cực cho
HS, trong hoạt động này GV nên đặt ra một
số câu hỏi để phát vấn HS Ngoài các câu hỏi
có trong SGK, xin gợi ý một số câu hỏi dưới
đây:
+ Ở hành trình này pittông đi lên hay đi
xuống ? Tại sao (hoặc để làm gì)? Do cái gì
tác động ?
+ Ở hành trình này xupap nào đóng, xupap
nào mở? Để làm gì ?
+ Tại sao kì 3 lại được gọi là kì sinh công ?
+ Trong các kì còn lại, pittông chuyển động
được là nhờ công ở đâu ?
Cuối cùng GV có thể củng cố kiến thức
trọng tâm bằng cách nêu hoặc yêu cầu lần lượt
mỗi HS trình bày nguyên lí làm việc của một
II NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG
- Cuối kì nén, vòi phun phun một lượngnhiên liệu điêzen vào buồng cháy
Lực đẩy của khí cháy tác dụng vào pit-tông
Trang 16kì được truyền qua thanh truyền tới trục khuỷu
để làm quay trục khuỷu Vì vậy, kì này cònđược gọi là kì sinh công
Khi pit-tông đi đến ĐCT, xupap thải đóng,xupap nạp lại mở, trong xilanh lại diễn ra
kì 1 của chu trình mới
Thực tế, để nạp được nhiều hơn và thảiđược sạch hơn, các xupap được bố trí mởsớm và đóng muộn hơn; để quá trình cháy
- giãn nở diễn ra tốt hơn, vòi phun cũngđược bố trí phun sớm, ở cuối kì nén, trướckhi pit-tông đến ĐCT
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của động cơ xăng 4 kì
- Ở hoạt động này, trước hết GV có thể trình
bày vắn tắt nguyên lí làm việc của động cơ
xăng 4 kì Sau đó nên sử dụng một số câu hỏi
để thông qua câu trả lời HS sẽ thấy được sự
giống và khác nhau về nguyên lí làm việc của
2 loại động cơ, nhất là sự khác nhau giữa
chúng
- Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Hãy trình bày nguyên lí làm việc của
động cơ xăng 4 kì
+ Nguyên lí làm việc của hai loại động cơ
giống nhau ở những điểm nào ?
+ Khí nạp vào xilanh của động cơ điezen và
- Trong kì nạp : khí nạp vào xilanh củađộng cơ điêzen là không khí còn ở động cơxăng là hoà khí (hỗn hợp xăng và khôngkhí) Hoà khí này được tạo bởi bộ chế hoàkhí lắp trên đường ống nạp
- Cuối kì nén, ở động cơ điêzen diễn ra sựphun nhiên liệu còn ở động cơ xăng thìbugi bật tia lửa điện để châm cháy hoà khí
Trang 17+ Nhiên liệu hoặc hòa khí ở hai loại động
cơ được châm cháy bằng cách nào ?
- Cuối cùng GV nhấn mạnh sự khác biệt về
nguyên lí làm việc của hai loại động cơ
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của động cơ xăng 2 kì:
* Tìm hiểu cấu tạo của động cơ xăng 2 kì:
- GV sử dụng hình 21.3 để giới thiệu cấu tạo
của động cơ 2 kì Nhấn mạnh một số điểm:
+ Động cơ không dùng xupap, pittông làm
thêm nhiệm vụ đóng, mở các cửa quét, nạp và
thải
+ Hòa khí đưa vào xilanh phải có áp suất
cao nên trước đó chúng được nạp và nén
trong cacte
- Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ So với động cơ 4 kì, cấu tạo của động 2 kì
đơn giản hơn hay phức tạp hơn ? Tại sao ?
+ Việc đóng mở các cửa khí ở động cơ 2 kì
nhờ chi tiết nào ?
* Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của động
cơ xăng 2 kì:
- GV sử dụng các hình vẽ trên hình 21.4 để
làm rõ từng giai đoạn: cháy - giãn nở, thải tự
do, quét - thải khí, lọt khí và giai đoạn nén và
cháy Sau đó GV có thể gợi ý HS nhận xét về
chu trình làm việc của động cơ 2 kì với nội
dung tương tự nhận xét về động cơ 4 kì đã
xét
- Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Tại sao giai đoạn piston dịch chuyển từ
đến lại được gọi là giai đoạn ?
+ Tại sao khí quét đưa vào xilanh lại phải
III NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG
CƠ 2 KÌ
1 Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì
Cấu tạo động cơ 2 kì đơn giản hơn động cơ
4 kì Hình 21.3 giới thiệu sơ đồ cấu tạo củađộng cơ xăng 2 kì loại 3 cửa khí (nạp,quét, thải) Động cơ không dùng xupap,pit-tông làm thêm nhiệm vụ của van trượt
để đóng, mở các cửa Hoà khí đưa vàoxilanh phải có áp suất cao nên trước khivào xilanh chúng được nén trong cacte
2 Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì
a) Kì 1 : Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD,trong xilanh diễn ra các quá trình cháy -giãn nở, thải tự do và quét - thải khí Diễnbiến cụ thể như sau :
- Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT Khí cháy có ápsuất cao giãn nở đẩy pit-tông 2 đi xuốnglàm quay trục khuỷu sinh công Quá trìnhcháy - giãn nở kết thúc khi pit-tông bắt đầu
- Từ khi pit-tông mở cửa quét (cửa thảivẫn đang mở) cho đến khi tới ĐCD, hoàkhí có áp suất cao (được gọi là khí quét) từcacte, qua đường thông và cửa quét đi vào
Trang 18có áp suất cao hơn áp suất khí trời?
