1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

67 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 102,88 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 2.1. Mục đích 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 6. Kết cấu của khoá luận 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản 6 1.1.1. Chính sách và chính sách công 6 1.1.2. Chính sách tín dụng trong nông nghiệp 7 1.2. Vai trò của tín dụng nông nghiệp nông thôn trong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia 8 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng trong nông nghiệp nông thôn 10 1.3.1. Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải được sự hỗ trợ và chịu sự quản lý của Nhà nước 10 1.3.2. Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải thực hiện việc đầu tư phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, với bước đi về quy hoạch chung cũng như quy hoạch của từng vùng, từng địa phương 11 1.3.3. Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải tác động tích cực đến quá trình cải thiện chất lượng và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn 12 1.3.4. Tín dụng nông nghiệp nông thôn hướng vào hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp 13 1.4. Khái quát các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn đang được thực hiện hiện nay 13 1.5. Mô tả hệ thống tín dụng nông nghiệp nông thôn hiện nay 16 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN HIỆN NAY 19 2.1. Khái quát một số đặc điểm của huyện Sóc Sơn hiện nay 19 2.1.1. Đặc điểm địa lý hành chính, điều kiện tự nhiên 19 2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội 20 2.2. Thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn khu vực chính thức 21 2.2.1. Hệ thống tổ chức 21 2.2.2. Kết quả hoạt động 22 2.3. Thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn khu vực phi chính thức 26 2.4. Đánh giá thực trạng 30 2.4.1. Những thành tựu 30 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 36 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 37 3.1. Kinh nghiệm tại một số nước 37 3.2. Các giải pháp đề xuất 41 3.2.1. Phát triển tín dụng phi chính thức 41 3.2.2. Xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 42 3.2.3. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại 42 3.2.4. Đơn giản các thủ tục và điều kiện vay vốn 43 3.2.5. Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển tín dụng với khu vực nông nghiệp nông thôn 43 3.2.6. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nông nghiệp nông thôn 44 3.2.7. Phát triển hình thức tín dụng liên kết theo chuỗi 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 45 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 46 2. Khuyến nghị 46 2.1. Đối với Chính phủ, Bộ 46 2.2. Đối với nông dân và tổ chức nông dân 48 2.3. Đối với doanh nghiệp 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

Khoá luận tốt nghiệp ngành: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Người hướng dẫn: THS TÔ TRỌNG MẠNH

Sinh viên thực hiện: HOÀNG VĂN SƠN

Mã số SV: 1305QLNB059

Khóa: 2013-2017

Lớp: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 13B

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

Khoá luận tốt nghiệp ngành: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Người hướng dẫn: THS TÔ TRỌNG MẠNH

Sinh viên thực hiện: HOÀNG VĂN SƠN

Mã số SV: 1305QLNB059

Mã số SV: 1305QLNB059

Khóa: 2013-2017

Lớp: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 13B

Trang 3

HÀ NỘI - 2017

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

2.1 Mục đích 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4

6 Kết cấu của khoá luận 5

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN 6

1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Chính sách và chính sách công 6

1.1.2 Chính sách tín dụng trong nông nghiệp 7

Trang 4

1.2 Vai trò của tín dụng nông nghiệp nông thôn trong sự phát triển kinh tế

xã hội của quốc gia 8

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng trong nông nghiệp nông thôn 10

1.3.1 Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải được sự hỗ trợ và chịu sự quản lý của Nhà nước 10

1.3.2 Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải thực hiện việc đầu tư phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, với bước đi về quy hoạch chung cũng như quy hoạch của từng vùng, từng địa phương 11

1.3.3 Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải tác động tích cực đến quá trình cải thiện chất lượng và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn 12

1.3.4 Tín dụng nông nghiệp nông thôn hướng vào hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp 13

1.4 Khái quát các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn đang được thực hiện hiện nay 13

1.5 Mô tả hệ thống tín dụng nông nghiệp nông thôn hiện nay 16

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN HIỆN NAY 19

2.1 Khái quát một số đặc điểm của huyện Sóc Sơn hiện nay 19

2.1.1 Đặc điểm địa lý hành chính, điều kiện tự nhiên 19

2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội 20

Trang 5

2.2 Thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn khu vực chính thức 21

2.2.1 Hệ thống tổ chức 21

2.2.2 Kết quả hoạt động 22

2.3 Thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn khu vực phi chính thức 26

2.4 Đánh giá thực trạng 30

2.4.1 Những thành tựu 30

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 36

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 37

3.1 Kinh nghiệm tại một số nước 37

3.2 Các giải pháp đề xuất 41

3.2.1 Phát triển tín dụng phi chính thức 41

3.2.2 Xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 42

3.2.3 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại 42

3.2.4 Đơn giản các thủ tục và điều kiện vay vốn 43

3.2.5 Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển tín dụng với khu vực nông nghiệp nông thôn 43

3.2.6 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nông nghiệp nông thôn 44

