MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4.Đóng góp của đề tài 2 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2 6.Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HƠP ĐỒNG LAO ĐỘNG 4 1.1.Sơ lược về lịch sử hình thành luật lao động ở Việt Nam 4 1.2 Khái quát chung về hợp đồng lao động. 6 1.2.1.Khái niệm hợp đồng lao động. 6 1.2.2 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động 9 1.2.3 Loại hợp đồng lao động 11 1.2.4 Trình tự xác lập hợp đồng lao động 11 1.2.5 Hình thức hợp đồng lao động. 13 1.2.6 Nội dung của hợp đồng lao động 13 1.2.7. Hiệu lực của hợp đồng lao động 15 1.3 Duy trì quan hệ lao động 15 1.3.1. Thực hiện, thay đổi hợp đồng lao động 15 1.3.2 Tạm hoãn hợp đồng lao động. 17 1.3.3 Chấm dứt hợp đồng lao động 18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÍ LỰC 21 2.1.Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Lực. 21 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 21 2.1.2. Cơ cấu bộ máy của công ty 22 2.1.3. Cơ cấu lao động trong công ty. 22 2.2 Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Lực. 23 2.2.1 Thực trạng giao kết hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Lực 23 2.2.2. Thực trạng thực hiện hợp đồng lao động 26 CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÍ LỰC 29 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình giao kết hợp đồng lao động. 29 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng lao động 30 KẾT LUẬN 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4.Đóng góp của đề tài 2
5 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
6.Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HƠP ĐỒNG LAO ĐỘNG 4
1.1.Sơ lược về lịch sử hình thành luật lao động ở Việt Nam 4
1.2 Khái quát chung về hợp đồng lao động 6
1.2.1.Khái niệm hợp đồng lao động 6
1.2.2 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động 9
1.2.3 Loại hợp đồng lao động 11
1.2.4 Trình tự xác lập hợp đồng lao động 11
1.2.5 Hình thức hợp đồng lao động 13
1.2.6 Nội dung của hợp đồng lao động 13
1.2.7 Hiệu lực của hợp đồng lao động 15
1.3 Duy trì quan hệ lao động 15
1.3.1 Thực hiện, thay đổi hợp đồng lao động 15
1.3.2 Tạm hoãn hợp đồng lao động 17
1.3.3 Chấm dứt hợp đồng lao động 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÍ LỰC 21
Trang 22.1.Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu
hạn Trí Lực 21
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21
2.1.2 Cơ cấu bộ máy của công ty 22
2.1.3 Cơ cấu lao động trong công ty 22
2.2 Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Lực 23
2.2.1 Thực trạng giao kết hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Lực 23
2.2.2 Thực trạng thực hiện hợp đồng lao động 26
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÍ LỰC 29
3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình giao kết hợp đồng lao động 29
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng lao động 30
KẾT LUẬN 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Tổng quan: “Lao động là hoạt động quan trong nhất cua con người tạo racủa cái vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội! Lao động có năng xuất, chấtlượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước” Quan
hệ giữa người với người trong lao động nhằm tạo ra nhưng giá trị vật chất,tinhthần phục vụ chính bản thân và xã hội được gọi là quan hệ lao động! Ở đâu có tốchức lao động, có hợp tác và phân công lao động thì ở đó có quan hệ lao động!
