Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: văn hóa, lịch sử...Trong du lịch, làng nghề thủ công truyền thống đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -o0o -
NGUYỄN THỊ HIỆP
LÀNG GỐM THỔ HÀ VÀ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
HÀ NỘI, 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -o0o -
NGUYỄN THỊ HIỆP
LÀNG GỐM THỔ HÀ VÀ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học
ThS TRẦN HẠNH PHƯƠNG
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và quý Thầy Cô ở khoa Ngữ Văn – trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã truyền tải cho chúng tôi những kiến thức để có thể hoàn thành tốt được bài luận khóa luận này
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn ThS Trần Hạnh Phương, giảng viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 và
chính quyền địa phương huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã tận tâm giúp đỡ tôi thực hiện luận văn của mình
Trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ Do vậy không thể tránh khỏi những điều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiệp
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Những nội dung trong bài luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS Trần Hạnh Phương Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian địa điểm công bố Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiệp
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đính nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp của khóa luận 4
7 Cấu trúc của khóa luận 4
NỘI DUNG……….5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Các khái niệm 5
1.1.1 Du lịch 5
1.1.2 Làng nghề truyền thống 6
1.1.3 Du lịch làng nghề truyền thống 8
1.2 Đặc trưng của làng nghề truyền thống 9
1.3 Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống 10
1.4 Vai trò của làng nghề thủ công truyền thống 11
1.4.1 Đối với phát triển kinh tế - xã hội 11
1.4.2 Đối với phát triển du lịch 13
CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG GỐM THỔ HÀ… 15
2.1 Giới thiệu chung về làng gốm Thổ Hà 15
2.1.1 Vị trí địa lý 15
Trang 62.1.2 Làng Thổ Hà trong truyền thống 16
2.1.3 Làng Thổ Hà trong xã hội đương đại 17
2.1.4 Gía trị văn hóa làng Thổ Hà 18
2.1 Nghề gốm Thổ Hà 30
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm 30
2.2.2 Đặc điểm sản xuất nghề gốm 34
2.2.3 Nét độc đáo của gốm Thổ Hà 42
CHƯƠNG 3 LÀNG GỐM THỔ HÀ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 46
3.1 Thực trạng 46
3.1.1 Thực trạng về sản xuất 46
3.1.2 Thực trạng về du lịch 47
3.2 Giải pháp 47
3.2.1 Giải pháp phát triển chung 47
3.2.2 Giải pháp phát triển cụ thể 49
KẾT LUẬN 53
Trang 7nhiều du khách quan tâm
Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều Quốc gia trên Thế giới Hiện nay các quốc gia đang cố gắng phát triển du lịch văn hóa với các làng nghề truyền thống
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam cũng đã và đang chú trọng đến phát triển du lịch làng nghề Loại hình du lịch này cũng đã và đang triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước như: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Bản Lác – Mai Châu (Hòa Bình), Suối Voi – Lộc Tiên – Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), thôn Sín Chải – SaPa…Những điểm du lich này đã thu hút một lượng khách du lịch lớn Làng gốm Thổ Hà cũng thu hút khách du lịch bởi nét
cổ kính của ngôi làng cổ, những lò gốm đang được phụng dựng và giàu có về tài nguyên nhân văn
Với tất cả nhưng lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Làng Gốm Thổ
Hà và tiềm năng phát triển du lịch” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Đây là đề tài vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn cao phù hợp với chuyên ngành Việt Nam học
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: văn hóa, lịch sử Trong du lịch, làng nghề thủ công truyền thống được xem như là một yếu tố tài nguyên du lịch Vì vậy, những nghiên cứu để đánh giá nó như một tài nguyên cho ngành du lịch thì rất ít Đối với nghề gốm nói riêng, cũng có nhiều cuốn sách tìm hiểu và tôn vinh nghề gốm Tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết chỉ tập trung vào nghiên cứu một số làng nghề thủ công truyền thống như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng
và nhìn nhận dưới góc độ văn hóa hoặc kinh tế
Thổ Hà là một làng sản xuất chuyên về đồ sành từ lâu đời nhưng cho đến nay, các công trình nghiên cứu còn lẻ tẻ và đặc biệt, chưa có những cuộc khai quật, hay khảo cổ học
Năm 1974, tác giả Nguyễn Xuân Cần có bài viết: “Gốm Thổ Hà” trong
Hà Bắc nghìn năm văn hiến” Có thể xem đây là những thông tin giới thiệu
đầu tiên về làng gốm này [2, 123 – 124]
Năm 1976, các tác giả Nguyễn Du Chi, Nguyễn Tiến Cảnh bàn về niên đại ngôi đình làng gốm Thổ Hà Dưới góc độ dân tộc học, tác giả Đỗ Thúy Bình bàn về gốm Thổ Hà trước cánh mạng tháng Tám Còn dưới góc độ mỹ thuật tạo hình, tác giả Lưu Thanh Danh lại “Tìm hiểu hình dáng đất nung Thổ Hà”
Nhiều tác giả nghiên cứu quan tâm đến các di tích kiến trúc hiện còn ở Thổ Hà là đình, chùa, đền miếu.Các tác giả Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Tiến Cảnh giới thiệu về đình, chùa, đền Thổ Hà Năm 1998, Đình Thổ Hà được giới thiệu trong công trình nghiên cứu về “Đình Việt Nam” của giáo sư Hà Văn Tấn
Trong chương trình nghiên cứu các làng nghề truyền thống của Viện
Nghiên cứu văn hóa thực hiện năm 2000 có đề tài khoa học cấp viện “Làng
Trang 9gốm Thổ Hà” Đề tài do tác giả Trương Minh Hằng làm chủ nhiệm nghiên
cứu về gốm Thổ Hà dưới góc độ văn hóa học Trên cơ sở tư liệu khảo sát, Trương Minh Hằng đã công bố các nghiên cứu về làng Thổ Hà vào năm 2001
