III. Tình hình chính trị khu vực Đông Na mÁ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Đối với Thái Lan
2.2. Chính trị quân sự
Trước khi đặt chân vào Thái Lan, Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ tình hình chính trị ở Thái Lan để tiếp cận dần dần. Mỹ đầu tư tài chính vào Thái Lan không chỉ nhằm thu lợi ích kinh tế, mà mục đích chính là chiếc cầu dẫn đến mục tiêu chính trị và quân sự. Do vậy, song song với việc xâm nhập ngày càng sâu về kinh tế, đế quốc Mỹ đã can thiệp một cách trắng trợn vào công việc nội trị của Thái Lan khiến cho tình hình chính trị ở Thái Lan rất bất ổn. Cụ thể, Mỹ đã tổ chức cỏc nhúm tay sai phản động theo đường lối thân Mỹ, gây đảo chính.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào dân chủ ở Thái Lan phát triển mạnh mẽ, phong trào bảo vệ hòa bình thế giới lôi kéo được nhiều tầng lớp tham gia, bao gồm cả trí thức và nhân dân lao động. Ngày 22-4- 1951 một trung tâm lãnh đạo của phong trào là Uỷ ban bảo vệ hòa bình thế giới của Thái Lan được thành lập. Uỷ ban đã đấu tranh không cho Mỹ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. Phong trào này đã thể hiện ý nguyện chân chính của nhân dân, phản đối sự có mặt của đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Ngày 29-6-1951 một nhóm của phong trào ở Băng Kốc đã tiến hành bắt cóc Phibun Songkram. Vụ việc này đã làm cho đế quốc Mỹ lo ngại, bởi lúc này, Phibun Songkram đang đứng đầu phỏi thõn Mỹ, là tay sai đắc lực của Mỹ. Mỹ bèn tổ chức và lãnh đạo cuộc đảo chính để tiêu diệt phong trào. Cuộc đảo chính 1951 được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính phủ phản động Phibun Songkram lên cầm quyền đã thanh trừ một số lớn viên chức, sĩ quan có xu hướng dân chủ. Bản thân Phibun Songkram lên cầm quyền cũng là nhờ Mỹ, vì vậy không lấy gì làm ngạc nhiên là từ khi chính
phủ Phibun Songkram lên cầm quyền, hoạt động của Mỹ ở Thái Lan ngày càng mạnh Tháng 4-1952, tại Nghị viện, Thủ tướng Phibun Songkram đã tuyên bố Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản. Luận điệu đó phản ánh đường lối chính trị của nhóm đảo chính phù hợp với lợi ích của Mỹ. Chúng đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, duy trì sự thống trị bằng cách dựa vào đế quốc Mỹ.
Từ năm 1954 trở đi, quân đội Mỹ trên đất Thái Lan ngày càng nhiều, gây bất ổn và làm suy thoái trầm trọng nền kinh tế, xã hội văn hóa Thái. Điều này đã gây nên phản ứng rất mạnh mẽ trong nhân dân. Chính phủ Phibun Songkram nhận thấy điều đó và hết sức lo ngại, tuy nhiên lại không thể rời được Mỹ. Do vậy, Chính phủ đã đề nghị sự xâm nhập của Mỹ tiến dần dần, lặng lẽ hơn. Tất nhiên, Mỹ lại không muốn như vậy, Mỹ nhận thấy không thể tiếp tục duy trì chính phủ Phibun Songkram được nữa. Ngày 20-10-1958, thống chế Tharit Thanarat do Mỹ giật dây đã lật đổ chính phủ, giải tán Quốc hội, cướp chính quyền.
Ngay sau khi lên cầm quyền, theo lệnh Mỹ, Tharit Thanarat đã cho sử đổi Hiến pháp theo xu hướng phản động, giải tán các Đảng chính trị, nhiều tờ báo bị đóng cửa… Có thể nói, trong suốt thời gian Tharit Thanarat cầm quyền, Thái Lan đã lệ thuộc Mỹ về mọi mặt. Chính quyền Thanarat đã tiếp tục theo đuôi Mỹ lao vào cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra. Thời kỳ Thanarat cầm quyền được các sử gia đánh giá là thời kỳ bóng đen bao trùm lên khắp đất nước Thái Lan.
Sau khi Tharit Thanarat chết, từ cuối năm 1963, Thanom Kitticachon được bầu lên làm Thủ tướng và vẫn tiếp tục duy trì đường lối của Tharit Thanarat. Trên đất Thái Lan, hầu như cố vấn quân sự Mỹ nắm chắc đến từng đại đội, từng đơn vị huấn luyện. Cơ quan mật vụ, tình báo Mỹ len lỏi khắp cỏc vựng hẻo lánh nhất ở Thái Lan.