Xuất phát từ mỗi quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
Bộ luật lao động của Việt Nam có tính nguyên tắc sau:
- Bảo vệ người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháo củangười sử dụng lao động
- Kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
- Phản ánh được tình hình kinh tế xã hội của đất nước, tiếp thu có chọnlọc pháp luật quốc tế lao động Xây dựng mối quan hệ lao động mới vừa hiệnđại vừa mang đặc tính Việt Nam theo định hướng xã hội chũ nghĩa
Trong điều kiện kinh tế thị trường,với sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế, để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tự do cạnh tranh lành mạnh củacác chủ thể, pháp luật quy định và ghi nhận quyền tự do kinh doanh, tự chủ sảnxuất trong đó có tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động mới và trở nên đa dạng,ngày càng phức tap Trong quan hệ lao đông pháp luật, quyền lao động của côngdân trở thành quyền thực tế và mỗi bên tham gia đều có những quyền và nghĩa
vụ pháp lí nhất định Quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa
vụ của chủ thế kia tạo thanh mối liên hệ pháp lí thông nhất trong mỗi quan hệpháp luật lao động Trong quan hệ lao động không có chủ thể nào có quyền chỉđịnh hoặc chỉ có nghĩa vụ Ngoài ra các bên phải thực hiện, tôn trọng nhưngquyền và nghĩa vụ nhất định mà pháp luật ban hành để dảm bảo trật tự, lợi ích
xã hội, bảo đảm môi trường sống và môi trường lao động
Trang 4Hiện này vấn đề vi phạm hợp đồng lao động đang diễn ra một cách phổbiến Các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động ngày càng bị viphạm nhiều hơn Sự am hiểu của người lao động và người sử dụng lao độngchưa thực sự nhiều nên việc vi phạm các quy định của pháp luật lao động đángbáo động Xác định đây là một nội dung có ý nghĩa thiết thực, với mong muốnsản phẩm nghiên cứu vừa gắn với thực tiễn, nhưng cũng là một phần phục vụcho mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu của môn học.
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm hệ thống hóa các kiến thức về luật lao động đặc biệt là hợp đồnglao động để từ đó giúp cho người lao động và người sử dụng lao đông biết cácvấn đề về giáo kết, thực hiện hợp đồng lao động sao cho đúng pháp luật Cùngvới đó là nêu ra thực trạng về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động của một
số doanh nghiệp hiện nay để phân tích các vi phạm, nguyên nhân đẫn đến các viphạm, để từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng giao kết và thực hiện hợpđồng lao động từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết thực trạng đótrong Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Lực
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Để tài nghiên cứu tập chung nghiên cứu việc thực hiện các quy đinh vềpháp luật lao động về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động trong Công tytrách nhiệm hữu hạn Trí Lực
4.Đóng góp của đề tài
Giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiều biết về kiến thức pháp luật về laođộng, nêu ra thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng lao động của công nhữngđều đã đạt được và chưa đạt được, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đếntình trạng đó và nêu ra các giải pháp giúp cho công ty hoàn thiện các bản hợp
Trang 5đồng lao động sao cho đúng pháp luật.
5 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có những công trình nghiên cứu về thực trạng giao kết và thực hiệnhợp đồng lao động ở các cơ quan, tổ chức Đề tài nghiên cứu có sự tiếp thu vàchọn lọc của các công trình nghiên cứu trước làm tài liệu cung cấp cho đề tài
Đề tài sẽ làm tài liệu cho các công trình nghiên cứu về lĩnh vực giao kết và thựchiện hợp đồng lao động tại các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam cho các công trìnhnghiên cứu về sau
6.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng các phương phápnhư:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
-Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các kết luận về thực trạnggiao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phục lục, bố cục tiểu luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Chương 2:Thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí lực
Chương 3:Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Lực
