MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1 3. Mục dích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2 6. Cấu trúc đề tài 2 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 4 1. Giới thiệu về iso 9001:2008 4 2. Nội dung quản lý chất lượng của các cơ quan nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 4 3. Nguyên tắc xây dựng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001:2008 5 4. Ý nghĩa 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI VĂN PHÒNG, CƠ QUAN, TỔ CHỨC HCNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8 1. Tình hình chung 8 2. Tình hình áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong cơ quan HCNN ở tỉnh Hưng Yên 13 2.1 Kết quản đạt được 15 2.2 Những hạn chế tồn tại 16 3. Đánh giá 18 3.1 Kết quả đạt được khi triển khai việc áp dụng tiêu chuẩn iso 9001:2008 trong văn phòng cơ quan, tổ chức ở Việt Nam 18 3.2 Những hạn chế khi áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong văn phòng, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam 18 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG ISO 9001:2008 TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HCNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 20 KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nộidung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bốdưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong bài phục vụ choviệc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tôi thu thập từ các nguồn khácnhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra trong bài tiểu luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giácũng như số liệu của tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn vàchú thích nguồn gốc
Nếu có phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung của mình Trường Đại học Nội vụ không liên quan đếnnhững vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện(nếu có)
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2017
Tác giả tiểu luận
Trang 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1
3 Mục dích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2
6 Cấu trúc đề tài 2
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 4
1 Giới thiệu về iso 9001:2008 4
2 Nội dung quản lý chất lượng của các cơ quan nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 4
3 Nguyên tắc xây dựng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001:2008 5
4 Ý nghĩa 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI VĂN PHÒNG, CƠ QUAN, TỔ CHỨC HCNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
1 Tình hình chung 8
2 Tình hình áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong cơ quan HCNN ở tỉnh Hưng Yên 13
2.1 Kết quản đạt được 15
2.2 Những hạn chế tồn tại 16
3 Đánh giá 18
Trang 33.1 Kết quả đạt được khi triển khai việc áp dụng tiêu chuẩn iso
9001:2008 trong văn phòng cơ quan, tổ chức ở Việt Nam 183.2 Những hạn chế khi áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong văn phòng, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam 18
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG ISO
9001:2008 TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HCNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 20 KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HCNN Hành chính nhà nước
HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượngTCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTHC Thủ tục hành chính
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xu thế thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tếnước ta với các nước trong khu vực và thế giới, việc đổi mới nhận thức, cáchtiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với các cơquan, tổ chức ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách Các cơ quan, tổ chức củaViệt Nam phải đứng trước sự lựa chọn “ Chất lượng hay là chết” trong sânchơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận sự cạnh tranh gaygắt, không khoan nhượng với mọi đối thủ cạnh tranh trên thương trường
Tuy nhiên sự “chuyển mình” của hệ thống quản lý chất lượng trong các
cơ quan, tổ chức ở nước ta thời gian qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưngchưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế: Quá trìnhchuyển đổi và xây dựng mô hình quản lý chất lượng trong các cơ quan, tổchức Việt Nam còn gặp không ít khó khăn và cản trở
Qua nhiều năm ứng dụng ISO đã đem lại nhiều lợi ích nhất định tronghoạt động của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam Nhận thức được tầm quantrọng và xu hướng chung của thời đại, hầu hết các cơ quan, tổ chức ở nước ta
đã triển khai có hiệu quả ISO 9001:2008 Với lý do trên em đã chọn đề tài:
“Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại văn phòng các cơ quan, tổ chứchành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay Một số khuyến nghị để triển khaithành công ISO 9001:2008 trong cơ quan, tổ chức Hành chính nhà nước ởViệt Nam hiện nay” Với vốn lý luận còn non yếu do đó trong quá trình làmbài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô góp ý để bài tiểuluận của em hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức Em xin trân thành cảmơn!
