Chuyên viên biệt phái inpatriate có thể được hiểu là công dân của nước trụ sở công ty đa quốc gia và đang làm việc tại công ty này được chuyển đến các nước khác để làm việc trong một côn
Trang 2MỤC LỤC
1 GIỚI THIỆU VỀ SAMSUNG ELECTRONICS
Samsung Electronics Co., Ltd là công ty điện tử đa quốc gia Hàn Quốc
có trụ sở đặt tại Suwon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc Nó là công ty con hàng đầu của Samsung Group và đã trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu từ năm 2009 Samsung Electronics có nhiều nhà máy lắp ráp và mạng lưới bán hàng trên 88 quốc gia và số nhân viên lên đến 370.000 người (tính đến năm 2013)
Samsung Electronics từ lâu đã là nhà sản xuất lớn về điện tử như pin lithium-ion, bán dẫn, chip, bộ nhớ và đĩa cứng cho đối tác như Apple, Sony, HTC
và Nokia
Trong những năm gần đây, công ty đã đa dạng hóa hàng điện tử tiêu dùng
Đó là trở thành nhà sản xuất thiết bị di động và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, thúc đẩy sự phổ biến của công ty là dòng thiết bị Samsung Galaxy Công ty cũng cung cấp các loại máy tính bảng, đặc biệt là bộ sưu tập Samsung Galaxy
Trang 3Tab chạy hệ điều hành Android, và dòng máy tính bảng tiên phong trên thị trường
là dòng thiết bị Samsung Galaxy Note
Samsung Electronics được xem là nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất thế giới từ năm 2002, nhà sản xuất truyền hình lớn nhất thế giới từ năm 2006, và nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới từ năm 2011 Samsung Electronics là một phần quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc
Samsung Electronics là một công ty theo hướng chiều lòng người tiêu dùng Do đó, công ty này thường xuyên biệt phái các chuyên viên thiết kế và kỹ
sư đến các phòng thí nghiệm ở New Jersey, Seoul… để phân tích mong muốn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mới
Năm 1994, Samsung bắt đầu bước chân vào Việt Nam bằng việc lập nhà máy liên doanh với doanh nghiệp (DN) trong nước có tên gọi Savina, chuyên sản xuất hàng điện tử, điện lạnh… chủ yếu phục vụ thị trường nội địa
Tháng 1-1995, nhà máy sản xuất đầu tiên của Samsung ở Việt Nam đặt tại quận Thủ Đức, TP HCM chính thức đi vào hoạt động
Nếu Savina được thành lập từ làn sóng đầu tư thứ nhất thì dự án tiếp theo với 100% vốn ngoại của Samsung là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được xem là làn sóng đầu tư điện tử thứ hai ở Việt Nam Trong khi Savina thời điểm 1994 có vốn đầu tư 11,8 triệu USD thì dự án SEV ở Bắc Ninh
có tổng mức đầu tư ban đầu lên tới 670 triệu USD (hoạt động từ tháng 10-2009) Đến năm 2012, Samsung nâng tổng mức đầu tư đăng ký SEV lên 2,5 tỉ USD và phát triển thành khu tổ hợp công nghệ cao sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới
2 CHUYÊN VIÊN BIỆT PHÁI VÀ NGƯỜI HỒI HƯƠNG
2.1 Khái niệm:
Trang 4Chuyên viên biệt phái (inpatriate) có thể được hiểu là công dân của nước trụ sở công ty đa quốc gia và đang làm việc tại công ty này được chuyển đến các nước khác để làm việc trong một công ty con hoặc các loại hình như liên minh, liên doanh,… của công ty đa quốc gia với khoảng thời gian hơn một năm
