1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)

97 215 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 2020 (LV thạc sĩ)

Trang 1

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––

NGUYỄN HỮU CHÍ

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO

GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

NGUYỄN HỮU CHÍ

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO

GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Hạnh

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

“Xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai

đoạn 2015 - 2020” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị khoa học nào khác

Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã đƣợc cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Ngày 30 tháng 3 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Hữu Chí

Trang 4

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường , Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn

Trang 5

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài nghiên cứu 2

5 Bố cục của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 4

1.1 Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương 4

1.1.1 Khái niệm về chiến lược 4

1.1.2 Vai trò của chiến lược 6

1.1.3 Phân loại chiến lược trong nền kinh tế quốc dân 8

1.1.4 Phạm vi khu vực trong hoạch định chiến lược 9

1.2 Quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương 10

1.3 Nội dung hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương 11

1.3.1 Phân tích cơ hội và nguy cơ của địa phương 11

1.3.2 Phân tích lợi thế và bất lợi của địa phương 12

1.3.3 Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển của lãnh đạo địa phương 12

1.3.4 Hình thành các phương án chiến lược 13

1.3.5 Xác định các nhiệm vụ chiến lược 14

Trang 6

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược của địa phương 15

1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế 15

1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân 15

1.4.3 Các yếu tố thuộc về địa phương 16

1.5 Kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong nước 17

1.5.1 Kinh nghiệm xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 17

1.5.2 Kinh nghiệm xây dựng và lựa chọn định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 19

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1.Phương pháp tiếp cận 21

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 21

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 22

2.2.4 Mẫu nghiên cứu 22

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 22

2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của huyện 23

2.3.2 Quy mô dân số và nguồn nhân lực 23

2.3.3 Vị trí địa lý 23

2.3.4 Diện tích đất và tài nguyên 23

2.3.5 Cơ sở hạ tầng 24

2.4 Quy trình thu thập ý kiến chuyên gia đánh giá lợi thế, bất lợi, cơ hội và nguy cơ của huyện Lâm Thao 24

Chương 3: XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 26

Trang 7

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.1 Khái quát chung về huyện Lâm Thao 26

3.1.1 Thông tin chung 26

3.1.2 Đặc điểm, địa lý, kinh tế, xã hội huyện Lâm Thao 26

3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua 31

3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 31

3.2.2 Tình hình phát triển xã hội 36

3.2.3 Nhận xét chung 38

3.3 Xây dựng các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện giai đoạn 2015 - 2020 49

3.3.1 Phân tích cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của huyện 49

3.3.2 Phân tích tiềm năng, lợi thế và bất lợi của huyện trong mối quan hệ với các địa phương trong khu vực 53

3.3.3 Phân tích quan điểm, thái độ, mục tiêu của lãnh đạo huyện đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội của huyện 55

3.3.4 Hình thành các phương án chiến lược cho huyện giai đoạn 2015 - 2020 58

3.3.5 Phân tích và lựa chọn phương án tối ưu cho huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 - 2020 62

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 64

4.1 Phương hướng mục tiêu của huyện trong giai đoạn 2015 - 2020 64

4.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 64

4.1.2 Một số định hướ ng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015- 2020 66

4.2 Một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 - 2020 67

4.2.1.Giải pháp về huy động vốn đầu tư 67

4.2.2 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 73

4.2.3 Giải pháp quản lý nhà nước và cải cách hành chính 73

Trang 8

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4.2.4 Giải pháp về khoa học công nghệ 75

4.2.5 Giải pháp đối với từng ngành 75

4.3 Các bước nhằm triển khai các giải pháp chiến lược cho huyện giai đoạn 2015 - 2020 78

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

BẢNG HỎI ĐIÊU TRA 83

Trang 9

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 10

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Ma trận cơ hội – nguy cơ / lợi thế - bất lợi 13 Bảng 2.1: Đánh giá lợi thế và bất lợi 24 Bảng 2.2: Đánh giá các cơ hội và nguy cơ 25 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của huyện Lâm Thao 56 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội của huyện Lâm Thao 57

Trang 11

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương 11 Hình 3.1: Mô hình ma trận phân tích SWOT 61

Trang 12

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lâm Thao là một huyện đồng bằng của tỉnh Phú Thọ Trung tâm huyện nằm ở thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây Đây là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì – Bãi Bằng – Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển

Mục tiêu của lãnh đạo huyện đó là muốn phát triển Lâm Thao trở thành huyện phát triển mạnh toàn diện dẫn đầu trong toàn tỉnh về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, đưa huyện trở thành một trong các huyện công nghiệp vệ tinh của thành phố Việt Trì, Phú Thọ Với nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển, tuy vậy, trong thời gian qua, sự phát triển của huyện chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện có được

Việc chưa khai thác được tiềm năng của huyện có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do huyện thiếu một định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội hoàn chỉnh nhằm tạo hành lang cho các tổ chức, cá nhân trong địa bàn huyện hướng tới Trong từng giai đoạn, huyện cũng đã xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, những kế hoạch này được xây dựng dựa trên phương pháp kế hoạch hóa trước đây mà chưa căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, nguy cơ của huyện Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, cần thiết phải có một định hướng chiến lược vừa tận dụng, khai thác được cơ hội, vừa chống đỡ được các nguy cơ, vừa tận dụng được lợi thế

và hạn chế bất lợi của các địa phương Xuất phát từ yêu cầu đó, là một cán bộ

đang công tác tại cơ quan huyện, tôi chọn đề tài:“Xây dựng chiến lược phát

Trang 13

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015-2020” làm đề tài luận

văn tốt nghiệp của mình nhằm giúp huyện có một định hướng phát triển rõ ràng và đạt được mục tiêu đề ra

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược quy hoạch và phát triển vùng;

- Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao;

- Xây dựng một số định hướng chiến lược và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện trong giai đoạn 2015-2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao giai đoạn 2015-2020

- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp chủ yếu từ 2010-2014

và số liệu điều tra tiến hành trong quá trình làm đề tài

4 Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài nghiên cứu

Luận văn được hoàn thành góp phần tổng hợp cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo vùng và thông qua việc nghiên cứu các bài

Trang 14

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

học kinh nghiệm của các địa phương khác về định hướng phát triển, luận văn đưa ra các định hướng chiến lược và từ đó đề xuất các giải pháp cho lãnh đạo huyện trong phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2015 - 2020

