NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI MỸ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách kinh tế - khoa hocj của Thái Lan đối với Mỹ (Trang 25 - 42)

III. Tình hình chính trị khu vực Đông Na mÁ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI MỸ

CHÍNH TRỊ CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI MỸ

Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, các nước Đông Nam Á lại rơi vào tầm ngắm của một kẻ thù mới, mưu mô và xảo quyệt hơn – Đế quốc Mỹ! Tuy nhiên, đối với Thái Lan, Mỹ lúc này lại là một đối tượng cần và phải quan tâm bởi những gì mà Mỹ đã làm cho Thái Lan.

Sau khi ký các hiệp ước hòa bình với Anh, Pháp, để củng cố vị trí của mỡnh trờn trường quốc tế, Thái Lan đã đề nghị Liờn Xụ khôi phục lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước vốn trước đây đã bị Liờn Xụ hủy bỏ khi Thái Lan thực hiện chính sách ngoại giao thân Nhật, tuyên chiến với Anh và Mỹ. Thái Lan đã tiến hành một loạt những biện pháp như đổi tên nước, khôi phục lại tên cũ là Xiêm (7/9/1945), từ chối tư tưởng thành lập một quốc gia Đại Thái có tính chất bá quyền, thủ tiêu đạo luật chống cộng sản ban hành từ 1933 (12/1946); thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Trung Quốc, và khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Liờn Xụ (12/1946). Kết quả là trong Hội nghị của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 12/12/1946 các nước đại diện thường trực Hội đồng bảo an đã ủng hộ đề nghị của Thái Lan trở thành thành viên của tổ chức Liên Hợp quốc.

Những hoạt động mang tính tích cực này nhằm tạo mối thiện cảm giữa Thái Lan đối với các nước Đồng Minh. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của Mỹ, cho dù có chuyện gì xảy ra thì Thái Lan vẫn có thể đứng vững trên chính trường quốc tế. Bù lại, sau khi đã ổn định được tình hình ở Thái Lan, Mỹ bắt đầu thực hiện những kế hoạch của mỡnh trờn đất Thái Lan.

Có thể nhận thấy rằng, những chính sách của Thái Lan đối với Mỹ thực chất là những điều kiện bắt buộc mà Mỹ yêu cầu chính phủ Thái Lan

phải thực hiện khi nhận những “ưu ái ” của Mỹ mà thôi. Cụ thể biểu hiện ở trên các mặt: Kinh tế, quân sự.

1. Kinh tế

Dù Thái Lan bước ra khỏi chiến tranh với những tổn thất tối thiểu so với nhiều nước lâm chiến khác, nhưng Thái Lan vẫn chịu những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế: 25% ruộng đất bị bỏ hoang; tỷ trọng của công nghiệp trong thu nhập quốc dân giảm 5,5 lần so với trước chiến tranh [28;199] Những trận oanh tạc của không quân Anh, Mỹ trong chiến tranh đã tàn phá không ớt các cơ sở công nghiệp đường sắt của Thái Lan. Đời sống của nhân dân khó khăn, nạn thất nghiệp lan tràn. Những khoản bồi thường lớn cho Anh, Pháp càng làm cho tình hình thêm căng thẳng, ngân sách nhà nước thiếu hụt… Trong khi đó thị trường trong nước lại khan hiếm hàng hóa nghiêm trọng, ngoại tệ thì không có, Thái Lan hoàn toàn rơi vào tình trạng khốn đốn.

Đứng trước tình hình đó, chính phủ Thái lan đã tiến hành những biện pháp nhằm ổn định lại nền kinh tế đang sa sút nghiêm trọng.

Chính phủ ban hành giá tối đa về lương thực, thực phẩm. Người Anh bắt đầu phải trả tiền mua gạo. Nhờ đó mà đời sống của nông dân có được dễ chịu hơn. Trong năm 1946 – 1947, khu vực kinh tế nhà nước trong công nghiệp tiếp tục tăng. Tới cuối 1947, thuộc về nhà nước có 25 nhà máy, xí nghiệp tương đối lớn, (trung bình khoảng 270 cụng nhõn/một xí nghiệp). Trong nông nghiệp, quá trình hợp tác hóa diễn ra trong cả nước dưới sự khuyến khích của nhà nước thành lập các ngân hàng cho hợp tác xã vay vốn. Nhờ đó mà năm 1947 đã đạt kết quả là có 7.600 hợp tác xã được thành lập với 244.000 thành viên [28,202].

