MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4 6. Giả thuyết nghiêm cứu. 4 7. Phương pháp nghiên cứu 5 8. Kết cấu của khóa luận 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 6 1.1. Khái niệm về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 6 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức. 6 1.1.2. Khái niệm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 7 1.1.3. Khái niệm về chất lượng cán bộ, công chức 7 1.1.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 7 1.2. Vai trò của nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay 7 1.2.1. Đối với tổ chức 7 1.2.2. Đối với người lao động. 8 1.3. Hình thức và nội dung của đào tạo, bồi dưỡng 8 1.3.1. Hình thức của đào tạo, bồi dưỡng. 8 1.3.2. Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng. 9 1.4. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 10 1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 15 1.5.1. Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu vị trí việc làm. 15 1.5.2. Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học. 16 1.5.3. Năng lực của tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 17 1.5.4. Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ. 17 1.5.5. Lượng hóa những chi phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 18 1.5.6. Một số tiêu chí khác. 19 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 19 1.6.1. Mức độ nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 19 1.6.2. Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. 20 1.6.3. Đội ngũ giảng viên 21 1.6.4. Nguồn lực kinh phí và cơ sở vật chất. 22 1.6.5. Đặc điểm của đội ngũ học viên. 22 1.7. Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 22 1.7.1. Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho tiêu chuẩn cán bộ, công chức. 22 1.7.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 25 2.1. Tổng quan về Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên. 25 2.1.1. Khái quát về huyện Thủy Nguyên 25 2.1.2. Khái quát về UBND huyện Thủy Nguyên 26 2.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. 30 2.2.1. Số lượng. 30 2.2.2. Cơ cấu 31 2.2.3. Chất lượng. 33 2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 35 2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo. 35 2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. 38 2.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo bồi dưỡng ở UBND huyện Thủy Nguyên. 39 2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng. 39 2.3.5. Lựa chọn và đào tạo giảng viên 41 2.3.6. Chi phí đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở vật chất ở Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên. 44 2.3.7. Đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng. 45 2.4. Đánh giá về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên 46 2.4.1. Những kết quả, thành tựu đạt được trong hoạt động ĐTBD CBCC tại UBND huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2014 – 2016. 46 2.4.2. Những khó khăn, tồn tại 48 2.4.3. Nguyên nhân 49 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 51 3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND huyện Thủy Nguyên năm 2016 – 2017 51 3.1.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2016 – 2017. 51 3.1.2: Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 53 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Thủy Nguyên trong giai đoạn hiện nay. 54 3.2.1. Nâng cao xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. 54 3.2.2. Nâng cao việc lập kế hoạch đào tạo – bồi dưỡng. 56 3.2.3. Nâng cao tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 57 3.2.4. Nâng cao hoạt động tạo lập nguồn kinh phí. 58 3.2.5. Nâng cao công tác đánh giá đào tạo, bồi dưỡng. 58 3.2.6. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức. 60 PHẦN KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” là công
trình nghiên cứu của tôi
Các nội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả trong đề tài là hoàn toàntrung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những số liệu bảngbiểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được bản thân tác giả thu thập từcác nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện
có bất kỳ sự gian lận nào, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dungkhóa luận của mình
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hạnh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Nội vụ Hà nội
và dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, khóa luận tốt nghiệp
“ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” đã được hoàn thành.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nội
vụ Hà Nội, các thầy cô giáo trong nhà trường cũng như các thầy cô giáo trongKhoa Tổ chức và quản lý nhân lực, đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơnthầy giáo – Th.S, Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Phú đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua
Xin trân trọng cảm ơn đến toàn bộ cán bộ công nhân viên UBND huyệnThủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoànthành khóa luận tốt nghiệp
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Hạnh
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Giả thuyết nghiêm cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Kết cấu của khóa luận 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 6
1.1 Khái niệm về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 6
1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức 6
1.1.2 Khái niệm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 7
1.1.3 Khái niệm về chất lượng cán bộ, công chức 7
1.1.4 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 7
1.2 Vai trò của nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay 7
1.2.1 Đối với tổ chức 7
1.2.2 Đối với người lao động 8
1.3 Hình thức và nội dung của đào tạo, bồi dưỡng 8
Trang 51.3.1 Hình thức của đào tạo, bồi dưỡng 8
1.3.2 Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng 9
1.4 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 10
1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 15
1.5.1 Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu vị trí việc làm 15 1.5.2 Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học 16
1.5.3 Năng lực của tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 17
1.5.4 Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ 17
1.5.5 Lượng hóa những chi phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 18
1.5.6 Một số tiêu chí khác 19
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19
1.6.1 Mức độ nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19
1.6.2 Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 20
1.6.3 Đội ngũ giảng viên 21
1.6.4 Nguồn lực kinh phí và cơ sở vật chất 22
1.6.5 Đặc điểm của đội ngũ học viên 22
1.7 Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 22
1.7.1 Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho tiêu chuẩn cán bộ, công chức 22
1.7.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 25
Trang 62.1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên 25
2.1.1 Khái quát về huyện Thủy Nguyên 25
2.1.2 Khái quát về UBND huyện Thủy Nguyên 26
2.2 Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng 30
2.2.1 Số lượng 30
2.2.2 Cơ cấu 31
2.2.3 Chất lượng 33
2.3 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 35
2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 35
2.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng 38
2.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo bồi dưỡng ở UBND huyện Thủy Nguyên 39
2.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng 39
2.3.5 Lựa chọn và đào tạo giảng viên 41
2.3.6 Chi phí đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở vật chất ở Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên 44
2.3.7 Đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng 45
