1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong xu thế tự do hóa thương mại

20 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ và một số nước trên thế giới đem lại những lợi ích trong tăng trưởng thương mại, gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài mang

Trang 1

Phân tích Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong xu thế tự do hóa

thương mại

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1 Trước xu thế tự do hóa thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước 2

1.1 Tự do hóa thương mại 2

1.2 Tác động của tự do hóa thương mại đến Việt Nam 2

1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật 4

1.2.1 Khái niệm của tiêu chuẩn kỹ thuật 4

1.2.2 Các Loại tiêu chuẩn 4

1.3 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước 4

1.3.1 Việt Nam 4

1.3.2 Tại các quốc gia khác 5

2 Hiện nay, đất nước đang thiếu vốn đầu tư để thực hiện chương trình công nghiệp hóa Do đó, Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 5

2.1 Vai trò của việc đầu tư vốn ra nước ngoài 5

2.2 Tác động của việc đầu tư vốn ra nước ngoài của Việt Nam 6

2.3 Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

TABLE OF CONTENT TABLE OF CONTENT 2

Trang 2

RESEARCH OF CONTENT 3

1 Before the trend of trade liberalization, the provisions on technical standards for many countries increasingly being used as an effective tool to protect domestic producers 3

1.1 Trade liberalization 3

1.2 Impact of liberalized trade to Vietnam 4

1.2 Specifications 4

1.2.1 The concept of technical standards 4

1.2.2 The standard type 5

1.3 Regulations on technical standards are becoming more operators as a useful tool to protect domestic production 5

1.3.1 Vietnam 5

1.3.2 In other countries 6

2 At present, the country is lack of capital to accomplish industrialization program Therefore, the Government of Vietnam should not encourage direct investment abroad 6

2.1 Role of the investment capital abroad 6

2.2 Effects of capital investments offshore of Vietnam 7

2.3 Vietnam Government should not encourage direct investment abroad 9 LIST OF REFERENCES 11

Trang 3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Trước xu thế tự do hóa thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước.

1.1 Tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài

Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng Những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v Các hàng rào nói trên đều là những đối tượng của các hiệp định mà WTO đang giám sát thực thi Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Với người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn (người tiêu dùng ở đây có thể hiểu là cả những nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra những hàng hoá khác)

Nhưng, cũng không phải ngẫu nhiên mà các nước lại dựng lên những hàng rào làm ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hoá Lý do để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá bên ngoài (điều này có ý nghĩa lớn vì sản xuất trong nước suy giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm và qua

đó đến ổn định xã hội), tăng nguồn thu cho ngân sách (thông qua thu thuế quan), tiết giảm ngoại tệ (chi cho mua sắm hàng hoá nước ngoài), bảo vệ sức khoẻ con người, động thực vật khỏi những hàng hoá kém chất lượng hay có nguy cơ gây bệnh Tự do hoá thương mại, ở những mức độ khác nhau, sẽ làm yếu đi hoặc mất dần các hàng rào nói trên và như thế sẽ ảnh hưởng đến mục đích đặt ra khi thiết lập hàng rào

1.2 Tác động của tự do hóa thương mại đến Việt Nam

Trang 4

Việt Nam đang trong quá trình đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam đã tham gia 8 Hiệp định khu vực thương mại tự do Khi tham gia các hiệp định này, Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi, trong đó giảm tất cả các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với tất cả các hàng hóa thương mại; không chịu thuế chống bán phá giá; dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các loại hình thương mại dịch vụ Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế

mà Hiệp định mang lại thì còn không ít thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt

Việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ và một số nước trên thế giới đem lại những lợi ích trong tăng trưởng thương mại, gia tăng đầu

tư trực tiếp nước ngoài mang tính dài hạn và giá trị cao, giúp cho các doanh nghiệp được hưởng lợi, hạ giá thành, tăng chất lượng hàng hóa dịch vụ, tạo việc làm Đặc biệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã khẳng định vị thế, có kim ngạch lớn như nông sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy hải sản Hiệp định thương mại tự do là công

cụ hữu hiệu để mở cửa cho hàng Việt Nam tiếp cận các thị trường tiềm năng

Bên cạnh những lợi ích mà Hiệp định thương mại tự do mang lại cũng tồn tại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Bởi việc dỡ bỏ rào cản thương mại

sẽ tạo ra thất nghiệp cấu trúc trong ngắn hạn Khi hội nhập vào thị trường toàn cầu, những thay đổi của hoạt động thương mại dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong từng thời điểm nhất định Môi trường cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam đã tham gia 8 hiệp định khu vực thương mại tự do Các hiệp định này đều có nội dung chủ yếu là thương mại hàng hóa Do đó, khi đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020, gắn với tiến trình tái

cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng Đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do cần hướng đến việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định Cùng với đó, Việt Nam cần quan tâm hơn tới các đối tác ngoài khu vực, các đối tác mang tính bổ sung hơn là cạnh tranh bởi các hiệp định thương mại tự do có thể giúp Việt Nam từng bước hoàn thiện thể chế kinh

tế, minh bạch hóa và thuận lợi hóa cho môi trường kinh doanh

Trang 5

1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật

1.2.1 Khái niệm của tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn

để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng

1.2.2 Các Loại tiêu chuẩn

+ Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể

+ Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

+ Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

+ Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp

đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

+ Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu

về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá

1.3 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng như

là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước.

