1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chính sách kinh tế - khoa hocj của Thái Lan đối với Mỹ

65 569 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thái Lan là một quốc gia nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương và phía Bắc bán đảo Malắcca, giáp với Mianma, Lào, Campuchia, Malaixia, Vịnh Thái Lan và biển Anđaman. Nhà nước Thái Lan hình thành từ thế kỷ XIII-XIV, đến đầu thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Thái Lan đã bắt đầu phát triển. Đầu thế kỷ XIX, Thái Lan trở thành đối tượng xâm lược của nhiều nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ… Nhiều hiệp ước bất bình đẳng được ký kết với các nước đế quốc phương Tây. Những điều khoản trong đó đã tạo điều kiện “mở cửa” cho tư bản nước ngoài thâm nhập vào Thái Lan và có những tác động quan trọng đến tình hình chớnh trị, kinh tế, xã hội, đưa Vương quốc Thái Lan bước lên vũ đài quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước tư bản châu Âu và các nước khác. Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luụn cú chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đó kớ Hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đó kớ Hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Miến Điện. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình. Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia liên bang. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ mở rộng ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, hất cẳng Anh, Pháp ở khu vực…Chớnh phủ mới của Thái Lan đã thi hành chính sách ngoại giao thân Mỹ, ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Lan ngày càng tăng. Vậy, nguyên nhân, cơ sở để Thái Lan thực hiện chính sách thân Mỹ như thế nào? Và quá trình cũng như những nội dung chính trong chính sách thân Mỹ của Thái Lan đối với Mỹ ra sao? Với những tìm tòi của mình, đề tài mong muốn giải đáp được các câu hỏi đó; mong muốn sẽ hoàn thiện hơn kiến thức lịch sử của mình trong giai đoạn cận hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Trước hết ta thấy rằng đây không phải là một vấn đề mới, nhưng lại là một vấn đề điển hình trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á. Song cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập đến một vấn đề tổng hợp cụ thể Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn về chính sách của Thái Lan đối với Mỹ trên nhiều lĩnh vực và tác động của nó mà chỉ mới đề cập trong các đề tài nghiên cứu ở phạm vi lớn hơn. Dưới đây chúng tôi xin được điểm qua về lịch sử nghiên cứu của vấn đề. Các sử gia nước ngoài từ lâu đã rất quan tâm đến tình hình Thái Lan. Trong giai đoạn xảy ra của vấn đề (thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai) đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị Đông Nam Á, trong đó đề cập khá kỹ tới vấn đề Thái Lan. Riêng với mối quan hệ giữa Thái Lan và Mỹ giai đoạn sau có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong cuốn “Đụng Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai” do G.A.Mac-tư-xê-va viết năm 1962 cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa Thái Lan và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tác giả đã phân tích rằng, cũng như ở các nước khác, việc bành trướng của chủ nghĩa đế quốc vào Thái Lan phần lớn thực hiện dưới hình thức “viện trợ”. “Về thực chất tất cả những hiệp ước có tính chất nô dịch mà Thái Lan buộc phải ký đều gọi là hiệp ước “viện trợ””. Trên cơ sở đó, G.A.Mac-tư-xê-va đó rỳt ra nguyên nhân tại sao Thái Lan buộc phải tham gia vào các cuộc chiến tranh xâm lược, cụ thể đầu tiên là chiến tranh xâm lược Triều tiên. Tất cả cũng vì sự