Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn, hay là giá cả của người đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoảng thời gian xác định + Căn cứ vào thời hạn của quan hệ tín dụng: • Lãi suất ngắn hạn: thời hạn dưới 12 tháng, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu thanh khoản của doanh nghiệp • Lãi suất trung hạn: thời hạn từ 1 năm đến 5 năm • Lãi suất dài hạn: thời hạn từ 5 năm trở lên, đáp ứng nhu cầu vốn cố định của doanh nghiệp
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Môn học: Tiền tệ ngân hàng Giảng viên: Hà Thị Sáu
BÀI TẬP LỚN
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG HÀN QUỐC TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY
Danh sách thành viên nhóm OTC (Lớp thứ 5 ca 2)
Trang 2MỤC LỤC
I Lý luận chung
1.1 Lãi suất và chính sách lãi suất
1.2 Cơ chế tác động của chính sách lãi suất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
1.3 Chính sách lãi suất đang được NHTW các quốc gia trên thế giới áp dụng
II Chính sách lãi suất của NHTW Hàn Quốc
2.1 Thực trạng và hiệu quả của chính sách lãi suất của NHTW Hàn Quốc từ năm 2011 đến nay
2.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách lãi suất hiệu quả cho NHTW Hàn Quốc
IV Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 3I Lý luận chung
1.1 Lãi suất và chính sách lãi suất
1.1.1 Khái niệm lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn, hay là giá cả củangười đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong mộtkhoảng thời gian xác định
1.1.2 Phân loại lãi suất
+ Căn cứ vào thời hạn của quan hệ tín dụng:
• Lãi suất ngắn hạn: thời hạn dưới 12 tháng, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động,nhu cầu thanh khoản của doanh nghiệp
• Lãi suất trung hạn: thời hạn từ 1 năm đến 5 năm
• Lãi suất dài hạn: thời hạn từ 5 năm trở lên, đáp ứng nhu cầu vốn cố định củadoanh nghiệp
+ Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất:
• Lãi suất cố định: được giữ cố định trong suốt thời hạn vay
• Lãi suất thả nổi: có thể thay đổi theo lãi suất tham chiếu hoặc theo chỉ số lạmphát
+ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất:
• Lãi suất danh nghĩa: tính theo giá trị tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu, chưatrừ đi tỷ lệ lạm phát
• Lãi suất thực: được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát,
là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát
+ Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng:
Trang 4• Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vaydưới hình thức mua bán chịu hàng hóa
• Lãi suất tín dụng ngân hàng:
o Lãi suất tiền gửi
o Lãi suất cho vay
o Lãi suất chiết khấu
o Lãi suất liên ngân hàng
o Lãi suất tái chiết khấu
o Lãi suất tái cầm cố thế chấp
o Lãi suất tiền gửi tại ngân hàng trung ương
o Lãi suất cho vay qua đêm
o Lãi suất cơ bản
+ Căn cứ vào cách đo lường lãi suất:
• Lãi suất đơn: lãi suất tính 1 lần trên số vốn gốc cho suốt kỳ hạn vay
• Lãi suất kép: tính lãi cho cả phần lãi nhập gốc
• Lãi suất hoàn vốn: lãi suất làm cân bằng giữa giá trị hiện tại của khoản tiềnthu nhập nhận được trong tương lai từ 1 khoản đầu tư với giá trị hôm naycủa khoản đầu tư đó
• Lãi suất hiệu quả: giống như lãi suất kép nhưng áp dụng cho kỳ hạn là 1 năm
1.1.3 Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền
tệ Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước ápdụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền
tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả cácnguồn vốn trong nền kinh tế
* Các loại chính sách lãi suất:
Trang 5 Chính sách lãi suất trần: là chính sách chỉ ấn định lãi suất cho vay tối đa.Chính sách này khuyến khích việc huy động vốn và tăng khả năng kiểm soátcủa NHTW
Chính sách lãi suất cố định: là lãi suất mà NHTW khống chế NHTM cả vềlãi suất huy động và lãi suất cho vay Theo chính sách này thì sẽ không có sựcạnh tranh về lãi suất trên thị trường tài chính tín dụng và do đó không thúcđẩy sự phát triển kinh tế
Chính sách lãi suất tự do: là chính sách mà NHTW sẽ can thiệp khi mức lãisuất vượt quá mức lãi suất chung Lãi suất tăng giảm là do sự thay đổi cung
và cầu về vốn trên thị trường, tuy nhiên nó chỉ nên thực hiện trong môitrường cạnh tranh hoàn hảo
Chính sách lãi suất ưu đãi: là chính sách lãi suất dành cho một số đối tượngđặc biệt như người nghèo, đối tượng chính sách… với lãi suất thấp, chínhsách này tạo điều kiện cho người vay nhưng lại hạn chế sự phát triển của thitrường
1.2 Cơ chế tác động của chính sách lãi suất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làmthay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội Về phương diện lý thuyết cũngnhư thực tiễn các nước đã chứng minh sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạycảm đến sản lượng và giá cả Vì vậy, Ngân hàng Trung Ương (NHTW) đã rất coitrọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của Chính sách Tiền
tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế
Về phương diện lý thuyết, lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan hệcùng chiều Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng để đảm bảo mức lãi suấtthực được chấp nhận bởi các chủ thể trong nền kinh tế Triển vọng của lãi suất
Trang 6thực có ảnh hưởng đến các kỳ vọng và hoạt động chi tiêu và đầu tư Sau khi xácđịnh được các kỳ vọng lạm phát, nếu người tiêu dùng tin rằng lãi suất tiết kiệm sẽkhông thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có khuynhhướng rút tiền gửi tiết kiệm và đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán để bảo
vệ sức mua Điều này sẽ tạo nên bong bóng trên thị trường bất động sản và ngaylập tức sẽ làm cho CPI có xu hướng gia tăng, vì thế, lãi suất thực sẽ là một biến sốquan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng, đầu tư của các chủ thểtrong nền kinh tế, đồng thời cũng là biến số tác động đến kỳ vọng lạm phát Dovậy, NHTƯ các nước thường kiểm soát kỳ vọng lạm phát thông qua xu hướng củalãi suất thực Thông thường, NHTƯ sẽ bắt đầu tăng tỷ lệ lãi suất dần dần khi lạmphát tiến gần tới lãi suất tiền gửi danh nghĩa Điều này phát đi một tín hiệu làNHTƯ sẽ có khuynh hướng duy trì chính sách lãi suất thực dương Dấu hiệu nàycũng sẽ làm suy yếu các kỳ vọng của thị trường về lãi suất thực âm và tăng giá củatài sản
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnhhưởng của lãi suất lên tổng cầu, và đó cũng là điểm mấu chốt để sử dụng lãi suấttrong việc quản lý kinh tế Trong cấu phần của tổng cầu có hai yếu tố sẽ chịu tácđộng trực tiếp của việc thay đổi lãi suất là tiêu dùng và đầu tư Một sự tăng lãi suấtlàm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của