2.4 Đánh giá về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên 46
2.4.1 Những kết quả, thành tựu đạt được trong hoạt động ĐTBD CBCC tại UBND huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2014 – 2016 46
2.4.2 Những khó khăn, tồn tại 48
2.4.3 Nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 51
Trang 73.1 Mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng
cán bộ, công chức ở UBND huyện Thủy Nguyên năm 2016 – 2017 51
3.1.1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2016 – 2017 51
3.1.2: Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 53
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Thủy Nguyên trong giai đoạn hiện nay 54
3.2.1 Nâng cao xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng 54
3.2.2 Nâng cao việc lập kế hoạch đào tạo – bồi dưỡng 56
3.2.3 Nâng cao tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 57
3.2.4 Nâng cao hoạt động tạo lập nguồn kinh phí 58
3.2.5 Nâng cao công tác đánh giá đào tạo, bồi dưỡng 58
3.2.6 Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức 60
PHẦN KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển 11
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Thủy Nguyên 29
Bảng 2.1 Bảng thông kê số lượng CBCC 30
Bảng 2.2: Bảng thống kê độ tuổi lao động của CB,CC 31
Bảng 2.3: Sự thay đổi số lượng lao động qua các năm 32
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của CBCC tại UBND huyện 33
Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của CBCC tại UBND huyện 34
Bảng 2.6: Nhu cầu ĐTBD CBCC huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 .36 Bảng 2.7: Nhu cầu ĐTBD của CBCC trên thực tế: 37
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động ĐTBD CBCC về trình độ quản lý nhà nước 39
Bảng 2.9: Kết quả ĐTBD CBCC về trình độ lý luận chính trị 41
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ truyền đạt của giảng viên 42
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá của CBCC về nội dung các khóa ĐTBD 45 Bảng 2.12: Kết quả dánh giá mức độ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế .46
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
CBCC là lực lượng thực thi công vụ, cung ứng các dịch vụ công, có vaitrog quan trọng trong việc tham mưu hoạch định chính sách và cũng là đốitượng trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật củaĐảng và Nhà nước Để đáp ứng yêu cầu đó “Xây dựng hệ thống thể chế thốngnhất, đồng bộ cho hoạt động ĐTBD CBCC phù hợp với điều kiện của ViệtNam và yêu cầu của hội nhập quốc tế, hệ thống chính sách khuyến khíchCBCC học tập và tự học tập để không ngừng nâng cao trình độ và năng lựcthực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao nhằm góp phần xây dựng đội ngũCBCC chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng được yêucầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế”
là một trong những nội dung của Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcgiai đoạn 2016 – 2025 Chính phủ vừa phê duyệt
Hiện nay, công tác quy hoạch và lập kế hoạch cho hoạt động ĐTBDCBCC ở UBND huyện Thủy Nguyên đã được tiến hành thường xuyên, liêntục và được các cấp lãnh đạo đặc biệt chú trọng quan tâm Các quy định vềĐTBD CBCC của UBND huyện được xây dựng trên cơ sở bám sát chủtrương, đường lối và các quy định của Đảng, Chính phủ và định hướng pháttriển của thành phố Hải Phòng và UBND huyện Thủy Nguyên về công tácĐTBD CBCC Bên cạnh khuyến khích CBCC đi học tập nâng cao trình độchuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ để tăngcường năng lực cho cán bộ, công chức đáp ứng được những yêu cầu, tháchthức của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của tiến trình cảicách hành chính và hội nhập quốc tế Trong những năm qua UBND huyệnThủy Nguyên đã có nhiều nỗ lực triển khai đẩy mạnh công tác ĐTBD cho độingũ CBCC của huyện Tuy nhiên công tác ĐTBD CBCC của huyện còn nhiềubất cập so với yêu cầu thực tiễn làm giảm hiệu quả ĐTBD trong đó phải nóitới: Các văn bản quy định về công tác ĐTBD CBCC của UBND huyện còn
Trang 10nhiều thiếu sót chưa thật sự hoàn chỉnh; Tuy công tác quy hoạch, xây dựnggần đây ngày càng được quan tâm, đầu tư nhưng khi tổ chức thực hiện đôi khiCBCC được sử dụng chưa thật sự đúng đối tượng theo nội dung khóa học vìvậy gây ra sự lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc và công sức; Chưa có chươngtrình đào tạo thực sự riêng biệt dành cho CBCC làm việc trong ngành tổ chứcnhà nước; nội dung tài liệu vẫn mang nặng về lý thuyết, ít bài tập tình huống
và rèn luyện kỹ năng; Trình độ đội ngũ cán bộ công tác ĐTBD CBCC củaPhòng Nội vụ huyện còn hạn chế và chưa thực sự chuyên nghiệp nên đã cóảnh hưởng phần nào tới chất lượng các khóa đào tạo;
Thực trạng trên đã đạt ra yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện hệ thốngcông tác ĐTBD CBCC nhằm nâng cao chất lượng CBCC ở UBND huyệnThủy Nguyên đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng”
để nghiên cứu và mong muốn góp tiếng nói vào lĩnh vực quản lý nhà nước vàhoạt động ĐTBD CBCC tại Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên
- Bài tạp chí: “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức” của TS Ngô Thành Can (2008)
- Luận văn Thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức ở thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hoàng HữuNghị (năm 2011)
- Luận văn Thạc sĩ: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức – quanthực tiễn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” của tác giả Vũ Đức Anh
Trang 11(năm 2011).
- Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng côngchức, viên chức bệnh viện mắt Trung ương” của tác giả Đỗ Hoàng Đức(năm 2015)
Nhìn chung các bài viết, công trình đó đã đưa ra một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về cán bộ, công chức, viên chức cũng như đưa ra một số giảipháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tuynhiên một số nghiên cứu chỉ đứng từ góc độ lý luận, cung cấp khung lý thuyếtcho vấn đề nghiên cứu Một số nghiên cứu khác có sự kết hợp giữa lý luận vàthực tiễn nhưng đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu, góc độtiếp cận khác biệt với nghiên cứu của tác giả
Do đó đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” là bài viết đầu tiên đi sâu
vào nghiên cứu về ĐTBD CBCC tại UBND huyện Thủy Nguyên về nhữngmặt tích cực, đạt được cũng như bất cập, hạn chế của hoạt động ĐTBD từthực tiễn UBND huyện Thủy Nguyên, từ đó đưa ra một số biện pháp cụ thểnhằm nâng cao hiệu quả ĐTBD tại UBND huyện Thủy Nguyên, thành phốHải Phòng
3 Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận về công tác ĐTBD nguồn nhân lực, trong quá trìnhhọc tập và tìm hiểu thực tế công tác ĐTBD CBCC ở UBND huyện ThủyNguyên Từ đó đề tài của tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơbản về ĐTBD CBCC
Tìm hiểu và phân tích chất lượng của đội ngũ CBCC của UBND huyệnThủy Nguyên,thành phố Hải Phòng đồng thời làm rõ công tác ĐTBD CBCCtại đơn vị
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC tạiUBND huyện Thủy Nguyên,thành phố Hải Phòng
Trang 124 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Một là: làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về ĐTBD CBCC tại
UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Hai là: khảo sát phân tích đánh giá thực trạng về vấn đề ĐTBD CBCC
tại UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Từ đó đưa ra đượcnhững ưu điểm và hạn chế, những tồn tại còn diễn ra trong công tác ĐTBD
Ba là: dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn nghiên cứu đề
tài đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD tại UBNDhuyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao công tác ĐTBD CBCC tại UBND huyện Thủy Nguyên,thànhphố Hải Phòng
5.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề ĐTBD
CBCC
- Phạm vi không gian: Tại UBND huyện Thủy Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ 2014 đến 2016.