phụ thuộc quá lớn vào Mỹ về mặt kinh tế và chính trị. Tác phẩm cũng đã đưa ra một số tư liệu, cũng như những nhận định về kết quả của việc thực thi chính sách thân Mỹ của chính phủ Thái Lan, trong đó có cả kết quả tích cực lẫn tiêu cực. Tác giả Epghờni Đờnixốp đã viết cuốn “Đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á” vào năm 1972. ễng đã nêu ra hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế của đường lối thân Mỹ của Thái Lan: “Cỏc chi phí quân sự lớn và sự quân phiệt hóa ở Thái Lan đã làm cho nước này hết sức nghèo nàn. Thậm chí các giới chính trị ở Mỹ cũng phải thú nhận rằng nền kinh tế Thái Lan bị suy yếu nghiêm trọng. Ngân sách nhà nước không đủ để bù đắp các khoản chi phí về nhu cầu quân sự ngày càng tăng trong điều kiện thỏa mãn hết sức ít những nhu cầu Xã hội”. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn Ở Việt Nam, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó cú một số bài viết về Thái Lan, mối quan hệ giữa Thái Lan và Mỹ, tác động của chính sách thân Mỹ của chính phủ nước này. Tiêu biểu vào năm 1959, trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tác giả Hoàng Thị Lịch cũng đó cú bài viết “Viện trợ Mỹ và Thái Lan”; tiếp sau đú cú bài “Kinh tế Thái Lan”. Các bài viết này cho chúng ta những tư liệu và cách nhìn thực tế về tình hình Thái Lan lúc bấy giờ, sự tác động của Mỹ đối với đất nước này. Ngoài ra, vào năm 1965, Huỳnh lứa cũng đã đưa ra một bài viết khá thuyết phục: “Thỏi Lan, thuộc địa kiểu mẫu của Mỹ” trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 55. Bài viết đã đưa ra những dẫn chứng cũng như cơ sở để nhận định rằng, thực chất, Thái Lan lúc này là một thuộc địa kiểu mẫu của Mỹ, trở thành tay sai thân cận của Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ cả về kinh tế lẫn chính trị. Trong thập kỷ gần đây, hai nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Oanh và Bùi Văn Ban cũng đó cú những đề tài, bài viết nghiên cứu về tình hình Thái Lan. Năm 1993, trong thông báo khoa học của các trường đại học, hai ụng đó cú bài viết “Quan hệ Mỹ - Thái Lan (1940 – 1989)”. Bài viết đã làm rõ được sự thật mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan, vị trí chiến lược của Thái Lan về mặt quân sự trong kế hoạch toàn cầu của Mỹ. Năm 1994, trong tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, hai nhà nghiên cứu này lại công bố bài viết: “Hoa Kỳ và bước phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Thái Lan thập kỷ 60”. Trong bài viết này, hai ụng đó làm nổi bật được sự ảnh hưởng của Mỹ đối với tình hình kinh tế Thái Lan trong thập kỷ 60. Thông qua đó giúp chúng ta có cách nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh tế Thái Lan sau khi thực hiện chính sách thân Mỹ. Cũng trong năm đấy, nhà nghiên cứu Bùi Văn Ban đó cú bài viết “Về mối quan hệ của Mỹ với chính phủ tự do ở Thái Lan 1946 - 1947” trong thông báo Khoa học, chuyên ngành sử - chính trị số 5.1996 của trường Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn ĐHSP Quy Nhơn. Đọc bài viết chúng ta có thể hình dung được thực chất về mối quan hệ chính trị giữa Mỹ và Thái Lan trong những năm đầu thực hiện chính sách thân Mỹ. Năm 1990 và năm 1994, nhà sử học Vũ Dương Ninh đã cho ra đời hai cuốn: “Vương quốc Thái Lan: Lịch sử và hiện tại”, và “Lịch sử Vương quốc Thái Lan”. Cả hai tác phẩm đã cùng đề cập tới tình hình Thái Lan sau Chiến tranh thế giới thứ hai, về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Thái Lan sau khi thực hiện đường lối thân Mỹ. Năm 1998, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã cho ra đời cuốn sách “Lịch sử Thái Lan” do Phạm Nguyên Long và Nguyễn Tương Lai đồng chủ biên. Trong sách cũng có đề cập tới chính sách thân Mỹ của Thái Lan, nguyên nhân và một số biểu hiện cũng như tác động của nó đối với Thái Lan. Cách đây không lâu, nhóm các giáo sư, tiến sĩ sử học đầu ngành như Lương Ninh. Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh… đã xuất bản cuốn “Lịch sử Đông Nam Á”. Cuốn sách không chỉ trình bày một cách chi tiết tình hình các nước Đông Nam Á từ khi khai lập cho đến nay mà còn đưa ra những đánh giá, nhìn nhận khách quan về những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Lịch sử Thái Lan được đặt trong bối cảnh chung của tình hình chính trị Đông Nam Á… Hiện nay vấn đề này cũng đang được nhiều nhà sử học nghiên cứu sâu hơn. Càng ngày càng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tiếp cận sâu hơn, hợp lý hơn về mối quan hệ giữa Thái lan đối với Mỹ. Trong các công trình bảo vệ luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ hay luận văn tốt nghiệp… vấn đề này cũng được nghiên cứu nhiều. Trước tình hình nghiên cứu vấn đề này chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Chớnh sách kinh tế, quân sự của Thái Lan đối với Mỹ từ sau Chiến Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn tranh thế giới thứ II đến 1975”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để chúng tôi học hỏi và rút kinh nghiệm. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của người viết trong công trình này là nhằm làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng cũng như quá trình hình thành, nội dung chính của chính sách kinh tế, quân sự của Thái Lan đối với Mỹ. Từ đó thấy được tác động của nó đối với Thái Lan, Mỹ và cả khu vực Đông Nam Á. 4. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, logic, tổng hợp… trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo ra, nội dung đề tài bao gồm: Chương 1: Những nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của Thái Lan đối với Mỹ. Chương 2: Những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế - quân sự của Thái Lan đối với Mỹ Chương 3: Tác động của chính sách kinh tế - quân sự của Thái Lan đối với Mỹ. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHÍNH SÁCH CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI MỸ I. Tình hình trong nước 1. Chính sách đối ngoại của Thái Lan Thái Lan là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, có lịch sử phát triển tương đồng với các quốc gia trong khu vực. Sau phát kiến địa lý, thực dân phương Tây bắt đầu nhòm ngó vào Đông Nam Á, Thái Lan là nước duy nhất không bị sự thống trị trực tiếp của các nước phương Tây. Được như vậy, một phần là nhờ vào những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội rất quan trọng của các vua Xiêm, từ vua Rama IV trở đi. Song song với cải cách trong nước là việc thực thi chính sách đối ngoại hết sức mềm dẻo, linh hoạt khéo léo đã duy trì được một nền hòa bình quý giá hiếm hoi. Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nội về mặt chính trị, vì vậy nó luôn luôn có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Thái Lan đã thực thi một cách có hiệu quả chính sách đối ngoại, phục vụ đắc lực cho việc phát triển và canh tân đất nước. Đến thế kỷ XIX, ở Đông Nam Á, Xiêm (Thái Lan) vẫn là một nước phong kiến mạnh và cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân châu Âu. Để tránh khỏi sự nô dịch trực tiếp, không còn cách nào khác là Xiờm đó đồng ý ký với các nước phương Tây những hiệp ước bất bình đẳng, mở đầu là ký với Hà Lan hiệp ước 18 điều (22/8/1644). Đến năm 1855 ký với Anh; 1856 : Với Mỹ và Pháp; 1858: Đan Mạch; 1859: Bồ Đào Nha; 1860: Hà Lan; 1862: Phổ; 1868: Thụy Điển, Na Uy, Italia, Bỉ; Đến năm 1898 tiếp tục ký với Nga. Những hiệp ước này đều cho phép người nước ngoài được tự do buôn bán, chịu thuế xuất nhập khẩu nhẹ, được tự do truyền giáo. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn Như vậy, nhờ đó mà Xiêm vẫn là nước độc lập, nhưng về nhiều mặt đã phụ thuộc vào nước ngoài. Vào những năm 80 – 90 của thế kỷ XIX, ở phía Tây bán đảo Đông Dương, thực dân Anh đã thôn tính xong Miến Điện; ở phía Đông, thực dân Pháp làm chủ Đông Dương. Hai nước thực dân đều muốn tiến vào Xiờm, Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược của cả Anh và Pháp. Mâu thuẫn của hai nước thực dân Anh và Pháp về vấn đề Xiờm đó buộc chính phủ Pháp đi tới một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi của Anh và Pháp: biến Xiêm thành nước đệm giữa hai đế quốc này. Ngày 15/1/1896, Anh và Pháp đã ký một hiệp ước về phân chia ảnh hưởng ở Xiêm mà không có sự tham gia của Xiêm. Tuy vậy, Xiờm đó có được cơ may thoát được nguy cơ bị xâm chiếm hoàn toàn. Trong hơn nửa thế kỷ (từ sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX) cũng như nhiều nước Đông Nam Á, Xiêm cũng bị thực dân châu Âu xâu xé. Nhưng nhờ thực hiện đường lối ngoại dao mềm dẻo và tiến hành công cuộc hiện đại hóa đất nước có hiệu quả, Xiờm đã hòa nhập vào hệ thống tư bản chủ nghĩa với tư cách là nước độc lập. Tuy thế, Xiêm vẫn phải từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng, để trở thành một nước độc lập thực sự. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, xuất hiện những nhân tố mới, ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền quốc gia, chính sách đối ngoại của Thái Lan với những đặc trưng riêng lại được biểu hiện một cách rõ nét hơn. Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với các nước phương Tây, một mặt là để duy trì độc lập quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc và giai cấp, có điều kiện phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Theo những biến động của lịch sử, có thể thấy được một số đặc điểm cơ bản của chính sách đối ngoại Thái Lan như sau: Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn 1.1. Mềm dẻo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc để duy trì nền độc lập. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), chính sách đối ngoại của Thái Lan là biểu hiện thắng lợi điển hình của sách lược lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc phương Tây, là sự lựa chiều khôn khéo phục vụ cho lợi ích dân tộc. Do đó Thái Lan bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng trong cuộc chiến tranh đế quốc. Điều đó tạo cho Thái Lan một tiềm năng chính trị lớn, tham gia Hiệp ước Vecxõy (1919) và trở thành một trong những quốc gia thành viên đầu tiên của Hội quốc liên thành lập năm 1920. Cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc thực dân xâm lược. Thái Lan đó khộo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dùng cường quốc này chế ngự cường quốc kia, để duy trì nền độc lập của mỡnh, dự chỉ là hình thức. Các sử gia phương Tây thường rất ca ngợi lịch sử ngoại giao của Thái Lan trước Chiến tranh thế giới thứ hai, cho rằng Thái Lan đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước bằng cách lợi dụng cường quốc này chế ngự cường quốc kia. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà hầu hết các nước trên thế giới, không ít thì nhiều đều trở thành nơi đấu sức của các nước phát xít thì Thái Lan lại thoát khỏi cuộc chiến tranh vỡ đó khôn ngoan đặt mình dưới quyền bảo hộ của Nhật. Như vậy, Thái Lan đã biết lợi dụng mâu thuẫn của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật trong việc tranh giành ảnh hưởng ở Thái Lan, để giữ gìn nền độc lập dân tộc và thực hiện những tham vọng của mình. Nền độc lập ấy tuy không chính thức nhưng nếu xét trong bối cảnh hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều bị xâm lược hết rồi thì lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh Nhàn 1.2. Thực dụng, dựa vào kẻ mạnh Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nhận thấy Nhật đang chiếm ưu thế, Thái Lan ngay lập tức đã tỏ rõ thiện chí của mình đối với Nhật. Thái Lan đã ký kết liên minh với Nhật với mục đích là duy trì nền độc lập dân tộc; mặt khác đánh đuổi bọn tư bản phương Tây đã cắm rễ ở Thái Lan. Thái Lan lần lượt xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng; thực hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ và hưng thịnh kinh tế. Tuy nhiên, đến cuối cuộc chiến, khi Mỹ nhảy vào thì Thái Lan lại thấy được sự thay đổi của thời cuộc, và tất yếu lúc này, Thái Lan thực hiện chính sách ngoại giao thân Mỹ, đánh đuổi quân Nhật và ngăn chặn âm mưu quay trở lại thôn tính Thái Lan của Anh. 1.3. Dựa theo tiêu chí: Tõt cả vì quyền lợi của giai cõp, quyền lợi của dân tộc. Xuyên suốt chính sách đối ngoại của Thái Lan, chúng ta có thể thấy rằng, mục đích cuối cùng đều nhằm duy trì nền độc lập dân tộc, hưng thịnh kinh tế và xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng. Khi thực dân phương Tây bắt đầu xâm nhập và tiến hành xâm lược Đông Nam Á, mặc dù chịu ký những hiệp ước bất bình đẳng như vậy, nhưng Thái Lan lại coi đấy như một kế sách sáng suốt, bởi ít nhất, Thái Lan đã trở thành nước duy nhất Đông Nam Á không bị sự thống trị trực tiếp của thực dân, nhân dân Thái vẫn sống trong hòa bình, độc lập, chú tâm vào canh tân, hiện đại hóa đất nước. Chiến tranh thế giới bùng nổ, Thái Lan hết thân thiện với nước này, lại nhảy sang thân thiện với nước khác. Tất cả cũng vì nhận thấy sự cái lợi của đất nước mình trong việc đặt mối quan hệ như vậy. Tất nhiên, Thái Lan cũng đã phải chịu những hậu quả nặng nề về mặt kinh tế, xã hội…Nhưng trên tất cả đấy là sự xóa bỏ dần dần của các hiệp ước bất bình đẳng đã ký từ xưa, là sự độc lập của cả một dân tộc. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... hoạt động mang tính tích cực này nhằm tạo mối thiện cảm giữa Thái Lan đối với các nước Đồng Minh Tuy nhiên, với sự ủng hộ của Mỹ, cho dù có chuyện gì xảy ra thì Thái Lan vẫn có thể đứng vững trên chính trường quốc tế Bù lại, sau khi đã ổn định được tình hình ở Thái Lan, Mỹ bắt đầu thực hiện những kế hoạch của mỡnh trờn đất Thái Lan Có thể nhận thấy rằng, những chính sách của Thái Lan đối với Mỹ thực... 1947, Thái Lan đã điều đình để Mỹ mua dự trữ vàng của Thái Lan ở ngân hàng dự trữ NewYork để chính phủ cú thờm tiền chi phí Ngày 19/9/1950 Thái Lan đã ký với Mỹ hiệp ước về hợp tác kinh tế - kỹ thuật Trên cơ sở đó, thời gian từ 1951 đến 1954 bình quân viện trợ kinh tế của Mỹ cho Thái Lan là 8 triệu đô la Trong những năm 1955 – 1956, số tiền viện trợ hàng năm Thái Lan nhận được từ Mỹ tăng 4,5 lần so với. .. vàng” của nền kinh tế Thái Lan Hầu hết các cơ sở kinh tế của Thái Lan sau này đều được xây dựng từ những năm 60 Với những kết quả đạt được như vậy, giới lãnh đạo Thái Lan lại càng thêm tin tưởng vào chính sách thân Mỹ để “trục lợi” về kinh tế cho đất nước mình Chấp nhận những yêu cầu của Mỹ để có thể nhận được những khoản viện trợ kinh tế cho đất nước, mặc dù bản thân Thái Lan cũng biết rằng, Mỹ không... hóa của Mỹ nhập vào Thái Lan Ví dụ năm 1956, Mỹ cho Thái Lan vay 24,7 triệu đụla mua các mặt hàng công nghiệp của Mỹ và 10 triệu đụla để mua các thiết bị máy móc Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, song tớnh từ năm 1958 