cá nhân và công ty Tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm(nếu lãi suất giảm sẽ có tác động ngược lại): Khi lãi suất thực tăng lên, đối với hộgia đình sẽ giảm nhu cầu mua sắm nhà ở hoặc các hàng tiêu dùng lâu bền do chiphí tín dụng để mua các hàng hoá này tăng lên Cùng với lãi suất cho vay, lãi suấttiền gửi thực cũng tăng lên Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định tiêudùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm
để cho tiêu dùng trong tương lai Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi
Trang 7suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụngvốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư cóthể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể giảm hay nói cách khác, đầu tư
cố định có thể giảm Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưuđộng (ví dụ như hàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảmđầu tư dưới dạng vốn lưu động
Lãi suất tăng cao hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ người vay tiền sang ngườigửi tiền Điều này làm tăng sức chi tiêu của người tiết kiệm, nhưng sự chi tiêu này
bị hạn chế bởi mức tiêu dùng cận biên (phần chi tăng thêm cho tiêu dùng trong mỗigiá trị thu nhập tăng thêm), do vậy người tiết kiệm có xu hướng tăng chi tiêu dùngthấp hơn sự hạn chế chi tiêu đầu tư của người đi vay, nhất là khi lãi suất tăng caovượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư và các danh mục đầu tư và dự án, làm thu nhập củangười đi vay giảm Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm Mặt khác, đốivới các hộ gia đình nắm giữ nhiều cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất tăng sẽ làm giảmgiá tài sản tài chính, do đó, giảm thu nhập, từ đó tạo sức ép giảm tiêu dùng của các
hộ gia đình
Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống thì hành vi của người tiêu dùng và nhàđầu tư thay đổi theo hướng ngược lại Sự thay đổi đó được thể hiện bằng sự dịchchuyển của đường tổng cầu
Biểu đồ: Ảnh hưởng lãi suất đến tổng cầu
Trang 8Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa chọn
để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu Cơchế truyền dẫn của lãi suất đến lạm phát thường được mô tả như sau:
1.3 Chính sách lãi suất đang được NHTW các quốc gia trên thế giới áp dụng
Trang 9Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần lớn Ngân hàng Trung ươngcác quốc gia trên thế giới là ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia - thông qua việckiểm soát lạm phát Trong đó, lãi suất là một trong những công cụ điều hành chínhsách tiền tệ (CSTT) của NHTƯ để đạt được mục tiêu tôn chỉ đó.
NHTƯ với chức năng bẩm sinh, là cơ quan duy nhất điều tiết được cung tiềncủa nền kinh tế, chủ động tác động đến lãi suất thị trường, nhằm hướng tới mụctiêu kiểm soát lạm phát Trên thực tế, sự tăng lên của lãi suất chính thức củaNHTƯ có thể có ảnh hưởng mạnh đến giảm lạm phát khi sự thay đổi lãi suất chínhthức của NHTƯ có tác động nhanh, mạnh đến sự thay đổi lãi suất trong nền kinh tế
và tỷ giá hối đoái Điều này càng đúng hơn trong nền kinh tế có hệ thống tài chính