và 2003
Năm 2001, Nguyễn Đình Chiến có bài “Gốm Thổ Hà”, trong tạp chí
Thế Giới di sản và Cổ vật tinh hoa giới thiệu sơ lược về một số loại hình tiêu
biểu của sưu tập gốm Thổ Hà lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia [10, 10 – 13]
Năm 2001, nội dung tấm bia “Bản xã nguyện bi ở đình Thổ Hà” (Bắc Giang) đã được Cao Minh Ngọc, Nguyễn Văn Phong nghiên cứu giới thiệu trong hội nghị Thông báo khảo cổ học
3 Mục đính nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Khai thác những giá trị độc đáo, hấp dẫn của
làng nghề gốm Thổ Hà để góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch ở làng
Thổ Hà nói riêng và huyện Việt Yên (Bắc Giang) nói chung
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Thứ nhất: Giới thiệu chung về làng Thổ Hà và nghề gốm Thổ Hà trong quá khứ và hiện tại
+ Thứ hai: Tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Thổ Hà
+ Thứ ba: Đề ra những thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Thổ Hà thành một điểm du lịch làng nghề hấp dẫn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tiềm năng phát triển du lịch tại làng gốm Thổ
Hà
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn làng Thổ Hà thuộc
huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 10- Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp điền dã: khảo sát thực trạng, phỏng vấn, chụp ảnh
6 Đóng góp của khóa luận
- Làm nổi bật vai trò của làng nghề thủ công truyền thống trong phát triển du lịch
- Thấy được tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Thổ Hà
- Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch tại làng gốm Thổ Hà
7 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch gắn với làng nghề thủ
công truyền thống
Chương 3: Gốm Thổ Hà – thực trạng và giải pháp phát triển du lịch
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm
1.1.1 Du lịch
Ngày nay, du lịch đang phát triển rất mạnh mẽ và trở thành hoạt động không thể thiếu của toàn xã hội Thuật ngữ “du lịch” xuất hiện từ rất lâu và có rất nhiều nghiên cứu Cũng vì vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch do các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận và quan điểm riêng
Theo Machand nhà địa lý học người Pháp, khái niệm về du lịch được hiểu: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất tiêu thụ, phục vụ cho việc
đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường xuyên với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp, thể thao và tôn giáo” [10]
Còn rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch của các học giả khác nhau trong và ngoài nước, nhưng khái niệm du lịch được sử dụng phổ biến ở
Việt Nam là của I.I Pirogionic, theo ông Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bện, phát triển thể chất
và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa [9]
Theo luật du lịch Việt Nam (2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [19]
Như vậy, định nghĩa về du lịch được chứa đựng những nội dung cơ bản sau:
- Là sự di chuyển và cư trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của khách nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng
Trang 12- Cùng với mục đích du lịch là việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ điểm đến của khách
- Là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế có liên quan đến khác du lịch
1.1.2 Làng nghề truyền thống
Có thể nói, lịch sử phát triển của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử của các làng nghề Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề ở nước ta là một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu đời của những người thợ Bởi vậy không ít làng nghề đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm và được lưu truyền qua nhiều thế hệ Nhiều làng nghề có những sản phẩm độc đáo, nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuy được làm bằng các vật liệu đơn giản nhưng mang đậm nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam Làng nghề thủ công truyền thống kết hợp với du lịch đã góp phần đáng
kể trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều quan điểm khác nhau về làng nghề Có thể thống kê một số quan điểm tiêu biểu như sau:
Quan niệm thứ nhất, nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng nêu rõ: “Làng
nghề là làng ấy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà ), cũng có một số nghề phụ khác nhau (đan lát, làm tương, làm đậu phụ ) song nổi trội một số nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường hội (có cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đóvà sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng
ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả thị trường nước ngoài Những làng nghề
ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ hàng trăm năm) “dân biết mặt,
Trang 13nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ trở thành di sản văn hóa dân gian”.[21, 38 – 39]
Cùng với quan điểm của của GS Trần Quốc Vượng, nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng cũng nêu rõ: Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền làm nghề thủ công Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng nghề truyền thống ngay tại làng quê của mình [20]
Quan niệm thứ hai, tác giả Dương Bá Phượng cho rằng: “Làng nghề là
làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp
và kinh doanh độc lập” [18, 13 – 14]
Quan niệm thứ ba, một số nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm làng nghề
kèm theo những tiêu chí rất cụ thể về lao động và việc làm như: “Làng nghề
là những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng số thu nhập của họ trong năm” [11]