trở đi, Thái Lan đã mua 2000 tấn bột mỳ của Mỹ Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn cho phép Mỹ mua các nguyên liệu của Thái Lan với. .. - Khoa Lịch sử Hà Nội 24 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Nhàn Lê Thị Thanh CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI MỸ Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, các nước Đông Nam Á lại rơi vào tầm ngắm của một kẻ thù mới, mưu mô và xảo quyệt hơn – Đế quốc Mỹ! Tuy nhiên, đối với Thái Lan, Mỹ lúc này lại là một đối. .. trọng trong chính sách của Mỹ ở Đông Dương, nhất là từ khi Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại ở miện Bắc thì viện trợ kinh tế của Mỹ cho Thái Lan ngày càng tăng Từ năm 1962 đến năm 1970, viện trợ kinh tế không hoàn lại của Mỹ cho Thái Lan là 280 triệu đụla, chiếm gần 70% tổng số viện trợ không hoàn lại của các nước dành cho Thái Lan [28;226] Ngoài ra Thái Lan còn... buộc mà Mỹ yêu cầu chính phủ Thái Lan Líp: K55A - Khoa Lịch sử Hà Nội 25 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Nhàn Lê Thị Thanh phải thực hiện khi nhận những “ưu ái ” của Mỹ mà thôi Cụ thể biểu hiện ở trên các mặt: Kinh tế, quân sự 1 Kinh tế Dù Thái Lan bước ra khỏi chiến tranh với những tổn thất tối thiểu so với nhiều nước lâm chiến khác, nhưng Thái Lan vẫn chịu những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế: ... cảm với Mỹ Đến khi nhận thấy sự thất bại không thể tránh khỏi của Nhật thì Thái Lan đã ngả hẳn về phía Mỹ, khụng chỳt e ngại Như vậy, với những đặc điểm của chính sách đối ngoại nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy, việc Thái Lan đặt quan hệ thân thiết với Mỹ trong tình hình mới là điều tất yếu, hoàn toàn phù hợp với những mục đích mà Thái Lan muốn đạt tới trong đường lối thực chính sách đối ngoại với. .. Nhật” và Mỹ không coi hành động đó của Thái Lan là muốn chống đối Mỹ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một lần nữa Mỹ lại tăng cường viện trợ kinh tế cho Thái Lan, giúp Líp: K55A - Khoa Lịch sử Hà Nội 34 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Nhàn Lê Thị Thanh Thái Lan thoát ra khỏi tình trạng suy yếu kinh tế trầm trọng Tất cả những việc làm đó của Mỹ đối với Thái Lan không phải không có chủ đích Thực... mình, phù hợp với “mục đớch” viện trợ Ngày 17/10/1950 Thái Lan đã ký kết với Mỹ “Hiệp ước liên minh quân sự” Đến năm 1951 cơ quan đại diện an ninh tương hỗ Mỹ - Thái Lan đã được thành lập, nhằm thúc đẩy các chương trình “viện trợ kinh tế, kỹ thuật và quân sự” Cũng trong năm này, theo đề nghị của Mỹ, Thái Lan đã thi hành chính sách cấm vận đối với các nước xã hội chủ nghĩa Ngày 8/9/1954 Thái Lan đã ký hiệp . tới chính sách của Thái Lan đối với Mỹ. Chương 2: Những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế - quân sự của Thái Lan đối với Mỹ Chương 3: Tác động của chính sách kinh tế - quân sự của Thái Lan đối. cũng như quá trình hình thành, nội dung chính của chính sách kinh tế, quân sự của Thái Lan đối với Mỹ. Từ đó thấy được tác động của nó đối với Thái Lan, Mỹ và cả khu vực Đông Nam Á. 4. Phương. thể hiện rõ thái độ “thõn thiện” đầy thiện chí của mình. II. Thái độ của Mỹ đối với Thái Lan 1. Chính sách đối ngoại của Mỹ Nước Mỹ hay Hoa Kỳ có tên gọi đầy đủ là Hợp Chủng quốc châu Mỹ (The United

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị An, Đường lối ngoại giao truyền thống của Thái Lan từ giữa thế kỷ XIX đến nay, Luận văn thạc sỹ lịch sử, ĐHSP Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối ngoại giao truyền thống của Thái Lan từ giữathế kỷ XIX đến nay
2. Nguyễn Thế Anh, Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á