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược phát triển

kinh tế xã hội các địa phương

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Xây dựng các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã

hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 - 2020

Chương 4: Các giải pháp nhằm triển khai các định hướng chiến lược

phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 - 2020

Trang 15

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương

1.1.1 Khái niệm về chiến lược

Thuâ ̣t ngữ chiến lược (có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là strategeia) là

mô ̣t thuâ ̣t ngữ qu ân sự được dùng để chỉ nghê ̣ thuâ ̣t hay khoa ho ̣c làm tướng Trong quân đô ̣i , chiến lược được xem là kế hoa ̣ch dàn trâ ̣n và phân bố lực lượng với mu ̣c tiêu đánh thắng kẻ thù Carl von Clausewitz (1780 – 1831) – nhà binh pháp thế kỷ 19 đã mô tả chiến lược là lâ ̣p kế hoa ̣ch chiến tranh và hoạch định các chiến lược tác chiến Người Hy La ̣p cũng đã biết rằng chiến lược không chỉ là những cuô ̣c chiến đơn thuần Tướng giỏi cần biết xác đi ̣nh đúng nguồn l ực cần thiết , quyết đi ̣nh đúng khi nào cần đánh , khi nào không cần đánh và duy trì tốt mối quan hê ̣ giữa quân đô ̣i với nhân dân , các chính trị gia và các nhà ngoa ̣i giao Như vâ ̣y, khái niệm chiến lược của người Hy Lạp bao gồm cả viê ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch và ra quyết đi ̣nh hay hành đô ̣ng

Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ phát triển khác nhau mà các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về chiến lược Từ điển Oxford

Dictionary viết chiến lược là nghê ̣ thuật điều khiển công cụ chiến tranh nhằm

áp đặt thời điểm và những điều kiện chiến đấu mà người ta gọi là thế thượng phong Cũng có học giả cho rằng chiến lư ợc là một thể thống nhất giữa tư tưởng (khởi đầu), hành động (cầu nối) và kế hoạch (điểm chót)

Chiến lược ngày nay được sử du ̣ng rô ̣ng rãi trong nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau , từ quản lý quốc gia cho đến quản lý tổ chứ c Sử gia

Trang 16

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Edward Mead Earle (1894 - 1954) mô tả chiến lược là nghê ̣ thuật kiểm soát

và dùng nguồn lực của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu của mình

Bruce Henderson (1915 – 1992), chiến lược gia đồng thời là nhà sáng

lâ ̣p tâ ̣p đoàn tư vấn Boston đã kết nối khái niê ̣m chiến lược với lợi thế ca ̣nh tranh Theo ông, lợi thế ca ̣nh tranh là viê ̣c đă ̣t mô ̣t công ty vào vi ̣ thế tốt hơn

đối thủ để ta ̣o ra giá tri ̣ về kinh tế cho khách hàng Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh của tổ chức Hai đối thủ ca ̣nh tranh chỉ có thể c ùng tồn tại nếu họ tạo ra sự khác biê ̣t Đồng tình với quan điểm này , Michael Porter cũng cho rằng chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt Đó là viê ̣c lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biê ̣t để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo

Mă ̣c dù được đề câ ̣p từ rất lâu nhưng chỉ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chiến lược mới được các ho ̣c giả thừa nhâ ̣n là mô ̣t trong các yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự thành công của tổ chức do những thay đổi của môi trường bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức

Theo Fred R David, chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn [11, tr.70] Theo Hofer và Schendel, chiến lược thể hiện những đặc trưng của sự phù hợp giữa nhiệm vụ của tổ chức với môi trường thực hiện xung quanh nó Chiến lược được coi là công cụ chính để đương đầu

với những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong [12, tr70]

Đứng trên góc độ vùng, khu vực, hoặc địa phương, chiến lược được hiểu là chương trình hành động của địa phương nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một giai đoạn nhất định

Đặc trưng cơ bản của một chiến lược của vùng là:

 Chiến lược thường mang tính dài hạn và thường thì chỉ các nhà quản

lý cấp cao mới có đủ khả năng và tầm nhìn cần thiết để hiểu biết được những

Trang 17

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ảnh hưởng rộng lớn của quyết định chiến lược và có đủ thẩm quyền phân bố nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội địa phương

 Chiến lược định hướng khung khổ nhằm đạt được mục tiêu mà cộng đồng địa phương, một vùng hoặc một ngành đưa ra Chiến lược là kế hoa ̣ ch dài hạn (ít nhất là từ 3 – 5 năm) và tác đô ̣ng của chiến lược đối với đ ịa phương còn kéo dài hơn nhiều

 Các vấn đề chiến lược thường định hướng tương lai vì được xây dựng dựa trên những dự đoán của những nhà quản lý hơn là những gì ho ̣ biết Điều quan tro ̣ng là các dự báo càng chặt chẽ và chuẩn xác bao nhiêu càng giúp cho cộng đồng địa phương hoặc vùng đạt được mục tiêu càng nhanh

1.1.2 Vai trò của chiến lược

Mô ̣t chiến lược tốt được thực hiê ̣n hiê ̣u quả sẽ giúp các nhà quản lý và nhân viên mo ̣i cấp xác đi ̣nh mu ̣c tiêu , nhâ ̣n biết phương hướng hành đô ̣ng , góp phần vào sự thành công của một địa phương hoặc một khu vực Trái lại, nếu địa phương hay khu vực thiếu định hướng chiến lược hoặc chiến lược không rõ ràng sẽ gặp khó khăn trong sử dụng nguồn lực nhằm phát triển kinh

tế của địa phương

Chiến lược làm rõ phương hướng hành động

Chiến lược tâ ̣p trung vào phương hướng hành đô ̣ng nhằm đa ̣t được mu ̣c tiêu của đ ịa phương hoặc cộng đồng, làm rõ và cụ thể hó a mu ̣c tiêu Ví dụ, đối với một địa phương, khu vực hoặc một cộng đồng, chiến lược nhằm mục tiêu phát triển cho địa phương, khu vực hoặc cộng đồng đó Chiến lược chỉ ra những định hướng phát triển nhằm đưa vùng hoặc khu vực đạt được những mục tiêu mà lãnh đạo và cộng đồng đưa ra