6 Giả thuyết nghiêm cứu.
Trong những năm qua công tác ĐTBD CBCC UBND huyện ThủyNguyên đã có bước phát triển, tuy nhiên so với yêu cầu về mặt chất lượng cácchương trình ĐTBD, chưa đáp ứng được nhu cầu ĐTBD CBCC Chưa có quychế quy định rõ ràng trong hoạt động đánh giá khóa ĐTBD cũng như kết quảhọc tập của học viên Bên cạnh đó CBCC chưa thấy rõ đòi hỏi về kiến thức,
kỹ năng trong thực hiện công việc và chưa ý thức được tầm quan trọng củacông tác ĐT,BD trong việc nâng cao năng lực của mình
Vì vậy nếu đề xuất các giải pháp phù hợp đối với thực tiễn công tácĐTBD CBCC tại UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng sẽ giúpcông tác này được thực hiện tốt hơn từ đó sẽ đem lại nguồn nhân lực chất
Trang 13lượng cao để phát huy thế mạnh của huyện, để phát triển kinh tế xã hội củađịa phương.
7 Phương pháp nghiên cứu
Để có được thông tin cũng như số liệu dùng cho mục đích phân tích vàđánh giá cụ thể chính xác, tác giả đã sử dụng những phương pháp như sau:
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Nguồn số liệu sơ cấp: Phát phiếu điều tra cho 155 CBCC và giảngviên và thu về 155 phiếu hợp lệ
- Nguồn số liệu thứ cấp: Từ Phòng Nội vụ của UBND huyện ThủyNguyên, thành phố Hải Phòng
* Phương pháp quan sát: trong thời gian thực tập chủ động quan sát
những vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu Quan sát việc thực hiện côngviệc của các nhân viên trong phòng
* Phương pháp phỏng vấn: Chủ yếu là tiến hành phỏng vấn Trưởng
phòng, phó phòng và các nhân viên trong Phòng Nội vụ về công tác quản trịnhân lực, đặc biệt là công tác ĐTBD CBCC
8 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảngbiểu, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính của bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức
Chương 2: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên, thànhphố Hải Phòng
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phốHải Phòng trong giai đoạn hiện nay
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1 Khái niệm về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức.
* Cán bộ
Theo Điều 2 Khoản 1,3 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: Cán bộ
là công dân Việt Nam; được bầu cử; phê chuẩn; bổ nhiệm giữ chức vụ; chứcdanh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước;
tổ chức; tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh; thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện; thị xã; thành phố thuộctỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện); trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân đâm, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Người đứngđầu tổ chức chính trị - xã hội
* Công chức
Theo Điều 2 Khoản 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dung, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính - trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quanthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
Trang 15máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từquỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
1.1.2 Khái niệm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
ĐTBD CBCC là quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyênmôn; nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau cho CBCC phù hợp với yêu cầugiải quyết có chất lượng công việc được các cơ quan nhà nước giao do các cơ
sở ĐTBD CBCC thực hiện [tài liệu 19, tr13]
1.1.3 Khái niệm về chất lượng cán bộ, công chức
Chất lượng CBCC là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình
độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao [tài liệu 23, tr5]
1.1.4 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Là quá trình tăng lên về mặt chất lượng của CBCC thông qua quá trìnhtruyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn dưới các hình thức khác nhauphù hợp với yêu cầu của tổ chức dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩmchất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện hiệu quảnhiệm vụ được giao
Nhìn chung trong điều kiện chất lượng đội ngũ CBCC nước ta hiện naycòn hạn chế thì ĐTBD là giải pháp hiệu quả, nó góp phần hoàn thiện cơ cấuchính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương ĐTBD để đảm bảo nhucầu nhân sự cho tổ chức, để rèn luyện nâng cao năng lực cho đội ngũ trẻ, đảmbảo nhân sự cho chính quyền nhà nước
1.2 Vai trò của nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay
Trang 16- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc.
- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khảnăng tự giám sát
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
- Góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyện nghiệp có đủ năng lực đểxây dựng nền hành chính tiên tiến hiện đại
- Hoạt động ĐTBD nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý hành chínhnhà nước là một công cụ của phát triển chức nghiệp
- Tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý tổ chức
1.2.2 Đối với người lao động.
- Tạo được sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức
- Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động
- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũngnhư tương lai
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong côngviệc, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc
- Hoàn thiện đạo đức CBCC chống tham nhũng
- Phát triển năng lực hoạch định nhân lực và thực thi chính sách công
1.3 Hình thức và nội dung của đào tạo, bồi dưỡng
1.3.1 Hình thức của đào tạo, bồi dưỡng.
Hình thức ĐTBD xuất phát từ đặc điểm của CBCC theo đó tổ chức lựachọn hình thức phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình
- Các hình thức ĐT phổ biến là ĐT nơi làm việc và ĐT thoát ly khỏinơi làm việc, ĐT tại chỗ bao gồm:
+ Thuyên chuyên CBCC qua nhiều công việc khác nhau, thường ápdụng với các CBCC lãnh đạo, nhằm mở rộng kiến thức, họ sẽ tìm hiểu nhữngchức năng khác nhau
Trang 17+ Tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề: phương pháp này
áp dụng cho mọi đối tượng trong tổ chức
+ Tổ chức tập huấn tại chỗ: Phương pháp này áp dụng cho việc ĐTnhanh, vừa tập huấn vừa áp dụng triển khai thực hiện theo chuyên môn và nơilàm việc
+ Huấn luyện, ĐT tại chỗ là công việc luôn được tiến hành nhằmthường xuyên nâng cao trình dộ CBCC đáp ứng nhu cầu thay đổi công việc vàcập nhật những thay đổi hàng ngày hàng giờ của hệ thống thông tin và kiếnthức khoa học
- ĐT thoát ly khỏi tổ chức: đây là phương pháp ĐT theo chương trình,được ĐT bên ngoài tổ chức từ các tổ chức giáo dục, ĐT hay các hiệp hội nghềnghiệp Hình thức này đảm bảo tính hệ thống, khoa học, có kế hoạch Tuynhiên nó không hoặc ít gắn với thực tế công việc
- Những lưu ý quan trọng để công tác ĐTBD có hiệu quả cao:
+ ĐTBD phải thiết thực, chu đáo, hiểu thấu được vấn đề, đây là cách
ĐT phù hợp trong điều kiện hạn chế về thời gian và trình độ người học
+ Phải gắn lý luận với thực tế, huấn luyện phải có những tài liệu theo tìnhhình cụ thể, kinh nghiệm công tác để giải thích những chủ trương chính sách
+ ĐTBD phải nắm đúng yêu cầu, ĐT nhằm cung cấp cho CB,CC hệthống chính trị
+ ĐTBD phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng, tư tưởng vững thì CBCCmới công tác tốt
1.3.2 Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung ĐTBD CBCC bao gồm các nội dung sau:
- ĐT về lý luận chính trị: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng,
hiệu quả của công tác ĐTBD lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán
bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực,phong cách làm việc hiệu quả đáp ứng như cầu của sự nghiệp xây dựng và
Trang 18bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cập nhật nội dung các văn kiện,nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trịtheo quy định.