Ngoài ra, ngay từ đầu những năm 50, dựa vào nguồn vốn trong nước (thuế, ngoại thương) và thu hút, tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài, khu vực kinh tế nhà nước được đẩy mạnh. Năm 1960, Thái Lan khởi thảo kế hoạch

năm năm lần thứ nhất (1961 – 1966). Kế hoạch này chỉ có tính chất bắt buộc đối với khu vực kinh tế nhà nước. Trong kế hoạch này, cũng như kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1967 – 1971) hầu như tuyệt đại đa số kinh phí đầu tư của nhà nước là giành cho việc thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút tư bản nước ngoài đầu tư, phần dành cho công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp của nhà nước chiếm một tỷ lệ nhỏ, và ngày càng có xu hướng giảm dần. Mặt khác, trong khoảng thời gian từ 1959 đến 1963 nhiều cơ quan kinh tế chuyên trách của nhà nước đã được thành lập, như Văn phòng ngân sách, Cục đầu tư, Cục phát triển kinh tế xã hội quốc gia, Cục phát triển quốc gia, Công ty tài chính công nghiệp Thái Lan…v.v…

Tất cả những chính sách và biện pháp của chính phủ Thái Lan trong thời kỳ này đã có được những kết quả đầu tiên rất quan trọng, mà trước hết là tư bản nước ngoài đầu tư vào Thái Lan phát triển khá nhanh.

Từ năm 1959 đến năm 1966, số đầu tư của tư bản nước ngoài vào Thái Lan tăng 355 triệu đụla, và đến cuối năm 1969 tổng số đầu tư của tư bản tư nhân nước ngoài ở Thái Lan đạt tới 787 triệu đụla. Cơ cấu đầu tư của tư bản nước ngoài cũng có sự thay đổi. Nếu như trước đây, tư bản nước ngoài đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực thương mại (gần 70%), thì trong thập niên 60 đã hướng chủ yếu vào công nghiệp.

Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, tư bản Anh chiếm những vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế Thái Lan. Anh không những là những khách hàng chủ yếu mua các nguyên liệu của Thái Lan, người xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp vào Thái Lan, mà còn là chủ ngân hàng quan trọng nhất đối với Thái Lan. Vốn để xây dựng đường xe lửa đầu tiên là do những nhà kinh doanh Anh cung cấp. Anh đã cho Thái Lan vay những số tiền lớn để đầu tư phát triển kinh tế. Không những thế, dự trữ ngoại tệ của Thái Lan cũng được gửi ở ngân hàng Luân Đụn… Tuy nhiên, trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, tư bản Anh ở Thái Lan ngày

càng giảm dần đi, bù lại, các nước tư bản nước ngoài khác có số vốn đầu tư vào Thái Lan ngày càng tăng, và chủ yếu là Mỹ và Nhật bản. Vào giữa những năm 60 ở Thái Lan có 98 công ty của Mỹ và 45 công ty của Nhật hoạt động, (và đến cuối năm 1969 số công ty của Nhật đã tăng lên 61 công ty). Hầu hết các xí nghiệp Nhật ở Thái Lan đều tồn tại dưới hình thức liên doanh. Vào đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Thái Lan. Hàng nhập khẩu từ Nhật chiếm 35% tổng số hàng nhập của Thái Lan, và 21% tổng số hàng xuất khẩu Thái Lan là xuất sang Nhật.

Song, từ năm 1963, Anh đã phải nhường vị trí hàng đầu cho Mỹ trong tổng số vốn đầu tư vào Thái Lan. “Đầu tư” của Mỹ dưới nhiều hình thức khác nhau: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp là những phí tổn mà Mỹ đầu tư vào một ngành công nghiệp cụ thể để trực tiếp thu lợi nhuận. Tính đến 1956, ngành thương nghiệp trong nước Thái Lan có 15 công ty của Mỹ hoạt động. Năm 1957, hai công ty Mỹ do nhóm Rốccơphaolơ kiểm soát đã nắm phần lớn số cổ phần trong việc phát triển kinh tế Thái Lan. Cho đến tháng 10/1958 đó cú 10 công ty xe lửa của Mỹ ký hiệp ước hoạt động trên đất Thái Lan. Nếu tính từ năm 1950 đến 1957 thì số đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Thái Lan lên đến 16.596236 đô la. Các khoản đầu tư của Mỹ vào Thái Lan từ năm 1960 đến 1969 đã từ 25 triệu đụla lên đến 195 triệu đụla [10;18].