Chiến lược tạo căn cứ cho lập kế hoạch tác nghiê ̣p

Nếu chiến lược được xây dựng chuẩn xác và được các nhà quản lý hiểu đúng thì nó sẽ là căn cứ để lâ ̣p kế hoa ̣ch tác nghiê ̣p trong phát tri ển kinh tế xã

Trang 18

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hội của địa phương Nếu sự thống nhất này tồn ta ̣i và được vâ ̣n du ̣ng , nguồn lực của địa phương sẽ được phân bố hợp lý và hiê ̣u quả hơn Chiến lược cũng xác định những lĩnh vực hoạt động , phạm vi của hành đồng mà cộng đồng hoặc lãnh đạo địa phương cần thực hiện Những lĩnh vực này càng được xác

đi ̣nh rõ bao nhiêu thì nguồn lực sẽ được sử du ̣ng hiê ̣u quả hơn bấy nhiêu Ví

dụ, nếu mô ̣t đ ịa phương muốn tăng đẩy mạnh phát triển kinh tế để cải thiện đời sống người dân trong khu vực cần phải có một định hướng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu đã đưa ra

Chiến lược làm tăng hiê ̣u quả sử dụng nguồn lực của địa phương Khái niệm hiệu hiệu quả là đạt được mục tiêu của mình với nguồn lực nhất đi ̣nh hoặc tối ưu hơn , điều này có nghĩa là để đảm bảo tính hiê ̣u quả , nguồn lực không chỉ cần được sử du ̣ng mô ̣t cách hiê ̣u quả mà còn phải được sử du ̣ng theo cách đảm bảo tối đa hóa viê ̣c đa ̣t được mu ̣c tiêu của cộng đồng Quá trình quản lý chiến lược bao gồm việc phân tích thực trạng , xây dựng các chiến lược phù hợp, thực hiê ̣n các chiến lược đó và đánh giá , điều chỉnh hoă ̣c thay đổi chiến lược khi cần thiế t Mỗi nguồn lực của địa phương sẽ được sử dụng một cách cụ thể tại những thời điểm cụ thể như thế nào Chiến lược sẽ đảm bảo các nguồn lực được sử du ̣ng cu ̣ thể như thế nào Nếu điều này đa ̣t được thì tổ chức sẽ có được hiệu lực

Chiến lược tạo ra sự biến đổi về chất cho địa phương

Chính chiến lược với thời gian khá dài sẽ giúp cho khu vực, địa phương

đi từ biến đổi về lượng đến chỗ biến đổi về chất Đây chính là quy luâ ̣t phát triển biện chứng, các biến đổi về lượng tích đủ đến ngưỡng sẽ tạo ra các biến đổi về chất Để có mô ̣t nước Nhâ ̣t , một nước Trung Quốc , mô ̣t nước Singapore hay mô ̣t nước như Hàn Quốc với các thành tựu phát triển vượt bâ ̣c ,

họ đều phải trải qua một quá trình phát triển liên tục từ 25 đến 30 năm

Sự hài lòng của người dân

Trang 19

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chiến lược sẽ góp phần củng cố hiệu lực quản lý của lãnh đạo tại cộng đồng, địa phương bằng cách ta ̣o ra sự hài lòng của người dân trong khu vực Trong những khu vực nơi mà chiến lược đã được thống nhất phù hợp với mong muốn của người dân , người dân sẽ hài lòng hơn và dễ dàng ủng hộ Nếu mo ̣i quyết đi ̣nh đều thống nhất từ lãnh đạo đến từng người dân sẽ dễ dàng thực hiê ̣n mu ̣c tiêu chung của cộng đồng

1.1.3 Phân loại chiến lược trong nền kinh tế quốc dân

Chiến lược trong nền kinh tế quốc dân thường bao gồm các loại như sau:

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Đây là những định hướng phát triển kinh tế-xã hội phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả và cao nhất Các chiến lược này được xây dựng ở các cấp chính quyền từ xã, phường cho tới các cấp cao hơn Chiến lược dưới mọi hình thức đều được thực hiện theo chiều ngang và chiều dọc Hầu hết các cơ quan có vai trò hoạch định chiến lược đều có mối quan hệ kép, bao gồm mối quan hệ theo chiều dọc với bộ ngành trung ương và mối quan hệ theo chiều ngang với đơn

vị hành pháp phù hợp Về nguyên tắc, chiến lược phát triển kinh tế xã hội cấp dưới cụ thể hóa các định hướng phát triển lớn của kế hoạch cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa phương mình

Chiến lược phát triển ngành/lĩnh vực

Đây là các chiến lược được các ngành xây dựng theo định hướng của Chiến lược và Kế hoạch cấp quốc gia để phát triển ngành/ lĩnh vực là định hướng phát triển từng ngành/ lĩnh vực trong từng thời kỳ (hàng năm và 5 năm) Chiến lược phát triển ngành/lĩnh vực là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, phải nằm trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế

Trang 20

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- xã hội của cả nước và chiến lược PTKT-XH địa phương Chiến lược phát triển ngành/lĩnh vực bao gồm 3 cấp: 1 bộ/ngành (trung ương); 2.sở/ngành (cấp tỉnh); và 3 phòng ban (cấp dưới tỉnh)

Trong nội dung của chiến lược ngành sẽ cụ thể hoá thành các chương trình, dự án phát triển; định hình các yếu tố tác động, các cơ chế, chính sách

để thực hiện mục tiêu của ngành; khai thác những tiềm năng và ưu thế của từng ngành diễn ra trên từng vùng và từng địa phương, phục vụ mục tiêu phát triển của ngành và địa phương Phạm vi chiến lược ngành bao gồm các ngành như Nông lâm ngư nghiệp, Công nghiệp-Xây dựng, Dịch vụ; các lĩnh vực xã hội (Y tế, Giáo dục, Lao động, Văn hoá ); An ninh - Quốc phòng trong đó được chia theo các phân ngành cụ thể (theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân)