- ĐT về chuyên môn, nghiệp vụ: Là hoạt động nhằm nâng cao năng lực,
kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm đây là yêu cầu cơ bản và bắt buộc đối với mọiCBCC hành chính nhà nước nhằm bổ sung những thiếu hụt chủ yếu là kiếnthức về kỹ năng, ngoài ra người học có thể được cung cấp kinh nghiệm, ĐT
về chính trị, đạo đức, tác phong và thái độ làm việc Nội dung ĐTBD tậptrung chủ yếu vào: cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế, về nhà nước và phápluật, về khoa học tổ chức về quản lý, về chuyên môn ngoại ngữ, tin học… màCBCC chưa có, chưa đủ hoặc chưa cập nhật kiến thức mới Những kiến thức
đó cần được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng về trình độ, vị trí công tác,yêu cầu công việc, tránh tình trạng nội dung quá nặng nề về lý luận, chưathích hợp với nội dung chất lượng ĐT
- ĐT về kiến thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và
quản lý chuyên ngành: Cung cấp cho CBCC những kiến thức cơ bản về pháp
luật, quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước cũng nhưquản lý chuyên ngành và có khả năng thực hiện được các công việc quản lýhành chính, chuyên ngành thuộc khu vực công
- ĐT về tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc: BD kiến thức tin học, ngoại
ngữ theo tiêu chuẩn quy định; tiếng dân tộc cho CBCC công tác vùng có đồngbào dân tộc thiểu số sinh sống
1.4 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
ĐTBD CBCC là một hoạt động rất cần thiết đối với các cơ quan, tổchức Xong hoạt động này cần nhiều chi phí, thời gian và tốn nhiều công sứccho nên cần phải có kế hoạch cụ thể, việc không có phương pháp khoa họcđiều đó sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian, tiền bạc nên cần phải có một quytrình cụ thể:
Trang 19Sơ đồ 1.1: Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển.
(Giáo trình Quản trị nhân lực, Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, T199, năm 2012).
B1: Xác định nhu cầu đào tạo
Là xác định khi nào, ở bộ phần nào cần phải ĐTBD, ĐT kỹ năng nào,cho loại lao động nào và bao nhiều người Nhu cầu ĐT được dựa trên phântích như cầu lao động của tổ chức các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiếtcho việc thực hiện các công việc và phân tích trình độ, kiến thức kỹ năng hiện
có CBCC
Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo.
* Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ,công
vụ: Để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ của mình, bên cạnh những kiến thức
về chuyên môn, đội ngũ CBCC cần phải có những kiến thức, kỹ năng và
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo vàlựa chọn phương pháp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Thiết lập quy trình đánh giá
Trang 20phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Để đáp ứng yêu cầu trên, hoạt động ĐTBD CBCC phải được trang bịnhững kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ CBCC Nhà nước thành thạo về chuyênmôn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ Xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công
vụ, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng caohiệu quả của bộ máy Nhà nước, thực hiện chương trình cải cách nền hànhchính nhà nước
* Xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại: Công cuộc đổi mới đát nước cùng tiến trình hội
nhập quốc tế đặt ra yêu cầu to lớn và cấp bách về xây dựng đội ngũ CBCC cóphẩm chất và năng lực góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệpxây dựng đất nước trong thời kỳ mới Đội ngũ CBCC có vai trò trực tiếp vàquan trọng tác động đến quá trình đổi mới, Trong tiến trình hội nhập nền kinh
tế đòi hỏi đội ngũ CBCC phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đứcvững vàng, sự tận tụy và khả năng tự giải quyết công việc nhanh nhạy
Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo.
Là lựa chọn người cụ thể ĐTBD dựa trên nghiên cứu và xác định nhucầu và động cơ ĐT của người lao động, tác động của ĐT đối với người laođộng và khả năng nghề nghiệp của từng người
Bước 4: Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo.
Chương trình ĐT,BD là một hệ thống các môn khoa học được dạy, chothấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy trong bao lâu Trên cơ
sở đó để lựa chọn phương pháp ĐT phù hợp
* Xây dựng nội dung, chương trình ĐT.
Xây dựng nội dưng, chương trình ĐT phải căn cứ vào
Mục tiêu ĐT, việc xây dựng nội dung, chương trình ĐT phải luôn gắn
Trang 21bó với mục tiêu đã được xác định vì xây dựng chương trình ĐT cũng là mộtphần trong quá trình hoạt động hướng tới kết quả cuối cùng là đạt được mụctiêu ĐT.