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HƠP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1.1.Sơ lược về lịch sử hình thành luật lao động ở Việt Nam
Từ khi lập nước Việt Nam dan chủ cộng hòa (1945), luật lao động là lĩnhvực luôn được chú trọng trong công tác lập pháp, lập quy của nhà nước Sự hìnhthành và phát triển của luật lao động gắn liền với nhiệm vụ chính trị của Đảng
và Nhà nước Thể hiện sự quan tâm đặc biệt sâu sắc đến lao động đặc biệt làquyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động để pháttriển đất nước Với sự quan tâm đó Quốc hội và Chính Phủ đã ban hành rấtnhiều các văn bản luật và văn bản dưới luật để quy định về sử dụng lao động vớicác vấn đề: việc làm, hợp đồng lao động,thỏa ước lao động tập thể, chế độ làmviệc chế độ nghỉ ngơi,… để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tếđất nước Có thể khái quát sự phát triển của luật lao động Việt Nam qua ba thời
kỳ sau:
a.Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Đây là giai đoạn mà luật lao động và các ngành luật khác đang dần đượchình thành, là công cụ quản lý quan trọng của chính quyền cách mạng, phù hợpvới tình hình của đất nước đang có chiến tranh
Trong giai đoạn đầu Chính phủ lâm thời đã cho phép tạm thời sử dụngnhững luật lệ cũ áp dụng ở cả ba miền nhưng không được trái các quy định củaChính phủ mới (sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945) Bên cạnh đó Nhà nước cũngban hành các luật lệ mới để dần dần thay thế các điều luật cũ để phù hợp hơn vớigiai đoạn nước ta đang có chiến tranh Các quyền lợi trong giai đoạn này đượcchú trọng nhiều nhất công chức nhà nước và quyền được hưởng là nghỉhưu,được nghỉ lễ có hưởng lương … đây là bước tiến lớn đối với luật lao độngViệt Nam đã dần công nhận các quyền cơ bản của người lao động
Sự kiện bước ngoặt đối với luật lao động là thông qua hiến pháp năm
Trang 71946 điều 7,9,13 liên quan đến vấn đề lao động về quyền bình đẳng giới tronglao động… Trên cơ sở hiến pháp quy định Nhà nước đã ban hành nhiều văn bảnpháp luật, hoàn thiện bộ máy quản lý lao động như Bộ lao động, Bộ xã hội …Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 29 – SL với 10 chương, 187 điều đãnền móng đầu tiên cho việc xây dựng pháp luật lao động của nền kinh tế mangmàu sắc thị trường Các quy định đôi với người lao động là công nhân trong cơquan Nhà nước được đảm bảo hơn và thực hiện một cách hiệu quả hơn.
b Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1985
Trong giai đoạn này nước ta đang phát triển trên cơ chế tập trung quanliêu bao cấp chính vì thế mà pháp luật lao động Việt Nam cũng bị chi phối mạnh
mẽ bởi yếu tố chính trị này Tuy thế nhưng trong giai đoạn này, cũng đánh dấunhững bước ngoặt lớn với những quy định rõ ràng hơn về vấn đề lao động với sự
ra đời của luật công đoàn năm 1957 và Hiến pháp năm 1959 với các quy định
về quyền lao động, vấn đề mở rộng việc làm, cải thiện điều kiện lao động… Với
sự hình thành những chế định cơ bản của luật lao động đã hình thành, tạo khungpháp lý cần thiết cho việc điều chỉnh quan hệ lao động của công nhân, viênchức
Trong năm 1980, Quốc hội thông qua hiến pháp đầu tiên của Nhà nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó tiếp tục ghi nhận các nguyên tắc về laođộng của Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1980 một số chế định lao động
có sự thay đổi như: mở rộng quyền tự chủ lao động cho người sử dụng laođộng, mở rộng các chế độ lương khoán sản phẩm với công nhân…Trong giaiđoạn này các chế định điều chỉnh pháp luật lao động bị chỉnh sửa, cải cách, chắp
vá, không tránh khỏi chồng chéo, tản mạn, hiệu quản pháp lý thấp
c Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Pháp luật lao đông có sự thay đổi toàn diện tương đối toàn diện phát triểntheo yêu cầu của cơ chế mới
Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 đã có sự đổi mới toàn diện các quyđịnh về lao động, bên cạnh các quy đinh cũ Thị trường làm việc được mở rộngthông qua việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn
Trang 8Đây là một bước đổi mới đặc biệt quan trọng ngoài việc giải quyết áp lực tạoviệc làm trong nước, còn đứa lao động đi lấy kinh nghiệm làm việc và các kỹnăng làm việc ở nước ngoài để áp dụng khi về nước Sau đó năm 1994 Quốc hộithông qua bộ luật lao động đầu tiên của nước ta đánh dấu sự quản lý chuyênmôn sâu hơn nữa của Nhà nước đối với lĩnh vực lao động, với các quy địnhmang tính chuyên môn hơn.