- GV nên lưu ý rằng chu trình làm việc của
động cơ xăng 2 kì cũng gồm 4 quá trình
chính là nạp, nén, cháy – giãn nở và thải
nhưng các quá trình này không tách bạch rõ
như ở động cơ 4 kì, diễn biến các quá trình
xảy ra trong xilanh ở động cơ 2 kì rất phức
tạp, phụ thuộc vào hướng dịch chuyển và vị
trí của pittông ứng với các cửa khí Do vậy,
mặc dù HS đã được học nguyên lí làm việc
của động cơ 4 kì nhưng ở mục này GV vẫn
cần phải giảng kĩ để HS hiểu được bài
- GV cũng cần lưu ý HS rằng đối với động cơ
2 kì loại 3 cửa khí này thì phía dưới pit-tông
và cacte đóng vai trò như một máy nén khí
Quá trình nạp của động cơ là quá trình hoà
khí qua cửa 9 đi vào xilanh
- Cuối cùng GV tóm tắt nội dung chính
nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì
xilanh, đẩy khí thải trong xilanh qua cửathải ra ngoài Giai đoạn này được gọi làgiai đoạn quét - thải khí
Đồng thời, từ khi đáy pit-tông đóng cửanạp cho đến khi pit-tông tới ĐCD, hoà khítrong cacte được nén nên áp suất và nhiệt
độ của chúng tăng lên Pit-tông được bố tríđóng cửa nạp trước khi mở cửa quét, vì thếkhi pit-tông mở cửa quét, hoà khí trongcacte đã có áp suất cao
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của động cơ diezen 2 kì
- Ở hoạt động này, trước hết GV có thể trình
bày vắn tắt nguyên lí làm việc của động cơ
diezen 2 kì Sau đó nên sử dụng một số câu
hỏi để thông qua câu trả lời HS sẽ thấy được
sự giống và khác nhau về nguyên lí làm việc
của 2 loại động cơ, nhất là sự khác nhau giữa
chúng
- Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Hãy trình bày nguyên lí làm việc của
động cơ diezen 2 kì
+ Khí nạp vào xilanh của động cơ điezen là
gì ?
+ Nhiên liệu được phun vào xilanh khi
2 Nguyên lí làm việc của động cơ diezen
2 kì
Nguyên lí làm việc của động cơ diezen 2
kì cũng tương tự như động cơ xăng 2 kì,chỉ khác ở 2 điểm sau :
- Trong kì nạp : khí nạp vào cácte củađộng cơ điêzen là không khí
- Cuối kì nén, vòi phun phun nhiên liệuvào buồng cháy, nhiên liệu hoà trộn vớikhí nén tạo thành hoà khí Với nhiệt độ và
áp suất trong xilanh cao, hoà khí tự bốccháy
Trang 19Lưu ý HS khi đọc các hình trong bài 21 cần liên hệ với chú thích và liên
hệ với khái niệm hoặc nguyên lí làm việc (Lưu ý: hình 21.4 trong SGK vẽ vị trí
ĐCT và ĐCD chưa được chính xác, GV nên đính chính lại: vị trí điểm chết là
đường gióng ngang với gờ đỉnh pittông ở hình 21.4a và 21.4d)
b) Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK:
1 Hãy nêu các khái niệm : điểm chết, hành
trình, thể tích công tác và chu trình làm việc
của động cơ đốt trong
3 Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ
c) Bài tập về nhà :
GV có thể giao cho HS chuẩn bị kĩ nội dung trả lời câu hỏi số 2 và 5 trong SGK và tìm hiểu thực tế xem có bao nhiêu loại dung tích xe máy.
4 Thông tin bổ sung
Về định nghĩa điểm chết của pit-tông, trong các tài liệu kĩ thuật hiện nay
có nhiều cách phát biểu khác nhau Ví dụ:
Trang 20- Điểm chết là vị trí của tông mà tại đó dù tác dụng một lực nào lên tông cũng không làm cho trục khuỷu quay
- Điểm chết là vị trí của pit-tông mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động.
- Điểm chết là vị trí của pit-tông mà tại đó tâm chốt pit-tông, tâm chốt khuỷu và tâm cổ trục nằm trên một đường thẳng
- Điểm chết là vị trí của pit-tông mà tại đó đường tâm thanh truyền nằm trong mặt phẳng đường tâm trục khuỷu
CHƯƠNG VI
CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
BÀI 22 THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
(1 tiết)
I MỤC TIÊU
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:
1 Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
2 Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.
II PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Trang 21Cấu trúc nội dung bài 22 gồm ba mục có vị trí như nhau nhằm giới thiệu 3 nội dung sau:
- Nhiệm vụ của thân máy và nắp máy;
- Một số thuật ngữ: thân máy, nắp máy, thân xilanh, cacte hoặc hộp trục khuỷu;
- Đặc điểm cấu tạo của thân máy (chủ yếu là của thân xilanh) và nắp máy Với cấu trúc bài này, GV cần lưu ý:
- Cấu trúc bài riêng về thân máy và nắp máy khác với SGK cũ (phần thân máy và nắp máy được gọi là phần tĩnh của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền).
- Nội dung trình bày trong SGK khá ngắn gọn, nếu GV không mở rộng thêm kiến thức thì có thể thừa thời gian Trong trường hợp này có thể bố trí một bài kiểm tra 15 phút
III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương tiện dạy học
Tuỳ điều kiện cụ thể, GV cần chuẩn bị một hoặc nhiều loại phương tiện sau đây:
- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên giấy khổ lớn hình 22.1, 22.2 và 22.3 hoặc tài nguyên (bản trong, băng hình, đĩa hình, phần mềm) và phương tiện trình chiếu (máy chiếu Overhead, máy chiếu Projector, đầu video và tivi).
- Mô hình động cơ 4 kì (loại làm mát bằng nước) và mô hình động cơ 2 kì (loại làm mát bằng không khí).
