A. ĐẶT VẤN ĐỀ I Mục đích của SKKN Thực hiện Nghị quyết số 29NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học của học sinh. Để thực hiện được mục tiêu đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được quan tâm đặc biệt.
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Mục đích của SKKN
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đổi
mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển nănglực và phẩm chất người học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; pháttriển khả năng sáng tạo và ý thức tự học của học sinh Để thực hiện được mục tiêu đó,bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, việc đổi mớiphương pháp dạy học là vấn đề đang được quan tâm đặc biệt
Việc tìm kiếm và vận dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học cácmôn học ở Tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng nhằmhình thành cho học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó nâng cao chấtlượng dạy học Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mụctiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn Khoa học ở Tiểu họchiện nay đó là phương pháp “Bàn tay nặn bột” Việc hình thành cho học sinh một thếgiới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng củagiáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc
gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột'' là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp
cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc Tiểu học,khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu các kiến thức khoa học, hình thành cáckhái niệm cơ bản về khoa học Đó là phương pháp dạy học tích cực do Giáo sưGeorger Charpak (người Pháp) sáng tạo và phát triển từ năm 1995 dựa trên cơ sởkhoa học của sự tìm tòi – nghiên cứu Với phương pháp này, học sinh tự lĩnh hội kiếnthức mới xuất phát từ một sự vật, hiện tượng thực tế gần gũi với các em
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp BTNB, từ năm 2011, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và thực hiện đề án "Triển khai phương pháp BTNB
ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015" Trong đó bậc Tiểu học áp dụng phương
pháp này với môn Khoa học lớp 4,5, Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 Năm học
2015-2016 tiếp tục vận dụng thực hiện
Môn Khoa học ở lớp 4 được xây dựng trên cơ sở nối tiếp những kiến thức về
tự nhiên của môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1,2,3 Nội dung chương trình được cấutrúc đồng tâm mở rộng và nâng cao theo các chủ đề Chương trình cũng đã chú trọngtới hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập cho HS như: Quan sát, thínghiệm, phán đoán, giải thích các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và kỹ năng vậndụng kiến thức khoa học vào cuộc sống Tăng cường tổ chức các hoạt động học tậpnhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, tự lực, tìm tòi phát hiện rakiến thức
Trang 2Tên các bài học trong sách giáo khoa thường được trình bày dưới dạng một câu hỏi,lúc hoàn thành bài học cũng là lúc học sinh tìm được câu trả lời cho câu hỏi Điều này
rất phù hợp với phương pháp “Bàn tay nặn bột” Hơn thế nữa, ở lứa tuổi học sinh
Tiểu học, thế giới tự nhiên đối với các em chứa đựng bao điều bí ẩn Sự tác động của
nó hàng ngày qua mắt các em làm cho các em lạ lẫm, khiến các em tò mò, muốnkhám phá để hiểu biết về chúng Chính trí tò mò, ham hiểu biết khoa học là động cơthúc đẩy các em học tập một cách tích cực Sự hứng thú sẽ làm nảy sinh khát vọng,lòng ham mê hoạt động và hoạt động sáng tạo Điều này sẽ hình thành động cơ họctập (động cơ bên trong) cho HS
Từ những phân tích trên, tôi nhận thức sâu sắc rằng việc đưa phương pháp BTNB vàodạy môn khoa học ở nhà trường Tiểu học là hoàn toàn hợp lý Với người giáo viêntrực tiếp giảng dạy, làm thế nào để vận dụng tốt phương pháp dạy học, đạt hiệu quảcao trong giảng dạy là vấn đề ai cũng quan tâm Đó là mục đích tôi tìm hiểu cách vận
dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” để giảng dạy môn khoa học sao cho đạt hiệu
quả
II/ Lí do đề xuất SKKN
Qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc áp dụng phương phápBTNB trong môn Khoa học lớp 4 nói riêng và môn Khoa học (Tự nhiên và Xã hội)nói chung ở các trường Tiểu học còn có những hạn chế nhất định Một số HS chưathực sự hào hứng với môn học Kết quả học tập chưa cao Vậy thực trạng việc dạyhọc môn Khoa học như thế nào? Việc áp dụng phương pháp dạy học mới khó khăn rasao? Do đâu mà giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp BTNB trong việcthực hiện dạy học môn Khoa học? Tại sao học sinh chưa thực sự húng thú với mônhọc?… Để trả lời cho các câu hỏi đó, tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học mônKhoa học ở lớp 4, trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ
Môn Khoa học được đưa vào giảng dạy ở lớp 4 với một dung lượng kiến thức lớn.Khó khăn lớn nhất của GV trong dạy học môn Khoa học đó là việc vận dụng phươngpháp BTNB Một số giáo viên còn lúng túng, chưa hiểu đúng, hiểu sâu mục tiêu củaphương pháp này nên vận dụng một cách hình thức, hời hợt Trong khi cần chú trọngviệc hình thành cho HS phương pháp học tập, rèn kỹ năng và thói quen tự tìm tòinghiên cứu trước các sự vật, hiện tượng tự nhiên thì không ít giáo viên lại yêu cầu họcsinh đọc thuộc lòng, áp đặt kiến thức, bắt học sinh phải công nhận kiến thức khoa họcmột cách miễn cưỡng Vì vậy, GV đã vô tình làm mất đi khả năng sáng tạo của HS,không phát huy được tính tò mò ham hiểu biết của các em Chính vì vậy mà hiệu quảgiờ học chưa cao Mặc dù các em đã biết làm việc tập thể, biết trao đổi, trình bày ýkiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản nhưng giờ học thiếu sinhđộng, không khí học tập còn nặng nề Các em ít tò mò, ít đặt ra những câu hỏi thắcmắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em đượctìm hiểu, sự lập luận còn kém, các kỹ năng thực hành còn vụng về, lúng túng Việcvận dụng những kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn còn hạn chế bởi các
Trang 3em thiếu kỹ năng thực hành Các em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các emquan sát được, chưa chủ động trong việc xác định mục đích quan sát và thí nghiệm,chưa nắm vững và nhớ lâu kiến thức về khoa học.
Qua tìm hiểu thực tế, dự giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực trạng củaviệc áp dụng phương pháp BTNB trong môn Khoa học của GV còn có nhiều hạn chế.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Bản thân tôi đã tìm hiểu và thấy đượcnguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là do GV chưa sử dụng tốt phương phápBTNB trong dạy học môn Khoa học Cụ thể như sau:
- Do chưa hiểu đúng, hiểu sâu bản chất của phương pháp BTNB dẫn đến tình trạng ápdụng phương pháp BTNB máy móc, kém hiệu quả
- Một số GV còn lúng túng trong việc thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy mônKhoa học có áp dụng phương pháp BTNB
- Việc lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB chưa phù hợp,dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao
- Kỹ thuật dạy học và rèn kỹ năng cho HS trong phương pháp BTNB còn hạn chế
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, để áp dụng phương pháp BTNB trong
môn Khoa học lớp 4 hiệu quả, tôi mạnh dạn lựa chọn SKKN có tên gọi: "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4" để nghiên cứu và đã áp dụng thành công trong năm học
2014-2015, tiếp tục vận dụng trong năm học 2015 -2016
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lí luận của vấn đề
Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (tiếng Pháp là La main à la pâte - viết tắt là
LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sởcủa sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges
Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992) Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡcủa GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thôngqua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hìnhthành kiến thức cho mình Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt racác câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiêncứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh,
Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá
và say mê khoa học của HS Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương
Trang 4pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữnói và viết cho HS.
Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và họckhoa học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh, bản chất củanghiên cứu khoa học và sự xác định các kiến thức khoa học cũng như kĩ năng mà họcsinh cần nắm vững Phương pháp dạy học này cũng dựa trên sự tin tưởng rằng điềuquan trọng là phải đảm bảo rằng học sinh thực sự hiểu những gì được học mà khôngphải đơn giản chỉ là học để nhắc lại nội dung kiến thức và thông tin thu được Khôngphải là một quá trình học tập hời hợt với động cơ học tập dựa trên sự hài lòng từ việckhen thưởng, dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu đi sâu với động cơ học tậpđược xuất phát từ sự hài lòng của HS khi đã học và hiểu được một điều gì đó Dạyhọc khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu không quan tâm đến lượng thông tin đượcghi nhớ trong một thời gian ngắn mà ngược lại là những ý tưởng hay khái niệm dẫnđến sự hiểu biết ngày càng sâu hơn cùng với sự lớn lên của HS
Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốtlõi, quan trọng Tiến trình tìm tòi nghiên cứu của HS không phải là một đường thẳngđơn giản mà là một quá trình phức tạp Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống(câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất
và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra banđầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phùhợp HS phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm hoặc thử làm lại cácthí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giảithích cho vấn đề đặt ra ban đầu Trong quá trình này, HS luôn luôn phải động não,trao đổi với các HS khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiếnthức Con đường tìm ra kiến thức của HS cũng đi lại gần giống với quá trình tìm rakiến thức mới của các nhà khoa học
Việc xác định kiến thức khoa học phù hợp với học sinh theo độ tuổi là một vấn
đề quan trọng đối với GV GV phải tự đặt ra các câu hỏi như: Có cần thiết giới thiệukiến thức này không? Cần thiết giới thiệu kiến thức này vào thời điểm nào? Cần yêucầu HS hiểu kiến thức này ở mức độ nào? GV có thể tìm câu hỏi này thông qua việcnghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hỗ trợ GV (sách giáo viên, sáchtham khảo, hướng dẫn thực hiện chương trình) để xác định rõ hàm lượng kiến thứctương đối với trình độ cũng như độ tuổi của HS và điều kiện địa phương
Phương pháp BTNB dựa trên thực nghiệm và nghiên cứu cho phép GV hiểu rõ hơncách thức mà học sinh tiếp thu các kiến thức khoa học Phương pháp BTNB cho thấycách thức học tập của HS là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xungquanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu Các hoạt động nghiên cứucũng gợi ý cho HS tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình, qua sự tương tácvới các HS khác cùng lớp để tìm phương án giải thích các hiện tượng Các suy nghĩ
Trang 5ban đầu của HS rất nhạy cảm ngây thơ, có tính logic theo cách suy nghĩ của HS , tuynhiên thường là sai về mặt khoa học.
Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, có thể ápdụng được ở điều kiện của Việt Nam Qua quá trình thử nghiệm, áp dụng phươngpháp BTNB vào trong các lớp học, có thể nhận thấy sự ham thích của HS Các emhứng thú với những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới Điều này chứng tỏ HS luônham thích được học tập, hăng say tìm tòi và sáng tạo
Để thực hiện giảng dạy bằng phương pháp BTNB ở môn Khoa học, tôi nhận được sựquan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ BGH nhà trường, chuyên môn nhà trường, đồngnghiệp và phụ huynh học sinh
b/Khó khăn:
b.1/ Về điều kiện cơ sở vật chất
Trong các lớp học hiện nay, vẫn còn nhiều lớp bàn ghế được bố trí theo dãy, nối tiếpnhau, không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm
Mặt khác, số HS trên một lớp quá đông nên việc tổ chức học tập theo nhóm rấtkhó khăn
b.2/ Về đội ngũ giáo viên
Trình độ GV hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm.Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một số giáo viên còn hạn chế Vì vậy, GVthường gặp nhiều khó khăn trong việc trả lời, giải đáp các câu hỏi cũng như khó khăntrong việc lí giải thấu đáo các thắc mắc của HS nêu ra trong quá trình học Đây là mộttrở ngại rất lớn trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung vàphương pháp BTNB nói riêng
GV thường gặp nhiều khó khăn trong việc nêu ra tình huống mở đầu cho mỗibài dạy bằng phương pháp BTNB Thường thì tình huống đưa ra phải gắn với nộidung bài dạy, làm sao đảm bảo được vấn đề khơi sự tò mò, ham thích trước vấn đềsắp học nhưng vẫn "giấu kín được kết quả của bài học" Đây là việc làm gây nhiềulúng túng cho người dạy Trong tiến trình dạy học, ở một số bài học, GV không có đủ
Trang 6kiến thức, khả năng để tỡm ra một số thớ nghiệm chứng minh cho kiến thức bài họctrong trường hợp học sinh khụng tự nờu ra được thớ nghiệm kiểm chứng cho biểutượng ban đầu của mỡnh.