Năm 2012, Quốc hội đã thông qua bộ luật lao động đánh dấu bước pháttriển mới trong lịch sử phát triển luật lao động Việt Nam Các quy định của luậtlao động năm 2012 đã có nhiều sự thay đổi so với trước như: đối thoại tại nơilàm việc, thương lượng tập thể, cho thuê lại lao động… để đáp ứng nhu cầu laođộng trong tình hình mới
1.2 Khái quát chung về hợp đồng lao động
1.2.1.Khái niệm hợp đồng lao động.
a Khái niệm chung hợp đồng lao động
Có rất nhiều khái niệm về hợp đông lao động của các tổ chức và nước trênthế giới về hợp đồng lao động Hệ thống pháp luật Pháp và Đức trước đây không
có quy định riêng về hợp đồng lao động và chỉ coi hợp đồng lao động thuần túy
là loại hợp đồng dân sự
Ở Đức, quan niệm hơp đồng lao động áp dụng điều 611 luật dân sự năm1896: “Thông qua hợp đồng, bên đã cam kết thực hiện một hoạt động thì phảithực hiện hoạt động đó, còn bên kia có nghĩa vụ trả thù lao theo quy định” ỞPháp có quan niệm khác về hợp đồng lao động theo điều 1780 bộ luật dân sựnăm 1804: “Hợp đồng thuê người lao động để phục vụ một người nào đó” vàđiều 1780 quy định: “ Chỉ được cam kết phục vụ theo thời gian hoặc cho mộtcông việc nhất định”
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, hợp đồng lao động được định nghĩalà: “ Một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa một người sử dụng lao động và mộtcông nhân trong đó xác lập các điều kiện và chế độ việc làm” Khái niệm này cónhược điểm là xác dịnh một bên của quan hệ là công nhân, rõ ràng đã thu hẹp
Trang 9nhóm chủ thể và chưa nêu rõ được bản chất của hợp đồng lao động.
Ở Việt Nam hợp đồng lao động được quan niệm như sau: “Hợp đồng laođộng là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việclàm có trả công, điều kiện lao động, về quyề và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan
hệ lao động”(điều 26 luật lao động 1994 sửa đổi năm 2002, 2006, 2007) Đến bộluật lao động năm 2012 có hiệu lực tháng 5/2013 tại điều 15 dã quy định: “Hợpđồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bêntrong quan hệ lao động” Khái niệm luật lao động ở Việt Nam có ít nhiều sựkhác biệt khi tiếp cận khái niệm hợp đồng lao động và cũng chịu nhiều ảnhhưởng bởi sự thay đổi theo điều kiện kinh tế, xã hội mỗi thời kì
-Hợp đồng lao động có những đặc trưng sau sau đây:
+ Có bồi thường khi vi phạm
+ Có hai bên chủ thể: một bên là người lao động và một bên là người sửdụng lao động
+ Có sự thỏa thuận tự nguyện về việc cùng nhau thiết lập quan hệ laođộng, bên này sẵn sàng chấp nhận những điều kiện mà bên kia đặt ra, không bênnào áp đặt ý trí cho bên nào
+ Thực hiện liên tục và không có hiệu lực hồi tố nhưng được tạm hoãntrong những trường hợp bất khả kháng theo pháp luật để được tiếp tục thực hiệnsau đó và có thể ký lại trong điều kiện mới
+ Giao kết và thực hiện trực tiếp,không được giao cho người khác làmthay thế nếu người sử dụng lao động không chấp nhận, không được chuyển côngviệc cho người thừa kế nếu không có chính sách ưu đãi của người lao động
- Vai trò và ý nghĩa của hợp đồng lao động
+ Hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xãhội Trước hết nó là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyểnchọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình Mặt khác hợp đồng lao động làmột trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân trực tiếp thực hiệnquyền làm việc tự do, tự nguyện chọn lựa việc làm cũng như nơi làm việc của
Trang 10mình
+ Trong thời đại ngày nay hợp đồng lao động lại càng có ý nghĩa to lớnhơn nữa, vì thông qua hợp đồng lao động mà quyền và nghĩa vụ của các bêntrong quan hệ lao động ( là người lao động và người sử dụng lao động) đượcthiết lập và xác định rõ ràng Đặc biệt hợp đồng lao động quy trách nhiệm thựchiện hợp đồng và nhờ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động(vốn đã yếu thế hơn so với người sử dụng lao động trong quan hệ lao động).Trong tranh chấp lao động cá nhân hợp đồng lao động được xem là cơ sở chủyếu để giải quyết tranh chấp Đối với việc quản lý Nhà nước hợp đồng lao động
là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực làm việc trong doanh nghiệp
b Đối tượng và phạm vi áp dụng của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được giao kết giữa các tổ chức, các đơn vị kinh tế, các