- Một số vật thật có kích thước và trọng lượng thích hợp (ví dụ thân máy
và nắp máy của xe máy)
Ngoài ra, GV có thể vẽ hình đơn giản như hình 3.4 để giới thiệu cấu tạo chung.
Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo thân máy, nắp máy
1 Nắp máy ;
2 Thân xilanh ;
Trang 223 Nửa trên cacte ;
4 Nửa dưới cacte.
2 Phương pháp dạy học
Nội dung bài 22 chủ yếu là kiến thức về nhiệm vụ và đặc điểm cấu tạo khái quát của thân máy và nắp máy động cơ Do vậy, GV nên sử dụng phối hợp các PPDH và hình thức tổ chức dạy học thích hợp như PPDH trực quan, đàm thoại nêu vấn đề, diễn giảng, để tổ chức, gợi ý, dẫn dắt HS trong quá trình nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức Trong quá trình dạy học bài 22, GV nên lưu ý rằng kiến thức bài này khá đơn giản nhưng vẫn cần giải thích rõ cho HS hiểu được cấu tạo của thân máy và nắp máy rất phong phú, đa dạng do chúng phụ thuộc vào kiểu, loại, công suất, chức năng của mỗi loại động cơ.
IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Đặt vấn đề
Bài 20 đã nêu cấu tạo chung của ĐCĐT gồm 2 cơ cấu và 4 hoặc 5 hệ thống Do vậy, khi dạy bài này, GV cần giúp HS hiểu được rằng các cơ cấu và
hệ thống nói trên có cấu tạo khá độc lập với nhau và phải có một bộ phận chung
để lắp ráp, bố trí chúng Bộ phận chung này được coi như khung, xương của động cơ, là phần hoàn toàn cố định của động cơ, được gọi là thân máy và nắp máy
2 Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về thân
máy và nắp máy.
- GV sử dụng tranh hình 22.1 hoặc mô hình
yêu cầu HS nhận biết và giới thiệu các phần
chính của thân máy và nắp máy
- Trong hoạt động này GV nên nhấn mạnh
mấy ý sau:
+ Thân máy và nắp máy là “khung,
I – GIỚI THIỆU CHUNGThân máy và nắp máy là những chi tiết cốđịnh, dùng để lắp các cơ cấu và hệ thốngcủa động cơ
Cấu tạo của thân máy rất đa dạng tuỳ thuộcmỗi loại động cơ Thân máy có thể được chếtạo liền khối hoặc gồm một số phần lắpghép với nhau bằng bulông hoặc gugiông
Trang 23xương” để lắp tất cả các cơ cấu và hệ thống
của động cơ
+ Thân máy và nắp máy là 2 khối riêng
nhưng thân máy có thể liền hoặc gồm nhiều
phần ghép với nhau
- Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Tại sao nói thân máy và nắp máy là
“khung, xương” của động cơ ? (Vì tất cả
các cơ cấu và hệ thống của động cơ được
lắp trên đó)
+ Trên hình 22.1 SGK thì xilanh và trục
khuỷu được lắp ở phần nào ? (Xilanh được
lắp ở phần thân xilanh còn trục khuỷu được
lắp ở phần cacte)
(hình 3.4) Trong thân máy, phần để lắpxilanh gọi là thân xilanh, phần để lắp trụckhuỷu được gọi là cacte hoặc hộp trụckhuỷu Cacte cũng có thể chế tạo liền khốihoặc chia làm hai nửa: nửa trên và nửa dưới
Ở một số loại động cơ, nửa trên của cacteđược làm liền với thân xilanh Ở động cơ xemáy, cacte được chia thành 2 nửa theo mặtphẳng vuông góc với trục khuỷu của độngcơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của thân
máy
- GV sử dụng hình 22.2 yêu cầu HS nhận biết
và giới thiệu hai loại thân máy động cơ làm
mát bằng nước và bằng không khí Trong hoạt
động này GV cần giúp HS hiểu được ngoài
nhiệm vụ dùng để lắp xilanh, thân xilanh còn
có nhiệm vụ làm mát Chính vì vậy trên thân
xilanh có cấu tạo áo nước hoặc cánh tản nhiệt
Vùng cần làm mát nhất là vùng bao quanh
buồng cháy nên cacte không có bộ phận làm
mát
- Có thể sử dụng các câu hỏi sau:
+ Động cơ xe máy thường làm mát
bằng gì ? Tại sao có thể nói như vậy ?