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các cơ quan tổ chức ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Việt Nam
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập trong khoảng
Trang 63 Mục dích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại văn phòng các cơ quan, tổ chức ở ViệtNam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2008
- Phân tích thực trạng ứng dụng ISO 9001:2008 tại văn phòng các cơquan tổ chức ( trong bài viết này chủ yếu đề cập tới cơ quan HCNN)
- Từ thực trạng đề ra những giải pháp, kiến nghị để triển khai thànhcông ISO 9001:2008 tại văn phòng các cơ quan tổ chức
4 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những thông tin trong đề tài chủ yếu sử dụng phương phápthu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn như: internet, sách, báo…
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp
đo lường, mô tả và trình bày số liệu; đánh giá, so sánh, tổng hợp để phân tích
số liệu
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này sẽ có cơ hội tìm hiểu về ISO 9001:2008,được tiếp cận những lợi ích của hệ thống này trong thực tế khi áp dụng
Đặc biệt là khi áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 vào văn phòng các cơquan, tổ chức sẽ nâng cao hình ảnh, uye tín của tổ chức; thúc đẩy hiệu quảlàm việc của văn phòng; nâng cao sự tin tưởng nội bộ, thúc đẩy sự cố gắngtrong công việc của mỗi nhân viên; nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗinhân viên
6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của đề tài gồm 3 nộidung chính:
Trang 7- Chương I: Khái quát về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2008
- Chương II: Thực trạng ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trongvăn phòng cơ quan, tổ chức HCNN ở Việt Nam hiện nay
- Chương III: Giải pháp triển khai thành công ISO 9001:2008 trong
cơ quan, tổ chức HCNN ở Việt Nam hiện nay
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008
1 Giới thiệu về iso 9001:2008
ISO 9001:2008 là một tiêu chuẩn quy định chuẩn mực cho một hệthống quản lý khoa học, chặt chẽ đã được quốc tế công nhận, ISO 9001:2008dành cho tất cả các loại hình Doanh nghiệp, Tổ chức từ Doanh nghiệp rất lớnnhư các tập đoàn đa quốc gia đến những Doanh nghiệp rất nhỏ với nhân sựnhỏ hơn 10 người Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có tên gọi đầy đủ là “các yêucầu đối với hệ thống quản lý chất lượng” ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO
9001 được ban hành lần thứ 4 vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhấtcủa tiêu chuẩn ISO 9001
ISO là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, được thành lập năm 1947, ViệtNam gia năm 1977 và là thành viên thứ 77
2 Nội dung quản lý chất lượng của các cơ quan nhà nước theo tiêu chuẩn ISO
Theo thông tư 26/2014/TT-BKHCN quy định chi tiết thi hành Quyếtđịnh số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chínhphủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc giaTCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thốnghành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg) baogồm các nội dung sau:
1 Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩnquốc gia TCVN ISO 9001:2008 (sau đây gọi tắt là Hệ thống quản lý chấtlượng) đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước (sau đâygọi tắt là cơ quan)
2 Hoạt động tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng
3 Hoạt động đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượngđối với chuyên gia tư vấn, đánh giá
4 Hoạt động kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ
Trang 9Bao gồm những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: hướng vào khách hàng
- Nguyên tắc 2: sự lãnh đạo
- Nguyên tắc 3: sự tham gia của mọi người
- Nguyên tắc 4: cách tiếp cận quá trình
- Nguyên tắc 5: cách tiếp cận theo quá trình
- Nguyên tắc 6: cải tiến liên tục
- Nguyên tắc 7: quyết định dựa trên dữ liệu
- Nguyên tắc 8: quan hệ hợp tác cùng có lợi với người dùng
đi rất nhiều tình trạng đùng đẩy công việc và trách nhiệm lẫn nhau
Kế thừa tri thức của mọi nhân viên trong tổ chức phát huy thế mạnhcủa một tổ chức có nhiều kinh nhiệm Một tổ chức, cơ quan có một vài người
Trang 10làm việc rất giỏi, kết quả luôn rất tốt, nhưng chỉ có vài người đó làm tốt, cònlại những người khác thì không thể đạt được kết quả như họ, vì chỉ có họ mới
có đủ kinh nghiệm và kỹ năng xử lý công việc nhờ họ tích lũy kinh nghiệm từrất lâu trước đây Năng lực của nhân viên trong tổ chức ngày càng nâng caohơn, nhờ đó kết quả công việc ngày càng tốt hơn Trong một cơ quan, tổ chức