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có thể sử dụng, thuê mướn lao động vớinhững lao động làm công ăn lương Như vậy có thể thấy đối tượng áp dụng củahợp đồng lao động là rất rộng lớn bao gồm:
- Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã có thuê mướn lao động, hộ giađình có thuê mướn lao động
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổchức chinh trị xã hội khác sử dụng lao động không phải là công chức,viên chứcnhà nước
- Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công annhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan,hạ sĩ, chiến sĩ
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơquan tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài đóng tại Việt Nam
- Các tổ chức cá nhân sử dụng lao động nghỉ hưu, người giúp việcgia đình, công chức viên chức làm những công việc mà quy chế công chứckhông cấm
Những đối tượng khác do tính chất công việc và mối quan hệ lao động có
Trang 11những điểm khác biệt không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động:
- Công chức viên chức làm trong các đơn vị hành chính, cơ quanhành chính sự nghiệp
- Những người được bổ nhiệm làm giám đốc, phó giám đốc, kế toántrưởng và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Những người là hạ sỹ quan, hạ sĩ, chiến sĩ trong lực lượng quân đội,công an nhân dân
- Những người làm việc trong một số ngành nghề hoặc ở địa bàn đặcbiệt thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an hướng dẫn
c Các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động
Trong giao kết hợp đồng lao động pháp luật lao động đã đề ra một sốnguyên tắc trong giao kết để đảm bảo tính công bằng khi hai bên kí kết hợpđồng lao động được diễn ra hiệu quả Chủ thể giao kết hợp đồng lao động: mộtbên là người lao động với thế yếu khi chịu sự quản lý điều hành của người sửdụng lao động trong ký kết cũng như sử dụng lao động Hai bên khi thiết lậpquan hệ lao đông cần tuân thủ các nguyên tắc sau (theo điều 17 bộ luật lao động2012):
- Hợp đồng lao động được giao kết trên cơ sở tự do,tự nguyện,trungthực, phải thể hiện bình đẳng trong quan hệ pháp luật lao động Người sử dụnglao động và người lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đếnthực hiện công việc một các đầy đủ và chính xác.Những việc giao kết hợp đồngtrái nguyên tắc này được được coi là không có giá trị pháp lý
- Những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng không được trái cácquy định của pháp luật và các thỏa ước lao động tập thể ở những nơi đã ký kếthợp đồng lao động tập thể, trong mọi trường hợp những thỏa thuận trái với quyđịnh của pháp luật, của thỏa ước lao động đều bị coi là bất hợp pháp
1.2.2 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động
Các quy định về chủ thể giao kết hợp đồng lao động là những điều kiện
mà chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải có, đó là năng lực pháp luật lao
Trang 12động và năng lực hành vi lao động Cụ thể đó là:
+ Đối với người sử dụng lao động: Pháp luật quy định phải là các doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức có đủ tư cách pháp nhân có đủ điều kiện quy đinh về
sử dụng hoặc trả công lao động
Nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi trở lên, có đủ điều kiện thuêmướn, sử dụng lao động và trả công lao động theo quy đinh của luật lao động.Người sử dụng lao động phải là người đứng đầu hay người đại diện hợp phápcủa một pháp nhân hoặc một chủ thể doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế, phải có nơi cư trú hợp pháp, có khả năng đảm bảo trả công và các điều kiệnlàm việc, điều kiện an toàn lao động theo quy định
+ Đối với người lao động: nói cách chung nhất người lao động là ngườiphải ít nhất đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và được nhà nước thừa nhận
có quyền hạn và nghĩa vụ cụt hể trong lĩnh vực lao động Như vậy theo quy địnhthì người lao động có khả năng giao kết hợp đồng lao động phải ít nhất 15 tuổitrở lên có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động
Pháp luật lao động cũng quy định trong trường hợp người lao động chưa
đủ 15 tuổi thì để có thể giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao độngphải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy địnhcủa pháp luật Đối với lao động dưới 18 tuổi chỉ được giao kết hợp đồng laođộng đối với công việc mà pháp luật không cấm làm, những công việc khôngcấm sử dụng lao động vị thành niên