(Bằng không khí Vì bên ngoài thân xilanh
(và cả nắp xilanh) có các cánh tản nhiệt)
+ Tại sao trên cacte lại không có áo nước
hoặc cánh tản nhiệt ? (Vì cacte ở xa buồng
cháy nên nhiệt độ của nó không cao đến
- Thân xilanh của động cơ làm mát bằngnước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát,khoang này được gọi là "áo nước"
- Thân xilanh của động cơ làm mát bằngkhông khí có đúc các cánh tản nhiệt
Xilanh được lắp trong thân xilanh, códạng hình ống, mặt trụ bên trong được giacông có độ chính xác cao Xilanh có thểđược làm rời (hình 22.2b, d) hoặc đúc liềnvới thân xilanh (hình 22.2a, c)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của nắp III - NẮP MÁY
Trang 24- Trước hết GV cần giúp HS hiểu được:
+ Nhiệm vụ chính của nắp máy là cùng
với xilanh và đỉnh pittông tạo thành buồng
cháy của động cơ
nắp máy của động cơ làm mát bằng nước
- Có thể sử dụng các câu hỏi sau:
+ Tại sao trên nắp máy cũng phải có bộ
phận làm mát ? (Vì nắp máy là một trong
những phần tạo thành buồng cháy động cơ
Do vậy khi động cơ làm việc, nhiệt độ của
nắp máy rất cao)
+ Dựa vào dấu hiệu nào mà nói nắp máy
trên hình 22.3 là nắp máy của động cơ
xăng? (Vì trên đó có lỗ lắp bugi)
1 Nhiệm vụ
- Nắp máy (còn gọi là nắp xilanh) cùng vớixilanh và đỉnh pit-tông tạo thành buồngcháy của động cơ
- Nắp máy còn dùng để lắp các chi tiết vàcụm chi tiết như bugi hoặc vòi phun, một sốchi tiết của cơ cấu phân phối khí ; để bố trícác đường ống nạp - thải, áo nước làm máthoặc cánh tản nhiệt v.v
2 Cấu tạo
Cấu tạo của nắp máy tuỳ thuộc vào việc lắpđặt, bố trí các chi tiết và cụm chi tiết trênnó
- Nắp máy động cơ làm mát bằng nước,dùng cơ cấu phân phối khí xupap treo cócấu tạo khá phức tạp (hình 22.3) do phải cấutạo áo nước làm mát, cấu tạo đường ốngnạp, thải và lỗ lắp các xupap v.v
- Nắp máy động cơ làm mát bằng không khí,dùng cơ cấu phân phối khí xupap đặt hoặcđộng cơ 2 kì thường có cấu tạo đơn giảnhơn
3 Hướng dẫn tự học
a) Hướng dẫn đọc hình vẽ:
Lưu ý HS khi đọc các hình trong bài 22 cần liên hệ với chú thích và liên
hệ với khái niệm hoặc nguyên lí làm việc
b) Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK:
1 Trình bày nhiệm vụ của thân máy và
nắp máy
Như trong SGK
2 Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo
thân xilanh của động cơ làm mát bằng
nước và bằng không khí ?
Thân xilanh động cơ làm mát bằng nước thì cócấu tạo áo nước còn động cơ làm mát bằngkhông khí thì có cánh tản nhiệt
3 Tại sao không dùng áo nước hoặc cánh
tản nhiệt để làm mát ở cacte ?
Vì cacte xa buồng cháy nên nhiệt độ của cactechưa cao đến mức cần phải làm mát như thân
Trang 25Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:
1 Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
2 Đọc được sơ đồ cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
II PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Cấu trúc nội dung bài 23 gồm 4 mục nhưng trọng tâm là 3 mục sau: tông, thành tuyền và trục khuỷu
Với cấu trúc bài này, GV cần lưu ý:
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có 3 nhóm chi tiết chính là nhóm tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu, trong đó pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu là các chi tiết chính của mỗi nhóm.
- Do cơ cấu có nhiều chi tiết nhưng thời gian dành cho giảng dạy chỉ có 1 tiết nên nội dung bài chỉ tập trung giới thiệu nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết chính
III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương tiện dạy học
- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ các hình 23.1, 23.2, 23.3 và 23.4 trên giấy khổ lớn.
- Mô hình động cơ đốt trong 2 kì hoặc 4 kì.
Trang 26- Phần mềm mô phỏng các loại pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu (có thể khai thác trên mạng internet) và phương tiện trình chiếu.
- Ngoài ra, trong điều kiện có thể (hiện nay hầu khắp các trường ở các địa phương đều có thể thực hiện được) GV nên chuẩn bị hoặc yêu cầu HS sưu tầm, mua sắm các chi tiết pit-tông, thành truyền, trục khuỷu, xecmăng, cũ (của xe máy hoặc động cơ cỡ nhỏ) không còn sử dụng được để làm đồ dùng dạy học.
Nếu không có các loại phương tiện dạy học kể trên, GV cần luyện cách vẽ hình trên bảng sao cho chính xác, nhanh và đẹp.
IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Đặt vấn đề
Mục giới thiệu chung có thể được xem như là phần đặt vấn đề của bài dạy,
GV nên giới thiệu sơ lược để HS hiểu được cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được cấu tạo bởi nhiều nhóm chi tiết khác nhau, thường được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm có một chi tiết chính Đó là:
- Nhóm pit-tông có các chi tiết: pit-tông (chi tiết chính của nhóm), xecmăng, chốt, chốt pit-tông và khoá hãm chốt pit-tông.
- Nhóm thanh truyền có các chi tiết: thanh truyền (chi tiết chính của nhóm), bulông thanh truyền và bạc lót hoặc vòng bi.
- Nhóm trục khuỷu có các chi tiết: trục khuỷu (chi tiết chính của nhóm), bạc lót hoặc vòng bi, các phớt, vòng chặn,
2 Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Tìm hiểu pittông II - PIT-TÔNG
Trang 27- Sau khi trình bày nhiệm vụ của pittông,
GV sử dụng hình 23.1 và 23.2 giới thiệu cấu
tạo của pittông Để giúp HS biết được đặc
điểm cấu tạo của pittông, GV có thể sử dụng
các câu hỏi:
+ Đỉnh piston có nhiệm vụ gì ? Đỉnh
piston có mấy dạng ? (Tương tự nhiệm vụ
của pittông, được nêu trong SGK Có 3
dạng: bằng, lồi, lõm)
+ Đầu pittông có nhiệm vụ gì ? (Đầu
pittông có nhiệm vụ bao kín buồng cháy (vì
thế trên đầu pittông có các rãnh lắp
xecmăng))
+ Thân pittông có nhiệm vụ gì ? (Thân
pittông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông
chuyển động trong xilanh và liên kết với
thanh truyền để truyền lực)
1 Nhiệm vụ
Pit-tông có nhiệm vụ cùng với xilanh và nắpmáy tạo thành không gian làm việc; nhậnlực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trụckhuỷu để sinh công và nhận lực từ trụckhuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén
và thải khí
2 Cấu tạo
Pit-tông có dạng như cái cốc úp, được chialàm 3 phần chính : đỉnh, đầu và thân (hình23.1)
- Đỉnh pit-tông có 3 dạng (hình 23.2) : đỉnhbằng, đỉnh lồi và đỉnh lõm
- Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăngkhí và xecmăng dầu Xecmăng dầu được lắp
ở phía dưới Đáy rãnh lắp xecmăng dầu cókhoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong đểthoát dầu
- Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng chopit-tông chuyển động trong xilanh và liênkết với thanh truyền để truyền lực Trênthân pit-tông có lỗ ngang để lắp chốt pit-tông
Hoạt động 2: Tìm hiểu thanh truyền
- Sau khi trình bày nhiệm vụ của thanh
truyền, GV sử dụng hình 23.3 hoặc mô
hình, vật thật để giới thiệu cấu tạo của thanh
truyền Trong hoạt động này GV cần giúp
HS hiểu được nhiệm vụ của thanh truyền,
biết được hình dạng cơ bản của đầu nhỏ,
đầu to và thân thanh truyền
- Có thể đặt câu hỏi:
+ Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh
truyền lại phải lắp bạc lót hoặc ổ bi ?