1.1.4 Phạm vi khu vực trong hoạch định chiến lược

Thông thường chiến lược phát triển kinh tế xã hội được hoạch định cho vùng hoặc khu vực Vùng được sử dụng trong nhiều góc độ như chính trị, kinh tế và cộng đồng Thông thường một vùng là một khu vực mở của một lãnh thổ lớn hơn được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau Đối với vùng nhằm mục đích phát triển, Cook và đồng nghiệp cho rằng một vùng được hiểu

là một vùng lãnh thổ nhỏ hơn so trong một quốc gia sở hữu quyền lực hành chính, văn hóa, chính trị, kinh tế phân biệt nó với quốc gia và các khu vực khác Nó là một lãnh thổ chưa được coi mức độ của nhà nước nhưng chủ yếu

là trên cấp thành phố Đôi khi một khu vực cũng có thể là một lãnh thổ của một thực thể siêu quốc gia Một số học giả cho rằng khái niệm vùng có thể được dùng đối với khu vực có phân chia theo địa giới hành chính hoặc theo khoảng cách

Việc xác định các khu vực phụ thuộc vào các tiêu chí lựa chọn Nói chung, có thể dựa trên cơ sở của một cuộc khảo sát về địa lý khu vực, vùng đồng nhất và chức năng để xác định vùng Vùng đồng nhất có cấu trúc đồng

Trang 21

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhất và có thể được tạo ra cho mục đích phát triển khu vực bằng cách kết hợp,

ví dụ, thành phố theo một hoặc nhiều tiêu chí (cấp thất nghiệp, mức GDP, ngôn ngữ nói, điều kiện tự nhiên, vv) Khu vực chức năng được xác định trên

cơ sở tương tác các chức năng một cách ổn định giữa các đơn vị lãnh thổ Đôi khi chúng được gọi là các vùng nút (khu vực thành phố) được xác định trên

cơ sở chức năng tương tác thường dựa trên mối tương quan thị trường, giao thông, thị trường lao động của thành phố và các khu vực xung quanh Khu vực chức năng với dân số hơn 500.000 thường được gọi là các vùng đô thị Trong phạm vi luận văn này, vùng được tiếp cận trên cơ sở phân chia theo địa giới hành chính cho phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như của nước ta

1.2 Quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương

Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm đi đến xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế của địa phương hoặc khu vực Luận văn sử dụng mô hình hoạch định kế hoạch chiến

lược theo vùng của tác giả Svetikas (2014) [13] như sau:

Hình 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Phân tích cơ hội

nguy cơ của

Kế hoạch hóa hành động

Tổ chức thực hiện

và kiểm soát

Trang 22

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

địa phương

- Đánh giá đi ̣a phương : hiê ̣n tra ̣ng của cô ̣ng đồng ra sao và sẽ như thế nào khi so sánh với những địa phương khác có hoàn cảnh tương tự ? Đâu là những điểm mạnh / điểm yếu quan tro ̣ng, cơ hô ̣i / nguy cơ của cô ̣ng đồng?

- Tầm nhìn và mu ̣c đích : Tầm nhìn của lãnh đạo, mục tiêu của các đối tượng liên quan mong muốn cô ̣ng đồng trở thành như thế nào trong tương lai?

- Hình thành chiến lược : Những chiến lược bao trùm nào sẽ giúp cô ̣ng đồng đa ̣t được mu ̣c đích?

- Kế hoạch hành đô ̣ng : Cô ̣ng đồng phải thực hiê ̣n những hành đô ̣ng cu ̣ thể gì nhằm triển khai các chiến lược?

- Thực hiê ̣n và kiểm soát : Cô ̣ng đồng phải làm gì để đả m bảo viê ̣c thực hiê ̣n thành công?

1.3 Nội dung hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương

1.3.1 Phân tích cơ hội và nguy cơ của địa phương

Để hoa ̣ch đi ̣nh chiến lược phát triển cho đi ̣a phương cần nhân diê ̣n những cơ hô ̣i và mối đe do ̣a mà đi ̣a phương đang gă ̣p phải Hãy hiểu cơ hội như là mô ̣t pha ̣m vi hành đô ̣ng trong đó đi ̣a phương rất có khả năng giành được lợi thế ca ̣nh tranh Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong và ngoài nước để nhâ ̣n biết các cơ hô ̣i bên ngoài đi ̣a phương sẽ giúp cho đi ̣a phương lên kế hoa ̣ch ki ̣p thời để nắm bắt các cơ hô ̣i đó

Bên cạnh cơ hội, mỗi địa phương đều phải đối mặt với những nguy cơ hay thách thức gây ra bởi các trào lưu hay sự phát triển bất lợi trong môi trường thiếu vắng những hoạt động có chủ đích và do đó dẫn đến sự sói mòn điều kiện của địa phương đó Các nhóm hoạch định cần phải nhận diện được những nguy cơ khác nhau để phân loại chúng dựa trên mức độ nghiêm trọng

Trang 23

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

và khả năng xảy ra Các nguy cơ đươc xem là chính yếu khi gây thiệ thại nghiêm trọng đến khu vực và có nguy cơ xảy ra cao Địa phương phải chuẩn

bị những kế hoạch dự phòng nêu rõ các bước hành động trước, trong và sau khi nguy cơ chính yếu xảy ra

Bằng cách kết hợp thành một bức tranh gồm những nguy cơ và cơ hội chủ chốt mà một địa phương cụ thể đang gặp phải, chúng ta có thể định rõ toàn cảnh những nét hấp dẫn của địa phương Địa phương lý tưởng là nơi có nhiều cơ hội lớn và ít nguy cơ nghiêm trọng Địa phương có thể khai thác là nơi có nhiều cơ hội cũng như nguy cơ chính yếu Địa phương đã bão hòa là nơi không có nhiều cơ hội lẫn nguy cơ lớn Và sau cùng, địa phương đầy bất trắc là đi ̣a phương có ít cơ hô ̣i nhưng nguy cơ cao

1.3.2 Phân tích lợi thế và bất lợi của địa phương

Ngoài việc liệt kê các nét đặc trưng của địa phương, cũng cần phải phân loại chúng theo những điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các cơ hội

và nguy cơ Địa phương cần phải có một cái nhìn khách quan và xác định đặc trưng của mình đâu là điểm mạnh chính, điểm mạnh phụ, yếu tố trung tính, các nhược điểm lớn và nhỏ theo mục tiêu tìm kiếm cụ thể của nhà đầu tư Vị thế cạnh tranh của một địa phương phản ánh hai nhóm điều kiện sau: (1) những nguồn lực bên ngoài không thuộc phạm vi kiểm soát của địa phương và (2) những đặc trưng của địa phương có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động cụ thể tại địa phương Điều cần thiết là phải có một chiến lược đủ dài và rõ ràng để phát huy tối đa những điểm mạnhvà cải thiện một số điểm yếu