3.2.7 Phát triển hình thức tín dụng liên kết theo chuỗi 44

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 45

Trang 6

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận 46

2 Khuyến nghị 46

2.1 Đối với Chính phủ, Bộ 46

2.2 Đối với nông dân và tổ chức nông dân 48

2.3 Đối với doanh nghiệp 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BRI Ngân hàng Nhân dân In-đô-nê-xi-a(Bank Rakyat Indonesia)

VARHS Điều tra tiếp cận nguồn lực nông hộ Việt Nam(Vietnam Access to Resources Household Survey)

VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development)VBSP Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam(Vietnam Bank for Social Policies)

VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam(Vietnam Development Bank)

Trang 8

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóaVII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện là vấn đề rất quan trọng ở huyệnSóc Sơn, thành phố Hà Nội Thời gian qua, nông nghiệp và nông thôn trên địabàn huyện Sóc Sơn phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vựcnhư chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đãtạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởngnền kinh tế của huyện

Tuy nhiên, nông nghiệp huyện Sóc Sơn phát triển vẫn còn manh mún, quy

mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụngkhông đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩmkhông ổn định Hơn nữa, sản phẩm lại chưa được chế biến sâu dẫn đến khả năngcạnh tranh kém

Việc đẩy mạnh đầu tư tài chính vào khu vực nông nghiệp nông thôn trên địabàn huyện để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn phát triển nhanh làhết sức cần thiết Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp một số đề xuất nâng caohiệu quả chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn, người viết đã lựa

chọn đề tài “Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu các vấn đề:

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn

- Các vấn đề cơ bản về nông nghiệp nông thôn, vai trò của nông nghiệp đốivới sự phát triển của đất nước, tầm quan trọng của các hoạt động tín dụng đối vớinông nghiệp nông thôn

- Các vấn đề thực tiễn trong chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tạihuyện Sóc Sơn

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách về tíndụng nông nghiệp nông thôn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận tập trung vào các nhiệm vụ:

-Tìm hiểu cơ sở cũng như thực tiễn thực hiện chính sách tín dụng đối vớikhu vực nông nghiệp nông thôn tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

-Đưa ra nhận xét về hiệu quả thực hiện chính sách tín dụng đối với khu vựcnông nghiệp nông thôn tại huyện Sóc Sơn

-Đóng góp một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách tíndụng nông nghiệp nông thôn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Các nội dung liên quan đến chínhsách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện SócSơn nói riêng và trên cả nước nói chung, lồng ghép vào đó các cơ sở lý thuyết để

Phạm vi thời gian: Do thời gian có hạn nên khóa luận chỉ tập trung nghiêncứu chính sách về tín dụng nông nghiệp nông thôn tại huyện Sóc Sơn trongkhoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017, trong đó tập trung vào giai đoạnnăm 2015 đến đầu năm đầu năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, lýthuyết khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâusắc về đối tượng Liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tíchtạo ra một hệ thông lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về đối tượng

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Sắp xếp các tài liệunghiên cứu theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất,cùng một hướng phát triển

Trang 11

- Phương pháp mô hình hóa: Nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gầngiống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đốitượng.

- Phương pháp giả thuyết: Đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau

đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng

- Phương pháp lịch sử: Đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển củađối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếpđối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng

- Phương pháp điều tra: Khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng đểphát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và xem xét lạinhững thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận cho thực tiễn và khoahọc

- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xemxét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài về chính sáchtín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn như:

- Hà Huy Hùng (2013), Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Nghệ An, Luận án tiến sĩ Kinh tế,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

Trang 12

- Hoàng Bá Đồng (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại

NHNo&PTNT Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.

- Võ Văn Lâm (2009), Đổi mới hoạt động tín dụng nông nghiệp nhằm phát

triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ

khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối

với nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Gia Lai, Luận văn

thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng,

Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chính sách tín dụng đối vớinông nghiệp nông thôn tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

6 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóaluận được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôntại huyện Sóc Sơn

Chương 2: Thực trạng chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn tạihuyện Sóc Sơn hiện nay

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôntại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ

NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Chính sách và chính sách công

Có nhiều cách phát biểu khác nhau về chính sách nhưng có thể tập hợp lạithành một khái niệm tổng quát như sau: Chính sách là những hành động ứng xửcủa chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằmđạt mục tiêu nhất định

Từ khái nhiệm chung về chính sách, chúng ta có thể đi đến khái niệm vềchính sách công như sau: Chính sách công là những hành động ứng xử của nhànước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằngnhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển

Khái niệm trên đây vừa bao hàm những đặc trưng của chính sách công là donhà nước ban hành để tác động đến các đối tượng thuộc cộng đồng một cách ổnđịnh Vừa thể hiện được bản chất của chính sách là công cụ định hướng của nhànước cho mọi hành vi xã hội đối với các quá trình phát triển Định hướng đóđược thể hiện qua thái độ đối xử với những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trongđời sống cộng đồng Để đạt được mục tiêu phát triển, trước hết chính sách phảitồn tại trong thực tế, nghĩa là nhà nước phải hành động thật sự bằng chính sách.Điều kiện tồn tại của một chính sách là tổng hòa được những hành động tích cựctheo định hướng chính trị của nhà nước nhằm tác động, giải quyết những vấn đề

Trang 14

nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển Điều kiện tồn tại đó được thể hiện bằngcách ứng xử của chủ thể quản lý nhà nước.