mở và cạnh tranh hơn, khi đó nhiều hợp đồng được ký kết trên cơ sở lãi suất thảnổi hơn là trên cơ cở lãi suất cố định, lúc đó những thay đổi trong lãi suất chínhthức càng có ảnh hưởng đến lãi suất khác và tỷ giá Mặt khác, sự tăng lên của lãisuất NHTƯ có thể có ảnh hưởng nhanh hơn trong việc giảm lạm phát và dẫn đếnsản lượng giảm chút ít trong ngắn hạn, khi: Kỳ vọng tiền lương và giá cả nhạy cảmhơn với những thay đổi trong lãi suất chính thức và tiền cung ứng( độ nhạy cảmnày sẽ tăng lên nếu chính sách có độ tin cậy); hoặc/và tiền lương nhạy cảm vớinhững thay đổi của sản lượng và việc làm ( sự nhạy cảm này tăng lên khi thịtrường lao động linh hoạt); khi tỷ giá là linh hoạt ; và khi giá cả trong nước nhạycảm với những thay đổi trong tỷ giá (sự nhạy cảm này phụ thuộc vào những thayđổi của giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá, theo đó cũng phụ thuộc vào những nhàxuất khẩu nước ngoài không thay đổi lợi nhuận cận biên của họ, và phụ thuộc vàoảnh hưởng của những thay đổi giá nhập khẩu lên giá cả trong nước Mức độ ảnhhưởng càng lớn khi nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn trong GDP, như đối với những nướcnhỏ, mở cửa hơn là những nước lớn mà đóng cửa)
* Tại Mỹ:
Trang 10Hiện nay Fed điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng là lãi suấtchiết khấu (discount rate) và lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Fed earl funds rate-FFR) Ra đời muộn hơn công cụ lãi suất chiết khấu (được sủ dụng ngay sau khiFed thành lập), mãi đến năm 1920 FFR mới được Fed sáng tạo ra Cái tên gọi “quỹ
dự trũ liên bang” xuất phát từ việc nguồn tiền cho các trung gian tài chính nhậntiền gửi vay qua đêm được Fed lấy từ quỹ dự trữ liên bang hình thành bởi số tiền
dự trữ bắt buộc của tất cả các trung gian tài chính nhận tiền gửi FFR được ủy banthị trường mở (FOMC) công bố sau các phiên họp định kì (6 tuần) và nó khôngmang bản chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu (target rate) đểFed giao dịch trên thì trường mở nhằm đạt được mục tiêu đã công bố Lẽ dĩ nhiêncác trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt, tuynhiên các khoản vay lẫn nhau (lãi suất liên ngân hàng) thường cao hơn FFR vì vấn
đề rủi ro Khi Fed cho các trung gian tài chính vay tiền để bù đắp thiếu hụt dự trữbắt buộc, số tiền đó tuy được hoạch toán báo có vào tài khoản của các trung giantài chính tại Fed nhưng các trung gian tài chính đó không được phép rủi ngay cảkhi phá sản, do đó Fed ko có nguy cơ bị mất số tiền cho vay dưới dạng này
Khác với Fed, khi một trung gian tài chính cho một đối tác vay liên ngânhàng, họ phải cắt tiền từ tài khoản tiền gửi của mình, chuyển vào tài khoản tiền gửicủa đối tác tại Fed, từ lúc đó bên cho vay không còn quyền sủ dụng với số tiền chovay nữa; nguy cơ không thu hồi được số tiền cho vay xuất hiện, do đó lãi suất phảicao hơn Có thể thấy được lãi suất FFR là lãi suất thấp nhất mà các trung gian tàichính nhận tiền gửi có thể vay được, vì vậy có thể xem đây là lãi suất cơ bản, lãisuất chuẩn
Bên cạnh nhu cầu đảm bảo dự trữ bắt buộc, các trung gian tài chính còn cónhu cầu đảm bảo thanh khoản, an toàn chi trả Lãi suất chiết khấu của Fed chính làlãi suất cho các trung gian tài chính vay để đáp ứng nhu cầu này Về nguyên tắc,
Trang 11thông thường lãi suất liên ngân hàng phải thấp hơn lãi suất chiết khấu, vì nếukhông các trung gian tài chính sẽ không vay liên ngân hàng mà sẽ vay của Fed đểđược lãi suất chiết khấu thấp hơn Lãi suất chiết khấu thường cao hơn lãi suất FFR
và có ba mức lãi suất áp dụng cho ba loại cho vay khác nhau là tín dụng chính(Primary credit), tín dụng mở rộng (secondary credit) và tín dụng thời vụ (seasonalcredit)