Cùng với quan điểm này, trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến nghị phát triển làng nghề nông thôn được Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn đệ trình tháng 5/2005, “Làng nghề là thôn, ấp, bản có trên 35% số hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn và thu nhập từ ngành nghề nông thôn chiếm trên 50% tổng thu nhập của làng”…
Từ các quan niệm trên cho thấy, khái niệm về làng nghề được cấu thành từ hai yếu tố là làng và nghề Bởi vậy, không phải bất cứ làng nào có nghề cũng được gọi là làng nghề
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm trên quan niệm về làng nghề có
thể được hiểu như sau: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống mà ở đó tập
Trang 14trung một số lượng lớn lao động vào làm một hoặc một số nghề nào đó, chiếm
ưu thế về thời gian làm việc và số thu nhập so với nghề nông
1.1.3 Du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống đang là loại hình du lịch thu hút được
sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước Xu hướng hiện đại ngày nay cuộc sống căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Nhu cầu đi du lịch về những miền nông thôn, làng nghề truyền thống ngày càng cao
Nhìn chung khái niệm làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa Trước hết phải hiểu thế nào là du lịch văn hóa
Theo tác giả Trần Nhạn trong: “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử,
di tích văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện…Bao gồm hệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp,…” [17, tr15]
Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiêp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống Đó chính là phần văn hóa phi vật thể Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa vật thể khác như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến các làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống…
Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó Vì vậy mà du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa Từ đó ta có thể hiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau:
Trang 15Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa mà qua
đó du khách được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó
1.2 Đặc trƣng của làng nghề truyền thống
Làng nghề thủ công truyền thống thường xuất hiện gắn liền với những hoạt động nông nghiệp ở nông thôn Thưở ban đầu phần lớn người dân trong làng đều sinh sống bằng việc sản xuất nông nghiệp và thường là các làng thuần nông Tuy nhiên, trong những lúc nông nhàn, người nông dân đã biết tận dụng những nguyên liệu có sẵn (tre, nứa, song, mây, mây…), tự tay làm ra một số loại sản phẩm, ban đầu chỉ để phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (rổ, rá, nón, chổi…) Về sau, khi lực lượng lao động tăng lên, một
bộ phận đã dần tách ra làm và sống bằng nghề thủ công đó Như vậy những người dân này đã trở thành thợ thủ công và làng nghề thủ công truyền thống cũng xuất hiện từ đó
Tại các làng nghề thủ công truyền thống, công cụ sản xuất thường thô
sơ, đơn giản, sử dụng lao động ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người địa phương nhưng sản phẩm là làm ra vẫn mang tính sáng tạo, tính thẩm mỹ cao và đậm
đà bản sắc dân tộc Đại đa số làng nghề truyền thống có sản phẩm làm ra từ chính đôi bàn tay của mình kết hợp với những công cụ đơn giản thô sơ (như đục đẽo ở các làng làm nghề mộc, dùng bàn xoay để nặn gốm sứ…)
Mặc dù ở một số làng nghề đã có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc nhưng không dễ thay thế hoàn toàn đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, vì xuất phát từ đặc thù của những sản phẩm lại đòi hỏi phải có đôi bàn tay, óc sáng tạo của nghệ nhân mà máy móc không thể thay thế được Đây cũng chính là lợi thế để các làng nghề tận dụng sức lao động của hầu hết mọi lứa tuổi, gắn với những công đoạn khác nhau Tuy nhiên, công đoạn cuối cùng để hoàn thiện các sản phẩm lại đòi hỏi phải có đôi bàn tay của những người thợ
Trang 16cả có những bí quyết nghề nghiệp Vì vậy, những phương thức cha truyền con nối trở thành một phần quan trọng để tồn tại các làng nghề thủ công truyền thống
Thị trường của những sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống chưa thực sự ổn định, thường tự phát, chưa có chiến lược xây dựng thị trường nòng cốt rõ ràng, thiếu kế hoạch định nghiên cứu và phát triển thị trường tiềm năng Mặc dù các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta đã có quá trình tồn tại
và phát triển lâu dài, nhưng tính đến nay, trong sự phát triển của các làng nghề, việc xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và sự đơn lẻ của các sản phẩm được làm ra nên việc tiêu thụ các sản phâm này vẫn tiến hành tại chỗ Trước đây, ở nhiều địa phương, hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống còn mang tính
tự cấp, tự túc hoặc thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công phong phú và rộng lớn hơn nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn khi bước vào cơ chế thị trường
1.3 Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng quý giá, để phát triển được du lịch làng nghề truyền thống cần có những điều kiện nhất định
- Thuận tiện cho việc giao thương: đây là yếu tố quan trọng để một làng nghề có thể phát triển vì gần đường giao thông sẽ thuận lợi cho việc vận
chuyển, thông thương giữa làng nghề và các vùng khác
- Gần nguồn nguyên liệu để có thể liên tục sản xuất
- Lao động và tập quán sản xuất của từng vùng
- Làng nghề đó phải có sản phẩm độc đáo, đặc trưng
- Gần các danh lam thắng cảnh để có thể kết nối các tour du lịch