Do chưa hiểu đỳng, hiểu sõu bản chất của phương phỏp BTNB dẫn đến tỡnh trạng ỏpdụng phương phỏp BTNB mỏy múc, kộm hiệu quả
Một số viờn cũn lỳng tỳng trong việc thiết kế và thực hiện tiến trỡnh tiết dạy mụnKhoa học cú ỏp dụng phương phỏp BTNB
Việc lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương phỏp BTNB chưa phự hợpdẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao
Kỹ thuật dạy học và rốn kỹ năng cho cho HS trong phương phỏp BTNB cũn hạn chế.Năm học 2013 -2014, là năm học đầu tin tụi thực hiện dạy học bằng phương phỏpBTNB ở mụn Khoa học Tuy cú hiệu quả nhưng chưa cao vỡ GV và HS cũn nhữnglỳng tỳng và hạn chế nhất định Cụ thể, cuối năm học 2013 -2014, chất lượng tụikhảo sỏt ở một lớp do tụi giảng dạy như sau:
( 36bài / 36 HS được KT)
b.3/ Về học sinh
Mặc dự HS ở Tiểu học rất ham thớch được học tập, hăng say tỡm tũi Cỏc em rất tũ
mũ và luụn muốn khỏm phỏ, điều này rất thuận lợi khi vận dụng phương phỏp Bàn taynặn bột Nhưng một số kĩ năng của HS lại rất hạn chế:
Cỏc em cú thể biết về vấn đề đang tỡm hiểu nhưng lại rất khú khăn khi trỡnh bày vấn
HS cũn những lỳng tỳng, hạn chế nhất định Mặc dự khi vận dụng phương phỏp này,kết quả học tập của HS cú tiến bộ nhưng chưa cao Là GV trực tiếp giảng dạy, tụi vừavận dụng và từng bước rỳt kinh nghiệm Trờn cơ sở lý luận và thực tế trải nhiệm củabản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện phỏp khắc phục những tồn tại, hạn chế
đú và đó thu được kết quả khả quan khi dạy học Khoa học lớp 4 cú ỏp dụng phương
Trang 7pháp BTNB Những biện pháp tôi đã thực hiện đơn giản và có tính khả thi cao Đó lànhững biện pháp không quá khó song nó đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tâmhuyết, say mê chuyên môn, kiên trì, không ngại khó khăn, vất vả Sau đây là những
biện pháp tôi đã vận dụng nhằm sử dụng hiệu quả phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở trường Tiểu học.
3.1/ Việc đầu tiên tôi làm là tự nâng cao nhận thức của bản thân thông qua nghiên cứu tài liệu.