1.1.2 Chính sách tín dụng trong nông nghiệp

Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của nhà nước và các ngânhàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động củacán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng thuộc khu vực nôngnghiệp nông thôn

Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấptín dụng như: Quy mô thực hiện, lãi suất, kỳ hạn cho vay, cơ chế đảm bảo, cáckhoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác

Chính sách tín dụng trong nông nghiệp xác định những giới hạn áp dụngcho các hoạt động tín dụng, cũng như thiết lập những nguyên tắc thực hiện đặcthù nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng của khu vực này

Chính sách tín dụng trong nông nghiệp được đưa ra nhằm bảo đảm rằngmỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quyđịnh của pháp luật và đem lại tác động tích cực cho kinh tế nông nghiệp Chínhsách tín dụng trong nông nghiệp xác định:

+ Nhu cầu vay vốn tín dụng trong nông nghiệp;

+ Các đối tượng có thể vay vốn;

+ Phương thức quản lí các hoạt động tín dụng;

+ Những ràng buộc về tài chính;

+ Các sản phẩm tín dụng khác nhau có thể cung cấp;

Trang 15

+ Phương thức quản lí các danh mục cho vay;

+ Thời hạn và các điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau

1.2 Vai trò của tín dụng nông nghiệp nông thôn trong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

Tín dụng đối với nông nghiệp để đáp ứng các nhu cầu về nguyên, nhiên vậtliệu, chi phí sản xuất cho mùa vụ, trang bị máy móc, nông cụ, cải tiến sản xuấtcho đầu tư phát triển nông nghiệp, chi phí cho các hoạt động điều hành và duy trì

bộ máy của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Đó là các khoản tín dụng mà các tổ chức tín dụng cấp cho nông dân và các

tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, giống câytrồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phòng chốngdịch bệnh, chi phí ngày công lao động và nhiều chi phí khác

Về mặt hình thức, tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm cáckhoản vay trung, dài hạn để thực hiện các mục đích như cải tạo đồng ruộng, xâydựng chuồng trại chăn nuôi, trồng cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp dài ngày,xây dựng kho chứa, cơ sở chế biến, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, mua sắmmáy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn Vìvậy tín dụng nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triểnkinh tế Cụ thể:

- Tín dụng nông nghiệp góp phần hình thành thị trường tiền tệ ở nông thôn

và giữ vai trò trung gian thu hút vốn, tài trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp: Ở

nước ta nông thôn đang là thị trường rộng lớn, với dân số chiếm khoảng 73%,gồm hơn 12 triệu hộ nông dân Trong khi đó, chủ trương của Đảng và Nhà nước

là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Từ đó mà nảy sinh nhu

Trang 16

cầu vốn để nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất Cùng với đó là nhu cầu vốnđầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh của nông dân và các doanh để theo kịptốc độ vận động của thị trường Điều đó khiến cho các tổ chức tín dụng phải đẩymạnh hoạt động huy động vốn để cho các đối tượng có nhu cầu vay Nhu cầu đótrở thành cầu nối giữa tiết kiệm - tích luỹ - đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá

- Tín dụng nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn: Do thiếu vốn, cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm: Các ngành nghề truyền thống kémphát triển; trồng trọt chủ yếu là trồng lúa; chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủysản mới bước đầu phát triển; các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứngđược yêu cầu Vì vậy, tín dụng trong nông nghiệp nông thôn góp phần vàochuyển dịch cơ cấu kinh tế trên các mặt: Đầu tư cho công nghiệp phục vụ nôngnghiệp, nông thôn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ giới hoá; đầu tư vào pháttriển công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng như phânbón, xăng dầu, điện, máy móc, nông cụ; thu hút lao động từ khu vực nôngnghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Quá trình đó làm tăng khối liên kếtgiữa các khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo hài hoà, cân đối giữa nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ

- Tín dụng trong nông nghiệp giữ vai trò trung gian điều tiết giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành sản xuất khác: Tất cả các ngành sản xuất đều được

tiến hành theo những quy trình thời gian và chu kỳ cụ thể Trong chu kỳ sản xuất

đó, có lúc nhu cầu vốn tăng lên rất cao, có lúc lại giảm xuống Điều này đòi hỏi

có một sự điều tiết kịp thời giúp các nhà sản xuất giải toả phần vốn thừa và đápứng nhu cầu vốn bị thiếu Giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành sản xuất

Trang 17

khác cũng không nằm ngoài xu hướng đó, chính điều này đã nối kết sản xuấtnông nghiệp với các ngành sản xuất khác chặt chẽ hơn.

- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, trong nông nghiệp

đã hình thành nhiều hình thức hợp tác mới giữa nông dân với nông dân, giữanông dân với doanh nghiệp nông nghiệp, giữa nông dân với HTX, THT Trongcác mối quan hệ này, tín dụng đóng vai trò tích cực thông qua các việc như: Đầu

tư tạo nguồn nguyên liệu dưới hình thức cho vay ứng trước để mua giống, phânbón hoặc thức ăn chăn nuôi; đầu tư cho các nhà máy, cơ sở chế biến để đổi mới

và trang bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ chế biến nông sản; cho vay tạm ứng

để tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, giảm tổn thất và hỗ trợ xuất khẩu; cho vaytheo các dự án phát triển cây, con, các vùng chuyên canh, phục hồi các làng nghềtruyền thống Từ đó hình thành và củng cố các chuỗi liên kết giá trị khép kíntrong nông nghiệp từ khâu tiền sản xuất đến khâu cung ứng ra thị trường

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng trong nông nghiệp nông thôn

1.3.1 Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải được sự hỗ trợ và chịu sự quản lý của Nhà nước

Để hoạt động tín dụng được vận hành và phát triển tốt, Nhà nước tạo điềukiện thuận lợi về môi trường kinh doanh cho các tổ chức tín dụng như: Môitrường pháp lý, môi trường kinh tế, an ninh, trật tự xã hội, các yếu tố khoa học

kỹ thuật, thông tin thị trường; cung cấp yếu tố đầu vào (vốn), tạo ra thị trườngvới nhiều dịch vụ, sản phẩm mới để mở rộng các hoạt động tín dụng

Trang 18

Nhà nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển mạng lưới các tổchức tín dụng giúp các tổ chức này có điều kiện đi sâu khai thác tiềm năng huyđộng vốn cũng như cho vay để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò tham mưu cho Chính phủ và trựctiếp điều hành hệ thống các tổ chức tín dụng, tạo môi trường kinh doanh bìnhđẳng, có hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh tiêu cực trên thị trường

Bên cạnh sự hỗ trợ, Nhà nước còn thực hiện sự quản lý chặt chẽ về: Sự tuânthủ các chính sách, quy định pháp luật, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các địnhhướng phát triển chiến lược toàn ngành, các nghĩa vụ của tổ chức tín dụng vớiNhà nước cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia thị trường tín dụng

1.3.2 Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải thực hiện việc đầu tư phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, với bước đi về quy hoạch chung cũng như quy hoạch của từng vùng, từng địa phương

Quan điểm này đòi hỏi quá trình đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp,nông thôn nói riêng, cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung phải phù hợp trong

kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, phải nắm bắt được cơ cấu kinh

tế, mũi nhọn kinh tế đã được các cấp chính quyền địa phương nghị quyết hoátrên cơ sở các căn cứ khoa học Phải có các kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạnphù hợp với cơ cấu vốn, đảm bảo mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất Cụ thể:

- Ưu tiên đầu tư sản xuất những sản phẩm, hàng hoá đang có nhu cầu cao và

ổn định trên thị trường, hướng ra xuất khẩu

- Đầu tư vào những ngành nghề có khả năng thu hút thêm lao động, tạocông ăn việc làm tại chỗ

Trang 19

- Đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tính toán đến sự phát triểnhài hoà giữa các ngành nghề khác nhau Điều này rất tốt trong việc điều phối sửdụng các nguồn lực sản xuất giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sao chohợp lý, hiệu quả nhất.

- Ưu tiên đầu tư những ngành nghề dựa trên nguồn lực sẵn có của địaphương, tiết kiệm chi phí, vốn đầu tư, mang lại hiệu quả cao

- Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, các giá trị đáng quýtrong văn hóa nông thôn, phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng các ngànhnghề mới theo nhu cầu thị trường

1.3.3 Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải tác động tích cực đến quá trình cải thiện chất lượng và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn

Quan điểm này trên cơ sở tác động của tín dụng đối với những vấn đề:

- Góp phần làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn

- Góp phần cải biến cơ cấu và lượng tiêu dùng của dân cư nông thôn, tạo ra

sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quá trình tái sản xuất sức lao động,cải thiện chất lượng lao động

- Góp phần thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu về các mặt: Văn hoá, giáodục, y tế của dân cư nông thôn

- Góp phần cải thiện và phát triển các quan hệ xã hội tốt đẹp ở nông thôn,đẩy lùi các tập tục, tập quán tiêu cực và lạc hậu ở nông thôn, thông qua hoạtđộng của các tổ, hội và đoàn thể cơ sở

- Góp phần cải thiện môi trường xã hội, môi trường kinh tế và tự nhiên làmcho diện mạo nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc hơn

Trang 20

1.3.4 Tín dụng nông nghiệp nông thôn hướng vào hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp

Với quan điểm này, tín dụng đầu tư cho phát triển nông thôn và các lĩnhvực sản xuất trong nông nghiệp phải đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng, chủngloại nông sản, phục vụ tốt nhất cho tiêu dùng và xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh

tế thị trường phát triển Ngoài ra đầu tư tín dụng phải chú ý tới việc trang bị máymóc, thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại phục vụ cho nông nghiệp, nông thônphát triển một cách ổn định và bền vững