+ Tại sao tiết diện ngang thanh truyền
III - THANH TRUYỀN
1 Nhiệm vụ
Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lựcgiữa pit-tông và trục khuỷu, biến chuyểnđộng tịnh tiến của pit-tông thành chuyểnđộng quay của trục khuỷu và ngược lại
Trang 28lại thường có dạng hình chữ I ? thường có tiết diện ngang hình chữ I
- Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu,
có thể làm liền khối hoặc cắt làm hai nửa,một nửa liền với thân thanh truyền, nửa rời
6 được gọi là nắp đầu to thanh truyền, đượclắp với nửa liền bằng các bulông 8
Bên trong đầu nhỏ và đầu to thanh truyền cólắp bạc lót hoặc ổ bi Riêng với đầu tothanh truyền loại cắt làm hai nửa chỉ dùngbạc lót và bạc lót 5 cũng được cắt làm hainửa tương ứng
Hoạt động 3: Tìm hiểu trục khuỷu
Sau khi trình bày nhiệm vụ của trục
khuỷu, GV sử dụng hình 23.4 hoặc mô hình,
vật thật để giới thiệu cấu tạo của trục khuỷu
Trong hoạt động này GV cần giúp HS hiểu
được nhiệm vụ của trục khuỷu, biết được
cấu tạo cơ bản của trục khuỷu gồm cổ
khuỷu, chốt khuỷu và má khuỷu; động cơ
nhiều xilanh thì trục khuỷu có nhiều cổ
khuỷu, nhiều chốt khuỷu và nhiều má
khuỷu
- Có thể đặt câu hỏi:
+ Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để
làm gì ?
+ Trục khuỷu động cơ xe máy 1 xilanh có
mấy cổ trục, má khuỷu và mấy chốt khuỷu ?
IV - TRỤC KHUỶU
1 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của trục khuỷu là nhận lực
từ thanh truyền để tạo mô men quay kéomáy công tác Ngoài ra nó còn làm nhiệm
vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống củađộng cơ
2 Cấu tạo
Cấu tạo trục khuỷu (hình 23.4) tuỳ thuộcvào loại và kích cỡ của động cơ, ngoàiphần đầu và đuôi trục, phần thân của trụckhuỷu gồm các chi tiết chính sau :
- Cổ khuỷu 3 được dùng làm trục quay của
Trang 29Đuôi trục khuỷu 6 được cấu tạo để lắp bánh
đà, cơ cấu truyền động tới máy công tác
3 Hướng dẫn tự học
a) Hướng dẫn đọc hình vẽ:
Lưu ý HS khi đọc các hình trong bài 23 cần liên hệ với chú thích và liên
hệ với khái niệm hoặc nguyên lí làm việc
b) Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK:
Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền
lại phải lắp bạc lót hoặc ổ bi ?
Vì trong quá trình động cơ làm việc, chốt tông và chốt khuỷu có chuyển động quay trongđầu nhỏ và đầu to Lắp bạc lót hoặc ổ bi nhằmgiảm lực ma sát và sự mài mòn các bề mặt masát đó
pit-Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm
gì ?
oCs thể giải thích đơn giản: Vì so với đường tâm
cổ trục (cũng là đường tâm trục khuỷu) thì chốtkhuỷu và đầu to thanh truyền bị lệch tâm vớibán kính R Khi trục khuỷu quay, các bộ phậnnày sinh lực quán tính li tâm gây tải trọng tácdụng lên cổ trục và ổ đỡ Đối trọng có tác dụngcân bằng lực quán tính của các bộ phận đó
1 Trình bày nhiệm vụ của pit-tông, thanh
3 Tại sao không làm pit-tông vừa khít với
xilanh để không phải sử dụng xecmăng ?
Pit-tông thường làm bằng hợp kim nhôm có hệ
số giãn nở lớn, khi làm việc lại tiếp xúc với khícháy nên có nhiệt độ cao Do vậy nếu làm vừakhít với xilanh thì dễ bị bó kẹt
Trang 30(1 tiết)
I MỤC TIÊU
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:
1 Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí
2 Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap
II PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài 24 có 2 mục lớn nhưng gồm 4 nội dung chính là:
- Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí (CCPPK);
- Phân loại CCPPK;
- Cấu tạo của CCPPK loại dùng xupap;
- Nguyên lí làm việc chung của CCPPK loại dùng xupap.
Theo mục tiêu của bài, ngoài nội dung về phân loại, các nội dung còn lại đều thuộc kiến thức trọng tâm của bài.
