KHOA MÔI TRƯỜNGĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KÍ TÚC XÁ ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn: TS... Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KÍ TÚC XÁ ĐẠI HỌC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Ngọc Thuấn
Hà Nội, năm 2015
Trang 2LờI CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng tất cả quá trình làm đồ án đều theo hướng dẫn của TS.Lê Ngọc Thuấn
Mọi kết quả trong đồ án đều trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam Các kết quả thực hiện được chưa từng được công bố trong bất
kỳ nghiên cứu nào khác
Mọi sao chép trích dẫn đều có căn cứ tài liệu đầy đủ, không sao chép gian lận vi phạm quy chế đào tạo, nếu vi phạm thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng và nhà trường
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Yến
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG 5
1.1 Sơ lược về Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 5
1.2 Sơ lược về ký túc xá Đại học Tài nguyên và Môi trường 6
1.3 Tổng quan về nước thải sinh hoạt ký túc xá 6
1.3.1 Phân loại nước thải kí túc xá 6
1.3.2 Thành phần chính nước thải kí túc xá 7
1.3.3 Tính chất của nước thải sinh hoạt 10
1.4 Các phương pháp xử lý nước thải 11
1.4.1 Phương pháp xử lý cơ học 11
1.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong các công trình nhân tạo 12
1.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên 19
1.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý 20
1.4.5 Khử trùng và xả nước thải ra nguồn 21
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 22
2.1 Đề xuất sơ đồ công nghệ 22
2.2 Thuyết minh công nghệ 22
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỂ USBF 26
3.1 Tính toán bể USBF 26
3.1.1 Tính toán kích thước bể USBF 26
3.1.2 Lượng khí cần cấp 30
3.1.3 Khử trùng 33
Trang 43.2 Quá trình chế tạo mô hình 34
3.3 Kết quả từ chạy mô hình 37
3.3.1 Quá trình vận hành bể 37
3.3.2 Quy trình phân tích chỉ tiêu BOD5 đầu vào và đầu ra của mô hình 39
3.3.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 44
3.3.4 Kết luận chung và nhận xét 49
3.3.5 Nhận xét sai sót trong quá trình làm việc 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
1 KẾT LUẬN 52
2 KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 55
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 11 Bảng 2.1 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt 24 Bảng 3.3 Dụng cụ thí nghiệm 42 Bảng 3.12 Hiệu suất xử lý BOD 45
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể USBF 16
Hình 2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ 22
Hình 3.1 Sơ đồ cấu tạo của mô hình 30
Hình 3.2 Dụng cụ chuẩn bị để chế tạo mô hình 34
Hình 3.3 Khung chính mô hình 36
Hình 3.4 Thử nghiệm quá trình hoạt động của bể 37
Hình 3.5 Mẫu nước trước và sau xử lý 38
Hình 3.6 Bình ủ BOD5 chứa dung dịch mẫu mang ủ 44
Hình 3.7 BOD5 của nước thải đầu vào và đầu ra qua các ngày 46
Hình 3.8 Hiệu suất xử lý BOD qua các ngày phân tích 48 Hình 3.9 Hiệu suất xử lý BOD ở các khoảng thời gian lưu nước khác nhau 50
Trang 71
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước là vấn đề bất cập không chỉ riêng quốc gia nào mà là vấn đề mang tính toàn cầu Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường nước đang thu hút sự quan tâm của nhân loại Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nước đều bắt nguồn từ nước thải xả ra môi trường Nước thải phát sinh từ mọi hoạt động sống và hoạt động sản xuất của con người Kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao và sự tăng lên của nước thải là một hệ quả tất yếu Nếu không có biện pháp quản lý
và xử lý kịp thời thì ô nhiễm môi trường nước do nước thải chỉ là vấn đề thời gian
Tùy đặc điểm, tính chất của từng loại nước thải mà lựa chọn các phương pháp xử lý khác nhau hoặc kết hợp chúng một cách linh hoạt Với sự gia tăng dân số cũng như quá trình đô thị hóa nhanh chóng khiến cho nước thải sinh hoạt trở thành vấn đề nóng bỏng hơn bao giờ hết
Việc tập trung một lượng lớn sinh viên tại các khu ký túc xá của các trường đại học đã dẫn đến ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt, điều này là một vấn đề cần được quan tâm Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội cũng là một trong những trường nằm trong khu vực thành phố với số lượng sinh viên tương đối lớn bao gồm cả hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
và hệ liên thông Vì thế, càng cần tìm ra phương pháp xử lý thích hợp nhất Tuy nhiên, do quy mô của trường còn nhỏ trong khi việc thiết kế một hệ thống xử lý gồm các công trình đơn lẻ thì sẽ cần diện tích khá lớn nên sẽ việc thiết kế sẽ không phù hợp Vì vây, việc sử dụng một công trình hợp khối có thể kết hợp được xử các chi tiêu ô nhiễm là rất cần thiết và công trình xử lý USBF đã đáp ứng được yêu cầu này
Trang 82
Vậy nên chúng tôi quyết định chọn đề tài:”Thiết kế hệ thống xử lý
đề tài tốt nghiệp và chúng tôi nghiên cứu thực hiện đề tài bằng mô hình thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của trường để đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải của mô hình bể USBF
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại chưa có hệ thống riêng để xử lý nước thải kí túc xá trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội Trong tương lai, lượng sinh viên vào trường có xu hướng tăng, nhu cầu sử dụng nước trong toàn trường cũng như khu vực Kí túc xá cũng tăng lên đáng kể Do vậy cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu vực Kí túc xá trước khi thải ra ngoài hệ thống thu gom nước thải chung của toàn thành phố
Với các dây chuyền công nghệ truyền thống thì yêu cầu mặt bằng cần thiết để xây dựng hệ thống xử lý nước thải là khá lớn và tốn nhiều chi phí Vì vậy, chúng tôi đã lên ý tưởng nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về bể USBF
Bể USBF là công trình đa năng, có hiệu quả cao, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về chiếm ít diện tích mặt bằng cũng như giảm chi phí xây dựng
Nơi thực hiện đề tài:
Mô hình bể USBF có quy mô phòng thí nghiệm với thể tích 120 lít, được đặt tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trang 93
Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích trong phòng thí nghiệm
- Mô hình thực tế
- Phân tích, thống kê, xử lý số liệu và tổng hợp kết quả
- Nghiên cứu, so sánh và kế thừa