- Tín dụng nông nghiệp nông thôn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại,những công trình mang lại lợi ích kinh tế cao, thúc đẩy quá trình sản xuất hànghoá quy mô lớn ở nông thôn, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, góp phần

hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như giá trị sản phẩm

- Tín dụng nông nghiệp nông thôn phải tác động tích cực vào quá trìnhchuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua việc đầu tư nghiêncứu và ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứngyêu cầu của thị trường

1.4 Khái quát các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn đang được thực hiện hiện nay

Hiện nay, dưới góc độ các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật vàdưới luật được Đảng và Nhà nước ban hành liên quan đến lĩnh vực tín dụng chokhu vực nông nghiệp nông thôn, có thể liệt kê các văn bản chính sách sau:

- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ươngkhóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Trang 21

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ vềChương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyệnnghèo;

- Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinhdoanh xuất khẩu gạo;

- Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụngđầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách pháttriển thủy sản;

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ, thay thếNghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng chonông nghiệp nông thôn;

- Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ, sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP;

- Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chínhphủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

- Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tạingân hàng thương mại;

- Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chínhphủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảolãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chínhphủ (thay thế Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2010/

Trang 22

QĐ-TTg) về chính sách nhằm hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối vớinông sản, thủy sản;

- Thông tư số 20/2010/TT-NHNN, ngày 29/9/2010 của Ngân hàng Nhànước Việt Nam hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụchính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nôngnghiệp, nông thôn;

- Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/03/2012 của Bộ Tài chính hướngdẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP;

- Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính về việcquy định quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nôngthôn tập trung;

- Thông tư số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013 của Ủy ban Dân tộchướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg;

- Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhànước hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg;

- Thông tư (văn bản hợp nhất) số 15/VBHN-NHNN ngày 21/5/2014 củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về tín dụng nội bộ của Hợptác xã;

- Thông tư số 83/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài chính hướngdẫn về chế độ quản lý tài chính đối với Hợp tác xã;

- Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 quy định về chươngtrình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và

Trang 23

công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CPngày 05/3/2014 của Chính phủ;

Hệ thống các chính sách được liệt kê trên đây là tổng quan các quan điểmchỉ đạo và các chương trình cụ thể nhằm phát triển lĩnh vực nông nghiệp nôngthôn mà có liên quan đến hoạt động tín dụng Đó là các chỉ đạo về hỗ trợ, chovay, thành lập quỹ hoặc các chỉ đạo về điều chỉnh quy trình hay phương thức củahoạt động cho vay và thu hồi nợ tín dụng Các chính sách đã tác động đến hầuhết các thành phần tham gia vào hoạt động nông nghiệp như hộ nông dân trồngtrọt, chăn nuôi, trồng rừng, đánh bắt thủy sản, hải sản, làm muối, các hợp tác xã,

tổ hợp tác, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản và cung ứng dịch vụnông nghiệp, các cơ quan quản lý và cấp chính quyền địa phương Các chươngtrình lớn đều đã có các thông tư hướng dẫn cụ thể và đang được triển khai thựchiện Một số chương trình sau một thời gian thực hiện đã có sự điều chỉnh, thaythế cho phù hợp với thực tiễn

1.5 Mô tả hệ thống tín dụng nông nghiệp nông thôn hiện nay

Hệ thống tín dụng nông nghiệp nông thôn hiện nay có thể chia thành hainhóm chính thức và phi chính thức Trên thế giới, ở các nước đang phát triển, hệthống tổ chức tín dụng luôn cùng tồn tại song hành tại hai khu vực này [10, 17]Khu vực tài chính phi chính thức ước tính chiếm từ 30% đến 80% nguồn cungtín dụng nông thôn, trong khi chưa đến 5% nông dân ở châu Phi, 15% ở châu Mỹ

La Tinh, và 25% ở châu Á tiếp cận được với tín dụng chính thức [10, 2] Các tổchức tín dụng thuộc khu vực chính thức hoạt động dưới sự chi phối của luậtpháp, pháp lệnh ngân hàng và các cơ quan giám sát [8, 21]

Trang 24

Ở Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp lý nào quy định thế nào là tín dụngchính thức hay tín dụng phi chính thức, nhưng cũng như trên thế giới, thị trườngtín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức vẫn luôn cùng tồn tại [9, 1]

Trong khóa luận này, khái niệm “tín dụng chính thức” được hiểu là tín dụngđược cung cấp bởi các tổ chức tín dụng hoạt động dưới sự chi phối trực tiếp bởiLuật các Tổ chức tín dụng Ngược lại, các khoản tín dụng được cung cấp bởi các

tổ chức hoạt động không chịu sự chi phối trực tiếp của Luật các Tổ chức tíndụng thì được hiểu là khu vực tín dụng phi chính thức

Trang 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, khóa luận đã đề cập đến các nội dung sau:

- Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản và khái niệm liên quan đến đề tài;

- Đề cập các cơ sở lý thuyết về vai trò của tín dụng nông nghiệp nông thôntrong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như sự cần thiết phải quantâm phát triển lĩnh vực này;

- Tìm hiểu và trình bày các quan điểm của Đảng và Nhà nước hiện nay vềvấn đề phát triển tín dụng trong nông nghiệp nông thôn;

- Khái quát các chính sách tín dụng liên quan đến nông nghiệp nông thôn và

mô tả hệ thống tín dụng nông nghiệp đang hoạt động hiện nay trong nền kinh tế.Qua nội dung đã đề cập trong Chương 1, người viết cho rằng:

- Tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn đóng vai trò rất quan trọngtrong sự phát triển của đất nước, bao gồm các vai trò giúp hình thành thị trườngtiền tệ ở nông thôn, giữ vai trò trung gian thu hút vốn, tài trợ vốn cho sản xuấtnông nghiệp; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúcđẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn; là trung gian điều tiết giữa sản xuất nôngnghiệp với các ngành sản xuất khác; góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tậptrung sản xuất Vì vậy cần có chính sách phát triển lĩnh vực này

- Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều quan tâm chỉ đạo và ban hành cácchính sách cụ thể để phát triển tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn

- Hệ thống tín dụng nông nghiệp cho nông nghiệp nông thôn hoạt động rất

đa dạng với nhiều hình thức khác nhau và có thể phân biệt thành hai nhóm chínhthức và phi chính thức, căn cứ trên Luật các Tổ chức tín dụng

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI HUYỆN SÓC SƠN HIỆN NAY

2.1 Khái quát một số đặc điểm của huyện Sóc Sơn hiện nay

2.1.1 Đặc điểm địa lý hành chính, điều kiện tự nhiên

Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc vàKim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và PhúThọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Khi ấy huyện Sóc Sơnvẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn Xuân Hòa và 29 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn,Cao Minh, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình,Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phú Cường, Phù Linh,Phù Lỗ, Phú Minh, Phúc Thắng, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh,Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Ngọc Thanh,Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng về huyện Mê Linh quản lý (sau 5 đơn vịhành chính này trở thành thị xã Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc) Huyện Sóc Sơncòn lại 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ,Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù

Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, TiênDược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu

Trang 27

Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Sóc Sơn, gồm 54 ha diện tích

tự nhiên với 335 nhân khẩu của xã Phù Linh và 26 ha diện tích tự nhiên với 284nhân khẩu của xã Tiên Dược Như vậy, huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn và 25 xã, giữ

ổn định cho đến nay

Huyện Sóc Sơn có diện tích đất tự nhiên 306,5 km2, trong đó: Đất sản xuấtnông nghiệp là 13.559 ha, đất lâm nghiệp là 4.557 ha Địa hình của huyện là bánsơn địa, thuộc vùng trung du phía Nam dãy Tam Đảo, cao trung bình từ 8 - 20m.Phía Bắc và Tây Bắc là khu vực đồi núi Huyện có các sông như sông Cầu, sông

Cà Lồ và nhiều hồ, đầm Toàn huyện có 25 xã, 1 thị trấn được chia thành 3 khuvực: 9 xã đồi gò, 8 xã vùng trũng và 8 xã vùng giữa

Về khí hậu, Sóc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình,

có một mùa nóng và một mùa lạnh, mùa đông thỉnh thoảng có đợt rét đậm vàkéo dài Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 0C, độ ẩm tương đối trung bìnhtrong năm là 82%, lượng mưa trung bình 1870 mm/năm

Hướng gió thịnh hành xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 02 là gió mùa ĐôngBắc, hướng gió chính từ tháng 5 đến tháng 7 là gió mùa Đông Nam và Tây Nam

2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội

Sóc Sơn là đầu mối giao thông quan trọng ở phía bắc của Thủ đô Hà Nộivới nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; Quốc

lộ 18, đường Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - TháiNguyên, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đặc biệt Sóc Sơn có Cảng hàng khôngQuốc tế Nội Bài là đầu mối giao thông lớn, quan trọng của quốc gia

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện phát triểntương đối ổn định, tăng đều ở mức 7,69 %/năm, cao hơn so với bình quân chung

Trang 28

của cả nước (bình quân cả nước 5,6 %); trong đó, công nghiệp tăng 8,1 %/năm,dịch vụ tăng 10,9 %/năm, nông nghiệp tăng 3,3 %/năm.

Trong giai đoạn 2010-2015, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng côngnghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (Công nghiệp 45% - Dịch vụ 43% - Nông nghiệp12% so với giai đoạn 2006 - 2010 là 54,2% - 27,4% - 18,4%) Hạ tầng kỹ thuật,

hạ tầng xã hội phát triển mạnh, an sinh xã hội được bảo đảm tốt, giáo dục, vănhóa, y tế, được tập trung đầu tư và có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh,công tác quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, giao thông, bảo vệ môitrường được quan tâm, tăng cường, nông nghiệp và hạ tầng nông thôn được chútrọng đầu tư; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chínhđược triển khai quyết liệt, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng, quân sự đượccủng cố, trật tự xã hội được bảo đảm Các nhiệm vụ trọng tâm đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt huyện [6, 7]

2.2 Thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn khu vực chính thức

2.2.1 Hệ thống tổ chức

Tín dụng chính thức được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng có chức năng

rõ ràng và được xây dựng trên cơ sở pháp luật Theo Luật các Tổ chức tín dụng

số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc hội, tổ chức tín dụng bao gồm: i)Ngân hàng; ii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; iii) Tổ chức tài chính vi mô; iv)

Quỹ tín dụng nhân dân; v) Ngân hàng hợp tác xã (chi tiết trong Phụ lục 1)

Trong thực tế, tín dụng chính thức chủ yếu được cung cấp bởi các ngânhàng thương mại, ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) vàQuỹ tín dụng nhân dân (QTDND)/Ngân hàng hợp tác xã Chỉ tính riêng ba tổ

Trang 29

chức VBARD, VBSP và QTDND đã kiểm soát khoảng 70% tổng mức tín dụngcủa thị trường (Ngân hàng thế giới, 2000).

- Hệ thống VBARD có mạng lưới rộng khắp, đến các chi nhánh cấp huyện,chỉ một số ít chi nhánh đến cấp xã Vì thế, việc cung cấp tín dụng đến các hộnghèo, người đối tượng yếu thế ở các xã có điều kiện chưa phát triển còn hạnchế

- VBSP cung cấp tín dụng với lãi suất thấp thông qua hình thức các chươngtrình tín dụng vi mô cho người nghèo nông thôn không đủ điều kiện cho cáckhoản vay cá nhân vì tài sản thế chấp hạn chế Hoạt động của VBSP tập trungvào cho vay hộ nghèo, thông qua hợp tác chặt chẽ với chính quyền và các tổchức đoàn thể địa phương trong thủ tục cho vay

- Các QTDND thực hiện huy động tiết kiệm và cho vay đối với các thànhviên của quỹ Tuy nhiên, mạng lưới QTDND chủ yếu hiện diện ở các xã cónhiều hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, vì vậy, QTDNDthường bị hạn chế trong việc cung cấp tín dụng vi mô đến các khu vực khó khăntrong huyện

2.2.2 Kết quả hoạt động

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn có nhiều quan tâmnhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, điển hình

là Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Trên cơ sở

đó, các cấp quản lý và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã ban hành nhiềuchính sách cụ thể để hướng tín dụng vào khu vực nông nghiệp nông thôn tạithành phố Hà Nội nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng Cụ thể như sau:

Trang 30

Tập trung dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn

Để ưu đãi tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Nhà nướcchi nhánh Hà Nội đã áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn để hướng dòng vốn tín dụng vàonông nghiệp (theo Thông tư số 20/2010/TT-NHNN, ngày 29/9/2010) Cụ thểmức giảm dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại:

 Tỷ trọng dư nợ nông nghiệp từ 70% trở lên: Bằng 1/20 mức dự trữbắt buộc quy định;

 Tỷ trọng dư nợ nông nghiệp từ 40-70%: Bằng 1/5 mức dự trữ bắtbuộc quy định

- Áp sàn dư nợ tín dụng nông nghiệp phải đảm bảo không thấp hơn 20%tổng dư nợ tín dụng hàng năm của các ngân hàng thương mại

- Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới tại các vùngkhó khăn, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn trong huyện phù hợp với điều kiệnthực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất – kinh doanh trong lĩnhvực nông nghiệp nông thôn: Năm 2012 cho phép mở 10 chi nhánh; năm 2013cho phép mở khoảng 20 chi nhánh và nhiều phòng giao dịch trên các địa bàntrong huyện

Kết quả là tín dụng của hệ thống ngân hàng luôn có tỷ trọng của tín dụngcho ngành nông nghiệp dao động ở mức xung quanh 10%, gia tăng bình quântrên 10% năm Năm 2010, dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nôngthôn trên cả huyện đạt xấp xỉ 281 tỷ đồng đã tăng lên đến khoảng 605 tỷ đồngvào tháng 12 năm 2016 Vốn tín dụng nông nghiệp chiếm trong tổng tín dụng

Trang 31

của toàn ngành khoảng 18-19%, nếu cộng cả dư nợ của VBSP huyện Sóc Sơn thìchiếm khoảng 20-22%.

Bảng 2.1: Dư nợ 05 lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2013-2016 tại huyện Sóc Sơn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội

Hỗ trợ vay qua các chương trình tín dụng mục tiêu

Theo đó mỗi chương trình tín dụng cho vay đều có chính sách cụ thể, đượctính toán với khối lượng vốn nhất định, mức lãi suất, thời hạn cho vay và đốitượng vay (bao gồm sản phẩm của sản xuất nông nghiệp và đối tượng kháchhàng thụ hưởng) Các chính sách và chương trình tín dụng mục tiêu cho nông

nghiệp nông thôn gồm (chi tiết nội dung chính sách trong Phụ lục 2):

- Chính sách tín dụng đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (Văn bản số1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch (Quyết định số68/2013/QĐ-CP và Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014hướng dẫn của NHNN);

Trang 32

- Chính sách cho vay đối với ngành lúa, gạo: Chương trình cho vay thu mualương thực xuất khẩu (Nghị định số 109/2010/NĐ-CP); Chương trình thumua lúa tạm trữ nhằm bình ổn giá đối với người nông dân;

- Chính sách thí điểm cho vay theo chuỗi theo Quyết định số NHNN ngày 28/5/2014 quy định về chương trình cho vay thí điểm đối vớicác mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuấtnông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ

1050/QĐ Chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định số 89/2015/NĐ1050/QĐ CP, sửa đổiNghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách pháttriển thủy sản

Mở rộng đối tượng vay vốn tín dụng

Chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại huyện Sóc Sơn hướng đếnnhiều đối tượng khách hàng khác nhau gồm doanh nghiệp, HTX/ THT nông dân;

cá nhân, hộ gia đình, trang trại sản xuất nông nghiệp Cụ thể:

- Chính sách tín dụng nông nghiệp đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác (Chi tiết nội

dung chính sách trong Phụ lục 3):

 Được hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi khi các HTX đại diện hộ nôngdân trong huyện ký hợp đồng liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụsản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp theo Quyết định số1050/QĐ-NHNN;

 HTX được vay ưu đãi nhằm sản xuất nông nghiệp theo mô hình liênkết theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP;

Trang 33

 HTX được hỗ trợ tín dụng ưu đãi để thực hiện hoạt động, dự án giảmtổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg;

 HTX được hỗ trợ vay vốn ngân hàng và hỗ trợ lãi suất vay vốn đểtrang bị mới phương tiện khai thác thủy sản;

 HTX được hỗ trợ vay vốn đầu tư ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triểnHTX (được thành lập theo Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg)

- Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nông nghiệp (chi tiết nội dung chính

sách trong Phụ lục 4):

 Doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn tín dụng tại các ngân hàngthương mại trong huyện, nguồn hỗ trợ từ Quỹ bảo lãnh tín dụng tạicác địa phương theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg;

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi từ Quỹ phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 601/QĐ-TTg;

 Doanh nghiệp được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo Nghịđịnh số 75/2011/NĐ-CP và Thông tư số 35/2012/TT-BTC;

 Doanh nghiệp xuất khẩu được vay vốn hỗ trợ xuất khẩu của Nhànước quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP và Thông tư số54/2013/TT-BTC;

 Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội bảo lãnh tín dụngcho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của các ngân hàng thươngmại trong huyện để thực hiện dự án đầu tư theo Quyết định số03/2011/QĐ-TTg

- Đối tượng cá nhân, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh sản xuất nông nghiệp

dù ngoài địa bàn huyện cũng được hưởng chính sách tín dụng cho nông nghiệp

Ngày đăng: 03/11/2017, 20:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình Chính (2014), Nghiên cứu chính sách và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chính sách và giải pháp hỗ trợdoanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đình Chính
Năm: 2014
2. Lại Xuân Môn (2016), Tác động của vốn tín dụng đến phát triển nông nghiệp và giải quyết việc làm cho nông dân, Đề tài khoa học công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của vốn tín dụng đến phát triển nôngnghiệp và giải quyết việc làm cho nông dân
Tác giả: Lại Xuân Môn
Năm: 2016
5. OXFAM (2015), Báo cáo GROW về liên kết nông dân, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo GROW về liên kết nông dân
Tác giả: OXFAM
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
Năm: 2015
7. CIEM (2015), Growth, Structural Transformation and Rural Change in Vietnam: A Rising Dragon on the Move, Evidence from the Vietnam Access to Resources Household Surveys (VARHS) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth, Structural Transformation and Rural Change inVietnam: A Rising Dragon on the Move
Tác giả: CIEM
Năm: 2015
8. Ledgerwood, J. (1999), Microfinance Handbook: An Institutional and Financial Perspective, The Word Bank, Washington D.C Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microfinance Handbook: An Institutional andFinancial Perspective
Tác giả: Ledgerwood, J
Năm: 1999
9. McCarty, A. (2011), Microfinance in Vietnam: A survey of schemes and issues, Department for International Development (DFID) and the State Bank of Vietnam (SBVN), Hanoi, Vietnam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microfinance in Vietnam: A survey of schemes andissues
Tác giả: McCarty, A
Năm: 2011
10.S. Tilakaratna (1996), Credit schemes for the rural poor: Some conclusion and lessons from practice, Issues in Development Discussion Paper 9, International Labour Organization Sách, tạp chí
Tiêu đề: Credit schemes for the rural poor: Some conclusionand lessons from practice
Tác giả: S. Tilakaratna
Năm: 1996
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 69/2013/QH13 ngày 29/11/2013 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 Khác
4. Phạm Vũ Lửa Hạ (2006), Phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam Khác
6. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (2016), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w