đã áp dụng ISO 9001:2008, mỗi người nhân viên đều được xác định những kỹnăng, kinh nghiệm, trình độ tối thiểu cần phải có để đảm nhận công việc,những nhân viên chưa đạt yêu cầu sẽ được tổ chức lên kế hoạch đào tạo, huấnluyện để những nhân viên này có đủ năng lực thực hiện tốt công việc
Giảm thiểu tối đa các sai sót trong công việc Trong một tổ chức có ápdụng và duy trì ISO 9001:2008, những công việc phức tạp sẽ có hướng dẫncông việc, những công việc cần sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau sẽ
có quy trình hướng dẫn cụ thể, … tất cả các nhân viên tham gia công việc đềuphải đọc và làm theo những quy trình/hướng dẫn công việc đó Nhờ vậy cáccông việc có tính chuẩn hóa cao, những trường hợp như “quên”, “nhớ lầm”,
“bỏ sót”, “không biết nên làm bị sai”, “chưa có ai hướng dẫn” sẽ ít đi
Nhân viên mới dễ dàng tiếp nhận công việc Khi áp dụng ISO9001:2008, công ty sẽ dễ dàng đào tạo nhân viên mới hơn và cũng mất ít thờigian để đào tạo hơn nhờ tất cả các công việc đều có quy trình, hướng dẫncông việc Nhân viên mới khi thực hiện công việc cũng ít sai sót hơn nhờ vàoquy trình, hướng dẫn sẵn có
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định, tỉ lệ phế phẩm ngày càng giảm.Tất cả các công việc đều được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, năng lực củanhân viên đồng đều và ngày càng nâng cao, kết quả là chất lượng sản phẩmhoặc dịch vụ sẽ ngày càng ổn định
Cải thiện uy tín của tổ chức thông qua việc ngày càng nâng cao khảnăng thỏa mãn khách hàng: Khi áp dụng ISO 9001, gần như tất cả các hoạtđộng của doanh nghiệp đều có quy trình, tiêu chuẩn công việc rõ ràng, đồngthời mọi nhân viên trước khi đảm nhận công việc đều được đào tạo trước khiđược phép đảm nhận công việc Vì vậy “khả năng sai sót trong công việc” của
Trang 11các doanh nghiệp đã có chứng nhận ISO 9001 sẽ ít hơn nhiều so trước đây.Bước đầu tiên và đơn giản nhất trong việc thỏa mãn khách hàng đó là cànggiảm sai sót trong công việc càng nhiều càng tốt và ISO 9001 hoàn toàn giúpdoanh nghiệp thực hiện được điều đó.
Dễ dàng áp dụng thành công những hệ thống quản lý tiên tiến khác.Khi áp dụng ISO 9001:2008, tất cả các công việc, quá trình đều đã đượcchuẩn hóa thành quy trình, thủ tục, hướng dẫn công việc, các dữ liệu đã đượcphân thành nhóm, vì thế khi áp dụng thêm ERP hoặc CMR mọi việc trở nên
dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều
Trang 12CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI VĂN PHÒNG, CƠ QUAN, TỔ CHỨC HCNN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
1 Tình hình chung
Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnTCVN ISO 9001:2008 (gọi tắt là HTQLCL) trong cơ quan hành chính nhànước là việc xây dựng các nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan thành các quytrình xử lý công việc một cách khoa học, minh bạch, hợp lý, tạo điều kiện đểngười đứng đầu cơ quan kiểm soát được quá trình giải quyết công việc; thôngqua đó từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý và cungcấp dịch vụ công
Trong những năm qua, tại một số cơ quan đã chú trọng triển khai xâydựng và phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức tập huấn ISO cho các đơn vị, bộphận chuyên môn, các cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quanmình
Công tác triển khai thực hiện, tuyên truyền phổ biến về hệ thống ISOđược các cơ quan, tổ chức lồng ghép tại các hội nghị, cuộc họp, từ đó giúpcho cán bộ, công chức nắm rõ hơn các quy trình tác nghiệp trong đơn vị, bộphận góp phần vào công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả hơn
Thông qua áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO đảm bảo được sựtham gia của Lãnh đạo, các đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc xâydựng và áp dụng HTQLCL trong thực hiện nhiệm vụ Lãnh đạo cơ quan điềuhành công việc có hiệu quả hơn nhờ thiết lập cơ chế giải quyết công việc rànhmạch và thống nhất Cán bộ, công chức được phân công trách nhiệm rõ ràngtrong quá trình xử lý công việc, tạo thói quen làm việc khoa học, hiệu quả nhờviệc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đã xây dựng, thực hiện được tráchnhiệm, quyền hạn của mình đúng nơi, đúng thẩm quyền của người phê duyệt.Cán bộ, công chức đã tổ chức, thu thập, sắp xếp, lưu trữ các loại văn bản quyphạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên, hồ sơ tài liệu đượcsắp xếp ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnh vực công việc Vì thế việc cập
Trang 13nhật các thay đổi của văn bản trong hoạt động xử lý công việc rất dễ dàngthực hiện.