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển du lịch
Trang 171.4 Vai trò của làng nghề thủ công truyền thống
1.4.1 Đối với phát triển kinh tế - xã hội
* Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn
Các làng nghề truyền thống có vai trò tích cực trong việc tăng tỉ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỉ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang sản xuất phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn Sự tác động này đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn với sự thay đổi về cơ cấu, phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm
Việc phát triển các làng nghề tuyền thống đã tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động Sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động Tính đến nay, cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60 – 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 – 30% cho nông nghiệp [22]
* Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, tạo ra khối lƣợng hàng hóa đa dạng, phong phú, phục vụ tiêu dùng
Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Được phân bố rộng khắp ở các vùng nông thôn, hằng năm các làng nghề sản xuất ra một khối lượng hàng hóa lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung và kinh tế địa phương nói riêng Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của làng nghề lên tới 20% năm, đã thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở nông thôn phát triển Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị sản phẩm của một làng nghề hiện nay đạt bình quân khoảng 25 – 30 tỷ đồng/năm Tổng giá trị sản phẩm của các làng nghề năm 2005 đạt trên 45 ngàn tỷ đồng Thực
tế cho thấy, địa phương nào có nhiều làng nghề thì cũng có kinh tế hàng hóa
Trang 18phát triển, góp phần đáng kể và sự gia tăng giá trị sản phẩm cho địa phương Hiện nay, 60 – 70% sản phẩm làng nghề được tiêu thụ trong nước, 30 – 40% được xuất khẩu ra nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục và đạt 750 tiệu USD (2007) (chưa tính các sản phẩm mỹ nghệ - gỗ)
* Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư địa phương
Sự phục hồi và phát triển các làng nghề góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn Trong những năm qua, những làng nghề trên khắp cả nước đã góp phần thu hút khoảng 11 triệu lao động, chiếm 30% lực lượng lao động nông thôn
Mở rộng và phát triển làng nghề không những thu hút lao động của bản thân các hộ nghề mà còn thu hút thêm lao động ở địa phương và từ các địa phương khác Các làng nghề truyền thống như làng chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)…đều sử dụng lao động trong và ngoài địa phương
Thu nhập từ nghề truyền thống đã chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập, đã đem lại cho người dân các làng nghề cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất và tinh thần
* Phát triển làng nghề góp phần thu hút nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tận dụng thời gian nông nhàn và hạn chế di dân tự do
Các cơ sở kinh tế trong các làng nghề chủ yếu là những hộ gia đình, mức đầu tư cho một lao động và quy mô vớn cho một cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề không nhiều Các cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động thời vụ, nông nhàn và cả lao động trên hay dưới độ tuổi vào quá trình sản xuất vẫn thu hút nhiều lao động thời vụ, nông nhàn và cả lao động trên hay dưới độ tuổi vào quá trình sản xuất
Trang 19Chấn hưng nghề và làng nghề còn làm giảm nhẹ gánh nặng cho sự bùng nổ quá trình nhập cư vào các đô thị
* Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch
Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự giao lưu
và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc Những sản phẩm này luôn mang dấu ấn tâm hồn và bản sắc dân tộc, có hình ảnh của mỗi làng quê đất nước Việt
Tại những làng nghề này đều có tục thờ Tổ nghề và ngày giỗ Tổ cũng
là ngày hội của làng Đây cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai thác nhằm phát triển loại hình du lịch làng nghề
Như vậy, sự phát triển và hưng thịnh trở lại của các làng nghề thủ công truyền thống trong thời gian gần đây đã đem lại nhiều lợi ích cho khu vực nông thôn, cho ngành du lịch và nền kinh tế nói chung Đây là dấu hiệu đáng mừng và cần được tiếp tục đầu tư và phát huy
1.4.2 Đối với phát triển du lịch
Mỗi làng nghề truyền thống luôn gắn với một vùng văn hóa với những nét đặc sắc và truyền thống riêng Các làng nghề thủ công truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút khách du lịch làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú, đa dạng, nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách
Đối với mỗi làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề là một cơ hội lớn để giữ làng, giữ nghề Vì vậy, các làng có nghề thủ công truyền thống đều
cố gắng thúc đẩy loại hình du lịch mới mẻ này Mặt khác, ngành du lịch cũng xác định hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống như một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch Do đó, có thể nói, các làng nghề thủ công truyền thống có khả năng thu hút khách du lịch
Thông qua việc giới thiệu, quảng bá làng nghề và sản phẩm truyền thống để tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm, các làng nghề đã thực sự thu
Trang 20hút được một lượng đông đảo khách du lịch hằng năm đến tham quan, du lịch, tìm hiểu sản phẩm truyền thống, quy trình, phương pháp sản xuất, tìm hiểu thị trường và ký kết hợp đồng kinh tế