Tháng 6-1965 Mỹ đã ký với Thái Lan một hiệp nghị cung cấp cho Thái Lan 4 triệu đụla để tăng cường lực lượng cảnh sát ở nông thôn nhằm trấn áp phong trào nổi dậy của quần chúng, nhất là phong trào du kích ở vùng Đông Bắc. Mỹ còn lập ra các ấp chiến lược nông thôn giống ở miền Nam Việt nam dưới danh nghĩa là “thụn xúm kiểu mẫu”. Hơn thế nữa, đế quốc Mỹ còn trực tiếp đem quân đội đàn áp những cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Thái Lan. Quân đội Mỹ đã đi tuần tiễu ở vùng Đông Bắc, thậm chí nhiều phi công Mỹ đã lái máy bay lên thẳng để truy lùng các lực lượng yêu nước Thái Lan.
Như vậy, rõ ràng, Mỹ đã ngang nhiên can thiệp vào công việc nội bộ của Thái Lan, không phải chỉ thông qua biện pháp kinh tế và chính trị mà còn trắng trợn đưa quân đội vào trực tiếp đàn áp phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Thái Lan. Mặc dù sức ép quần chúng và làn sóng đấu tranh nhân dân ngày càng mạnh mẽ nhưng chính phủ Thái Lan qua mấy thời kỳ vẫn cam tâm mở cửa để cho quân Mỹ tràn vào.
Không dừng lại đó, Mỹ còn tiến dần tới nắm trong tay chính sách đối ngoại của nhà nước Thái Lan. Chính sách cơ bản của Mỹ ở Thái Lan là nắm chắc chính phủ phản động, biến chúng thành bộ phận tay sai đắc lực cho đế quốc Mỹ, củng cố và mở rộng cơ sở xã hội của các lực lượng thân Mỹ để chống lại phong trào có tính chất nhân dân hay những phong trào đối lập.
Tháng 8-1961 dưới sự chỉ đạo của Mỹ, Thái lan đã cùng với Philipin Malaixia thành lập “Hội các nước Đông Nam Á”, trong đó Thái Lan đóng vai trò chủ chốt. Hội này không đơn thuần là sự hợp tác kinh tế; thực chất là một tổ chức chính trị nhằm lôi kéo các nước trung lập theo Mỹ. Ngoài ra, theo yêu cầu của Mỹ, Thái Lan đã phải thi hành chính sách thù địch với Campuchia, Lào, gây chia rẽ, mất đoàn kết với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Phụ thuộc Mỹ về mặt kinh tế và chính trị, Thái Lan buộc phải tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược chống nhân dân Triều Tiên, Thái Lan phải gửi quân đội của mình ra mặt trận Triều tiên và theo lời yêu cầu của Mỹ, phải cung cấp gạo, đậu, gỗ. Việc tham gia vào chiến tranh Triều Tiờn càng làm cho các giới nắm chính quyền ở Thái Lan phụ thuộc hơn nữa vào đế quốc Mỹ. Thái Lan còn phải chi cho quân sự vào mục đích chiến tranh những khoản tiền khổng lồ. Trong năm tài chính 1958-1959, khoản chi cho Bộ Quốc phòng lên tới 1,4 tỷ bạt trong khi đó chỉ có 22 triệu bạt được dùng cho nhu cầu kinh tế quốc dân [18;335,336]. Trong khi 70% ngân sách dành cho các khoản chi phí quân sự trực tiếp và gián tiếp, thì chính phủ đã không bỏ ra những phương tiện cần thiết để xây dựng kinh tế. Các chi phí quân sự lớn và sự quân phiệt hóa ở Thái Lan đã làm cho nước này hết sức nghèo nàn. Thậm chí các giới chính trị ở Mỹ cũng phải thú nhận rằng, nền kinh tế Thái Lan bị suy yếu nghiêm trọng. Ngân sách nhà nước không đủ để bù đắp các khoản chi phí về nhu cầu quân sự ngày càng tăng trong điều kiện thỏa mãn hết sức ít những nhu cầu xã hội.
Tại Thái Lan cũn cú 6 căn cứ không quân quân sự của Mỹ là Uđonthani, Naconphanom, Ubon, Kụrạt, Tắcli và Utapao; sân bay dân dụng Đôn Mương và căn cứ Hải quân Xatahip. Đến cuối những năm 60, trong tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Lan có tổng cộng 47.500 quân Mỹ trỳ đúng, và đến 1969 là 58.000 người [28;226]. Sự xuất hiện ngày càng nhiều lính Mỹ trên đất Thái Lan đã gây ra những hậu quả văn hóa xã hội không nhỏ.