1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái Lan

48 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái Lan
Tác giả Nguyễn Ngọc Sao Ly, Nguyễn Thị Diễm Hằng, Trần Thị Kim Anh, Mai Thị Thanh Hằng, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Phan Thị Thu, Lê Phương Ánh Hồng, Hàn Thị Hiệu, Phạm Thế Thiều
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Bích Ngọc
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 292,21 KB

Nội dung

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnhThái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Với diện tích 513.120 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Theo sử sáchThái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước. Sau đó di dần xuống vùng đất hiện nay tạo thành Thái Lan. Tại vùng đất mới của mình người Thái đã đánh đổ các cư dân bản địa như Môn, Wa, Khmer… đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng ngôn ngữ văn hóa từ họ và đặc biệt là Phật giáo Ấn Độ. Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay Thành phố của các thiên thần) làm kinh đô.

Trang 1

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM

Đề tài: Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái Lan

Nhóm thực hiện : Nhóm Thái Lan

Lớp : Chính sách kinh tế đối ngoại 1 (215)_3 Giảng viên : ThS Nguyễn Bích Ngọc

Hà Nội, Tháng 4 năm 2016DANH SÁCH NHÓM

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÁI LAN

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnhThái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman

Với diện tích 513.120 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa nhiều, nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa, đất có thể canh tác của Thái Lan có tỷ trọng lớn, 22,25% của toàn bộ khu vực sông MêKông Chăn nuôi cũng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng củaThái Lan

Thái lan có một vị trí địa lý không những thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp mà ngành dịch vụ du lịch cũng phát triển không kém Từ đầu năm 80 Thái Lan

đã chủ trương lấy “ du lịch để dựng nước” Kết quả đã làm bùng nổ ngành du lịch, điều

Trang 4

đó đã nói lên rằng du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế củaThái Lan.

1.3 LỊCH SỬ VÀ CHÍNH TRỊ

Theo sử sáchThái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước Sau đó di dần xuống vùng đất hiện nay tạo thành Thái Lan Tại vùng đất mới của mình người Thái đã đánh đổ các cư dân bản địa như Môn, Wa, Khmer… đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng ngôn ngữ - văn hóa từ họ

và đặc biệt là Phật giáo Ấn Độ Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18 Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok Vua Rama I (1782) lên ngôi và

chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô.

Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á Đồng Baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô

la Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu Về phía tây, đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào

và Campuchia Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp,

Trang 5

chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ Chính sách ngoại giao của

Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng

"cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.

Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014 Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người

1.4 DÂN CƯ, XÃ HỘI THÁI LAN

Dân số Thái Lan khoảng 67.448.120 người (xếp hạng 20), đông thứ 21 trên thế giới và mật độ dân số là 132.1 người/km² (xếp hạng 88) Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Malay, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác Có khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan

Với mật độ dân số khá đông và chủ yếu là thuộc thành phần có sức lao động tạo ra nguồn lực lao động dồi dào cho các ngành nghề ở Thái Lan

1.5 VĂN HÓA THÁI LAN

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sung đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác

Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái (tiếng Thái: wai), gần giống như cách cúi chào của người Ấn (Tiếng Hindi: namaste) Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào vị trí

xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại và đầu cúi xuống

Trang 6

Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vô lễ Cũng là mất lịch

sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã hội cao hơn Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu

là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn - chân của họ để vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện Chĩa vào hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự

Ngoài ra, giẫm lên đồng bạt Thái cũng là cực kỳ vô lễ vì hình ảnh đầu của quốc Vương có xuất hiện trên tiền xu Thái Khi ngồi trong các ngôi đền chùa, mọi người nên tránh chĩa chân vào các tranh ảnh, tượng đức Phật Các miếu thờ trong nơi ở của người Thái được xây sao cho chân không chĩa thẳng vào các biểu tượng thờ tự - ví dụ như không đặt miếu thờ đối với giường ngủ nếu nhà quá nhỏ, không có chỗ khác để đặt miếu

Cởi giày dép trước khi vào nhà hay vào những nơi linh thiêng ở các đền chùa cũng là một phong tục, và cũng không được giẫm lên bậc cửa

1.6 LỄ HỘI

Các dịp lễ quan trọng trong văn hóa Thái gồm có Tết Năm Mới Thái hay còn gọi

là Songkran, được chính thức công nhận là vào ngày 13 đến 15 tháng 4 hàng năm Ngày

lễ này rơi vào mùa khô, thuộc vào mùa nóng trong năm ở Thái Lan nên luôn có tục té nước rất huyên náo Tục té nước bắt nguồn từ nghi thức tắm tượng Phật và vẩy nước thơm lên tay người già Một ít bột thơm cũng được dùng trong nghi thức tắm rửa hàng năm Nhưng trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng nước được tăng cường với đủ loại vòi, xô, súng bắn nước, ống xả nước và một lượng lớn bột

Một lễ hội khác là Loi Krathong được tổ chức vào 12 ngày rằm theo âm lịch Thái

Dù rằng không phải là kỳ nghỉ lễ chính thức theo quy định của Chính phủ, nó vẫn là một

mỹ tục, mà "loi" có nghĩa là "thả trôi" và "krathong" nghĩa là “một cái bè nhỏ”, theo

Trang 7

được xếp gấp tỉ mỉ, hoa, nến, hương Việc thả đèn này là biểu tượng của việc để cho những hận thù, giận dữ và sự ô uế trôi đi để mà người ta có thể bắt đầu bước tiếp cuộc đời họ một cách thanh sạch hơn.

1.7 KINH TẾ

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch

thứ 9 Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu",

ASEAN, MỸ, Nhật Bản, Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan Ngành công nghiệpvà dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần

Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ

Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế

là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%) Sự tăng trưởng bị rơi vàotình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra

Về công nghiệp:

• Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệpchiếm 45,3% GDP và thu hút 14% lực lượng lao động

Trang 8

• Sản phẩm công nghiệp chính: xi măng, đường, xà phòng, thiếc, xe máy, hàng dệt, hàng may mặc, thuốc lá, nước giải khát, quặng, linh kiện điện tử, điện dân dụng, linh kiện máy tính và ô tô

Về dịch vụ - du lịch: Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ, du lịch chiếm 43,9% GDP và thu hút

37% lực lượng lao động

Về xuất khẩu:

• Kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn hai phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) 143,1 tỷ USD (năm 2008)

• Xuất khẩu chính là gạo Thái Lan, hàng dệt may và giày dép, sản phẩm thủy sản, cao su,

đồ trang sức, xe hơi, máy tính và các thiết bị điện Thái Lan là nước xuất khẩu số 1 thế giới về gạo, xuất khẩu hơn 6,5 triệu tấn gạo mỗi năm

• Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Mỹ (15%); Nhật Bản (12,6%); Trung Quốc (9%); Singapore (6,4%); Hồng Kông (5,5%); Malaysia (5,1%)

Trang 9

PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI LAN

2.1 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN

Hoạt động xuất khẩu là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của mình và nhờ đó có thể thu được những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Trong quá trình phát triển kinh tế, Thái Lan đã có sự chuyển hướng mang tính chiến lược từ công nghiệp hóa hướng nội - thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa theo chiến lược hướng ngoại – hướng về xuất khẩu vào những năm 1970 Thực tế, hoạt động xuất khẩu không chỉ góp

Trang 10

phần thúc đẩy tăng trưởng, mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới và đưa nền kinh tế Thái Lan hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế.

Bối cảnh thế giới, tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới bất ổn, đối đầu giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nhiều nước Đông Nam Á vẫn chưa giành được độc lập, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia gặp nhiều khó khăn, chưa trở thành xu hướng

Chính vì thế, chính phủ Thái Lan đã quyết định thực hiện mô hình chính sách hướng nội, công nghiệp hóa đất nước theo hướng thay thế nhập khẩu

2.1.1.2 Chính sách mặt hàng

Trang 11

Thái Lan vốn xuất phát từ một nước nông nghiệp với 55% diện tích đất đai trồng trọt dùng để trồng lúa nên nước này tiếp tục phát huy tiềm năng này nhằm sản xuất nông sản đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp chế tạo bắt đầu được chú trọng để giảm dần lượng nhập khẩu quá lớn từ nước ngoài

2.1.1.3.Công cụ, biện pháp

Chính phủ Thái Lan đã giải quyết nguồn vốn theo ba hướng chính

Thứ nhất, ban bố luật đầu tư để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của tư bản tư nhân ngoại

quốc

Thứ hai, vay nợ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế

Thứ ba, triệt để lợi dụng vị trí địa lý- chính trị của Thái Lan để thu hút vốn đầu tư của

nước ngoài

2.1.1.4.Thành tựu

Về nông nghiệp, đã bước đầu chuyển từ phương thức độc canh sang đa dạng hóa các

sản phẩm, đặc biệt là nông sản xuất khẩu

Về nền kinh tế quốc dân nói chung thì cơ cấu ngành đã thay đổi theo hướng tích cực

Nông nghiệp giảm từ 60% xuống còn 30% công nghiệp tăng từ 28% đến 41% và dịch vụ tăng từ 12% đến 29% Thu nhập quốc dân đầu người tăng hằng năm là 7,6%; dự trữ ngọai tệ và vàng tăng 15% mỗi năm; đồng Baht ổn định nhất thế giới trong 11 năm; tỷ lệ lạm phát thấp 2%

 Trong giai đoạn này, Thái Lan không chỉ được Ngân hàng thế giới cho vay những khoản tiền lớn mà còn được các tổ chức quốc tế tích cực giúp đỡ Nhờ có nguồn vốn dồi dào, Thái Lan đã thực hiện thành công hai kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn(1961-1966,1967-1972) Đây được coi là “thời kỳ vàng thứ nhất” của nền kinh tế Thái Lan

2.1.2 Giai đoạn 1973-1997

2.1.2.1 Bối cảnh lịch sử

Trang 12

Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong thập niên 60 Tuy nhiên, sau 11 năm thực hiện chiến lược đó đã có những tiêu cực và không còn phù hợp với giai đoạn này.

Thứ nhất , với hy vọng giảm bớt nhập khẩu Thái Lan đã tập trung xây dựng ngành công

nghiệp chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Tuy nhiên, trong thực tế kim ngạch nhập khẩu không hề giảm xuống mà còn tăng lên do phải nhập nguyên liệu cho ngành công nghiệp

Thứ hai , chiến lược trên liên kết ở mức độ thấp với chương trình phát triển tài nguyên

thiên nhiên và kinh tế nông thôn Do đó, nó đưa tới tình trạng tập trung công nghệ tại Băng Cốc và vùng ngoại vi Tình trạng đó một mặt làm mất cân bằng sinh thái, mặt khác làm tăng tình trạng bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị do việc đa số nông dân sống ở vùng xa xôi không được hưởng những kết quả của sự phát triển

Thứ ba , do vốn đầu tư cho công nghiệp phải đi vay nên hàng hóa của Thái Lan sản xuất

ra có giá thành cao, thậm chí cao hơn cả hàng hóa nhập từ bên ngoài

Thứ tư , hàng hóa sản xuất ra không được tiêu thụ một cách dễ dàng và không làm tăng

việc làm trong nước Quan trọng hơn, chiến lược này là đã không những không làm cho Thái Lan độc lập tự chủ về kinh tế mà còn làm cho sản xuất trong nước có nguy cơ tụt hậu,thương mại bị đình đốn do không phát triển được thị trường,hàng húa kém cạnh tranh do chi phí cao và không tìm được thị trường tiêu thụ.Trong khi đó các nước Hàn Quốc,Đài Loan, Hồng Kông,Singapore với chiến lược hướng ra xuất khẩu đã thu được những thành tựu to lớn.Điều đó đã trở thành động lực để chính phủ Thái Lan thay đổi chính sách

2.1.2.2 Mô hình chính sách

Nhằm khắc phục tình trạng trên, tháng 10/1972 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

5 năm lần thứ ba được ban hành Thái Lan chuyển đổi từ công nghiệp hóa theo hướng

thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

Trang 13

Tình hình thế giới giai đoạn này đã có dấu hiệu khả quan hơn đối với Thái Lan Đây là giai đoạn có mức cạnh tranh quốc tế không đến nỗi gay gắt nên việc tiếp nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các nước tư bản sang Thái Lan và các nước đang phát triển khác tương đối dễ dàng Đây cũng là thời điểm chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường quốc là Liên Xô và Mỹ đang ở đỉnh cao nên viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ

và các nước phương Tây khác cho Thái Lan cũng như việc mở cửa thị trường phương Tây cho hàng hóa Thái Lan khá rộng rãi, từ đó tạo điều kiện cho chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan phát triển thuận lợi

Tuy nhiên giai đoạn này cũng gặp một số khó khăn, chi phí cho năng lượng tăng cao do giá dầu mỏ thế giới tăng, nguồn thu thì giảm sút, đặc biệt sau khi Mỹ quyết định chấm dứt các hoạt động quân sự tại Đông Dương và rút quân khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia(1973) và sau đó là rút một phần quân đội Mỹ ra khỏi căn cứ quân sự tại Thái Lan(1976) Những năm trước đó, nền kinh tế Thái lan phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ Dưới danh nghĩa giúp đỡ Thái Lan, các nhà đầu tư của Mỹ bỏ vốn vào nền kinh tế Thái Lan

và sử dụng những lợi thế tương đối của nước này về đất đai, tài nguyên nhiệt đới, về nhân công và thị trường

Do mất đi những nguồn thu lớn liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương nên công nghiệp xây cất khách sạn và dịch vụ du lịch bị đình đốn khiến cho hàng vạn công nhân mất việc, dẫn tới đội ngũ thất nghiệp ở Thái Lan lên tới 1 triệu người vào năm 1975 Viện trợ kinh tế Mỹ đã giảm nhiều từ sau năm 1975 Tất cả những điều trên này đã làm thâm hụt cán cân thanh toán trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Thái Lan phải đương đầu

Như vậy, việc lựa chọn con đường công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan là một lựa chọn mang tính cấp thiết khi mà chiến lược thay thế nhập khẩu đã không còn phù hợp

2.1.2.3.Chính sách mặt hàng

Trang 14

Thời kỳ này Thái Lan tập trung vào công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng, còn công nghiệp nặng phải đầu tư có chọn lọc, chủ yếu tập trung vào công nghiệp dầu khí., trong đó đặc biệt tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu, lấy ngoại thương làm động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh đó kế hoạch 5 năm lần thứ 5 thực hiện trong thời kỳ này (1981-1986), Chính phủ Thái Lan còn đặt nặng mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đó như mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế

2.1.2.4 Chính sách thị trường

Các thị trường Thái Lan xuất khẩu chính là ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EU…

2.1.2.5 Công cụ, biện pháp

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp

• Ưu tiên các khoản vay đối với ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu

• Ban hành đạo luật đẩy mạnh xuất khẩu thông qua năm 1977 Theo đó, Thái Lan miễn thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, thuế kinh doanh đối với các mặt hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị nguyên liệu thô

Phát triển nông nghiệp và nông thôn

• Chính phủ đã lập Qũy phát triển nông thôn, đặc biệt tập trung vào những sản phẩm xuất khẩu

• Xây dựng các trung tâm công nghiệp ở các vùng nông thôn hẻo lánh, xây dựng nhiều nhà máy chế biến nông sản ở vùng nguyên liệu

• Khuyến khích chế biến nông sản xuất khẩu và những mặt hàng truyền thống mà Thái Lan có thế mạnh

Công cụ chính sách hỗ trợ

Để giải quyết vấn đề bội chi ngân sách, Chính phủ Thái Lan thực hiện “chính sách tài chính thận trọng” Theo đó, Chính phủ chủ trương giảm chi tiêu vào việc xây dựng các

Trang 15

công sở mà tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng dân cư, dựa vào vốn vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách chứ không đi vay hoặc phát hành tiền.

• Cải cách toàn diện cơ chế và hệ thống xuất-nhập khẩu của đất nước

• Thực hiện chính sách nhằm tiến tới tự do hóa về tài chính, thương mại và đầu tư

• Giảm bớt hàng rào thuế quan và phi thuế quan

2.1.2.6.Thành tựu

Với nhiều nỗ lực, nền kinh tế Thái Lan đã phát triển khá tốt trong giai đoạn này:

 Nếu năm 1983 nhập siêu là 90,1 tỷ Baht thì đến năm 1986 chỉ còn 8 tỷ Baht (nếu tính theo đồng USD thậm chí năm 1986 còn xuất siêu là 387 triệu USD)

 Năm 1990, kinh tế Thái Lan coi như được phục hồi hoàn toàn; cơ cấu kinh tế đã thay đổi; nông nghiệp chỉ còn chiếm 17% GDP; đời sống người nông dân được cải thiện

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 1987 - 1990 là trên 10% và gần 8% thời

1991 - 1995; xuất khẩu thời kỳ này tăng bình quân 20% năm Năm 1996, tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan đã đạt khoảng 59 tỷ USD, tức gấp 9 lần so với năm 1986 Đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan bình quân đạt 2 tỷ USD mỗi năm

2.1.3 Giai đoạn 1997-nay

Sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ 7/1997, nền kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng: mức tăng GDP năm 1998 là -10,5%, nợ nước ngoài khoảng

87 tỷ USD, thất nghiệp gia tăng(tới tháng 3/1998 là 2,8 triệu người) Cuộc khủng hoảng

đã giúp Thái Lan nhận ra một điều rằng nếu không có một chính sách thương mại đúng đắn với những điều chỉnh cho phù hợp với những tình hình biến đổi thì Thái Lan khó mà duy trì được thế mạnh xuất khẩu của mình

2.1.3.1 Mô hình chính sách

Chính phủ Thái Lan đã vạch rõ những chính sách phát triển thương mại quốc tế sau khủng hoảng, theo đó Thái Lan triệt để tận dụng cơ hội để trở thành một trong năm nước châu Á đóng vai trò nổi bật trên thương trường quốc tế với những yếu tố tích cực

Trang 16

sẵn có Thái Lan thực hiện mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa đẩy mạnh xuất khẩu tuy nhiên có điều chỉnh phù hợp tùy theo hoàn cảnh kinh tế toàn cầu.

2.1.3.2 Chính sách mặt hàng

Chính phủ xác định đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ nhưng không bỏ quên việc phát triển bền vững tiềm năng nông nghiệp bằng cách tiếp tục nâng cao vị thế của những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như: dệt may, hàng nông sản, thực phẩm đông lạnh, đá quý,

2.1.3.3 Chính sách thị trường

Bên cạnh các đối tác truyền thống là các nước công nghiệp phát triển, Thái Lan đặc biệt chú trọng tới thị trường các nước đang phát triển thuộc các khu vực như: ASEAN, Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc…, trong đó các nước thuộc khu vực ASEAN và Mỹ Latinh được Thái Lan đặc biệt quan tâm

2.1.3.4 Công cụ và biện pháp.

Thứ nhất , ban hành các chính sách tác động lên hoạt động thương mại quốc tế theo

hướng thúc đẩy xuất khẩu chính phủ Thái Lan chủ trương một mặt giảm nhập khẩu, mặt khác tăng cường xuất khẩu dịch vụ, tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, tiếp tục tự do hóa để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Các chính sách cơ bản tác động lên hoạt động thương mại quốc tế của Thái Lan như:

• Điều chỉnh định hướng xuất khẩu: Bên cạnh các đối tác truyền thống là các nước phát triển, Thái Lan chú trọng tới các nước phát triển như: ASEAN, Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc… Để hỗ trợ xuất khẩu sang các thị trường mới Thái Lan áp dụng các biện pháp: hỗ trợ một phần lãi xuất tiền vay trong vòng 5 năm đối với các nhà xuất khẩu sang thị trường mới…

Trang 17

• Điều chỉnh cơ cấu thương mại quốc tế: đề cao vai trò khu vực dịch vụ (hiện nay là 50% GDP) 5 ngành dịch vụ ưu tiên xuất khẩu là: món ăn Thái, văn hóa phẩm, khu giải trí và sân gôn, mỹ viện, chăm sóc sức khỏe và y tế.

• Điều chỉnh cơ cấu tổ chức ngoại thương: chủ trương điều chỉnh cơ cấu tổ chức, phân định rõ chức năng, vai trò của các trung tâm và văn phòng đại diện ở nước ngoài Các trung tâm có nhiệm vụ là theo dõi thị trường và những vấn đề liên quan đến thương mại các văn phòng thương mại có nhiệm vụ triển khai các chính sách thương mại, đồng thời báo cáo các phương án nảy sinh và vấn đề giải quyết

Thứ hai , tăng cường tự do hóa thương mại và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm hội

nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Thái Lan đẩy nhanh việc kí kết các hiệp định về

tự do hóa thương mại đa phương, và các hiệp định song phương Chính phủ tiến hành nhiều biện pháp giảm thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm lãi suất tín dụng

để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước

Ở cấp độ khu vực và trong khuôn khổ AFTA, Thái Lan là nước tích cực cổ vũ cho việc đảm bảo tiến trình AFTA được thực hiện đúng hạn Về thuế quan, Thái Lan đã công bố giảm thuế suất đối với 542 mặt hàng công nghiệp vào giữa năm 2000 từ mức 5%-20% xuống còn 0%-10%.Về rào cản thương mại phi thuế quan, Thái Lan chỉ áp dụng các biện pháp phi thuế quan khi cần thiết để bảo vệ lợi ích trong nước và chỉ điều chỉnh theo các yêu cầu của WTO

Việc hỗ trợ các ngành sản xuất thực hiện một cách có chọn lọc Đối với ngành xuất khẩu truyền thống như dệt may, hàng nông sản, đá quý… chính phủ tiếp tục hỗ trợ

về vốn, công nghệ cho việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và sức cạnh tranh; giảm thuế nhập khẩu máy móc, nguyên liệu Thái Lan còn tăng cường xúc tiến việc tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu mới bằng việc chuyển mạnh sang các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao

2.1.3.5 Thành tựu.

Trang 18

Thái Lan đứng thứ 23 trong lĩnh vực xuất khẩu trên nền kinh tế thế giớivà là nền kinh tế phức tạp đứng thứ 29 dựa trên mục lục Kinh Tế Phức Tạp

Cán cân thương mại của Thái Lan có những cải thiện đáng kể trong những năm qua Giai đoạn tự 1991-2000, cán cân thương mại của Thái Lan luôn thâm hụt, thậm chí năm 1996, cán cân thương mại thâm hụt hơn 90 tỷ USD Tuy nhiên những năm gần đây

đã có những thay đổi tích cực Thâm hụt cán cân thương mại giảm xuống Thậm chí, nhiều năm còn thặng dư cán cân thương mại Trong năm 2014, đã có một thâm hụt thương mại nhỏ ghi lại khoảng 380 triệu USD Trong năm 2015, cán cân thương mại đã tích cực khoảng 11,72 tỷ USD

Trang 19

(Nguồn: http://www.thaiwebsites.com/imports-exports.asp)

Trang 20

(Nguồn: http://www.thaiwebsites.com/imports-exports.asp)

Các thị trường lớn xuất khẩu của Thái Lan đó là ASEAN ( 55,154 triệu USD), Trung Quốc ( 23,472 triệu USD), Mỹ ( 24,058 triệu USD)… ngoài ra còn nhiều các thị trường khác như Nhật Bản, Hồng Kong, EU…

Trang 21

Biểu đồ: Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Thái Lan

(Nguồn: http://www.thaiwebsites.com/imports-exports.asp)

Cán cân thương mại của Thái Lan với các thị trường xuất khẩu chính đa số dương, chỉ có cán cân thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản thâm hụt

2.1.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thứ nhất trong quá trình phát triển kinh tế Thái Lan luôn có chính sách ngọai giao đa

phương và mềm dẻo Là một nước chưa bao giờ bị các nước đế quốc xâm chiếm làm thuộc địa, Thái Lan đã sớm ký kết những hiệp định thương mại với các cường quốc như:

Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức Và đến năm 1958, thủ tướng

Trang 22

đương nhiệm lúc bấy giờ là Sarit Thanarat đã đưa ra chính sách dựa vào Mỹ Chính nhờ quyết định này mà sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ đã đầu tư rất nhiều cả về kinh

tế lẫn chính trị vào Thái Lan

Thứ hai , song song với việc thực hiện các chính sách, Thái Lan cũng luôn coi trọng sự

ổn định kinh tế vĩ mô như duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, đồng Bath được cố định theo đồng đô la Mỹ cùng với tỷ lệ lạm phát thấp (5% trong vòng nhiều năm kể từ năm 1980)

Thứ ba , chính phủ Thái Lan cũng giành phần lớn vốn viện trợ ODA và vốn vay cho phát

triển cơ sở hạ tầng Đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa trong dài hạn góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện đời sống nhân dân

Thứ tư , trong thời gian này vai trò của Nhà nước trong quản lý phát triển kinh tế vẫn

luôn được coi trọng Chính phủ Thái Lan đã đề ra việc thực hiện 9 kế hoạch 5 năm, ban hành kịp thời các bộ luật để quản lý, kiểm tra và sửa chữa mọi hoạt động trong nền kinh tế

Thứ năm , Chính phủ Thái Lan cũng hết sức mềm dẻo linh hoạt trong triển khai chính

sách kinh tế trong từng giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu Trong những năm 70, với mục tiêu tận dụng lợi thế giá nhân công và nguyên liệu rẻ, Thái Lan tập trung vào sản xuất và chế biến hàng nông sản, dệt may, da giày, Đây là các ngành công nghiệp nhẹ, đòi hỏi ít vốn, nhiều lao động thủ công rất phù hợp với tình hình kinh

tế Thái Lan lúc bấy giờ Còn trong những năm 80, khi lợi thế giá nhân công và nguyên liệu không còn nữa Thái Lan lại chuyển sang đầu tư cho ngành lắp ráp đòi hỏi nhiều vốn hơn, trình độ tay nghề cũng cao hơn Bước sang những năm 90, những ngành chế tạo có giá trị cao như điện tử viễn thông, máy vi tính, thiết bị điện, lại là những ngành đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước này

Thứ sáu , một bài học tiêu biểu khác mà Việt Nam có thể học hỏi của Thái Lan đó là

nước này luôn tăng cường mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI

Thứ bảy , Chính phủ Thái Lan luôn coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực phát triển,

đóng góp một phần quan trọng đáng kể trong sự phát triển của nền kinh tế nhờ đó nền

Trang 23

2.1.5 Những thách thức của Thái Lan trong quá trình thực hiện chính sách

Để có được sự tăng trưởng, Thái Lan đã phải trả một cái giá khá đắt về môi trường cùng với sự bành trướng của tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng xã hội hay khoảng cách giàu nghèo

Sự phát triển giữa các vùng miền có sự mất cân đổi, trong khi một số thành phố lớn như Bangkok, ChiengMai rất sầm uất phát triển thì các tình phía nam còn hết sức lạc hậu

Mặt khác, do sự khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu nên dẫn tới sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (nông nghiệp phát triển mạnh đặc biệt là lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới trong khi công nghiệp nặng lại không phát triển lắm)

Ngoài ra, chất lượng giáo dục của Thái Lan vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển trong vùng như Hàn Quốc, Malaysia

2.2.CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN

2.2.1.Giai đoạn trước năm 1997

Trang 24

và xa hơn nữa trong bối cảnh thỏa thuận thương mại khu vực, trong niềm tin tự do hóa

sẽ hỗ trợ phục hồi kinh tế

 Ủng hộ nói chung ( "tối huệ quốc") cắt giảm thuế quan tại các thị trường xuất khẩu của mình qua ưu đãi (Hệ thống ưu đãi tổng quát - GSP) chương trình vì một số trong những

ưu tiên được rút ra khi một quốc gia trở nên phát triển hơn hoặc sản phẩm được hưởng

ưu đãi có được một phần đủ của thị trường Quan điểm của chính phủ Thái Lan là sự rút lui của các sở thích cuối cùng phá vỡ xuất khẩu của Thái Lan

 Mở ra các lĩnh vực tài chính cho đầu tư nước ngoài

đó đến nền kinh tế cả nước, chứ không phải chỉ một vùng miền nào đó

• Ngoài ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp, Thái Lan còn giảm thuế cho những dự án ở vùng sâu, vùng xa và những dự án trong khu công nghiệp Theo đó, Bangkok và 6 tỉnh phụ cận được gọi là Vùng 1, tiếp đến là các tỉnh Vùng 2 và 3 (càng xa Bangkok thì mức

độ ưu đãi càng lớn)

Thứ hai, ư u đãi về đầu tư :

Nước này đã khá hào phóng cho các dự án đầu tư lớn hay đầu tư vào vùng kinh tế khó khăn Tuy nhiên các ưu đãi này tỏ ra kém hiệu quả do nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào các vùng miền có giao thông thuận tiện, trình độ dân trí đủ để cung cấp lực lượng lao động có tay nghề chứ không phải chỉ đầu tư để hưởng ưu đãi thuế

b Công cụ phi tài chính

Yếu tố pháp lý :Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính sách ưu đãi để cho dòng vốn

này phát huy được lợi thế Ngay từ giai đoạn 1959-1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu Quốc gia này đã có chủ trương giảm

Ngày đăng: 19/06/2016, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w