1.3.1 Việt Nam

Hiện nay hệ thống các rào cản kỹ thuật mà tiêu biểu là TBT và SPS ở Việt Nam được bổ sung khá nhiều nhưng thực tế chúng ta chưa sử dụng chúng như những hàng rào bảo hộ giống như các nước phát triển, Tình trạng hàng hoá kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường Việt Nam đã làm xôn xao dư luận đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO đến nay Ở nước ta hiện nay, phần nhiều các bộ tiêu chuẩn TCVN được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát triển nhanh về công nghệ, về yêu cầu bảo vệ môi trường Chỉ riêng Bộ Công nghiệp, sơ bộ rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cho 4 ngành hóa chất, thép, thiết bị điện và dệt may cho thấy trong hàng trăm tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi ngành, đã có hàng chục tiêu chuẩn không

Trang 6

còn tương thích, gần cả trăm tiêu chuẩn cần phải ban hành trong thời gian tới Như trong ngành dệt có gần 200 tiêu chuẩn, thì có tới 72 tiêu chuẩn cần phải xem xét hoặc thay thế; 49 tiêu chuẩn cần được xây dựng mới, tập trung vào các phương pháp xác định tồn dư kim loại và hóa chất có tác động đến con người

1.3.2 Tại các quốc gia khác

Một số nước lợi dụng các quy định của các hiệp định TBT và SPS để tạo ra rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu mà biện pháp chủ yếu là áp dụng hàng rào kỹ thuật mới lạ, khó đáp ứng, tiêu biểu là Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc EU Chẳng hạn như, tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của “Hệ thống tiêu chuẩn hóa châu Âu” Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của EU do ba cơ quan đảm nhiệm: Ủy ban Tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện tử châu Âu, Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu

Âu, Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật làm rào cản thương mại phi thuế quan của EU được chia thành năm nhóm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo

vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động Tại Nhật Bản, Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật Bản phải có dấu tiêu chuẩn “Japan Agricultural Standard - JAS” (dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản áp dụng cho tất cả các hàng hóa có liên quan đến thực phẩm, các loại gia vị, dụng cụ chứa thực phẩm, máy móc chế biến thực phẩm Các quốc gia khi xuất khẩu hàng hóa có liên quan đến thực phẩm vào thị trường Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

2 Hiện nay, đất nước đang thiếu vốn đầu tư để thực hiện chương trình công nghiệp hóa Do đó, Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

2.1 Vai trò của việc đầu tư vốn ra nước ngoài

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động phổ biến và có quá trình lịch sử trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng là hoạt động khá mới ở Việt Nam những năm vừa qua Đây là hoạt động có tiềm năng lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị

Trang 7

trường, tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản lý, từ đó nâng cao năng lực của mình Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

2.2 Tác động của việc đầu tư vốn ra nước ngoài của Việt Nam

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn, thể hiện khá rõ nét qua sự đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu tư, về các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư Các

dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là một số dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông, v.v… Các hoạt động này cũng đã giúp cho việc hình thành một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng), trong liên doanh với nước ngoài để

tổ chức thực hiện các dự án hợp tác đầu tư, và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho địa bàn nước sở tại, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương làm việc cho dự án

Bên cạnh những thành công nêu trên, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có cả từ phía quản lý nhà nước Mặc dù có sự hoàn thiện dần về hành lang pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài, tuy nhiên, thể chế chính sách chưa thực sự hoàn chỉnh, thường đi chậm

so với thực tế, do đó chưa phát huy tác động một cách mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhiều bất cập từ khâu quản lý tiền đầu tư đến khâu hậu kiểm Trong khâu quản lý việc triển khai thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa có sự phân định rõ vai trò quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành, địa phương nơi nhà đầu tư đăng ký kinh doanh hoặc thường trú

Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa đầy đủ, trong khi lại chưa có các chế tài xử lý việc nhà đầu tư không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo Do đó, công tác quản lý các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp ra

Trang 8

nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả do thiếu thông tin về chính sách đầu tư của các thị trường tiềm năng Chưa tổ chức thường xuyên việc tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Các cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài như Đại sứ quán, Tổng Lãnh

sự quán, cơ quan Thương vụ chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án Có thể nói, đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại

Chiến lược tổng thể về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng, trừ ngành dầu khí đã có những kế hoạch dài hạn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chính vì vậy, hiện vẫn chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư Quản lý vốn và nguồn lực ra nước ngoài của các công ty trong khối nhà nước cũng là một vấn đề quan trọng cần đặt ra

Việc thu thập các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng, đặc biệt công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức Hiện nay, chưa cơ quan nào được giao nhiệm vụ thông tin về môi trường đầu tư, cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư, và cơ hội đầu tư ở các nước Kinh nghiệm một số nước, Chính phủ thành lập cơ quan có vai trò hỗ trợ về xúc tiến đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài (như JETRO của Nhật Bản, hoặc KOTRA của Hàn Quốc) để giúp các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài Các cơ quan phi chính phủ, hiệp hội các doanh nghiệp, sau khi nhận được danh mục các cơ hội đầu tư

ở nước ngoài, tổ chức cho các doanh nghiệp đi tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài, còn ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ tập trung thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa được chú trọng Đây là một trong những nguyên nhân căn bản khiến hoạt động đầu tư trực

Trang 9

tiếp ra nước ngoài còn thiếu bài bản, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên, doanh nghiệp tự khai thác thông tin tốn kém và không đầy đủ Chính vì vậy, việc triển khai dự án đầu

tư chậm còn vì nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu vốn, tìm hiểu môi trường đầu tư chưa kỹ lưỡng, nên gặp nhiều khó khăn và chậm tiến độ trong triển khai thực hiện dự

án sau cấp phép

Là đơn vị đang có phần lớn số lượng và giá trị các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, ngành công thương cũng cần đẩy mạnh công tác quản lý ngành và hỗ trợ phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó, vai trò của cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đối với hoạt động này cần được đặt ra

và quan tâm đúng mực

Các cơ quan thương vụ là đại diện của ngành công thương tại nước ngoài, cần thể hiện vai trò của ngành trong việc nắm bắt thông tin doanh nghiệp, đưa ra giải pháp

và tư vấn chính sách hỗ trợ và phát triển cho ngành, đồng thời phổ biến chính sách cũng như môi trường đầu tư, kinh nghiệm, thông tin thị trường, địa bàn hoạt động cho doanh nghiệp Đặc biệt, các cơ quan thương vụ cần có các hoạt động kết nối các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài trở thành cộng đồng để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, liên kết, mở rộng cơ hội đầu tư, phát triển kinh doanh và đưa ra các kiến nghị cần thiết với chính quyền nước sở tại nhằm hỗ trợ cho các dự án đầu tư của Việt Nam tại đây

2.3 Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Đầu tư ra nước ngoài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ giúp họ mở rộng thị trường và tăng doanh thu, lợi nhuận, mà còn

là tăng thêm kinh nghiệm tiếp cận khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận khai thác tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác tại nước ngoài trong khi các điều kiện trong nước ngày càng trở nên hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nêu trên, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Bởi vì:

+ Về hành lang pháp lý và công tác quản lý, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu, hệ thống văn bản hiện tại về đầu tư ra nước ngoài bao gồm các quy định về cấp phép, quản lý hoạt động, chuyển vốn đầu tư, vấn đề tài chính đã

Trang 10

được các bộ, ngành liên quan xây dựng một cách tương đối đầy đủ Tuy nhiên, cũng thừa nhận rằng các quy định về quản lý đầu tư ra nước ngoài cũng còn nhiều bất cập, chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý

+ Ngoài ra, do hoạt động đầu tư xảy ra ở ngoài biên giới Việt Nam, còn chịu sự tác động của các quốc gia khác, do đó việc quản lý chặt chẽ các dự án này, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn Nhà nước vẫn cần có thêm các quy định cụ thể phù hợp với thực tế, bảo đảm cho việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả dòng vốn đầu tư này

+ Bên cạnh đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì các số liệu nêu trên dựa theo báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tới bộ Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khác đang làm ăn, đầu tư kinh doanh ở nước ngoài không báo cáo đầy đủ hoặc thậm chí, không đăng ký giấy chứng nhận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi lại chưa có các chế tài xử lý việc nhà đầu tư không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo Do đó, công tác quản lý các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn

+ Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả do thiếu thông tin về chính sách đầu tư của các thị trường tiềm năng Chiến lược tổng thể về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng Chính vì vậy, hiện vẫn chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Quản lý vốn và nguồn lực ra nước ngoài của các công ty trong khối nhà nước cũng là một vấn đề quan trọng cần đặt ra…

Ngày đăng: 02/11/2017, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w