1.3.3 Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển của lãnh đạo địa phương

Khi đã phân tích được các cơ hô ̣i / nguy cơ, điểm ma ̣nh/ điểm yếu , các nhà hoạch định cần định ra được mục tiêu và tầm nhìn Viê ̣c phát triển tầm

Trang 24

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhìn đòi hỏi các nhà hoạch định phải tổng hợp thông tin đầu vào từ công chúng hay chính là ban lãnh đa ̣o địa phương xem họ muốn địa phương sẽ thế nào trong 5, 10 năm hoặc thậm chí 20 năm nữa Viê ̣c xác đi ̣nh quan điểm, mục tiêu phát triển của lãnh đạo địa phương sẽ giúp các nhà hoạch

đi ̣nh biết được phướng hướng phát triển của địa phương đó , mục tiêu mà cộng đồng cần hướng đến từ đó sẽ hình thành và xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cụ thể cho từng địa phương

1.3.4 Hình thành các phương án chiến lược

Để hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở, cơ hội, nguy cơ, lợi thế và bất lợi cần sử dụng ma trận cơ hội, nguy cơ, lợi thế và bất lợi Ma trận

cơ hội, nguy cơ, lợi thế và bất lợi là một ma trận mà một trục mô tả lợi thế và bất lợi; trục kia mô tả các cơ hội, nguy cơ đối với một địa phương hoặc khu vực trong thời kì chiến lược xác định; các ô là giao điểm của các ô tương ứng

mô tả các ý tưởng chiến lược nhằm tận dụng cơ hội, khai thác lợi thế, hạn chế nguy cơ cũng như khắc phục hoặc hạn chế bất lợi, yếu kém

Cơ sở để hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy

cơ, lợi thế và bất lợi là ma trận thứ tự ưu tiên cơ hội, nguy cơ và bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường bên trong của địa phương Những nhân tố được sắp xếp theo trật tự ưu tiên sẽ được đưa vào các cột và hàng của ma trận này

Bảng 2.1: Ma trận cơ hội – nguy cơ / lợi thế - bất lợi

Trang 25

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Các nguy cơ (T)

1.3.5 Xác định các nhiệm vụ chiến lược

Từ ma trận phân tích cơ hội - nguy cơ, lợi thế - bất lợi, địa phương lựa chọn chiến lược cho mình.Từ chiến lược đã chọn, lãnh đạo địa phương xác định các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai chiến lược đã chọn Các nhiệm vụ bao gồm:

- Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn của địa phương nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.Trên cơ sở chiến lược đã chọn, lãnh đạo địa phương xây dựng các chiến lược ngắn hạn dựa trên mục tiêu chiến lược đã xác định.Việc xây dựng những kế hoạch ngắn hạn này chính là việc triển khai thực hiện chiến lược trong từng giai đoạn của địa phương

- Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu đã xác định.Để triển khai chiến lược cần xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy

cá nhân, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra Các chính sách tạo ra hành lang và lộ trình nhằm định hướng cho nỗ lực của cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu chung

- Phân bổ nguồn lực của địa phương hợp lý theo các mục tiêu đưa ra

Để thực hiện chiến lược cần phân bổ hợp lý nguồn lực Cơ cấu phân bổ nguồn lực cũng phải thay đổi theo mục tiêu chiến lược đã xác định Phân bổ nguồn lực hợp lý có tác dụng rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra của địa phương, cộng đồng

Trang 26

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Điều chỉnh cơ cấu quản lý của địa phương Chiến lược mới đòi hỏi phải có một cơ cấu phù hợp Điều chỉnh cơ cấu quản lý của địa phương hoặc vùng chính là nhằm triển khai chiến lược đã chọn Một chiến lược mới đòi hỏi phải có một cơ cấu quản lý mới cho phù hợp

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược của địa phương

Chiến lược cho một địa phương và khu vực được xây dựng dựa trên các

cơ hội, nguy cơ, lợi thế và bất lợi của địa phương hoặc khu vực đó Vì vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc hoạch định chiến lược phát triển của địa phương Các yếu tố đó bao gồm:

1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế

Đây là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các địa phương thông qua việc tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển của địa phương hoặc khu vực Các yếu tố này bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:

- Yếu tố chính trị thế giới: Chính trị thế giới ảnh hưởng tới các quốc gia

khác và từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của các khu vực của quốc gia khác

Ví dụ một địa phương đang sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ gặp thuận lợi nếu chính trị của các nước xuất khẩu cà phê khác không ổn định, chiến tranh xảy

ra sẽ có cơ hội xuất được nhiều hàng hơn

- Yếu tố kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới ảnh hưởng tới các quốc gia

khác và ảnh hưởng tới sự phát triển của từng địa phương trong các quốc gia khác Khi kinh tế thế giới tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu hàng hóa tăng cao, các quốc gia khác có cơ hội xuất được hàng hóa, nền kinh tế phát triển giúp các địa phương ở nước đó cũng phát triển cao Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái các nước khác cũng gặp khó khăn và các địa phương cũng gặp khó khăn

1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân

Trang 27

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế ảnh

hưởng tới sự phát triển của các địa phương do ảnh hưởng tới cầu của nền kinh

tế Khi nên kinh tế tăng trưởng cao, cầu của người dân lớn sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các địa phương Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng các doanh nghiệp phát triển sản xuất do cầu tăng lên kéo theo việc tăng thu mua nguyện vật liệu, tăng tuyển dụng lao động tại các khu vực và do đó làm cho kinh tế các địa phương phát triển theo

- Yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế: Yếu tố quản lý nhà

nước về kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các địa phương trong cả nước Những chủ trương phát triển, các chương trình dự án của chính phủ sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của từng khu vực Những địa phương

có được lợi thế từ các chương trình dự án hoặc chính sách phát triển của chính phủ sẽ có cơ hội phát triển tốt

1.4.3 Các yếu tố thuộc về địa phương

- Quản lý nhà nước ở địa phương: Quản lý nhà nước ở địa phương

cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của địa phương đó Nếu địa phương làm tốt công tác quản lý, minh bạch trong thủ tục hành chính, giảm sách nhiễu phiền hà người dân sẽ có cơ hội phát triển Ngược lại, khi địa phương mà yếu kém trong quản lý kinh tế sẽ gặp khó khăn phát triển