Khi những chuyên viên viên biệt phái hoàn thành công việc và trở về công
ty mẹ thì họ được gọi là những người hồi hương
2.2 Mục đích:
Việc cử chuyên viên biệt phái từ trụ sở chính của công ty đa quốc gia sang công ty con ở nước ngoài nhằm 2 mục đích “ định hướng nhu cầu” và “định hướng học tập”
Các mục đích theo nhu cầu bao gồm việc sử dụng các chuyên viên biệt phái như các nhà quản trị cấp cao, để giúp các công ty con khởi nghiệp và giới thiệu sản phẩm mới, để chuyển giao công nghệ, giải quyết các vấn đề, để thực hiện các công việc chức năng như kế toán, bán hàng, sản xuất và để quản lý tổ chức Các mục đích theo hướng học tập bao gồm phát triển quản lý (của cả hai kỹ năng kinh doanh quốc tế và kỹ năng quản lý chung cho cả PCN và HCN), chuyển giao kiến thức và định hướng hòa đồng cho nhân viên địa phương phù hợp với văn hóa và giá trị của công ty
Một số mục đích theo nhu cầu đang được chuyển đổi để chuyển giao vĩnh viễn hoặc những gì thường được gọi là nội địa hóa
2.3 Các chính sách ưu đãi trong quá trình làm chuyên viên biệt phái
Chính sách ưu đãi hiệu qủa và công bằng đặc biệt quan trọng đối với chuyên viên biệt phái Đối với chuyên viên biệt phái thì tổng thu nhập của họ bao gồm lương cơ bản, phúc lợi, trợ cấp và tiền thưởng
Trang 5- Lương cơ bản: Là số tiền mà một nhân viên nhận được ở chính quốc Ở các nước khác nhau mức lương cơ bản khác nhau
- Phúc lợi: Bao gồm bảo hiểm y tế, an ninh xã hội, trợ cấp hưu trí, chi phí nghỉ hè và nghỉ phép cho nhà quản trị và gia đình họ
- Trợ cấp: là phần thu nhập do có những thay đổi về môi trường sống và làm việc
- Trợ cấp chi phí sinh hoạt bao gồm: Trợ cấp thanh toán cho sự chênh lệch
về chi phí sinh hoạt giữa chính quốc và nơi công tác ở hải ngoại như trợ cấp chi phí dịch chuyển công tác, nhà ở, giáo dục cho con của nhân viên quản lý và trợ cấp khó khăn đặc biệt của nơi công tác
-Trợ cấp chênh lệch về mức giá cả: Thông thường tổng thù lao là khác nhau đối với các nhà quản lý ở các doanh nghiệp khác nhau do một số lý do mà rất khó xác định mức thù lao phù hợp Trước hết, cần xem tác động của giá sinh hoạt, bao gồm những yếu tố như giá thực phẩm, ăn nhà hàng, quần áo, nhà ở, chi phí học hành, chăm sóc sức khoẻ, đi lại và điện nước Ở một số nước, giá cả tiêu dùng đắt
đỏ hơn các nước khác Hơn thế nữa, trong cùng một nước nhất định thì chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn cũng khác xa so với các tỉnh lẻ và các vùng quê Hầu hết các doanh nghiệp chi thêm vào lương cho các nhà quản lý ở nước ngoài
rẻ hơn trong nước, các doanh nghiệp vẫn phải trang trải các khoản chi phí khác của các nhà quản lý ở nước ngoài
- Trợ cấp chuyển dịch công tác Thường gồm các chi phí đi lại, chi phí gửi hàng và giữ hàng cá nhân nhà quản trị khi đi công tác
Trang 6- Trợ cấp về nhà ở: là các chi phí liên quan đến thuê nhà ở.