III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương tiện dạy học
Để phục vụ dạy học bài 24 được tốt, cần có đủ các phương tiện nêu dưới đây Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay nhà trường chưa được trang bị đầy đủ thì
GV cũng nên tự chuẩn bị được tối thiểu một loại trong số đó Đó là:
- Tranh giáo khoa hình 24.2.
- Tranh vẽ hình 24.2 trên giấy khổ lớn (GV có thể tự vẽ hoặc giao cho HS
vẽ từ trước dưới dạng bài tập về nhà).
- Mô hình động cơ đốt trong 2 kì và 4 kì.
- Phần mềm mô phỏng cấu tạo và nguyên lí làm việc của CCPPK loại dùng xupap và phương tiện trình chiếu.
- Một số vật thật như: trục cam, lò xo xupap, xupap, con đội, đũa đẩy, xích cam v.v (nên dùng các chi tiết cũ của xe máy - là loại dễ kiếm hiện nay) Các chi tiết này có thể do GV tự chuẩn bị hoặc yêu cầu HS sưu tầm.
2 Phương pháp dạy học
Trang 31Phương pháp dạy học chủ đạo là phương pháp dạy học trực quan và đàm thoại nêu vấn đề.
Nếu có đủ phương tiện nêu trên, GV nên sử dụng kết hợp tranh vẽ và vật thật khi giảng dạy cấu tạo của các chi tiết chính của cơ cấu, sử dụng phần mềm
mô phỏng khi giảng dạy nguyên lí làm việc của cơ cấu.
Trong trường hợp không có các loại phương tiện dạy học kể trên, GV cần luyện cách vẽ hình trên bảng sao cho chính xác, nhanh và đẹp.
IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Đặt vấn đề
GV có thể sử dụng một trong các cách sau đây:
- Cách 1: Giải thích vai trò của cơ cấu theo ý sau: Trong quá trình động cơ làm việc xilanh có lúc cần được đóng kín, có lúc cần được mở để động cơ nạp khí mới hoặc thải khí thải Như vậy, nắp máy hoặc xilanh phải có cửa và cửa này phải có bộ phận đóng mở Bộ phận đóng mở này phải được điều khiển sao cho thời điểm đóng, mở phải phù hợp với yêu cầu làm việc của động cơ Toàn
bộ các bộ phận đóng mở cửa nạp, thải và bộ phận điều khiển chúng được gọi là
cơ cấu phân phối khí.
- Cách 2: Dẫn dắt HS qua một số câu hỏi như sau:
+ Tại sao xilanh phải có các cửa mà không làm kín hoàn toàn ?
+ Các cửa này mở liên tục hay có giai đoạn thì đóng, giai đoạn thì mở ? + Thời điểm đóng, mở các cửa này có liên quan gì đến diễn biến các kì trong xilanh ?
2 Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân
loại cơ cấu
* Tìm hiểu nhiệm vụ của cơ cấu:
Theo lôgic đặt vấn đề khi vào bài, GV giúp
HS biết được nhiệm vụ của cơ cấu
I - NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI
1 Nhiệm vụ
CCPPK có nhiệm vụ đóng, mở các cửa nạp,thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trìnhnạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháytrong xilanh ra ngoài
Trang 32* Tìm hiểu về phân loại cơ cấu:
GV cần lưu ý mấy điểm sau:
- Hướng dẫn HS đọc hình 24.1 trong SGK
và nêu cách phân loại CCPPK
- Giải thích rõ thuật ngữ “van trượt”
+ Sự khác nhau chủ yếu của 2 kiểu là ở vị
trí lắp xupap trên thân xilanh hay trên nắp
máy
+ Trong cơ cấu: xupap là van để đóng
-mở cửa khí; cam và lò xo xupap là các chi
tiết điều khiển xupap đóng, mở; con đội,
đũa đẩy, cò mổ là các chi tiết trung gian
truyền lực từ cam đến xupap
+ CCPPK trên hình 24.2 dùng cho động
cơ 4 kì, trong một chu trình xupap chỉ mở
một lần nên cam chỉ có một vấu và số vòng
quay của trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng
quay của trục khuỷu
- Trong hoạt động này, ngoài các câu hỏi
trong SGK, GV có thể nêu một số câu hỏi
Trong 2 loại trên, CCPPK xupap treo tuy
có cấu tạo phức tạp hơn nhưng lại có ưuđiểm như cấu tạo buồng cháy gọn hơn, đảmbảo nạp đầy và thải sạch hơn, dễ điều chỉnhkhe hở xupap hơn nên được dùng phổ biếnhơn cả
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của CCPPK dùng xupap
2 Nguyên lí làm việc
a) Nguyên lí làm việc của CCPPK xupap
Trang 33Trong hoạt động này GV nên hướng dẫn
HS tập trung vào tìm hiểu nguyên lí làm
việc của CCPPK xupap treo, rồi sau đó tự
tìm hiểu nguyên lí làm việc của CCPPK
xupap đặt
- Khi hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lí làm
việc của CCPPK xupap, GV nên sử dụng
hình 24.2
- Có thể sử dụng câu hỏi:
+ Dựa vào hình 24.2, hãy trình bày
nguyên lí làm việc của cơ cấu.
+ Xupap mở nhờ chi tiết nào ?
+ Xupap đóng nhờ chi tiết nào ?