- Lợi thế tự nhiên trong phát triển kinh tế: Yếu tố tự nhiên có ảnh

hưởng quan trọng tới sự phát triển kinh tế của các địa phương Những địa phương có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế như các đầu mối giao thông quan trọng hoặc các trung tâm về du lịch sẽ có nhiều cơ hội phát triển Nếu địa phương có vị trí địa lý thuận lợi như gần sân bay, bến cảng, gần các trung tâm đô thị lớn sẽ càng có điều kiện phát triển kinh tế Ngoài ra, yếu tố tự nhiên cũng còn phải đề cập đến đó là điều kiện tự nhiên Một số địa phương nằm ở khu vực nhiều thiên tai cũng khó có cơ hội phát triển kinh tế

Trang 28

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Dân số và nguồn nhân lực: Địa phương có dân số đông và trình độ

người dân cao sẽ là nguồn cung cấp nhân lực lớn cho sự phát triển Các dự án đầu tư cần sử dụng lao động, nếu địa phương không có đủ nguồn nhân lực cho các dự án sẽ khó khăn trong thu hút đầu tư

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong phát triển

kinh tế địa phương Một địa phương có cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ có cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển do có được cơ sở hạ tầng thuận lợi Muốn phát triển kinh tế, thu thút đầu tư thì hệ thống giao thông, điện, nước và các điều kiện khác phải đảm bảo

- Tài nguyên thiên nhiên: Nếu địa phương có nguồn tài nguyên thiên

nhiên phong phú sẽ có cơ hội phát triển kinh tế do khai thác nguồn tài nguyên ngày Ngược lại những địa phương nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên sẽ

khó có cơ hội phát triển

1.5 Kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong nước

1.5.1 Kinh nghiệm xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang là một ví dụ điển hình về xây dựng

và lựa chọn định hướng chiến lược đúng trong phát triển kinh tế xã hội.Trước đây khi chưa tách tỉnh Hà Bắc, Việt Yên là một huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang Công việc chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi, năng suất lao động thấp, giá trị thu nhập thấp Sản xuất manh mún và nhỏ lẻ không mang lại nhiều hiệu quả

Nhận thấy được cơ hội khi dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam, cùng với việc các nhà đầu tư không tập trung ở những khu công nghiệp trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng do chi phí quá cao, lãnh đạo huyện cùng với tỉnh đã có những bước đi quan trọng nhằm thu hút đầu tư vào huyện Lãnh

Trang 29

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đạo huyện chủ trương tuyên truyền để người dân hiểu về thu hút đầu tư của huyện như tuyên truyền về giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và tái định cư rất nhanh chóng Nhờ đó số lượng nhà đầu tư tăng lên nhanh chóng

Hiện nay, huyện đã có ba khu công nghiệp trong đó có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn Điển hình là khu công nghiệp Đình Trám (Nhà máy ô

tô Hyundai lớn nhất Việt Nam), Khu công nghiệp Hoàng Mai Khu công nghiệp Quang Châu đã đưa vào sử dụng, với số lượng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động Ngoài ra còn có khu Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Hạ cung cấp rau cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu

Về cơ bản, Việt Yên đã trở thành một huyện công nghiệp, với tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP lớn Sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm

và đi vào hình thức trang trại tập trung Đời sống người dân được cải thiện, y

tế giáo dục phát triển

Để có được kết quả này, một số kinh nghiệm có thể thấy như sau:

Thứ nhất, lãnh đạo huyện phải có tư duy đổi mới với tầm nhìn chiến lược nhằm tập hợp nguồn lực vào thực hiện những mục tiêu dài hạn Ngân sách phân bổ hàng năm phải được đầu tư có trọng điểm vào các hạng mục cơ

sở hạ tầng quan trọng như giao thông, điện, nước Đầu tư ngân sách cho đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn

Thứ hai, việc có một định hướng chiến lược thống nhất giúp cho huyện chủ động trong các hoạt động thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng Các dự án đầu tư vào huyện rất nhanh chóng và ít gặp cản trở do vấn đề giải phóng mặt

bằng gây ra

Trang 30

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thứ ba, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là đối với các nhà đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của họ Xuất phát từ ý tưởng đó, lãnh đạo huyện cùng nhau họp bàn và thống nhất việc cải cách thủ tục hành chính cấp huyện Vì thế, các dự án triển khai trên địa bàn huyện được tiến hành rất nhanh chóng, ít bị vướng mắc về thủ tục hành chính

1.5.2 Kinh nghiệm xây dựng và lựa chọn định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc cũng là huyện phát triển kinh tế nhanh nhờ có định hướng đúng Huyện Bình Xuyên là huyện mới tái lập năm

1998 tách ra từ huyện Tam Đảo Khi mới tái lập, huyện vẫn theo định hướng

cũ của huyện Tam Đảo nên kinh tế phát triển chậm chạp, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống dân cư chậm được cải thiện

Cùng với chủ trương đổi mới của tỉnh, lãnh đạo huyện tập trung nỗ lực quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện Bước đầu tiên được huyện xác định đó là định hướng trong phát triển Nhờ định hướng đúng đến nay huyện đã có 9 khu và cụm công nghiệp, đưa giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng của Bình Xuyên năm 2015 đạt xấp xỉ 28.700 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2014 và tổng thu ngân sách đạt 697,8 tỷ đồng, tăng 52% so với dự toán giao Đời sống người dân được cải thiện Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch

vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Công nghiệp tiếp tục phát triển và duy trì mức tăng trưởng cao, là ngành kinh tế quan trọng , khẳng định và phát huy vai trò

là động lực phát triển kinh tế của huyện Các khu công nghiệp của huyện đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương và trong tỉnh

Trang 31

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Để có được kết quả đó trước hết phải kể đến đó là định hướng phát triển đúng mà lãnh đạo địa phương đưa ra Từ định hướng này, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội có cơ sở để thay đổi phương thức hoạt động theo định hướng chung Kết quả là kết quả thu hút đầu tư phát triển kinh

tế của huyện tăng cao Thủ tục hành chính được cải thiện, sự chồng chéo giữa nhiều bộ phận được giải quyết dựa trên định hướng chung Chính vì vậy, số lượng dự án đầu tư không ngừng tăng lên đến nay đã có 800 dự án đăng ký đầu tư vào huyện

Trang 32

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao như thế nào?