Các quan điểm, định hướng, chính sách, chiến lược phát triển của đấtnước cũng như tổ chức
Trình độ khoa học - công nghệ trên thế giới và mức độ phát triển khoahọc trong nước cũng như trình độ phát triển của tổ chức Từ đó xây dựng nộidung chương trình ĐT nguồn nhân lực cho phù hợp với thực tế hiện tại vàđảm bảo đuổi kịp với trình độ phát triển của thế giới
Chương trình ĐT gồm: Thời gian ĐT, các môn học cụ thể để đảm bảo
đủ các kiến thức và nội dung ĐT đặt ra, giáo trình, tài liệu, trang thiết bị, dụng
cụ cần thiết phục vụ cho quá trình ĐT
Xác định loại chương trình ĐT cụ thể để phù hợp với nhu cầu ĐT, căn
cứ vào điều kiện cơ sở các chuyên gia sẽ lựa chọn các loại hình ĐT phù hợp,các loại hình ĐT là:
- Định hướng lao động: Là phổ biến thông tin, định hướng và cung cấpkiến thức cho người lao động như giải thích cho người lao động về cấu trúc tổchức mới của tổ chức hay cung cấp những thông tin cho người mới
- Phát triển kỹ năng: Những người mới phải có những kỹ năng nhấtđịnh cần thiết để thực hiện công việc và kinh nghiệm để đạt được các kỹ năngmới khi thay đổi công việc hoặc có sự thay đổi máy móc thiết bị
- Đào tạo an toàn: Loại ĐT này được tiến hành để ngăn chặn và giảmbớt tai nạn lao động
- Đào tạo nghề nghiệp: Là loại ĐT để tránh các kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp bị lạc hậu Thông qua ĐT nhằm cung cấp, phổ biến các kiến thức mớihoặc kiến thức thuộc lĩnh vực liên quan
- Đào tạo giám sát và quản lý: Đây là loại ĐT nhằm mục đích huấnluyện cho những nhà quản lý biết cách đưa ra các quyết định hành chính và
Trang 22đưa ra những đánh giá, nhân xét…
* Lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
Căn cứ vào nhu cầu ĐT, mục tiêu ĐT, đối tượng ĐT và chương trình
ĐT, từ đó xác định và lựa chọn phương pháp cho phù hợp
Bước 5: Lựa chọn và đào tạo giảng viên
Có thể lựa chọn giảng viên từ những người trong biên chế của tổ chứchoặc thuê ngoài (giảng viên của các trường đại học, trung tâm ĐT…)
Để có thể thiết kế nội dung chương trình ĐT phù hợp nhất với thực tếcủa tổ chức, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài với những người có kinhnghiệm lâu năm trong tổ chức Việc kết hợp này cho phép người học tiếp cậnđược với những kiến thức mới đồng thời không xa rời với thực tiễn của tổchức Các giáo viên cần phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấuchương trình ĐT chung
Bước 6: Dự tính chi phí đào tạo.
Chi phí ĐT quyết định lựa chọn các phương án ĐT, bao gồm các chi phícho ĐTBD, chi phí cho việc đi lại của học viên, chi phí cho việc giảng dạy
Chi phí ĐT được lấy từ ngân sách nhà nước, các dự án vay nợ, viện trợ,nguồn đóng góp của các tổ chức cử CBCC đi ĐT, của học viên và các nguồnkinh phí khác
Bước 7: Thiết lập quy trình đánh giá.
Quy trình đánh giá chương trình ĐT,BD bao gồm có thể tiến hành theocác tiêu thức như: mục tiêu ĐTBD có đạt được hay không, những điểm mạnhđiểm yếu của chương trình ĐTBD và tính hiệu quả của việc ĐTBD thông quađánh giá kết quả của chương trình
Kết quả của chương trình ĐTBD bao gồm: Kết quả nhận thức, sự thỏamãn của người học với chương trình ĐTBD, khả năng vận dụng những kiếnthức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình ĐTBD, sự thay đổi của họcviên theo hướng tích cực Để đo lường các kết quả trên, có thể sử dụng các
Trang 23phương pháp như: phỏng vấn, điều tra, thông qua bàng hỏi, quan sát, yêu cầungười học làm bài kiểm tra.
Quy trình đánh giá được Bộ Nội vụ gửi đến các Vụ (Ban) Tổ chức cán
bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ươngcác đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương,
Sở Nội vụ các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, trường Chính trị cáctỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, cơ sở ĐTBD CBCC các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để được hướng dẫn tiến hành đánh giáhoạt động ĐTBD CBCC hàng năm
1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Khi xâu dựng chương trình cho một khóa ĐTBD CBCC các tổ chứccần phải tính toán được những yếu tố cần thiết đảm bảo cho khóa học diễn ramột cách liên tục và đạt kết quả mong muốn theo mục tiêu hoạt động cũngnhư mục tiêu ĐTBD mà tổ chức đề ra Sau khóa học hoàn thành, tổ chức cầnđánh giá kết quả ĐTBD theo những tiêu chí cụ thể, phát hiện những mặt tíchcực đã làm được và cần chấn chỉnh khắc phục những tồn tại
Đánh giá hiệu quả ĐTBD phải đảm bảo tính công khai, minh bạch,khách quan, trung thực Bao gồm các tiêu chí đánh giá sau:
1.5.1 Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu vị trí việc làm.
Căn cứ theo Điều 1, điều 2, điều 3 của thông tư 61/2012/TT-BNV ngày18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, xác định danh mục vị trí việc làm và cơcấu ngạch công chức như sau:
Những công việc lãnh đạo quản lý, điều hành của người đứng đầu, cấpphó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trưởng phòng, phó trưởngphòng và tương đương của các tổ chức cấu thành;
Những công việc thực thi, thực hành mang tính chuyên môn nghiệp vụ
Trang 24Nội dung đào tạo, bồi dưỡng sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn công việc và tiêuchuẩn vị trí việc làm để đưa ra nội dung hợp lý nhất.
- Mục tiêu ĐT, việc xây dựng nội dung, chương trình ĐTBD phải luôngắn với mục tiêu ĐT đã được xác định vì xây dựng chương trình ĐT cũng làmột phần trong quá trình hoạt động hướng tới kết quả cuối cùng là đạt đượcmục tiêu ĐT
- Chương trình ĐT gồm: thời gian ĐT, các môn học cụ thể cần thiết đểđảm bảo đủ các kiến thức và nội dung ĐT đặt ra, giáo trình, tài liệu nào, trangthiết bị, dụng cụ nào cần thiết phục vụ cho quá trình ĐT
- Các quan điểm, định hướng, chính sách, chiến lược phát triển của Nhànước cũng như tổ chức
- Trình độ khoa học – công nghệ trên thế giới và mức độ phát triểntrong nước cũng như trình độ phát triển của tổ chức Từ đó xây dựng nội dungchương trình ĐT nguồn nhân lực sao cho phù hợp với thực tế hiện tại vừađảm bảo mục tiêu đuổi kịp trình độ phát triển của thế giới
- Khả năng thực hiện các nội dung, chương trình của tổ chức như: cơ sởvật chất, trình độ giáo viên, hệ thống tài liệu, kinh phí dành cho ĐT…
- Tùy theo từng chức danh cụ thể như hoạt động quản lý, hoạt độngngành nghề nghiệp vụ và hoạt động thực sẽ có những phương pháp ĐT riêng.Tùy theo từng công việc cụ thể sẽ có các phương pháp ĐT cụ thể
1.5.2 Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học.
Trang 25Đánh giá giảng viên là một công việc khá khó khăn vì vậy sẽ là kinhnghiệm cho những lần ĐTBD sắp tới Tuy nhiên để công việc này có ý nghĩacho việc thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của mỗi giảng viên thì việc mỗi tổchức căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của mình để thiết kế, xây dựng một hệ thốngcác tiêu chí liên quan đến đánh giá toàn diện các hoạt động của giảng viên làmột vấn đề quan trọng.