Việc nghiên cứu tài liệu không khó bởi hiện nay, công nghệ thông tin đã trở thànhmột công cụ hữu ích cho việc tìm tòi, nghiên cứu Chúng ta đang thực hiện đổi mớicăn bản và toàn diện nền giáo dục mà trong đó đổi mới phương pháp dạy học là mộttrong các nhiệm vụ cấp bách Riêng với môn Khoa học, đổi mới phương pháp dạy họccũng chính là việc áp dụng phương pháp dạy học mới – Phương pháp BTNB Từ đó,tôi đã chủ động tìm hiểu với mong muốn hiểu rõ hơn về bản chất của phương phápBTNB
Tôi nhận thấy rằng: Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng đượcmục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4
ở Tiểu học hiện nay đó là phương pháp BTNB Khi mà nền kinh tế tri thức đang dầndần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới thì việc hình thành cho HS một thế giớiquan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng củagiáo dục hiện đại
Bên cạnh đó, tôi xác định rõ: Cần hiểu đúng, hiểu sâu mục tiêu, bản chất củaphương pháp BTNB trong dạy môn Khoa học Thực tế cho thấy, do chưa hiểu đúng,hiểu sâu về phương pháp BTNB thì áp dụng phương pháp BTNB vào dạy môn Khoahọc một cách máy móc, kém hiệu quả Điều đó vô tình đã làm “méo mó”, làm mất đitính tích cực, tính hiệu quả, tính ưu việt của phương pháp dạy học mới này Để khắcphục được tình trạng này, hơn ai hết, người giáo viên phải nỗ lực trong việc tiếp cận
và nắm bắt phương pháp mới
Để hiểu đúng và sâu về phương pháp BTNB đối với môn Khoa học, tôi đã chủ độngnghiên cứu các tài liệu của Bộ Giáo dục, tài liệu tập huấn về phương pháp BTNB,tham khảo thông tin trên mạng Internet, những quan điểm của các nhà khoa học, nhànghiên cứu về phương pháp BTNB để từ đó có nhận thức đúng và sâu về phươngpháp này Đó là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi, nghiêncứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên Phương pháp BTNB chútrọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi, nghiêncứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.Phương pháp BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức Vì vậy,khi áp dụng phương pháp này, tuyệt đối tránh áp dụng một cách hình thức hoặc máymóc, thiếu khoa học Điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành kiến thức chohọc sinh, nhất là HS ở bậc Tiểu học
Trang 83.2/ Chủ động thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy môn Khoa học có áp dụng phương pháp BTNB.
Trong quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4, tôi chủ động nghiên cứu chương trình,tìm những bài dạy có thể áp dụng phương pháp BTNB Thành công của tiết dạy phụthuộc nhiều yếu tố trong đó không thể bỏ qua khâu thiết kế bài dạy và tiến trình lênlớp Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến các bước của tiến trình dạy học môn Khoahọc có áp dụng phương pháp BTNB
Khi dạy học, tôi đã vận dụng tiến trình trên theo phương pháp tích cực, sáng tạo vàlinh hoạt phù hợp với từng chủ đề nghiên cứu Đó là điều thực sự cần thiết Nói cáchkhác, mỗi bước của tiến trình được xác định như một yếu tố cần thiết để đảm bảo rằngquá trình khám phá của HS được thông suốt về mặt tư duy Tôi thiết nghĩ: để hiểu rõ
và thực hiện đúng mục tiêu của từng bước là rất quan trọng và cần thiết
* Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Ví dụ: Bài “Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?"- Khoa học lớp 4.
Khi thực hiện bước này, tôi thường chọn tình huống xuất phát ngắn gọn, gần gũi, dễhiểu đối với HS Tình huống xuất phát càng rõ thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn
đề càng dễ Bên cạnh đó, câu hỏi nêu vấn đề (câu hỏi lớn của bài học) cần đảm bảoyêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thíchtìm tòi, khám phá của học sinh Tôi luôn chọn những câu hỏi "mở" đối với câu hỏinêu vấn đề
Với bài học trên, tôi cho học sinh quan sát một đoạn Video cảnh mây đen kéo đến và
trời mưa Sau đó đặt câu hỏi nêu vấn đề: Theo các em, mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
Với những tình huống xuất phát và cách đặt câu hỏi nêu vấn đề như trên, HS của tôithực sự hào hứng ngay từ đầu tiết học Các em “vào cuộc” một cách thoải mái, bắtđầu cuộc “khám phá” thú vị
*Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh.
Trong bước này, tôi khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu củamình về sự vật hiện tượng mới bằng nhiều cách khác nhau như bằng cách nói, viếthay vẽ Tôi luôn tôn trọng những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của các em, tuyệt đốikhông biểu lộ thái độ không đồng tình với những biểu tượng (quan niệm) chưa đúngcủa học sinh Vì vậy, HS trong lớp tôi không còn e ngại, các em dần mạnh dạn, tự tinkhi trình bày những suy nghĩ của mình Không khí lớp học thực sự sôi nổi
Ví dụ: Với bài học trên, tôi giao nhiệm vụ: Theo các em, mây được hình thành như
thế nào? Mưa từ đâu ra? Các em hãy suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này, ghi lại ý kiến (có thể ghi chép bằng lời, bằng hình vẽ, sơ đồ)
Ví dụ về một vài suy nghĩ, nhận thức ban đầu của HS:
Trang 9+ Mây do hơi nước tạo nên Mưa từ mây ra.
+ Mây do khói tạo nên
+ Khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây đen
+ Hơi nước ít tạo nên mây trắng, hơi nước nhiều tạo nên mây đen
+ Mưa từ các đám mây rơi xuống
+ Mưa do nước trong mây tạo nên
+ Khi có mây đen thì sẽ có mưa
+ Khi mây nhiều thì sẽ tạo thành mưa
Thể hiện bằng hình vẽ: Nhiều giọt nước nhỏ bay lên tạo thành đám mây đen,những giọt nước to từ đám mây đen rơi xuống đất…
Sau khi HS bộc lộ được biểu tượng ban đầu về vấn đề tìm hiểu, tôi khéo léohướng dẫn học sinh so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của HS
Ví dụ: Với bài học trên, Từ những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của HS như
trên, tôi hướng dẫn để học sinh phân nhóm biểu tượng như sau:
* + Mây do hơi nước tạo nên Mưa từ mây ra
+ Mưa từ các đám mây rơi xuống
+ Mưa do nước trong mây tạo nên
+ Khi có mây đen thì sẽ có mưa
+ Khi mây nhiều thì sẽ tạo thành mưa
*+ Mây do khói tạo nên
+ Khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây đen
* + Hơi nước ít tạo nên mây trắng, hơi nước nhiều tạo nên mây đen
(Phân thành 3 nhóm có ý kiến tương tự như nhau.)
* Lưu ý khi so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh:
- Phân nhóm biểu tượng ban đầu chỉ mang tính tương đối
- Không nên đi quá sâu vào chi tiết vì càng chi tiết thì càng mất thời gian và cácbiểu tượng ban đầu của học sinh nếu không nhìn nhau để viết (hay vẽ) chắc chắn sẽ
có những chi tiết khác nhau
- Giáo viên nên gợi ý, định hướng cho học sinh thấy những điểm khác biệt giữacác ý kiến liên quan đến các kiến thức chuẩn bị học
- Giáo viên, tùy tình hình thực tế ý kiến phát biểu, nhận xét của HS để quyếtđịnh phân nhóm biểu tượng ban đầu
Trang 10Đôi khi có những đặc điểm khác biệt rõ rệt nhưng lại không liên quan đến kiếnthức bài học được HS nêu ra thì GV nên khéo léo giải thích cho học sinh ý kiến đó rấtthú vị nhưng trong khuôn khổ kiến thức của lớp mà các em đang học chưa đề cập đếnvấn đề đó bằng cách đại loại như: "Ý kiến của em A rất thú vị nhưng trong chươngtrình học ở lớp 4 của chúng ta chưa đề cập tới Các em sẽ được tìm hiểu ở các bậc họccao hơn (hay các lớp sau)" Nói như vậy nhưng GV cũng nên ghi chú lên bảng đểkhuyến khích học sinh phát biểu ý kiến và không quên đánh dấu đây là câu hỏi tạmthời chưa xét đến ở bài học này.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm nghiên cứu.
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, tôi khéo léolựa chọn những biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp HS so sánh, từ đó giúp
HS đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Theo tôi, đây là bước khá khó khăn vì
GV phải lựa chọn các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu tượng của
HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảoluận của học sinh nhằm giúp học sinh đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồdạy học Thực tế cho thấy, các biểu tượng ban đầu càng khác nhau thì học sinh càng
bị kích thích ham muốn tìm tòi kiến thức
Ví dụ: Với bài học trên, HS đã đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc khác nhau như:
+ Có phải hơi nước tạo nên mây hay không ?