Đối với lao động động là người nước ngoài làm việc tại các tổ chức doanhnghiệp ở Việt Nam cần có năng lực pháp luật và năng lực lao động, có khả nănglao động theo yêu cầu của công việc, không phải là tội phạm, có giấy phép laođộng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam Được quy định tại điều
169 và 175 của bộ luật lao động năm 2012
Đối với lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoàitại Việt Nam theo quy định tại điều 168 của bộ luật lao động
Đối với chủ thể giao kết hợp đồng lao động nhìn chung phải mang tínhchất trực tiếp, không được ủy quyền trong cả kí kết và thực hiện quyền và nghĩa
Trang 13vụ khi giao kết hợp đồng lao động Đối với người sử dụng lao động, có thể ủyquyền cho người khác kí kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụnglao động là cá nhân.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng
Trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp động laođộng không xác định thời hạn đã hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làmviệc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn hai bên phải ký kết hợp đồnglao động mới Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao độngxác định thời hạn sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn, vàhợp đồng lao động heo mùa vụ sẽ trở thành hợp đồng lao động xác định thờihạn
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được
ký thêm 1 lần , sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợpđồng không xác đinh thời hạn Không được ký kết hợp đồng dưới 12 tháng đốivới những công việc có tính chất thường xuyên
1.2.4 Trình tự xác lập hợp đồng lao động
Quá trình xác lập hợp đồng lao động là giai đoạn rất quan trọng, bởi nóthể hiện mong muốn được hợp tác giữa các bên để đi đến sự thống nhất nhằmthiết lập mối quan hệ lao động Đây là bước quan trọng để các bên có thể tiếpxúc,tìm hiểu lẫn nhau đưa ra các đánh giá riêng từ đó có sự lựa chọn và ra các
Trang 14quyết định chính thức.
Trình tự xác lập hợp đồng lao động có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Thứ nhất, các bên thể hiện sự bày tỏ sự mong muốn thiết lập quan
hệ lao động
Đây là quá trình cụ thể hóa nguyên tắc tự do, tự nguyện, trung thực tronggiao kết hợp đồng lao động Các bên có nhu cầu mong muốn xác lập quan hệ laođộng họ sẽ tự bộc lộ nhu cầu của mình theo một cách thức nào đó Người sửdụng lao động có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các bảnthông báo trước doanh nghiệp… để thu hút lao động Người lao động có nhu cầulàm việc sẽ tiếp cận các thông tin mà người sử dụng đưa lên để nộp hồ sơ đếnngười sử dụng lao động để có thể xác lập quan hệ lao động Đây là giai đoạnngười lao động và người sử dụng lao động có thể chấm dứt mối quan hệ laođộng mà không bị ràng buộc về mặt pháp luật khi xét thấy công việc hoặc cácđiều kiện làm việc không đáp ứng nhu cầu
- Thứ hai, các bên thương lượng và đàm phán nội dung hợp đồng laođộng
Đây là giai đoạn, xét về phương diện pháp lý thì vẫn chưa có ràng buộcnào Nếu không đạt được các điều kiện mong muốn thì có thể chấm dứt quan hệlao động mà không có ràng buộc pháp luật Hai bên bắt đầu đàm phán, thươnglượng về mức lương, điều kiện làm việc, điều kiện an toàn lao động, năng lựctrình độ sức khỏe … để có thể tiến tới ký kết hợp đồng lao động
- Thứ ba,giai đoạn hoàn thiện và giao kết hợp đồng lao động
Các bên kết thúc giai đoạn đàm phán, thương lượng có sự đồng ý,nhất chícủa hai bên về quyền và nghĩa vụ với các điều kiện đưa ra sẽ chuyển sang ký kếthợp đồng lao động Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hình thành quan hệ hợpđồng lao động
Điều kiện để đi đến ký kết hợp đồng lao động hai bên cần cung cấp đầy
đủ các thông tin trước khi giao kết hợp đồng (điều 19 luật lao động 2012):
- Người sử dụng lao động cần cung cấp thông tin cho người lao động
về công việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi,tiền lương
Trang 15hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, quy đinh về bảo vệ bí mậtcủa doanh nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến việc giao kiết hợp đồng laođộng.
- Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng laođộng về họ tên, địa chỉ, giới tính, trình độ học vẫn, sức khỏe và các vấn đề khác
có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng laođộng yêu cầu
1.2.5 Hình thức hợp đồng lao động.
Theo quy định, hình thức hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng laođông bằng văn bản, hợp đồng lao động bằng lời nói, hợp đồng lao động bằnghành vi Được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng lao động bằng văn bản được lập thành hai bản, người laođộng và người sử dụng lao động mỗi bên gữi một bản Theo quy đinh hợp đồnglao động bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây: hợp đồng không xácđịnh thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên, người giúp việc giađình
- Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng cho các loại côngviệc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng Đây là hình thức thỏa thuận,thương lượng bằng lời nói giữa người sử dụng lao động và người lao động bằnglời nói có thể có hoặc không có người làm chứng
- Hợp đồng lao động bằng hành vi thể hiện qua hành vi của chủ thểkhi tham gia quan hệ lao động
1.2.6 Nội dung của hợp đồng lao động
Theo nghĩa rộng nội dung hợp đồng lao động bao gồm toàn bộ những vấn
đề được phản ánh trong hợp đồng nhằm tạo lập lên giá trị pháp lý của nó Nộidung hợp đồng lao động không chỉ giới hạn trong các điều khoản hợp đồng màcòn bao hàm các vấn đề liên quan khác để đảm bảo sao cho sau khi giao kết hợpđồng có hiệu lực về mặt pháp lý Ở trong hợp đồng lao động cần phải có thôngtin và những điều khoản mà các bên đã thương lượng, thống nhất để đảm tính
Trang 16trung thực Đó là yếu tố đầu tiên để ghi nhận sự tin tưởng lẫn nhau, tạo sự hợptác lâu dài trong tương lai.
Dưới góc độ pháp lý, khi nghiên cứu nội dung của hợp đồng lao độngthường được nghiên cứu chủ yếu trong các điều khoản của hợp đồng lao động là
để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia xác lập quan hệ lao động.Trong đó dựa vào hai tiêu chí cơ bản: tính chất và mức độ cần thiết của các điềukhoản trong hợp đồng lao động Có thể chia nội dung của hợp đồng lao độngthành các loại sau
- Căn cứ vào tính chất của các điều khoản có thể chia thành: điềukhoản bắt buộc và điều khoản thỏa thuận Điều khoản bắt buộc là những điềukhoản được pháp luật quy định phải có trong hợp đồng lao động Điều khoảnthỏa thuận là những điều khoản trong quá trình thương lượng để tiến tới ký kếthợp đồng hai bên thỏa thuận với nhau nhưng không được trái các quy định củapháp luật
- Căn cứ vào mức độ cần thiết của hợp đồng lao động bao gồm 2loại:điều cần thiết và điều bổ sung Điều cần thiết là những điều khoản khôngthể thiếu được ghi trong hợp đồng lao động, nếu thiếu một trong các điều khoảnnày thì giá trị của hợp đồng lao động sẽ bị ảnh hưởng Điều khoản bổ sung lànhững điều khoản là những điều khoản không nhất thiết phải có, sự có mặt củacác điều khoản đó không ảnh hưởng đến tính pháp lý của bản hợp đồng laođộng
Dù dựa theo phân loại nào thì theo quy định của pháp luật hợp đồng laođộng cần phải có những nội dung chủ yếu sau đây ( theo điều 23 luật lao động2012):
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợppháp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứngminh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