Đầu tư gián tiếp là số tiền Mỹ bỏ vào Thái Lan qua các hình thức như hàng hóa, cho vay và viện trợ. Ngay từ năm 1947, Thái Lan đã điều đình để Mỹ mua dự trữ vàng của Thái Lan ở ngân hàng dự trữ NewYork để chính phủ cú thờm tiền chi phí. Ngày 19/9/1950 Thái Lan đã ký với Mỹ hiệp ước về hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Trên cơ sở đó, thời gian từ 1951 đến 1954 bình quân viện trợ kinh tế của Mỹ cho Thái Lan là 8 triệu đô la. Trong những năm 1955 – 1956, số tiền viện trợ hàng năm Thái Lan nhận được từ Mỹ tăng 4,5 lần so với khoảng thời gian 1951 – 1954, bao gồm

khoảng 35 triệu đô la [28;208,209]. Viện trợ của Mỹ cho Thái Lan tính từ 1958 đến 1967 được tăng dần lên như sau:

Bảng 6: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan (1958 – 1967)

Năm Đơn vị: Triệu đôla

1958 1965 1966 1967 25,9 41,4 60,4 77 Nguồn: [10;19]

Có thể nhận thấy rằng, khách quan mà núi thỡ do vị trí của Thái Lan ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Đông Dương, nhất là từ khi Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại ở miện Bắc thì viện trợ kinh tế của Mỹ cho Thái Lan ngày càng tăng. Từ năm 1962 đến năm 1970, viện trợ kinh tế không hoàn lại của Mỹ cho Thái Lan là 280 triệu đụla, chiếm gần 70% tổng số viện trợ không hoàn lại của các nước dành cho Thái Lan [28;226]. Ngoài ra Thái Lan còn thu được những khoản tiền lớn do hoạt động của quân đội Mỹ đúng trờn đất Thái Lan đưa lại như: Chi phí khách sạn và tiêu dùng của lính Mỹ ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan hoặc của binh lính Mỹ ở Đông Dương sang nghỉ cuối tuần. Số tiền này đã tăng lên nhanh chóng sau mỗi năm: Năm 1964 là 34 triệu đụla; năm 1966 là 183 triệu đụla; năm 1967 là 286 triệu đụla; 1968 là 318 triệu đụla và 1969 là 278 triệu đụla.

Từ những năm 1971 đến 1973, số viện trợ tài chính của Mỹ đối với Mỹ tiếp tục tăng dần lên gấp nhiều lần so với trước:

Bảng 7: Viện trợ tài chính của Mỹ cho Thái Lan từ 1971-1973 Năm 1971 1972 1973 Viện trợ an ninh Viện trợ phát triển và nhân đạo Toàn bộ viện trợ 152.996 7.376 160.372 110.518 19.999 130.517 99.686 20.37 120.056 Nguồn: [10;20]

Năm 1949, Thái Lan tham gia vào Quỹ tiền tệ quốc tế và tiếp theo đó là Ngân hàng phát triển chõu Á… Tất cả các tổ chức này đều là vỏ bọc của giới tư bản tài chính Mỹ nhằm thâu tóm nền kinh tế châu Á. Mỹ đã lợi dụng những việc cho vay của Ngân hàng kiến thiết và phát triển quốc tế để bành trướng vào Thái Lan. Tớnh riêng Cục phát triển quốc tế đã cung cấp cho Thái Lan vay 34 triệu đụla từ năm 1968 đến năm 1970; Ngân hàng phát triển châu Á thì đã cho Thái Lan vay từ năm 1950 là 25 triệu đụla, năm 1955 là 12 triệu đụla để xây đập Trainỏt (trên sông Mê Nam) và khôi phục lại những đường xe lửa. Đồng thời cũng trong năm đó lại cho vay thêm 60 triệu đụla để xây dựng các nhà máy thủy điện để xây dựng những nhà máy thủy điện ở miền Bắc. Năm 1960 cho vay 2 tỷ “bạt” lợi tức 4,5% để tu sửa đường sắt.

Để có tất cả những ưu đãi này, chính phủ Thái Lan đã phải thực hiện những chính sách nhượng bộ về kinh tế cho Mỹ. Ngày 19/9/1950, “hiệp ước hợp tác kinh tế và kỹ thuật” giữa Thái Lan và Mỹ đã được ký kết. Năm 1955, Ngân hàng Thái Lan đã ban hành những thể lệ quy định điều kiện cho người nước ngoài gửi tiền vào Ngân hàng. Chính phủ chỉ còn nắm chặt việc độc quyền sản xuất rượu, thuốc lá, thuốc phiện; còn tất cỏc cỏc ngành sản xuất khác đều mở rộng đối với tư bản nước ngoài. Hầu như không có sự hạn chế nào đối với việc đầu tư của nước ngoài vào các ngành thương nghiệp, công nghiệp chế biến và khai thác.