- Những nhiệm vụ gì cần thực hiện để xây dựng các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn 2015 - 2020?

- Các giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới là gì?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp tiếp cận

Để xây dựng các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 - 2020 luận văn sẽ phân tích các cơ hội và nguy cơ mà huyện gặp phải trong giai đoạn 2015 - 2020, tiếp đó luận văn sẽ phân tích lợi thế và bất lợi của huyện trong mối tương quan với các vùng, địa phương có điều kiện tương tự trong khu vực, kết hợp với quan điểm và thái

độ của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ hình thành các phương án chiến lược Từ các phương án chiến lược đó, luận văn đề xuất các định hướng chiến chiến lược tối ưu và xác định các nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai các định hướng chiến lược đã chọn

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 33

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Số liệu thứ cấp: số liệu được tập hợp từ nghiên cứu tài liệu, số liệu đã

được công bố của địa phương trong thời gian qua

- Số liệu sơ cấp:Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi

chuyên gia về sắp xếp các nhân tố lợi thế, bất lợi, cơ hội, nguy cơ Đối với số liệu sơ cấp, luận văn sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia về lợi thế và bất lợi của huyện dựa trên bảng hỏi có chấm điểm theo mức độ quan trọng hoặc trọng số

Tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập được thông tin, số liệu sẽ được cập

nhật, tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, đồ thị, phân tổ thống kê …

sử dụng một số phần mềm thống kê để tính toán, phân tích

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp loại trừ, phương pháp SWOT

2.2.4 Mẫu nghiên cứu

Quy mô mẫu được xác định theo công thức sau đây:

Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

2 2

z (p.q) n

e

=Trong đó: n= là cỡ mẫu; z= giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)

p= là ước tính tỷ lệ % của tổng thể; q = 1-p, thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể

e là mức sai số cho phép trong trường hợp này là 5%

Theo công thức này, ta có cỡ mẫu 390 Đây là cán bộ chuyên gia của huyện, của các huyện lân cận và của tỉnh Phú Thọ am hiểu về tình hình của Lâm Thao và của các vùng lân cận

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để phân tích lợi thế và bất lợi của huyện so với các địa phương khác, luận văn dự kiến sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và so sánh huyện Lâm Thao với các khu vực lân cận:

Trang 34

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của huyện

Quy mô GDP phản ánh quy mô của nền kinh tế Quy mô GDP lớn thì nền kinh tế đó có sức mạnh Tốc độ tăng trưởng GDP phản ảnh tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện trong một năm Tốc độ tăng trưởng cao biểu hiện tốc độ phát triển kinh tế của địa phương nhanh Số liệu thống kê GDP được thu thập từ báo cáo tổng kết của huyện hàng năm

2.3.2 Quy mô dân số và nguồn nhân lực

Quy mô dân số và chất lượng nguồn lực ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương Một địa phương có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao sẽ có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của địa phương Quy mô dân số và chất lượng nguồn lực của huyện sẽ được sử dụng để so sánh về lợi thế và bất lợi so với các địa phương khác

2.3.3 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương Những địa phương có vị trí thuận tiện gần những khu vực thị trường lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì có nhiều tiềm năng để phát triển Giao thông cũng có ý nghĩa lớn đối với một địa phương khu vực, ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư của địa phương Vị trí địa lý được đo lường dựa trên khoảng cách của huyện tới các trung tâm kinh tế

xã hội của cả nước hoặc của tỉnh trong mối tương quan với các địa phương khác trong khu vực

2.3.4 Diện tích đất và tài nguyên

Trang 35

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đất đai và tài nguyên là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một địa phương Một địa phương có quỹ đất dồi dào và thuận lợi cho phát triển công, nông nghiệp sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

2.3.5 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội Những địa phương có giao thông thuận tiện sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tư vào địa phương Hoạt động giao thương hàng hóa được đẩy mạnh, thúc đẩy sản xuất phát triển Lợi thế và bất lợi về cơ sở hạ tầng của huyện được đánh giá thông qua ý kiến các chuyên gia

2.4 Quy trình thu thập ý kiến chuyên gia đánh giá lợi thế, bất lợi, cơ hội

và nguy cơ của huyện Lâm Thao

Để tham khảo ý kiến chuyên gia đối với các yếu tố lợi thế, bất lợi, cơ hội và nguy cơ của huyện, danh mục các lợi thế và bất lợi được đưa ra Một

số chuyên gia am hiểu về tình hình kinh tế xã hội của huyện và tỉnh sẽ góp ý

bổ sung danh mục các lợi thế và bất lợi, cơ hội và nguy cơ trong mối tương quan so sánh với các huyện hoặc vùng có điều kiện tương tự Từ danh mục này, các chuyên gia sẽ đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên mức độ quan trọng của yếu tố đối với huyện để từ đó lựa chọn các yếu tố chủ yếu đưa vào xây dựng chiến lược cho huyện Từ phiếu này, tác giả tổng hợp và tính giá trị trung bình điểm đánh giá các yếu tố để từ đó sắp xếp các yếu tố theo mức độ quan trọng Bảng đánh giá các lợi thế và bất lợi có dạng như sau:

Bảng 2.1: Đánh giá lợi thế và bất lợi

Lơ ̣i thế

chính

Lơ ̣i thế

phụ

Trung bình

Bất lơ ̣i phụ

Bất

lơ ̣i chính

Điểm đánh giá 5 4 3 2 1

Trang 36

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Những yếu tố cứng

Liệt kê các yếu tổ thuộc về lợi

thế và bất lợi của huyện

Điểm đánh giá trung bình như sau: từ 4,3 đến 5 điểm là lợi thế chính, từ 3,4 đến dưới 4,3 là lợi thế phụ, từ 2,6 đến dưới 3,4 là mức trung bình, từ 1,8 đến dưới 2,6 là bất lợi phụ, và dưới 1,8 là bất lợi chính