- Trợ cấp giáo dục cho con của nhân viên quản lý: Một mối quan tâm lớn của các nhà quản lý khi đi công tác xa là chất lượng giáo dục của địa phương Trong nhiều trường hợp, con em họ không thể đến các lớp học ngay vì chúng không nói được tiếng địa phương Khi đó hầu hết các doanh nghiệp phải chi trả cho việc giáo dục ở các trường tư
- Trợ cấp khó khăn: là trợ cấp đặc biệt dành cho những người đi công tác ở vùng có khó khăn đặc biệt như ở các nước kinh tế đang phát triển, các nước có chiến tranh hoặc nền an ninh xã hội không bảo đảm Khoản trợ cấp khó khăn được tính theo tỉ lệ với lương cơ bản, nói chung khoảng 15-20%
- Thưởng và ưu đãi về thuế: Các doanh nghiệp thường đưa ra những ưu đãi cho các vị trí quản lý để họ chấp nhập những cương vị công tác ở các chi nhánh nước ngoài Hình thức phổ biến nhất là tiền thưởng, có thể dưới hình thức trả tiền một lần hoặc thêm vào lương trả hàng kỳ
Các nhà quản lý còn có thể bị lôi cuốn bởi một yếu tố có liên quan đến thu nhập khác đó là thuế thu nhập Chẳng hạn chính phủ Mỹ cho phép các công dân làm việc ở nước ngoài không phải đóng thuế thu nhập từ phần thu nhập ở nước ngoài, thậm chí ngay cả khi khoản thu nhập đó ở nước không đánh thuế thu nhập
2.4 Các vấn đề thường gặp phải sau khi hồi hương
Những người làm việc ở nước ngoài khi hết nhiệm kỳ công tác và trở về nước có thể phải trải qua một quá trình khó khăn khi hồi hương vì các lý do như thay đổi vị trí công tác và mức sống Các nhà quản lý khi quay trở về, thường không còn vị trí xứng đáng nào dành cho họ, hoặc chỉ còn những vị trí mang tính
Trang 7dự bị chờ họ tại văn phòng trụ sở của doanh nghiệp Hoặc họ cảm thấy họ không thể sử dụng những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong thời gian công tác ở nước ngoài hay phải thay đổi lối sống văn hoá đã quen thuộc ở nước ngoài Ví dụ nhà quản trị người Nhật hoàn thành nhiệm kỳ công tác ở Mỹ trở về, họ sẽ không thoải mái khi phải thay đổi nếp sống họ đã quen thuộc trong xã hội hiện đại và tự do ở
Mỹ Những người làm việc ở nước ngoài đã thành công trong việc thích ứng với những nền văn hoá mới, sau một số năm lại phải trải qua một quá trình gọi là cú sốc văn hoá nghịch đảo Đó là quá trình tâm lý khó khăn để thích nghi lại với nền văn hoá của nước xuất thân Thường thì các doanh nghiệp không biết làm thế nào
để sử dụng được thế mạnh của những cán bộ đã hoàn thành nhiệm vụ ở các chi nhánh nước ngoài như sự hiểu biết về khả năng thích nghi với một nền văn hoá khác, kinh nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài Thực tế nhiều người làm việc
ở nước ngoài thường xa rời các hoạt động của công ty ở quê hương của mình trong vòng một số năm, do vậy sau khi trở về họ gặp nhiều khó khăn trong việc hoà nhập lại với văn hoá của doanh nghiệp
Thường trong thời gian công tác ở nước ngoài, những cán bộ quản lý được hưởng mức phụ cấp rộng rãi, khi hồi hương họ cảm thấy thu nhập bị giảm đi vì không còn những khoản trợ cấp đó Hơn thế, những người trong gia đình và con cái họ cũng thường gặp khó khăn khi phải rời bỏ nền văn hoá mà họ đã thích nghi
để trở về
Trên đây, chúng ta chỉ nghiên cứu sự hồi hương của cán bộ quản lý đã hoàn thành nhiệm vụ và hết nhiệm kỳ công tác Tuy nhiên trên thực tế, cán bộ phải hồi hương còn do họ sốc về văn hoá, không thích nghi được với nền văn hoá mới, hoặc làm việc không hiệu quả mà doanh nghiệp quyết định phải thay thế, hoặc là