3. Bùi Văn Ban, Một số vấn đề xã hội ở Mỹ trong giai đoạn thịnh hành của “Chủ nghĩa tư bản tự do” (1980 – 1992). Thông báo KH – Lịch sử. Tập số 7.1994 – Đại học Sư phạm Hà Nội 1 – 12.1994. Tr 10 – 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề xã hội ở Mỹ trong giai đoạn thịnh hànhcủa “Chủ nghĩa tư bản tự do” (1980 – 1992)
4. Bùi Văn Ban, Về mối quan hệ của Mỹ với chính phủ tự do ở Thái Lan 1946 – 1947. Thông báo Khoa học. Chuyên ngành sử - chính trị số 5.1996. Trường ĐHSP Quy Nhơn 1996. Tr 53 – 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ của Mỹ với chính phủ tự do ở Thái Lan1946 – 1947
5. Đỗ Thanh Bình (CB), Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóngdân tộc ở một số nước châu Á
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
6. Bộ Ngoại giao, Hiệp hội các nước ASEAN, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội các nước ASEAN, Nxb Chính trị Quốc gia
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia"
7. Cu – chi – ma Ca – nê – sa – bu – rô, Chủ nghĩa thực dân mới, Nxb Sự thật, 1961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa thực dân mới
Nhà XB: Nxb Sựthật
8. Do – ca – rep, Sự thật về viện trợ Mỹ. Nxb Sự thật, 1959 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thật về viện trợ Mỹ
Nhà XB: Nxb Sự thật
9. Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề lịch sử châu Á và Lịch sử Việt Nam – một cách nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lịch sử châu Á và Lịch sử Việt Nam –một cách nhìn
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
10. Nguyễn Hoàng Kim, Vai trò tiếp tay cho Đế quốc Mỹ của Thái Lan trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Luận văn tốt nghiệp – 1973, khoa Lịch sử, ĐHKHXN-NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò tiếp tay cho Đế quốc Mỹ của Thái Lantrong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương
11. Trần Khánh (CB), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
12. Hoàng Thị Lịch, Viện trợ Mỹ và Thái Lan. Nghiờn cứu kinh tế, tháng 3/1959 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện trợ Mỹ và Thái Lan
13. Hoàng Thị Lịch, Kinh tế Thái Lan. Nghiờn cứu kinh tế, số 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Thái Lan
14. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai, Lịch sử Thái Lan. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thái Lan
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1998
15. Huỳnh Lứa, Thái Lan, thuộc địa kiểu mẫu của Mỹ . Nghiờn cứu lịch sử tháng 10/1965, số 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Lan, thuộc địa kiểu mẫu của Mỹ
16. Huỳnh Lứa, Vài nét về quá trình xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Á . Nghiờn cứu lịch sử số 70/1965 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về quá trình xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Á
17. Ep – ghê – ni Đê – ni – xốp, Đế Quốc Mỹ ở Đông Nam Á, Nxb Thông tấn xã Nô – vô – xti, Matxcơva, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đế Quốc Mỹ ở Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb Thôngtấn xã Nô – vô – xti
18. G.A.Mac-tư-xê-va, Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Sự thật, Hà Nội – 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Nhà XB: Nxb Sự thật
19. Hồ Chí Minh, Bộ mặt đế quốc Mỹ. Nxb Sự thật, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ mặt đế quốc Mỹ
Nhà XB: Nxb Sự thật
20. Học viện Quan hệ quốc tế, Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực: Nguyên nhân và tác động. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khuvực: Nguyên nhân và tác động
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w