HTQLCL cũng góp phần tích cực trong giải quyết công việc chuyênmôn, giúp vận hành cơ chế "một cửa" và "một cửa liên thông" có hiệu quảhơn Các đơn vị, bộ phận chuyên môn xây dựng quy trình giải quyết các côngviệc nhằm xác định rõ trách nhiệm, yêu cầu các khâu phối hợp phải được kếtnối với nhau hợp lý, từ đó có thể thấy rõ khâu nào bị chồng chéo, bất hợp lý
để cải tiến cho phù hợp, từng bước nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệpcủa đội ngũ cán bộ công chức
Đến nay công tác xây dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo tiêuchuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong một số cơ quan hành chính nhà nước đãdần hoàn thiện, việc xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống QLCL theo tiêuchuẩn ISO 9001:2008 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
Cụ thể như tại phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
đã có 155 thủ tục hành chính; 37 quy trình nội bộ giải quyết công việc đượcxây dựng, áp dụng và được niêm yết đầy đủ, công khai tại bộ phận "Một cửa"
để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện Trong 03 tháng đầu năm phường đãtiếp nhận 2.353 hồ sơ, đã giải quyết 2.353/2.353 hồ sơ, đạt 100% Thực hiệndịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực Tư pháp, đã tiếp nhận 134 hồ sơ;giải quyết 134/134 hồ sơ; không có hồ sơ chậm muộn Việc vận hành Hệthống QLCL để giải quyết hồ sơ của công dân được thực hiện một cách khoahọc, theo đúng trình tự và được thống kê, theo dõi một cách rõ ràng, cụ thể vàchặt chẽ Kiểm soát được thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, Công chức,viên chức đối với các tổ chức, công dân đến giao dịch giải quyết thủ tục hànhchính, tránh được tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà
Bên cạnh một số cơ quan đang thực hiện, áp dụng, duy trì và cải tiếnHTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2008 khá tốt, vẫn còn một số cơ quan, đơn
vị hoặc mặt nào đó chưa thực hiện tốt, chưa thực sự phát huy hết hiệu quả củaviệc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO và dẫn đến tình trạng vẫn còn cómột số cơ quan, đơn vị, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ở một số công
Trang 14việc đang rất ngại thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hay áp dụngHTQLCL theo tiêu chuẩn ISO Một phần do công việc chuyên môn phức tạp;mối quan hệ phối hợp chưa tốt; sự liên kết của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISOgiữa cơ quan này với cơ quan khác trong liên thông chưa chặt chẽ Mặt khác,bản thân lãnh đạo và cán bộ, công chức đó chưa muốn bị ràng buộc cụ thể vềmặt trách nhiệm cá nhân trong thực thi nhiệm vụ, công việc được giao và vôtình đã làm giảm đi trách nhiệm của mình đối với công việc của tổ chức, cánhân và đối với người.
Hoạt động tư vấn, đánh giá hệ thống chất lượng
Công việc của chuyên gia tư vấn bao gồm : tiến hành tập huấn kiếnthức về tiêu chuẩn ISO 9001; hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý, điềuhành công việc của cơ quan phù hợp với tiêu chuẩn ISO; đào tạo đánh giáviên nội bộ và hướng dẫn thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ Tiêu chuẩn ISO9001là tiêu chuẩn quản lý được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, công việc khácnhau Các ngôn từ trong bộ tiêu chuẩn mang tính khái quát cao, khi tiến hànhtập huấn, hướng dẫn viết tài liệu, chuyên gia tư vấn cần phải chuyển đổi cácngôn từ, giải thích các khái niệm, nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 saocho gần gũi với công việc của các cơ quan hành chính nhà nước, dễ hiểu, dễthực hiện Do đó, nên lựa chọn chuyên gia tư vấn am hiểu về quản lý hànhchính nhà nước, đã từng tham gia tư vấn triển khai hệ thống quản lý chấtlượng tại các cơ quan hành chính nhà nước
Hiện nay, việc lựa chọn các chuyên gia tư vấn phần lớn là những người
đã tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức về quản lý hành chính nhà nước.Phần lớn, tại các cơ quan, các chuyên gia tư vấn đều có sự nhiệt tình, luônđảm bảo thời gian tư vấn hợp lý cho việc hướng dẫn áp dụng, vận hànhHTQLCL, đặc biệt là các quy trình manh tính hệ thống, đảm bảo cho việc duytrì và cải tiến thường xuyên hệ thống
Công tác đánh giá nội bộ: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001 được xây dựng là công cụ để lãnh đạo kiểm soát được tình hình giảiquyết công việc của cơ quan, như: việc thống kê, ghi nhận các sản phẩm