Như vậy Fed bảo vệ lãi suất chiết khấu đã ấn định thông qua chương trìnhcho vay chiết khấu và bảo vệ FFR đã công bố thông qua nghiệp vụ thị trường mở.cách điều hành này cua Fed khiến cho lãi suất liên ngân hàng luôn có xu hướngbiến động giữa FFR (có vai trò như lãi suất sàn trừ gian đoạn khủng hoảng vừaqua) và lãi suất chiết khấu (có vai trò như lãi suất trần) mà không cần đặt ra cácgiới hạn như sủ dụng biện pháp hành chính
Hiện nay Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và đồng USD vẫn làđồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động tài chính và thương mại.Sau 8 năm FED duy trì lãi suất cơ bản thấp nhất lịch sử ở mức 0% đã giúp tránhđược sự đổ vỡ của thị trường tài chính thế giới trong giai đoạn 2007-2008 và giúpthị trường tài chính khôi phục trong các năm sau đó Tuy nhiên, hệ lụy của việcduy trì lãi suất thấp là khuyến khích vay nợ nhiều hơn đặc biệt tại các quốc giađang phát triển Như vậy, khi FED bắt đầu tăng lãi suất, chi phí lãi vay sẽ tăng lên,nguồn vốn nóng sẽ rút ra khỏi các thị trường đang phát triển chảy ngược về Mỹ đểhưởng mức lãi suất mới cao hơn và các đồng tiền của các thị trường đang phát triển
sẽ chịu rất nhiều áp lực về phá giá, đặc biệt là EU, Nhật Bản, Trung Quốc… trong
đó có cả Việt Nam Đây chính là lý do tại sao toàn bộ nền kinh tế thế giới đang nínthở theo dõi các động thái của FED trong việc tăng lãi suất cơ bản, theo các chuyêngia kinh tế nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là ở Mỹ tỷ lệlạm phát được giữ ở mức thấp 0,7% so với cùng kỳ năm 2014, mục tiêu của FED
Trang 12họ muốn tăng lãi suất vào tháng 12 này để bật tỷ lệ lạm phát lên 2% và giảm tỷ lệlao động thất nghiệp giảm tiệm cận mức dưới 5% Đây chính là lý do Từ cuối năm
2015, lãi suất ở Hoa Kỳ đã được tăng lên 0,25% và sẽ tiếp tục tăng dần trong năm
2016 (dự báo tăng từ 0,25 - 0,5% trung bình mỗi quý) Các nhà hoạch định chínhsách của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã xem xét thay đổi lộ trình nâng lãisuất trong năm 2016, do lo ngại sự bất ổn của tài chính toàn cầu có thể làm gia tăngnguy cơ đối với nền kinh tế nước này
* Tại Anh
Tên gọi của lãi suất do ủy ban chính sách tiền tệ của BOE công bố có nhiềulần thay đổi, nhưng từ ngày 18/05/2006 nó có tên là lãi suất chính thức (Officialbank rate) Đây là mức lãi suất mà BOE trả cho các khoản tiền dự trữ mà các ngânhàng thương mại (NHTM) để tại BOE Mức dự trữ là tự nguyện và các thành viênxác định mức cân bằng theo mục tiêu riêng của mình nhưng không chấp nhận thấphơn mức trung bình bắt buộc (tính theo tháng) trong kỳ duy trì Các NHTM đượcphép vay có bảo đảm hoặc gửi tiền ở BOE với mức lãi suất nằm trong biên độ +-1% so với mức lãi suất chính thức cho tất cả các ngày trong tháng ( trừ ngày cuốicùng trong kỳ duy trì thì biên độ thu hệp còn +-0,25%) BOE sử dụng nghiệp vụ thịtrường mở để duy trì lãi suất qua đêm, lãi suất các kì hạn khác dưới 3 tháng luônnằm trong biên độ Lãi suất các khoản vay có kì hạn 3-12 tháng được xác định bởicác thành viên và không phụ thuộc vào biên độ so với lãi suất chính thức Như vậy,
về bản chất lãi suất chính thức mà BOE công bố là lãi suất mục tiêu chứkhông phải là lãi suất mang tính ấn định cụ thể và BOE sẽ bảo vệ lãi suất chínhthức công bố thông qua nghiệp vụ thị trường
* Tại khu vực châu Âu:
Trang 13Hội đồng thống đốc của ECB ấn định ba mức lãi suất chủ chốt của đồng tiềnchungEuro gồm:
- Lãi suất cho hoạt động tái cấp vốn (main refinancing operations-MRO): là mứclãi suất áp dụng cho các khoản vay giúp đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng
- Lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên, áp dụng cho các khoản tiềngửi qua đêm của các ngân hàng với Eurosystem (cơ quan quản lí ngoại tệ khu vựcđồngtiềnchung Euro)
- Lãi suất cho các phương tiện vay giới hạn áp dụng cho các khoản vay qua đêm
từ Eurosystem ECB sẽ bảo vệ MRO bằng nghiệp vụ thị trường mở thông qua đấuthầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất Song song đó NHTW của các quốc giathành viên có nhiệm vụ bảo vệ hai lãi suất chủ chốt còn lại thông qua hoạt độngcho vay và nhận tiền gửi để cho lãi suất các phương tiện tiền gửi thường xuyênđóng vai trò lãi suất sàn, còn lãi suất cho vay giới hạn đóng vai trò lãi suất trần, lãisuất cho vay qua đêm sẽ dao động quanh biên độ này Rõ ràng cũng như lãi suấtchính thức của BOE hay FFR của Fed, các lãi suất chủ chốt mà ECB công bố đềumang tính chất mục tiêu, ECB sẽ bảo vệ lãi suất mục tiêu thông qua các công
cụ CSTT của mình để lãi suất thị trường hướng về mức lãi suất mục tiêu
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tuyên bố điều chỉnh chính sáchlãi suất và đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng định lượng Giữa tháng 12/2015, ECB
đã quyết định cắt giảm lãi suất đối với các phương tiện tiền gửi từ mức âm 0,2%xuống còn âm 0,3%, trong khi lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn và cácphương tiện vay giới hạn vẫn được giữ nguyên ở các mức tương ứng 0,05% và0,3% Bên cạnh đó, ECB đã quyết định kéo dài chương trình mua tài sản (APP) trịgiá 60 tỷ EUR/tháng cho tới cuối tháng 3/2017, thậm chí, có thể sẽ tiếp tục kéo dàisau thời hạn này nhằm giúp ổn định nền kinh tế và duy trì lạm phát ở ngưỡng mụctiêu dưới 2% Năm 2016 vẫn tiếp tục quá trình phục hồi, song với tốc độ yếu do
Trang 14ảnh hưởng của tài khóa, chính sách hỗ trợ tín dụng và lãi suất thấp kỷ lục được duytrì tại các nền kinh tế hạt nhân.
* Tại Nhật Bản:
Trong 2 tháng đầu năm 2016, Nhật Bản tiếp tục gặp khó khăn với một chu
kỳ tăng trưởng - suy giảm đan xen, mặc dù chương trình chấn hưng kinh tếAbenomics đã kéo dài hơn 3 năm Tốc độ tăng trưởng GDP thực quý IV/2015 giảm0,4% so với quý III, hay tốc độ tăng trưởng GDP thường niên của Nhật Bản giảm1,4% trong quý IV/2015, sau khi tăng 1,3% trong quý III, chủ yếu do tiêu dùng cánhân yếu và xuất khẩu giảm Chi tiêu cá nhân giảm do tổng tiền lương nước nàytăng yếu, trung bình tăng 1%/năm kể từ năm 1997 đến nay Sản lượng công nghiệpcủa nước này tiếp tục giảm 1,7% trong tháng 12/2015 so với tháng 11 Chỉ số PMItrong lĩnh vực chế tác tháng 01/2016 cũng giảm còn 52,3 điểm từ mức 52,6 điểmtrong tháng 12/2015 Rủi ro tiếp tục đến với Nhật Bản khi đồng yên tăng 6% so vớiUSD gây trở ngại cho các nhà xuất khẩu và các nhà đầu tư Ngày 29/01/2016,Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định áp dụng chính sách lãi suất âm0,1% và tiếp tục thực hiện kế hoạch mua lại tài sản kỷ lục, với cam kết tiếp tụctăng lượng tiền cơ sở thêm 80 nghìn tỷ yên (675 tỷ USD) mỗi năm, chủ yếu thôngqua mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản, mua cổ phiếu các quỹ hoán đổi danh mục(ETF) và quỹ đầu tư bất động sản
II Chính sách lãi suất của NHTW Hàn Quốc
2.1 Thực trạng và hiệu quả của chính sách lãi suất của NHTW Hàn Quốc từ năm 2011 đến nay
2.1.1 Năm 2011