Sự phù hợp của phương pháp ĐTBD với nội dung chương trình vàngười học Căn cứ vào nhu cầu ĐT, mục tiêu ĐT, đối tượng ĐT và chươngtrình ĐT từ đó xác định và lựa chọn phương pháp ĐT phù hợp
1.5.3 Năng lực của tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Năng lực tổ chức ĐTBD của cơ sở ĐT được đánh giá theo các phươngdiện sau:
- Các loại chương trình, tài liệu ĐTBD và thời gian thực hiện
- Thời gian tham gia ĐTBD
- Xác định mức độ cần thiết quá trình, cũng như quy mô ĐTBD
1.5.4 Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ.
Đánh giá kết quả học tập trong giai đoạn đầu tiên là không khó, nhưngđánh giá hiệu quả của toàn khóa học là một vấn đề phức tạp đòi hỏi rất nhiềuthời gian Có nhiều trường hợp học viên lĩnh hội kiến thức rất tốt những khivào việc thực tế thì không thể thực hành áp dụng vào được những thứ mình đãhọc Để tránh lãng phí trong công tác ĐTBD, sau mỗi phần hoặc toàn bộ
Trang 26chương trình ĐT cần thiết phải có một sự đánh giá về kết quả ĐT của họcviên, xem xét lại mục tiêu đề ra và mức độ thỏa mãn các mục tiêu ĐT sau đó.Sau đó đưa ra các điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho cácchương trình ĐTBD.
Mục tiêu ĐT là trang bị cho CBCC một hệ thống kiến thức giúp nângcao năng lực chuyên môn để khi kết thúc khóa học có thể áp dụng vào thực tếcông việc tốt hơn CBCC đáp ứng được yêu cầu đề ra thì làm việc mới có thểhiệu quả Nghĩa là sau khóa học năng lực chuyên môn của người học đượcnâng cao, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế Đây là chỉ tiêugắn liền giữa học và hành
Câu trả lời cho mức độ hiệu quả của tiêu chí này phản ánh ở hiệu quảcông việc thực tế của CBCC như: mức độ công việc được hoàn thành đúnghoặc trước thời gian với chất lượng cao so với trước khi ĐT được nâng lên.,
có những CBCC có những sáng kiến thay đổi cách thức làm việc, mức độnhiệt tình của CBCC tăng lên trước khi đi ĐT… Bên cạnh đó, hiệu quả ĐTcòn được thể hiện trong cách ứng xử, giao tiếp của CBCC Sau khi kết thúclớp học, người học thấy tự tin hơn, chủ động hơn trong giao tiếp công việc và
do đó kết quả công tác chuyên môn được tốt hơn
1.5.5 Lượng hóa những chi phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Khi thực hiện một khóa ĐT cho CBCC tổ chức cần tính được nhữngkhoản kinh phí đầu tư cho khóa ĐTBD đó đem lại cho người được cử đi ĐT
và bản thân tổ chức Nếu không tính toán những chi phí đó thì dẫn đến tìnhtrạng tổ chức đàu tư cho các khóa ĐT có thể thiếu hoặc thừa mà lợi ích thuđược sau khi khóa học kết thúc người học chưa chắc chắn bù đắp được khoảnchi phí đó, thậm chí chất lượng ĐTBD vẫn chưa được nâng cao thực sự Vìvây, việc tính toán chi phí ĐT và lợi ích thu được từ việc ĐTBD là một việc
vô cùng cần thiết
Trang 281.5.6 Một số tiêu chí khác.
Đánh giá tổng thể việc làm hằng năm của cơ sở nhằm tổng kết nhữngcông việc đạt được, chưa đạt được, chỉ ra nguyên nhân, hạn chế và nêuphương hướng khắc phục trong những năm tới Các tiêu chí được sử dụngđánh giá ở đây bao gồm:
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
1.6.1 Mức độ nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Quan điểm của CBCC
Nhận thức của đội ngũ CBCC đối với ĐTBD là yếu tố cơ bản, có tínhchất quyết định tới kết quả của hoạt động ĐTBD Nhận thức đúng là tiền đề,
là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngượclại Nếu mỗi CBCC nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc ĐTBD
có tác dụng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc củabản thân Nếu họ hiểu học tập là để phục vụ chính họ trong việc nâng cao chấtlượng hoạt động công vụ, họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồikiến thức, học hỏi, tham gia các khóa ĐTBD một cách tích cực, ham mê cóhiệu quả
- Quan điểm của đơn vị.
Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng CBCC có vai trò quan trọng
Trang 29trong công tác ĐTBD Vai trò ở đây thể hiện ở những quan điểm và chínhsách, chế độ đãi ngộ, tính phối hợp trong thực hiện công tác ĐTBD… của đơn
vị, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lực mà đơn vị dành cho ĐTBD CBCC củamình Đơn vị quan tâm đến công tác ĐTBD sẽ có những chế độ, chính sáchĐTBD CBCC phù hợp Các chính sách ưu tiên, động viên, khuyến khích giúpthúc đẩy các hoạt động ĐTBD qua đó thúc đẩy CBCC tích cực tham gia họctập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và công tác vàngược lại Đó là một trong những nhân tố góp phần nâng cao chất lượng cáchoạt động ĐTBD CBCC
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của đơn vị quản lý, sử dụng CBCC vớiđơn vị ĐT cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ĐT Nó ảnhhưởng đến đối tượng ĐT mà đơn vị cử đi có phù hợp với chương trình ĐThay không, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD Sự phối hợp này còn thểhiện ở chỗ đơn vị quản lý, sử dụng CBCC tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họđược tham gia ĐT
1.6.2 Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
- Mục tiêu
Với mỗi chương trình ĐT cần xác định rõ mục tiêu của từng khóa ĐT
Cụ thể việc xác định các kết quả cần đạt được và các tiêu chuẩn để thực hiệnnếu không có mục tiêu rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
Mục tiêu ĐT CBCC là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ thựchiện công việc trong đó cung cấp kiến thức, lý luận cơ bản, cách thức hoạtđộng thực thi công việc và thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình,tinh thần trách nhiệm của CBCC Qua đó góp phần tích cực trong việc nângcao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việccủa CBCC, hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất lượng trong thựcthi nhiệm vụ chuyên môn