Để đánh giá cơ hội, nguy cơ luận văn tham khảo ý kiến chuyên gia nhà quản lý và những người am hiểu về huyện Lâm Thao để sắp xếp các yếu tố môi trường theo mức độ quan trọng Điểm đánh giá cũng được tính trung bình

và sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp

Bảng 2.2: Đánh giá các cơ hội và nguy cơ

Cơ hội chính

Cơ hội phụ

Trung bình

Nguy

cơ phụ

Nguy cơ chính

Điểm đánh giá 5 4 3 2 1 Những yếu tố cứng

Liệt kê các yếu tổ thuộc

về môi trường

Điểm đánh giá trung bình như sau: từ 4,3 đến 5 điểm là cơ hội chính, từ 3,4 đến dưới 4,3 là cơ hội thế phụ, từ 2,6 đến dưới 3,4 là mức trung bình, từ 1,8 đến dưới 2,6 là nguy cơ phụ, và dưới 1,8 là nguy cơ chính

Trang 37

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 3 XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

3.1 Khái quát chung về huyện Lâm Thao

3.1.1 Thông tin chung

Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ; từ năm 1945 đến năm 1977, theo Quyết định số 178/CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu Đến tháng 9/1999, huyện Lâm Thao lại được tách ra theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ Theo đó, Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, ngày 01/04/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã

Hà Thạch của Lâm Thao được chuyển về thị xã Phú Thọ Đến năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ, 3 xã: Hy Cương, Chu Hóa và Thanh Đình được chuyển về thành phố Việt Trì

Đến nay, huyện Lâm Thao có diện tích 9835,43 ha, với dân số 104.700 người và gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã (Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá)[10, tr 70]

3.1.2 Đặc điểm, địa lý, kinh tế, xã hội huyện Lâm Thao

3.1.2.1 Vị trí đi ̣a lý

Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’ - 21024’ độ vĩ Bắc và 1050

14’ - 105021’ độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Việt Trì

Trang 38

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

khoảng 10 km về phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao Lâm Thao được xác định là cửa ngõ quan trọng nối giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái Ngoài ra,

có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và

có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực [9, tr 70], [10, tr 70]

3.1.2.2 Địa hình

Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi thấp xen giữa các cánh đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của các xã đồng bằng Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Độ dốc của đất chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội [9, tr 70]

3.1.2.3 Khí hậu và thuỷ văn

Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió

Trang 39

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chủ yếu là gió Đông Nam Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lượng mưa là 66,2mm Nhiệt độ trung bình năm là

230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85% [9, tr 70]

3.1.2.4 Tài nguyên

 Tài nguyên đất

Tính đến ngày 31/12/2015, tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.835,43ha, trong đó có 6.289,34 ha đất nông nghiệp (chiếm 63,94%); có 3.506,89 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 35,65 %) và 39,2 ha đất chưa sử dụng (chiếm 0,40%) tổng diện tích tự nhiên của huyện

Khoáng sản

Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng, chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương Tuy nhiên cũng có một số loại tài nguyên khoảng sản như: mỏ nước khoáng ở Tiên Kiên, mỏ cao lanh ở Xuân Lũng, hiện đang khai thác Ở khu 2 thị trấn Hùng Sơn cũng có

mỏ cao lanh, tuy nhiên chưa được thăm dò đầy đủ và chưa được khai thác Ở Xuân Huy có mỏ sét gạch ngói khá tốt Ngoài ra, các xã Cao Xá, Vĩnh Lại,

Tứ Xã, Kinh Kệ, Xuân Lũng đều có các sét để làm gạch Lâm Thao có nguồn cát sông Hồng khá dồi dào, chủ yếu phục vụ cho san lấp mặt bằng, tập trung ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Thạch Sơn, Hợp Hải và Xuân Huy [9, tr 70]

Tài nguyên nước

Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú Trước hết, sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác

Trang 40

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt Với lượng mưa trung bình 1.720

mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp

Thực trạng cảnh quan môi trường

Lâm Thao có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có dòng sông Thao chảy qua 8

xã và thị trấn, dọc theo phía Tây huyện và ôm trọn phía Đông Nam của huyện,

có ngã 3 sông nơi gặp nhau giữa sông Đà và sông Thao chảy về sông Hồng

Lâm Thao nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng Trên địa bàn huyện có một số địa điểm có thể xây dựng các khu bảo tồn, khu lưu trữ các di sản lịch sử văn hóa và xây dựng các khu du lịch sinh thái

- Môi trươ ̀ ng nước:

Cùng với gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa , công nghiệp hóa , phát triển dịch vụ và hạ tầng trong những năm gần đây viê ̣c khai thác và sử du ̣ng nước mă ̣t , nước ngầm tăng nhanh dẫn đến suy giảm số lượng , chất lượng nguồn nước

- Môi trươ ̀ ng không khí:

Môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi , hoạt động giao thông vận tải , hoạt động xây dựng và đun nấu bếp trong dân đặc biệt là khí thải từ hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tiến hành khảo sát không khí ở vùng xung quanh các nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy Pin ắc quy Phú Thọ cho thấy, không khí ở đây đang bị đầu độc nghiêm trọng bởi các loại khí thải như SO2, SO3, chì, H2S, NH3, HCl, HF,

NO2 với hàm lượng vượt chuẩn cho phép Chất độc lan tỏa trong không khí, theo hướng gió tới làm bẩn các hộ dân trong vùng dân cư Ngoài ra, khí thở ở Thạch Sơn còn phải tiếp nhận khói từ 90 lò gạch và mùi hôi ở các cửa xả

Ngày đăng: 06/11/2017, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ: Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2010 về “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020,định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020,định hướng đến năm 2030
7. PGS. TS. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội,lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội,lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: PGS. TS. Ngô Thắng Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
8. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế đầu tư
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phương
Nhà XB: Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao: Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ khóa XXVIII trình đại hội Đảng bộ lần thƣ́ XXIX nhiê ̣m kỳ2015 - 2020 Khác
3. Chi cục thống kê huyện Lâm Thao: Báo cáo đánh giá tình hình phát triển dân số huyện Lâm Thao 2010-2015 dự báo đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện nhằm giảm tỷ lệ sinh Khác
5. Kế hoa ̣ch phát triển phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao 5 năm 2015 - 2020 Khác
6. Kế hoa ̣ch huy đô ̣ng nguồn lƣ̣c đầu t ƣ kết cấu ha ̣ tầng kinh tế - xã hội giai đoa ̣n 2016 - 2020 Khác
11. Fred R. David (2010), Strategic Management, Prentice Hall Khác
12. Hofer W. C, Schendel D. E, (1979), Strategy Formulation, Analytical Concept Khác
13. Svetikas, K, Z (2014), Strategic Planning for Regional Development; Handbook, ISBN 978-9955-19-621-1 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w