Ngành du lịch cũng xác định hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống như một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch Xét về mặt kinh tế thì tài nguyên du lịch nhân văn có nhiều ưu thế hơn tài guyên du lịch tự nhiên do hầu hết tính thời vụ, không chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết, khí hậu
Do đó, các hoạt động du lịch ở các làng nghề truyền thống thường diễn ra liên tục, quanh năm, không bị gián đoạn, ít ảnh hưởng đến doanh thu Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là vấn đề quan trọng, không chỉ
để phát triển du lịch mà còn nhằm gìn giữ và phát huy những truyền thống vốn có của làng nghề
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, do có nhiều làng nghề truyền thống phát triển mang tính bộc phát, thiếu sự quy hoạch đồng bộ hoặc không được chính quyền địa phương chú trọng nên hiệu quả kinh tế thu được ở những địa phương đó chưa cao Khi mức sống và trình độ dân trí của người dân ở các nông thôn còn thấp, cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kỹ thuật còn yếu kém
và chưa đồng bộ thì việc khai thác các tài nguyên du lịch nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng gặp nhiều khó khăn Cần chú ý phát huy và bảo tồn các làng nghề trước khi chú ý đến lợi ích kinh tế từ đó góp phần quan trọng cho sự phát triển du lịch
Trang 21CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG GỐM THỔ HÀ
2.1 Giới thiệu chung về làng gốm Thổ Hà
2.1.1 Vị trí địa lý
Làng Thổ Hà là mảnh đất có lịch sử truyền thống lâu đời Khảo cổ học
đã phát hiện ra vùng đất này từ thời đại đồ đồng Ở vào vị trí thuận lợi, nơi đây sớm thành điểm tụ cư của người Việt cổ trong bộ Vũ Ninh của thời kỳ các vua Hùng dựng nước, có khoảng trên dưới 4000 năm tồn tại và phát triển Hiện nay làng Thổ Hà gồm 4 xóm là: xóm 1 (Tiên Phúc), xóm 2 (Vạn Thọ), xóm 3 (Đông Tự), xóm 4 (Thuần Thịnh)
Trong văn bia tại chùa Thổ Hà đã miêu tả về vị trí địa mạo của làng
Thổ Hà : “ Phủ Bắc Hà, huyên An Việt, xã Thổ Hà Quan viên, hương lão, toàn xã dưới trên lớn nhỏ, nay lập bia Thường nói rằng dân là gốc rễ của nước, nước là nền tảng của dân Nay tả địa hình núi sông của Thổ Hà phía Đông đẹp đẽ như rồng quay về chốn tổ, phía Tây hùng vĩ như dáng hổ ngồi chầu; phía Nam có núi Hằng Lĩnh và dòng sông Nguyệt Đức, đólà sách trời
đã định; phía Bắc có ngọn núi Lát, hun đúc khí thiêng liêng cho dải đất Thổ Hà”
Làng Thổ Hà nằm ở 21º12'10" vĩ tuyến Bắc và 106º02'33" kinh tuyến Đông (tọa độ đình làng), cách Hà Nội 35km đường bộ ngược về hướng Bắc
và cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 19km về phía Tây Nam Nằm về phía Tây của huyện lỵ Việt Yên, cách huyện Việt Yên khoảng 10km Thổ Hà có vị trí như một ốc đảo trên diện tích 20ha; phía Đông, phía Nam và phía Tây được bao bọc bởi sông Cầu, phía Bắc là đồi núi thấp của thôn Yên Viên, xã Vân Hà Địa hình dốc nghiêng từ phía Bắc và phía Đông của tỉnh, làng Thổ Hà nằm ở mạch gò đồi và thung lũng chạy từ Nam Yên Thế qua Tân
Trang 22Yên và suốt huyện Việt Yên Với vị trí đặc biệt như vậy, từ đây nhìn lên phía Bắc có dãy núi Tiên Lát Nhìn về phía Nam lại thấy những cánh đồng ruộng mênh mông
Là một ngôi làng ven cổ ven sông, làng Thổ Hà được coi là mảnh đất
“địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ rất nhiều yếu tố “địa lợi” tạo cho nơi đây một dáng dấp, một vị thế khác so với nhiều làng quê khác nhưng vẫn mang một nét đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc Bắc Bộ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình, những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong ngõ hẻm cổ kính
2.1.2 Làng Thổ Hà trong truyền thống
Khác với các làng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, người dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, đã bao đời nay sống bằng thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ Làng Thổ Hà xưa kia là một trong ba trung tâm gốm
sứ cổ xưa có tiếng nhất của người Việt Sản phẩm của làng nghề đã có thời nổi danh khắp thiên hạ Từ lúc có nghề gốm đến đầu những năm 90 của thế
kỷ 20, cả làng chỉ sống bằng nghề gốm Sau mỗi mẻ gốm thì sản phẩm được chất lên các thuyền nhỏ xuôi ngược sông đem đi bán, còn lại rất nhiều những phế phẩm thì đây chính là những thứ vật liệu xây dựng đẹp, nguyên sơ mà lại mang bản sắc riêng của Thổ Hà
Trong con mắt của nhà bác học Lê Quý Đôn, Thổ Hà được hiện lên như một bức tranh của thời kỳ kinh tế thương mại sầm uất:
“Đường thông tận cùng tôm cá rẻ Đất có lò nung chĩnh vại nhiều Trên bến dưới thuyền như mắc cửi Lợi nhỏ đi tìm lợi bao nhiêu ”
(Đại Nam nhất thống chí tập IV)
Trang 23Trên tấm bia dựng năm Chính Hòa 14 (1693) ở đình Thổ Hà ghi rõ:
“Xã Thổ Hà có bến đò và chợ mỗi tháng 12 phiên, mọi người tới mua đồ sành
để việc giao dịch lưu thông, nhân dân yên ổn, nghề nghiệp vui vẻ” Và trên một tấm bia khác ghi lại rằng: “Bạn công thương chứa hàng tại chợ chất thành
gò, đống, hàng hóa luôn luôn lưu thông Nhà nào cũng có lò nung gốm mùa thu năm nào cũng mở hội vui mừng ”
Chính vì vậy, rất nhiều năm về trước, các gia đình ở đây đều xây tường, trang trí bằng chính những phế phẩm ấy Rêu phong thời gian đã làm bong đi những lớp vữa trát bên ngoài, để lộ ra những mảnh gốm vỡ xếp từng lớp Một
sự tình cờ của thời gian đã tạo nên nét đẹp độc đáo riêng của Thổ Hà
2.1.3 Làng Thổ Hà trong xã hội đương đại
Thổ Hà có một vị trí như một bán đảo bên bờ sông Cầu, cả làng không
có một tấc ruộng, lại chỉ quen với nghề gốm nên người dân nơi đây phải loay hoay đi tìm nghề mưu sinh Đến năm 1992, hầu hết nhà kho, xưởng gốm được thanh lý, cả làng chuyển sang làm bánh đa nem và mỳ gạo
Cách đây vài chục năm dấu tích của nghề gốm vang bóng một thời là những bức tường ngõ cổ và bức tường nhà xây toàn bằng những mảnh gốm