+ Có phải khói bay lên tạo thành các đám mây trên trời ?
+ Có phải mưa từ mây mà có ?
+ Hơi nước bay lên có tạo thành các đám mây hay không ?
+ Có phải nhiều hạt nước nhỏ bay lên thì tạo thành mây ?
+ Vì sao lại có mây đen, lại có mây trắng ?
Ví dụ: Ở bài học trên, tôi có thể tổng hợp các câu hỏi:
+ Mây được hình thành như thế nào ?
+ Mưa do đâu mà có ?
Sau đó tôi đề nghị các em đề xuất phương án tìm tòi, nghiên cứu bằng cách đặt câuhỏi như:
Trang 11- Theo các em, làm thế nào để chúng ta tìm được câu trả lời cho các câu hỏi nóitrên ?
- Bây giờ, các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các băn khoăn, thắcmắc mà lớp mình đặt ra ?
Trong bước này, học sinh có thể đưa ra nhiều phương án thực nghiệm khácnhau, có những phương án học sinh đề xuất phức tạp và không thể thực hiện đượchoặc có những đề xuất rất “ngây thơ” song tôi luôn bình tĩnh, khéo léo lựa chọnphương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề Tuyệt đối tránh nhận xét tiêu cực hoặc
có thái độ nóng nảy khiến các em ngại phát biểu Với học sinh nêu ý đúng nhưngngôn từ chưa chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ, tôi giúp các em dần hoàn thiện diễnđạt Đây chính là cách rèn luyện ngôn ngữ cho HS
Ví dụ1: Ở bài học trên, tôi thấy lựa chọn phương pháp quan sát tranh ảnh, đọc và
tìm hiểu tài liệu là thích hợp nhất Nếu học sinh đưa ra phương pháp quan sát thực tế
hoặc làm thí nghiệm, tôi sẽ giải thích với các em là: Hiện tại trong lúc này trời không
có mưa nên ta chọn phương pháp quan sát thực tế không phù hợp lắm Làm thínghiệm để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta chưa đủ khả năng Vì vậy ta nên chọn
phương pháp quan sát tranh ảnh, đọc và tìm hiểu tài liệu là thích hợp nhất.
Ví dụ2: Bài “Không khí có những tính chất gì?” - Khoa học lớp 4
Để biết không khí có hình dạng nhất định hay không, HS đưa các phương án nhưxem thông tin trong SGK; tìm hiểu thộng tin qua mạng Internet, thực hành với các túinilon, quả bóng bay với các hình dạng, kích thước khác nhau Tôi giúp các em lựa
chọn phương án: Thực hành với các túi nilon, quả bóng bay với các hình dạng, kích thước khác nhau
*Bước 4: Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu.
Từ những phương án thực nghiệm tìm tòi và nghiên cứu mà HS nêu ra, tôi khéo léonhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiếnhành nghiên cứu Tôi luôn ưu tiên lựa chọn phương án thực hiện thí nghiệm trực tiếptrên vật thật Nếu không thí nghiệm trên vật thật có thể làm trên mô hình hoặc cho HSquan sát tranh vẽ…
Đặc trưng của môn Khoa học là tìm tòi, nghiên cứu để có được kiến thức dựa trên cơ
sở khoa học Trong đó phương án làm thí nghiệm là chủ yếu Tiến hành làm thínghiệm phải đảm bảo an toàn và thành công Vì vậy, khi tiến hành thực hiện thí
nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh cho biếtmục đích thí nghiệm chuẩn bị tiến hành để làm gì? Lúc này giáo viên mới hướng dẫnhọc sinh lựa chọn các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động Sở dĩnhư vậy là vì, nếu để các vật dụng thí nghiệm sẵn trên bàn, học sinh sẽ nghịch các đồvật mà không chú ý đến các đồ vật khác trong lớp; hoặc học sinh tự ý thực hiện thínghiệm trước khi thực hiện lệnh của giáo viên ban ra; hoặc học sinh sẽ dựa vào đó để