Thông qua trả lời 2 câu trên, HS sẽ
biết (thậm chí sẽ hiểu) được nguyên lí làm
việc của CCPPK dùng xupap
treo:
Khi động cơ làm việc, trục cam và các camtrên đó được trục khuỷu dẫn động thông quacặp bánh răng phân phối sẽ quay để dẫnđộng đóng, mở các xupap nạp, thải Cụ thể
là :
- Khi vấu cam tác động làm con đội đi lên,qua đũa đẩy làm cò mổ xoay cùng chiều kimđồng hồ Xupap bị ép xuống, cửa nạp mở đểkhí nạp đi vào xilanh (xupap nạp) hoặc cửathải mở để khí thải trong xilanh thoát rangoài (xupap thải) Khi xupap mở, lò xoxupap bị nén lại
- Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupapgiãn ra, các chi tiết của cơ cấu lại trở về về
vị trí ban đầu, cửa nạp (hoặc thải) lại đượcđóng kín
a) Nguyên lí làm việc của CCPPK xupap đặt
HS tự trình bày dựa theo hình 24.2b vànguyên lí làm việc của CCPPK xupap treo
b) Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK:
Tại sao trong động cơ 4 kì số vòng quay của
trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng quay của trục
khuỷu ?
Vì trong một chu trình làm việc, trục khuỷuquay 2 vòng, còn xupap nạp và thải chỉ mở 1lần Trên trục cam có cam dẫn động xupapnạp và cam dẫn động xupap thải, mỗi cam chỉ
có 1 vấu nên chỉ cần trục cam quay 1 vòng
Trang 34Quan sát hình 24.2 và hãy cho biết những
dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân
phối khí xu pap đặt và cơ cấu phân phối khí
xupap treo
Dấu hiệu chủ yếu là vị trí đặt xupap: nếuxupap đặt trên nắp máy thì đó là CCPPKxupap treo, nếu xupap đặt trong thân máy thì
đó là CCPPK xupap đặt
Cơ cấu nào của động cơ 2 kì trên hình 21.3
làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối
khí ?
Pit-tông
Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu
phân phối khí xupap đặt
Tương tự như nguyên lí cuae CCPPK xupaptreo, nhưng vấu cam tác động vào con đội,con đội tác động vào xupap Không có các chitiết truyền lực trung gian là đũ đẩy và cò mổ
1 Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối
khí
Như trong SGK
2 So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí
xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap
treo
Quan sát hình 24.2 có thể thấy cơ cấu xupapđặt có ưu điểm là có cấu tạo đơn giản hơnnhưng có hạn chế là kết cấu buồng cháykhông gọn và các đường ống dẫn khí nạp, thảikhúc khuỷu hơn nên chất lượng nạp, thải sẽkém hơn
3 Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu
phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:
1 Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn; cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2 Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Trang 35II PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài 25 có 2 mục lớn nhưng gồm 4 nội dung chính là:
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn (HTBT);
- Phân loại HTBT;
- Cấu tạo của HTBT cưỡng bức;
- Nguyên lí làm việc chung của HTBT cưỡng bức.
Theo mục tiêu của bài, ngoài nội dung về phân loại, các nội dung còn lại đều thuộc kiến thức trọng tâm của bài.
III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương tiện dạy học
Để phục vụ dạy học bài 25 được tốt, cần có đủ các phương tiện nêu dưới đây Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay nhà trường chưa được trang bị đầy đủ thì
GV cũng nên tự chuẩn bị được tối thiểu một loại trong số đó Đó là:
- Tranh giáo khoa hình 25.1.
- Tranh vẽ hình 25.1 trên giấy khổ lớn (GV có thể tự vẽ hoặc giao cho HS
vẽ từ trước dưới dạng bài tập về nhà).
- Phần mềm mô phỏng sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTBT cưỡng bức và phương tiện trình chiếu Do nguyên lí làm việc của HTBT cưỡng bức có nhiều trường hợp khác nhau, phần mềm mô phỏng sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc giảng dạy của GV và việc lĩnh hội của HS.
- GV có thể nghiên cứu chuyển hình 25.1 thành sơ đồ khối (Hình 3.5) để
vẽ lên bảng và cho HS vẽ vào vở một cách dễ dàng Sơ đồ này cũng rất thuận tiện khi giảng về nguyên lí làm việc của hệ thống
Trang 36Hình 3.5 Sơ đồ khối hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Mạch dầu chính.
Mạch dầu hồi, dầu qua két làm mát.
Dầu chảy từ các bề mặt ma sát về cacte
Van an toàn bơm dầu, van khống chế lượng dầu qua két.
Két làm
mát dầu
Bầu lọc dầu
Các bề mặt ma sát
CACTE DẦU
Trang 37Trong quá trình động cơ làm việc, tại các bề mặt ma sát xuất hiện lực cản,
sự mài mòn và sinh nhiệt Các yếu tố này gây hậu quả: tiêu tốn công có ích của động cơ, giảm độ bền và chất lượng làm việc của các chi tiết Để khắc phục hậu quả này cần phải bôi trơn cho các bề mặt ma sát đó Việc bôi trơn được thực hiện nhờ một bộ phận cung cấp dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát và bộ phận này được gọi là hệ thống bôi trơn.
2 Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và
phân loại hệ thống
- GV nên làm rõ một số điểm sau:
+ Sự cần thiết của việc bôi trơn động cơ,
các tác dụng của dầu bôi trơn (bôi trơn, làm
mát, tẩy rửa, bao kín và chống gỉ)
+ Thuật ngữ “bề mặt ma sát”
+ Các kiểu bôi trơn cưỡng bức, bôi trơn
vung té và bôi trơn bằng cách pha dầu vào
xăng
- Trong hoạt động này có thể sử dụng một
số câu hỏi sau:
+ Dầu bôi trơn có những tác dụng gì ?
+ Thế nào là bề mặt ma sát ?
+ Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng
dùng cho động cơ 2 kì trên xe máy nhằm
2 Phân loại
Hệ thống bôi trơn được phân loại theophương pháp bôi trơn, có các loại sau :
- Bôi trơn bằng vung té
- Bôi trơn cưỡng bức
- Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiênliệu
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo hệ thống
bôi trơn cưỡng bức
- Trước hết GV nên giải thích lí do vì sao
chỉ nghiên cứu loại HTBT cưỡng bức (vì
chất lượng làm việc của loại này tốt nhất)
- GV sử dụng tranh hình 25.1 hoặc kết hợp
với sơ đồ khối ở trên để yêu cầu HS tìm
hiểu và giới thiệu, giải thích tác dụng của
hồ báo áp suất dầu v.v
Trang 38cần chú ý giải thích sự cần thiết của các bộ
phận trong hệ thống Có thể tham khảo cách
giải thích sau:
+ Để chứa dầu bôi trơn, động cơ phải có
thùng chứa và thường người ta dùng ngay
cacte để chứa dầu
+ Để đưa dầu bôi trơn tới các bề mặt ma
sát, hệ thống phải dùng bơm dầu
+ Sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát, dầu
bị lẫn nhiều cặn bẩn, trong đó chủ yếu là
các mạt kim loại do các bề mặt ma sát bị
mài mòn sinh ra Vì vậy trong hệ thống phải
có bầu lọc để lọc sạch cặn bẩn
+ Dầu chảy qua các bề mặt ma sát và các
chi tiết nóng sẽ bị nóng lên Nếu nhiệt độ
dầu quá cao thì chất lượng của dầu sẽ bị
giảm dẫn tới chất lượng bôi trơn kém, do
vậy hệ thống phải có két làm mát dầu
+ Các van an toàn 4 và van khống chế 6
có tác dụng đảm bảo cho hệ thống làm việc
chính của hệ thống gồm: cacte, bơm dầu,
bầu lọc dầu, két làm mát dầu và các đường
ống dẫn (mạch) dầu
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
- GV sử dụng tranh hình 25.1 hoặc tốt nhất
là dùng sơ đồ khối ở trên để hướng dẫn HS
tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống
- Trong hoạt động này có thể sử dụng một
số câu hỏi sau:
2 Nguyên lí làm việc
- Trường hợp làm việc bình thường: Khi động
cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từcacte 1 và được lọc sạch ở bầu lọc 5, qua van
6 tới đường dầu chính 9, sau đó theo cácđường 10, 11 và 12 để đến bôi trơn các bề mặt
ma sát của động cơ
Trang 39+ Sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát, dầu
chảy về đâu ?
+ Trong 3 bộ phận: bơm, bầu lọc và két
làm mát thì bộ phận nào là quan trọng nhất
? Tại sao ?(Bơm dầu Vì dầu không thể tự
chảy vào tất cả các bề mặt ma sát được)
Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, mộtphần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo mômen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy
về cacte
- Các trường hợp khác:
+ Nếu áp suất dầu trên các đường vượtquá giá trị cho phép, van 4 sẽ mở để mộtphần dầu chảy ngược về trước bơm
+ Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn địnhtrước, van 6 đóng lại, dầu đi qua két làmmát 7, được làm mát trước khi chảy vàođường dầu chính 9
3 Hướng dẫn tự học
a) Hướng dẫn đọc hình vẽ 25.2:
Lưu ý HS khi đọc hình cần liên hệ với chú thích và nguyên lí làm việc; chú ý trên hình vẽ không mô tả đường dầu bôi trơn từ các bề mặt ma sát chảy về cacte GV nên giải thích thêm nguyên lí làm việc của bầu lọc 5 và van 6.
b) Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK:
1 Hãy nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
và kể tên các loại hệ thống bôi trơn
Như trong SGK
2 Trình bày đường đi của dầu trong hệ
thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm
việc bình thường
Như trong SGK
3 Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi
trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc
- Khi động cơ làm việc, các bề mặt ma sát bịnóng lên, dầu bôi trơn đi qua đó nên hấp thụmột phần nhiệt
- Động cơ hấp thụ nhiệt từ buồng cháy nên bịnóng, dầu đi trong các đường dầu cũng bịnóng theo
c) Bài tập về nhà:
Yêu cầu HS đọc phần thông tin bổ sung (để đầu tiết sau GV có thể kiểm tra và
sẽ giải thích, bổ sung nếu cần thiết).
Trang 40BÀI 26 HỆ THỐNG LÀM MÁT
(1 tiết)
I MỤC TIÊU
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:
1 Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
2 Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
II PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài 26 có 3 mục lớn nhưng gồm 6 nội dung chính là:
- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát (HTLM);
- Phân loại HTLM;
- Cấu tạo của HTLM loại tuần hoàn cưỡng bức;
- Nguyên lí làm việc chung của HTLM loại tuần hoàn cưỡng bức;
- Đặc điểm cấu tạo của HTLM bằng không khí;
- Nguyên lí làm việc của HTLM bằng không khí.
Theo mục tiêu của bài, ngoài nội dung về phân loại, các nội dung còn lại đều thuộc kiến thức trọng tâm của bài.
III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương tiện dạy học
Để phục vụ dạy học bài 26 được tốt, cần có đủ các phương tiện nêu dưới đây Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay nhà trường chưa được trang bị đầy đủ thì
GV cũng nên tự chuẩn bị được tối thiểu một loại trong số đó Đó là:
- Tranh giáo khoa hình 26.1, 22.2.
- Tranh vẽ hình 26.1, 26.3 và 22.2 trên giấy khổ lớn (GV có thể tự vẽ hoặc giao cho HS vẽ từ trước dưới dạng bài tập về nhà).
- Thân xilanh và nắp máy động cơ xe máy (làm mát bằng không khí).
- Phần mềm mô phỏng sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM loại tuần hoàn cưỡng bức và phương tiện trình chiếu Do nguyên lí làm việc của