vỡ hay tiểu sành phế phẩm mà không dùng chút vôi vữa nào, chỉ dùng bùn của sông Cầu để kết dính Khi dân làng giàu lên các bức tường này đã xây lại bằng gạch và xi măng, hiện nay chỉ còn rất ít đoạn tường cổ Thổ Hà – bảo tàng của những ngôi nhà gốm, thu hút đông khách du lịch Nhưng cũng có những ngôi nhà bị phá bỏ vì nhu cầu cuộc sống Con đường lát gạch nghiêng
đã được thay thế bằng đường bê tông Có hai đường vào làng: đường thủy qua bến đò phía Nam, đường bộ qua cổng làng từ phía Bắc làng, bến đò và cổng làng chỉ cách nhau 100m
Làng Thổ Hà hiện nay có 775 hộ với 3500 nhân khẩu, trong đó có khoảng hơn 400 hộ làm nghề tráng bánh đa nem, bánh đa dừa Đi dọc đường
Trang 24làng, ngõ xóm, vào mỗi ngôi nhà đều bắt gặp cảnh người dân phơi từng phên bánh sát nhau Đặc sản bánh đa nem của làng đã xuất khẩu đi nhiều nước trên Thế Giới như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân ở đây đã rất tấp nập và náo nhiệt với nghề nem – cái nghề được xem là phồn thịnh thay thế nghề gốm trước đây
Cùng với nghề làm bánh đa, làm mỳ, hầu hết các hộ dân trong làng đều tận dụng nguyên liệu để chăn nuôi lợn Mỗi hộ nuôi khoảng 5 – 10 con lợn,
do đất chật người đông, lợn xen lẫn với khu nhà ở của dân cư thậm chí ngay trong “hầm” nhà
Ngày nay, làng Thổ Hà được biết đến với quần thể đình, chùa, cổng làng
bề thế, uy nghi, cổ kính trầm mặc hấp hẫn khách du lịch trong và ngoài nước
2.1.4 Gía trị văn hóa làng Thổ Hà
2.1.4.1 Đình làng
Đình Thổ Hà gắn liền với Thành hoàng làng là Thái Thượng Lão Quân Theo thần tích của làng, ông là người phương Bắc, sống vào thời An Dương Vương, họ Lý, tên Đam (còn gọi là Lão Đam, Lão Tử) Ông có công giết giặc Xích Tỵ quỷ, có công mở trường dạy học ở làng Ông được Vua phong là
“Thượng đẳng thần” và “Thành hoàng Thái Thượng” cho phép làng Thổ Hà lập miếu phụng thờ Do vậy dân làng đã tôn ông lên làm Thành hoàng, phù trợ cho cuộc sống của dân làng bình an, hạnh phúc
Theo tấm bia Thủy tạo đình miếu bi nói về việc xây dựng đình, đình Thổ
Hà được hưng công xây dựng năm Ất Sửu (1685), khánh thành năm 1687
Đình Thổ Hà là một trong số ít những ngôi đình có ghi niên đại rõ ràng trên thành phần kiến trúc Theo các văn bia và trên một số cấu kiện của kiến trúc có ghi thì đình Thổ Hà được khởi dựng vào năm 1685
Trang 25*Đặc điểm kiến trúc
Đình Thổ Hà hiện gồm ba nếp nhà là Tiền tế, Đại đình và Hậu cung Tiền tế nằm song song với Đại đình, cách Đại đình một khoảng nhỏ Đại đình nối với Hậu cung tạo thành hình chữ Công
Tiền tế làm theo kiểu bốn mái cong, lợp ngói mũi hài, bờ nóc và bờ dải gắn hộp hình hoa chanh Tiền tế gồm 3 gian 2 chái Bộ khung kết cấu bởi 4 hàng cột Thân cột được làm nhỏ mảnh Hai vì nóc gian giữa làm theo kiểu giá chiêng, hai vì nóc gian bên làm theo kiểu chồng rường Vì nách gian giữa làm theo kiểu kẻ ngồi, dưới kẻ có bẩy đua ra đỡ mái hiên Vì nách hai gian chái làm theo kiểu chồng rường
Đại Đình gồm 5 gian 2 chái, thành phần chịu lực chính là bộ khung gỗ gồm 48 chiếc cột, trong đó có 8 cột cái, 16 cột quân, 24 cột hiên Liên kết ngang của 3 gian giữa là 4 bộ vì Vì nóc làm theo kiểu giá chiêng Vì nách làm theo kiểu cốn chồng rường Dọc theo lòng nhà có ba hàng xà kép: xà thượng, xà trung và xà hạ Giữa các hàng xà được bưng ván gió Để mở rộng lòng công trình các nghệ nhân thời xưa đã đặt hai bộ vì lửng ở hai gian bên Trên xà đùi nối các cột cái và cột quân gian bên ở hai hồi người ta đặt cột trốn rồi gác bộ vì lên trên cột trốn Vì này làm theo kiểu chồng rường Các con rường được xếp chống lên nhau qua các đấu và được chạm trổ
Hậu cung gồm 3 gian kiến trúc khá đơn giản Vì nóc làm theo kiểu giá chiêng, cấu tạo bộ vì giống với bộ vì của gian Tiền tế Trên các cấu kiện của Hậu cung không có hình trang trí Hậu cung làm theo kiểu “tường hồi bít đốc”, hai hồi đắp hình Hổ phù, bờ dải làm theo kiểu “long đình” Đây là lối kiến trúc có niên đại muộn, phổ biến vào cuối thế kỷ XIX
*Nghệ thuật trang trí
Trong toà Đại đình, nghệ thuật trang trí điêu khắc thể hiện nét đặc sắc qua các chủ đề khá đa dạng với hình rồng, phượng, nghê, lân, các con thú, các
Trang 26hình hoa lá, mây, tiên nữ Trang trí có đặc điểm chung là đường nét khoẻ, với những khối nổi cao, có độ tương phản giữa nổi và chìm do trình độ điêu luyện của kỹ thuật chạm lộng, bong kênh tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân xưa và được chạm hầu hết ở các thành phần kiến trúc của đình như ở các cấu kiện: các Đấu kê, con Rường, Kẻ, đầu Dư, Ván nong, Câu đầu Chẳng hạn trên các đầu Kẻ được trang trí hình rồng, mây, nghê và được chạm cả hai mặt, nối liền với ván nong Rồng ở Kẻ hiên xuất hiện khá độc đáo với nửa thân mình như vừa chui từ cột ra Đầu rồng vươn ra ngoài, ngửa mặt đỡ mái, một chân rồng đạp vào cột, một chân rồng đùa nghịch với các con thú khác Râu rồng cùng với mây bay ngược về phía sau Các mặt Kẻ chạm nghê cũng được điểm thêm các con thú nhỏ Đặc biệt Kẻ đỡ đao ở góc mái đình phía Tây có chạm một con chim mỏ dài
Các vì Nóc cũng được chạm trổ khá tinh vi Ở hai vì Nóc gian giữa các con Rường được chạm hình rồng, mây, nghê và hoa lá Trong đó hình nghê được bố trí khá sinh động, nghê cúi khom lưng, một chân giơ lên gãi tai, đầu ngoảnh lại phía sau Vì Nóc gian bên phải và gian bên trái trên Rường và Đấu đều chạm nổi hình hoa lá Trên mặt Đấu chạm hình nghê ngồi chống hai chân trước Các con Rường cũng được chạm hình nghê phục khom lưng đội Hoành Hình nghê được chạm với nhiều tư thế khác nhau bằng những nét chạm khắc chắc khoẻ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII Các cột Trốn thường được trang trí hình hoa, hình thú Khoảng trống giữa hai cột Trốn được bịt kín bởi một tấm ván chạm rồng Hình rồng ở đây khác với hình rồng trên Kẻ hiên Rồng được chạm theo lối uốn lượn toàn thân nhưng đầu lại quay