Những năm 1957 – 1959 các phái đoàn chuyên gia Ngân hàng thế giới (Do Mỹ khống chế) và phái đoàn nghiên cứu tiềm năng đầu tư tư nhân Mỹ đã lần lượt đến Thái Lan và đưa ra các khuyến nghị với chính phủ Thái Lan. Theo họ, Thái Lan cần thực hiện “chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” và tư nhân hóa, tự do hóa nền kinh tế trên cơ sở giảm bớt vai trò nắm giữ và điều hành nền kinh tế của Nhà nước Thái. Để hỗ trợ cho các khuyến cáo đú, cỏc chuyên gia đã đưa ra giải pháp nhằm tăng thế lực kinh tế cho các quan chức Thái bằng cách cho tham gia Ban giám đốc các liên doanh mới. Ngân hàng thế giới và chính phủ Mỹ sử dụng các sức ép pháp lý và viện trợ “cú điều kiện” để buộc Chính phủ Thái chấp nhận các khuyến cáo trên. Tháng 1/1959, phái đoàn đã để ra những yêu sách của mình. Ví dụ họ đề nghị với Chính phủ Thái Lan “chấm dứt sự hoạt động của mình trong những ngành công nghiệp có cạnh tranh với tư bản tư nhõn” [18,336]. Phái đoàn đó cũng đề nghị kéo dài thời hạn miễn thuế kinh doanh trong những ngành công nghiệp mới từ 2 đến 5 năm. Trong bản kiến nghị của phái đoàn, cũn cú yêu sách đòi Thái Lan chỉ được phát triển công nghiệp nhẹ, mà không được phát triển công nghiệp nặng. Bên cạnh đó, những công trình mà Thái Lan tu sửa hoặc xây dựng do vay tiền của Mỹ thì phải công bố là: “Cụng trình tự do” và ngân hàng Mỹ được quyền kiểm soát. Đường sắt của Thái Lan phải đổi từ quốc doanh ra thành sở hữu tư nhân.

Thái Lan phải ký với Mỹ Hiệp định về tiêu thụ hàng hóa, phải mua các loại hàng hóa của Mỹ nhập vào Thái Lan. Ví dụ năm 1956, Mỹ cho Thái Lan vay 24,7 triệu đụla mua các mặt hàng công nghiệp của Mỹ và 10 triệu đụla để mua các thiết bị máy móc.

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, song tớnh từ năm 1958 trở đi, Thái Lan đã mua 2000 tấn bột mỳ của Mỹ. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn cho phép Mỹ mua các nguyên liệu của Thái Lan với giá rẻ, có đến 10% cao su

của Thái Lan bán sang Mỹ [10;23]. Mỹ được độc quyền mua các mặt hàng này theo Hiệp định viện trợ thỏa thuận giữa Thái Lan và Mỹ đã ký trước đấy.

Năm 1960, Thái Lan ban hành luật về khuyến khích đầu tư, và ngay từ lúc này, Bộ trưởng Bộ phát triển quốc dân, giám đốc Cục đầu tư Thái Lan đã phát biểu như sau: “Chỳng ta thành thực tin rằng, đầu tư nước ngoài có thể là một tác nhân hùng mạnh để tăng cường sự phát triển kinh tế của Thái Lan. Đầu tư sẽ luôn luôn được hoan nghênh, chừng nào dự án đầu tư đó đem lại lợi ích cho nền kinh tế nói chung”[21;46,47] . Đến năm 1962, luật đầu tư của Thái Lan được sửa đổi với những điều kiện ưu đãi hơn, theo đó, thuế thu nhập của các xí nghiệp nước ngoài sẽ không vượt quá 25%, còn thuế chuyển lợi nhuận ra khỏi Thái Lan sẽ không cao quá 15% [28;221]. Trong các ngành được khuyến khích đầu tư, mà hầu hết là các ngành công nghiệp và một phần các ngành dịch vụ, tư bản nước ngoài nhận được nhiều ưu đãi mới ngang với tư bản bản xứ. Luật đầu tư 1965 thay thế cho luật đầu tư 1962 còn mở rộng hơn nữa những ưu đãi cho tư bản nước ngoài, như miễn thuế thu nhập trong 5 năm; được phép chuyển về nước vốn đầu tư và lợi nhuận; miễn thuế xuất nhập khẩu máy móc, nguyên liệu; được quyền sở hữu đất đai …v.v…Chính phủ Thái Lan tuyên bố sẽ không quốc hữu hóa, và cho phép những công ty nước ngoài được nhập khẩu tự do thiết bị và nguyên liệu mà không phải chịu thuế nhập khẩu. Việc chuyển lợi nhuận và thu hồi vốn cũng được cho phép. Ngoài ra chính phủ lại hứa sẽ không “cạnh tranh” với các xí nghiệp nước ngoài cũng như sẽ đánh thuế

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách kinh tế - khoa hocj của Thái Lan đối với Mỹ (Trang 25 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w