do các lý do liên quan đến gia đình họ
Trang 8Để giảm thiểu những khó khăn cho nhà quản lí khi hồi hương thì việc xây dựng nên những chương trình hướng nghiệp là vô cùng quan trọng Doanh nghiệp nên có kế hoạch và hợp đồng với nhà quản trị trước khi họ đi công tác ở hải ngoại
về quyền lợi và vị trí công việc khi họ hồi hương Như vậy, nhà quản trị sẽ yên tâm công tác vì họ nhìn thấy tương lai nghề nghiệp của họ khi hoàn thành công tác ở nước ngoài, biết những vấn đề cơ bản của một nền văn hoá nhất định, nơi
mà doanh nghiệp dự định thành lập chi nhánh mới Khi doanh nghiệp đã tham gia kinh doanh quốc tế nhiều hơn, khả năng tiếp xúc với văn hoá giữa các quốc gia thường xuyên hơn thì yêu cầu hiểu biết văn hoá quốc tế của các nhân viên cũng được nâng lên tương ứng
2.5 TÌNH HUỐNG
Ông Lee Huyn Yong, 32 tuổi- nhóm trưởng của một nhóm kinh doanh trong bộ phận kinh doanh của công ty Samsung Electronics được 5 năm, đã đưa
ra nhiều chiến lược kinh doanh giúp công ty thu được nhiều lợi nhuân Vào tháng 4/2014 ông được cử làm chuyên viên biệt phái sang Việt Nam làm việc và giữ chức vụ quản lý bộ phận kinh doanh chi nhánh tại Việt Nam Công việc của ông ở Việt Nam đó là tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng, đưa ra các chiến lược sản phẩm, phân phối đến gần với khách hàng Việt Nam hơn Sau một thời gian biệt phái tại Việt Nam thì vào tháng 8/2016, ông Lee Huyn Yong quay về nước do hết thời gian biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình Khi quay về thì trụ sở chính tại Hàn đã đủ các vị trí quản lí nên đã đặt ra cho công ty một tình huống khó xử Ban quản trị nhân sự đã phải họp bàn về vấn đề này Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến về việc bố trí công việc được đưa ra:
Giữ nguyên vai trò nhóm trưởng trước đây của ông tại Hàn
Giữ nguyên chức vụ quản lí bộ phận kinh doanh như ở Việt Nam
Thăng chức cho ông lên làm trưởng phòng kinh doanh
Trang 9Các ý kiến đưa ra đã làm phần nào làm khó ban quản trị nhân sự Do đó việc phân tích ưu, nhược điểm mà các cách giải quyết mang lại sẽ giúp ban quản trị nhân sự tìm được phương pháp giải quyết thoả đáng nhất cho hoạt động bố trí công việc của ông Lee Huyn Yong
2.5.1 Trường hợp 1:
Giữ nguyên vai trò nhóm trưởng trước đây của ông tại Hàn
Ưu điểm:
Không gây ra khó khăn trong việc sắp xếp vị trí mới cho các vị trí quản lí hiện tại ở trụ sở chính
Tạo điều kiện để ông Lee Huyn Yong có cơ hội thích nghi, tiếp xúc nhiều hơn với các đồng nghiệp trước đây và phong cách làm việc tại Hàn sau một khoảng thời gian đã quen với phong cách làm việc tại Việt Nam
Nhược điểm:
Công ty sẽ phải sắp xếp một nhóm kinh doanh mới trong bộ phận kinh doanh với nhóm trưởng là ông Lee Hyun Yong và các thành viên trong nhóm sẽ là những người trước đây từng làm việc với ông Những người này đã được điều sang các nhóm khác làm việc trong thời gian ông Lee Hyun Yong đi biệt phái, nên khi quay trở lại làm việc với nhau họ sẽ phải mất một khoảng thời gian để thích nghi, hoà hợp lại trong cách làm việc
Tạo sự không công bằng đối với thời gian và công lao mà ông Lee Hyun Yong làm việc tại Việt Nam => gây hiệu ứng không tốt đối với những nhân viên khi được cử làm chuyên viên biệt phái
2.5.2 Trường hợp 2:
Giữ nguyên chức vụ quản lí kinh doanh như ở Việt Nam
Ưu điểm:
Trang 10Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam với chức vụ quản lí, ông Lee Hyun Yong đã có kinh nghiệm, năng lực để thay đổi, sáng tạo cách thức quản lí mới tại đây
Ông Lee Hyun Yong có cả kinh nghiệm làm việc tại môi trường trong nước lẫn môi trường làm việc nước ngoài, có khả năng thích nghi nhanh chóng, linh hoạt nếu có sự thay đổi các yếu tố vi mô, vĩ mô
Nhược điểm:
Khó cho việc sắp xếp vị trí cho quản lí bộ phận kinh doanh hiện tại ở trụ sở chính, nếu giải quyết không thỏa đáng thì gây ra nhiều mâu thuẫn và bất đồng cho nhân viên tại tập đoàn
Ông Lee Hyun Yong có thời gian dài quản lí tại Việt Nam, khi trở về Hàn với vai trò quản lí, nếu ông áp dụng cách quản lí của mình tại Việt Nam thì chưa chắc đã đem lại hiệu quả khi áp dụng tại Hàn, do môi trường làm việc giữa các nước sẽ có sự khác nhau nhất định
2.5.3 Trường hợp 3:
Thăng chức cho ông lên làm trưởng phòng kinh doanh
Ưu điểm:
Việc thăng chức giúp ông Lee Hyun Yong cảm thấy được công ty coi trọng công sức làm việc trong suốt quãng thời gian ở Việt Nam
Tạo động lực cho các nhân viên khác trong công ty khi được cử đi biệt phái
Đã có sẵn kinh nghiệm làm việc trong và ngoài nước với vai trò là nhóm trưởng và quản lý, ông Lee Hyun Yong có khả năng lãnh đạo và ứng phó với các đối tác, tình huống xảy ra trong nước lẫn nước ngoài
Nhược điểm:
Đôi khi là không công bằng với những người có cùng năng lực lãnh đạo, chuyên môn nhưng chưa có cơ hội được đi biệt phái
Trang 11Nếu quá phụ thuộc phong cách quản lý như khi ở Việt Nam để áp dụng cho công việc ở trụ sở chính tại Hàn chưa chắc đã đem lại hiệu quả Nên để cho ông
có thêm một khoảng thời gian làm quen lại với phong cách làm việc của Hàn Quốc và thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc tại trụ sở chính trong thời gian ông đi biệt phái tại chi nhánh ở Việt Nam
3 PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:
Sau khi phân tích cụ thể ưu, nhược điểm của từng trường hợp, ban nhân sự
đã đưa ra quyết định rằng sẽ bố trí công việc cho ông Lee Hyun Yong như trường hợp 1 nêu trên
Bởi theo luật thì chuyên viên biệt phái đã đươc hưởng các phúc lợi trong quá trình đi công tác nước ngoài (mục II.3) Tuy nhiên công ty vẫn có thể tạo các điều kiện thuận lợi cho ông trong quá trình làm việc Điều này là hoàn toàn thoả đáng vì ông Lee Hyun Yong đã đóng góp rất nhiều cho công ty trong thời gian biệt phái ở nước ngoài
Bên cạnh đó, công ty sẽ tăng mức lương cho ông Lee Hyun Yong Mức lương này sẽ cao hơn so với những nhân viên ở cùng vị trí nhóm trưởng như ông Điều này là hoàn toàn thoả đáng vì ông Lee Hyun Yong đã đóng góp rất nhiều cho công ty trong thời gian biệt phái ở nước ngoài Ngoài ra, công ty sẽ tiến hành đánh giá kết quả công việc của ông Lee Hyun Yong trong thời gian sau khi hồi hương để cân nhắc, bố trí công việc cho ông Lee Hyun Yong trong thời gian tới Nếu sau khi về nước ông hoàn thành tốt được những công việc mới, công ty có thể sẽ thăng chức cho ông lên quản lý, hoặc cao hơn là trưởng phòng Việc thăng chức sau một thời gian làm việc ở vị trí cũ sẽ không gây nên những mâu thuẫn trong nội bộ, vì nếu làm tốt công việc và được thăng chức, các nhân viên khác sẽ đều ủng hộ và giúp đỡ, hợp tác tốt hơn với ông Lee Hyun Yong ở vị trí quản lý/