ra nhìn chính diện như kiểu Hổ phù Có ván thay hình rồng bằng hình mặt trời với nhiều đao lửa xung quanh Xà nách được chạm trổ rất công phu
Ở hai xà nách của gian hồi phía tây, chiếc trong chạm hình rồng, chiếc ngoài chạm hình thú Những mảng chạm khắc ở đây mang phong cách nghệ
Trang 27thuật thế kỷ XVI, với hình khối chắc, đường chạm tinh tế, chạm nổi không cao mà gần như trải dàn trên một mặt phẳng khác với các mảng chạm khắc hình rồng trên các cấu kiện khác mang phong cách thế kỷ XVII Sự khác biệt giữa hai phong cách này thể hiện rõ nhất ở hình tượng rồng Đặc điểm của rồng ở đây là đầu nhỏ, mặt dài, mắt tròn, lông mày xếp thành nếp, sợi râu mép mảnh mọc hai bên mép và chạy song song với thân, râu tóc thưa thớt để lộ ra những đoạn thân rồng Thân rồng uốn khúc ít, độ uốn ở quãng giữa không đáng kể gây cảm giác như lưng rồng võng xuống Đây là đặc trưng của rồng yên ngựa – rồng phổ biến của thế kỷ XVI
Hai xà nách ở gian hồi phía đông cũng được chạm lộng hình rồng, hình người, hình thú Đây thực sự là những tác phẩm nghệ thuật Xà trong ở giữa chạm hình một bông hoa nằm giữa hai chiếc lá Phía ngoài chạm một con rồng vẩy đơn, đầu rồng quay ra phía chính diện, đỉnh đầu cài một bông hoa nhiều cánh đang nở Rồng ở đây có đặc điểm tai to, rộng, cằm nhiều râu hình răng cưa, thân lẳn bị che bởi nhiều râu tóc và tua mây chỉ lộ ra một đoạn thân ngắn Trước rồng có hình tiên nữ cưỡi phượng và tiên nữ cưỡi mây Bên cạnh
đó còn rất nhiều hình các con thú nhỏ bốn chân Xà ngoài chạm lộng hình hai con rồng lớn chầu đầu rồng Cạnh hai hình rồng còn bố trí thêm nhiều hình rồng con và tiên nữ Các nét chạm khắc ở đây mang phong cách thế kỷ XVII
Trên hệ thống Ván gió đình Thổ Hà được trang trí bằng nhiều đề tài khác nhau Ván gió xà hạ chủ yếu chạm hình thú bốn chân, riêng ở gian bên phải kề gian giữa chạm hình hoa dây và một đoạn ở đầu hồi phía tây chạm hình hai người đàn ông ngồi Hình thú được xếp thành từng đàn nối tiếp nhau, con đang chạy, con nằm, con ngồi, con đứng rất sinh động Ván gió xà trung được trang trí hình hoa dây, xen kẽ với những cụm đấu ba chạc Hoa dây được tỉa gọt chi li, đường gân mềm mại Ở các con sơn đầu chạc có đấu vuông chạm hình rồng Ván gió xà thượng chạm hình rồng chầu Mặt trời xen
Trang 28kẽ với hình phượng và tiên nữ Các nét chạm khắc ở đây đều mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII
Hình hoa lá và hình thú cũng có nhiều hình mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVI Đó là những hình hoa trên cột Trốn của khung giá chiêng Hoa có kích thước to, nét chạm tinh tế, đều đặn chạy thẳng từ nhuỵ ra đầu cánh Hình thú ở đây cũng khác so với hình thú ở các Ván gió, với các đặc điểm vóc dáng mảnh, dẹt, hai chân trước gập thấp, hai chân sau đứng cao, lưng võng xuống, tư thế chồm về phía trước Cùng với những yếu tố nghệ thuật trên thì đình Thổ Hà có nhiều nét giá trị về mặt lịch sử
Tại đình Thổ Hà ngoài những trang trí trên bộ phận kiến trúc còn có những tác phẩm điêu khắc khác Đó là bộ cửa võng ở gian giữa phía trước cung thờ Bộ cửa võng làm vào năm Chính Hòa thứ 13 (1692) được sơn son thếp vàng, đục chạm rất công phu Phần chính của cửa võng là 3 khám thờ Khám thờ làm theo kiểu 8 lớp lồng vào nhau, mặt ngoài có khung gờ chạm cánh sen và 6 cột nhỏ chạm rồng Xen kẽ giữa các khám là 4 bức đố chạm tứ quý Những trang trí trên bộ cửa võng chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII) nhưng cũng có một số bộ phận mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn như các bức đố, bức hoành
Với nghệ thuật kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc thế kỷ XVI,
sự quy mô, bề thế của công trình cũng thể hiện trình độ xây dựng đình khá cao của những người thợ thời xưa đem lại giá trị kiến trúc độc đáo Đồng thời những trang trí điêu khắc ở đình Thổ Hà thực sự là những tác phẩm nghệ thuật Những trang trí này mang hai phong cách khác biệt nhau được thể hiện trên các cấu kiện của đình làng Với bố cục tuân thủ theo quy luật truyền thống – quy luật về tính đăng đối Tuy nhiên các nét chạm khắc lại được thể hiện một cách khéo léo, đường nét đẹp, sinh động hơn hẳn giai đoạn trước Cùng với bố cục kỹ thuật chạm khắc cũng góp phần không nhỏ vào thành
Trang 29công của nghệ thuật trang trí đình Thổ Hà Đây thực sự được coi là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí đình làng thế kỷ XVII
2.1.4.2 Chùa
Nằm ở tả ngạn sông Cầu, Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nổi tiếng khắp thiên hạ từ xa xưa không chỉ nhờ bề dày năm, sáu trăm năm chế tác những sản phẩm gốm phục vụ cho nhu cầu dân sinh, mà còn
do làng đã lưu giữ một trong những di tích mang tầm cỡ quốc gia: chùa Thổ Hà
Chùa Thổ Hà có tên chữ là Đoan Minh tự, được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia năm 1996 Căn cứ vào dòng chữ khắc trên đuôi rồng đá trước cửa chùa thì dân làng mua rồng đá vào năm Giáp Thân (1580) dưới đời
Mạc, năm Canh Thân (1610) tu sửa lại Chùa xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, quy mô to lớn bao gồm tam quan, gác chuông và tiền đường
Quy mô và phong cách kiến trúc, điêu khắc trang trí cho thấy chùa đã được
mở mang, tu bổ nhiều lần so với khởi thủy
Tam quan chùa nằm sát sau đình Qua Tam quan một quãng xa mới tới gác chuông (nay đã cháy), phía trước cửa chùa có hai sấu đá, bên phải là bia chùa hình vuông khắc chữ cả bốn mặt Gác chuông và tiền đường được chạm trổ lộng lẫy với các đề tài rồng mây, hoa lá Nền tiền đường cao 0,5 mét có 3 bậc thềm được bó bằng tảng đá xanh, trên đó ngự một đôi rồng đá uốn khúc cuồn cuộn, hướng về cổng chùa Hiện chỉ còn một con bên trái là nguyên vẹn, con bên phải đã bị nứt làm đôi và sứt mẻ một vài chi tiết Điều đáng chú ý là trên thân rồng (con bên trái) được khắc những dòng chữ sau: Giáp Thân niên, các sĩ mại long thạch, chí Canh Thân niên, xuân tiết, cốc nhật, toàn xã các sĩ