Trang 17- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Trong trường hợp đã có nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, cácquy chế chi tiết về tiền lương, tiền thưởng, an toàn vệ sinh lao động thì ngườilao động cần đọc trước khi thỏa thuận giao kết hợp đồng với người sử dụng laođộng
1.2.7 Hiệu lực của hợp đồng lao động
Theo điều 25 bộ luật lao động 2012 quy định: Hợp đồng lao động có hiệulực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặcpháp luật có quy định khác
Trong trường hợp hợp đồng lao động xác đinh thời thạn hoặc theo mùa
vụ, theo một số công việc đã kế thúc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thìmặc nhiên tiếp tục có hiệu lực khi một trong hai tuyên bố chấm dứt hợp đồng.Nếu trong thời gian 10 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động có hiệu lực mà ngườilao động không đến đơn vị, không xuất trình giấy tờ xác nhận hợp lệ, thì người
sử dụng lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng lao động đã ký
1.3 Duy trì quan hệ lao động
1.3.1 Thực hiện, thay đổi hợp đồng lao động
a Thực hiện hợp đồng lao động
Quá trình thực hiện hợp đồng lao động là sự thực hiện hóa các quyền vànghĩa vụ trong quan hệ lao động Ở một phương diện nào đó lợi ích của các bêntham gia ký kết hợp đồng lao động có sự đối nghịch nhau nhưng xét một cáchtổng thể quan hệ lao động sẽ ổn định, lâu bền hơn nếu hai bên có sự tôn trọnglẫn nhau trong ký kết và thực hiện hợp đồng lao động Do đó các bên cần phải
Trang 18thực hiện đầy đủ những gì đã cam kết trên nguyên tắc thiện chí sẵn sàng hợp tác
vì lợi ích của các bên tham gia
Về phương diện nghĩa vụ người sử dụng lao động buộc phải thừa nhậnquyền của người lao động vì họ phải đảm bảo điều kiện lao động và điều kiện sửdụng lao động như đã cam kết Có nghĩa là họ phải đảm bảo các yếu tố về vậtchất, tinh thần đối với người lao động để đảm bảo các quyền như đã cam kết đểduy trì lâu dài quan hệ lao động
Về phía người lao động kể từ khi giao kết hợp đồng lao động họ đã đặtbản than dưới sự quản lý của người sử dụng lao động Vì thề người lao độngphải tuân thủ sự quản lý của người sử dụng lao động đối với mình, thực hiện đầy
đủ các nội quy, quy định, quy trình lao động đó là nghĩa vụ mà người lao động.Người lao động phải chịu sự điều chuyển thuyên chuyển công việc trong điềukiện nhất định Nếu người lao động vi phạm các điều khoản đã cam kết tronghợp đồng lao động thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao độngtheo như quy định của doanh nghiệp và quy định của pháp luật
Trong quá trình lao động người lao động chẳng những phải tuân theo sựđiều hành hợp pháp của người sử dụng lao động mà còn phải chấp hành nghiêmchỉnh nội quy lao động của doanh nghiệp
b Thay đổi hợp đồng lao động
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động , nếu bên nào có yêu cầu sửađổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cáo cho bên kia biết trước
ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sử đổi ( khoản 1 điều 35 bộ luậtlao động 2012) Ngoài ra còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật Với cáctrường hợp bất khả kháng có lý do khác quan cần thay dổi nơi làm của ngườilao động, làm công việc trái với công việc được ghi trong hợp đồng lao độngpháp luật quy định như sau: “1.Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn,dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụnglao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so vớihợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong