Sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc trong điều hành chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ và thực tế Việt Nam. Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.
Trang 1trong điều hành chính sách tiền tệ của Cục
dự trữ liên bang Mỹ và thực tế Việt Nam
Trang 2MỤC LỤC
I T ng quan v C c d tr liên bang Mỹ FED ổng quan về Cục dự trữ liên bang Mỹ FED ề Cục dự trữ liên bang Mỹ FED ục dự trữ liên bang Mỹ FED ự trữ liên bang Mỹ FED ữ liên bang Mỹ FED 3
1 FED là gì ? 3
2 Nhi m v c a FED ệm vụ của FED ụ của FED ủa FED 3
3 Chính sách ti n t c a Fed trong nh ng năm g n ền tệ của Fed trong những năm gần ệm vụ của FED ủa FED ững năm gần ần đây 4
II Chính sách ti n t c a FED : ề Cục dự trữ liên bang Mỹ FED ệ của FED : ủa FED : 5
1 D tr b t bu c : ự trữ bắt buộc : ững năm gần ắt buộc : ộc : 5
1.1 Công c d tr b t bu c c a FED : ụ của FED ự trữ bắt buộc : ững năm gần ắt buộc : ộc : ủa FED 6
1.2 Th c tr ng s d ng công c d tr b t bu c ự trữ bắt buộc : ạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc ử dụng công cụ dự trữ bắt buộc ụ của FED ụ của FED ự trữ bắt buộc : ững năm gần ắt buộc : ộc : trong nh ng năm g n đây c a Mỹ ững năm gần ần ủa FED 6
1.3 Liên h Vi t Nam : ệm vụ của FED ệm vụ của FED 9
2.Tái c p v n : ấp vốn : ốn : 10
2.1 Công c lãi su t chi t kh u : ụ của FED ấp vốn : ết khấu : ấp vốn : 11
2.2 Công c lãi su t quỹ d tr liên bang Mỹ : ụ của FED ấp vốn : ự trữ bắt buộc : ững năm gần .11
2.3 M t s ho t đ ng liên quan t i tái c p v n c a ộc : ốn : ạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc ộc : ới tái cấp vốn của ấp vốn : ốn : ủa FED FED trong th i kì kh ng ho ng 2008 ời kì khủng hoảng 2008 ủa FED ảng 2008 12
2.3 Liên h Vi t Nam : ệm vụ của FED ệm vụ của FED 14
3 Nghi p v th tr ệm vụ của FED ụ của FED ị trường mở : ười kì khủng hoảng 2008 ng m : ở : 15
3.1 Khái ni m nghi p v th tr ệm vụ của FED ệm vụ của FED ụ của FED ị trường mở : ười kì khủng hoảng 2008 ng m : ở : 15
3.2 Nghi p v th tr ệm vụ của FED ụ của FED ị trường mở : ười kì khủng hoảng 2008 ng m c a FED ở : ủa FED 16
3.3 Th c tr ng ho t đ ng th tr ự trữ bắt buộc : ạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc ạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc ộc : ị trường mở : ười kì khủng hoảng 2008 ng m c a FED ở : ủa FED c a nh ng năm g n đây ủa FED ững năm gần ần .19
3.4.Th c ti n Vi t Nam ự trữ bắt buộc : ễn ở Việt Nam ở : ệm vụ của FED 22
Trang 3I Tổng quan về Cục dự trữ liên bang Mỹ FED
1 FED là gì ?
Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ
2 Nhiệm vụ của FED
FED có một số nhiệm vụ chính như:
-Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổnđịnh và lãi suất tương đối thấp
-Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn đểgửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân
Trang 4-Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngânhàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, pháthành tiền
-Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tếcác bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáodục và qua website
3 Chính sách tiền tệ của Fed trong những năm gần đây
Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) là một công cụ tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương (NHTW) sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, thậm chí lâm vào thời kỳ suy thoái trong một thời gian dài,
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm lãi suất ngắn hạn để đẩy mạnh cho vay vàchi tiêu Tuy nhiên, khi FED đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất ở mức gần 0% và không thể đi xa hơn được nữa, NHTW sẽ sử dụng các gói QE
Cụ thể, FED có thể mua vào các tài sản dài hạn như trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) từ các ngân hàng
thương mại và các định chế tài chính khác Hơn 4.400 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống, khuyến khích cho vay và chi tiêu.Tháng 11/2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang trong giai đoạn căng thẳng nhất, FED đã hạ lãi suất đồng Đô la Mỹ xuống từ 0-0,25% đồng thời tung gói QE 1 khoảng 1700 tỷ USD kéo dài đến tháng 03/2010 để mua trái phiếu chính phủ và các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo (MBS) Tuy nhiên, kinh tế Mỹ chỉ phục hồi một thời gian ngắn sau đó lại bắt đầu yếu đi Do đó, từ tháng 11/2010 đếnhết tháng 6/2011, FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương
trình QE2 để mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 2 - 10 năm
Tháng 9/2011, để “giải cứu” và tiếp tục kích thích nền kinh tế Mỹ, FED đã triểnkhai chương trình “Operation Twist” - QE 2.5, bao gồm hai gói có trị giá 400 tỷ USD và 267 tỷ USD Nội dung chính của chương trình này là hoán đổi trái phiếu
mà cụ thể là bán trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn (đáo hạn dưới 3 năm) và mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài (đáo hạn từ 6-30 năm) Như vậy, khác với QE thông thường, với chương trình này FED không làm tăng cung tiền và mở rộng bảng cân đối tài sản của mình mà chỉ thay đổi các thành phần trong bảng cân đối sử dụng nguồn vốn có sẵn
QE3 (Tháng 09/2012 – 11/2014) là gói chính sách tiền tệ mà FED đưa ra tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp nhất để doanh nghiệp Mỹ phát triển, phục hồi kinh tế Trước tiên FED cam kết sẽ tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất là cho đến giữa năm 2015; đồng thời, FED sẽ tiến hành mua số lượng MBS trị giá 40 tỉ đôla mỗi tháng bằng cách phát hành tiền và mua lại tài sản của các ngân hàng Không giống như gói QE1 và QE2, điểm khác biệt của gói QE 3 là
Trang 5không giới hạn thời gian và quy mô gói cứu trợ Như vậy, một chương trình mua trái phiếu đã trở thành lời cam kết cho những hành động của FED trong tương lai FED không mua vào một lượng tài sản cố định và mong đợi sau đó nền kinh tế sẽ hồi phục FED tuyên bố sẽ tiếp tục mua cho đến khi nền kinh tế tốt lên và thị trường lao động được cải thiện rõ rệt
Fed tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ sau một đợt phục hồi kéo dài và không đồng đều từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế sâu Các quan chức FED bây giờ nhìn nhận nền kinh tế Mỹ đã có đủ tăng trưởng để đảm bảo có thể từ từ hủy bỏ chính sách nới lỏng Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm một nửa còn 5% hồi tháng 11/2015 gần chạm mức mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp trung bình khoảng4.9% Lạm phát vẫn còn dưới mức mục tiêu là 2% mà FED đặt ra, nhưng các quanchức tin rằng lạm phát sẽ tăng trong năm 2016 khi thị trường việc làm cải thiệnSau khi cuộc họp chính sách 2 ngày kết thúc vào ngày 17/12/2015, Fed quyết định nâng lãi suất thêm 0.25% , từ 0%-0.25% lên 0.25%-0.5% với tỷ lệ 10 phiếu thuận và 0 phiếu chống, chấm dứt 7 năm áp dụng mức lãi suất gần 0%
Đồng thời, các quan chức FOMC cũng nói rõ trong tài liệu sau cuộc họp rằng Fed sẽ nâng lãi suất với tốc độ từ từ và phụ thuộc vào chất lượng của các số liệu kinh tế Bốn đợt tăng mỗi đợt 0,25% trong năm 2016, bốn đợt tương tự trong năm
2017, và ba hoặc bốn đợt nữa như vậy trong năm 2018
Nhận định này dựa trên các dự báo mới về mục tiêu mà các quan chức FED đặt
ra cho lãi suất tham chiếu của họ trong thời gian tới – lên mức 1,375% vào cuối năm 2016, 2,375% vào cuối năm 2017 và 3,25% vào cuối năm 2018
II Chính sách tiền tệ của FED :
Để thực hiện chính sách tiền tệ theo các mục tiêu đã xác định trong từng thời
kỳ, NHTW sử dụng một số công cụ chính sách tiền tệ nhằm tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất (chi phí) vay vốn Công cụ chính sách tiền tệ
là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm tác động trực tiếp tới các mục tiêu hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu trung gian, từ đó đạt được các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
1 Dự trữ bắt buộc :
Vào những năm 30 của thế kỷ 20, sau những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) dần được sử dụng phổ biến ở các nước khác Và lúc này, người ta nhìn nhận dự trữ bắt buộc trong một vai trò khác - dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTƯ các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế DTBB làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với quá trình cung ứng tiền Thông qua việc thay đổi tỷ lệ DTBB, NHTƯ có thể tác động vào
Trang 6nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng
1.1 Công cụ dự trữ bắt buộc của FED :
-Tại Hoa Kỳ , dự trữ bắt buộc ( hoặc tỷ lệ thanh khoản ) là một giá trị tối thiểu , được thiết lập bởi Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang
FED ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ % số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng giữ lại hoặc gửi tại FED để duy trì hoạt động như chi trả cho khách hàng và các chi phí thường ngày Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của cácngân hàng Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của FED để đảm bảo tỷ lệ dự trữ
- Đối tượng thực hiện : Dự trữ bắt buộc được áp dụng đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm, tiết kiệm và cho vay, công đoàn tín dụng, chi nhánh Mỹ
và các cơ quan của các ngân hàng nước ngoài, công ty Edge, và các tập đoàn thỏa thuận
1.2 Thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong những năm gần đây của Mỹ
Trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2011 đến nay :
-Năm 2011
Ngày 12/1/2011 , Cục dự trữ liên bang Mĩ đã đề xuất ra những qui định mới về vốn và tính thanh khoản đối với ngân hàng lớn nhất nước Mĩ đê đảm bảo trụ vững trước cuộc khủng hoảng có thể xảy đến trong tương lai Fed cho biết các qui định
về vốn và tính thanh khoản đối với các đại gia ngân hàng phố Wall sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: dựa vào các chính sách Fed đã công bố, theo đó các ngân hàng có tổng tài sản trên 50 tỷ USD sẽ phải duy trì lượng tiền mặt tối thiểu tương đương 5% giá trị tài sản của mình nhằm đối phó với các khoản nợ xấu Ngoài mức bắt buộc trên các đại gia có tài sản từ 500 tỷ USD trở lên cũng phải trích riêng 10% giá trị các khoản cho vay và hợp đồng giao dịch với nhau
Fed cũng thông qua qui định đối với các ngân hàng có tài sản dưới 10 tỷ USD Theo đó các ngân hàng này sẽ phải trải qua 1 cuộc sát hạch về khả năng sẵn sàng ứng phó với cuộc suy thoái kinh tế mới
Giai đoạn 2: các ngân hàng sẽ phải tuân thủ những qui định chặt chẽ theo thỏa thuận quốc tế Basel III về mức dự trữ tiền mặt tối thiểu, dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2019 Ngoài ra, các nhà băng cũng phải nâng tỷ lệ vốn cấp I dựa trên rủi ro lên thành 7% Riêng yêu cầu về tính thanh khoản, Fed đang chờ Ủy ban giám sát Basel bổ sung những khuyến nghị về vấn đề này trước khi đưa ra những yêu cầu
cụ thể với ngân hàng Mỹ
Trang 7Đối tượng áp dụng: 31 ngân hàng trong đó có những ngân hàng siêu lớn như: JP morgan Chase, Bank of America và CitiBank với khối tài sản trên 50 tỷ USD Mục đích: giúp các ngân hàng có đủ nguồn lực tài chính cần thiết, tránh cuộc sụp
đổ của thị trường chứng khoán tương tự năm 2008 và sự sụt giảm lớn trong hoạt động kinh tế toàn cầu bao gồm cả tỷ lệ thất nghiệp 13%
-Năm 2012:
0- 11.5 triệu USD là 0%
11.5 -71 triệu USD là 3%
Trên 71 triệu USD là 10%
Hiệu quả của đợt dự trữ thấp cho các tài khoản giao dịch ròng sẽ tăng từ $ 71,0 triệu đến 79.500.000 $ Miễn dự trữ bắt buộc sẽ tăng từ 11.500.000 $ để $
12.400.000 Những hành động này sẽ làm giảm tổng dự trữ bắt buộc ước tính khoảng $ 971,000,000
-Năm 2013:
Cục dự trữ liên bang đã ban hành các ngưỡng dự trữ bắt buộc hàng năm cho các tổchức lưu ký trong năm 2013 Các ngân hàng phải dành một phần nhất định giao dịch ròng chiếm - chủ yếu là kiểm tra tài khoản , dự trữ Không có nhiều thay đổi
so với năm trước
Năm 2013 là năm đầu tiên mà số dư tiền là 12.400.000 $ trong tài khoản giao dịch ròng sẽ được miễn yêu cầu dự trữ Đợt dự trữ thấp , trong đó bao gồm giao dịch ròng chiếm hơn 12,4 triệu USD và lên đến 79.500.000 $ sẽ phải chịu một tỷ lệ dự trữ 3 phần trăm Cụ thể như sau:
Trang 8Hiệu quả của việc nâng đợt dự trữ thấp cho các tài khoản giao dịch ròng sẽ tăng từ
$ 71,0 triệu đến 79.500.000 $ Miễn dự trữ bắt buộc sẽ tăng từ 11.500.000 $ để $ 12.400.000 Những hành động này sẽ làm giảm tổng dự trữ bắt buộc ước tính khoảng $ 971,000,000
Cho đến hiện tại (19/1/2017)
FED đã nâng thêm mức DTBB đối với các ngân hàng như sau :
Từ năm 2008 đến 2017, FED đã liên tiếp tăng khối tiền dữ trữ bắt buộc, cụ thể nhưtheo bảng
Trang 9Những qui định của Fed đã vấp phải sự phản đối của hầu hết các ngân hàng tại
Mỹ Họ cho rằng việc duy trì 1 lượng tiền mặt quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năngcho vay Tuy nhiên Fed cho rằng những lợi ích xã hội từ một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ sẽ lớn hơn nhiều so với những lợi ích từ những khoản tín dụng ngắn hạn.Các chuyên gia của thị trường Wall Street nhận định rằng đây là một qui định khá chặt chẽ Trong đó gia tăng vốn dự trữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính phái sinh cũng như lợi nhuận thu được ngoàihoạt động cho vay của các ngân hàng Tuy nhiên việc tăng dự trữ bắt buộc là bước đi quan trọng để hệ thống ngân hàng an toàn hơn Và việc áp dụng qui tắc vốn trong khuôn khổ quốc tế Basel III đã xử lí các vấn đề quản lí rủi ro trong khu vực ngân hàng, giúp các ngân hàng tránh được cú sốc tài chính và khủng hoảng trong tương lai
1.3 Liên hệ Việt Nam :
Trang 10Dự trữ bắt buộc được NHNN sử dụng rất linh hoạt trong khoảng thời gian 2007 –
2010 để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng và kiềm chế lạm phát Trong
đó, giai đoạn 2007 – 2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc điều chỉnh khá mạnh tay (từ 5% lên 10% và 11% đầu năm 2008), đồng thời các thời gian tiếp theo điều chỉnh giảm linh hoạt và thận trọng để phù hợp với các mục tiêu của chinh sách tiền tệ
Tuy nhiên, sau 2011 cho đến nay, DTBB trở nên dần lãng quên trong các công cụ sách tiền tệ Nên chăng, NHNN cần xác định rõ hơn nữa vai trò quan trọng của công cụ DTBB và khai thác một cách thận trọng để nâng cao hiệu quả điều hành CSTT
Nguồn Sbv.gov.vn
2.Tái cấp vốn :
Tại NHTW Mỹ, việc thực hiện hoạt động tái cấp vốn chỉ sử dụng hình thức tái cấpvốn qua cửa sổ chiết khấu
Trang 11Về chính sách tiền tệ của FED, về cơ bản FED đang điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng là Lãi suất chiết khấu ( Discount Rate ) và Lãi suất quỹ dự trữ liên bang ( Federal Funds Rate )
2.1 Công cụ lãi suất chiết khấu :
Lãi suất chiết khấu của FED chính là lãi suất cho các trung gian tài chính NHTM vay để thực hiện nhu cầu thanh khoản, nhu cầu chi trả
Về nguyên tắc , lãi suất liên ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu, vì nếu không, các NHTM, các tổ chức tín dụng sẽ không vay liên ngân hàng
mà sẽ vay từ FED để hưởng lãi suất chiết khấu thấp
Có 3 mức lãi suất chiết khấu áp dụng cho 3 loại cho vay khác nhau là tín dụng chính ( Primary Credit ), tín dụng mở rộng ( Secondary Credit ), tín dụng thời vụ ( Seasonal Credit )
-Cục dự trữ liên bang còn ấn định tỷ lệ chiếc khấu ,lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ FED Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại FED từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của Fed Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ FED mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay
2.2 Công cụ lãi suất quỹ dự trữ liên bang Mỹ :
Bắt đầu được sử dụng từ những năm 20 của thế kỷ XX
Được hình thành từ lượng tiền dự trữ bắt buộc của tất cả các trung gian tài chính nhận tiền gửi tại FED
Thực chất là lãi suất mục tiêu để FED thực hiện trên thị trường mở nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố FFR là lãi suất thấp nhất mà các trung gian nhận tiền gửi có thể vay để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc => Đây là công cụ chính sách tiền tệ chủ yếu mà FED sử dụng
Trang 12Lãi suất FFR và Lãi suất chiết khấu của Hoa Kỳ từ 2007-2011 thể hiện chính sách lãi suất của Fed đối với nền kinh tế trước và sau khi gặp khủng hoảng.
Mối quan hệ giữa FFR với các lãi suất điều hành chính tại NHTW các nước Nhật, Euro, Anh FFR có độ nhạy khá cao so với các loại lãi suất khác
2.3 Một số hoạt động liên quan tới tái cấp vốn của FED trong thời kì khủng hoảng 2008
Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, FED đã có những biện pháp rất mạnh mẽ để giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng
Hành động đầu tiên mạnh tay nhất của FED là mua lại các khoản nợ xấu trị giá
1450 tỷ USD chứng khoán thế chấp và giấy tờ nợ, do 3 ngân hàng Fannie Mae, Frieddie Mae, Ginnie Mae phát hành, mua lại 300 tỷ USD trái phiếu chính phủ Hành động này giúp các ngân hàng tăng tính thanh khoản và đi vào hoạt động.-Ngoài ra FED còn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ
Bằng cách hạ lãi suất chiết khấu
Lãi suất cho các ngân hàng vay : 1,25% - 0,5% / năm
Mức dự trữ của ngân hàng thương mại : 1% - 0,5% / năm
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo dài từ 2008 đến nay đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào trì trệ kéo dài, khiến FED phải liên tiếp hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0 -0,25% / năm và liên tục tung ra các gói QE – nới lỏng định lượng khổng lồ để giải cứu nền kinh tế
Trang 13Lãi suất FFR từ 2000 - 2013