tu long thạch Thời gian kháng chiến quả chuông to trong gác chuông được lấy để đúc vũ khí Trong chùa có tượng Phật tổ Như Lai to lớn, tượng Phật bà
Quan Âm ngồi trên tòa sen
Trang 30Từ tòa Tam bảo theo hai dãy hành lang vào tới Động Tiên, đó là một công trình kiến trúc hiếm có Động tiên đã ghi lại đầy đủ hình ảnh Thích Ca
từ lúc mới sinh ra, lúc trưởng thành và khi lìa bỏ kinh thành vào động tu hành đến đắc đạo Tiếp theo đi qua sân rộng tới nhà Tổ, nơi đây thờ Sư Tổ và các
vị sư đã trụ trì ở chùa này Chùa Thổ Hà được Hội phật giáo Việt Nam rất
quan tâm, luôn luôn cử sư về trụ trì ở chùa này
Xét về kết cấu kiến trúc và điêu khắc trang trí, chùa Đoan Minh không
có gì thật nổi trội, ngoại trừ lối quy hoạch mặt bằng tổng thể rất khang trang,
bề thế Có khoảng 40 pho tượng thờ hầu hết là tượng nhỏ (trừ pho A di đà ở tam bảo) nhưng gọt đẽo công phu Phần lớn những bát hương đặt trên ban thờ
đều là loại gốm sành nâu là sản phẩm truyền thống của làng
Tìm hiểu kiến trúc, điêu khắc chùa Thổ Hà, không thể không nói tới quần thể tượng tròn nằm trong khu động Phật Đây là một công trình điêu khắc khá độc đáo, diễn tả quá trình nảy sinh, hình thành ý tưởng Phật giáo và thời kỳ tu luyện của Thích Ca Mâu Ni Hầu hết tượng tròn trong động Phật đều được làm từ đất nung phủ sơn, có kích thước từ 15 đến 40cm (có khoảng gần 100 pho), được gia công một cách cầu kỳ, dung dị Cách bố cục và dùng màu cũng rất lạ Từ xa trông lại, động Phật giống như một bức tranh thờ
khổng lồ của các dân tộc miền núi phía Bắc
2.1.4.3 Từ chỉ
Văn chỉ là nơi thờ Thánh Khổng Tử (có tượng Khổng Tử lớn bằng đồng), ghi dấu tích các bậc tiên nho, tiên hiền ở Thổ Hà, có học vị, thi đỗ qua các triều đại Văn chỉ làng Thổ Hà được công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 28 tháng 2 năm 1999 Văn chỉ xưa kia ở cạnh chùa Miếu thờ lộ thiên, hai bên có hai dãy bia đá thẳng tắp, xây dựng năm 1680 đời Lê Chính Hòa Hiện nay còn cái nền nhà cũ Bia đá gồm 8 tấm từ 1680 đến 1856 Tự Đức cửu niên, còn nguyên vẹn, trong đó ghi số thí sinh trúng tuyển 75 người Đến năm
Trang 31Minh Mạnh thứ 6 Ất Dậu 1825 mới xây ba gian chính điện, làm cửa võng, ba hoành biển, câu đối Năm Bính Thìn Tự Đức cửu niên 1856 Văn chỉ được di chuyển về nơi cuối làng, lại xây thêm 5 gian tiền điện Vào những ngày lễ tết, sóc vọng, sắp thi cử, các gia đình có con học hành hay sắp đi thi thường đến
Văn chỉ làm lễ mong cho con học hành tiến bộ và thi đỗ
Từ chỉ làng Thổ Hà, di tích hiện nay được xây dựng trên diện tích là 170m2, hướng tây –nam, kề ngay trên bờ bắc sông Cầu Từ chỉ Thổ hà xưa kia được xây dựng cạnh chùa Đoan Minh, tới năm 1794 được chuyển ra địa điểm hiện nay Nay Từ chỉ có hai tòa nhà: tòa phía trước gọi là tiền từ có 5 gian, tòa thứ hai có 3 gian gọi là hậu cung (cung cấm) Kết cấu kiểu con chồng kẻ tràng, không chạm khắc
Nhưng cái quý giá ở Từ chỉ làng Thổ Hà là những tấm bia đá ghi danh những người được thờ ở đây là các bậc tiên hiền đỗ đạt qua các kỳ thi của các triều đại phong kiến Việt Nam Hiện nay ở Từ chỉ này có thờ một pho tượng Khổng Tử bằng đồng và lưu giữ, bảo quản tám bia đá, ghi danh 70 vị phủ sinh tiên hiền
Bia thứ nhất được tạo dựng tháng giêng năm Vĩnh Trị thứ 5 (1680) ghi danh 24 người đỗ ở các khoa thi
Bia thứ hai được tạo dựng tháng 5 năm Chính Hòa thứ 15 (1694) ghi danh 9 người đỗ ở các khoa thi vào các năm Canh Tý (1660), Ất Mão (1675), Canh Tuất (1670), Tân Dậu (1681), Giáp Tý (1684), Canh Ngọ (1690), Quí Dậu (1693)
Bia thứ 3 được tạo dựng tháng 7 năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1756) ghi danh
17 người đỗ ở các khoa thi vào các năm Giáp Ngọ (1714), Đinh Sửu (1717), Quí Mão (1723), Bính Ngọ (1726), Nhâm Tý (1732), Ất Mão (1735), Mậu Ngọ (1738), Tân Dậu (1741), Đinh Mão (1747), Canh Ngọ (1750)
Trang 32Bia Thứ tư được dựng tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 45 (1874) ghi danh
11 người đỗ ở những khoa thi vào các năm Nhâm Tý (1732), Ất Hợi (1755), Giáp Ngọ (1774), Canh Tý (1780), Quí Mão (1783)
Bia thứ năm được dựng ngày 9 tháng 9 năm Tự Đức thứ 9 (1850) ghi 9 người đỗ ở các khoa thi vào năm Nhâm Ngọ (1822), Ất Dậu (1825), Mậu Tý (1828), Tân Mão (1831)
Những tấm bia còn lại ( 3 tấm) là ghi công đức của những người đóng góp tiền của xây dựng Từ chỉ
Mặc dù do thời gian, do chiến tranh, do thay đổi xã hội, những tư liệu chữ Hán không còn được đầy đủ như thủa ban đầu Song với những tài liệu còn lại cũng đã nói lên được ý nghĩa và giá trị lớn lao của khu Tử chỉ nói riêng và làng Thổ Hà nói chung Với danh sách hơn 70 nho sinh, sinh đồ ở một làng nghề cổ truyền là chuyện xưa nay hiếm Phải chăng học để mà làm, làm để mà học của người Thổ Hà xưa kia Nhưng đó cũng là sự hun đúc khí thiêng của sông núi của miền đất địa linh nhân kiệt
Với 8 tấm bia còn lưu giữ ở Từ chỉ làng Thổ Hà nay nội dung cụ thể, sinh động, chúng ta càng hiểu thấu những việc làm có ích của người xưa Đó
là đạo lý, là tâm linh là truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam Đồng thời
đó cũng là những tư liệu cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau, về truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân xứ Bắc ngàn năm văn hiến này
Ngày 12 tháng 2 năm 1994 Từ chỉ làng Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng Giêng vào 20 tháng 8 (âm lịch), các cụ trong làng lại đem lễ vật ra Từ
chỉ để tế lễ tỏ lòng thành kính đối với các bậc tiền bối