Trang 30- Chương trình ĐTBD
Chương trình ĐTBD có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tácĐTBD đối với CBCC Đặc trưng lớn nhất của nội dung ĐT hay giáo trình, tàiliệu ĐT đó chính là tính không ổn định và luôn đòi hỏi cập nhật Đây cũng làđiểm khó khăn cho hoạt động ĐT vì đòi hỏi nội dung phải luôn được đổi mới,việc biên soạn lại tài liệu kéo theo đó là sự gia tăng chi phí ĐTBD Ngoài ra,các tài liệu chưa theo hệ thống thống nhất, chưa đồng bộ cũng gây khó khăncho giảng viên và học viên khi thao gia các khóa ĐT Ngược lại, một cơ sở
ĐT giải quyết được vấn đề nội dung và chương trình ĐT sẽ thúc đẩy quá trình
ĐT sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, giảm thiểu được chi phí và góp phần nâng cao chấtlượng ĐTBD
1.6.3 Đội ngũ giảng viên
Trình độ của đội ngũ ĐT là một phần quyết định đến hiệu quả ĐT.Chúng ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như: trong
nộ bộ tổ chức hay liên kết với các trường chính quy hoặc mời chuyên gia về
ĐT Nhưng các giảng viên này cần có các kiến thức chuyên sâu, có kinhnghiệm và đặc biệt phải am hiểu về tình hình của tổ chức cũng như các chiếnlược, phương hướng ĐT của tổ chức Tùy theo từng đối tượng mà lựa chọngiảng viên, đối với CBCC nên lựa chọn những người có tay nghề và trình độchuyên môn giỏi, có khả năng truyền đạt và có lòng nhiệt tình trong tổ chức
để giảng dạy nhằm giảm chi phí thuê ngoài
Trang 311.6.4 Nguồn lực kinh phí và cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất (trường, lớp, trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy, học tập )
là yếu tố cần thiết tác động tích cực hoặc hạn chế tới công tác ĐTBD Cơ sởvật chất là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTBD diễn ra va ngược lại nếu
cơ sở vật chất không tốt hoặc thiếu thốn sẽ hạn chế rất lớn các hoạt động ĐTthậm chí còn không thực hiện được
Nguồn kinh phí ĐTBD là yếu tố quyết định đến số CBCC được ĐT.Kinh phí này do Nhà nước cung cấp, kinh phí của đơn vị cử CBCC đi ĐT,kinh phí do chính học viên được cử đi ĐTBD đóng góp, nguồn kinh phí hỗtrợ của các chương trình, dự án…
1.6.5 Đặc điểm của đội ngũ học viên.
Đặc điểm của đội ngũ học viên chiếm một vai trò quan trọng trongcông tác ĐT Đây là yếu tố chính sẽ quyết định tới việc lựa chọn phương phápnào để ĐT
Với mỗi môi trường, mỗi ngành khác nhau sẽ có đặc điểm đội ngũhọc viên khác nhau, nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và hợp lý thìviệc lựa chọn phương pháp ĐT sai sẽ làm cho kết quả không được nhưmuốn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại về nguồn kinh phí, lãngphí thời gian
1.7 Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
1.7.1 Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho tiêu chuẩn cán bộ, công chức.
Trong công tác quản lý CBCC thì việc ĐTBD phục vụ tiêu chuẩn hóaCBCC đặc biệt có vai trò quan trọng Do đó, công tác quy hoạch CBCC điềucần nhấn mạnh là phải nắm vững tiêu chuẩn CBCC để ĐTBD Từ đó, sử dụngđúng, đồng thời đòi hỏi mỗi CBCC phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyệntheo yêu cầu tiêu chuẩn đề ra Về cơ bản, đội ngũ CBCC hiện nay xét về mặtchất lượng và cơ cấu thì còn nhiều mặt chưa đáp ứng được với đòi hỏi của
Trang 32thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay.
Vì vậy, tăng cường công tác ĐTBD làm sao cho đội ngũ CBCC toàndiện cả về mặt chính trị lẫn phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nănglực thực tiễn Việc xây dựng kế hoạch và chính sách ĐTBD CBCC trên cơ sởđảm bảo tính hiệu quả trong công tác ĐTBD cũng chính là nhắm góp phần đểđạt được mục tiêu và các yêu cầu đề ra trong việc xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ CB,CC trong thời kỳ mới
1.7.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính.
Cải cách hành chính đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay Việccải cách hành chính, cải cách bộ máy chế độ hiện hành, giữ vững ổn địnhchính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành một trong nhữngnhiệm vụ chính của Quốc hội đề ra
Nền hành chính nước ta đang tỏ ra còn nhiều hạn chế, chưa thíchhợp với những thay đổi nhanh chóng do kinh tế thị trường tạo ra Bộ máyNhà nước còn quá cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao, nặng và quanliêu, cửa quyền, năng lực của một bộ phận CBCC chưa tương xứng vớiyêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới Công cuộc cải cách hành chínhthành công hay thất bại suy cho cùng là do chất lượng đội ngũ CBCCquyết định Bởi vì CBCC là nhân tố quan trọng trong việc ban hành, thựcthi các thủ tục hành chính và sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệulực, hiệu quả cao
Chính vì thế, để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này thì côngtác ĐTBD CBCC đóng một vai trò vô cũng to lớn Việc ĐTBD CBCC tronggiai đoạn này không chỉ tập trung vào việc trang bị lý luận, lập trường, quanđiểm, đường lối chính trị mà chúng ta còn phải chú trọng cả việc bồi dưỡngkiến thức về quản lý Nhà nước, các kiến thức chuyên môn thuộc công việcchuyên ngành Có như thế mới giúp họ có thể giải quyết một cách linh hoạt
Trang 33các tình huống cụ thể liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan, cũngnhư tình huống liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan cũng như cáctình huống liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đây là mộtyêu cầu cơ bản, cấp bách và bắt buộc đối với CBCC hiện nay nhằm tạo ra hệthống công vụ thích hợp làm cơ sở cho việc cải cách hành chính được tiếnhành nhanh hơn, tốt hơn trong thời gian tới.
1.7.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Mục tiêu của công nghiệp hóa – hiện đại hóa là đảm bảo tăng cườngnền kinh tế nhanh và vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của người dân Để thực hiên mục tiêu này thì yêu cầu phải có mộtđội ngũ CBCC đủ mạnh và tâm huyết thực hiên Tuy nhiên, đội ngũ CBCC ởnước ta hiện nay nhiều khuyết điểm, yếu kém về trình độ, năng lực, thiếu kiếnthức quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, kém hiểu biết vể pháp luật, yếu vềchuyên môn và nghiệp vụ, phương pháp công tác và kiến thức bổ trợ khác Đểkhắc phục những mặt yếu kém này đòi hỏi phải tăng cường công tác ĐTBDCBCC với mục tiêu yêu cầu và phương pháp giảng dạy đổi mới Nhiều vấn đềcũng cần phải được bổ sung tri thức mới, nhiều vấn đề trước đây không được
ĐT thì nay cần phải ĐT từ đầu nhằm tìm ra đội ngũ CBCC ngang tầm vớinhiệm vụ nặng nề và vẻ vang thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa để đạtđược mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệphiện đại
Tóm lại, lý luận chung về ĐTBD CBCC vai trò và nội dung của nógiúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, toàn diện, góp phần vào việc nhìn nhậncũng như đánh giá thực tại khách quan về vấn đề này ở mỗi cơ quan, tổ chức
và tìm ra những tồn tại, nguyên nhân để có giải pháp khắc phục nhằm hoànthiện tốt hơn công tác ĐTBD CBCC tùy theo mỗi điều kiện của tổ chức
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên.
2.1.1 Khái quát về huyện Thủy Nguyên
Thủy Nguyên là một huyện lớn của thành phố Hải Phòng nằm bên dòngsông Bạch Đằng lịch sử Phía Bắc, Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh; phíaTây Nam giáp với huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam
là của biển Nam Triệu Thủy Nguyên có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiênthuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cảnông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Vị trí địa lý: Nằm ở của ngõ phía Bắc thành phố Hải Phòng
- Diện tích tự nhiên: 242,7 km2
- Dân số: trên 310.000 người
- Đơn vị hành chính: 35 xã, 2 thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi
Tận dụng tối đa các thế mạnh của một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế,
đa dạng về ngành nghề, Thuỷ Nguyên đã nắm bắt thời cơ, khai thác tối đanhững tiềm năng sẵn có Trên cơ sở đó, nhanh chóng xác định các ngành kinh
tế mũi nhọn để đầu tư phát triển, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩytiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Trong những năm gầnđây, UBND huyện có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm, trong đó nhóm ngànhcông nghiệp – xây dựng: 14.4%/năm; nhóm ngành dịch vụ: 13.1%/năm;nhóm ngành nông nghiệp – thủy sản: 2%/năm
- Tỷ trọng giá trị sản xuất: công nghiệp – xây dựng chiếm 52.7%/năm;dịch vụ: 37.7%/năm, nông nghiệp – thủy sản 11.6%/năm
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình : 40 triệu
Trang 36Thủy Nguyên đã nắm bắt thời cơ, khai thác tối đa những tiềm năng sẵn
có Trên cơ sở đó, nhanh chóng xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để đầu
tư và phát triển, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy tiến trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, từng bước hình thành mục tiêu xây dựngnông thôn mới
Được sự quan tâm và đầu tư của Trung ương đến thành phố về cơ sở hạtầng, khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước Mảnh đất này, sẽchẳng bao lâu nữa, sẽ trở thành một trung tâm đô thị hành chính của Thànhphố Cảng Trong thời gian tới, khi quy hoạch của thành phố được triển khai,Thủy Nguyên sẽ hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, đột phá trong tốc độ phát triểnkinh tế và văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh của huyện
2.1.2 Khái quát về UBND huyện Thủy Nguyên
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
UBND huyện Thủy Nguyên là cơ quan hành chính nhà nước của hệthống hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “UBND do Hộiđồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhândân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên UBND chịu trách nhiệm chấphành Hiến pháp, luật và các văn bản của nhà nước cấp trên và Nghị quyết củaHội đồng nhân dân cùng cấp nhằm báo cáo thực hiện chủ trương, biện phápkinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sáchkhác trên địa bàn” (Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11năm 2003)
“Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chínhNhà nước từ Trung ương tới cơ sở” (Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBNDngày 26 tháng 11 năm 2003)
Trang 37UBND huyện Thủy Nguyên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng tổ chức và kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xãhội hàng năm; lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước, ngân sách địaphương, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương trên địa bàn; thực hiện cácchương trình khuyến khích phát triển kinh tế;
- Tham gia với UBND thành phố trong việc xây dựng quy hoạch, kếhoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ cộng nghiệp trên địa bàn huyện;
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạchxây dựng xã, thị trấn, điểm dân cư trên địa bàn quận, quản lý thực hiện quyhoạch xây dựng đã được duyệt;
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ và du lịch vàkiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại,dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện;
- Xây dựng chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin,thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện saukhi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân; Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn
xã hội, phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; Tuyên truyền, giáodục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật, kiểm traviệc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp;
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử Quốc hội, đại biểu HĐND theo quyđịnh của pháp luật; Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thểcủa cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình
2.1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thủy Nguyên bao gồm:
Trang 38Lãnh đạo: Gồm có 1 chủ tịch (phụ trách chung) và 3 phó chủ tịch (mộtphó chủ tịch phụ trách Tài nguyên – Môi trường; một phó chủ tịch phụ tráchKinh tế; một phó chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội).
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Thủy Nguyên baogồm: có 12 phòng ban (thể hiện rõ ở sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy)
Các phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND theotừng lĩnh vực chuyên môn của mình phụ trách Thực hiện chức năng quản lýnhà nước theo ngành, theo lĩnh vực Chịu trách nhiệm công tác trước Chủ tịchUBND huyện về công tác chuyên môn của mình
Trang 39Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
Văn Phòng UBND
P.
Văn Hóa
&
TT
P.
Tài chính- kế hạch
P.
Tư pháp
P.
Công thương
Trang 402.2 Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội trong những năm qua, UBND huyện Thủy Nguyên tập trung cácnguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hòa chung với sự phát triển củađất nước biến Thủy Nguyên từ một huyện còn nghèo, kinh tế chủ yếu phụthuộc vào nông nghiệp trở thành một huyện phát triển năng động, toàn diện
Đạt được kết quả như trên là do nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân dân,cộng đồng các doanh nghiệp trong huyện Vai trò quan trọng trong đó là độingũ CB,CC
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đội ngũ CB,CC huyệnThủy Nguyên được hình thành từ nhiều nguồn và qua các giai đoạn lịch sửkhác nhau với những nét đặc thù về cơ chế tuyển dụng, năng lực, trình độchuyên môn, kinh nghiệm công tác
2.2.1 Số lượng.
Qua hơn 20 năm đổi mới đội nguc CBCC tại UBND huyện ThủyNguyên không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, kiến thức vềnăng lực thực tiễn không ngừng được tăng lên, có bản lĩnh chính trị vừngvàng, lập trường kiên định, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới theo chủtrương của Đảng và Nhà nước
Số lượng CBCC tại UBND huyện tăng nhẹ qua các năm, cụ thể:
Bảng 2.1 Bảng thông kê số lượng CBCC